Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

08/09/2017

Người Rohingya, thảm trạng nhân quyền và tôn giáo

RFI tiếng Việt

Các tổ chức phi chính phủ nỗ lực giúp người Rohingya tị nạn ở Bangladesh (RFI, 08/09/2017)

Sắc dân thiểu số Rohingya vẫn ồ ạt chạy khỏi Miến Điện để tránh bị quân đội nước này truy sát. Theo Liên Hiệp Quốc, từ hơn một chục ngày qua, hơn 165.000 người đã vượt biên giới để sang Bangladesh, cho dù tại đây, họ phải sống trong những điều kiện tồi tệ. Tuy bị quá tải, nhưng các tổ chức phi chính phủ vẫn cố gắng cứu giúp những người tị nạn.

bangla1

Người tị nạn Rohingya vượt qua sông Naf, phân ranh Miến Điện và Bangladesh. Ảnh ngày 07/09/2017 - Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Từ Bangladesh, đặc phái viên RFI Sebastien Farcis gửi về bài tường trình :

"Từ những năm 1990, Bangladesh đã đón nhận hàng chục ngàn người Rohingya và từ đó, tình hình tương đối lắng dịu. Thế nhưng vào tháng 10 năm ngoái, sau đợt đàn áp đầu tiên của quân đội Miến Điện, khoảng 80 ngàn người Rohingya đã vượt qua con sông ngăn cách hai nước để chạy sang Bangladesh. Giờ đây, Bangladesh đang phải đối mặt với làn sóng tị nạn chưa từng thấy, khoảng 165 ngàn người trong vòng 10 ngày. Và tình trạng nhân đạo này rất khó kiểm soát.

Do vậy, tổ chức phi chính phủ Bác Sĩ Không Biên Giới đã phải mở thêm một phòng mổ thứ hai và huy động thêm hai trạm y tế di động để giúp đỡ người tị nạn. Ông Pavlo Kolovos, phụ trách tổ chức này tại Bangladesh cho biết :

Theo tôi nhớ thì chưa bao giờ có nhiều người đến và rất nhanh như vậy. Như cầu của họ rất lớn. Rõ ràng là họ đã tuyệt vọng và rất hoảng sợ khi chạy lánh nạn. Trước đó, khả năng đón tiếp của chúng tôi đã rất căng thẳng và giờ đây thì tình hình còn tồi tệ hơn. Đây là một cuộc khủng hoảng và chúng tôi phải hành động : ít ra là phải giúp đỡ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người tị nạn, cho dù họ đáng phải được giúp đỡ nhiều hơn thế.

Tổng cộng có tới 300 ngàn người Rohingya sống chen chúc trên một dải đất ở Bangladesh và trong số này chỉ có gần 10% được hưởng quy chế tị nạn. Trong khi đó, để tránh bị quân đội Miến Điện đàn áp, dòng người chạy lánh nạn dường như không giảm".

Tổ chức Lưỡi Liềm Đỏ của Iran hôm qua cho biết đã sẵn sàng để chuyển bằng máy bay hàng cứu trợ sang cho người Rohingya. Lượng hàng cứu trợ gồm thực thẩm, đồ dùng thiết yếu lên tới 40 tấn, với tổng trị giá khoảng 4 tỉ đô la.

Còn lãnh đạo lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhu yếu phẩm cho người Rohingya trên đường họ đi tị nạn, hoặc cấp chỗ ở tạm thời cho họ trước khi họ tiếp tục lộ trình đã định. Hiện Malaysia vẫn chưa ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, nên vẫn coi người tị nạn là người nhập cư bất hợp pháp.

Trong bối cảnh bị quốc tế chỉ trích, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi hôm qua tuyên bố chính phủ nước này đã cố gắng hết sức để bảo vệ "tất cả mọi người" kể từ khi vụ bạo lực bùng phát vào ngày 25/08 làm rung chuyển bang Rakhine.

