Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

09/04/2024

Mỹ-Nhật làm đầu cầu hỗ trợ Philippines chống Trung Quốc

Tổng hợp

Thượng đỉnh Mỹ - Nhật - Philipines : Hỗ trợ Manila trở thành tiền đồn chống Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 09/04/2024

Hôm 09/04/2024, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Washington nhằm thảo luận về tnhững hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và sau những rạn nứt trong hợp tác song phương.

biendong1

Các tàu chiến của Mỹ, Philippines, Nhật Bản và Úc diễn tập trên vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ngày 7/4/2024 - Ảnh : AFP

Trong tuần này, tại Washington liên tiếp diễn ra các cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với thủ tướng Nhật Kishida, rồi đến thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Philippines. Trong nỗ lực ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, mối quan hệ đồng minh Washington - Tokyo và Manila sẽ được củng cố với mục tiêu trọng tâm là biến Philippines thành tiền đồn trong chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Mỹ, Nhật Bản và Philippines từng có những mối liên quan với nhau về mặt lịch sử, không phải lúc nào cũng tốt đẹp, thậm chí đã từng là cựu thù của nhau. Nhưng trong hiện tại, ba nước đã trở thành những đồng minh trên tuyến phòng thủ chống Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Cuộc họp thượng đỉnh ba bên tại Nhà Trắng ngày 11/04 có mối quan tâm chung là đe dọa đến từ Trung Quốc. Theo nhiều nguồn thạo tin, sau cuộc họp, lãnh đạo các nước sẽ có những thông báo quan trọng về việc tăng cường hợp tác quân sự ba bên nhằm giúp Manila chống đỡ, với đà bành trướng ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển, nơi một phần ba lượng hàng hóa trao đổi của thế giới đi qua.

Philippines "không có lựa chọn"

Chuyên gia Greg Poling thuộc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) cho rằng "Philippines cảm thấy không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường liên minh an ninh với Mỹ và các đối tác khác. Chính quyền Marcos tin rằng Bắc Kinh sẽ còn tỏ ra hung hãn hơn ở Biển Đông".

Từ năm ngoái đến nay, liên tiếp các vụ va chạm lớn đã xảy ra giữa các tàu hải cảnh hay dân quân biển của Trung Quốc với các tàu của hải quân Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế cho binh sĩ đóng trên con tàu đắm "BRP Sierra Madre" tại bãi Cỏ Mây, nằm cách bờ đảo Palawan của Philippines 190 km, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Những hành động khiêu khích gây hấn của Trung Quốc ở chốt tiền tiêu, biểu tượng cho quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Philippine này, gia tăng theo nhịp độ quan hệ đồng minh giữa Manila và Washington. Tại Philippines, dư luận cho rằng các hành động của Trung Quốc ở xung quanh bãi Cỏ Mây gần đây đang vượt quá các hành vi gây rối, chủ yếu nhằm thử phản ứng có thể của các thỏa thuận quốc phòng mà chính quyền Philippines đã ký với Hoa Kỳ.

Philippines và Nhật Bản đều là những đồng minh của Hoa Kỳ trong khuôn khổ hiệp ước quốc phòng. Quân đội Mỹ vẫn duy trì các căn cứ quân sự thường trực tại Nhật và gần đây đã được quyền tiếp cận trở lại một loạt các căn cứ tại Philippines. Theo giới phân tích, những mối đe dọa từ Trung Quốc liên kết ba nước với nhau nằm ở ba vùng biển chủ chốt : Eo biển Đài Loan, Biển Đông và quần đảo Senkaku, nằm đưới sự kiểm soát của Tokyo, trong vùng biển Hoa Đông. Trong trường hợp xảy ra xung đột, Trung Quốc sẽ không thể bỏ qua một trong ba khu vực chỉ cách nhau có vài trăm km.

Đài Loan là điểm nóng có nhiều khả năng nổ ra xung đột hơn cả. Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận bình đã nhiều lần khẳng định quyết tâm thôn tính hòn đảo và không loại trừ sử dụng vũ lực. Tổng thống Marcos, trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang tin Nikkei Asia hồi năm ngoái đã nói : "Nếu thực sự xảy ra xung đột trong vùng này. Rất khó có thể nghĩ ra một kịch bản trong đó Philippines không bị lôi vào theo cách này hay cách khác". Trong khi đó các giới chức Nhật Bản đã nhấn mạnh rằng 90% nhu cầu năng lượng của nước này nhập khẩu đi qua vùng biển gần Đài Loan. Còn đối với Hoa Kỳ thì cuộc cạnh tranh chiến lược không để Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới thì ngày càng trở nên không khoan nhượng, trên mọi mặt trận có thể.

