Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

04/07/2017

Bắc Triều Tiên : Kim Jong-un thách thức mọi người

Tổng hợp

Làm sao ‘xử lý’ Bắc Hàn ? (BBC, 04/07/2017)

Bắc Hàn được biết đến là một trong những quốc gia 'bất hảo' nhất hành tinh, luôn được truyền thông quốc tế quan tâm và khai thác

bac1

Bắc Hàn đang đẩy nhanh việc thử tên lửa trong những tháng gần đây

Với một chế độ nổi tiếng đàn áp người dân, chính quyền của lãnh đạo Kim Jong-un còn theo đuổi chương trình tên lửa và hạt nhân.

Chỉ riêng trong năm nay, Bắc Hàn đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân trong nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa gây nhiều mối đe dọa và sự phẫn nỗ trong cộng đồng thế giới.

Ngoài ra, nước này được cho là đã dùng chất độc hóa học để ám sát ông Kim Jong-nam (anh trai ông Kim Jong-un) tại Malaysia.

Tại sao Bắc Hàn lại trở nên bí ẩn và liệu thế giới có cách nào xử lý quốc gia 'bất trị' này ?

bac2

Liệu Kim Jong-un (giữa) đang chờ thời điểm chín muồi có thế hơn trong đàm phán ?

Quá khứ chia cắt

Mỹ và Liên Xô góp phần chia cắt hai miền Triều Tiên vào cuối cuộc Thế chiến thứ Hai.

Nỗ lực đàm phán thống nhất hai miền thất bại và chế độ hai nhà nước vẫn được duy trì cho đến năm 1948.

Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 dập tắt hy vọng thống nhất Triều Tiên.

Sau khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền, ông Kim Nhật Thành, ông nội của nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày nay, trở thành nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Với nền kinh tế hoàn toàn do Nhà nước kiểm soát, Bắc Hàn là một trong quốc gia nghèo nhất thế giới. Nơi đây người dân không được tiếp cận với truyền thông độc lập trong khi Internet chỉ giới hạn cho tầng lớp tinh hoa chính trị sử dụng.

Giải pháp đàm phán

Nhiều vòng đàm phán với Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân đã diễn ra với nỗ lực gần đây của nhiều gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ.

Kết quá ban đầu là Bắc Hàn đã cho nổ tung tháp làm nguội tại lò phản ứng hạt nhân Yongbyon để đổi lấy viện trợ kinh tế và nhượng bộ chính trị.

Tuy nhiên đàm phán bế tắc sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Hàn không công khai toàn bộ chương trình hạt nhân.

Bắc Hàn phủ nhận điều này nhưng sau đó lại tiếp tục thử hạt nhân.

Chính vì thế từ năm 2009 đến nay, đàm phán với Bắc Hàn trở nên bế tắc.

John Nilsson-Wright, nghiên cứu viên lâu năm phụ trách khu vực Bắc Á tại Viện nghiên cứu Chatham House nói khó có khả năng Bắc Hàn sẽ chọn giải pháp đàm phán.

"Lí do vì hiện chính quyền của ông Kim đang quyết tâm hiện đại hóa quân sự, chính vì thế nếu đàm phán bị trì hoãn sẽ có lợi cho Bắc Hàn".

Thế còn việc cô lập kinh tế ?

Đã có nhiều nỗ lực của cộng đồng quốc tế và Liên Hợp Quốc để trừng phạt kinh tế đối với Bắc Hàn.

Việc phương Tây giảm các chương trình viện trợ lương thực khiến Bắc Hàn đối mặt với nguy cơ đói kém trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp này không làm chậm lại các chương trình quân sự của quốc gia này.

Trung Quốc được cho là là trụ đỡ của nền kinh tế Bắc Hàn, nhờ vào lượng dầu hỏa mà nước này nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm.

Theo nguồn tin không tiết lộ danh tính, tập đoàn dầu lửa nhà nước Trung Quốc đã ngưng việc cung cấp cho Bình Nhưỡng.

Mỹ cũng đưa ra cấm vận với những ngân hàng Trung Quốc vị cáo buộc rửa tiền cho Bắc Hàn.

Tuy nhiên, mấu chốt là Trung Quốc sẽ do dự trong việc gây sức ép kinh tế đối với Bắc Hàn nếu điều này gây đến bất ổn và hỗn loạn tại biên giới hai nước.

