Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

18/01/2017

Biển Đông : Bắc Kinh dịu giọng, Hà Nội lấn tới

tổng hợp

Việt Nam, Trung Quốc dịu giọng trên vấn đề Biển Đông (RFI tiếng Việt, 18/01/2017)

vntq1

Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc gặp giới trẻ Việt-Trung, tại Hà Nội, ngày 06/11/2017 - AFP

Trong viếng thăm Trung Quốc từ ngày 12 đến 15/01/2017, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã được tiếp đón rất long trọng ở Bắc Kinh và đã hội đàm với chủ tịch Tập Cận Bình trong bầu không khí được mô tả là "thân tình, hữu nghị".

Theo thông cáo chung được công bố sau chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo hai nước cũng đã trao đổi "thẳng thắn và chân thành" về các vấn đề trên biển, đặc biệt là về tranh chấp Biển Đông, hồ sơ vẫn gây xáo trộn quan hệ giữa hai nước. Hai bên cam kết sẽ "kiểm soát tốt các bất đồng trên biển", không có hành động "làm phức tạp, mở rộng tranh chấp". 

Một điểm đáng chú ý khác trong thông cáo chung nói trên, đó là ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình đã đồng ý sẽ "thúc đẩy vững chắc" đàm phán phân định khu vực vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và "tích cực thúc đẩy" hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. 

Cho tới nay, Việt Nam vẫn được xem là quốc gia chống đối mạnh mẽ nhất sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, tranh giành chủ quyền với Bắc Kinh ở Trường Sa và thường xuyên chỉ trích sự kiểm soát của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Năm 2014, vụ giàn khoan Hải Dương 981 đã khiến hai nước suýt đụng độ nhau trên biển. 

Nhưng quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã được cải thiện. Trước ông Nguyễn Phú Trọng, vào tháng 09/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã đi thăm Bắc Kinh và đã đồng ý với thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là hai nước phải "kiểm soát tốt bất đồng trên biển". 

Trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump sắp chính thức nhậm chức, có thể kéo theo những thay đổi lớn trong chính sách của Hoa Kỳ về Châu Á, Hà Nội buộc phải tái cân bằng quan hệ với Bắc Kinh, không dựa quá nhiều vào Washington, cho nên phải dịu giọng trên vấn đề Biển Đông. 

Mặt khác, tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump đã báo trước sẽ rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, khiến hiệp định này có nguy cơ bị khai tử, trong khi hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam, quốc gia mà nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu. Đây cũng là lý do khiến Việt Nam phải "xoay trục" phần nào về phía Trung Quốc. 

Về phần Trung Quốc, sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực vào đầu tháng 7 năm ngoái bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của họ ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng buộc phải tìm giải pháp thương lượng với các nước tranh chấp khác, nhất là Việt Nam. 

Theo lời ông Denny Roy, nhà nghiên cứu tại cơ quan tư vấn East-West Center của Mỹ, khi tỏ thái độ muốn tìm một giải pháp hòa bình với các nước tranh chấp khác, Bắc Kinh nhắm đến việc giảm thiểu tác hại của phán quyết nói trên. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở song phương hơn là thông qua các cơ chế đa phương như khối ASEAN hoặc tòa án quốc tế. Khi thỏa thuận với phía Việt Nam là sẽ "tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được" cho vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh chắc là muốn đẩy Hà Nội đi theo hướng song phương hơn là đa phương.

Thanh Phương

**********************

Dù Biển Đông căng thẳng, Việt Nam vẫn ký thỏa thuận với ExxonMobil (RFI, 18/01/2017)

vntq2

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí ExxonMobil tại Texas, Hoa Kỳ - REUTERS

Ngày 13/01/2017, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã cùng với Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã ký với tập đoàn dầu khí Mỹ ExxonMobil hai văn bản : thỏa thuận khung phát triển dự án khai thác mỏ khí Cá Voi Xanh và thỏa thuận khung hợp đồng bán khí của mỏ này.

Mỏ khí Cá Voi Xanh là dự án khí lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Mỏ này nằm cách bờ biển tỉnh Quảng Nam, miền Trung Việt Nam, khoảng 80 km, với trữ lượng được ước tính khoảng 150 tỷ mét khối khí. Mục tiêu mà dự án đề ra là sẽ đạt dòng khí đầu tiên vào năm 2023 để cung cấp cho miền Trung Việt Nam. Nhưng mỏ khí Cá Voi Xanh nằm trong vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Thỏa thuận nói trên được ký kết đúng vào lúc ông John Kerry đang viếng thăm Việt Nam lần cuối trong cương vị ngoại trưởng Mỹ, còn ông Nguyễn Phú Trọng công du Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi tái đắc cử tổng bí thư Đảng. Một sự trùng hợp về thời điểm nhưng nó cũng phản ánh chính sách của Việt Nam gọi là "đa phương hóa và đa dạng hóa" quan hệ ngoại giao.

