Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

WB : ‘Vành đai-Con đường’ có thể tăng tốc phát triển, nhưng cần minh bạch (VOA, 19/06/2019)

Sáng kiến h tng cơ s quy mô ca Trung Quc mang tên ‘Vành đai-Con đường’ có th đy nhanh phát trin kinh tế và gim đói nghèo cho nhiu quc gia đang phát trin, Ngân hàng Thế gii nhn đnh hôm 18/6 trong mt phúc trình mi kêu gi ci cách chính sách sâu rộng và minh bch hơn đi vi sáng kiến này.

tq1

Chủ tch Trung Quc Tp Cn Bình trong cuc hp báo bế mc Din đàn 'Vành đai-Con đường’ ti H Yanqi ngoi ô Bc Kinh, ngày 27/4/2019.

Theo bản phúc trình b trì hoãn lâu nay, Vành đai-Con đường gm mt chui các bến cng, đường ray, đường b và cu cng cùng nhng đu tư khác ni lin Trung Quc vi châu Âu qua Trung và Nam Á, có th đưa 32 triệu người thoát khi tình trng nghèo đói nếu được thc thi đy đ.

Tuy nhiên, sáng kiến này kèm theo nhng "nguy cơ đáng k" vì thiếu minh bch và các vn đ đnh chế ti mt s nn kinh tế tham gia sáng kiến, Ngân hàng Thế gii nói.

"Hoàn tất tham vng ca sáng kiến Vành đai-Con đường đòi hi nhng ci cách tham vng ca các nước tham gia", bà Ceyla Pazarbasioglu, Phó Ch tch ph trách mng tăng trưởng đng đu thuc Ngân hàng Thế gii, cho biết.

"Cải tiến báo cáo d liu và minh bch hóa-đc bit là về n-mua bán ca chính ph rõ ràng, tuân th nhng tiêu chun xã hi và nhng tiêu chun môi trường cao nht s giúp mt cách đáng k", bà Pazarbasioglu nói thêm.

Tân Chủ tch ca Ngân hàng Thế gii David Malpass không tham d thượng đnh Vành-Con đường tháng 4 năm nay. Ông Malpass là một người ch trích sáng kiến này khi còn là mt gii chc ti B Tài chính Hoa Kỳ.

Theo Reuters

*********************

Mỹ phạt các hãng dùng Campuchia để trốn thuế của Tổng thống Trump đánh vào Trung Quốc (VOA, 19/06/2019)

Hoa Kỳ vừa pht mt s công ty vì h xut khu hàng thông qua mt đc khu kinh tế thuc s hu ca Trung Quc đt ti Campuchia nhm né thuế mà Tng thng Donald Trump đánh vào hàng nhp khu ca Trung Quc, mt quan chc Đi s quán M ti Phnom Penh nói với Reuters hôm th Tư 19/6.

tq2

Một góc đc khu kinh tế Sihanoukville (nh tư liu, 2017)

Đầu tháng này, hi quan Vit Nam cho biết h cũng phát hin nhiu trường hp các nhà xut khu gn trái phép nhãn mác "Made in Vietnam" (Sn xut ti Vit Nam) lên hàng Trung Quc, nhm tránh thuế quan do chiến tranh thương mi giữa Hoa Kỳ và Trung Quc đang din ra.

"Bộ An ninh Ni đa Hoa Kỳ đã kim tra và pht mt s công ty vì trn thuế Hoa Kỳ bng cách đưa hàng hóa đi vòng qua Campuchia", phát ngôn viên Đi s quán Hoa Kỳ Arend Zwartjes nói vi Reuters trong mt tuyên b gửi qua email.

"Những công ty này nm trong Đc khu Kinh tế Sihanoukville ca Campuchia", ông Zwartjes nói, nhưng không nêu tên hoc cho biết có bao nhiêu công ty đã b pht vì né thuế, hay mc pht bng tng nào, cũng như hàng hóa mà các công ty đã xut khẩu là gì.

Trung Quốc là nước vin tr và đu tư ln nht vào Campuchia, rót hàng t đô la tr giúp phát trin và cho vay thông qua Sáng kiến Vành đai-Con đường, đi d án nhm mc đích tăng cường kết ni trên b và trên bin vi Đông Nam Á, Trung Á, Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi.

Đặc khu Kinh tế Sihanoukville (SSEZ), cách th đô Phnom Penh 210 km v phía tây, là mt liên doanh gia Trung Quc và Campuchia trong khuôn kh Sáng kiến Vành đai-Con đường. Các doanh nghip đó sn xut hàng dt may, túi xách và các sản phm da, theo trang mng ca đc khu.

Theo Reuters

*******************

Bangladesh : Công nhân Trung Quốc chết sau xô xát với người địa phương (BBC, 19/06/2019)

Cảnh sát Bangladesh giải tán một cuộc ẩu đả giữa hàng trăm công nhân Trung Quốc và Bangladesh tại một địa điểm ở nhà máy điện do Trung Quốc tài trợ và xây dựng một phần.

tq3

Hơn 1.000 cảnh sát được điều đến để giải quyết xung đột

Một công nhân Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc ẩu đả ở quận phía nam của Patuakhali, cảnh sát nói với BBC.

Bạo lực bùng phát sau khi một công nhân Bangladesh tử vong do ngã từ trên cao, và công nhân địa phương cáo buộc người Trung Quốc cố gắng che đậy vụ việc.

Hơn 1.000 cảnh sát đã được điều đến để chấm dứt xô xát.

Các công ty Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào Bangladesh trong những năm gần đây, tài trợ xây cầu, làm đường và các nhà máy điện.

Phóng viên cho biết ở một số khu vực, số lượng lớn công nhân Trung Quốc đã dẫn tới căng thẳng với cộng đồng địa phương.

Khoảng 6.000 công nhân - 2.000 trong số họ là người Trung Quốc - làm việc tại nhà máy điện ở Patuakhali, cách thủ đô Dhaka khoảng 200km, cảnh sát cho biết.

Cảnh sát trưởng địa phương Moinul Hasan nói với BBC Bengali rằng một công nhân Bangladesh đã chết sau khi rơi từ trên cao vào tối hôm 18/06/2019, sau đó một cuộc cãi vã ổ ra giữa hai nhóm công nhân trước khi biến thành bạo lực.

Hơn một chục công nhân bị thương, gồm sáu người Trung Quốc, cảnh sát cho biết thêm. Một trong số những công nhân Trung Quốc này bị thương nặng và chết trong bệnh viện sau đó.

Quản trị viên khu vực Ram Chandra Das cho biết một cuộc điều tra đã được tiến hành. Không ai bị bắt giữ và tình hình hiện đã ổn định, ông nói với hãng tin AFP.

tq4

Cảnh sát Bangladesh bắn đạn hơi cay vào người biểu tình phản đối việc xây dựng nhà máy nhiệt điện ở Dhaka ngày 26/1/2017

Căng thẳng liên quan đến người dân địa phương và các dự án do Trung Quốc tài trợ đã tràn ra vùng nông thôn trước đó. Năm 2016, cảnh sát nổ súng vào dân làng ở phía đông nam Bangladesh khi họ biểu tình phản đối việc xây dựng hai nhà máy điện do Trung Quốc hậu thuẫn. Bốn người đã thiệt mạng.

Tài trợ của Bắc Kinh cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn khắp thế giới được gọi là Sáng kiến Vành đai Con đường. Nó được coi là Con đường Tơ lụa mới, giống như tuyến đường thương mại xa xưa, nhằm mục đích đẩy nhanh hàng hóa Trung Quốc đến các thị trường xa hơn.

Tuy nhiên, giới chỉ trích coi đó cũng là nỗ lực tăng cường ảnh hưởng địa chính trị và chiến lược của Trung Quốc.

Published in Châu Á

Bangladesh trì hoãn việc hồi hương người Rohingya về Myanmar (RFA, 23/01/2018)

Myanmar chỉ trích Bangladesh là nguyên nhân khiến chương trình đưa người tỵ nạn Rohingya về lại nơi sinh sống cũ đã không bắt đầu đúng thời điểm hai quốc gia đã quy định là ngày 23 tháng Một.

rohingya1

Những người tỵ nạn Hồi giáo Rohingya nhận vật phẩm tại trại tỵ nạn Kutupalong ở Bangladesh hôm 23/1/2018 - AFP

Nói với báo chí tại thủ đô Naypyidaw của Myanmar, ông Bộ Trưởng Bộ Hợp Tác Quốc Tế Kyaw Tin cho hay Myanmar đã sẵn sàng để đón toán người Hồi Giáo Rohinya đầu tiên từ Bangladesh về lại nơi cư ngụ cũ của họ là bang Rakhine, nhưng ông nghe nói phía Bangladesh chưa sẵn sàng để thực hiện kế hoạch.

Ông Bộ Trưởng Kyaw Tin cũng cho biết đang chờ câu trả lời chính thức từ chính phủ nước bạn.

Theo thỏa thuận giữa 2 quốc gia, chương trình đưa gần 690,000 người Hồi Giáo Rohingya từ Bangladesh về lại Myanmar sẽ bắt đầu kể từ sáng nay, và sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm. Nhưng vào ngày 22 tháng Một, ông Mohammad Abul Kalam, người điều hành chương trình tỵ nạn của Bangladesh lại nói rằng vẫn còn nhiều việc cần phải làm, trước khi có thể đưa toán người Rohingya đầu tiên trở về đất Miến.

Hôm nay, một viên chức của Bangladesh giải thích với hãng thông tấn Reuters rằng Bangladesh thấy không nên vội vã, sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ nước láng giềng để đảm bảo an ninh cho người Rohingya, trước khi đưa họ về lại Myanmar.

Viên chức không nêu tên này nói rõ chỉ khi nào những điều kiện vừa nêu được giải quyết thỏa đáng, lúc đó mới đưa người tỵ nạn về lại Myanmar.

Những người Rohingya này chạy từ bang Rakhine sang Bangladesh xin lánh nạn, nói rằng họ bị binh sĩ và nhân viên an ninh Myanmar đàn áp, sau khi quân đội Myanmar thực hiện những cuộc hành quân bài trừ khủng bố hồi tháng Tám năm ngoái.

Người tỵ nạn Rohingya còn cáo buộc binh sĩ và an ninh Myanmar tội đốt nhà, bắn giết, cướp của và hãm hiếp phụ nữ.

Cũng vào sáng ngày 23 tháng Một, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cùng với những tổ chức thiện nguyện quốc tế lại lên tiếng kêu gọi hai chính phủ Bangladesh và Myanmar phải suy tính lại chương trình đưa người tỵ nạn Rohingya về Myanmar.

Trong cuộc họp báo tại Geneve, ông Filippo Grandi, Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc nói rằng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa, như vấn đề an ninh, nhà ở, sinh sống… cho người Rohingya khi họ trở về bang Rakhine, chưa kể đến điều cộng đồng quốc tế từng nhiều lần nói tới là chính phủ Myanmar phải cho người của tập thể Hồi Giáo này được quyền nhập tịch.

Ông Cao Ủy Trưởng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh rằng Myanmar phải cho các các đoàn quan sát nước ngoài đến quan sát tại chỗ, để đảm bảo chương trình đưa người tỵ nạn thật sự an toàn khi họ trở về nơi cứ trú cũ. Đến giờ, ông nói tiếp, ngay chính nhân viên của Liên Hiệp Quốc vẫn không được chính phủ Myanmar cho phép tự do đi lại nên rất khó hoàn thành trách nhiệm.

