Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/02/2023

ASEAN và Hoa Kỳ dè chừng cách ứng xử của Trung Quốc trên Biển Đông

Tổng hợp

Biển Đông : ASEAN muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán với Trung Quốc về COC

Thanh Phương, RFI, 04/02/2023

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày tại thủ đô Jakarta của Indonesia, hôm 04/02/2023, các ngoại trưởng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN đã cam kết sẽ nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông - COC, nhằm ngăn ngừa xung đột tại vùng biển tranh chấp này.

asean1

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, nước chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2023, phát biểu tại buổi họp báo ngày 04/02/2023, tại Jakarta, Indonesia. AP - Achmad Ibrahim

Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN, trong có có bốn nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông, từ nhiều năm qua đã mở các cuộc đàm phán về COC, bao gồm các chuẩn mực và các quy định để ngăn ngừa nổ ra xung đột tại các khu vực tranh chấp trên Biển Đông. 

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi tuyên bố là Indonesia, với tư cách chủ tịch luân phiên của ASEAN năm nay, sẵn sàng chủ trì các vòng đàm phán kế tiếp về COC, với vòng đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng 3. Bà cho biết các nước thành viên ASEAN cam kết sẽ kết thúc các cuộc thảo luận "sớm nhất có thể được", đồng thời cam kết thúc đẩy việc thực hiện Bản tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC.

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào điều mà họ gọi là tranh chấp riêng giữa các nước Châu Á. Lý do là vì Washington thường xuyên điều chiến hạm và chiến đấu cơ đến Biển Đông để tiến hành các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển này.

Indonesia không nằm trong số các quốc gia tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc, nhưng vẫn phản đối việc Bắc Kinh đòi chủ quyền trên một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở khu vực phía bắc quần đảo Natuna.

Ngòa i hồ sơ Biển Đông, tình hình Miến Điện cũng là một chủ đề bao trùm cuộc họp ở Jakarta. Hôm nay, các ngoại trưởng ASEAN đã một lần nữa kêu gọi tập đòa n quân sự thi hành bản Đồng thuận 5 điểm, đã được ký kết vào tháng 04/2021, nhằm mở đường cho việc chấm dứt khủng hoảng chính trị tại nước này. Kế hoạch hòa bình này kêu gọi chấm dứt bạo lực và tiến hành đối thoại giữa quân đội Miến Điện với các lực lượng đối lập. 

Do không có tiến bộ nào trong việc thực hiện bản Đồng thuận 5 điểm, các lãnh đạo của chính quyền quân sự Miến Điện nay không được tham gia các cuộc họp cấp cao của ASEAN, tuy nước này vẫn là thành viên của ASEAN.

Thanh Phương

**********************

Học giả Trung Quốc bác bỏ thỏa thuận phân định biển Việt Nam – Indonesia

Lê Đông Hải, RFA, 03/02/2023

Cuối tháng 12/2022, chính phủ Việt Nam và chính phủ Indonesia đã chính thức công bố kết thúc quá trình đàm phán cam go kéo dài 12 năm giữa hai quốc gia này trong việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) [1], vốn có sự chồng lấn theo các quy định của Công ước Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

asean2

Hải quân Indonesia nhắm bắn tàu cá Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng nước gần đảo Anambas do Indonesia kiểm soát hôm 5/12/2014 (minh họa) - AFP

Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia láng giềng, có những khu vực biển chồng lấn với nhau. Từ năm 1972, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam) đã tiến hành đàm phán với Indonesia về phân định thềm lục địa. Sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975, đến năm 1978, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Indonesia tiếp tục nối lại việc đàm phán phân định thềm lục địa.

Ngày 11/6/2003, Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam-Indonesia được ký kết và có hiệu lực từ tháng 6/2007 sau khi hai nước trao đổi nghị định thư đã được phê chuẩn.