Vẫn theo lời Nilsson-Wright, Trung Quốc đang cố gắng đóng vai trò môi giới trung lập cho đàm phán giữa Mỹ và Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, mấu chốt vẫn là thiện chí của Bắc Hàn có sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán hay không, theo nhận định từ phía Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.

bac3

Ngành công nghiệp xuất khẩu than đá của Bắc Hàn đang bị thế giới cô lập, nhưng chính quyền nước này vẫn không hề nao núng

Biện pháp quân sự ?

Đây không phải là một lựa chọn khả thi.

Các biện pháp quân sự đối phó với Bắc Hàn đồng nghĩa với tổn thất lớn về sinh mạng người dân và quân lính.

Việc truy tìm và phá hủy kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn cũng sẽ khó khăn vì được chôn sâu dưới lòng đất, theo các chuyên gia quân sự.

Bắc Hàn sở hữu khoảng một triệu quân lính và một số lượng lớn vũ khí hóa học và sinh học, đủ để cày nát thủ đô Seoul và vùng lân cận trong vòng "một nốt nhạc".

"Nếu Hàn Quốc khiêu khích quân sự Bắc Hàn, rủi ro và hậu quả từ việc bị đáp trả là rất lớn", vẫn theo tiến sĩ Nilsson-Wright.

Ám sát lãnh tụ ?

Trong quá khứ, Hàn Quốc đã thảo luận chính sách 'trừ khử', thực hiện ám sát nhân vật lãnh đạo trong chính quyền Bắc Hàn của ông Kim Jong-un.

Đây có thể là một cách đưa Bắc Hàn trở lại bàn đàm phán vì lo ngại khả năng ám sát Kim Jong-un đã tăng lên từ đầu năm nay, khi có tin là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm trừ khử nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là nếu ám sát có xảy ra, thì ai sẽ là người lấp chỗ trống quyền lực trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Tầng lớp tinh hoa nước này có lợi ích trong việc duy trì chính quyền Kim, trong khi đó lại thiếu vắng sự tồn tại của Đảng đối lập tại đây.

**********************

Nga và Trung Quốc nhất trí cần phải đóng băng chương trình hạt nhân Triều Tiên (Tin Tức, 04/07/2017)

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga và Trung Quốc đã nhất trí cần phải đóng băng chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng như các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc.

bac4

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh : RT

Theo RT (Russia Today), trong cuộc họp báo sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Moskva ngày 4/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói : "Chúng tôi đã nhất trí thúc đẩy sáng kiến chung dựa trên kế hoạch từng bước ổn định bán đảo Triều Tiên của Nga và các ý kiến của Trung Quốc nhằm đóng băng các hoạt động tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, cũng như các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và Hàn Quốc".

Moskva và Bắc Kinh nhấn mạnh rằng cần phải quan tâm tới những quan ngại về an toàn của Triều Tiên và nhận định rằng những quan ngại của Triều Tiên là "điều hợp lý".

"Hai bên nhấn mạnh rằng những lo ngại hợp lý của Triều Tiên cần được tôn trọng. Các nước khác cần có bước đi nhất định để nối lại đàm phán, tạo ra xu hướng hòa bình và tin tưởng lẫn nhau", tuyên bố chung của các Bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc cho biết. 

Ngoài ra, tuyên bố chung nhấn mạnh : "Phải loại bỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên".

Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên vừa thông báo thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đầu tiên. Vụ việc khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng kêu gọi Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của Triều Tiên, có những bước đi mạnh mẽ đối với Bình Nhưỡng nhằm chấm dứt hẳn vấn đề này. 

Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu với báo giới tại Tokyo rằng, vụ phóng mới nhất của Triều Tiên rõ ràng cho thấy mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng. Ông khẳng định, Nhật Bản sẽ phối hợp với Hàn Quốc và Mỹ để gây thêm sức ép lên Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đóng vai trò "xây dựng" trong việc giải quyết vụ việc. 

Trần Minh

********************

Nga, Trung kêu gọi đình ch nhng v th phi đn ca Bc Triu Tiên (VOA, 04/07/2017)


Nga và Trung Quốc nht trí v s cn thiết phi đình ch các chương trình ht nhân và phi đn đạn đạo ca Bc Triu Tiên cũng như các cuc tp trn quân s quy mô ln ca M và Hàn Quc.

bac5

Tổng thng Nga Vladimir Putin (phi, thứ hai) hội kiến Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình (trái) ti Đin Kremlin, Moscow, ngày 4 tháng 7, 2017.

