Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

31/05/2017

Trung Quốc tăng cường kiểm soát Biển Đông

Tổng hợp

Hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc cũng nhằm theo dõi tàu ngầm (RFI, 31/05/2017)

Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một hệ thống quan sát dưới nước sẽ bao phủ cả hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tin của báo chí Hồng Kông ngày 29/05/2017, trích dẫn đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV.

quansat1

Ảnh minh họa : Tàu ngầm Trung Quốc lớp Tống (wikipedia.org)

Về mặt chính thức thì hệ thống này, sẽ được xây dựng trong 5 năm, với kinh phí lên tới gần 300 triệu đôla, chủ yếu được sử dụng để cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển, thế nhưng các quan chức Trung Quốc nhìn nhận rằng hệ thống này cũng phục vụ cho mục đích quốc phòng, có nghĩa là sẽ theo dõi sự di chuyển của các tàu ngầm nước ngoài ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo lời một giáo sư của Trường Khoa học Hàng hải và Địa cầu thuộc Đại học Đồng Tế, Thượng Hải, nói với đài CCTV, ngoài việc thu thập các dữ liệu về hóa học, sinh học và địa cầu, hệ thống quan trắc dưới nước còn có thể được sử dụng cho các lĩnh vực khác như khai thác mỏ, lập bản đồ hoặc bảo vệ các quyền trên biển, cũng như quốc phòng.

Dùng chữ quốc phòng, có lẽ vị giáo sư này muốn nói đến việc bảo tồn, thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc tại hai vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhưng rất có thể là nhiệm vụ quốc phòng của hệ thống quan sát dưới biển là theo dõi sự di chuyển của các phương tiện quân sự nước ngoài, đặc biệt là tàu ngầm.

Vào đầu tháng 5 vừa qua, tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly loan tin, năm ngoái, tại một cuộc triển lãm, Công ty Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc đã trình bày chi tiết một dự án mang tên " Dự án Bức Trường Thành dưới nước", cho hải quân Trung Quốc. Dự án này rất giống với dự án mà đài CCTV thông báo về tầm cỡ, cũng như phạm vi.

Trong thời gian chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã từng có một hệ thống tương tự để theo dõi tàu ngầm của Liên Xô, mang tên là Sound Surveillance System, SOSUS. Tuy Liên Xô đã tan rã từ cách đây mấy thập niên, nhưng hệ thống này vẫn được duy trì, để có thể được sử dụng khi có khủng hoảng.

Nhưng đối với Trung Quốc, hệ thống quan sát dưới biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông còn sẽ là một công cụ để củng cố đòi hỏi chủ quyền của họ ở cả hai vùng biển này.

Kế hoạch nói trên được loan báo sau khi vào tháng 2 vừa qua, báo chí Nhà nước của Trung Quốc cho biết là nước này sẽ sửa đổi luật về an toàn hàng hải, buộc tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông phải chạy trên mặt nước và phải treo quốc kỳ rõ ràng. Những sửa đổi này theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020.

Hiện giờ Trung Quốc chỉ có một đội tàu ngầm tương đối nhỏ, gồm khoảng 56 tàu ngầm tấn công, mà đa số là tàu được thiết kế từ thời chiến tranh lạnh hoặc các tàu ngầm nhỏ để bảo vệ bờ biển, theo Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược. Nhưng quân đội Trung Quốc có thể sẽ dùng các tàu trên mặt nước và các phi cơ để săn đuổi những tàu ngầm nước ngoài bị xem là vi phạm những quy định mới về an toàn hàng hải ở những vùng biển mà họ xem là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thanh Phương

*******************

Tên lửa Bắc Triều Tiên khiến Mỹ bớt chú ý Biển Đông (RFI, 30/05/2017)

Ngày 29/05/2017, Bắc Triều Tiên lại thách thức cộng đồng quốc tế với vụ bắn thử tên lửa lần thứ ba chỉ trong vòng ba tuần. Bình Nhưỡng tiến gần thêm đến mục tiêu trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn tới hầu hết các nơi trên thế giới, kể cả lãnh thổ lục địa của Hoa Kỳ.

quansat2

Tướng James Mattis họp báo tại Lầu Năm Góc, Washington, Mỹ, ngày 11/04/2017 - MANDEL NGAN / AFP

Trung Quốc rất bực tức trước những vụ bắn thử tên lửa nói trên của láng giềng và cũng là đồng minh, nhưng thật ra đối với Bắc Kinh hành động của Bình Nhưỡng có lợi ở chỗ là nó khiến cho quốc tế, đặc biệt là Mỹ, bớt chú ý đến tình hình Biển Đông. Đó là nhận định của trang thông tin Mỹ, Quartz trong một bài viết đăng ngày 30/05/2017.

