Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

28/06/2017

Không chịu thua Nhật, Trung Quốc ra mắt tàu chiến mới

Tổng hợp

Trung Quốc hạ thủy tàu chiến lớn nhất Châu Á (VOA, 28/06/2017)

Hải quân Trung Quc va h thy tàu chiến ti tân nht do Bc Kinh chế to gia lúc tăng cường cnh tranh vi các cường quc hi quân khác như Hoa Kỳ, Nht Bn và n Độ.

********************

Trung Quốc ra mắt tàu chiến mới nhằm tăng sức mạnh quân sự (BBC, 29/06/2017)

tau1

Trung Quốc ra mắt tàu chiến mới nhằm tăng sức mạnh quân sự

Trung Quốc hôm thứ Tư vừa cho ra mắt một tàu chiến loại mới, được đóng trong nước, là nỗ lực mới nhất trong việc hiện đại hóa quân sự, truyền thông nước này nói.

Việc ra mắt được thực hiện sau khi Trung Quốc 'trình làng' chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do nước này tự đóng, hồi tháng Tư.

Giữa lúc căng thẳng tại Biển Đông đang tiếp diễn, Bắc Kinh có quan điểm ngày càng quyết liệt về vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc tàu khu trục mới 10.000 tấn của Trung Quốc sẽ trải qua một quá trình vận hành thử nghiệm nghiêm ngặt.

Chiếc tàu chiến "được trang bị các vũ khí đối không, chống hỏa tiễn, chống tàu và chống tàu ngầm", Tân Hoa Xã nói.

Theo Hoàn cầu Thời báo, loại tàu này được cho là thuộc kiểu tàu khu trục đầu tiên 055, được phát triển, kế thừa từ loại khu trục nhỏ hơn là 052D.

Bảo vệ 'chủ quyền'

Bắc Kinh đã tái xác quyết "chủ quyền không thể tranh cãi" đối với các vùng trên Biển Đông sau khi chính quyền ông Trump nói sẽ ngăn chặn việc Trung Quốc chiếm lãnh thổ trong khu vực.

Hoa Kỳ đã lặp đi lặp lại việc gửi tàu và phi cơ quân sự tới gần các hòn đảo có tranh chấp, và gọi đó là hoạt động "tự do đi lại" nhằm đảm bảo quyền tiếp cận tới các tuyến đường biển và đường không then chốt. Cả hai bên cáo buộc lẫn nhau về việc "quân sự hóa" Biển Đông.

Các nước có tranh chấp từ hàng trăm năm nay đã cãi cọ về vấn đề lãnh thổ tại vùng biển quan trọng này, nhưng căng thẳng liên tục gia tăng trong những năm gần đây.

tau2

Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều tuyên bố chủ quyền từng phần. Trung Quốc đã củng cố các yêu sách của mình bằng việc mở rộng xây dựng bồi đắp đảo và tiến hành tuần tra trên biển.

Chiếc khu trục hạm mới ra mắt được coi như một dấu mốc quan trọng nữa sau vụ hạ thủy hàng không mẫu hạm tự đóng đầu tiên hồi tháng Tư, cũng là chiếc hàng không mẫu hạm thứ nhì của Trung Quốc sau chiếc mua lại của Ukraine.

Tăng chi phí quân sự

Do nền kinh tế phát triển, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa các lực lượng có vũ trang của mình.

Trong tháng Ba, nước này tuyên bố sẽ tăng ngân sách quốc phòng lên 7% trong năm nay, là năm thứ hai liên tiếp đặt mức dưới 10% sau gần 20 năm liên tục tăng ở tỷ lệ cao hơn.

Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh tuy vậy vẫn nhỏ hơn so với Mỹ.

Trong lúc Trung Quốc có kế hoạch chi khoảng 1,3% tổng sản phẩm kinh tế ước tính trong năm 2017 cho quốc phòng, thì Mỹ chi khoảng 3%.

Do kinh tế Mỹ lớn hơn, nên quy ra tiền đô la thì sự khác biệt giữa chi phí của hai nước là rất lớn.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đề xuất tăng 10% ngân sách quốc phòng.

**********************

Hoa Kỳ gọi đảo nhận tạo của Trung Quốc là "giả" (RFA, 28/06/2017)

Đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, vào ngày 28 tháng 6 lại lên tiếng chỉ trích những đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp lên tại khu vực Biển Đông trong thời gian vừa qua, rồi bố trí các căn cứ quân sự trên đó.

tau3

Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông - AFP

Trong bài diễn văn tại Trung Tâm Chính sách Chiến lược Australia ở Brisbane, đô đốc Harry Harris, cho rằng những đảo nhân tạo mà Trung Quốc cho bồi đắp ra như thế là những ‘đảo giả’. Ông này nhắc đến thực tế người ta đang dùng từ ‘tin giả’ để nhắc nhở mọi người cần cảnh giác với những ‘đảo giả’ tại khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh dựng lên. Theo ông này thì những con người thực không nên tin vào những đảo giả.

Đô đốc Harry Harris nói rõ Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự làm xói mòn trật tự quốc tế đặt trên căn bản luật pháp. Ông này tố cáo Bắc Kinh tiến hành xây dựng sức mạnh chiến đấu và lợi thế vị trí khi cố khẳng định chủ quyền trên thực địa tại khu vực Biển Đông.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nói thêm là Washington sẽ không để những lĩnh vực mà hai phía cùng chia sẻ bị đơn phương khép lại. Những lĩnh vực mà hai phía còn bất đồng không thể bị tác động bởi những tiến triển từ những lĩnh vực khác. Đô đốc Harry Harris nói rằng trong lĩnh vực nào hai phía có thể hợp tác thì hợp tác, nhưng vẫn phải sẵn sàng đối đầu trong lĩnh vực nào phải cứng rắn.

Mỹ cương quyết chống lại biện pháp sử dụng cưỡng ép và hăm dọa để thực hiện các tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh vạch ra bao trọn gần 90% vùng biển này. Đường 9 đoạn này bị Tòa Trọng tài Thường trực PCA vào tháng 7 năm 2017 tuyên không có giá trị cả về mặt pháp lý cũng như lịch sử.

Ngoài Trung Quốc, còn các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực Biển Đông.

************************

Đô đốc Mỹ đả kích 'đảo giả' của Trung Quốc (VOA, 28/06/2017)

Chỉ huy B Tư lnh Thái Bình Dương ca Hoa Kỳ, Đô đc Harry Harris, t cáo Bc Kinh nâng cao kh năng chiến đu và li thế đa lý nhm khng đnh ch quyn ti bin Đông đy tranh chp.

Quay lại trang chủ
Read 791 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)