Trước khi những hoạt động ngoại giao bắt đầu ở Washington tuần này, hôm Chủ nhật (07/04) lần đầu tiên một cuộc tập trận chung diễn ra ngoài khơi Philippines, của hải quân Mỹ, Nhật Bản, Úc và Philippines. Nhiều chuyên gia thắc mắc liệu không biết các nước tham gia tập trận này trong tương lai có dám hộ tống tàu Philippines đến tiếp viện cho cho chốt tiền tiêu ở bãi Cỏ Mây hay không ? Chắc là không có ai. Chính phủ Nhật Bản mới đây đã từ chối tham gia tuần tra trong vùng eo biển Đài Loan vì không muốn xảy ra rủi ro va chạm với Trung Quốc.

Anh Vũ

Đọc thêm : 

Philippines và Trung Quốc lại cáo buộc nhau gây ra các vụ đụng độ ở Biển Đông

*****************************

Thủ tướng Nhật Bản công du Hoa Kỳ trong bối cảnh lo ngại chung về Trung Quốc

Minh Phương, RFI, 09/04/2024

Hôm nay, 09/04/2024, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Washington nhằm thảo luận về những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và sau những rạn nứt trong hợp tác song phương.

biendong2

Lễ đón thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và phu nhân tại sân bay Andrews Air Force Base, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 08/04/2024. AP - Susan Walsh

Theo AP, thủ tướng Nhật Bản cùng phu nhân đến thăm phòng Thương mại Hoa Kỳ trước khi tới Nhà Trắng vào tối nay. Lãnh đạo hai nước sẽ có cuộc hội đàm và dự chiêu đãi khách mời cấp Nhà nước vào tối vào ngày mai.

Nhật Bản là đồng minh lâu đời mà tổng thống Biden coi là nền tảng trong chính sách Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Thủ tướng Kishida là nhà lãnh đạo thứ năm trên thế giới được tổng thống Mỹ chiêu đãi cấp nhà nước kể từ khi ông nhậm chức.

Theo chương trình nghị sự, thủ tướng Nhật cũng được mời phát biểu tại cuộc họp của Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ vào thứ Năm 11/04/2024.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh, tổng thống Biden tuyên bố phản đối kế hoạch bán công ty Mỹ US Steel cho Nippon Steel của Nhật Bản, dấu hiệu cho thấy sự rạn nứt rõ rệt trong hợp tác song phương.

Tháng 12 năm ngoái, Nippon Steel đã công bố kế hoạch mua US Steel với giá 14,1 tỷ đô la, làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với việc làm, chuỗi cung ứng và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Đại sứ Mỹ Rahm Emanuel tại Tokyo ngày hôm qua đã tìm cách hạ thấp tác động của tuyên bố phản đối này với quan hệ song phương và ông thông báo chính quyền Biden đã phê duyệt một kế hoạch mang lại doanh thu hàng tỷ đô la cho một công ty con của công ty Nhật Bản Mitsui có trụ sở tại Hoa Kỳ để sản xuất cần cẩu.

Tổng thống Biden đang tìm cách tập trung chính sách đối ngoại nhiều hơn vào Thái Bình Dương ngay cả khi Hoa Kỳ đang phải đối mặt với chiến tranh Nga-Ukraine và Israel-Hamas. Nguyên thủ Hoa Kỳ hoan nghênh sự ủng hộ của Nhật Bản với Ukraine khi mà Tokyo là một trong những nhà tài trợ lớn nhất cho Kiev kể từ đầu cuộc chiến. Về phần mình, ông Kishida lo ngại rằng tương lai của Đông Á có thể sẽ giống như Ukraine hiện nay vì thái độ không cứng rắn với Nga sẽ khuyến khích Trung Quốc có các hành động tương tự.

Thứ Năm 11/04, thủ tướng Kishida sẽ tham gia cuộc gặp ba bên Nhật-Mỹ-Philippines trong bối cảnh leo thang căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa ba nước trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương cũng như bảo vệ trật tự quốc tế. Các nhà lãnh đạo dự kiến thảo luận kế hoạch nâng cấp cơ cấu chỉ huy quân sự của Mỹ tại Nhật Bản.

