Lần đầu tiên, Trung Quốc công bố cái mà họ gọi là một thỏa thuận bất thành văn năm 2016 với Philippines về quyền tiếp cận các đảo ở Biển Đông.
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và cựu Tổng thống Duterte phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc.
Động thái này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hơn nữa trên tuyến đường thủy đang tranh chấp, nơi phần lớn thương mại của thế giới đi qua mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Một tuyên bố từ Tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila nói "thỏa thuận đặc biệt tạm thời"đãđược đồng ý trong chuyến thăm Bắc Kinh của cựu Tổng thống Rodrigo Duterte cho phép đánh bắt cá quy mô nhỏ quanh các đảo nhưng hạn chế quyền tiếp cận của quân đội, lực lượng tuần duyên và các máy bay, các tàu chính thức khác tới giới hạn lãnh hải 12 hải lý (22 km) lãnh hải.
Tuyên bố nói Philippines tôn trọng thỏa thuận trong 7 năm qua nhưng kể từđóđã từ bỏ nóđể"hoàn thành chương trình nghị sự chính trị của riêng mình", buộc Trung Quốc phải hành động.
Tuyên bốđăng trên trang web của tòa đại sứ hôm 2/5 nói : "Đây là lý do cơ bản dẫn đến những tranh chấp không ngừng nghỉ trên biển giữa Trung Quốc và Philippines trong năm qua và hơn thế nữa".
Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. vàông Duterte đã phủ nhận việc đạt được bất kỳ thỏa thuận nào được cho là sẽ từ bỏ chủ quyền hoặc các quyền chủ quyền của Philippines cho Trung Quốc. Bất kỳ hành động nào như vậy, nếu được chứng minh, sẽ là một hành vi phạm tội có thể bị luận tội theo Hiến pháp năm 1987 của Philippines.
Tuy nhiên, sau chuyến thăm Bắc Kinh, ông Duterte đã bóng gió về một thỏa thuận như vậy mà không đưa ra thông tin chi tiết, ông Collin Koh, thành viên cấp cao tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam có trụ sở tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, và là chuyên gia về các vấn đề hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt làĐông Nam Á, cho biết.
"Ông ấy khoe rằng ông ấy không chỉ nhận được các cam kết đầu tư và thương mại của Trung Quốc mà còn đảm bảo cho ngư dân Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough", ông Koh nói, đề cập đến một trong những thực thể biển đang tranh chấp.
Ông Koh cho biết, cách dùng từ có chủý của Bắc Kinh trong tuyên bố"đáng chúý khi cho thấy rằng Bắc Kinh không có tài liệu chính thức nào để chứng minh trường hợp của mình và do đó chỉ có thể chủ yếu dựa vào tuyên bố bằng lời nói của ông Duterte".
Ông Marcos, người nhậm chức vào tháng 6/2022, cho báo giới biết hồi tháng trước rằng Trung Quốc khẳng định có một thỏa thuận bí mật như vậy nhưng nói rằng ông không biết việc đó.
"Người Trung Quốc khăng khăng rằng có một thỏa thuận bí mật và có lẽ là có, và tôi đã nói là tôi không biết, tôi không biết gì về thỏa thuận bí mật đó", ông Marcos, người đã kéo Philippines lại gần hơn với đối tác hiệp ước Hoa Kỳ. "Nếu có một thỏa thuận bí mật như vậy, bây giờ tôi sẽ hủy bỏ nó".
Ông Duterte, người đã nuôi dưỡng mối quan hệ nồng ấm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong suốt 6 năm làm tổng thống của mình, đồng thời công khai tỏ ra thùđịch với Hoa Kỳ vì nước này chỉ trích mạnh mẽ chiến dịch đẫm máu của ông bài trừ ma túy.
Mặc dù có lập trường chống Mỹ gần như kịch liệt trong chuyến thăm đối thủ chính của Washington năm 2016, nhưng ông nói rằng ông cũng không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với Bắc Kinh mà có thể xâm phạm lãnh thổ Philippines. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng ông vàông Tập đãđồng ý duy trì"nguyên trạng"ở vùng biển tranh chấp để tránh chiến tranh.
"Ngoài cái bắt tay với Chủ tịch Tập Cận Bình, điều duy nhất tôi nhớ là nguyên trạng, đó là từ ngữ. Sẽ không có tiếp xúc, không di chuyển, không có tuần tra vũ trang ởđó, vì vậy sẽ không có bất kỳ cuộc đối đầu nào", ông Duterte nói.
Khi được hỏi liệu ông cóđồng ý rằng Philippines sẽ không cung cấp vật liệu xây dựng để củng cố tiền đồn của tàu quân sự Philippines tại Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) hay không, ông Duterte nói rằng đó là một phần của việc duy trì hiện trạng nhưng nói thêm rằng không có thỏa thuận bằng văn bản.
"Đó là những gì tôi nhớ. Nếu đó là thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ thìđó sẽ luôn là một thỏa thuận nhằm giữ hòa bình ở Biển Đông", ông Duterte nói.
Chủ tịch Hạ viện Ferdinand Martin Romualdez, anh họ vàđồng minh chính trị của ông Marcos, đã ra lệnh điều tra cái mà một số người gọi là"thỏa thuận bất thành văn giữa hai chính phủ".
Trung Quốc cũng tuyên bố rằng các quan chức Philippines đã hứa sẽ kéo tàu hải quân cố tình neo đậu ở vùng nông của Bãi Cỏ Mây (Bãi cạn Second Thomas) vào năm 1999 để làm tiền đồn lãnh thổ của Manila. Các quan chức Philippines dưới thời ông Marcos nói rằng họ không biết về bất kỳ thỏa thuận nào như vậy và sẽ không di dời chiếc tàu chiến hiện đãđổ nát và rỉ sét do một nhóm nhỏ thủy thủ và thủy quân lục chiến Philippines điều khiển.
Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc Manila "vi phạm các cam kết" và"hành động bất hợp pháp"ở Biển Đông mà không nói rõ ràng.
Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông giàu trữ lượng cá, khíđốt và dầu mỏ. Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết của trọng tài quốc tế năm 2016 vốn vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh.
Các cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Manila đã bùng phát kể từ năm ngoái, với việc các tàu tuần duyên khổng lồ của Trung Quốc bắn vòi rồng áp suất cao vào các tàu tuần tra của Philippines, gần đây nhất làở ngoài khơi bãi cạn Scarborough vào cuối tháng trước, gây thiệt hại cho cả hai tàu Philippines. Họ cũng cáo buộc lẫn nhau về hành động nguy hiểm, dẫn đến va chạm nhỏ.
Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng đã triển khai các tàu Hải quân và máy bay chiến đấu trong cái mà họ gọi là các hoạt động tự do hàng hải nhằm thách thức các tuyên bố của Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo rằng họ có nghĩa vụ phải bảo vệ Philippines - đồng minh hiệp ước lâu đời nhất của họở Châu Á - nếu lực lượng, tàu hoặc máy bay của Philippines bị tấn công vũ trang, kể cảở Biển Đông.
AP
Nguồn : VOA, 04/05/2024