Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

25/09/2023

Philippines không còn nhịn nhục Trung Quốc khi bị ức hiếp

Tổng hợp

Xung quanh việc Philippines muốn khởi kiện Trung Quốc lần nữa

RFA, 25/09/2023

Philippines sẽ tiếp tục khởi kiện Trung Quốc ?

Bộ trưởng Tư pháp Philippihes Jesus Crispin Remulla ngày 19/9 tuyên bố nước này sẽ nộp đơn kiện Trung Quốc về các hoạt động khai thác quá mức san hô tại Biển Đông (Manila gọi là Biển Tây Philippines) [1]. Tuy nhiên, ông Remulla không nêu chi tiết về việc Manila sẽ nộp đơn kiện lên tòa án quốc thế nào, còn Tổng chưởng lý Philippines Menardo Guevarra xác nhận Manila có kế hoạch đệ đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) [2].

phi01

Cờ Trung Quốc tại một cơ sở xây ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước khác ở Biển Đông - AFP

Bộ trưởng Remulla cho biết vụ kiện không liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc, và Manila đang tập hợp bằng chứng về các hoạt động phá hoại môi trường của Trung Quốc, dự kiến đủ sức ảnh hưởng trong những tháng tới. Ông nói rằng chính phủ "có rất nhiều bằng chứng bất lợi" chứng minh các hoạt động của Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của tuyến đường thủy giàu tài nguyên. Bộ trưởng Remulla nói : "Dù có hay không có tranh chấp lãnh thổ, việc hủy hoại môi trường là một tội lỗi chống lại loài người, (đó là lý do tại sao) đây là tiền đề để chúng tôi thay mặt Philippines và vì lợi ích của chính nhân loại tiến hành khởi kiện" [3].

Tiến sĩ Deo Onda, một nhà khoa học của Viện Khoa học Hàng hải thuộc Đại học Philippines, ước tính mỗi năm nước này thiệt hại khoảng 33,1 tỷ Peso do hệ sinh thái rạn san hô bị hư hại ở Bãi cạn Panatag và Trường Sa vì các hoạt động cải tạo của Trung Quốc [4].

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Ana Theresia "Risa" Hontiveros cho rằng Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại về môi trường cho việc phá hủy hệ sinh thái rạn san hô. Nghị sĩ Hontiveros nói thêm : "Chúng ta nên yêu cầu Trung Quốc chi trả những thiệt hại họ gây ra ở Biển Tây Philippines. Chúng ta có thể nhận được hàng tỷ (Peso) nếu có thể buộc Trung Quốc bồi thường", và nếu Trung Quốc trả "nợ" cho Philippines, "điều đó chắc chắn sẽ giúp giải quyết" cuộc khủng hoảng kinh tế mà nước này đang phải đối mặt [5]. Thượng nghị sĩ Hontiveros đã trình Nghị quyết 804, lên án hoạt động khai thác san hô ồ ạt của Trung Quốc và yêu cầu điều tra vấn đề này.

Trung Quốc đang tàn phá môi trường biển

Người phát ngôn lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) Ja Terriela nói với báo chí địa phương rằng việc xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động đánh bắt trái phép và có tính phá hoại của đội tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Đá Khúc Giác và Bãi Sa Bin có thể có tác động trực tiếp đến việc phá huỷ và xuống cấp của môi trường biển Biển Đông [6]. PCG đã tiến hành các nghiên cứu dưới nước ở vùng biển quanh Đá Khúc Giác (còn gọi là Rozul Reef hay Iroquois Reef) và Bãi Sa Bin (Escoda Shoal hay Sabina Shoal), nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Các nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái biển ở đây không còn sự sống và có rất ít hoặc gần như không có một sinh vật nào. Lực lượng này cho biết họ cũng tìm thấy san hô chết đã được làm sạch và nghiền nát trước khi đổ xuống đáy biển ở những khu vực mà tàu đánh cá Trung Quốc liên tục bị phát hiện trong những tháng gần đây. Các chuyên gia từ Đại học Philippines sẽ được điều động để nghiên cứu các rạn san hô bị hư hại để xác định xem liệu các hoạt động cải tạo có phải là nguyên nhân gây suy thoái môi trường hay không.

