Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

01/04/2024

Biển Đông : Philippines không cô đơn trước sự hung hăng của Trung Quốc

Tổng hợp

Hoa Kỳ và thế cân bằng tinh tế để chống Trung Quốc ở Biển Đông

Minh Anh, RFI, 01/04/2024

Hoa Kỳ và Philippines có ký kết một hiệp ước phòng thủ chung, đòi hỏi bên này phải hỗ trợ bên kia trong trường hợp xảy ra "tấn công vũ trang". Tuy nhiên, việc đáp trả các hành động gây hấn ở "vùng xám" là điều khó khăn do ranh giới giữa hòa bình và xung đột là mờ nhạt. Đây chính là những gì Bắc Kinh đang trắc nghiệm, thăm dò khả năng can thiệp quân sự của Mỹ trong tương lai ở Biển Đông.

hoaky1

Tàu tuần duyên Hoa Kỳ Stratton (WMSL 752) cập cảng Manila, Philippines, ngày 1/6/2023. AP - Aaron avila

Trò chơi nguy hiểm này của Trung Quốc đã khiến ba quân nhân Philippines bị thương trong cuộc đối đầu gần đây nhất ở Bãi Cỏ Mây, khu vực đang có tranh chấp giữa Bắc Kinh và Manila. Theo phân tích Chang Jun Yan, chuyên gia quân sự trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS) tại Singapore với báo Time của Mỹ, khả năng Washington can dự vào một cuộc xung đột vũ trang có thể còn phụ thuộc vào ba biến số mà Mỹ không thể bỏ qua : ngăn chặn Trung Quốc, trấn an Philippines và ngoại giao với Bắc Kinh.

Nhưng Joseph Liow, giáo sư về chính trị so sánh và quốc tế, trưởng khoa đại học Công nghệ Nangyang (NTU) cũng tại Singapore nhắc đến yếu tố thứ tư : Chính trị trong nước của Mỹ. Làm thế nào Washington giải thích cho người dân hiểu rằng việc Mỹ tham gia xung đột là vì lợi ích của họ – một quá trình có nguy cơ dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc – chỉ vì một bãi đá nằm cách xa nước Mỹ hàng ngàn dặm ?

Thế cân bằng tế nhị

Nhiều nhà phân tích được Time trích dẫn đều đi đến một nhận xét : Hoa Kỳ đang rơi vào một tình thế khó khăn, phải cân nhắc và phải "cân bằng giữa việc không làm gì và làm quá nhiều" trong bối cảnh gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Nếu phớt lờ và để Bắc Kinh tiếp tục các hành động gây hấn với Manila, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích của Washington như nguy cơ mất tuyến đường hàng hải quan trọng, mất vị thế đối tác an ninh cùng với khả năng tiếp cận các căn cứ quân sự Philippines. Nhà nghiên cứu Kevin Chen, cũng thuộc RSIS, cảnh báo đối mặt với sự quyết đoán của Trung Quốc, rủi ro không chỉ cao cho Philippines mà cả cho uy tín cũng như chiến lược phòng thủ của Mỹ trong khu vực.

Nhưng nếu can thiệp, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng tồi tệ, rủi ro đi đến xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc là cao. Bất kể bên nào gây chiến, điều đó đều không có lợi cho Mỹ. Điều này giải thích vì sao, tổng thống Joe Biden trong thông điệp Liên bang, khẳng định tìm kiếm "sự cạnh tranh chứ không phải xung đột". Đây cũng là điều các nước trong khu vực mong muốn, bởi vì bùng nổ xung đột vũ trang ở Biển Đông, "chẳng có lợi cho bên nào", theo như nhận định từ chuyên gia Chang Jun Yan.

Thế nên, trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hiện nay, chính quyền Biden nỗ lực gia tăng các tiếp xúc ngoại giao kể cả với những nước có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc (như Cam Bốt, Miến Điện) cũng như là các nước trung lập về chính trị trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường (Indonesia và Singapore).

Can thiệp gián tiếp

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là Mỹ không làm gì cả. Các biện pháp trừng phạt, tăng cường năng lực quân sự cho các đồng minh, thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế và ủng hộ nguyên tắc tự do lưu thông hàng hải trong khu vực... được xem như là những cơ chế can thiệp gián tiếp.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây ấn tượng với Trung Quốc rằng, đối đầu vũ trang với Mỹ "sẽ mang lại nhiều rủi ro nghiêm trọng về an ninh, kinh tế và ngoại giao". Các hoạt động ngoại giao, quân sự như tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Philippines trong tháng Tư này hay tuần tra chung như một lời nhắc nhở hữu hình về hỗ trợ quốc phòng của Mỹ.