*******************

Miến Điện : 6 quân nhân lãnh án tù vì sát hại thường dân bang Kachin (RFI, 20/01/2018)

Thông cáo ngày 20/01/2018 của cảnh sát bang Kachin, miền đông bắc Miến Điện sát biên giới với Trung Quốc, cho biết một tòa án quân sự đã tuyên phạt 6 binh sĩ 10 năm tù vì tội sát hại 3 thường dân hồi tháng 09/2017.

rohingya2

Quân nhân Miến Điện tại bang Kachin (Ảnh minh họa). AFP

Hãng tin AP của Mỹ chưa liên lạc được với chính quyền của bang Kachin để kiểm chứng tin trên. Một số tổ chức nhân quyền xem việc tòa án quân đội trừng phạt các binh sĩ có hành vi sai trái là một sự kiện hiếm có. Tuy nhiên, các bên cho biết phiên xử sáu binh sĩ Miến Điện về tội sát hại ba thường dân Kachin mở ra hôm 19/01/2017 là một phiên xử kín.

Kachin là vùng đất của một lực lượng nổi dậy vũ trang. Xung đột tại đây đã kéo dài từ nhiều năm qua và có khuynh hướng gia tăng trong những tháng gần đây. Đến nay, đã có hơn 100.000 người phải di tản. Theo tin từ cảnh sát bang Kachin, ba thường dân là nạn nhân của sáu binh sĩ Miến Điện nói trên thuộc một nhóm nổi dậy đã bị quân đội bắt giữ vào tháng 5/2017.

Kế hoạch hồi hương người Rohingya từ Bangladesh bị chỉ trích

Ngày 20/01/2018, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đã bày tỏ lo ngại về kế hoạch hồi hương người Rohingya một khi từ Bangladesh trở về. Nhóm nổi dậy ARSA coi đây là một âm mưu để Napyidaw tước đoạt đất đai của cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi.

Trong thông cáo đăng trên Twitter,lực lượng nổi dậy của người Rohingya tại bang Arakan (ARSA) cho rằng kế hoạch hồi hương mà Bangladesh và Miến Điện đã đạt được là "không trung thực và không công bằng" nhằm "nhốt những người Rohingya hồi hương vào một vài trại tị nạn, thay vì cho phép họ trở về nguyên quán". Mục tiêu sau cùng chính là nhằm "tịch thu đất của người Rohingya, khai thác các dự án phát triển công và nông nghiệp". ARSA cho rằng, về mặt chính trị, Miến Điện muốn bang Rakhine trở thành một vùng đất dành cho cộng đồng Phật giáo.

Về phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền và Liên Hiệp Quốc, kế hoạch hồi hương phải dựa trên tinh thần tự nguyện của 750.000 người tị nạn Hồi Giáo Rohingya đang tạm cư tại Bangladesh.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Quốc Hội Mỹ chuẩn bị trừng phạt quân đội Miến Điện (RFI, 04/11/2017)

Một nhóm dân biểu Hạ Viện Mỹ hôm 03/11/2017 đã trình lên một dự luật trừng phạt quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh, cho thấy Quốc Hội Hoa Kỳ đã cứng rắn hơn trong vấn đề người Rohingya.

myanmar1

Quân đội Miến Điện bị tố cáo là thủ phạm các hành động tàn ác nhắm vào cộng đồng Rohingya. Trong ảnh, một cảnh tượng ở làng Tin May, sau một cuộc tấn công của quân đội, ngày 14/07/2017. Reuters

Dự luật này hạn chế các hoạt động hợp tác quân sự với Miến Điện, và đòi chính quyền Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ đối với các tướng tá có liên can đến những vụ bạo động người thiểu số Rohingya. Nhiều dân biểu cả hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ đều ủng hộ, nên dự luật có nhiều khả năng được thông qua tại Hạ Viện.

Ở Thượng Viện, một dự luật tương tự đã được đệ trình bởi thượng nghị sĩ Cộng Hòa John McCain, thượng nghị sĩ Dân Chủ phụ trách đối ngoại Ben Cardin, và các nghị sĩ khác của cả hai đảng. Dự thảo này đề nghị cấm trở lại việc nhập khẩu hồng ngọc và cẩm thạch của Miến Điện.

Thượng nghị sĩ John McCain tuyên bố : "Luật pháp của chúng ta phải buộc các lãnh đạo quân sự cao cấp phải trả giá – những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát người vô tội, khiến người dân phải di tản". Còn thượng nghị sĩ Ben Cardin cảnh báo : "Họ sẽ phải chịu hậu quả về tội ác chống nhân loại".

Quốc Hội Hoa Kỳ muốn gởi đi một thông điệp rõ ràng, tăng sức ép lên quân đội Miến Điện, mà Liên Hiệp Quốc từng tố cáo là "thanh lọc chủng tộc".

Hôm 24/10, Washington đã loan báo một số biện pháp trừng phạt như ngưng xét cấp visa cho các tướng tá Miến Điện, hủy lời mời các quan chức cao cấp trong lực lượng an ninh Miến Điện tham dự các sự kiện tại Hoa Kỳ. Nhưng chính quyền Mỹ tránh chỉ trích bà Aung San Suu Kyi, phân biệt rõ chính quyền dân sự với phe quân sự.

Thụy My

******************

Liên Hiệp Quốc : Miến Điện phải trao quốc tịch cho người Rohingya (RFI, 03/11/2017)

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, ông Filippo Grandi, ngày 02/11/2017, đã yêu cầu Miến Điện phải trao quốc tịch cho người Rohingya tị nạn tại Bangladesh và cho phép họ hồi hương.

myanmar1

Ảnh một trại tỵ nạn người Rohingya gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 20/10/2017.Reuters/Jorge Silva

Người phụ trách Phủ Cao Ủy Tị Nạn nhấn mạnh : "Không thể để những người này mãi không có quốc tịch vì tình trạng này còn khiến họ bị phân biệt và lạm dụng, như từng xảy ra trong quá khứ".

Bị quân đội Miến Điện trấn áp, hơn 600.000 người Rohingya đã phải trốn sang Bangladesh từ cuối tháng 08/2017. "Để những người này có thể hồi hương và ổn định cuộc sống, cần phải giải quyết vấn đề quyền công dân của họ, được đánh giá là rất phức tạp", theo phát biểu của ông Grandi trước báo giới tại Hội Đồng Bảo An.

Vẫn theo ông, ngoài việc công nhận quyền công dân, chính phủ Miến Điện còn phải thông qua một chương trình phát triển cho bang Rakhine, một trong những bang nghèo nhất nước này.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Miến Điện

Hãng tin AFP cho biết vấn đề người tị nạn Rohingya sẽ là một trong số các chủ đề nghị sự trong chuyến công du Miến Điện của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, bắt đầu từ ngày 15/11. Theo một bản thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ, ông Tillerson sẽ gặp gỡ "các nhà lãnh đạo cao cấp" Miến Điện tại thủ đô Naypyidaw để bàn về "các hoạt động trước cuộc khủng hoảng nhân đạo tại bang Rakhine và sự hỗ trợ của Mỹ trong tiến trình quá độ dân chủ tại Miến Điện".

Trước khi đến Miến Điện, ngoại trưởng Mỹ tháp tùng tổng thống Donald Trump trong chuyến công du Châu Á đầu tiên nhân hội nghị APEC diễn ra tại Đà Nẵng và sẽ đến các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Khoảng 600.000 người Rohingya vô tổ quốc nằm trong số ít nhất 3 triệu người không có quốc tịch trên toàn thế giới được thống kê trong bản báo cáo công bố ngày 03/11/2017 của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn.

Bản báo cáo ghi nhận một số tiến bộ trong thời gian qua, như tại Thái Lan, khoảng 30.000 người đã được chính phủ cấp quốc tịch từ năm 2012. Còn tại Châu Phi, người Makondés đã được công nhận là một bộ tộc tại Kenya vào năm 2016.

Thu Hằng

****************Lãnh đạo Miến Điện Suu Kyi lần đầu tiên đi thăm bang Rakhine (RFI, 02/11/2017)

Bà Aung San Suu Kyi ngày 02/11/2017 lần đầu tiên đến thăm bang Rakhine trong tư cách nhân vật lãnh đạo Miến Điện. Đây là khu vực có đa số cư dân là người Hồi giáo Rohingya mà hơn nửa triệu người trong thời gian qua đã phải bỏ chay qua tị nạn tại nước láng giềng Bangladesh do các chiến dịch bố ráp của Quân Đội Miến Điện.

aung1

Bà Aung San Suu Kyi đến Sittwe, Rakhine, ngày 02/11/2017. Reuters/Stringer

Bà Aung Sann Suu Kyi đã đến Sittwe, thủ phủ bang Rakhine vào buổi sáng, rồi sau đó đi ngay đến vùng phía Bắc của bang, nơi có nhiều ngôi làng của sắc dân Rohingya.

Ông Tin Maung Swe, một lãnh đạo trong chính quyền bang Rakhine, cho biết : "Bà Cố Vấn Quốc Gia vừa đến nhưng bà ấy đang đi lên Maungdaw, ở miền bắc Rakhine, cùng với các quan chức của bang". Cố Vấn Quốc Gia là chức danh chính thức của bà Aung San Suu Kyi từ khi lên cầm quyền.

Phát ngôn viên của chính phủ Zaw Htay thì từ chối tiết lộ chương trình làm việc của bà Suu Kyi, viện dẫn lý do an ninh.

Đây không phải là lần đầu tiên mà bà Aung San Suu Kyi đến thăm bang Rakhine. Trong chiến dịch vận động tranh cử năm 2015, bà đã đến miền Nam Rakhine, nơi không xẩy ra nhiều xung đột. Nhưng hôm nay, là lần đầu tiên bà đến Rakhine, và đến miền Bắc, nơi đang bị khủng hoảng gay gắt.

Chuyến thăm này diễn ra sau khi nhân vật số một trong chính quyền dân sự tại Miến Điện bị quốc tế chỉ trích về phản ứng quá thụ động trước trong làn sóng di cư của người Rohingya chạy qua Bangladesh để tránh các chiến dịch của quân đội Miến Điện, bị chính Liên Hiệp Quốc gọi là một cuộc thanh lọc sắc tộc.

Từ ngày 25 tháng Tám đến nay, đã có hơn 600.000 người Hồi giáo Rohingya trốn sang Bangladesh, khi các lực lượng an ninh ở Miến Điện, nước có đa số theo Phật giáo, bắt đầu những hoạt động được gọi là chiến dịch dẹp loạn nhằm đối phó với những cuộc tấn công đẫm máu của quân nổi dậy vào các đồn cảnh sát.

Chiến dịch này bị tố cáo là bao gồm cả việc đốt cháy các ngôi làng của người Rohingya và các vụ vi phạm nhân quyền trên bình diện rộng như hãm hiếp phụ nữ, nổ súng giết người do binh lính Miến Điện hay đám đông người Phật giáo tiến hành.

Làn sóng di cư qua Bangladesh đã chậm lại ở một số điểm nhưng chưa dừng hẳn. Vào sáng nay, vẫn có ít nhất 2000 người Rohingya trong tình trạng hoảng hốt và đói khát, bám trụ tại các ruộng lúa gần một đường biên giới băng qua sông Naf. Họ đã đợi hơn 24 giờ để được phép vào Bangladesh.