Trong một phán quyết trước đó hồi năm 2016, PCA đã xác định Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng đến môi trường san hô ở Biển Đông.

phi02

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động bị nghi là cải tạo do Trung Quốc tiến hành ở Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa hôm 11/5/2015. AFP

Cuộc khẩu chiến giữa các bên

Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Kazuhiko Koshikawa cũng bày tỏ lo ngại về việc khai thác san hô hàng loạt và gọi đây là "tin tức rất đáng báo động". Ông viết trên mạng xã hội X : "Đại dương là mạch máu của hành tinh chúng ta và các rạn san hô là nhịp tim đầy màu sắc. Chúng ta phải cùng bảo tồn và bảo vệ những hệ sinh thái quan trọng này cho các thế hệ mai sau" [7].

Đại sứ Mỹ tại Manila MaryKay Carlson cho biết những tổn hại về môi trường sống ở biển "gây thiệt hại cho hệ sinh thái và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cũng như sinh kế" của người dân, khẳng định Washington đang hợp tác với các đối tác và đồng minh để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của quốc gia Đông Nam Á này [8].

Trong khi đó, Herman Tiu Laurel, Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Thế kỷ Philippines Châu Á có trụ sở tại Manila, cho rằng sáng kiến này chỉ là một phần trong "chuỗi tuyên truyền về mối đe dọa Trung Quốc lấy cảm hứng từ Mỹ. Ông viết trên "Manila Times" vốn được coi là thân Trung Quốc : "Làm thế nào một vụ kiện môi trường chống lại Trung Quốc có thể thành công khi ngay cả các báo cáo của Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) và Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) về hành vi phá hủy các rạn san hô chỉ dựa trên những tuyên bố về các hoài nghi đơn thuần" [9]. Theo ông, việc san hô ở Biển Đông bị hủy hoại là "vấn đề kéo dài nửa thế kỷ" do hoạt động đánh bắt bằng thuốc nổ và xyanua ; và rằng những hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp như vậy là do chính phủ phớt lờ tình cảnh kinh tế của ngư dân Philippines, những thất bại của PCG trong việc kiểm soát vùng biển và trong những thập kỷ gần đây là do cả sự nóng lên của đại dương và nồng độ axit tăng trong nước biển. Ông nói thêm : "Giống như cáo buộc thiếu chứng cứ về việc tuần duyên Trung Quốc quấy rối ngư dân Philippines, ‘vụ việc về môi trường’ này cuối cùng sẽ phản tác dụng cho uy tín của chính phủ Philippines và PCG" [10].

Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro cho biết ông nghi ngờ các thực thể nước ngoài có thể đã khai thác san hô để xây dựng đảo, song cho rằng mọi khẳng định, bao gồm cả mối liên hệ của tàu Trung Quốc với vụ việc, cần phải được xác thực. Ông nói : "Chúng tôi phải xác thực thông tin vì theo phán quyết của tòa trọng tài, đó là hành vi vi phạm hiệp ước quốc tế, hủy hoại môi trường biển, đặc biệt nếu việc phá hủy san hô là nguyên nhân nảy sinh hoặc là cách họ sử dụng để xây đảo nhân tạo" [11].

Về phần mình, Bắc Kinh phản bác và cáo buộc Đại sứ Koshikawa "truyền thông tin sai lệch". Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng bình luận trên mạng xã hội X : "Đại dương thực sự là nguồn sống của hành tinh. Vì vậy, hãy dừng việc xả nước hạt nhân ô nhiễm từ Fukushima", đề cập đến quyết định xả nước thải phóng xạ qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân của Tokyo [12]. Hai bên tiếp tục khẩu chiến khi Đại sứ Koshikawa chia sẻ một nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết "từ giữa tháng 9/2014, nhiều tàu được cho là tàu khai thác san hô Trung Quốc đã bị phát hiện ở vùng biển Nhật Bản gần Quần đảo Ogasawara".

Còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng nếu quan tâm đến môi trường, Philippines nên loại bỏ BRP Sierra Madre khỏi Bãi Cỏ mây (Bãi cạn Ayungin, nơi Trung Quốc gọi là Đá Nhân Ái). Khi được hỏi về kế hoạch của Philippines đệ đơn khiếu nại Trung Quốc, bà Mao Ninh nói : "Những cáo buộc của Philippines không có cơ sở thực tế. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan của Philippines ngừng tạo ra một vở kịch chính trị từ những điều hư cấu" [13]. Bà Mao Ninh cũng cho rằng Philippines nên ngăn chặn tàu "xả nước ô nhiễm ra biển và không để tàu chiến rỉ sét gây ra những tổn hại không thể khắc phục được cho đại dương".

