Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/11/2023

Thượng đỉnh APEC : Châu Á - Thái Bình Dương ngả vào tay ai ?

Tổng hợp

M ca ngi tha thun kinh tế mi gia 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương

VOA, 18/11/2023

Tng thng Hoa K Joe Biden hôm 16/11 ca ngi mt tha thun kinh tế mi gia 14 quc gia Châu Á Thái Bình Dương nhm chng li s thng tr kinh tế khu vc ca Trung Quc, đng thi cho biết tha thun các nhà lãnh đo đã ký ti hi ngh thượng đnh các nn kinh tế khu vc không phi là mt tha thun thương mi chính thc s gii quyết các vn đ chính như tương lai thiếu ht cht bán dn bng cách ci thin kh năng phc hi ca chui cung ng.

apec1

Tng thng Hoa K Joe Biden nâng cc chúc mng các trưởng phái đoàn tham d hi ngh thượng đnh Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) San Francisco ti d tic ngày 16/11/2023.

Mc tiêu ca hip ước mi, theo 14 nhà lãnh đo trong mt tuyên b chung, là "thúc đy quyn ca người lao đng, tăng cường năng lc ngăn chn và ng phó vi s gián đon chui cung ng, tăng cường hp tác trong quá trình chuyn đi sang nn kinh tế sch, chng tham nhũng và nâng cao hiu qu qun lý thuế".

Ông Biden, phát biu hôm 16/11 ti hi ngh thượng đnh Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương San Francisco, tha nhn rng các nhà đàm phán đã không đt được s đng thun v mt tr ct chính ca Khuôn kh Kinh tế n Đ Dương-Thái Bình Dương IPEF năm ngoái.

Ông nói : "Chúng tôi vn còn nhiu vic phi làm nhưng chúng tôi đã đt được tiến b đáng k". "Trong thi gian k lc, chúng tôi đã đt được s đng thun v ba tr ct ca IPEF". IPEF có bn tr ct, được tóm tt là thương mi, chui cung ng, năng lượng sch và cơ s h tng, thuế và chng tham nhũng.

Ông Biden cũng công b chương trình hp tác vi các công ty khi nghip đ huy đng vn. N lc đó da trên Quan h Đi tác Đu tư và Cơ s h tng Toàn cu ca Hoa K, được coi là phn hi ca Hoa K đi vi Sáng kiến Vành đai và Con đường ca Trung Quc.

Khi nêu bt kế hoch, ông Biden cũng nhn mnh tm quan trng ca khu vc tư nhân Hoa K.

"Bn đã nghe tng đng nghip ca tôi nói ln này hay ln khác rng điu này không th thc hin được nếu không có hàng nghìn t đô la đu tư t khu vc tư nhân đ nm bt và nm bt nó mt cách nhanh chóng đ giúp h t tin thc hin nhng khon đu tư đó", ông Biden nói. iu đó s to ra mt lot các d án các nước đi tác và sau đó kết ni ngun tài chính ca khu vc tư nhân vi các d án này, đng thi s mang li cho các nhà đu tư khu vc tư nhân nim tin rng khon đu tư ca h s được thc hin theo các tiêu chun cao nht. Đu tư ca chính ph là không đ. Chúng ta cn huy đng đu tư tư nhân".

Các nhà phê bình cho rng hip đnh kinh tế mi thiếu các điu khon tiếp cn th trường.

i vi mt quc gia như chúng tôi, ít nht chúng tôi phi có kh năng tiếp cn th trường", Giám đc điu hành Indonesia Anindya Bakrie nói vi đài VOA bên l hi ngh thượng đnh.

Ông Joshua Kurlantzick, thành viên cp cao v Đông Nam Á ti Hi đng Quan h Đi ngoi, cho biết hu hết các quc gia Đông Nam Á đu t ra t nhit tâm" v tha thun này.

Ông nói, đim mu cht : "Đây không phi là mt tha thun thương mi và Hoa K không cung cp bt k quyn tiếp cn th trường nào trong IPEF. Và các quc gia Đông Nam Á có th so sánh điu đó vi các giao dch thương mi thc tế đã được thông qua Châu Á trong by năm qua, bao gm các tha thun thương mi ln, có s tham gia ca Trung Quc, Hàn Quc, Nht Bn và các nn kinh tế ln khác, cũng như ASEAN gia".

Tuy nhiên, ông nói, "h s không nói vi vic Hoa K tham gia IPEF trong vài năm qua là chúng tôi bác b điu này. H rt thân thin và h mun có s hin din an ninh ln hơn ca Hoa K".

Bà Siobhan Das, giám đc điu hành Phòng Thương mi M Malaysia, có quan đim lc quan hơn.