Trong các vòng đàm phán cuối cùng của quá trình phân định thềm lục địa, Việt Nam cũng chủ động đề xuất sử dụng chung một đường phân định cho cả thềm lục địa và EEZ giữa hai nước.

Tuy nhiên phía Indonesia cho rằng vấn đề thềm lục địa và EEZ là hai vấn đề khác biệt nhau theo quy định của UNCLOS, do đó, không thể sử dụng một đường duy nhất để phân định cả hai khu vực này.

Một sự khác biệt quan trọng trong lập trường giữa hai bên về vấn đề này, đó là việc sử dụng đường cơ sở để đo lường khu vực phân định. Là một quốc gia quần đảo, Indonesia được phép sử dụng đường cơ sở quần đảo, trong khi Việt Nam chỉ được sử dụng đường cơ sở thông thường. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi thế cho Indonesia khi đám phán phân định EEZ tách biệt khỏi thềm lục địa.

Ý nghĩa của thỏa thuận 

Việc hòa n tất quá trình phân định EEZ giữa Việt Nam và Indonesia đã tạo ra một chuyển biến quan trọng không chỉ đối với bản thân hai quốc gia này, mà còn tạo ra tác động rất lớn đối với khu vực Đông Nam Á, nơi vốn có những tranh chấp biển kéo dài, đặc biệt với tranh chấp Biển Đông.

Đối với Việt Nam và Indonesia, thời gian qua, báo chí Indonesia luôn đưa tin có nhiều tàu cá Việt Nam đã vi phạm vào vùng biển của Indonesia [2]. Thậm chí theo cơ quan chức năng của Indonesia thì "có tới 294 tàu Việt Nam xâm nhập trái phép vào khu vực biển thuộc quyền tài phán của Indonesia trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 5 năm 2019, tương đương khoảng 57% số tàu nước ngoài [3]". Các tàu này đã bị chính quyền Indonesia đánh chìm trong chính sách bảo vệ vùng đánh cá của quốc gia này.

Những vụ bắt giữ tàu cá như vậy đã làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước. Nhiều vụ ngư dân Việt Nam khẳng định là họ đánh bắt tại EEZ của Việt Nam nhưng cảnh sát biển Indonesia thì lại khẳng định ngược lại [4]. Sự tranh cãi này cũng bắt đầu từ việc các vùng biển thuộc EEZ này chưa được phân định rõ ràng nên bên nào cũng khẳng định thuộc thẩm quyền của mình.

Với việc thỏa thuận phân định EEZ được hòa n tất, điều đó cũng khiến cho việc tranh cãi về các hoạt động đánh cá này sẽ không còn, và quan hệ Việt Nam và Indonesia sẽ phát triển hơn, khi tranh cãi về vấn nạn tàu cá đánh bắt trái phép (IUU) giữa hai quốc gia này sẽ giảm bớt rất nhiều.

Cùng với thỏa thuận phân định EEZ, hai bên cũng đã đồng thời ký kết một thỏa thuận hợp tác khí đốt. Theo đó, Indonesia sẽ xuất khẩu khí đốt sang Việt Nam từ Lô Cá Ngừ (Tuna Block) kể từ năm 2026 [5]. Lô Cá Ngừ cũng là khu vực mà Trung Quốc đã liên tục đe doạ Indonesia trong suốt thời gian vừa qua và thuộc EEZ của Indonesia [6].

Kinh nghiệm từ thỏa thuận này cũng cho thấy các quốc gia ở Đông Nam Á, vốn có rất nhiều tranh chấp trên biển, có thể giải quyết hòa bình việc phân định biển theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Thỏa thuận này cũng mang lại sự lạc quan rằng, nếu quyết tâm, các nước Đông Nam Á có thể giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Học giả Trung Quốc phản ứng

Lẽ ra với việc Việt Nam và Indonesia hòa n tất thỏa thuận phân định theo luật pháp quốc tế thì Trung Quốc - Một cường quốc luôn tự nhận là "quốc gia yêu chuộng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế" [7] phải ủng hộ mới phải.