Liên quan đến những Lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia về Biển Tây Philippines cho biết Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. kêu gọi một cách tiếp cận "văn minh hóa" để quản lý tình hình tại Bãi Cỏ mây. Jonathan Malaya, người phát ngôn của NTF-WPS, giải thích trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin "ANC" về phản ứng của Manila trước sự hiện diện của hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc gần bãi cạn này, nhấn mạnh "đó là quyết định phải được đưa ra bởi các cơ quan cấp cao hơn vì chúng tôi muốn giữ căng thẳng ở Biển Tây Philippines ở mức thấp… Tổng thống có chỉ thị về cách tiếp cận văn minh đối với Bãi Cỏ Mây. Vì vậy, cảnh sát biển (Philippines) sẽ đối đầu hải cảnh (Trung Quốc) và Hải quân chỉ hỗ trợ" [14].

Việt Nam có lợi gì ?

Cho đến nay, khả năng Philippines sẽ tiếp tục khởi kiện Trung Quốc vì phá hoại môi trường ở Biển Đông là chưa chắc chắn. Hành động bồi lấp đảo của Trung Quốc làm huỷ hoại các rạn san hô xung quanh không chỉ xảy ra với vùng biển của Philippines mà đối với cả Việt Nam. Tại Hoàng Sa, được coi là tranh chấp song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã cho bồi lấp và quân sự hóa các thực thể ở đây, trong khi Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo này. Thông tin mới đây cho biết Trung Quốc lại mới cho xây một đường băng trên Tri Tôn, một thực thể thuộc Hoàng Sa.

Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội tham gia với Philippines khởi kiện Trung Quốc năm 2013, để đến 2016 khi Tòa phán quyết, Việt Nam đã mất rất nhiều lợi ích lẽ ra đã có được, nếu tham gia cùng Philippines.

Chính vì vậy, Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét khả năng tham gia vụ kiện lần này với Philippines. Việc có thêm Việt Nam khởi kiện Trung Quốc sẽ khiến giải pháp pháp lý có thêm nhiều sức nặng. Điều này cũng sẽ khiến Trung Quốc phải cân nhắc các hành động xâm phạm trên Biển Đông của họ.

Nguồn : RFA, 25/09/2023

Tham khảo :

[1] https://www.anews.com.tr/asia/2023/09/22/philippines-to-sue-china-over-destruction-of-coral-reefs-in-south-china-sea

[2] https://www.manilatimes.net/2023/09/21/news/ph-to-file-suit-vs-china/1910963

[3] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-weighing-legal-options-against-china-over-coral-reef-destruction-2023-09-22/

[4] https://www.manilatimes.net/2023/09/21/news/ph-to-file-suit-vs-china/1910963

[5] https://www.bworldonline.com/editors-picks/2023/09/20/546866/philippine-senate-told-to-probe-coral-reef-destruction-china-asked-to-pay/

[6] https://thethaiger.com/ph/news/553313/

[7] https://asiatimes.com/2023/09/philippines-on-cusp-of-new-south-china-sea-cold-war/

[8] https://edition.cnn.com/2023/09/22/asia/south-china-sea-philippines-coral-reef-damage-intl-hnk/index.html

[9] https://www.manilatimes.net/2023/09/21/news/ph-to-file-suit-vs-china/1910963

[10] https://www.manilatimes.net/2023/09/21/news/ph-to-file-suit-vs-china/1910963

[11] https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3235208/south-china-sea-philippines-may-file-case-against-china-international-tribunal-over-alleged-damaged

[12] https://www.manilatimes.net/2023/09/21/news/ph-to-file-suit-vs-china/1910963

[13] https://edition.cnn.com/2023/09/22/asia/south-china-sea-philippines-coral-reef-damage-intl-hnk/index.html

[14] https://www.philstar.com/headlines/2023/09/20/2297727/marcos-called-civilian-led-approach-ayungin-shoal-ntf-wps-says

**********************

Biển Đông : Philippines có thể kiện Trung Quốc "phá hủy" san hô

Trọng Nghĩa, RFI, 22/09/2023

Philippines ngày 21/09/2023 cho biết đang xem xét các phương án pháp lý kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về việc phá hủy các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc của Manila, xem đấy là một thủ đoạn nhằm "tạo ra kịch tính chính trị".

phi1

Philippines tố cáo tàu Trung Quốc có hành vì bất hợp pháp tại Biển Đông. Ảnh ngày 08/09/2023. © Reuters

Theo hãng tin Anh Reuters, bộ Ngoại Giao Philippines tối qua xác nhận việc đang chờ đánh giá từ nhiều cơ quan khác nhau về mức độ thiệt hại môi trường ở rạn san hô Iroquois thuộc quần đảo Trường Sa và sẽ được Tổng công tố Philippines Menardo Guevarra hướng dẫn.