Năm ngoái, quốc tế đã kịch liệt chỉ trích việc Bắc Kinh liên tục có những hoạt động xâm lấn vùng Biển Đông, mà một số người cảnh báo là sắp trở thành "ao nhà" của Trung Quốc. Nhưng nay, nhờ Bắc Triều Tiên mà Biển Đông bỗng trở thành vấn đề thứ yếu.

Bằng chứng là trong chương trình Face the Nation (đài CBS) Chủ nhật 28/05/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã nói rất nhiều về Bắc Triều Tiên, mà ông xem là "mối đe dọa trực tiếp" đối với Hoa Kỳ. Theo bộ trưởng Mattis, một cuộc chiến tranh với Bắc Triều Tiên rất có thể sẽ là "loại chiến tranh tàn khốc nhất trong đời của nhiều người".

Trong chương trình hôm đó, ông Mattis không hề nói một câu nào đến Biển Đông, mặc dù chỉ cách đó 4 ngày hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành tuần tra bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, đưa khu trục hạm USS Dewey đến sát Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải đầu tiên dưới thời tổng thống Donald Trump nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này. Hành động nói trên thậm chí còn thách thức Trung Quốc mạnh mẽ hơn những lần trước, vì khu trục hạm đã tiến hành diễn tập trong lúc di chuyển sát Đá Vành Khăn, thay vì chỉ đi qua khu vực này.

Nhưng trang thông tin Quartz lưu ý rằng, cuộc tuần tra của chiếc USS Dewey đã được tiến hành ngay trước khi diễn ra Đối thoại Shangri-La, Singapore, cuộc họp thường niên giữa các bộ trưởng Quốc Phòng Châu Á-Thái Bình Dương, khai mạc ngày 02/06/2017. Nếu không tiến hành một cuộc tuần tra bảo đảm tự do hàng hải nào ở Biển Đông thì ông Mattis làm sao có thể trấn an các đồng minh của Mỹ ở Sanggri-La ? Nói cách khác, cuộc tuần tra đó có thể chỉ mang tính đối phó, chứ chưa hẳn xác nhận là Washington vẫn sẽ có thái độ kiên quyết trên vấn đề Biển Đông.

Mặt khác, tổng thống Trump đã từng tuyên bố vào tháng trước rằng, đổi lấy sự trợ giúp của Trung Quốc để ngăn chận tham vọng của Bắc Triêu Tiên, ông sẵn sàng bớt cứng rắn hơn với Bắc Kinh trên những lĩnh vực khác, kể cả thương mại. Có thể là ông cũng có thái độ tương tự trên vấn đề Biển Đông.

Một số chuyên gia nghĩ rằng chính quyền Trump đã quyết định giảm bớt áp lực lên Trung Quốc trên việc xây các đảo nhân tạo và tiền đồn ở Biển Đông, vì cho rằng làm như vậy sẽ khuyến khích Bắc Kinh giúp giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm gần đây giữa tổng thống Trump với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, hai nhà lãnh đạo cũng không hề nhắc đến vấn đề Biển Đông, mà chủ yếu chỉ bàn chuyện Bắc Triều Tiên.

Thanh Phương

******************

Thượng nghị sĩ John McCain : Trung Quốc là kẻ bắt nạt (VOA, 30/05/2017)

quansat3

Thượng ngh sĩ M John McCain.

Thượng ngh sĩ John McCain thuc Đng Cng hòa ca Hoa Kỳ hôm 30/5 ch trích Trung Quc hành x như mt "k bt nt" khi quân sự hóa Bin Đông.

Theo Reuters, ông McCain cho rằng Washington cùng các đng minh cn phi đương đu vi hành đng đó nhm tìm ra mt gii pháp hòa bình.

Phát biểu ti Sydney, v thượng ngh sĩ đi din cho tiu bang Arizona nói rng Bc Kinh đang củng c v thế trên toàn cu, và ví d đin hình nht là vic quân s hóa các đo nhân to mà nước này xây dng Bin Đông.

Ông McCain nói rằng vic đó "vi phm lut pháp quc tế". Trung Quc lâu nay luôn phn bác cáo buc kiu này.

Reuters nhận đnh rng phát biểu ca Ch tch y ban Quân v Thượng vin nhiu kh năng s gây căng thng gia Hoa Kỳ và Trung Quc, khi ch còn vài ngày na là phái đoàn t hai nước s tham d mt din đàn an ninh khu vc Singapore.

quansat4

Hoa Kỳ ước tính rng Trung Quc đã bi đp khong 1.300 hectare đt trên by thực th Bin Đông trong vòng ba năm qua.

