Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

12/01/2018

Tập Cận Bình kêu gọi quân đội chuẩn bị đánh Đài Loan

Tổng hợp

Tập Cận Bình kêu gọi quân đội không sợ chết (VNTB, 12/01/2018)

Chủ tịch Tập Cận Bình nói quân đội phải có "khả năng đánh và chắc thắng" trong một động thái nhằm củng cố địa vị chính trị của ông ta.

Tập Cận Bình đã tái khẳng định địa vị như là nhà lãnh đạo có quyền lực nhất, kể từ thời Mao Trạch Đông. Ông ta đã tới kiểm tra một đơn vị quân đội, nơi hàng ngàn binh sĩ thao diễn sức mạnh quân sự của đất nước này.

Phát biểu trước khoảng 7 ngàn binh sĩ ở tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc, Tập Cận Bình kêu gọi họ "không sợ khó khăn và không sợ chết" vì họ đang thực hiện mệnh lệnh của Đảng Cộng sản. 

Quân đội phải là "tầng lớp ưu tú và mạnh mẽ, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và tin tưởng vào thắng lợi nhằm hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đặt ra trong thờiđại mới", Tập Cận Bình nói thêm. Ông này gần đây được phong là một trong những nhà cai trị quyền lực nhất của nước Trung Quốc thời hiện đại.

tqdl1

Quân đội Trung Quốc tập trận đổ bộ vào Đài Loan 

"Bài giáo huần của Tập Cận Bình đã bị ngắt quãng bằng những tràng pháo tay như sấm và kéo dài", tờ Nhân Dân Nhật Báo tường thuật trên trang nhất, cùng với bức ảnh chụp Tập mặc quân phục và đeo đôi găng tay bằng da màu đen.

Tờ báo này tuyên bố rằng quân đội đã tập trung tại 4.000 địa điểm khác nhau trên khắp nước Trung Quốc để nghe lệnh của người Tổng chỉ huy của họ. Quay về phía lá cờ đỏ của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), họ thề sẽ "kiên quyết tuân theo mệnh lệnh của Chủ tịch Tập".

Tờ Hoàn Cầu (Global Times), một tờ báo khổ nhỏ do Đảng Cộng sản quản lý, gọi cuộc tập hợp mới nhất trong một loạt các cuộc thao diễn quân sự công khai ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông - là sự kiện có tính bước ngoặt.

"Từ ngày lập quốc, đây là lần đầu tiên, Chủ tịch quân ủy Trung ương trực tiếp đưa ra các chỉ thị về huấn luyện quân sự và sự kiện này chứng tỏ rằng việc cải thiện sự tinh thần sẵn sàng chiến đấu hiện nay là nhiệm vụ chiến lược của quân đội Trung Quốc", Xu Guangyu, một vị tướng hồi hưu, nói với tờ báo này như thế.

tqdl2

Tập Cận Bình

Sự kiện này diễn ra trong khi nhiều người đang lo sợ trước khả năng bùng phát xung động trên biên giới Bắc Triều Tiên. Hôm thứ tư tuần trước, Tổng thống Mỹ, Donald Trump, đã sử dụng Twitter để chế diễu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un và chế độ "đã kiệt sức và chết đói của ông này".

"Tôi cũng có nút bấm hạt nhân, nhưng nút của tôi to hơn hẳn và mạnh hơn hẳn nút củaông ta, nút của tôi hoạt động !" Trump viết trên Tweet như thế.

Phạm Nguyên Trường

Theo The Guardian

*******************

Biển Đông : Tàu sân bay Trung Quốc lại tập trận gần Hoàng Sa ? (RFI, 11/01/2018)

Trong bối cảnh hầu như tất cả các nhà quan sát đều dự báo là trong năm 2018, Trung Quốc sẽ tiếp tục khuấy động Biển Đông bằng việc tiếp tục đà quân sự hóa các thực thể mà họ kiểm soát trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bất chấp quan ngại của các láng giềng cũng như của các nước ngoài khu vực, những tin tức đầu năm đã bước đầu xác nhận các dự đoán đó : Tàu sân bay Liêu Ninh đã được điều xuống Biển Đông, có khả năng là đã phối hợp tập trận với thủy quân lục chiến Trung Quốc gần Hoàng Sa.

tqdl3

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh và đoàn tàu hộ tống tập trận ở Biển Đông. Ảnh tư liệu tháng 12/2016. Reuters

Trong hai bài phân tích liên tiếp, trang mạng Pháp East Pendulum – chuyên theo dõi tình hình quân sự và công nghệ quân sự Trung Quốc - đã ghi nhận hai sự kiện có liên hệ với nhau : Tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc, chiếc Liêu Ninh, chở theo một phi đội chiến đấu cơ, cùng với một hải đội hộ tống, đã rời căn cứ thẳng đường xuống Biển Đông. Ít hôm sau, có tin là lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc cũng được phái xuống vùng Biển Đông tập trận đổ bộ ở hai địa điểm, trong đó có một nơi gần quần đảo Hoàng Sa.