Trọng Nghĩa

*****************

Miến Điện trách Bangladesh chậm cho hồi hương người Rohingya (RFA, 01/11/2017)

aung2

Người Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh hôm 01/11/2017. AFP

Miến Điện lên tiếng đổ lỗi cho Bangladesh đã làm trì hoãn tiến độ hồi hương của người Hồi giáo Rohingya đang ở trong các trại tị nạn trở về Myanmar, trong lúc Liên Hiệp Quốc cáo buộc Chính phủ Miến thực hiện cuộc thanh tảo sắc tộc khiến hơn 600.000 người thiểu số ở bang Rakhine phải chạy sang nước này lánh nạn.

Phát ngôn nhân Zaw Htay của Chính phủ Miến, vào ngày 1 tháng 11 nói với AFP rằng Myanmar sẵn sàng nhận về số người Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh bất cứ lúc nào nhưng Dhaka vẫn cứ xem xét thỏa thuận giữa hai quốc gia và vẫn chưa gửi danh sách liệt kê cụ thể những người đã rời Miến kể từ ngày 25 tháng 8 cho đến nay.

Phát ngôn nhân của Chính phủ Miến nói thêm rằng Dhaka đã nhận gần 400 triệu đô la Mỹ để hỗ trợ cho những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh nên Miến Điện e rằng Bangladesh đang trì hoãn chương trình hồi hương cho những người tị nạn này.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Bangladesh phủ nhận cáo buộc của Chính phủ Miến. Giới chức ngoại giao này nói với AFP hai nước đang làm việc để vượt qua những khác biệt trong hiệp định về thoả thuận hồi hương cho người tị nạn Rohingya.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Mỹ : Quân đội Miến Điện phải chấm dứt bạo hành người Rohingya (RFI, 27/10/2017)

Trong cuộc điện đàm ngày 26/10/2017 với tổng tư lệnh Quân Đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson xem việc chấm dứt đàn áp người Rohingya và tạo điều kiện cho thiểu số Hồi giáo này từ Bangladesh trở về nguyên quán phải là những ưu tiên.

myanmar1

Người tị nạn Rohingya ở trại Palong Khali gần Cox's Bazar, Bangladesh. Reuters/Hannah McKay

Ngoại trưởng Tillerson bày tỏ "quan ngại về khủng hoảng nhân đạo và những hành vi khủng khiếp tại bang Rakhin được thuật lại". Ông kêu gọi Quân Đội Miến Điện hợp tác với Liên Hiệp Quốc, cho mở "điều tra độc lập" về những vụ vi phạm nhân quyền được cho là đang diễn ra ở bang Rakhin. Lãnh đạo Ngoại giao Hoa Kỳ cũng mong muốn chính quyền Naypiytaw cho phép nhân viên nhân đạo vào được các vùng liên quan.

Hãng tin AFP nhắc lại, cách nay hai ngày, trước cuộc điện đàm với tướng Min Aung Hlaing, chính ông Tillerson đã cho rằng các lãnh đạo quân đội Miến Điện phải "chịu trách nhiệm" về khủng hoảng người Rohingya.

Theo hãng tin Anh Reuters, Chương Trình Lương Thực Thế Giới trực thuộc Liên Hiệp Quốc vừa thông báo, sau hai tháng bị gián đoạn, ngày 27/10, tổ chức này đã được phép hoạt động trở lại tại bang Rakhin, phân phát viện trợ lương thực cho người Hồi giáo Rohingya.

Thanh Hà

*****************

Hồ sơ Rohingya ở Miến Điện : Mỹ sẽ dùng khái niệm "thanh lọc sắc tộc" (RFI, 25/10/2017)

Hôm 24/10/2017, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã hối thúc ông Patrick Murphy, nhà ngoại giao cao cấp chuyên trách Đông Nam Á, cùng một số các quan chức Nhà Trắng khác, nhanh chóng đưa ra quan điểm rõ ràng về cuộc truy bức người Hồi giáo tại bang Rakhine, Miến Điện. Họ đề nghị ngoại trưởng Rex Tillerson sử dụng từ ngữ "thanh lọc chủng tộc", để nói về cuộc khủng hoảng sắc tộc này.

myanmar1

Người tỵ nạn Rohingya chờ nhận trợ cấp tại Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 28/09/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Trong tuần này, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải đưa ra quyết định có sử dụng từ ngữ này đối với Miến Điện hay không. Có nhiều yếu tố khiến Washington vẫn đang cân nhắc chính sách của mình đối với Miến Điện, bao gồm cả những quan ngại về khả năng có thể làm lung lay chính quyền dân sự non trẻ của bà Aung San Suu Kyi.

Theo hãng tin AP, ông Tim Kaine, thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, là một trong những người kêu gọi Washington cần có thái độ rõ ràng. Một thành viên khác của đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, ông Ben Cardin và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, ông Bob Corker, hiện giữ ghế chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, nhấn mạnh rằng, "đã đến lúc điều chỉnh chính sách".

Đối với ông Ben Cardin, việc quân đội vẫn đang kiểm soát đời sống chính trị Miến Điện là "không thể chấp nhận được". Đó cũng là lý do các nhà lập pháp ở lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đề nghị Washington đưa những biện pháp trừng phạt lên quân đội Miến Điện. Trước đó, quốc gia Đông Nam Á này từng được ca ngợi vì tiến trình dân chủ hóa do nhà đấu tranh dân sự Aung San Suu Kyi dẫn dắt.

Sau hội nghị tại Genève hôm 23/10/2017, Liên Hiệp Quốc thông báo số tiền kêu gọi từ cộng đồng quốc tế nhằm cứu trợ cho cộng đồng người Rohingya tại Bangladesh đã lên đến gần 345 triệu USD. Những người Rohingya, hiện đang tập trung tại trại tị nạn Balukhali, huyện Ukhia, thuộc thành phố Cox’s Bazar, Bangladesh, chỉ còn biết trông cậy vào cứu trợ nhân đạo quốc tế.

Duy Anh

********************

Mỹ gây sức ép với Myanmar vì khủng hoảng Rohingya (BBC, 24/10/2017)

Hoa Kỳ bắt đầu các biện pháp trừng phạt hạn chế với Myanmar để phản đối việc chính phủ đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

rohingya1

Lượng người Rohingya đến Bangladesh tăng mạnh

Bộ Ngoại giao Mỹ nói sẽ tạm ngừng hỗ trợ quân sự, và dọa có thể có trừng phạt kinh tế.

Gần một triệu người Rohingya đã chạy từ Myanmar sang Bangladesh, theo lời đại sứ Bangladesh tại Liên Hiệp Quốc.

Quân đội Myanmar vẫn nói họ chỉ chống lại dân quân chứ không nhắm tới thường dân.

Tuyên bố của bộ ngoại giao Mỹ nói họ bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng về diễn biến gần đây ở bang Rakhine của Myanmar và những hành hạ đau thương, bạo lực với người Rohingya và các cộng đồng khác".

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói lãnh đạo quân đội Myanmar phải "chịu trách nhiệm" vì cuộc tấn công vào người Rohingya.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã nói người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo.

Ông Antonio Guterres nói rằng những cuộc tấn công bị cáo buộc là do lực lượng an ninh tiến hành nhắm vào người Rohingya là hoàn toàn không thể chấp nhận.

****************

Rohingya : Washington gia tăng trừng phạt quân đội Miến Điện (RFI, 24/10/2017)

Cộng đồng quốc tế tiếp tục gây sức ép lên Miến Điện. cáo buộc quân đội nước này có trách nhiệm trong các vụ thảm sát người Rohingya, dẫn đến làn sóng tị nạn ồ ạt sang Bangladesh. Ngày 23/10/2017, sau Anh Quốc đến lượt Hoa Kỳ thông báo các biện pháp trừng phạt nhắm vào quân đội Miến Điện.

rohingya2

Người tỵ nạn Rohingya chờ nhận trợ giúp nhân đạo tại trại Kutupalong, gần Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 24/10/2017. Reuters/Adnan Abidi

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Heather Nauert bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình người Rohingya, cũng như cảnh báo mọi tác nhân, kể cả các tổ chức phi chính phủ có liên can đến các hành động bạo tàn phải chịu mọi trách nhiệm.

Một loạt các biện pháp trừng phạt mới đã được bà Nauert thông báo thêm bên cạnh những "lệnh cấm hiện tại" nhắm vào các lực lượng quân đội Miến Điện, đồng thời kéo dài lệnh cấm vận của Hoa Kỳ có từ lâu, liên quan đến việc "bán các thiết bị quân sự".

Theo đó, Hoa Kỳ hủy việc xem xét miễn thị thực nhập cảnh đối với nhiều quan chức quân sự cao cấp của Miến Điện, hủy các chương trình mời lãnh đạo an ninh dự các sự kiện do Hoa Kỳ tài trợ. Hoa Kỳ thông báo xem xét khả năng thực hiện các "biện pháp kinh tế nhắm vào từng cá nhân có liên quan đến hành động thảm sát".

Những biện pháp trừng phạt mới này được đưa ra sau khi ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm thứ Tư 18/10 khẳng định lãnh đạo quân đội Miến Điện có "trách nhiệm" trong cuộc khủng hoảng sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi Giáo. Theo con số mới nhất do Liên Hiệp Quốc đưa ra, hơn 580 000 người phải chạy lánh nạn sang Bangladesh.

Cũng trong ngày hôm qua, thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã bổ nhiệm Bob Rae làm đặc sứ phụ trách hồ sơ Miến Điện. Canada muốn gây nhiều áp lực lên các lãnh đạo nước này nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng. Chính phủ Canada còn thông báo tăng gấp đôi trợ giúp nhân đạo cho người tị nạn Rohingya trong năm nay lên mức 25 triệu đô la.

Minh Anh

Published in Quốc tế

UNICEF báo động về số phận trẻ em Rohingya (RFI, 20/10/2017)

Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố hôm nay 20/10/2017 báo động, đã có gần 340.000 trẻ em người Rohingya tị nạn tại Bangladesh từ cuối tháng Tám, hiện đang thiếu thốn thực phẩm, nước uống và thuốc men. Và mỗi tuần lại có thêm 12.000 em gia nhập các trại tị nạn.

ro1

Ảnh một trại tị nạn người Rohingya gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 20/10/2017. Reuters/Jorge Silva

Tác giả bản báo cáo, ông Simon Ingram, đã đi thị sát hai tuần tại các trại tị nạn ở Cox’s Bazar, nói với báo chí : "Đây không phải là một vấn đề ngắn hạn sẽ sớm chấm dứt. Điều cốt yếu là các biên giới nhất thiết phải mở cửa, trẻ em phải được bảo vệ, và những em bé sinh ra tại Bangladesh phải được làm khai sinh".

Ông Ingram nhấn mạnh : "Nếu không có giấy tờ chứng minh, các em hoàn toàn không có được cơ hội hòa nhập vào xã hội sau này".

Người Rohingya theo đạo Hồi, được công nhận là một trong những sắc tộc thiểu số tại Miến Điện từ năm 1948, nhưng đến năm 1982 đã bị tước mất quyền này, trở này những người vô tổ quốc.