Minh Phương

*************************

Philippines - Mỹ - Nhật - Úc tập trận phối hợp đối phó "các tình huống hàng hải" ở Biển Đông

Thu Hằng, RFI, 08/04/2024

Ngày 07/04/2024, Philippines và ba đối tác Mỹ, Nhật Bản và Úc đã hoàn thành cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên ở phía tây đảo Luzon trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hăm dọa ở Biển Đông. Cuộc tập trận đa phương "Hoạt động hợp tác hàng hải" (MMCA) diễn ra vài ngày trước cuộc họp thượng đỉnh ba bên Philippines-Mỹ-Nhật ở Washington.

biendong3

Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng tấn công một tầu tiếp liệu của Philippines cho Bãi Cỏ Mây, ở Biển Đông ngày 05/03/2024. AP - Aaron Favila

Theo trang Inquirer, 5 chiến hạm và nhiều chiến đấu cơ tham gia cuộc tập trận. Hải Quân Philippines cử khinh hạm BRP Antonio Luna, tàu tuần tra BRP Valentin Diaz cùng máy bay trực thăng chống ngầm. Mỹ và Úc, mỗi nước điều một tàu tác chiến ven bờ (USS Mobile và HMAS Warramunga) và máy bay tuần tra chống ngầm P-8A Poseidon. Phía Nhật Bản có tàu khu trục JS Akebono. Chiến hạm của bốn nước tiến hành tập huấn liên lạc, chụp ảnh, "chiến thuật phân chia" (division tactics), tức kỹ thuật điều khiển tàu khi di chuyển gần các tàu khác và trong các tình huống khó khăn, và các cuộc tập trận khác ở phía tây đảo Luzon, trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines ở Biển Đông.

Trong thông cáo ngày 07/04, quân đội Philippines cho biết "những hoạt động này được thiết kế để tăng cường khả năng phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng trong những tình huống hàng hải khác nhau". Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines khẳng định cuộc tập trận MMCA (Multilateral Maritime Cooperative Activity) "thể hiện sự đoàn kết" và được tiến hành trong khuôn khổ "luật pháp quốc tế cho phép".

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hy vọng hoạt động diễn tập hàng hải bốn bên vừa kết thúc sẽ làm giảm các sự cố trên biển với Trung Quốc. Phát biểu ngày 08/04, ông cũng kêu gọi Trung Quốc đàm phán để ngăn các sự cố gia tăng, như đâm tàu, sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, đặc biệt là ở Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough trong những tháng gần đây.

Một nguồn tin chính phủ cho trang Inquirer biết nhiều tàu chiến Trung Quốc theo dõi các tàu tham gia cuộc tập trận cách đó 4 đến 8 hải lý. Về phía Trung Quốc, trang Hoàn Cầu Thời Báo, đăng một bài xã luận ngày 08/04 chỉ trích "Hành động khiêu khích của Philippines làm suy yếu sự ổn định khu vực" khi lôi kéo một số thế lực bên ngoài để làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Trung Quốc lặp lại luận điệu "có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Nam Hải Chư Đảo (các quần đảo ở Biển Đông) và các vùng biển lân cận".

Thu Hằng

***************************

Nht Bn tìm cách bo v li ích quc gia Bin Đông

VOA, 05/04/2024

Nht Bn sp ci thin quan h đi tác chiến lược vi Philippines ti cuc gp ba bên sp ti vi M trong bi cnh căng thng gia tăng gia Bc Kinh và Manila.

biendong4

Tng thng Philippines Ferdinand Marcos Jr., (trái) hp thưởng đnh vi Th tướng Nht Fumio Kishida ti Tokyo, ngày 9/2/2023.

Lãnh đo ba nước s gp nhau vào ngày 11/4 ti Washington, d kiến s tho lun v các vn đ an ninh hàng hi vn đang đưa Nht vào mt vai trò quân s mnh m hơn khu vc Châu Á - Thái Bình Dương.

Tháng trước, Trung Quc đã s dng vòi rng đ cn tr Philippines tiếp tế cho lc lượng đn trú khu vc tranh chp trên Bin Đông, mt cuc tn công mà Tng thng Ferdinand Marcos Jr. gi là "bt hp pháp, uy hiếp" và cn có các bin pháp đi phó.

Theo ông Alexander Vuving, giáo sư ti Trung tâm Nghiên cu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, bt chp khong cách đa lý ca Nht vi Bin Đông, li ích quc gia ca Nht Bn nm vic bo v hòa bình trên toàn khu vc.

"Theo quan đim ca Philippines, Nht Bn là đi tác quan trng th hai ca Manila Bin Đông, ch đng sau Hoa K, vì cam kết cao ca Nht Bn trong vic gi cho vùng bin này không b Trung Quc thng tr ; vì tim lc kinh tế và quân s mnh m ca Nht Bn ; và vì c ly ca Nht vi Bin Đông," ông nói vi đài VOA.

Bo v s thng tr khu vc

T do hàng hi trong khu vc bin này là rt quan trng đi vi Nht Bn, quc gia chng kiến 90% năng lượng và thương mi ca h đi qua Bin Đông. Nht Bn ph thuc nhiu vào vic nhp khu du thô t Rp Xê Út và Các Tiu vương quc Rp Thng nht, trong khi 1/4 tng thương mi ca Nht trong năm 2019 là t Liên hip Châu Âu và t các thành viên ASEAN, vn cũng da vào tuyến đường bin này.