"Tôi thc s tin rng đã thành công ri", bà nói. "Bn đã có 14 quc gia nói chuyn vi nhau trong 18 tháng qua làm sao điu đó li không thành công được ?"

Ông Zack Cooper, mt chuyên gia v chiến lược Hoa K Châu Á ti Vin Doanh nghip M, nói vi VOA hôm 16/11, thi đim mà 14 nhà lãnh đo mm cười và chp nh chung, rng "mi người đu đng ý rng khuôn kh kinh tế n Đ Dương Thái Bình Dương có l là khuôn kh tt nht mà chính quyn Biden s làm hin nay".

Ông nói : "Nhưng điu đó chc chn không có nghĩa là h hài lòng vi IPEF hoc h s hài lòng vi phiên bn IPEF mà h có được ti APEC, vn không bao gm thương mi". "Và có l là có còn hơn không".

Nguồn : VOA, 18/11/2023

************************

Khai mạc thượng đỉnh APEC, tổng thống Mỹ trấn an các nước Châu Á

Minh Anh, RFI, 17/11/2023

Một ngày sau khi gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 16/11/2023, có bài diễn văn khai mạc thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. 

apec01

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau hội nghị bàn về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng, bên lề thượng đỉnh APEC, ngày 16/11/2023, tại San Francisco. AP - Godofredo A. Vásquez

Theo AP, trước sự hiện diện của lãnh đạo các nước và doanh nghiệp trong vùng, tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn cao trong thương mại và quan hệ đối tác, những mối quan hệ sẽ mang lại các lợi ích kinh tế cho toàn vùng Thái Bình Dương.

Nguyên thủ Mỹ tuyên bố : "Hoa Kỳ hiện diện tại đây là để ở lại" và khẳng định Hoa Kỳ "đang giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa" nhưng "không tách rời" khỏi Bắc Kinh.

Tổng thống Biden nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Mỹ và đối thủ Trung Quốc khi cho rằng Hoa Kỳ đã đầu tư khoảng 50 tỷ đô la vào các nền kinh tế trong Khuôn khổ Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương năm 2023, bao gồm các lĩnh vực công nghệ năng lượng sạch, hàng không và an ninh mạng. 

Hãng tin Pháp AFP cho biết thêm tổng thống Mỹ cũng không quên cảm ơn sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương khi đầu tư "hơn 200 tỷ đô la" vào Mỹ kể từ khi ông nhậm chức.

Còn tại hội nghị bàn về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF), tổng thống Biden bảo đảm rằng những "cam kết thực tế, cụ thể đã được đàm phán trong một thời gian kỷ lục". 

IPEF là một hiệp định liên chính phủ, không mang tính ràng buộc, quy tụ 13 nước trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và một phần lớn các nước Đông Nam Á nhưng Trung Quốc không được mời tham gia,

Theo giải thích của AFP, trên thực tế, nếu các cuộc thương lượng về chuỗi cung ứng, chuyển đổi năng lượng và cuộc chiến chống tham nhũng phần lớn đã được đúc kết, thì sáng kiến IPEF đang gặp trở ngại trong vế thương mại, do những bất đồng ngay trong chính nội bộ đảng Dân chủ, liên quan đến các quy định về lao động. 

Truyền thông Pháp, Mỹ lưu ý, những tuyên bố này được đưa vào lúc tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc vừa kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh nhằm xoa dịu các căng thẳng giữa hai nước.

Minh Anh

***************************

Cuộc đua Mỹ - Trung để mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á-Thái Bình Dương

Thanh Hà, RFI, 16/11/2023

Rời khỏi phòng hội nghị tại bảo tàng Filoli Estate gần thành phố San Francisco sau 4 giờ họp hôm 15/11/2023, cả tổng thống Mỹ lẫn chủ tịch Trung Quốc đều tiếp tục cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với các đối tác Châu Á –Thái Bình Dương.

apec2

Tổng thống Joe Biden tiếp đón chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Woodside, bang California, Hoa Kỳ, ngày 15/11/2023. AP - Doug Mills

Khai mạc thượng đỉnh APEC hôm nay 16/11/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy sáng kiến "Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" (IPEF) vì thịnh vượng chung để chiêu dụ các đối tác tại một khu vực mà Bắc Kinh liên tục mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn quân sự. 