Vài giờ sau khi Bình Nhưỡng tuyên b phóng thành công mt phi đn đn đo liên lc đa vào ngày th Ba, Tng thng Nga Vladimir Putin thông báo s phi hp vi Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình thúc đy kế hoch ca h chng li mi đe da phi đn đang ln dn ca Bc Triu Tiên.

"Chúng tôi đã nhất trí ng h mnh m sáng kiến chung ca chúng tôi đ tìm ra mt gii pháp cho vn đ Bc Triu Tiên da trên chương trình tng bước ca Nga và nhng ý tưởng ca Trung Quc v vic đng thi đình ch hot đng ht nhân ca CHDCND Triu Tiên, cũng như nhng cuc din tp quân s chung ln ca Hoa Kỳ và Hàn Quc", ông Putin phát biu ti mt cuc hp báo sau cuc hi kiến gia hai nhà lãnh đạo Moscow.

Bắc Triu Tiên cho biết h đã phóng thành công mt phi đn đn đo liên lc đa, mt bước ngot quan trng trong n lc phát trin năng lc vũ khí ht nhân ca Bình Nhưỡng bt chp nhng cnh cáo liên tc ca cng đng quc tế.

Phi đạn này, được phóng t mt sân bay gn biên gii đông bc ca Trung Quc vi Bc Triu Tiên, đã rơi xung vùng đc quyn kinh tế ca Nht Bn, khiến gii chính tr Tokyo chn đng và mt ln na cho thy Bc Kinh không th kim soát được Bình Nhưỡng.

Sau đó trong tuần này, M, Hàn Quc và Nht Bn s t chc mt cuc hp ba bên bên l hi ngh thượng đnh Nhóm 20 Quc gia thành ph Hamburg, Đc. Hai nhà lãnh đo ca Nga và Trung Quc d kiến s tham dự.

*********************

Nga và Trung Quốc kêu gọi Bắc Hàn 'kiềm chế' (BBC, 04/07/2017)

Nga và Trung Quốc kêu gọi Bắc Hàn tạm ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa, sau khi Bình Nhưỡng nói đã thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần đầu tiên.

bac6

Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây.

Nga và Trung Quốc cũng nói cần tạm ngừng tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Bắc Hàn đã phóng một tên lửa đạn đạo từ khu vực miền tây nước này, nhà chức trách Nam Hàn và Nhật Bản cho hay.

Vụ phóng này được thực hiện lúc 09:40 sáng theo giờ địa phương, từ Banghyon tại Tỉnh Pyongan, hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn quân đội Nam Hàn cho biết.

Hãng tin NHK của Nhật dẫn nguồn bộ quốc phòng nước này nói tên lửa có thể rơi xuống vùng nước mà Nhật tuyên bố chủ quyền, thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây.

Bộ trưởng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói với các phóng viên rằng tên lửa này bay khoảng 40 phút và dường như rơi xuống Biển Nhật Bản.

Vụ phóng tên lửa được tiến hành một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm trong hai cuộc riêng biệt với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc về chủ đề Bắc Hàn.

Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm cho Bán đảo Triều tiên phi hạt nhân.

Tân tổng thống Nam Hàn mới được bầu Moon Jae-in cũng đã gặp ông Trump vào tuần trước.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng trước nói Bắc Hàn là "đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất" cho hòa bình và an ninh.

Trong tài liệu gửi cho Quốc hội trước hôm ra điều trần hôm 12/6, ông Mattis nói chương trình hạt nhân của Bắc Hàn là "nguy hiểm rõ rệt và hiện hữu".

Tổng thống Donald Trump từng nói Mỹ sẽ "giải quyết" mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn, dù Trung Quốc có giúp đỡ hay không.

"Nếu Trung Quốc không giải quyết Bắc Hàn, chúng tôi sẽ làm. Đó là những gì tôi muốn nói", ông Trump từng trong một bài phỏng vấn với tờ báo Anh, Financial Times, hồi tháng Tư năm nay.

Cũng trong tháng Tư, Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm và các tàu khu trục khác vào khu vực gần Bắc Hàn nhưng sau đó di chuyển theo hướng ngược lại.

Quay lại trang chủ
Read 843 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)