Thông tin về hoạt động của chiếc Liêu Ninh không hề được phía Trung Quốc chính thức tiết lộ, nhưng trong bài viết "Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trực chỉ Biển Đông" đăng ngày 06/01/2018, trang mạng Pháp đã căn cứ vào các nguồn tin từ Đài Loan để vạch rõ hành trình của con tàu Trung Quốc.

Theo tác giả bài phân tích, chiếc Liêu Ninh, được 5 chiến hạm hộ tống, đã bắt đầu vượt qua eo biển Đài Loan vào đêm mồng 4, rạng sáng mồng 5 tháng Giêng, trên nguyên tắc là để thực hiện loạt tập huấn đầu năm tại vùng Biển Đông. như đã từng làm cũng vào đầu năm ngoái 2017.

Tuy nhiên, khác với năm ngoái, thay vì đi đường vòng, xuyên qua chuỗi đảo thứ nhất theo ngã eo biển Miyako gần quần đảo Nhật Bản, ra Thái Bình Dương, đi xuống phía Nam, rồi quay trở vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ phía nam Đài Loan, lần này hạm đội Trung Quốc đã đi dọc theo bờ biển Trung Quốc, thẳng xuống Biển Đông.

Câu hỏi đặt ra là trên đường về, liệu hải đội tàu sân bay Trung Quốc có tìm cách đi bọc quanh Đài Loan theo hướng Đông hay không, điều mà Bắc Kinh đã từng làm trước đây để thị uy.

Vốn rất nhạy cảm với các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc tại các vùng gần lãnh thổ của mình, các phương tiện truyền thông Đài Loan, như thông lệ, đã theo dõi sát hành trình của đoàn chiến hạm Trung Quốc.

Theo các nguồn tin này, thì tàu sân bay Trung Quốc đã nhổ neo, rời căn cứ gần Thanh Đảo vào ngày 02/01, và sau đó tập kết tại một vùng cấm bay trên Biển Hoàng Hải với một số tàu hộ tống, bao gồm hai khu trục hạm lớp 052C (Trịnh Châu và Tế Nam) của Hạm Đội Đông Hải, và ít nhất ba chiến hạm khác trong Hạm Đội Bắc Hải.

Thoạt đầu, Quân Đội Đài Loan cho rằng hạm đội Trung Quốc có thể vòng qua phía đông Đài Loan để làm một số thao tác thị uy, nhưng rốt cuộc thì tàu sân bay Trung Quốc và các chiến hạm tháp tùng theo đã đi dọc theo bờ biển thẳng xuống phía nam. Một cựu quan chức hải quân Đài Loan cho rằng sở dĩ hạm đội Trung Quốc mau chóng đi về phía Nam, đó là để tránh đợt khí lạnh Bắc Cực đang tràn xuống.

Theo các nguồn tin của chính quyền Đài Loan, hàng không mẫu hạm Trung Quốc đã nhanh chóng vượt qua eo biển Đài Loan với máy bay nằm yên trên boong, không hề có bất kỳ hoạt động nào, điều được cho là biểu hiện thái độ "kiềm chế" của phía Trung Quốc. Hạm đội Trung Quốc đã rời khỏi vùng nhận dạng phòng không Đài Loan ngày 05/01 vào khoảng 21 giờ giờ địa phương.

Hải Quân Trung Quốc tập trận đổ bộ trên Biển Đông

Do việc Trung Quốc hoàn toàn im lặng về hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Đông, nhiều suy đoán đã được đưa ra. Trong một bài viết khác ngày 09/01/2018, trang mạng East Pendulum đã gắn chuyến công tác của tàu Liêu Ninh với những cuộc tập trận vừa diễn ra của Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo trang mạng Pháp, lần đầu tiên trong lịch sử, ngày 03/01/2018, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh cho toàn thể quân đội nước này khởi động các cuộc tập huấn quân sự cho năm mới 2018. Trong khuôn khổ đó, một đơn vị Thủy Quân Lục Chiến với thiết bị hùng hậu, đã đặc biệt được phái xuống Biển Đông.