Cho đến nay, đã có gần 600.000 người Rohingya từ Miến Điện chạy sang Bangladesh, từ khi quân đội Miến Điện tung ra chiến dịch truy quét phe ARSA (Đạo quân cứu rỗi người Rohingya tại Arakan) để trả đũa việc phe ly khai này tấn công vào một số đồn cảnh sát.

Nhiều vụ sát hại, tra tấn, đốt nhà của người thiểu số Rohingya đã diễn ra, khiến Liên Hiệp Quốc lên án đây là một chiến dịch thanh lọc chủng tộc. Amnesty International kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện.

Thụy My

*****************

Khủng hoảng Rohingya : Hai quan chức Liên Hiệp Quốc lên án chính quyền Miến Điện (RFI, 19/10/2017)

Cộng đồng quốc tế tiếp tục có những phản ứng trước cuộc khủng hoảng sắc tộc ở Miến Điện. Hôm qua 18/10/2017, hai quan chức cao cấp Liên Hiệp Quốc lên tiếng khẳng định rằng, chính quyền Miến Điện đã không thực hiện nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế, thất bại trong việc bảo vệ cộng đồng người Hồi giáo Rohingya khỏi bạo lực, và kêu gọi quốc tế xem xét về khả năng coi cuộc truy bức sắc tộc này là tội ác chống nhân loại hay không.

ro2

Người Rohingya vượt biên giới sang tị nạn tại Palang Khali, gần Cox's Bazar, Bangladesh. (Ảnh chụp ngày 19/10/2017) - Reuters

Trong một thông cáo chung, ông Adama Dieng, quan chức phụ trách ngăn chặn nạn diệt chủng, và ông Ivan Simonovic, cố vấn đặc biệt về trách nhiệm bảo vệ, đã viện dẫn 3 tội ác mà quân đội Miến Điện đã phạm phải, và phải bị trừng phạt theo luật pháp quốc tế, đó là tội diệt chủng, tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh.

Hai quan chức theo dõi vấn đề nhân quyền ở Miến Điện thậm chí đã chỉ trích sự thất bại của cộng đồng quốc tế trong chính nhiệm vụ bảo vệ nhân quyền và duy trì hòa bình. Họ kêu gọi chính quyền của bà Aung San Suu Kyi cần phải có những biện pháp tức thời nhằm ngăn chặn bạo lực tại bang Rakhine, và yêu cầu Naypyidaw để Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc thực hiện một cuộc điều tra quốc tế độc lập tại bang Rakhine.

Cũng trong ngày hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson lên tiếng bày tỏ sự "quan ngại đặc biệt" đối với cuộc khủng hoảng tị nạn của sắc dân thiểu số theo Hồi giáo này, đồng thời lên án lãnh đạo quân đội Miến Điện, phải chịu "trách nhiệm" về thảm trạng này. Tuy nhiên, khác với hai quan chức phụ trách nhân quyền Liên Hiệp Quốc, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ phần nào bày tỏ sự thông cảm đối với chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi. Ông Tillerson cho biết đã điện đàm trao đổi với nhà lãnh đạo dân sự Miến Điện, và hiểu được vị thế khó khăn của "một chính phủ có quyền lực bị chia sẻ", nơi mà quân đội vẫn nắm giữ quyền lực quan yếu trong vấn đề an ninh.

Cuộc truy bức sắc tộc do quân đội tiến hành ở Miến Điện nổ ra khi những chiến binh Hồi giáo Rohingya tấn công lực lượng cảnh sát hôm 25/08/2017. Theo Liên Hiệp Quốc, kể từ khi bùng phát bạo lực, đã có trên 580 000 người Rohingya phải tị nạn sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Duy Anh

Published in Châu Á

Quân đội Myanmar điều tra cáo buộc người Rohingya bị sát hại, ngược đãi (VOA, 15/10/2017)

Quân đội Myanmar đã m mt cuc điu tra ni b v hành x ca binh lính trong cuc phn công đã khiến hơn mt na triu người Hi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh, nhiu người nói rng h đã chng kiến nhng v giết người, hãm hiếp và đt phá do binh lính gây ra.

rohingyia1

Những người Hi giáo Rohingya mi ti Bangladesh t Myanmar chun b ri mt nơi tm trú Shahparirdwip, Bangladesh, ngày 2 tháng 10, 2017.

Những v tn công có phi hp ca nhng phn t ni dy người Rohingya nhm vào 30 cht an ninh vào ngày 25 tháng 8 đã làm bùng lên phản ng quân s ác lit trong vùng phía bc bang Rakhine nơi người Hi giáo chiếm đa s mà Liên Hip Quc gi là thanh ty sc tc.

Một y ban do Trung tướng Aye Win dn đu đã bt đu mt cuc điu tra v nhng hành vi ca các binh sĩ quân đi, văn phòng của tng tư lnh quân đi cho biết hôm th Sáu, nhn mnh rng hot đng này là tha đáng theo hiến pháp ca nước Myanmar vi đa s dân theo Pht giáo.

Theo một thông cáo đăng trên trang Facebook ca Thng tướng Min Aung Hlaing, ban điu tra sẽ hỏi, "H có tuân theo quy tc ng x ca quân đi không ? H có tuân lnh chính xác trong hot đng này không ? Sau đó (ban điu tra) s công b thông tin đy đ".

Myanmar từ chi cho ban điu tra ca Liên Hip Quc nhp cnh. Ban điu tra này có nhim v điều tra các cáo buc ngược đãi sau mt cuc phn công quân s nh hơn được thc hin vào tháng 10 năm 2016.

Nhưng các cuc điu tra trong nước, bao gm mt cuc điu tra ni b ca quân đi trước đây, phn ln bác b li k ca nhng người t nn v các hành động ngược đãi xy ra trong "nhng hot đng truy quét" ca lc lượng an ninh.

Hàng ngàn người t nn tiếp tc băng qua sông Naf ngăn cách bang Rakhine ca Myanmar và Bangladesh trong nhng ngày gn đây, dù Myanmar nht mc nói rng các hot đng quân s đã chm dt vào ngày 5 tháng 9.

Các cơ quan vin tr ước tính 536.000 người đã ti khu vc Cox's Bazar, làm quá ti ngun lc khan hiếm ca các nhóm cu tr và các cng đng đa phương.

Khoảng 200.000 người Rohingya đã có mt Bangladesh sau khi chy lánh sự bc hi Myanmar, nơi mà h b t chi quc tch và đi mt vi nhng hn chế v đi li và kh năng tiếp cn các dch v cơ bn.

******************

Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An áp lực trên Miến Điện (RFI, 14/10/2017)

Điều trần trong một phiên họp kín trước Hội Đồng Bảo An ngày 13/10/2017 với tư cách chủ tịch ủy ban bảo vệ quyền của người Hồi giáo Rohingya, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã kêu gọi gia tăng áp lực trên chính quyền Miến Điện để người tị nạn Rohingya tại Bangladesh sớm được trở về nguyên quán, chấm dứt khủng hoảng nhân đạo.

rohingya1

Người Rohingya cố bơi qua con sông ở biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh tại vùng Palang Khali. Ảnh tư liệu ngày 09/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Thông tín viên RFI từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Marie Bourreau, tường trình :

Ông Kofi Annan đã ghi nhận một điều : không có kế hoạch B nếu như chính quyền Miến Điện từ chối các đề xuất của Liên Hiệp Quốc nhằm khép lại khủng hoảng cả về mặt chính trị lẫn nhân đạo đã đẩy hơn nửa triệu người Rohingya sang Bangladesh. Cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói tới nhu cầu cần có 'một lộ trình rõ ràng và phải có sự đồng thuận của chính quyền Miến Điện', nếu không khủng hoảng này sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Trước mắt, các nhà ngoại giao kêu gọi Naypyitaw chấm dứt các vụ bạo hành, cho phép và không gây trở ngại cho các tổ chức nhân đạo đến hiện trường, bảo đảm an ninh cho thường dân. Thế nhưng đòi hỏi này không được toại nguyện do vấp phải sự chống đối từ phía Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Annan còn yêu cầu quốc tế công nhận quy chế của người Rohingya và phải công nhận quyền của số này được trở về nguyên quán. Quốc tế không thể để người tị nạn Rohingya sống mãi trong các trại tạm cư ở Bangladesh.

Tới nay, Miến Điện vẫn viện cớ là tình hình rất 'phức tạp', cho dù đã tỏ thiện chí khi khẳng định là muốn cộng tác với Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc họp kín hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, Miến Điện có cử một quan chức đến dự.

Thanh Hà

******************

Lãnh tụ Aung San Suu Kyi ‘kinh hoàng’ về vụ khủng hoảng Rohingya (RFA, 13/10/2017)

Lãnh tụ Miến Điện Aung San Suu Kyi bị sốc vì những hình ảnh kinh hoàng của những người Hồi giáo Rohingya bị nạn.

rohingya1

Người tị nạn Hồi giáo Rohingya đang đợi thực phẩm do quân đội Bangladesh phân phát cho họ ở trại tị nạn Balukhali gần Gumdhum hôm 26/9/2017.  AFP

Một cố vấn không muốn nêu tên của bà nói với các phóng viên như vậy vào ngày 13 tháng 10, và nói thêm là bà Suu Kyi quyết tâm giải quyết vụ khủng hoảng này, có điều là phải cẩn thận đừng làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Đây được cho là lần đầu tiên bà Suu Kyi thể hiện thái độ của bà về cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở Miến Điện, kể từ khi bà liên tục bị chỉ trích là không làm gì để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Xin nhắc lại tin nói là đã có đến nửa triệu người Hồi giáo Rohingyia, vốn sống ở bang Rakhine miền Tây Miến Điện phải chạy sang Bangladesh lánh nạn. Họ nói bị thanh lọc sắc tộc ở quê nhà. Hàng trăm người thiệt mạng trên đường chạy loạn vì thuyền bị lật khi đi qua con sông biên giới.

Những người Hồi giáo này bị nhà nước Miến Điện xem là những người nhập cư bất hợp pháp mặc dù họ đã sống nhiều đời tại bang Rakhine. Quân đội Miến Điện luôn bác bỏ rằng họ đang thực hiện một chiến dịch nhằm loại trừ hẳn người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà nói rằng họ chỉ đang chống lại bọn khủng bố.

********************

Rohingya : Aung San Suu Kyi trình bày kế hoạch trước khi LHQ họp kín (RFI, 13/10/2017)

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp kín vào tối 13/10/2017 về tình trạng người Rohingya tại Miến Điện, theo khởi xướng của Pháp và Anh Quốc. Một hôm trước sự kiện này, ngày 12/10, bà Aung San Suu Kyi đã trình bày những đường hướng chính trong tiến trình mang tên "Sáng kiến quốc gia để cứu trợ nhân đạo, tái định cư và phát triển tại vùng Rakhine".

rohingya2

Người tị nạn Rohingya tiếp tục chạy sang Bangladesh. Ảnh ngày 13/10/2017. Reuters/Zohra Bensemra

Bài diễn văn được cố vấn quốc gia Miến Điện trình bày trên truyền hình, bằng tiếng Miến Điện, chứ không phải bằng tiếng Anh như lần đầu tiên phát biểu về cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Ngoài nhấn mạnh đến sự thống nhất của Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đề ra ba mục đích chính đối với tình hình tại bang Rakhine : "Hồi hương những người đã trốn chạy sang Bangladesh và cung cấp hỗ trợ nhân đạo một cách hiệu quả ; tái định cư những người này ; mang lại cho vùng sự phát triển và thiết lập ổn định lâu dài".