Thế nhưng, khi thông tin về thỏa thuận này được công bố, chuyên gia Shahriman Lockman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (ISIS) của Malaysia đã dự báo là "Trung Quốc có khả năng sẽ lên tiếng phản đối thỏa thuận mới này của Indonesia và Việt Nam" [8].

Và dự báo này đã trở thành hiện thực khi mới đây, Ngô Sĩ Tồn (Wu Shicun), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc-Đông Nam Á về Biển Đông, trụ sở ở Hải Nam (Trung Quốc), đã bình luận trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng : "Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ chấp nhận thỏa thuận". Ngô Sĩ Tồn nói thêm : "Các cuộc đàm phán phân định ranh giới trên vùng biển tranh chấp nên có sự hiện diện của tất cả các bên yêu sách và khu vực này liên quan đến vùng biển tranh chấp nơi Trung Quốc cũng tuyên bố quyền tài phán và quyền lịch sử, một phần vùng biển cũng là ngư trường truyền thống của ngư dân Trung Quốc… Tôi không cho rằng việc phân định ranh giới (giữa Indonesia và Việt Nam) có bất kỳ giá trị thực tế nào" [9].

asean3

Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển. AFP

Nhưng vì sao Trung Quốc lại phản ứng như vậy khi thông tin về thỏa thuận này được công bố ?

Điều này cũng đã được Ngô Sĩ Tồn trả lời khi ông ta lưu ý rằng các EEZ chồng lấn của Việt Nam hay Indonesia đều nằm trong phạm vi của "Đường 9 đoạn" mà Bắc Kinh đã sử dụng để đưa ra các yêu sách lãnh thổ trước đây chiếm tới 90% Biển Đông.

Trung Quốc đã đưa ra "cái gọi là yêu sách đường 9 đoạn" hay còn gọi là "đường lưỡi bò" trên Biển Đông. "Cái gọi là yêu sách" này khi xuất hiện lần đầu trong một bản đồ đính kèm công hàm của Trung Quốc năm 2009 đã bị hầu hết các nước Đông Nam Á có liên quan đến Biển Đông phản đối.

Năm 2016 Tòa Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết, trong đó nói rõ yêu sách "quyền lịch sử" của Trung Quốc đối với các thực thể và vùng nước bên trong đường lưỡi bò này là vô giá trị.

Năm 2019, khi Malaysia gửi báo cáo về thềm lục địa mở rộng của họ lên Uỷ ban Ranh giới Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc lại ra công hàm lặp lại luận điệu này. Việc này đã dẫn đến "cuộc chiến công hàm" và hàng loạt quốc gia đã cùng nhau lên tiếng phản đối những sự phi lý của "cái gọi là yêu sách" này.

Những tưởng rằng Trung Quốc gần đây đã có những chuyển biến khi thấy cả thế giới chống lại "đường lưỡi bò" này. Thế nhưng, qua việc học giả Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn lên tiếng trước thỏa thuận phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia, thì chúng ta có thể thấy, bản chất và dã tâm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc chưa bao giờ phai nhạt.

Tuy nhiên, thỏa thuận về phân định EEZ gần đây giữa Indonesia và Việt Nam cho thấy lập trường vững chắc của cả hai nước khi cả hai quốc gia này không chấp nhận và lùi bước trước "cái gọi là yêu sách đường lưỡi bò" phi pháp này của Trung Quốc. Cả Việt Nam và Indonesia đều thể hiện quan điểm rõ ràng rằng họ ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông 2016, trong đó tuyên bố rằng yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào theo luật pháp quốc tế. Cả hai quốc gia cũng đã đưa các tuyên bố công khai bác bỏ rõ ràng yêu sách đó. Thông qua thỏa thuận mới được ký kết giữa hai quốc gia này như một lời đáp trả mạnh mẽ với các yêu sách phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này rất quan trọng để cho thấy rằng thực tiễn khu vực kiên quyết phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc.