RFI tiếng Việt

*************************

Liên Hiệp Quốc : Sẽ phải cứu trợ cho 300.000 người tị nạn Rohingya (RFI, 07/09/2017)

Người Rohingya Miến Điện tiếp tục ồ ạt chạy sang Bangladesh tị nạn kể từ khi bạo lực bùng phát tại bang Rakhine cách nay hai tuần. Theo một chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cần sẵn sàng các biện pháp cứu trợ cho 300.000 người tị nạn, theo kịch bản tồi tệ nhất.

bangla2

Một người tị nạn Rohingya sau khi vượt biên sang Bangladesh ngày 05/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) tại Bangladesh, ông Dipayn Bhattacharyya, theo đó tại Bangladesh, tổng số dân tị nạn ước tính từ 120.000 đến 300.000. Theo đại diện Chương Trình Lương Thực Thế Giới, "những người tị nạn đến nơi trong tình trạng suy kiệt,… họ không những hết sức đói mà còn rất hoảng sợ". Làn sóng người tị nạn, trong đó có nhiều người bị thương, bị bệnh, đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, trước hết về nơi ở, thực phẩm, nước sạch và các phương tiện vệ sinh, đặc biệt cần thiết bởi khu vực này đang giữa mùa mưa.

Đại diện của WFP kêu gọi các nhà tài trợ khẩn cấp đóng góp phương tiện. Chương Trình Lương Thực Thế Giới ước tính, để bảo đảm đời sống tối thiểu cho 300.000 người tị nạn, tổ chức này cần huy động thêm ít nhất 13,3 triệu đô la, để lương thực đủ dùng cho bốn tháng. Ông cảnh báo, nếu thiếu lương thực thì việc tranh giành sẽ xẩy ra, bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, chắc chắn sẽ gia tăng.

Về phía các trại tị nạn ở bang Rakhine, kể từ cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya (lực lượng ARSA) vào các trạm biên phòng Miến Điện, các tổ chức quốc tế, như Chương Trình Lương Thực Thế Giới, không còn phân phát được thực phẩm cho dân cư trong các trại tị nạn, đa số là người Rohingya, nơi có khoảng 80.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Quân đội Miến Điện tiếp tục chiến dịch truy quét rộng lớn tại khu vực này. Theo con số do quân đội nước này đưa ra hôm nay, trong hơn 430 người chết kể từ đầu khủng hoảng, chủ yếu đó là "quân khủng bố" Rohingya. Hiện tại, khu vực bang Rakhine hoàn toàn bị phong tỏa, không có phóng viên độc lập nào được phép tác nghiệp.

Phong trào đòi tước giải Nobel của Aung San Suu Kyi

Thảm cảnh của người Hồi giáo Rohingya Miến Điện khiến nhiều người nổi giận chống lại bà Aung San Suu Kyi, được coi là người đứng đầu chính phủ Miến Điện "trên thực tế". Ngày hôm qua, trên đường phố Karachi, thủ đô Pakistan, người biểu tình đốt hàng loạt tấm hình nhà lãnh đạo Miến Điện.

Theo AFP, một kiến nghị trên mạng đòi tước giải Nobel Hòa Bình của Aung San Suu Kyi đã huy động được hơn 364.000 chữ ký, tính đến sáng nay. Theo người chủ xướng bản kiến nghị, một công dân Indonesia, cho đến nay, nhà lãnh đạo Miến Điện đã "không làm gì để ngăn chặn tội ác chống nhân loại này, xảy ra trên đất nước mình". Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Yanghee Lee, bày tỏ hy vọng bà Aung San Suu Kyi thể hiện "nhiều tình thương hơn… trong thời điểm hệ trọng này của lịch sử Miến Điện", như những gì bà từng tuyên bố.

Về khả năng tước giải Nobel, thư ký của Ủy Ban cho AFP hay, vấn đề này sẽ hoàn toàn không được đặt ra, bởi không có trong di chúc của người sáng lập, cũng như quy chế của Quỹ. Giải thưởng chỉ căn cứ trên nỗ lực của người được trao giải, cho đến thời điểm đó.