Về vấn đề người tị nạn, bà Aung San Suu Kyi cho biết Miến Điện "đang đàm phán với chính phủ Bangladesh về việc hồi hương những người hiện đang có mặt tại quốc gia này".

Unicef kêu gọi EU giúp Bangladesh quản lý người Rohingya

Trong khi đó, ông Edouard Beigbedder, đại diện của Unicef tại Bangladesh đã đến Bruxelles từ ngày 12/10 để báo động với Liên Hiệp Châu Âu về tình trạng của người Rohingya, đồng thời đề nghị Bruxelles hỗ trợ.

Hiện có khoảng hơn 800.000 người Rohingya vượt biên sang Bangladesh, trong đó 80% là phụ nữ và trẻ em. Dù không có đủ tiềm lực tài chính, quốc gia Nam Á này đã không đóng cửa biên giới đối với người Rohingya hay xua ngược họ trở lại Miến Điện như từng làm hồi tháng 08/2017.

Thông tín viên RFI Laxmi Lota cho biết Unicef cần 70 triệu euro để xây dựng các công trình hạ tầng cần thiết nhằm tiếp nhận người tị nạn Rohingya, trong đó những nhu cầu cấp bách nhất là về y tế, dinh dưỡng, nước và công trình vệ sinh.

Thu Hằng

************************

Tướng Myanmar nói người Rohingya không phải dân bản xứ (RFA, 12/10/2017)

Cộng đồng người Hồi Giáo Rohingya đang sinh sống ở Miến Điện không phải là người dân bản xứ, báo chí quốc tế cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy lánh nạn, là những điểm đáng chú ý mà Tướng Min Aung Hlaing, Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện, nói với ông Đại Sứ Mỹ Scot Marciel trong buổi gặp gỡ diễn ra hồi sáng ngày 12 tháng 10 ở Yangon.

rohingya3

Những người tị nạn Rohingya tại trại tị nạn Kutupalong của Bangladesh vào ngày 12 tháng 10 năm 2017.  AFP

Trong cuộc gặp, Tướng Min Aung Hlaing gọi cộng đồng Hồi Giáo Rohingya có xuất xứ từ Bangladesh, được người Anh chấp thuận cho vào Miến từ thời Miến Điện còn là thuộc địa của Anh. Dựa vào đó, Tướng Min Aung Hlaing nói thêm rằng chính quyền thuộc địa Anh phải chịu trách nhiệm về chuyện này.

Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến cũng lên tiếng chỉ trích truyền thông quốc tế, cho rằng báo chí cố tình thổi phồng con số người Rohingya bỏ chạy sang Bangladesh lánh nạn, khẳng định không hề có chuyện quân đội và an ninh Miến đàn áp tập thể thiểu số Hồi Giáo, cũng không hề có chuyện hơn nửa triệu người Rohingya phải bỏ chạy lánh nạn.

Cũng trong cuộc gặp với ông Đại Sứ Mỹ, Tướng Tư Lệnh Quân Đội Miến không nói gì tới lời cáo buộc Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra từ tháng trước, cho rằng quân đội Miến đang thực hiện chính sách diệt chủng có hệ thống nhắm vào người Hồi Giáo Rohingya.

Tướng Min Aung Hlaing chỉ cho biết kế hoạch truy lùng khủng bố đang diễn ra ở bang Rakhine được đại đa số người dân Miến ủng hộ, nói thêm là quân khủng bố đã giết chết 30 người Rohingya và 90 người theo Ấn Giáo, chỉ vì tình nghi những người này có liên hệ với chính phủ Miến.

Bang Rakhine là nơi phần đông người Rohingya cư trú. Các con số do Liên Hiệp Quốc và các tổ chức thiện nguyện quốc tế đưa ra đều nói từ hồm 25 tháng Tám tới nay đã có tới 520.000 người Rohingya phải chạy lánh nạn vì bị quân đội và an ninh Miến Điện đàn áp dưới những hình thức khác nhau, như bắt giữ, bắn chết, cướp của, hãm hiếp và đốt nhà.

Tại bang Rakhine, viên chức đặc trách nội vụ của bang này là ông Tin Maung Swe nói với hãng thông tấn Reuters là ngày nào cũng có người Rohingya tự ý trở về Bangladesh để đoàn tụ với thân nhân.

Ông này cũng bảo rằng không hề có chuyện đàn áp, không hề có chuyện binh sĩ nổ súng bắn giết người Rohingya, cũng không hề có chuyện họ bị chính phủ Miến bỏ đói cho tới chết.

Cũng vào ngày 12 tháng 10, tin từ Rangon cho hay cuối tháng tới khi đến thăm Miến Điện, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô sẽ kêu gọi hòa bình, chấm dứt căng thẳng mang tính tôn giáo đang xảy ra giữa tập thể Hồi Giáo thiểu số ở quốc gia đại đa số theo Phật Giáo.

Trả lời câu hỏi của hãng thông tấn AFP, Linh Mục Mariano Soe Naing, phát ngôn viên Hội Đồng Giám Mục Miến Điện, nói rằng chưa rõ Đức Giáo Hoàng Phan Xị Cô sẽ nói những gì trong thông diệp của Ngài, nhưng Ngài sẽ thúc đẩy hòa bình, vì đó là một trong những mục tiêu của Đức Giáo Hoàng khi chọn Miến Điện để ghé thăm.

Miến Điện và Tòa Thánh Vatican trao đổi quan hệ ngoại giao hồi tháng Năm vừa rồi, sau khi lãnh tụ Aung San Suu Kyi sang Rome diện kiến Đức Thánh Cha.

Vài tuần trước khi đón bà Aung San Suu Kyi, Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô có nói trong một bài giảng rằng phải đón nhận người Hồi Giáo như anh chị em một nhà, bảo thêm đã đến lúc phải đem lại bằng an cho những người đang phải gánh chịu đau khổ.

Những điều Đức Giáo Hoàng nêu ra khiến cho một số người Miến bất bình, cho rằng người đang lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo La Mã cố ý can thiệp vào chuyện nội bộ của Miến, khi tìm cách bênh vực cho người Hồi Giáo Rohingya.

Cũng cần nói thêm sau Miến Điện, Đức Thánh Cha sẽ ghé thăm Bangladesh.

***********************

Lãnh đạo quân đội Miến Điện : Quốc tế ''thổi phồng'' hồ sơ Rohingya (RFI, 12/10/2017)

Tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện hôm nay 12/10/2017 khẳng định cộng đồng quốc tế đã "thổi phồng" số người tị nạn Rohingya bỏ trốn ra nước ngoài. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc Liên Hiệp Quốc lên án nạn thanh lọc chủng tộc nhắm vào người Rohingya, và Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp kín ngày mai về vấn đề này.

rohingya4

Người tị nạn Rohingya tới Bangladesh, trên đường về trại tị nạn Cox's Bazar, ngày 02/10/2017. Reuters/Cathal McNaughton

Tướng Min Aung Hlang viết trên Facebook : "Nói rằng số người Bengali trốn sang Bangladesh rất lớn là phóng đại". Ông dùng từ "Bengali" để chỉ người Rohingya, và tố cáo báo chí phương Tây có hành vi "tuyên truyền".

Tuy nhiên theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, tính đến cuối tháng Tám đã có trên nửa triệu trong số một triệu người Rohingya sống tại Miến Điện, đã phải chạy trốn sang Bangladesh, và còn hàng ngàn người khác đang tìm cách di tản.

Trong một báo cáo công bố hôm qua, thu thập lời kể của 65 nhân chứng, Liên Hiệp Quốc kết luận rằng quân đội Miến Điện đã đàn áp một cách có hệ thống, nhằm ngăn cản người Rohingya quay lại. Ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, cho RFI biết thêm chi tiết :

"Những lời kể của các nhân chứng đều tương tự như nhau. Họ thuật lại những vụ tấn công vào làng, binh sĩ nổ súng không cần cảnh báo và đốt cháy làng mạc. Những người khác cho biết có những ngôi làng hoàn toàn không còn dân cư, và những câu nói thường nghe là : "Mấy người không phải ở đây, quay về Bangladesh đi, nếu không sẽ bị tra tấn hoặc giết chết".

Thế nên, với những gì đã biết được, chúng tôi kết luận rằng, đúng là chúng ta đang đối mặt với một sự đàn áp có tổ chức, có phối hợp và hệ thống. Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã nêu ra cách đây ba tuần, như một ví dụ điển hình cho nạn thanh lọc chủng tộc. Chúng tôi cũng thấy vậy, cụ thể là rõ ràng quân đội không chỉ muốn đẩy người Rohingya ra khỏi Miến Điện, mà còn ngăn cản họ quay lại.

Các tổ chức nhân đạo bị hạn chế vào, đa số bị cấm, khiến chúng tôi rất quan ngại. Bởi vì hiện vẫn có từ 200.000 đến 300.000 người Rohingya ở miền bắc bang Arakan, đa số đã phải trốn khỏi nơi cư trú và chúng tôi không biết họ đang sống trong những điều kiện như thế nào".

Pháp và Anh ngày mai tổ chức một cuộc họp kín không chính thức của Hội Đồng Bảo An về vấn đề Miến Điện, với sự tham dự của cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, tác giả bản báo cáo mới đây về người Rohingya. Cùng ngày, phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Jeffrey Feltman sẽ đến thăm Miến Điện trong chuyến công du bốn ngày.

Liên Hiệp Châu Âu (EU) hôm qua loan báo sẽ ngưng tất cả những cuộc tiếp xúc với tổng tham mưu trưởng quân đội Miến Điện, và có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt "nếu tình hình không được cải thiện". EU cũng kêu gọi chính quyền Miến Điện nhanh chóng mở cửa "hoàn toàn, bảo đảm an ninh và vô điều kiện" cho viện trợ nhân đạo đến bang Rakhine.

Trong bối cảnh đó, hôm nay Hội Đồng Giám Mục Miến Điện loan báo Đức giáo hoàng Francis sẽ đến thăm nước này vào cuối tháng 11, với tư cách một sứ giả hòa bình.

Thụy My

***********************

Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi bà Suu Kyi chặn bạo lực (RFA, 11/10/2017)

Một viên chức Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 11 tháng 10 lên tiếng kêu gọi lãnh tụ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, hãy chấm dứt tình trạng bạo lực và phân biệt đối xử với người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

rohingya5

Trại tỵ nạn của người Hồi Giáo Rohingya ở dọc theo biên giới giữa Bangladesh và Miến Điện hôm 25/09/2017. AFP

Người đứng đầu văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, bà Jyoti Sanghera, có kêu gọi như vừa nêu nhân dịp trình bày báo cáo về chiến dịch của quân đội Myanmar chống lại người Rohingya tại bang Rakhine.

Bà Jyoti Sanghera bày tỏ quan ngại là số người sắc tộc Hồi giáo Rohingya lánh nạn sang Bangladesh có thể phải chịu tù đày một khi về lại quê nhà ở Myanmar. Đây là nơi mà lâu nay những người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya không có quyền công dân và các quyền chính trị khác.

