Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

16/12/2017

Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, tập phòng chiến tranh nguyên tử

Tổng hợp

Trung Quốc công bố kế hoạch dùng mạng lưới vệ tinh do thám Biển Đông (VOA, 16/12/2017)

Trung Quốc d đnh đưa thêm 10 v tinh vào không gian t đo Hi Nam phía nam nước này trong ba năm ti đ có th do thám toàn b Bin Đông, mt bước đi mà có th cng c hơn na s kim soát ca Bc Kinh đi vi vùng bin tranh chp.

vetinh1

liu - Bc hình chp ngày 21 tháng 4, 2017 cho thy mt đường băng và nhng tòa nhà trên bãi Đá Subi do Trung Quc xây ct qun đo Trường Sa Bin Đông

Khi hoàn tất, mng lưới v tinh này có th thám sát Bin Đông liên tc 24 gi đng h và phân tích tng vt th mt cách chi tiết trong vùng bin này, bao gm cu trúc ca nhng chiếc tàu, t Hi Nam Nht Báo dn li mt chuyên gia ca Vin nghiên cu Vin thám và Đa cu Kỹ thuật s Tam Á, nói.

Kế hoch này được thông báo hôm th Sáu sau khi mt vin nghiên cu chính sách ca M công b nhng hình nh v tinh cho thy Trung Quc đã xây thêm cơ s h tng trên by hòn đo nhân to Bin Đông.

Sáng kiến Minh bch Hàng hi Châu Á của CSIS Washington cho biết Trung Quc đã thêm 29 hectare cơ s h tng vào by hòn đo nhân to này k t đu năm ngoái.

Họ nói vic xây ct thêm này cho thy Bc Kinh s phát trin các tin đn ln hơn này thành các căn c không quân và hi quân có khả năng hot đng đy đ.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc s phóng các v tinh này, bao gm các v tinh s dng công ngh vin thám "siêu ph" phc tp hơn và "radar khu đ tng hp" đến trước năm 2021.

Trung Quốc đã m rng do thám và các cơ s quân s Biển Đông gia lúc đang tranh chp ch quyn vi Philippines, Vit Nam, Đài Loan, Brunei và Malaysia.

Bắc Kinh cũng đã xoa du Hip hi các Quc gia Đông Nam Á (ASEAN) bng vic đng ý bt đu các cuc đàm phán v mt b quy tc ng x được ch đi t lâu cho vùng biển này.

Các nhà phân tích nói Bắc Kinh đang li dng tình hình tương đi yên n đ lng l cng c s kim soát ca h đi vi vùng bin.

*********************

Biển Đông vẫn là mục tiêu chính của Trung Quốc (RFI, 15/12/2017)

Trong năm 2017, tình hình xung khắc tại Biển Đông có vẻ lắng dịu, trong khi bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt. Trên thực tế, Bắc Kinh không ngừng gia cố và tăng cường cơ sở quân sự trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chiến thuật "nghi binh" của Trung Quốc bị tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI tố giác trong bản tổng kết tình hình Biển Đông năm 2017.

vetinh2

Công trình xây dựng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) tại vùng Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông.@epa>

Mọi động thái của Trung Quốc tại Biển Đông đều bị tổ chức Minh Bạch Hàng Hải Châu Á, Asia Maritime Transparency Initiative, trụ sở ở Washington, theo dõi từng bước.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy trong năm 2017, Trung Quốc đã xây thêm một cơ sở hạ tầng rộng 28 hecta, gồm phi trường và quân cảng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để yểm trợ cho các tiền đồn quan trọng. Chiến dịch bồi đắp lấn biển thực hiện trong năm 2016 đã giúp cho Trung Quốc có thêm 1248 hecta đất, trong vùng biển đảo tranh chấp với Đông Nam Á, đặt biệt là với Việt Nam và Philippines.

Cụ thể, trong bản báo cáo công bố ngày 14/12/2017 được truyền thông quốc tế loan tải, Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải cho biết Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhà chứa máy bay, kho hàng dưới mặt đất và hầm trú ẩn chống tên lửa, bố trí đài ra-đa cùng nhiều cơ sở khác trong vùng biển đảo tranh chấp với Đông Nam Á, đặt biệt là với Việt Nam và Philippines.

Đá Chữ Thập là nơi mà Trung Quốc xây dựng nhiều nhất trong năm nay với hơn 110.000 mét vuông.

Trong khi đó Bắc Kinh làm như như muốn tiến hành cuộc "vạn lý trường đàm" với ASEAN, về một bộ luật ứng xử ở biển Đông gọi tắt là COC. Căng thẳng với Mỹ cũng giảm phần nào cho dù Hoa Kỳ của Donald Trump vẫn chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, giành ưu thế, đe dọa thông thương hàng hải quốc tế.

Trump, Duterte, Kim Jong-un là vận may của Tập ?