Lê Đông Hải

Nguồn : RFA, 03/02/2023

Tham khảo :

[1] https://vietnamnet.vn/viet-nam-indonesia-hoan-tat-phan-dinh-vung-dac-quyen-kinh-te-tren-bien-2093336.html

[2] https://www.eco-business.com/news/more-vietnam-boats-encroach-into-indonesian-waters-as-clampdowns-ease/

[3] https://kolom.tempo.co/read/1207615/akar-perseteruan-indonesia-vs-vietnam-di-laut-cina-selatan

[4] http://biendaohaiphong.gov.vn/Portal/PrintItem.aspx?ContentID=775

[5] https://www.reuters.com/business/energy/indonesia-aim-export-natural-gas-vietnam-2026-2022-12-23/

[6] https://www.rfa.org/english/news/china/china-patrols-indonesian-gas-field-01052023030518.html

[7] https://www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx_662805/202209/t20220925_10771160.html

[8] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-indonesia-wrap-up-talks-on-exclusive-economic-zones-12232022080504.html

[9] https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3207885/south-china-sea-how-beijing-might-respond-southeast-asia-bands-together-rival-claims

*************************

Ti sao M mun hp tác an ninh cht ch hơn vi Philippines ?

Reuters, VOA, 03/02/2023

Philippines trong tun này cho phép Hoa K tiếp cn nhiu hơn vi các căn c quân s ca Philippines gia nhng lo ngi gia tăng v ý đnh ca Trung Quc đi vi Đài Loan t tr và các yêu sách rng ln ca Bc Kinh Bin Đông đang tranh chp.

asean4

Chiến hm M USS Shiloh (CG-67) đu ti mt cng dc Vnh Subic, phía bc Manila, Philippines.

Hoa kỳ và Philippines đã nht trí nhng gì ?

Philippines s cho phép Hoa K tiếp cn thêm bn đa đim na theo Tha thun Tăng cường Hp tác Quc phòng (EDCA) năm 2014, cho phép hun luyn chung, b trí trước thiết b và xây dng các cơ s như đường băng, kho cha nhiên liu và nhà quân s, nhưng không phi là mt s hin din vĩnh vin.

Khi công b tha thun, nâng tng s đa đim EDCA lên chín, hai bên không ch đnh v trí ca các cơ s mi, lưu ý rng h vn đang tham kho ý kiến ca chính quyn đa phương.

Cu ch huy quân s ca Manila cho biết năm ngoái Washington đã yêu cu tiếp cn các căn c trên hòn đo chính phía bc Luzon, phn gn nht ca Philippines vi Đài Loan và trên Palawan, gn qun đo Trường Sa đang tranh chp Bin Đông.

Chuyên gia Đông Nam Á Gregory Poling ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế ca Washington cho biết các đa đim s nm trong "khu vc chiến lược" và có kh năng bao gm các cơ s hi quân và có l là các cơ s thy quân lc chiến.

Ông nói : "Vic la chn các đa đim mi Luzon s có ý nghĩa quan trng nht" và lit kê cơ s mi ca Hi quân Philippines ti Nhà máy đóng tàu Hanjin cũ Vnh Subic và mt cơ s phía bc Luzon, chng hn như tnh Cagayan ven bin, như nhng kh năng khác.

Ti sao Philippines li quan trng đi vi Hoa K ?

Philippines là thuc đa cũ ca Hoa K và tr thành đng minh theo hip ước ca Hoa K vào năm 1951, năm năm sau khi giành đc lp. Trong Chiến tranh Lnh, đây là nơi đt mt s căn c ln nht nước ngoài ca M, nhng cơ s quan trng đi vi các cuc chiến tranh Triu Tiên và Vit Nam. Ch nghĩa dân tc ca Philippines đã buc Washington phi t b nhng tha thun đó vào nhng năm 1990, nhưng k t đó, hai đng minh đã hp tác chng khng b và đi phó vi áp lc quân s ngày càng tăng ca Trung Quc Bin Đông, nơi Philippines có tuyên b ch quyn.

