Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

23/12/2017

Bắc Kinh không nhân nhượng với người bất đồng chính kiến

Tổng hợp

Trung Quốc : Tưởng nhớ Lưu Hiểu Ba, một người Pháp "mất tích" (RFI, 23/12/2017)

Một nghệ sĩ gốc Trung Quốc và vợ là người Pháp bỗng "bặt vô âm tín" từ ngày 15/12/2017 sau khi bị cảnh sát mặc thường phục đến dẫn đi. Theo nhật báo Hồng Kông Minh Báo (Ming Pao), cặp vợ chồng đã trưng một bức tranh tường ở phành phố Thâm Quyến (đông nam Trung Quốc), gợi nhớ đến khôi nguyên Nobel Hòa Bình quá cố Lưu Hiểu Ba.

thien2

Nghệ sĩ Hồ Gia Mẫn chuẩn bị tác phẩm triển lãm gợi nhớ đến Lưu Hiều Ba. Ảnh khách thăm quan chụp ngày 15/12/2017 - Ảnh chụp lại / AFP

Một chiếc ghế xanh của buổi lễ trao giải Nobel ở Oslo, vành móng ngựa đỏ, những chiếc camera theo dõi, những hình ảnh này cũng đủ để nhớ đến giải Nobel Hòa Bình người Trung Quốc bị chết khi vẫn bị cầm tù. Bên cạnh là một hình vẽ bóng người ngồi xổm, chùm một chiếc khăn, khiến người ta nghĩ đến nữ thi sĩ Lưu Hà, người vợ bị quản thúc tại gia của nhà đấu tranh.

Tác phẩm được trưng bày trên tường của khu thành cổ Nam Đầu (Nantou) do nghệ sĩ Hồ Giai Mẫu (Hu Jiamin), 34 tuổi, thực hiện trong khuôn khổ Quy hoạch đô thị Thâm Quyến được tổ chức hai năm một lần. Theo AFP, ông Hồ, hiện chưa rõ quốc tịch, và người vợ Pháp Marine Brossard sống tại thành phố Lyon.

thien3

Ông Hồ Giai Mẫu và người vợ Pháp Marine Brossard sống tại thành phố Lyon

Hiện tại, sứ quán Pháp tại Bắc Kinh chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào. Trả lời RFI, giáo sư triết học Béatrice Desgrange cho biết ông bà Hồ không phải là những người nước ngoài đầu tiên bị bắt tại Trung Quốc :

"Từ rất lâu, Trung Quốc Quốc tỏ ra khá thận trọng đối với công dân nước ngoài. Nhưng hiện nay, họ không còn giới hạn nào. Họ bắt người nước ngoài, không tiết lộ thông tin, như trường hợp của nhiều nhà sách ở Hồng Kông. Gần đây nhất là phiên xét xử một công dân Đài Loan bị bắt cóc ở Macao vì đã trao đổi về dân chủ hóa tại Đài Loan trên mạng Internet. Thật kỳ lạ khi thấy những sự việc như vậy và nhất là mọi chuyện đều diễn ra trong sự im lặng bao quanh".

Giáo sư Béatrice Desgrange là người kêu gọi ký kiến nghị trên trang change.org yêu cầu trả tự do cho vợ chồng nghệ sĩ Hồ Giai Mẫu và Marine Brossard.

Thu Hằng

***********************

Trung Quốc : Cặp vợ chồng nghệ sĩ Pháp 'bặt vô âm tín' (BBC, 23/12/2017)

Hai nghệ sĩ đến từ Pháp đã 'bặt vô âm tín' ở Trung Quốc sau khi họ vẽ một bức tranh tường tưởng nhớ cố khôi nguyên giải Nobel Lưu Hiểu Ba, làm dấy lên lo ngại về nơi họ đang ở.

thien4

Bạn bè nói họ đã không thể liên lạc và tiếp cận được vợ chồng nghệ sĩ đến từ Pháp từ ngày 15/12/2017

Hu Jiamin và Marine Brossard đã vẽ một bức tranh tường có chi tiết một chiếc ghế màu xanh để trống, trong một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Thẩm Quyến vào tuần trước.