Năm 2017 sắp kết thúc là một năm có nhiều thuận lợi cho Bắc Kinh. Theo Greg Poling, giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải, chính sách ngoại giao mới của Philippines, từ khi tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử, hòa dịu với Trung Quốc trong vấn đề xung khắc chủ quyền, là biến chuyển thứ nhất.

Thuận lợi thứ hai, với Donald Trump ở Nhà Trắng, Washington dường như chú ý đến mối đe dọa Bắc Triều Tiên và cán cân thương mại với Trung Quốc hơn là tình hình Biển Đông. Do vậy, Trung Quốc tiếp tục lấn chiếm Biển Đông. Chuyên gia Greg Poling cảnh báo : "Tình hình Biển Đông không còn lên trang nhất thông tin quốc tế, nhưng chúng ta đừng tưởng lầm Trung Quốc giảm bớt tham vọng. Họ tiếp tục làm những gì họ muốn làm".

Không những xây cơ sở quân sự, Trung Quốc còn đưa thêm máy bay ra Phú Lâm và quảng bá hình ảnh các cuộc tập trận không quân với chiến đấu cơ J-11B hồi tháng 10. Đến tháng 11, vệ tinh Mỹ phát hiện máy bay trinh sát gián điệp Y-8 có mặt cũng trên đảo Phú Lâm.

Tuy tổng thống Trump phân tâm vì Kim Jong-un, vì nhập siêu với Trung Quốc và vì những khó khăn nội bộ, nhưng quân đội Mỹ vẫn theo sát các hoạt động của Trung Quốc. Trung tá Christopher Logan, được Reuters trích dẫn, tuyên bố : Quân đội không bình luận chi tiết về những diễn biến ở Biển Đông, nhưng điều chắc chắn là các hành động quân sự hóa của Trung Quốc sẽ làm tăng căng thẳng giữa các nước tranh chấp.

Tuy không liên can trực tiếp, nhưng chính phủ Úc lên án hành động của Trung Quốc. Như thông lệ, hôm nay, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng một lần nữa khẳng định Trung Quốc "có toàn quyền trong lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình" xây dựng "công trình hòa bình" và bố trí "phương tiện phòng thủ cần thiết".

Tú Anh

***********************

Lợi dụng vấn đề Bắc Hàn, Trung Quốc gia tăng quân sự hóa Biển Đông (RFA, 15/12/2017)

Trong khi mọi sự chú ý đều dồn về phía vấn đề hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn trong năm vừa qua, Trung Quốc đang tiếp tục lắp đặt radar tần số cao và các cơ sở khác dùng cho mục đích quân sự trên các đảo nhân tạo mà nước này xây lấp ở Biển Đông.

tq1

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa - AMTI

Báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Mỹ dựa trên các hình ảnh vệ tinh, hôm 14/12 cho biết hoạt động tại Biển Đông của Trung Quốc thời gian qua bao gồm việc thiết lập các cơ sở trên diện tích rộng khoảng 29 ha ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nơi vẫn còn đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á và Đài Loan.

Cụ thể theo báo cáo, trong vòng vài tháng qua, Trung Quốc đã lắp đặt một loạt radar tần số cao mới tại mỏm phía bắc đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đường hầm ở đá Subi cũng đã hoàn tất và có thể được dùng làm kho chứa vũ khí và ăng ten radar, nhà radar.

Ngoài ra kho ngầm ở đá Vành Khăn dùng để chứa vũ khí, nhà chứa tên lửa và radar cũng được xây dựng.

Trung Quốc cũng tiến hành xây dựng nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa, bao gồm một sân bay trực thăng mới, các turbin khí ở đảo Cây và 2 tháp radar lớn ở đảo Tri Tôn.

Theo báo cáo của AMTI, những xây lắp mới ở xung quanh đảo Tri Tôn là rất quan trọng vì đây là khu vực đã diễn ra các vụ việc giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mỹ cũng đã cho tàu hải quân đi qua đây để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Hành động không thể chấp nhận

Trong năm nay, Trung Quốc đã hai lần đưa máy bay chiến đấu ra quần đảo Hoàng Sa.

Hồi cuối tháng 10 vừa qua, truyền hình Trung Quốc lần đầu tiên chiếu các hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu J-11B diễn tập ở đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa. Hôm 15/11, AMTI cũng phát hiện các máy báy vận tải Y-8 ở khu vực này. Các máy bay này có thể được dùng cho mục đích giám sát điện tử.

Hoa Kỳ và các đồng minh đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động xây lấp đảo nhân tạo và hoạt động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc.

Trong năm vừa qua, Hoa Kỳ cũng thực hiện các hoạt động tự do hàng hải khi cho tàu đi qua các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây lấp.

Hôm thứ ba, ngày 13/12, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson một lần nữa lên tiếng kêu gọi Trung Quốc ngừng việc xây dựng đảo. Ông cũng nhấn mạnh việc tiếp tục quân sự hóa khu vực này là không thể chấp nhận.