Một Ủy ban Điều Tra của Liên Hiệp Quốc cũng cáo giác rằng cuộc tảo thanh sắc tộc có hệ thống của quân đội Myanmar được hoạch định nhằm xóa bỏ cộng đồng thiểu số này khỏi bang Rakhine.

Theo báo cáo đưa ra thì những vụ tấn công được tiến hành một cách có tổ chức kỹ lưỡng, được phối hợp và mang tính hệ thống. Mục tiêu không chỉ trục xuất họ mà còn không để họ có thể trở về quê nhà.

Báo cáo dựa trên những cuộc phỏng vấn số người phải chạy đi lánh nạn sau khi xảy ra chiến dịch phản công của quân đội đối với đợt tấn công do những tay súng nổi dậy nhắm vào lực lượng an ninh ở bang Rakhine hồi ngày 25 tháng 8 vừa qua.

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc thì trong thực tế làn sóng mới nhất trong chiến dịch tảo thanh của quân đội Myanmar tại bang Rakhine đã bắt đầu trước thời điểm 25 tháng 8 ; có thể từ đầu tháng 8.

Trong một số vụ việc, trước và sau khi tấn công, loa thông báo nói rõ với người sắc tộc Hồi giáo Rohingya là họ không thuộc về vùng đất đang ở, hãy sang Bangladesh ; nếu không đi thì nhà cửa sẽ bị đốt cháy bà mạng sống cũng không giữ được.

Published in Châu Á

Liên Hiệp Quốc : Trại tị nạn lớn nhất thế giới tại Bangladesh quá nguy hiểm (RFI, 08/10/2017)

Ngày 07/10/2017, một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc phát biểu về kế hoạch của Bangladesh xây dựng trại tị nạn lớn nhất thế giới cho hơn 800.000 người Hồi Giáo Rohingya là rất nguy hiểm vì tình trạng quá tải có thể làm tăng nguy cơ các bệnh chết người lây lan nhanh chóng.

rohingya1

Người Rohingya tại trại tị nạn Balukhali sau cơn mưa ở Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 06/10/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Theo AFP, việc hơn một nửa triệu người tị nạn Rohingya tràn sang Banglasdesh để tránh cuộc đàn áp của quân đội ở bang Rakhine, Miến Điện từ ngày 25/08 đã khiến các trại tạm cư ở Bangladesh bị quá tải.

Chính quyền Bangladesh đang gấp rút chuẩn bị kế hoạch mở rộng một trại tị nạn tại Kutupalong, gần thị trấn biên giới Cox's Bazar để tiếp nhận người Rohingya. Theo tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc (IOM), đây sẽ là trại tị nạn lớn nhất trên thế giới, vượt xa hai trại Bidi Bidi ở Uganda và Dadaab ở Kenya - cả hai trại này đều có khoảng 300.000 người tị nạn.

Nhà chức trách Bangladesh cho biết khu trại mới sẽ giúp họ quản lý tốt hơn các hoạt động cứu trợ và đảm bảo an toàn cho người Rohingya. Hiện chính quyền Bangladesh đang lo sợ là việc các trại tị nạn nằm rải rác ở nhiều nơi có thể dẫn tới nguy cơ trở thành những nơi tuyển mộ cho các chiến binh Hồi Giáo cực đoan.

Khoảng 1.200 hecta đất bên cạnh trại Kutupalong hiện tại đã được dành cho dự án xây trại tị nạn lớn nhất thế giới. Và theo yêu cầu của chính phủ Bangladesh, Tổ chức Di Cư Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc đã đồng ý điều phối hoạt động của các cơ quan viện trợ và giúp xây dựng chỗ ở tại khu trại mới.

Tuy nhiên, ông Robert Watkins, điều phối viên thường trực của Liên Hiệp Quốc tại Dhaka, nói với AFP rằng Bangladesh nên tìm các địa điểm mới để xây dựng thêm nhiều khu trại khác, bởi vì "tập trung quá nhiều người vào một khu vực quá nhỏ, nhất là những người sức khỏe yếu dễ bị bệnh, là rất nguy hiểm… Nếu có bệnh truyền nhiễm nào đó xuất hiện, nó lây lan rất nhanh. Nguy cơ này rất dễ xảy ra".

Điều phối viên Robert Watkins cũng nhấn mạnh tới nguy cơ trại tị nạn bị hỏa hoạn. Theo ông Robert Watkins, công tác quản lý người tị nạn, chăm sóc sức khoẻ cho họ và đảm bảo an ninh sẽ dễ hơn nếu họ được phân bổ sinh sống ở các trại nhỏ thay vì sống trong tại một trại tập trung quá lớn.

Thùy Dương

**********************

Miến Điện : Phiến quân Rohingya chấp nhận mọi cử chỉ xoa dịu của chính phủ (RFI, 07/10/2017)

Hai ngày trước khi hết hạn hưu chiến tự tuyên bố cách đây một tháng, ngày 07/10/2017, nhóm nổi dậy chính thuộc sắc tộc thiểu số Rohingya Hồi Giáo xác định sẵn sàng đáp ứng mọi cử chỉ xoa dịu từ phía chính phủ Miến Điện.

rohingya2

Một cụ bà 75 tuổi người Rohingya được người thân khiêng đi tị nạn sang Bangladesh. Reuters/Damir Sagolj

Lực lượng Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) vẫn chưa cho biết đường lối hành động sau khi lệnh ngừng bắn mà nhóm nổi dậy này đơn phương tuyên bố ngày 10/09/2017 sẽ kết thúc vào đêm thứ Hai 09/10. Tuy nhiên, nhóm này từng tuyên bố "kiên quyết chấm dứt tình trạng bạo ngược và ức hiếp" nhắm vào dân tộc Rohingya của họ.

Trong bản thông cáo được Reuters trích dẫn, nhóm ARSA tuyên bố : "Nếu bất kỳ lúc nào, chính phủ Miến Điện thiên về hòa bình, ARSA sẽ làm tương tự". Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trước đó, khi phe nổi dậy đơn phương tuyên bố ngừng bắn, chính quyền Naypyidaw từng khẳng định "không có chính sách đàm phán với quân khủng bố".

LHQ kêu gọi Miến Điện mở cửa bang Rakhine cho cứu trợ nhân đạo

Trên lĩnh vực nhân đạo, ông Mark Lowcock, phụ trách hoạt động cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, đánh giá "không thể chấp nhận được" vì hàng cứu trợ không thể vào được bang Rakhine vì chính quyền Miến Điện chặn mọi ngả đường dẫn vào miền bắc bang này sau loạt tấn công của phe nổi dậy Rohingyas nhắm vào khoảng 20 trạm biên phòng.

Một nhóm nhỏ nhân viên quốc tế có mặt tại chỗ, nhưng không thể tiến hành công việc theo đúng nghĩa. Vì vậy, ông Mark Lowcock "kêu gọi chính quyền Miến Điện làm cách nào đó, để các nhà hoạt động nhân đạo, không chỉ của các tổ chức Liên Hiệp Quốc, có thể được làm việc trong điều kiện bình thường".

Theo ông Mark Lowcock, cần khẩn cấp hỗ trợ ngay tại bang Rakhine vì hàng ngày vẫn có khoảng 2.000 người Rohingya tiếp tục đến các trại tạm cư ở Bangladesh, đang trong tình trạng quá tải. Từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra ngày 25/08/2017, Bangladesh đã phải đón hơn 515.000 người Rohingya.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Theo Reuters ngày 2/10, trong một cuộc trao đổi, chính phủ Bangladesh hối Myanmar đem người tị nạn Rohingya trở về Myanmar để chấm dứt cuộc khủng hoảng tị nạn.

bangladesh1

Lính biên phòng Bangladesh đuổi người tị nạn về trại dã chiến-Ảnh : Toronto Star

Một quan chức Bộ Ngoại giao Bangladesh cho biết : Bangladesh sẽ chú ý 5 đề nghị trong cuộc nói chuyện hôm 2/10 tại thủ đô Dhaka của nước này, đặc biệt về khả năng người tị nạn trở về Myanmar bền vững. Ông còn cho biết : "Chúng tôi không nghĩ cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết qua chỉ một cuộc họp".

Quan chức này giấu tên vì không được phép nói chuyện với báo chí về cuộc gặp đại diện chính phủ Myanmar là ông Kyaw Tint Swe.

Liên Hiệp Quốc đã gọi cuộc chạy giặc của 507.000 người tộc Rohingya theo đạo Hồi từ ngày 25/8 là "vụ tị nạn khẩn cấp tiến triển nhanh nhất thế giới", và cáo buộc Myanmar với đa số dân theo đạo Phật đang tiến hành "thanh trừng sắc tộc" chống lại cộng đồng Rohingya thiểu số. 

Trước cuộc chạy giặc, đã có 300.000 người Rohingya tị nạn ở Bangladesh.

Myanmar phủ nhận cáo buộc. Quân đội nước này đã mở cuộc tấn công ở phía bắc bang Rakhine để trả đũa những cuộc tấn công có điều phối của lực lượng nổi dậy Đội quân cứu tế Arakan Rohingya (ARSA). Lực lượng này đã tấn công vào 30 đồn cảnh sát và 1 căn cứ quân đội ngày 25/8.

Chính phủ Myanmar qui trách nhiệm cho ARSA tấn công dân thường, đốt cháy rụi hơn một nửa trong 400 làng của người Rohingya ở phía bắc bang Rakhine. Myanmar nói hơn 500 người thiệt mạng trong vụ bạo lực gần đây nhất, đa số là các tay súng ARSA. Lực lượng này phủ nhận mọi cáo buộc. 

Từ hàng chục năm qua, đã có sự căng thẳng giữa tín đồ Phật giáo với tộc người Rohingya. Tộc này không được công nhận là công dân Myanmar, bị xếp là di dân trái phép dù tộc này tuyên bố có nguồn cội ở bang Rakhine từ nhiều thế kỷ trước.

Tuần trước, Mỹ kịch liệt chỉ trích chính quyền Myanmar về cuộc khủng hoảng tị nạn, kêu gọi các nước không cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar nhưng Mỹ không dọa sẽ tái áp đặt lệnh cấm vận (đã được tạm ngưng áp dụng dưới thời Tổng thống Barack Obama).

Ngày 2/10, dự kiến có cuộc biểu tình chống phương Tây gây sức ép ở Yangon, thành phố lớn nhất của Myanmar.

Nữ Thủ tướng Sheikh Hasina của Bangladesh đã kêu gọi chấm dứt chiến tranh, lập các vùng an toàn ở Myanmar để người tị nạn có thể quay về. Bà cũng kêu gọi Ủy ban tìm kiếm sự thật Liên Hiệp Quốc đến Myanmar và kêu gọi Myanmar tuân thủ các yêu cầu giải quyết những vấn nạn ở bang Rakhine. Các yêu cầu này do một nhóm chuyên viên lập. Đứng đầu là cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.

Myanmar không chấp nhận đón đoàn tìm hiểu sự thật Liên Hiệp Quốc nhưng năm ngoái bà Suu Kyi chọn ông Annan dẫn đầu nhóm cố vấn và đưa ra những giải pháp.

Ủy ban này đã có tài liệu trình những kiến nghị ngày 24/8 gồm xem xét lại một bộ luật kết nối quyền công dân với sắc tộc đã khiến nhiều người Rohingya bị xếp vào diện không có tổ quốc.