Trong s năm đng minh theo hip ước ca Hoa K n Đ Dương-Thái Bình Dương - Úc, Hàn Quc, Nht Bn, Philippines và Thái Lan - Philippines gn Đài Loan nht, vùng đt Luzon cc bc ca nước này ch cách đó 200 km.

Các chuyên gia cho biết Luzon rt được quân đi M quan tâm vì là mt đa đim tim năng cho các h thng rc-két, phi đn và pháo có th được s dng đ chng li mt cuc xâm lược đ b vào Đài Loan.

Mt quan chc cp cao ca Hoa K gi EDCA là ưu tiên ca chính quyn Biden và là "mt phn trong n lc chiến lược ca chúng tôi trên tòa n khu vc".

Môi trường chính tr đ tiếp cn quân s nhiu hơn đã được ci thin dưới thi Tng thng Philippines Ferdinand Marcos sau mt thi k quan h rn nt dưới thi người tin nhim Rodrigo Duterte, người tìm kiếm mi quan h cht ch hơn vi Trung Quc.

Trung Quc cho rng vic M tiếp cn nhiu hơn vi các căn c quân s ca Philippines làm suy yếu s n đnh khu vc và làm gia tăng căng thng.

"Đây là mt hành đng làm leo thang căng thng trong khu vc và gây nguy him cho hòa bình và n đnh khu vc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quc Mao Ninh nói trong mt cuc hp báo thường k ngày 2/2.

Xung đt Đài Loan s nh hưởng đến Philippines thế nào ?

Ông Poling nói rng Manila s khó gi thái đ trung lp trong cuc xung đt vi Đài Loan do v trí gn và các nghĩa v theo hip ước ca Manila đi vi Washington. Đây s là đim đến kh dĩ nht cho nhng người t nn Đài Loan và khong 150.000 người Philippines sng trên đo s gp nguy him trước bt k cuc tn công nào ca Trung Quc.

Ông Jose Manuel Romualdez, đi s ca Manila ti Washington và là h hàng ca ông Marcos, cho biết vào năm ngoái, Manila s ch cho phép các lc lượng Hoa K s dng các căn c ca mình trong trường hp xy ra xung đt Đài Loan "nếu điu đó quan trng đi vi chúng tôi, vì an ninh ca chính chúng tôi".

Phát biu vi Reuters trong tun này, ông Romualdez nhn mnh đến các công nhân Philippines Đài Loan và cho biết Manila s tôn trng hip ước phòng th vi Hoa K.

Manila mong đi được gì ?

Ông Poling nói cung cp ngân sách cho Manila đ hin đi hóa các lc lượng vũ trang đã b lãng quên t lâu ca h là chìa khóa. Washington gn đây đã công b 100 triu đô la tài tr quân s nước ngoài và 82 triu đô la cho các đa đim EDCA, nhưng s tin này rt nh so vi nhng gì Washington gi đến Trung Đông và Ukraine.

"Yêu cu th hai ca Philippines là tiếp tc cam kết rõ ràng đ bo v người dân Philippines Bin Đông," ông Poling nói. "H có nhng ngôn t đó, nhưng câu hi đt ra cho c hai bên là, h có thc s s dng nó không ? Nếu có mt cuc tn công ca Trung Quc vào mt căn c ca Philippines Bin Đông vào ngày mai, liu người M có thc s làm được gì không ? Và điu đó không rõ ràng, đó là mt lý do khác khiến EDCA rt quan trng".

(Reuters)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Thanh Phương, Lê Đông Hải, Reuters
Read 330 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)