Hoa Kỳ ước tính rng Trung Quc đã bi đp khong 1.300 hectare đt trên by thc th Bin Đông trong vòng ba năm qua, ri sau đó xây dng các đường băng, cu cng, nhà cha máy bay và lp đt các thiết b liên lạc.

Nhằm chng li các hành đng b coi là xâm chiếm này ca Trung Quc, Hoa Kỳ đã thc hin các cuc tun tra t do hàng hi.

Mới đây, M đã tiến hành mt cuc tun tra đu tiên dưới thi kỳ nm quyn ca Tng thng Donald Trump quanh bãi đá Vành khăn Trường Sa.

Lâu nay, các đồng minh ca M như Australia đã t chi tham gia các hot đng trên vì s làm pht lòng Bc Kinh.

******************

Trung Quốc xây hệ thống quan sát dưới nước ở Biển Đông (RFI, 30/05/2017)

quansat5

Mô hình hệ thống quan trắc dưới biển của Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình qua SCMP)

Trung Quốc có kế hoạch xây một hệ thống quan sát khổng lồ dưới nước, bao phủ vùng Biển Đông và biển Hoa Đông, theo tin của báo chí Hồng Kông ngày 29/05/2017.

Tờ South China Morning Post cho biết, với kinh phí lên tới 2 tỷ nhân dân tệ ( gần 300 triệu đôla ), được xây dựng trong vòng 5 năm, hệ thống quan trắc đáy biển này dự kiến cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và các hoạt động dưới đáy biển, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện ở cả hai vùng biển nói trên.

Theo tin của đài truyền hình CCTV, Bắc Kinh gần đây đã phê duyệt kế hoạch này. Một trung tâm dữ liệu cũng sẽ được xây dựng tại Thượng Hải để theo dõi và lưu trữ các thông tin hóa học, sinh học và địa chất thu thập được từ các hệ thống quan trắc dưới nước.

Các hệ thống quan trắc dưới biển sẽ giúp Trung Quốc đạt bước tiến trong nghiên cứu khoa học, phòng chống thiên tai, mà còn giúp bảo vệ an ninh an ninh quốc gia, theo đài CCTV.

Nhật báo The South China Morning Post, trích lời giảng viên Trường Khoa Học Hàng Hải và Địa Cầu thuộc Đại Học Đồng Tế-Thượng Hải, cho biết dữ liệu thu thập sẽ được chuyển cho các cơ quan chính phủ khác để thăm dò các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ lợi ích biển và an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Theo nhật báo Hồng Kông, kế hoạch nói trên của Trung Quốc sẽ gây quan ngại cho các nước láng giềng vào lúc Bắc Kinh đang tiếp tục củng cố sự hiện diện dân sự và quân sự ở Biển Đông. Do bao phủ luôn cả biển Hoa Đông, hệ thống quan sát dưới biển của Trung Quốc chắc cũng sẽ gây phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, hiện đang tranh chấp với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở vùng biển này.

******************

Trung Quốc sẽ lắp đặt hệ thống quan trắc ở Biển Đông (RFA, 30/05/2017)

Bắc Kinh mới đây ra quyết định chi 290 triệu đô la để xây dựng một mạng lưới quan trắc dưới nước ở khu vực biển Đông và Hoa Đông. Hệ thống này được nói là để cung cấp các thông tin theo thời gian thực tế về điều kiện môi trường cũng như các hoạt động dưới đáy biển.

quansat6

Trung Quốc âm mưu rải hệ thống cảm biến phát hiện, giám sát tàu ngầm?

Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) hôm 28 tháng 5 cho biết chính phủ Trung Quốc mới phê chuẩn kế hoạch này và dự kiến sẽ mất khoảng 5 năm để lắp đặt các hệ thống quan sát như thế. Ngoài ra, một trung tâm dữ liệu cũng sẽ được xây dựng ở Thượng Hải để theo dõi và lưu trữ các thông tin hóa học, sinh học và địa chất học do các hệ thống quan trắc dưới biển thu thập được.

Truyền thông Trung Quốc cho biết hệ thống này không chỉ hỗ trợ nước này đạt được những bước tiến trong nghiên cứu khoa học mà còn giúp tăng cường an ninh quốc gia.

Hãng tin CNN của Mỹ hôm 29 tháng 5 nhận định hệ thống này sẽ giúp Trung Quốc cải thiện năng lực phát hiện tàu chiến nước ngoài, nhất là tàu ngầm hạt nhân trên biển Đông và Hoa Đông.

Quay lại trang chủ
Read 731 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)