Về vai trò thực sự của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhiều nhà quan sát cho rằng nhìn chung, giải Nobel Hòa Bình bất lực trước làn sóng Phật giáo cực đoan và trước một tập đoàn quân đội còn rất mạnh, kể cả về mặt chính trị, sau gần nửa thế kỷ độc tài quân phiệt. Hiện giới quân sự nắm ba bộ lớn trong chính quyền, kiểm soát quân đội, cảnh sát và biên phòng, cùng với một phần tư ghế trong Quốc hội, đủ thẩm quyền để ngăn chặn mọi cải cách Hiến pháp.

Miến Điện là một quốc gia hơn 130 sắc tộc, với hơn 90% theo Phật giáo, người theo đạo Hồi ít hơn 5%. Các thành phần Phật giáo cực đoan, có quan điểm chống Hồi giáo, rất có ảnh hưởng. Đa số dân chúng lại tin rằng dân Rohingya là người nước ngoài, đến từ nước láng giềng Bangladesh, nhiều người cho rằng đây là một "vấn đề an ninh quốc gia".

Trọng Thành

********************

Myanmar : người Rohingya chạy sang Bangladesh tránh bạo lực (VOA, 09/09/2017)

Các cơ quan ca Liên Hip Quc cho hay trong hai tun qua, khong 270.000 người Hi giáo Rohingya đã chy sang Bangladesh đ tìm nơi nương thân, trn bo lc và đàn áp Myanmar. Các bn tin chưa được kim chng nói hơn 1.000 người đã b quân đi Miến Đin giết chết t ngày 25/8 khi xy ra bo lc bang Rakhine, min bc Myanmar.

bangla3

Người t nn Rohingya ch tàu đưa qua kênh sau khi vượt biên gii qua sông Naf Teknaf, Bangladesh, ngày 7/9/2017. nh Reuters/Mohammad Ponir Hossain.

Các cơ quan cu tr đang tăng cường công tác cu tr khn cp cho người Hi giáo Rohingya Bangladesh đ đáp ng nhu cu ca s người t nn đang gia tăng. Họ nói kh năng cung cp nơi tm trú vn đã eo hp, gi đã được tn dng hết mc, và người t nn đang được đưa ti các đa đim dung thân tm thi đã n r dc theo con đường. người phát ngôn ca Cao y T nn Liên Hip Quc, ông Duniya Aslam Khan, nói rằng các tri t nn đang quá ti và không th tiếp nhn thêm bt kỳ người nào khác. Ông nói :

"Hai trại t nn Bangladesh, Kutupalong và Nayapara, trước làn sóng t nn này là nơi cha chp 34.000 người t nn Rohingya, gi đây đã cht cng. Trong vòng hai tuần s người t nn trong tri đã tăng hơn gp đôi, tng cng hơn 70.000 người. Đang có nhu cu khn cp phi có thêm đt đai và nơi tm trú".

Tổ chc Di cư Quc tế (IOM) đang dành riêng 1 triu đô la trích ra t qu khn cp đ cung cp nơi trú ẩn, nước ung, thc phm và các dch v y tế cho người t nn. Người phát ngôn ca IOM, ông Leonard Doyle, nói vi VOA rng nhng người t nn không có ngun lc và đang cp thiết cn các dch v h tr đ cu mng.

Ông nói thêm :

"Họ đang trong tình cảnh tuyt vng, mt tình hung nhân đo hoàn toàn tuyt vng, không có đ lương thc mà ăn... H nói h đang sng ngoài tri, không có nơi trú n đ tránh cái nóng ca mt tri vùng nhit đi, không có nơi đ trú mưa, trong khi con cái ca h không gì để ăn".

Văn phòng điều phi các vn đ nhân đo ca Liên Hip Quc cho biết h đang gii ngân 7 triu đô-la t Qu ng phó Khn cp Trung ương LHQ đ giúp hàng ngàn người trong cnh cùng qun, đang tiếp tc tràn vào Bangladesh.

Lisa Schlein

Quay lại trang chủ
Read 811 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)