Thỏa thuận này cũng được ký chỉ vài ngày sau khi ngoại trưởng được chỉ định của Mỹ, Rex Tillerson, nguyên là một lãnh đạo của tập đoàn ExxonMobil, đã gây phản ứng giận dữ từ báo chí chính thức của Trung Quốc, khi lên tiếng yêu cầu cấm Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo ở Biển Đông, vì theo ông việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo này là "phi pháp", chẳng khác gì việc nước Nga sát nhập vùng Crimea của Ukraine.

Khi còn là một lãnh đạo của ExxonMobil, ông Tillerson đã từng "nếm mùi" áp lực của Trung Quốc muốn ngăn cản tập đoàn dầu khí Mỹ đầu tư khai thác ở Việt Nam. Trong một bài viết đề ngày 16/01/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nhắc lại rằng vào năm 2007 ông nhận được thông tin là tình báo Trung Quốc đã lấy được một bản sao Chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020. Chiến lược này đề ra kế hoạch gắn nền kinh tế vùng bờ biển với các tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có cả dầu khí.

Giáo sư Carl Thayer cho biết, lúc đó phía Trung Quốc đã cảnh cáo các tập đoàn dầu khí phương Tây là nếu giúp Việt Nam khai thác dầu khí, thì quyền lợi của họ ở Trung Quốc sẽ bị tổn hại. Theo nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post, vào năm 2008, ExxonMobil đã công khai xác nhận những áp lực đó của Trung Quốc. Nhưng giáo sư Thayer nhận định, bằng chính sách "cây gậy và củ cà rốt" mà Hoa Kỳ thi hành với Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã ngưng sách nhiễu các tập đoàn dầu khí Mỹ làm ăn với Việt Nam.

Vấn đề là sau những tuyên bố của ông Tillerson về Biển Đông, chưa biết là Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao về thỏa thuận vừa được ký giữa Việt Nam với ExxonMobill, nhất là vì mỏ khí Cá Voi Xanh nằm tại vùng biển đang tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tất cả tùy thuộc phần lớn vào quan hệ Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump. Hiện giờ Bắc Kinh còn tỏ ra thận trọng, mềm mỏng trước những tuyên bố cứng rắn của các bộ trưởng tương lai cũng như của bản thân ông Trump. Nhưng chắc chắn là Trung Quốc sẽ không khoanh tay ngồi yên nếu chính quyền mới của Mỹ thi hành một chính sách gây tổn hại cho lợi ích của họ, đặc biệt là tại Biển Đông.

Thanh Phương

*********************

ExxonMobil ký thỏa thuận khí đốt lớn nhất Việt Nam (RFA, 18/01/2017)

vntq3

Chủ tịch và Giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil, Rex Tillerson, phát biểu tại Hội nghị Khí thế giới tại Paris vào ngày 02 tháng 6 năm 2015. AFP photo

Tập đoàn dầu khí ExxonMobil, trước đây do tân Ngoại trưởng Mỹ được đề cử Rex Tillerson làm Tổng giám đốc điều hành, hôm 13 tháng giêng vừa qua đã ký hai văn bản thỏa thuận với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc phát triển dự án dầu khí lớn nhất tại Việt Nam.. Đó là dự án Cá Voi Xanh.

Theo ước tính mỏ khí Cá Voi Xanh có trữ lượng 150 tỉ mét khối khí và nằm ngoài khơi cách bờ biển tỉnh Quảng Nam 80 kilomet.

Theo hợp đồng ký kết, ExxonMobil sẽ lắp đặt một đường ống dẫn khí từ mỏ Cá Voi Xanh vào Chu Lai. PetroVietnam sẽ xây dựng một nhà máy xử lý khí và một nhà máy điện hai tourbine tại tỉnh Quảng Nam.

Hoạt động sản xuất khí thương mại sẽ bắt đầu vào cuối năm 2023.

Việc ký kết hai văn bản thỏa thuận vừa nêu giữa phía tập đoàn ExxonMobil và phía dầu khí Việt Nam được diễn ra khi ngoại trưởng sắp mãn nhiệm John Kerry của Hoa Kỳ có chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 13 và 14 tháng giêng năm 2017.