Một bài viết trên trang web của quân đội Trung Quốc cho biết là tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đó đã khởi sự chiến dịch tập trận bằng một bài tập theo kịch bản khẩn cấp chuyển quân và thiết bị lên tàu, dưới sự yểm trợ của lực lượng phòng không và phòng thủ ven biển.

Các đơn vị xe tăng lội nước ZTD-05 cùng các loại xe bọc thép và lực lượng bộ binh khác đã dồn dập đổ về căn cứ hải quân Trạm Giang theo đường bộ và đường biển, để từ đó chuyển lên chiếc Tỉnh Cương Sơn 999, một trong những chiếc tàu đổ bộ lớn của Hải Quân Trung Quốc lớp 071, có khả năng vận chuyển đến hơn 20.000 tấn, cũng như lên một chiếc tàu vận chuyển xe tăng khác.

Thông tin chính thức của Trung Quốc không cho biết là lực lượng này tập trận ở đâu, nhưng những thông cáo quy định hai khu vực tạm thời cấm tàu thuyền và phi cơ cho thấy là lực lượng đổ bộ Trung Quốc đã trực chỉ Biển Đông, cụ thể là hướng về đảo Hải Nam, rồi đến phía nam quần đảo Hoàng Sa, gần bờ biển Việt Nam.

Hai "xạ trường quân sự" gần Hải Nam và gần Hoàng Sa

Vùng cấm đầu tiên, cấm mọi loại phi cơ dưới độ cao 15.000 mét được thiết lập ở phía đông đảo Hải Nam, tiếp giáp Biển Đông, gần đảo Bắc Trĩ (Beishi), nơi thường được sử dụng làm địa bàn cho quân đội Trung Quốc tập đổ bộ. Lệnh cấm thâm nhập nơi dùng làm "xạ trường quân sự" có hiệu lực lần đầu tiên ngày 07/01, từ 14 :40 đến 18 :00 giờ địa phương, và sau đó là ngày 09/01, từ 16g00 đến 17g00.

Ngoài ra, một vùng cấm phi cơ khác ở một địa điểm cách vùng cấm thứ nhất khoảng 590 km, và chỉ cách quần đảo Hoàng Sa 123 km về phía đông, cũng đã được tạo ra với cùng một lý do tập bắn, và có hiệu lực ngày 08/01 từ 16g00 đến 18g00.

Căn cứ vào khoảng cách giữa hai khu vực, và tốc độ di chuyển của tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn, có hai giả thuyết được nêu lên : Hoặc là hạm đội đổ bộ Trung Quốc đã tập di chuyển giữa hai vùng cấm theo một kịch bản cụ thể nào đó, hoặc hạm đội đó chỉ tập trận ở khu vực gần đảo Bắc Trĩ, còn vùng cấm gần Hoàng Sa rất có thể là dành cho hải đội tác chiến của tàu ​​sân bay Liêu Ninh đang hiện diện trong khu vực.

Cho đến nay, chưa có thông tin nào được tiết lộ về khả năng hải đội tàu sân bay Trung Quốc cùng phối hợp tập trận với lực lượng đổ bộ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng điều chắc chắn là trong một cuộc phỏng vấn, phó chỉ huy lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc được huy động xuống Biển Đông, đã cho biết là hoạt động tập trận sẽ bao gồm cả phần hợp đồng tác chiến với các tàu ngầm và phi cơ của Hải Quân Trung Quốc.

Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc sắp ra biển ?

Nếu chiếc Liêu Ninh đã tham gia cuộc tập trận đầu năm của Trung Quốc tại Biển Đông, báo chí nước này chắc chắn sẽ loan tin rộng rãi trong thời gian sắp tới đây nhằm tuyên truyền về uy lực quân sự của Trung Quốc, cũng như hù dọa các láng giềng.

Trong khi chờ đợi, cũng trong mục đích tuyên truyền đó, trang tin chính thức Trung Quốc china.org ngày 10/01/2018 đã nêu lên khả năng chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, mà nước này tự đóng và đã cho hạ thủy vào tháng Tư năm ngoái, sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển ngay vào giữa tháng 2 tới đây.