Ông Vuving nói thêm rng Nht Bn đã thay đi chiến lược t vic ch ph thuc vào liên minh quân s M-Nht sang đóng vai trò ch đng hơn trong vic bo v li ích quc gia ca mình.

Ông nói : "Vic bo v các tuyến đường bin kết ni Nht Bn vi phn còn li ca lc đa Á-Âu là đim ni bt trong tm nhìn này bi vì các tuyến hàng hi này là mt trong nhng huyết mch chính trong chui cung ng ca Nht Bn".

Ông Ken Jimbo, giáo sư Đi hc Keio chuyên v chính sách quc phòng và an ninh Nht Bn, cho biết Nht Bn đang hướng ti vic kim soát s hin din trên bin ca Trung Quc.

Ông nói vi VOA : "V mt ngoi giao, [kim chế Trung Quc] cho phép Nht Bn cng c v thế ca mình khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương, thúc đy hp tác an ninh và quc phòng cht ch hơn vi các nước có cùng quan đim nhm đi trng vi s quyết đoán ca Trung Quc".

Nht Bn tuyên b vào cui năm ngoái rng h đang đàm phán vi Philippines v mt hip ước quc phòng được gi là Tha thun tiếp cn đi ng (RAA) nhm cung cp h tr an ninh tăng cường.

Ông Jimbo nói : "Vic đàm phán RAA Nht Bn-Philippines biu th s hp tác quân s ngày càng sâu sc, nhm nâng cao quan h quc phòng gia hai nước". "Nht Bn được coi là đng minh hùng mnh ca Philippines, không ch v trang b quân s mà còn vic tăng cường kh năng tương tác và liên kết chiến lược trước nhng thách thc an ninh chung trong khu vc".

Đu năm ngoái, hai nước đã ký các điu khon tham chiếu nhm đơn gin hóa th tc đ lc lượng Nht Bn vào Philippines h tr nhân đo.

Thêm xích mích vi Trung Quc ?

Vic Nht Bn đng v phía Philippines và M đã to ra xích mích trong mi quan h Trung-Nht vn đôi khi gp ghnh. Truyn thông nhà nước Trung Quc đưa tin vào cui tháng 3 rng Ngoi trưởng Trung Quc, Vương Ngh, kêu gi Nht Bn "thc hin các hành đng có li cho hòa bình và n đnh trong khu vc".

Ngun gc ca xích mích gia hai nước bao gm t s tc gin v vic Nht Bn s dng nô l tình dc trong Thế chiến Th hai cho đến vic x nước thi t nhà máy đin ht nhân Fukushima. Ngoài ra còn có tranh chp lâu dài v các đo Bin Hoa Đông mà Trung Quc gi là Điếu Ngư và Nht Bn gi là Senkaku.

Ông Jimbo cho rng hi ngh thượng đnh ba bên Washington có th làm căng thng mi quan h Trung-Nht, nhưng li ích ln hơn thit hi.

Ông nói : "Đây là mt đng thái có tính toán trong chiến lược khu vc rng ln hơn ca Nht Bn". ng lc ca quan h Nht Bn-Trung Quc rt phc tp, vi s ph thuc ln nhau v kinh tế cùng tn ti vi s cnh tranh chiến lược, cho thy c hai quc gia đu đã quen vi vic qun lý nhng biến đng trong mi quan h ca mình".

Ông Vuving cho rng Trung Quc khó có th phn ng bng cách gia tăng căng thng trên qun đo Điếu Ngư/Senkaku.

Ông nói : "Nhng căng thng như vy s ch cng c nim tin ca Nht Bn trong vic tìm kiếm s hp tác khu vc nhm ngăn chn s thng tr ca Trung Quc trong khu vc". "Trung Quc có th tìm cách gây tn hi cho Nht Bn v mt kinh tế, nhưng đi vi Nht Bn, s hp tác ba bên giúp khc phc cán cân quyn lc Bin Đông v lâu dàivà s vô cùng quan trng nếu xung đt xy ra Đài Loan".

Trung Quc hin là đi tác thương mi ln nht ca Nht Bn và là mt trong nhng đích đến đu tư ln nht ca các công ty Nht Bn. Theo d liu ca chính ph, Nht Bn xut khu cht bán dn và linh kin đin t sang Trung Quc và nhp khu thiết b vin thông và máy tính t nước này.

Các chuyên gia cho rng sau cuc gp ba bên, Nht Bn d kiến s c tàu hi quân tun tra cùng M và Philippines và có th s tham gia các cuc tp trn Bin Đông.

Nguồn : VOA, 05/04/2024

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Anh Vũ, Minh Phương, Thu Hằng, VOA tiếng Việt
Read 327 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)