Collin Koh, thuộc RSIS, lưu ý, chớ nên trông đợi nhiều vào việc Hoa Kỳ sẽ chấm dứt được hành động hung hăng của Trung Quốc. Tất cả những động thái này cho đến nay cho thấy Hoa Kỳ đang tìm cách kềm chế Trung Quốc leo thang và phần nào đã thành công. Những gì Washington đang làm là "vạch ranh giới cho Bắc Kinh, chớ nên vượt qua".

Dù vậy, các chuyên gia được Time phỏng vấn cũng cảnh báo trong trường hợp xảy ra sự cố chết người, nếu Hoa Kỳ không làm gì để ủng hộ các đồng minh như đã nói, uy tín và khả năng lãnh đạo của Mỹ sẽ bị tổn hại với những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí không thể khắc phục được ! 

Minh Anh

Nguồn : RFI, 01/04/2024

************************

Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Philippines tăng cường an ninh hàng hải

Minh Anh, RFI, 31/03/2024

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã ra lệnh cho chính phủ tăng cường phối hợp an ninh hàng hải để đương đầu với "một loạt thách thức nghiêm trọng" đối với toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình vào lúc các tranh chấp với Trung Quốc leo thang.

phi1

Tầu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng tấn công một tầu viện trợ Philippines cho Bãi Cỏ Mây, ở Biển Đông ngày 05/03/2024. AP - Aaron Favila

Theo báo mạng Philstar của Philippines, sắc lệnh 57 ký hôm thứ Hai 25/3 và được công bố hôm nay, 31/3/2024, là nhằm "giải quyết toàn diện" các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hàng hải đối với các vùng biển rộng lớn của Philippines.

Lệnh này của tổng thống Marcos cho phép mở rộng và tổ chức lại hội đồng hàng hải của chính phủ khi cho đổi tên Hội đồng Giám sát Bờ biển Quốc gia (NCWC) thành Hội đồng Hàng hải Quốc gia, bổ sung cố vấn an ninh quốc gia, tổng cố vấn pháp luật, giám đốc Cơ quan Điều phối Tình báo Quốc gia và Lực lượng đặc nhiệm Biển Đông.

Cơ quan hàng hải mới này có vai trò chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm đảm bảo khuôn khổ "thống nhất, phối hợp và hiệu quả cho an ninh hàng hải và nhận thức về lĩnh vực này của quốc gia. Hội đồng Hàng hải Quốc gia sẽ được 13 cơ quan và bộ ngành hỗ trợ, trong đó có bộ Quốc Phòng và Cơ quan Điều phối Tình báo Quốc gia. Ngoài ra, lực lượng Đặc nhiệm Quốc gia về Biển Tây Philippines (Biển Đông) cũng sẽ trực thuộc Hội đồng.

Văn bản này tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng diễn ra sau một loạt các cuộc đối đầu và cáo buộc lẫn nhau giữa hai nước ở Biển Đông. Ông Marcos cho rằng bất chấp các nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh trong lĩnh vực hàng hải, nhưng "Philippines vẫn tiếp tục đối mặt với một loạt thách thức nghiêm trọng đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như nền hòa bình của người dân Philippines."

Sắc lệnh này được ban hành vài ngày sau khi tổng thống Marcos cho biết Philippines sẽ thực hiện các biện pháp đối phó chống lại "các cuộc tấn công bất hợp pháp, cưỡng bức, hung hãn, và nguy hiểm" của cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc.

Theo Politico, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông sẽ là chương trình nghị sự cho cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên Hoa Kỳ - Nhật Bản – Philippines, dự kiến diễn ra tại Washington trong tháng 4/2024. Nhân cuộc họp này, Washington – Tokyo – Manila dự kiến thông báo tổ chức các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.

Minh Anh

****************************

Nhật Bản và Mỹ thắt chặt hợp tác an ninh với Anh, Úc và Philippines

Chi Phương, RFI, 31/03/2024

Washington và Tokyo sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh và công nghệ phòng thủ, cũng như tăng cường tập trận chung ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương với Anh, Úc và Philippines, để đối phó với Trung Quốc.

phi2

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson (CVN 70) và các chiến hạm hộ tống của Mỹ bên cạnh hai khu trục hạm JS Ikazuchi và JS Chokai của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Thái Bình Dương. Ảnh của Hải quân Hoa Kỳ ngày 19/09/2021. AP - MC2 Haydn Smith

Theo nguồn tin từ Kyodo, hôm 30/03/2024, việc hợp tác giữa 5 nước cụ thể ra sao sẽ được làm rõ trong cuộc gặp giữa thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh ngày 10/04 ở Washington. Kishida và Biden cũng có thể thảo luận về sự hợp tác của Nhật Bản với liên minh AUKUS (Anh-Úc-Mỹ) về chiến tranh tàu ngầm hoặc robot.