Được biết, sau khi được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử làm tân Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson đã phải từ chức Tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil, để khỏi bị xung đột về lợi ích.

*******************

ExxonMobil ký hợp đồng khai thác khí đốt ở biển Đông (VOA, 18/01/2017)

Tập đoàn du khí ExxonMobil ca M va tr thành nhà khai thác khí đt ln nht ca Vit Nam sau khi ký kết mt hp đng tr giá 10 t đô la đ khai thác du khí trên bin Đông.

Hợp đng được ký hôm 13/1 trong khi ngoi trưởng John Kerry đang thăm Vit Nam và tng bí thư Nguyn Phú Trng đang đi thăm Trung Quc. Theo truyn thông trong nước, tập đoàn PetroVietnam là đi tác ký kết hp đng vi tp đoàn ca M.

Chuyên gia nghiên cứu v Vit Nam Carl Thayer cho rng đng thái này ca Vit Nam là mt phn trong chiến lược cân bng vi các cường quc ln. Theo giáo sư ca đi hc New South Wales, Việt Nam gi đây là chính sách "đa dng hóa và đa phương hóa" các mi quan h vi nước ngoài.

"Thực tế là Vit Nam biết rng tng bí thư Nguyn Phú Trng s đi Trung Quc. H biết ngoi trưởng John Kerry s đến Vit Nam. Tôi được biết chuyến thăm này ca ông Kerry đã bị hoãn nhiu ln nhưng cui cùng cũng din ra. Và sau đó, th tướng Nht Bn Shinzo Abe cũng ti Vit Nam. Đim đc trưng ca Vit Nam là luôn tìm cách cân bng các cường quc ln".

Giáo sư Thayer nói Vit Nam cn có khí đt và cũng cn có các mối quan h tt vi các cường quc.

Ông Rex Tillerson, người được ông Donald Trump đ c vào chc v ngoi trưởng, tng là giám đc điu hành ca ExxonMobil. Trong thi gian lãnh đo công ty, ExxonMobil tng thăm dò và hp tác vi Vit Nam đ khai thác m khí đt Cá Voi Xanh ngoài khơi Qung Nam, Qung Ngãi, m này có tr lượng khong 150 t mét khi. Theo giáo sư Thayer, ông Tillerson có th đã biết v vic Trung Quc đe da các công ty M nếu tham gia khai thác du khí trên các vùng bin mà Trung Quc tuyên bố ch quyn.

Kể t khi Trung Quc tuyên bường Lưỡi Bò" 9 đon chiếm ti 90% din tích bin Đông, nhiu hãng du khí khác ca M đã b cuc trước áp lc t Trung Quc. Nhưng ExxonMobil vn tiếp tc thăm dò và tp đoàn này đã phát hin m khí đt ln nht ca Vit Nam t trước đến nay, nm cách đt lin khong 100km.

Theo giáo sư Thayer hp đng có được mt phn là nh vào tiếng tăm ca ông Tillerson và cho biết nhng tài liu mà WikiLeaks tiết l trên internet cho biết như vy.

"Tài liệu này cho thy ông Rex Tillerson luôn nh ti b Ngoại giao M, và da vào s tr giúp ca h trong nhiu năm vi các thương v nước ngoài, k c Indonesia. Ông Tillerson không l lm gì vi vic nh chính ph M bo v các quyn li ca ông y. Bây gi nếu đ c của ông Trump được thông qua ông Tillerson s tr thành ngoi trưởng M, và khi y nếu Trung Quc phn đi m Cá Voi Xanh thì công ty ca ông y s được s tr giúp ca chính ông".

Bắc Kinh chưa có phn ng gì trước hp đng mi được ký kết này.

Mặc dù m Cá Voi Xanh nằm hoàn toàn trong phm vi 200 hi lý tc là khu đc quyn kinh tế ca Vit Nam, nhưng "đường Lưỡu Bò" đi ngang qua nhng lô ca m Cá Voi Xanh. Bc Kinh đã đe da Vit Nam cũng như các công ty du khí quc tế tham gia dò tìm trên bin Đông nên các hoạt đng ca ExxonMobil đã b khng li nhưng sau đó li tiếp tc.

Mỏ Cá Voi Xanh được phát hin vào tháng 8/2015. Truyn thông trong nước gi m Cá Voi Xanh là d án du khí ln nht ca Vit Nam. D kiến khai thác khí m này s đóng góp gn 20 t đô la vào ngân sách nhà nước.

Linh Đan

Quay lại trang chủ
Read 768 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)