Ủy ban cũng đề nghị chính phủ Myanmar qui trách nhiệm với những người vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, bảo đảm quyền tự do di chuyển cho toàn bộ công dân bang Rakhine và đầu tư vào cơ sở hạ tầng như điện đường, nguồn nước sinh hoạt và tạo quyền tiếp cận internet để giúp dân bang này thoát nghèo.

Trong bài diễn văn toàn quốc hồi tháng 8, bà Suu Kyi nói sẽ thực hiện những đề nghị này.

Bích Ngọc (theo Reuters)

Published in Châu Á
mercredi, 20 septembre 2017 11:06

Người Rohingya : giải pháp và lo âu

Khủng hoảng Rakhine : Suu Kyi đối mặt với áp lực quốc tế (BBC, 20/09/2017)

Aung San Suu Kyi đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với việc xử lý bạo lực tại bang Rakhine và khủng hoảng người tị nạn Rohingya.

rakhine1

Bà Suu Kyi bị chỉ trích nặng nề vì không có phản ứng gì trước cuộc khủng hoảng Rohingya

Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, bà lên án những vụ lạm quyền nhưng không đổ lỗi cho quân đội hoặc giải quyết những cáo buộc thanh lọc sắc tộc.

Các nhà lãnh đạo và giới ngoại giao từ một số quốc gia đã bày tỏ sự thất vọng mạnh mẽ với lập trường của bà.

Hơn 400.000 người Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh từ cuối tháng Tám.

Tình trạng bất ổn mới nhất ở Rakhine xảy ra do các vụ tấn công chết người tại các đồn cảnh sát trên khắp bang Rakhine vào tháng trước.

Nhiều người bị giết trong một cuộc đàn áp quân sự sau đó và có những cáo buộc về việc các ngôi làng bị đốt cháy và người Rohingya bị đuổi đi.

Trong bài diễn toàn quốc đầu tiên về cuộc khủng hoảng gần đây, bà Suu Kyi nói :

- Không có xung đột hoặc hoạt động đuổi người ở miền bắc kể từ ngày 5 tháng Chín

- Hầu hết người Hồi giáo đã quyết định ở lại và điều này cho thấy tình hình không nghiêm trọng

- Chính phủ đã có những nỗ lực trong những năm gần đây để cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người ở Rakhine bao gồm cả người Hồi giáo

- Tất cả người tị nạn sẽ được phép trở lại sau một quá trình xác minh.

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước nói rằng bà không sợ "sự giám sát của quốc tế" về cách chính phủ của bà xử lý cuộc khủng hoảng Rohingya ngày càng trầm trọng.

Bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bìn, hôm 19/9 nói bà muốn cộng đồng quốc tế biết những gì chính phủ của bà đang làm để giải quyết tình hình.

Bà lên án mọi vi phạm nhân quyền và cho biết bất cứ ai chịu trách nhiệm về những vụ ngược đãi tại Rakhine đều bị đưa ra tòa.

Bà Suu Kyi bị chỉ trích nặng nề khi 400.000 người Rohingya đã chạy trốn bạo lực sang Bangladesh.

Quân đội nói rằng các chiến dịch của họ ở bang Rakhine nhằm mục đích triệt hạ các chiến binh và bác việc nhắm mục tiêu là dân thường.

Nhưng các nhân chứng từ Rohingya, những người đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh, nói ngược lại.

Bà Suu Kyi trước đó tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đang bị bóp méo bởi "những thông tin sai lệch" và cho biết những căng thẳng đang lan rộng nhờ tin giả.

Bà cũng hủy chuyến đi dự họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, và nói rằng bà có bài diễn văn hôm 19/9 về "hòa giải dân tộc và hoà bình".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, cảnh báo bà Suu Kyi "có cơ hội cuối cùng" để ngăn chiến dịch tấn công quân sự.

***********************

Bangladesh đề nghị Myanmar nhận lại người Rohingya (RFA, 20/09/2017)

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina hôm 19 tháng 9 đưa ra lời kêu gọi đòi chính phủ Myanmar phải nhận lại khoảng hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh vì chiến sự ở bang Rakhine, Myanmar.

rakhine2

Những người tị nạn Rohingya từ bang Rakhine của Myanmar đang chờ đợi sự trợ giúp tại thị trấn Teknaf của Bangladesh vào ngày 12 tháng 9 năm 2017. AFP

Nói với những nhà hoạt động người Bangladesh tại New York nơi bà Hasina đến dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, bà Hasina cho biết chính phủ Bangladesh đã đưa ra yêu cầu này với Myanmar, đòi hỏi Myanmar phải đảm bảo an toàn cho những người tị nạn Hồi giáo đồng thời không được tra tấn, đàn áp họ. Bà Hasina cho biết hiện Bangladesh đang thực hiện các nỗ lực ngoại giao để thuyết phục Myanmar làm điều này.

Tuy nhiên theo Thủ tướng Bangladesh, cho đến lúc này chính phủ Myanmar vẫn không đáp trả lại những lời kêu gọi của Bangladesh, thay vào đó Myanmar còn cho rải mìn dọc theo biên giới nhằm ngăn không cho những người Rohingya quay trở lại.

Trước đó, lãnh tụ Myanmar bà Aung San Suu Kyi có bài phát biểu công khai trên truyền hình nói rằng Myanmar sẽ chỉ nhận lại những người Hồi giáo Rohingya đã được đăng ký với chính phủ Myanmar.

Từ trước đến nay, chính phủ Myanmar vẫn luôn coi người Rohingya là những người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh và không cho họ nhập quốc tịch.

Quân đội Bangladesh giúp người Rohingya khi mùa mưa đến

Trong khi đó, tại Bangladesh, quân đội nước này đang gia tăng nỗ lực giúp đỡ những người tị nạn Rohingya vào lúc mùa mưa đang đến.

Ông Obaidul Quader, một Bộ trưởng thuộc đảng Awami League đang nắm quyền ở Bangladesh cho báo chí biết quân đội sẽ được triển khai ngay lập tức đến Cox’s Bazar nơi có hơn 400.000 người tị nạn Rohingya. Quân đội sẽ giúp xây các nơi trú ẩn, nhà vệ sinh cho người tị nạn hiện còn đang phải ngủ ngoài trời dưới mưa.

Ngoài ra quân đội Bangladesh cũng có nhiệm vụ đảm bảo trật tự và giúp đỡ trong các hoạt động cứu trợ tránh những tình trạng náo loạn, dẫm đạp lên nhau khi thực phẩm và đồ cứu trợ được đưa xuống từ các xe tải.

Mới đây chính phủ Bangladesh cũng cho biết nước này sẽ lập thêm một khu vực mới có thể chứa tới 400.000 người tị nạn trong vòng 10 ngày.

Tín đồ Ấn Giáo tại Bangladesh hy vọng được Ấn Độ nhận

Cũng tại Bangladesh, hàng trăm tín đồ Ấn Giáo đang hướng đến Ấn Độ, nước láng giềng với Bangladesh, với hy vọng tìm được nơi trú ngụ mới.

Hiện có khoảng gần 500 tín đồ Ấn Giáo đang ở trong một trang trại gà đã dọn tại một làng của người theo Ấn giáo ở vùng đông nam Bangladesh, chỉ cách nơi những người tị nạn Rohingya đang trú khoảng hơn 3 cây số.

Những người tị nạn Ấn Giáo cũng chạy từ Myanmar sang Bangladesh để tránh chiến sự và bây giờ họ nói họ không muốn quay trở lại Myanmar vì lo sợ. Nhưng họ cũng không muốn ở lại trên đất Bangladesh nơi người Hồi giáo chiếm đa số.

Hiện chính phủ Ấn Độ không gây khó dễ cho việc xin quốc tịch đối với những cộng đồng thiểu số đến từ Bangladesh hay Pakistan, dù đó là tín đồ Ấn Giáo, Phật giáo hay Thiên chúa giáo.

Tuy nhiên chính phủ Ấn Độ của Thủ tướng Modi chưa có bình luận gì về mong muốn của những người tị nạn Ấn Giáo trên đất Bangladesh. Hiện chính phủ Ấn vẫn còn đợi phán quyết của tòa Tối cao liên quan đến một khiếu nại về kế hoạch trục xuất khoảng 40.000 người Rohingya khỏi nước này.

Trung Quốc lên tiếng kêu gọi ổn định ở Myanmar

Bạo lực tại bang Rakhine của Mynamar những tuần qua cũng khiến chính phủ Trung Quốc lo ngại và kêu gọi chính phủ Myanmar phải có nỗ lực đảm bảo ổn định.

Tân Hoa Xã hôm 20 tháng 9 trích lời của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói với người đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi ở New York rằng nhiệm vụ khẩn cấp lúc này là giảm căng thẳng càng sớm càng tốt, tránh gây nguy hiểm đến người dân vô tội, ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nhân đạo, kêu gọi và giúp đỡ chính phủ Myanmar và Bangladesh tìm kiếm giải pháp cơ bản qua đối thoại và tham vấn. Ông cho rằng vấn đề người Rohingya tại Myanmar đã có từ rất lâu và đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm.

Ông Vương Nghị nói Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò xây dựng với cộng đồng quốc tế trong khủng hoảng tại Myanmar.

***********************

Thủ lĩnh đánh bom tại Indonesia bị tù 11 năm (RFA, 20/09/2017)

Một phiến quân người Indonesia có liên can với nhóm Hồi giáo IS bị một tòa án tại nước này vào ngày 20 tháng 9 tuyên án 11 năm tù với cáo buộc âm mưu tấn công vào một buổi đổi gác ở dinh tổng thống tại Jakarta.

rakhine3

Chiến binh Indonesia Muhammad Nur Solikin bị kết án 11 năm tù ở tòa án Jakarta vào ngày 20 tháng 9 năm 2017 - AFP

Bị cáo thứ hai bị tuyên sáu năm tù giam. Hãng thông tấn AP đưa tin Muhammad Nur Solihin, và Agus Supriyadi đã bị bắt cùng với hai phiến quân khác bao gồm cả vợ của Solihin vào tháng 12 năm ngoái, chỉ một ngày trước khi âm mưu tấn công được thực hiện.

Bồi thẩm đoàn gồm ba thành viên tại phiên xử cho rằng hành động của các bị cáo không thể chấp nhận là việc làm của con người và vi phạm luật chống khủng bố của Indonesia.