Những năm gần đây, Anh Quốc can dự nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và có kế hoạch triển khai tàu sân bay tấn công tới khu vực này vào năm 2025. Nhật Bản, Mỹ và Anh cũng dự kiến sẽ thảo luận về việc tổ chức các cuộc tập trận chung gần Biển Nhật Bản tại chuyến công du đến Hoa Kỳ sắp tới.

Về phía Úc, Nhật Bản và Mỹ dự trù sẽ thảo luận về kế hoạch cải thiện khả năng tương tác và chuyển giao các công nghệ phòng thủ.

Tại Washington, Kishida, Biden và tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên để thúc đẩy hợp tác về an ninh hàng hải, đồng thời thảo luận về việc mở rộng các cuộc tập trận chung cũng như viện trợ quốc phòng của Nhật Bản cho Philippines.

Nhật Bản hy vọng sẽ thắt chặt hợp tác với 3 đồng minh của Hoa Kỳ là Anh, Úc, Philippines, để đối phó với các hoạt động quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, theo Kyodo, các liên minh quân sự này lại có thể khiêu khích Bắc Kinh, gây ra sự chia rẽ và bất ổn trong khu vực.

Chi Phương

********************************

Philippines tuyên b s không nhượng b trước Trung Quc ‘k c

Reuters, VOA, 29/03/2024

Philippines không mong có mt cuc chiến hay nhng rc ri Bin Đông nhưng s không s hãi đến mc phi im lng, phc tùng hay khut phc, B Quc phòng nước này nói hôm 29/3.

phi3

Hình chp t video do Cnh sát Bin Philippines công b hôm 5/3 cho thy 2 tàu tun duyên Trung Quc phun vòi rng vào tàu dân s Unaizah do Quân đi Philippines thuê đ làm nhim v tiếp tế gn Bãi C Mây trên Bin Đông.

Đây là hành đng thách thc mi nht ca Philippines trong làn sóng phn đi gay gt đi vi Trung Quc gia tranh chp trên bin.

B Quc phòng Philippines nói trong mt tuyên b rng nhng lun điu gn đây ca Trung Quc cho thy tình trng cô lp ca h vi phn còn li ca thế gii v "các hot đng bt hp pháp và thiếu văn minh" Bin Đông.

"Điu đó cũng cho thy chính ph Trung Quc không có kh năng tiến hành các cuc đàm phán ci m, minh bch và hp pháp. Nhng gì h làm ch là lên ging k c, và nếu không làm được điu đó, thì s da nt các nước nh hơn", b này nói trong tuyên b.

Tuyên b này nhm đáp li vic B Quc phòng Trung Quc cáo buc Philippines hôm 28/3 v các hành đng khiêu khích, tung thông tin sai lch và phn bi sau khi Manila cáo buc Bc Kinh có hành vi gây hn trong vùng đc quyn kinh tế ca Philippines.

Người phát ngôn B Quc phòng Trung Quc Ngô Khiêm nói hôm 28/3 rng Philippines phi chu trách nhim v s rn nt trong quan h, yêu cu nước láng ging chm dt nhng vic mà phía Trung Quc gi là hành vi xâm phm và khiêu khích.

Tng thng Philippines Ferdinand Marcos (con) hôm 28/3 làm gia tăng căng thng trong cuc tranh chp vn đang leo thang, nói rng đt nước ca ông s thc hin các bin pháp đi phó, dù không nói c th hơn, trước "các cuc tn công bt hp pháp, cưỡng bc, hung hãn và nguy him" ca lc lượng hi cnh Trung Quc. Bc Kinh tuyên b ch quyn đi vi gn như toàn b Bin Đông.

Cuc khu chiến bt ngun t mt lot tranh chp gn Bãi C Mây khi Philippines thc hin các nhim v tiếp tế cho mt nhóm binh sĩ được c đến đ bo v mt tàu chiến đang mc nát được c tình neo đu trên mt bãi cn t cách đây 25 năm đ thúc đy các tuyên b ch quyn ca nước này.

Nguồn : RFA, 30/03/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Minh Anh, Chi Phương, Reuters
Read 145 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)