Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

05/10/2017

Aung San Suu Kyi đang bị Anh Quốc bỏ rơi

Tổng hợp

Thái tử Charles gạt Miến Điện khỏi hành trình công du Châu Á (RFI, 05/10/2017)

Áp lực lên Miến Điện trong cuộc khủng hoảng người Rohingya ngày càng lớn. Sau việc đại học Oxford rút ảnh bà Aung San Suu Kyi, giờ đến lượt hoàng gia Anh gạt Miến Điện khỏi lộ trình công du Châu Á của thái tử Charles, bắt đầu vào cuối tháng 10 này.

anh1

Thái tử Charles và công nương Camilla trên hàng không mẫu hạm HMS Prince of Wales tại Scotland ngày 08/09/2017. Reuters/Russell Cheyne

Theo AFP, thái tử Charles và công nương Camilla sẽ bắt đầu chuyến công du Châu Á vào ngày 30/10/2017. Trong vòng 11 ngày, thái tử Charles sẽ lần lượt đến thăm các nước Singapore, Malaysia và Ấn Độ. Thông cáo của Clarence House (dinh thự của thái tử Charles) khẳng định mục đích của chuyến công du là nhằm thắt chặt quan hệ với các quốc gia nói trên trước thượng đỉnh Khối Thịnh Vượng Chung Commonwealth, diễn ra tại Vương Quốc Anh vào mùa xuân năm 2018.

Không như những gì giới truyền thông Anh thông báo vào tháng 9 vừa qua, chương trình chính thức được công bố hôm qua, 04/10/2017 không đưa Miến Điện vào lộ trình công du.

Theo giải thích của phát ngôn viên Bộ ngoại giao Anh, "Các điểm viếng thăm trong chuyến công du hoàng gia đã được quyết định dựa trên những khuyến nghị của ủy ban công du hoàng gia, vốn dĩ đã xem xét cẩn trọng các ý kiến từ Bộ ngoại giao".

Như vậy là sau đại học Oxford, Anh Quốc đã gây thêm một áp lực ngoại giao với Naypyidaw trong cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya. Về phần mình, các tổ chức phi chính phủ hôm qua ước tính cần đến hơn 400 triệu đô la để đáp ứng các nhu cầu cứu trợ nhân đạo cho người tị nạn Rohingya trong vòng 6 tháng tới.

Minh Anh

******************

Đại học Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi (BBC, 02/10/2017)

Đại học Oxford, nơi bà Aung San Suu Kyi từng là sinh viên, đã gỡ bỏ bức chân dung của bà khỏi một trường (college), theo sau chỉ trích quốc tế về vai trò của bà trong khủng hoảng nhân đạo ở Myanmar.

ac3

Bà Aung San Suu Kyi đối mặt với chỉ trích quốc tế

Bạo lực tại Myanmar đã khiến hơn 400 nghìn người Hồi giáo Rohingya vượt biên sang quốc gia láng giềng Bangladesh.

Nữ lãnh đạo thực quyền của Myanmar bị chỉ trích là đã bác bỏ cáo buộc thanh trừng sắc tộc của Liên Hiệp Quốc.

Trường St. Hugh's College nói rằng bức chân dung của bà đã bị thay thế bằng một bức họa của Nhật Bản.

Trường này đã thay bức họa được treo trước đó bởi một tác phẩm của họa sỹ Nhật Bản Yoshihiro Takada. Lý do gỡ bỏ bức chân dung không được đưa ra rõ ràng.

Quản lý truyền thông Benjamin Jones cho biết bức chân dung đã được chuyển tới một "địa điểm an toàn" trong thời gian bức tranh của Takada được trưng bày.

Bức họa mới được giới thiệu tại trường vào đầu tháng này và hiện đang được trưng tại sảnh tòa nhà chính của trường St. Hugh's.

Bà Suu Kyi, một cựu tù nhân chính trị đã trở thành lãnh đạo thường dân Myanmar từ sau khi thắng cử năm 2015, đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế.

ac4

Bà Aung San Suu Kyi gặp lại bạn bè cũ tại đại học Oxford năm 2012

Trong một diễn văn tuần trước, người chiến tháng giải Nobel lên án việc xâm phạm quyền con người nhưng không khiển trách quân đội hay nhắc tới việc thanh trừng sắc tộc.

Bà tốt nghiệp từ trường St Hugh's thuộc đại học Oxford năm 1967 và được trao bằng danh dự vào tháng 6/2012.

Đại học Oxford cho biết sẽ không tước bằng danh dự của bà.

Thành lập năm 1886, St Hugh's là một trong những college lớn nhất của đại học Oxford với khoảng 800 sinh viên.

Quay lại trang chủ
Read 737 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)