Phát biểu vào hôm nay, ông Guevarra cho biết là Philippines đang nghiên cứu khả năng nộp đơn kiện thứ hai lên Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan). Tại cơ chế này, Philippines đã thắng được một vụ kiện Trung Quốc khởi động vào năm 2013, phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với khu vực Biển Đông.

Trả lời hãng Reuters, tổng công tố Philippines nói rõ là khả năng khởi kiện Trung Quốc lần này không chỉ xuất phát từ các hành vi phá hủy các rạn san hô mà còn từ các sự cố khác và tình hình chung ở Biển Đông. Ông đồng thời cho biết thêm rằng một báo cáo và khuyến nghị sẽ được gửi lên tổng thống Ferdinand Marcos Jr và bộ Ngoại Giao.

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Philippines tuyên bố "sẵn sàng đóng góp cho nỗ lực này" và cho rằng "các quốc gia đi vào vùng đặc quyền kinh tế và vùng biển của Philippines cũng có nghĩa vụ bảo vệ, bảo tồn môi trường biển của chúng tôi".

Rạn san hô Iroquois nằm gần Bãi Cỏ Rong, nơi Philippines hy vọng một ngày nào đó sẽ có thẻ khai thác trữ lượng khí đốt, một kế hoạch đang gặp trở ngại vì các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có khu vực này.

Trung Quốc, nước đã từ chối công nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực theo đó các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý, dĩ nhiên đã bác bỏ những cáo buộc về việc họ đã phá hủy các rạn san hô.

Tối hôm qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Manila đã dẫn lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh "kêu gọi các bên liên quan tại Philippines ngừng "bịa ra một vở kịch chính trị".

Theo Reuters, hồi đầu tuần, Tuần Duyên và Quân Đội Philippines đã báo cáo về những "thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển và san hô" tại rạn san hô Iroquois, nơi đã có 33 tàu Trung Quốc neo đậu trong tháng 8 và tháng 9.

Theo bản báo cáo, các chiếc tàu Trung Quốc là tàu đánh cá, nhưng thực ra là tàu của lực lượng dân quân biển, đã nạo vét san hô, mang về làm đá vôi, vật liệu xây dựng, các loại thuốc truyền thống và thậm chí cả đồ lưu niệm và trang sức.

Trọng Nghĩa

************************

Philippines cân nhc các phương án pháp lý chng li Trung Quc vì ‘phá hy’ rn san hô

Reuters, VOA, 22/09/2023

Philippines đang xem xét các la chn pháp lý chng li Trung Quc, cáo buc nước này phá hy các rn san hô trong vùng đc quyn kinh tế (EEZ) ca Philippines Bin Đông, mt cáo buc b Bc Kinh bác b vì cho rng đây là mt n lc nhm "to ra kch tính chính tr".

phi2

nh chp trên không v cáo buc mà Tun duyên Philippines nói là các tàu cá do dân quân Trung Quc điu khin đang lng vng trong khu vc qun đo Trường Sa vào ngày 9/3/2023.

B Ngoi giao Philippines cui ngày th Năm (21/9) cho biết h đang ch đánh giá t nhiu cơ quan khác nhau v mc đ thit hi môi trường Đá Khúc Giác thuc qun đo Trường Sa và dưới s dn dt ca Tng công t Menardo Guevarra.

Ông Guevarra cho biết Philippines đang nghiên cu kh năng np đơn kin pháp lý th hai lên Tòa án Trng tài Thường trc (PCA) La Haye.

Manila đã thng kin ln đu tiên vào năm 2013, phn đi các yêu sách ca Trung Quc đi vi khu vc này.

Ông Guevarra nói vi Reuters rng nghiên cu này ược thúc đy không ch bi cáo buc phá hy các rn san hô mà còn bi các s c khác và tình hình chung Bin Tây Philippines". Đng thi, ông cho biết thêm rng mt báo cáo và khuyến ngh s được gi ti Tng thng Ferdinand Marcos Jr. và B Ngoi giao. Manila gi phn Bin Đông mà nước này tuyên b ch quyn là Bin Tây Philippines.

"B Ngoi giao sn sàng đóng góp cho n lc này", B Ngoi giao Philippines cho biết trong mt tuyên b.

"Các quc gia đi vào vùng đc quyn kinh tế và vùng bin ca Philippines cũng có nghĩa v bo v và bo tn môi trường bin ca chúng tôi", tuyên b nêu rõ.