Chủ tịch Tập Cận Bình ngay từ hôm 15/11/2023 đã trấn an các doanh nhân Mỹ rằng Trung Quốc luôn là "một đối tác và là một nước bạn" của Hoa Kỳ, luôn mở rộng cửa đón đầu tư quốc tế và không có ý định "gây chiến" với bất kỳ một quốc gia nào. Tuyên bố này gián tiếp xua tan những lo ngại xảy ra xung đột giữa hai siêu cường kinh tế thế giới. Ông Tập Cận Bình không chỉ trấn an các doanh nhân Mỹ mà còn gửi thông điệp đến tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, vào lúc mà FDI vào Hoa Lục, lần đầu tiên từ 1998, rơi vào tình trạng "thâm hụt", tức là vốn đầu tư ngoại quốc rút khỏi Trung Quốc cao hơn số vốn mới đổ vào "công xưởng của thế giới" này. 

Trở lại Hoa Kỳ lần này vào lúc quan hệ Bắc Kinh -Washington đang trong giai đoạn "tồi tệ" vì nhiều lý do, lãnh đạo Trung Quốc cố gắng chứng minh rằng hai nền kinh tế hàng đầu "tuy có liên hệ phức tạp và là đối thủ cạnh tranh với nhau, nhưng đôi bên sẽ cố gắng kềm chế, tránh để tình hình xấu đi thêm, ảnh hưởng đến ổn định, thịnh vượng chung của toàn cầu". Một số nhà quan sát cho rằng có thể ông Tập Cận Bình không có nhiều chọn lựa vào lúc mà Bắc Kinh cần đầu tư trực tiếp nước ngoài và toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang khá ảm đạm.

Trái lại, về phía Hoa Kỳ, mức tăng trưởng và các chỉ số thất nghiệp, sản xuất … đều đang rất khả quan và đây là một lợi thế nhất định đối với ông Biden. Tiếc là nguyên thủ quốc gia Mỹ không thể khai thác thế thượng phong đó một cách tối đa trong đối thoại với các nước Châu Á -Thái Bình Dương.

Nhà Trắng muốn lợi dụng thượng đỉnh APEC ở San Francisco để đẩy mạnh sáng kiến IPEF lên một "tầm cao mới", mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Washington với 13 đối tác khác trong khu vực, mà phần lớn là thành viên APEC.

Sáng kiến của Mỹ trên nguyên tắc bao gồm 4 vế, trong đó hợp tác về năng lượng và chống tham nhũng. Mới đây các bên cũng đã đồng ý về nguyên tắc giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tuy nhiên, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết 14 nước tham gia Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chưa đạt được đồng thuận về thương mại.

Theo giới phân tích được Reuters trích dẫn, trước mắt đây là một "vố đau" đối với chính quyền Biden, bởi thương mại là "hồ sơ quan trọng hơn cả" trong đối thoại giữa Washington với các quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương. Thế nhưng, hơn một năm trước các quộc bầu cử quan trọng tại Hoa Kỳ, Nhà Trắng ý thức được rằng cử tri Mỹ không mặn mà với viễn cảnh mở rộng thêm thị trường Mỹ cho các đối tác nước ngoài.

Vậy làm thế nào để Washington khẳng định lại với các thành viên APEC về mức độ quan tâm của Hoa Kỳ với khu vực này để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ?

Từ năm 2011 đến nay, Mỹ mới lại có dịp tổ chức hội nghị APEC. Từ khi lên cầm quyền tháng Giêng 2021 đây là lần đầu tiên Joe Biden trực tiếp tiếp xúc với các lãnh đạo của khối này. Tháng 5/2022, tổng thống Biden đã đề xuất sáng kiến IPEF, sáu năm sau khi người tiền nhiệm Donald Trump đơn phương rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Washington đã ký kết với 11 nước.

Sáng kiến Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương quy tụ tổng cộng 14 quốc gia có trọng lượng kinh tế tương đương với 40% GDP toàn cầu, trong đó có nhiều thành viên quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc, Singapore và một số nền kinh tế đang phát triển mạnh như Việt Nam, Ấn Độ hay Indonesia. Sáng kiến của tổng thống Biden cũng dựa trên 4 "lĩnh vực chủ chốt", thế nhưng, như vừa nói, "cột trụ quan trọng nhất là trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với các thành viên khác" lại đang gặp bế tắc.

Do vậy, giới phân tích cho rằng nguyên thủ quốc gia Mỹ có thể hô hào rằng sáng kiến IPEF "cho phép phác họa ra những quy tắc về kinh tế cho thế kỷ 21", nhưng thiếu vế thương mại thì đấy sẽ chỉ là "một cái thùng rỗng". Chắc chắc chắn là Bắc Kinh "không bỏ lỡ cơ hội để khai thác kẽ hở đó", vào lúc mà một số thành viên IPEF đã chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc. 

Thanh Hà

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Minh Anh, Thanh Hà
Read 350 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)