Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/01/2017

Tương lai quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN như thế nào ?

tổng hợp

'Mỹ vẫn gắn bó với ASEAN về an ninh' (BBC, 16/01/2017)

Bas du formulaire

asean1

Cuộc tập trận Hổ mang Vàng 2016 diễn ra tại Sattahip trong tháng Hai 2016

Việc Đô đốc Harry B. Harris thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ sẽ có mặt khai mạc cuộc tập trận chung Hổ mang Vàng lần thứ 36 tại căn cứ không quân Uta-pao, Thái Lan, hôm 14/2 tới đây cho thấy Mỹ vẫn rất gắn bó với khu vực, ký giả Kavi Chongkittavorn nhận xét trên báo The Nation của Thái Lan.

Sự hiện diện của Đô đốc Harris không chỉ chứng tỏ sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Thái Lan, mà còn thể hiện sự cam kết về an ninh của Mỹ trong bối cảnh các cường quốc khác như Trung Quốc và Nga đang ngày càng tạo ra nhiều thách thức cho khu vực.

Ông sẽ là quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ lần đầu tiên tới Thái Lan sau cuộc đảo chính 5/2014 ở Thái, sự kiện khiến quan hệ Thái-Mỹ xấu đi trầm trọng.

Cuộc tập trận với quy mô lớn hơn những năm trước cho thấy Hoa Kỳ đang xoay sang các đồng minh ở Đông Nam Á sau một thời gian chú trọng vào vấn đề an ninh Philippines và các tranh chấp tại Biển Đông, the Nation nhận xét.

Đây là sự chuyển dịch lớn, đặc biệt là trong bối cảnh sự hiện diện của Hoa Kỳ và đồng minh tại Đông Nam Á đang yếu đi trong lúc các cường quốc khác có cơ hội gia tăng vai trò tại khu vực.

Với việc Mỹ vắng bóng kể từ sau cuộc đảo chính, Thái Lan đã nhanh chóng phát triển quan hệ quốc phòng với các nước khác như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tại khu vực, trong những năm qua, cả Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đều đã đưa ra các khung hợp tác hoạt động trong lĩnh vực an ninh để khối ASEAN cân nhắc.

Lúc này, khối vẫn chưa xem xét nghiêm túc bất kỳ đề xuất nào.

asean2

Các nước khối ASEAN hiện chưa xem xét các đề xuất hợp tác an ninh khu vực do Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đưa ra trong các năm qua

Hiện vẫn còn quá sớm để nói liệu các đề xuất an ninh đó có chịu chung số phận như đề xuất hợp tác an ninh Châu Á mà Australia đưa ra nhưng bị ASEAN bác bỏ ngay hay không.

Cho tới nay, mới chỉ có Campuchia công khai tuyên bố hồi cuối năm ngoái rằng Phnom Penh chắc chắn ủng hộ Hiệp định Thân thiện và Hợp tác do Trung Quốc đưa ra.

Sự hậu thuẫn của ASEAN cho khung hoạt động mà Trung Quốc đưa ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kết quả đàm phán hiện nay về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) cũng như thái độ của Bắc Kinh đối với tình hình ASEAN.

Mới đây, Trung Quốc công bố chính sách hợp tác an ninh Châu Á-Thái Bình Dương trong đó tuyên bố Bắc Kinh coi ASEAN là "một ưu tiên trong quan hệ ngoại giao, và ủng hộ mạnh mẽ sự hội nhập, xây dựng cộng đồng ASEAN cũng như việc trung ương hóa hợp tác khu vực".

Cũng trong nội dung tài liệu được công bố hôm 11/1, Bắc Kinh nói sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới của Mỹ để "theo đuổi chính sách không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".

Hổ mang Vàng 2017

Với việc Hổ mang Vàng 2017 sẽ diễn ra trong 10 ngày vào tháng Hai tới, chỉ chưa đầy một tháng sau khi Tổng thống tân cử Donald Trump chính thức nhậm chức, giới chức quân sự Thái tin rằng chính phủ mới của Hoa Kỳ sẽ lựa chọn những đối tác tốt nhất tại Á châu, bất chấp nhiều nhận xét trái ngược nhau mà ông Trump và đội ngũ xây dựng chính sách ngoại giao của ông đưa ra trong hai tháng qua.

Hồi tháng Tám năm ngoái, tin tức dự tính cuộc tập trận năm nay chỉ triển khai 'đơn giản', với nội dung chủ yếu tập trung vào việc lên kế hoạch quân sự. Có dự kiến là Hổ mang Vàng 2017 có quy mô thu hẹp lại so với những lần trước về cả lượng thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và lính Thái. Số quân nhân các nước khác tới tham dự cũng ít đi, và số lượng các quan sát viên cũng bị cắt bớt.

Nay tin tức xác nhận rằng số quân nhân Mỹ-Thái dự tập trận sẽ cao hơn các lần của năm 2015 và 2016, có thể lên tới trên 10 ngàn người. Số các nước gửi quân tham dự sẽ là trên 10 quốc gia, cả trong hoạt động tập trận và các chương trình huấn luyện.

***********************

Campuchia đơn phương hủy tập trận chung với Hoa Kỳ (RFA, 16/01/2017)

asean3

Tướng Pawling thuộc lực lượng không quân Mỹ (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) trong cuộc tập trận chung đa quốc gia tại Campuchia ngày 17/7/2010. AFP photo

Campuchia đã thông báo với Hoa Kỳ rằng Phnom Penh đơn phương hủy bỏ cuộc tập trận chung thường niên với Washington mặc dù sự kiện này dự kiến bắt đầu vào ngày hôm nay.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia Tướng Chhum Socheath cho biết cuộc tập trận Angkor Sentinel đã phải hoãn lại vì Campuchia không thể tham gia bởi hai sự kiện quan trọng : cuộc bầu cử địa phương vào tháng Sáu và chiến dịch diệt trừ tội phạm về ma tuý kéo dài trong 6 tháng.

Phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ Jay Raman xác nhận rằng các cuộc tập tận chung cho năm 2017 và 2018 đã bị hủy bỏ. Ông cho biết trao đổi quân sự và các chương trình đào tạo không bị ảnh hưởng.

Một số nhà phân tích cho rằng việc hủy bỏ do sức ép của Trung Quốc, tuy nhiên các quan sát viên quốc tế tin rằng sẽ mạnh mẽ hơn sau khi Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Quan điểm của Trump về Trung Quốc không được thân thiện và ông đã đề nghị rằng Hoa Kỳ có thể làm giảm sự tham gia của mình trong khu vực.

Các quốc gia Đông Nam Á, thậm chí các đồng minh truyền thống của Mỹ như Philippines gần đây đã bị Bắc Kinh thu hút gần gũi hơn với Trung Quốc. Campuchia phụ thuộc vào Trung Quốc và là đồng minh quan trọng nhất của Bắc Kinh và Phnom Penh đã chứng tỏ thiện chí của mình với Bắc Kinh trong các sự kiện ​​ngoại giao, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chhum Socheath và phát ngôn viên của Hoa Kỳ đều sử dụng thuật ngữ "hoãn" để mô tả việc hủy bỏ cuộc tập trận chung năm nay.

Quay lại trang chủ
Read 591 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)