Trong khi đó, phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 15/12, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng nói việc Trung Quốc tiến hành xây dựng và lắp đặt các thiết bị quốc phòng trên lãnh thổ của nước này một cách hòa bình là hết sức bình thường. Ông này nói thêm là chỉ có những người có những động cơ còn dấu diếm mới làm sự việc lớn lên và gây ra vấn đề.

Trung Quốc chỉ trích đồng minh của Mỹ

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong) hôm 15/12 lên tiếng chỉ trích Australia là đã có các hành động đi ngược lại xu hướng hào bình và ổn định ở khu vực Biển Đông.

Ông Thẩm Kim Long phát biểu điều này tại Bắc Kinh trong cuộc gặp với Phó Đô đốc hải quân Australia Tim Barrett.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc trích lời ông Thẩm tại cuộc gặp nói rằng tình hình Biển Đông thời gian qua là ổn định và tốt. Tuy nhiên, trong năm qua, một loạt các hoạt động quân sự của Australia ở Biển Đông đã đi ngược lại xu hướng chung này. Và điều này không đúng với sự đồng thuận của lãnh đạo hai nước hay môi trường hướng tới hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa hai bên.

Australia, đồng minh của Mỹ, trước đó đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Australia cũng đã nhiều lần đưa máy bay bay qua vùng Biển Đông để khẳng định quyền tự do trên không phận quốc tế. Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích các hoạt động này của Australia.

Trong tuần qua, Australia và Trung Quốc cũng đã có lời qua tiếng lại liên quan đến những cáo buộc của Canberra về việc Bắc Kinh tìm cách can thiệp vào chính trị nước này. Trung Quốc đã triệu đại sứ Australia đến để phản đối.

********************

Lần đầu tiên báo Trung Quốc hướng dẫn cách phòng vệ bom nguyên tử (RFI, 16/12/2017)

Le Courrier Internationalsố ra tuần này cho biết "Nỗi sợ nguyên tử lan ra trong báo chí Hoa lục". Trong lúc căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington tiếp tục, một tờ báo địa phương Trung Quốc đã đăng hẳn một trang hướng dẫn người dân phải làm như thế nào trong trường hợp bị tấn công nguyên tử. Tờ báo nhận xét, đây là lần đầu tiên báo chí Trung Quốc đề cập cụ thể về vấn đề này.

tq2

Người dân Nhật tập dượt tránh bom Bắc Triều Tiên. Reuters

"Những kiến thức căn bản về vũ khí nguyên tử và các phương tiện phòng vệ", đó là tựa đề bài viết chiếm nguyên một trang báo của tờ Cát Lâm nhật báo (Jilin Ribao) của đảng Cộng Sản tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Tờ báo mô tả vũ khí hạt nhân và các tác động lên đồ vật, cây cỏ, sinh vật ; giải thích cụ thể cách thức tự bảo vệ và phải làm gì nếu bị nhiễm xạ. Bài viết nhắc lại số nạn nhân Hiroshima, mô tả trong túi cấp cứu có những gì với những hình vẽ rõ ràng. Một sự kiện vô tiền khoáng hậu, vì báo chí Hoa lục xưa nay vẫn tránh nói về mối nguy này.

Apple Daily ở Hồng Kông cho biết tháng Chín vừa qua, một nhóm người bất chấp lệnh cấm biểu tình ở Cáp Nhĩ Tân (Harbin), thủ phủ Hắc Long Giang (Heilongjiang), ngay sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Bắc Triều Tiên đã xuống đường, mang các biểu ngữ "Phản đối Bắc Triều Tiên thử nguyên tử, gây nguy hại cho ba tỉnh miền đông bắc". Các video trên mạng xã hội về vụ biểu tình này sau đó đã bị chặn.

Sáng kiến của Cát Lâm nhật báo đã làm tốn hao nhiều giấy mực cho các báo bạn. Trả lời Tân Kinh báo, tờ Cát Lâm nói rằng nội dung "bình thường" của bài viết do cơ quan y tế cấp cứu của tỉnh soạn thảo. Tân Kinh báo cho rằng tuy chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng bóng ma chiến tranh nguyên tử vẫn chưa tan biến, tuy nhiên không nhắc đến Bắc Triều Tiên. Hoàn cầu Thời báo ngược lại nêu rõ những tiến bộ nhanh chóng và sự xung đột giữa Bình Nhưỡng với Washington.

Nhận định rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh đang tăng lên, tờ báo dân tộc chủ nghĩa đề nghị tính toán những hậu quả tại ba tỉnh đông bắc. Đồng thời cố làm giảm tính nghiêm trọng, nói rằng việc phổ biến thông tin về hiểm họa nguyên tử là chuyện bình thường ở Hàn Quốc, Nhật Bản. Hoàn cầu Thời báo trấn an, trong trường hợp tệ hại nhất, nếu chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc bị nguy hiểm trước hết rồi đến Nhật Bản và các đảo Thái Bình Dương của Mỹ, còn Trung Quốc sau cùng.

Thụy My

Quay lại trang chủ
Read 693 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)