Bức tranh tường đã bị che phủ đi nhanh chóng và cảnh sát mặc thường phục đã tới đưa hai người đi, theo truyền thông Hong Kong.

Các nhà báo và bạn bè nói rằng họ đã không thể liên lạc được với cặp vợ chồng này.

thien5

Bức tranh tường có một chiếc ghế xanh, chi tiết liên tưởng đến Lưu Hiểu Ba

Ông Lưu Hiểu Ba, người qua đời vào tháng Bảy, là người vận động nhân quyền và dân chủ nổi bật nhất Trung Quốc.

Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 2010 trong lúc đang bị kết án và ngồi tù 11 năm vì tội "lật đổ", và đã được đại diện bởi một chiếc ghế trống tại lễ trao giải.

Vào ngày 15 tháng Mười Hai, ông Hu Jiamin và bà Brossard, vợ ông, đã tham dự Triển lãm Kiến trúc Đô thị Thâm Quyến - Hong Kong và vẽ bức tranh tường.

Ông Hu đã nói với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào thời điểm đó rằng :

"Tôi không phải là một người cực đoan, tôi cũng không phải là một nhà hoạt động... Tôi đã vẽ chiếc ghế để thể hiện sự tưởng niệm và đau buồn của tôi đối với ông Lưu, nhưng đó không phải là một tuyên ngôn đối với công chúng".

thien6

Bà Marine Brossard và chồng cư ngụ ở thành phố Lyon, nước Pháp

Ông Hu nói thêm ông đã cảm thấy an toàn vì sống ở Pháp.

"Nhưng ngay cả khi tôi sống ở Trung Quốc", ông nói thêm, "tôi sẽ không lo lắng quá nhiều bởi vì tôi nghĩ rất nhiều sự sợ hãi xuất phát từ trí tưởng tượng của mọi người".

Tuy nhiên, vào ban đêm, bức tranh tường đã bị che phủ bởi một tấm băng cờ lớn.

Cặp vợ chồng này đã bị các sĩ quan mặc thường phục tách ra và kéo đi, tờ Minh Báo tường thuật.

Ông Hu được tường thuật đã hét lên "Các người đang làm gì vậy ?" và nói rằng ông là một công dân Pháp, trong khi một nhân viên mặc thường phục nói với ông rằng "đây là Trung Quốc, ông biết điều đó - không phải giống nhau", một phóng viên tờ Minh Báo tường trình bằng tiếng Hoa từ hiện trường.

Hai người bạn nói với hãng thông tấn Pháp AFP rằng họ đã không thể tiếp cận được cặp vợ chồng kể từ đó.

Các nhà báo của AFP cũng đã cố gắng gọi điện cho ông Hu nhiều lần trong tuần qua nhưng thấy điện thoại của ông đã bị tắt.

thien7

Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Trung Quốc Lưu Hiểu Ba từng được trao giải Nobel Hòa Bình vắng mặt

Nhà chức trách Trung Quốc nói họ không có thông tin gì về cặp vợ chồng, trong khi Đại sứ quán Pháp từ chối bình luận.

Nhà nghiên cứu Patrick Poon thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC rằng tổ chức này "đang lo lắng" là không ai có thể gặp được ông Hu và bà Brossard.

"Chiểu theo hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Trung Quốc, họ có nguy cơ bị tra tấn hoặc ngược đãi nếu họ bị giam giữ mà không được lựa chọn một luật sư", ông nói.

"Chính phủ Pháp và cộng đồng quốc tế nên tiếp tục chất vấn chính phủ Trung Quốc về nơi ở và điều kiện sống của họ", ông Patrick Poon nói thêm".

Quay lại trang chủ
Read 769 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)