Vào tháng trước vợ của Solihin, tên Dian Yulia Novi, dự tính đánh bom tự sát, bị tuyên án 7 năm rưỡi tù giam. Một phụ nữ khác, Tutin, bị tuyên 3 năm rưỡi vì tội khuyến khích Novi thực hiện hành động đánh bom tự sát. Indonesia là đất nước có số tín đồ Hồi Giáo đông nhất thế giới và chính quyền Jakarta cho tiến hành biện pháp cấm đối với hoạt động thánh chiến kể từ vụ đánh bom ở Bali vào năm 2002 khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Published in Châu Á

Các tổ chức phi chính phủ nỗ lực giúp người Rohingya tị nạn ở Bangladesh (RFI, 08/09/2017)

Sắc dân thiểu số Rohingya vẫn ồ ạt chạy khỏi Miến Điện để tránh bị quân đội nước này truy sát. Theo Liên Hiệp Quốc, từ hơn một chục ngày qua, hơn 165.000 người đã vượt biên giới để sang Bangladesh, cho dù tại đây, họ phải sống trong những điều kiện tồi tệ. Tuy bị quá tải, nhưng các tổ chức phi chính phủ vẫn cố gắng cứu giúp những người tị nạn.

bangla1

Người tị nạn Rohingya vượt qua sông Naf, phân ranh Miến Điện và Bangladesh. Ảnh ngày 07/09/2017 - Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Từ Bangladesh, đặc phái viên RFI Sebastien Farcis gửi về bài tường trình :

"Từ những năm 1990, Bangladesh đã đón nhận hàng chục ngàn người Rohingya và từ đó, tình hình tương đối lắng dịu. Thế nhưng vào tháng 10 năm ngoái, sau đợt đàn áp đầu tiên của quân đội Miến Điện, khoảng 80 ngàn người Rohingya đã vượt qua con sông ngăn cách hai nước để chạy sang Bangladesh. Giờ đây, Bangladesh đang phải đối mặt với làn sóng tị nạn chưa từng thấy, khoảng 165 ngàn người trong vòng 10 ngày. Và tình trạng nhân đạo này rất khó kiểm soát.

Do vậy, tổ chức phi chính phủ Bác Sĩ Không Biên Giới đã phải mở thêm một phòng mổ thứ hai và huy động thêm hai trạm y tế di động để giúp đỡ người tị nạn. Ông Pavlo Kolovos, phụ trách tổ chức này tại Bangladesh cho biết :

Theo tôi nhớ thì chưa bao giờ có nhiều người đến và rất nhanh như vậy. Như cầu của họ rất lớn. Rõ ràng là họ đã tuyệt vọng và rất hoảng sợ khi chạy lánh nạn. Trước đó, khả năng đón tiếp của chúng tôi đã rất căng thẳng và giờ đây thì tình hình còn tồi tệ hơn. Đây là một cuộc khủng hoảng và chúng tôi phải hành động : ít ra là phải giúp đỡ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người tị nạn, cho dù họ đáng phải được giúp đỡ nhiều hơn thế.

Tổng cộng có tới 300 ngàn người Rohingya sống chen chúc trên một dải đất ở Bangladesh và trong số này chỉ có gần 10% được hưởng quy chế tị nạn. Trong khi đó, để tránh bị quân đội Miến Điện đàn áp, dòng người chạy lánh nạn dường như không giảm".

Tổ chức Lưỡi Liềm Đỏ của Iran hôm qua cho biết đã sẵn sàng để chuyển bằng máy bay hàng cứu trợ sang cho người Rohingya. Lượng hàng cứu trợ gồm thực thẩm, đồ dùng thiết yếu lên tới 40 tấn, với tổng trị giá khoảng 4 tỉ đô la.

Còn lãnh đạo lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay tuyên bố sẵn sàng cung cấp nhu yếu phẩm cho người Rohingya trên đường họ đi tị nạn, hoặc cấp chỗ ở tạm thời cho họ trước khi họ tiếp tục lộ trình đã định. Hiện Malaysia vẫn chưa ký vào Công ước Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, nên vẫn coi người tị nạn là người nhập cư bất hợp pháp.

Trong bối cảnh bị quốc tế chỉ trích, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi hôm qua tuyên bố chính phủ nước này đã cố gắng hết sức để bảo vệ "tất cả mọi người" kể từ khi vụ bạo lực bùng phát vào ngày 25/08 làm rung chuyển bang Rakhine.

RFI tiếng Việt

*************************

Liên Hiệp Quốc : Sẽ phải cứu trợ cho 300.000 người tị nạn Rohingya (RFI, 07/09/2017)

Người Rohingya Miến Điện tiếp tục ồ ạt chạy sang Bangladesh tị nạn kể từ khi bạo lực bùng phát tại bang Rakhine cách nay hai tuần. Theo một chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cần sẵn sàng các biện pháp cứu trợ cho 300.000 người tị nạn, theo kịch bản tồi tệ nhất.

bangla2

Một người tị nạn Rohingya sau khi vượt biên sang Bangladesh ngày 05/09/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Chương Trình Lương Thực Thế Giới (WFP) tại Bangladesh, ông Dipayn Bhattacharyya, theo đó tại Bangladesh, tổng số dân tị nạn ước tính từ 120.000 đến 300.000. Theo đại diện Chương Trình Lương Thực Thế Giới, "những người tị nạn đến nơi trong tình trạng suy kiệt,… họ không những hết sức đói mà còn rất hoảng sợ". Làn sóng người tị nạn, trong đó có nhiều người bị thương, bị bệnh, đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ, trước hết về nơi ở, thực phẩm, nước sạch và các phương tiện vệ sinh, đặc biệt cần thiết bởi khu vực này đang giữa mùa mưa.

Đại diện của WFP kêu gọi các nhà tài trợ khẩn cấp đóng góp phương tiện. Chương Trình Lương Thực Thế Giới ước tính, để bảo đảm đời sống tối thiểu cho 300.000 người tị nạn, tổ chức này cần huy động thêm ít nhất 13,3 triệu đô la, để lương thực đủ dùng cho bốn tháng. Ông cảnh báo, nếu thiếu lương thực thì việc tranh giành sẽ xẩy ra, bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, chắc chắn sẽ gia tăng.

Về phía các trại tị nạn ở bang Rakhine, kể từ cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya (lực lượng ARSA) vào các trạm biên phòng Miến Điện, các tổ chức quốc tế, như Chương Trình Lương Thực Thế Giới, không còn phân phát được thực phẩm cho dân cư trong các trại tị nạn, đa số là người Rohingya, nơi có khoảng 80.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Quân đội Miến Điện tiếp tục chiến dịch truy quét rộng lớn tại khu vực này. Theo con số do quân đội nước này đưa ra hôm nay, trong hơn 430 người chết kể từ đầu khủng hoảng, chủ yếu đó là "quân khủng bố" Rohingya. Hiện tại, khu vực bang Rakhine hoàn toàn bị phong tỏa, không có phóng viên độc lập nào được phép tác nghiệp.

Phong trào đòi tước giải Nobel của Aung San Suu Kyi

Thảm cảnh của người Hồi giáo Rohingya Miến Điện khiến nhiều người nổi giận chống lại bà Aung San Suu Kyi, được coi là người đứng đầu chính phủ Miến Điện "trên thực tế". Ngày hôm qua, trên đường phố Karachi, thủ đô Pakistan, người biểu tình đốt hàng loạt tấm hình nhà lãnh đạo Miến Điện.

Theo AFP, một kiến nghị trên mạng đòi tước giải Nobel Hòa Bình của Aung San Suu Kyi đã huy động được hơn 364.000 chữ ký, tính đến sáng nay. Theo người chủ xướng bản kiến nghị, một công dân Indonesia, cho đến nay, nhà lãnh đạo Miến Điện đã "không làm gì để ngăn chặn tội ác chống nhân loại này, xảy ra trên đất nước mình". Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Yanghee Lee, bày tỏ hy vọng bà Aung San Suu Kyi thể hiện "nhiều tình thương hơn… trong thời điểm hệ trọng này của lịch sử Miến Điện", như những gì bà từng tuyên bố.

Về khả năng tước giải Nobel, thư ký của Ủy Ban cho AFP hay, vấn đề này sẽ hoàn toàn không được đặt ra, bởi không có trong di chúc của người sáng lập, cũng như quy chế của Quỹ. Giải thưởng chỉ căn cứ trên nỗ lực của người được trao giải, cho đến thời điểm đó.

Về vai trò thực sự của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhiều nhà quan sát cho rằng nhìn chung, giải Nobel Hòa Bình bất lực trước làn sóng Phật giáo cực đoan và trước một tập đoàn quân đội còn rất mạnh, kể cả về mặt chính trị, sau gần nửa thế kỷ độc tài quân phiệt. Hiện giới quân sự nắm ba bộ lớn trong chính quyền, kiểm soát quân đội, cảnh sát và biên phòng, cùng với một phần tư ghế trong Quốc hội, đủ thẩm quyền để ngăn chặn mọi cải cách Hiến pháp.

Miến Điện là một quốc gia hơn 130 sắc tộc, với hơn 90% theo Phật giáo, người theo đạo Hồi ít hơn 5%. Các thành phần Phật giáo cực đoan, có quan điểm chống Hồi giáo, rất có ảnh hưởng. Đa số dân chúng lại tin rằng dân Rohingya là người nước ngoài, đến từ nước láng giềng Bangladesh, nhiều người cho rằng đây là một "vấn đề an ninh quốc gia".

Trọng Thành

********************

Myanmar : người Rohingya chạy sang Bangladesh tránh bạo lực (VOA, 09/09/2017)

Các cơ quan ca Liên Hip Quc cho hay trong hai tun qua, khong 270.000 người Hi giáo Rohingya đã chy sang Bangladesh đ tìm nơi nương thân, trn bo lc và đàn áp Myanmar. Các bn tin chưa được kim chng nói hơn 1.000 người đã b quân đi Miến Đin giết chết t ngày 25/8 khi xy ra bo lc bang Rakhine, min bc Myanmar.

bangla3

Người t nn Rohingya ch tàu đưa qua kênh sau khi vượt biên gii qua sông Naf Teknaf, Bangladesh, ngày 7/9/2017. nh Reuters/Mohammad Ponir Hossain.

Các cơ quan cu tr đang tăng cường công tác cu tr khn cp cho người Hi giáo Rohingya Bangladesh đ đáp ng nhu cu ca s người t nn đang gia tăng. Họ nói kh năng cung cp nơi tm trú vn đã eo hp, gi đã được tn dng hết mc, và người t nn đang được đưa ti các đa đim dung thân tm thi đã n r dc theo con đường. người phát ngôn ca Cao y T nn Liên Hip Quc, ông Duniya Aslam Khan, nói rằng các tri t nn đang quá ti và không th tiếp nhn thêm bt kỳ người nào khác. Ông nói :

"Hai trại t nn Bangladesh, Kutupalong và Nayapara, trước làn sóng t nn này là nơi cha chp 34.000 người t nn Rohingya, gi đây đã cht cng. Trong vòng hai tuần s người t nn trong tri đã tăng hơn gp đôi, tng cng hơn 70.000 người. Đang có nhu cu khn cp phi có thêm đt đai và nơi tm trú".

Tổ chc Di cư Quc tế (IOM) đang dành riêng 1 triu đô la trích ra t qu khn cp đ cung cp nơi trú ẩn, nước ung, thc phm và các dch v y tế cho người t nn. Người phát ngôn ca IOM, ông Leonard Doyle, nói vi VOA rng nhng người t nn không có ngun lc và đang cp thiết cn các dch v h tr đ cu mng.

Ông nói thêm :

"Họ đang trong tình cảnh tuyt vng, mt tình hung nhân đo hoàn toàn tuyt vng, không có đ lương thc mà ăn... H nói h đang sng ngoài tri, không có nơi trú n đ tránh cái nóng ca mt tri vùng nhit đi, không có nơi đ trú mưa, trong khi con cái ca h không gì để ăn".

Văn phòng điều phi các vn đ nhân đo ca Liên Hip Quc cho biết h đang gii ngân 7 triu đô-la t Qu ng phó Khn cp Trung ương LHQ đ giúp hàng ngàn người trong cnh cùng qun, đang tiếp tc tràn vào Bangladesh.

Lisa Schlein

Published in Châu Á
Trang 1 đến 2