Theo Reuters, bt k đng thái nào theo đui vic phân x bng trng tài đu s gây tranh cãi ln sau chiến thng mang tính bước ngot vào năm 2016 ca Philippines trong v kin chng li Trung Quc, trong đó kết lun rng yêu sách ca Bc Kinh v ch quyn đi vi hu hết Bin Đông là không có cơ s theo lut pháp quc tế.

Đá Khúc Giác nm gn Bãi C Rong, nơi Philippines hy vng mt ngày nào đó s tiếp cn được tr lượng khí đt, mt kế hoch đã b tr nên phc tp do yêu sách ch quyn ca Trung Quc đi vi khu vc này.

Trung Quc, nước đã t chi công nhn phán quyết năm 2016 và t ra khó chu khi các cường quc phương Tây liên tc đ cp đến v vic, đã bác b nhng tuyên b mi nht v vic phá hy các rn san hô.

"Chúng tôi kêu gi các bên liên quan ca Philippines ngng to ra mt v kch chính tr t hư cu", đi s quán nước này Manila nói vào cui ngày th Năm, dn li người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Mao Ninh.

Lc lượng Tun duyên và lc lượng vũ trang ca Philippines hi đu tun đã báo cáo "thit hi nghiêm trng đi vi môi trường bin và san hô" ti Đá Khúc Giác, nơi h cho biết 33 tàu Trung Quc đã neo đu vào tháng 8 và tháng 9.

H mô t các tàu, thường là tàu đánh cá, là "dân quân bin" và cho biết h đang thu hoch san hô. San hô Bin Đông đã được s dng làm đá vôi và vt liu xây dng, các loi thuc truyn thng và thm chí c đ lưu nim và đ trang sc.

Trung Quc đã khng đnh yêu sách ch quyn ca mình đi vi khu vc Trường Sa bng cách xây dng mt lot đo nhân to trên các rn san hô chìm trong nước. Mt s đo nhân to này được trang b đường băng, nhà cha máy bay, h thng radar và tên la.

Vit Nam, Malaysia và Philippines cũng chiếm gi các đo đá trong qun đo, nơi nhiu quc gia có tuyên b ch quyn chng chéo nhau.

Nguồn : VOA, 22/09/2023

***********************

Biển Đông : Philippines sẽ kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế vì phá hoại môi trường

RFA, 21/09/2023

Philippines sẽ nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài quốc tế (PCA) đối với Trung Quốc về các hoạt động khai thác quá mức san hô ở Biển Đông mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines. Truyền thông Philippines dẫn lời của Bộ trưởng Tư pháp Philippines Jesus Crispin Remulla cho biết như vậy hôm 19/9 vừa qua.

phi3

Các nhà nghiên cứu biển của Philippines đang nghiên cứu về ngao khổng lồ đang bị khai thác quá mức ở Biển Đông - AFP

Ông Remulla cho biết vụ kiện không có liên quan đến những tranh chấp về chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc ở vùng nước tranh chấp và Philippines đang tập hợp bằng chứng về các hoạt động phá hoại môi trường của Trung Quốc. Những bằng chứng này sẽ có đủ sức nặng trong những tháng tới, ông Remulla nói với báo chí.

Tuần duyên Philippines cho biết lực lượng này cũng đã tiến hành các nghiên cứu dưới nước ở vùng biển bãi Rozul Reef và Escoda Shoal. Các nghiên cứu cho thấy hệ sinh thái biển ở đây không còn sự sống và có rất ít hoặc gần như không có một sinh vật nào.

Các nghiên cứu của Philippines cũng cho thấy khả năng các san hô chết bị đổ xuống khu vực này sau khi được chế biến, làm sạch.

Phát ngôn viên của tuần duyên Philippines Ja Terriela nói với báo chí Philippines rằng việc xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động đánh bắt trái phép và có tính phá hoại của đội tàu dân quân biển của Trung Quốc ở Rozul Rề và Escoda Shoal có thể có tác động trực tiếp đến việc phá hủy và xuống cấp của môi trường biển ở Biển Đông.

Trong một phán quyết riêng rẽ trước đó hồi năm 2016, PCA cũng đã xác định Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng đến môi trường san hô ở Biển Đông.

Phán quyết năm 2016 được đưa ra trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến những đòi hỏi quá đáng về chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Tòa xác định đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích Biển Đông là không hợp lý. Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết này.

Nguồn : RFA, 21/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trọng Nghĩa, Reuters, RFA tiếng Việt
Read 329 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)