Trả lời tờ Hoàn Cầu Thời Báo, chuyên gia về hải quân Lý Kiệt (Li Jie) ở Bắc Kinh đã cho biết tin trên, đồng thời giả định rằng trong chuyến xuống Biển Đông lần này, chiếc Liêu Ninh có lẽ đã chở theo thủy thủ đoàn dự kiến cho chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai đó để cho họ học tập kinh nghiệm thực tế.

Trọng Nghĩa

********************

Trung Quốc phản đối dự luật ủng hộ Đài Loan của Mỹ (RFA, 11/01/2018)

Trung Quốc phản đối việc Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Hoa Kỳ thông qua 2 dự luật mang ý nghĩa bảo vệ vị trí của Đài Loan trong chính trường quốc tế và tăng cường quan hệ giữa Washington và Đài Bắc.

tqdl4

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng trong một cuộc họp báo trước đây tại Bắc Kinh. Ảnh minh họa. AFP PHOTO

Hai dự luật mới được Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ thông qua hôm thứ Ba tuần này gồm dự luật ủng hộ việc Đài Loan muốn tham gia Tổ Chức Y Tế Thế Giới trong cương vị của một nước thành viên chính thức. Hiện giờ vì Trung Quốc phản đối nên Đài Loan chỉ được tham dự với tư cách quan sát viên.

Dự luật thứ nhì đòi hỏi hành pháp Mỹ phải mờ rộng quan hệ với Đài Loan bằng những chuyến viếng thăm chính thức giữa 2 chính phủ. Nếu dự luật này được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống Donald Trump ký ban hành, việc lãnh đạo Đài Loan được mời thăm Nhà Trắng là điều có thể sẽ xảy ra.

Trong cuộc họp báo sáng ngày 11 tháng giêng tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhắc lại rằng Hoa Kỳ phải tôn trọng quy định đã ký kết là chỉ có một nước Trung Hoa, và gọi việc làm của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Liên Bang Mỹ là hành động cố ý can dự vào chuyện nội bộ của Hoa Lục.

Hôm qua, bài bình luận của Tân Hoa Xã không chỉ lên án việc làm của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viên Liên Bang Mỹ, mà còn nhấn mạnh rằng việc thông qua hai dự luật này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong khi đó, chính phủ Đài Loan lại lên tiếng ca ngợi 2 dự luật mới được thông qua. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Đài Bắc gọi những dự luật này giúp tăng cường quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ.

Cũng cần nhắc lại ngay sau khi đắc cử hồi cuối năm ngoái, ông Donald Trump đã nhận điện thoại chúc mừng của Tổng Thống Đài Loan là bà Thái Anh Văn. Điều ông Trump làm đã khiến Bắc Kinh phản ứng bằng thái độ giận dữ, cho tới khi ông Trump nói chuyện với lãnh tụ Tập Cận Bình, khẳng định vẫn tôn trọng quy định chỉ có một nước Trung Hoa.

*****************

Dự luật về Đài Loan của Mỹ làm phật lòng Trung Quốc (VOA, 12/01/2018)

Hoa Kỳ tuần này đã có bước đi cng c quan h vi Đài Loan, khiến Trung Quc bt bình, theo CNBC.

tqdl5

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

y ban Đi ngoi H vin M hôm 9/1 thông qua hai d lut nhm cng c "mi quan h đi tác sng còn gia M và Đài Loan".

Dự lut đu tiên khuyến khích các chuyến thăm cp cao gia Đài Bc và Washington, trong khi đo lut th hai đ cp ti vn đ Đài Loan bị loi khi T chc Y tế Thế gii.

Tờ Hoàn cu Thi báo ca nhà nước Trung Quc lên án vic thông qua d lut trên, cho rng nó có th gây xáo trn quan h chính tr vi chính quyn ca Ch tch Tp Cn Bình.

"Trung Quốc s chc chn hành đng đ Đài Loan và Hoa Kỳ phải tr giá cho các chuyến viếng thăm cp cao", mt bài xã lun có đon, đng thi cnh báo rng "s đáp tr ngoi giao ca Bc Kinh đi vi Washington s ti t mi phía.

Kể t khi lên nm quyn, các hành đng ca Tng thng M Donald Trump về Đài Loan đã gây nhiu phn ng ti quc gia có nn kinh tế ln th hai thế gii.

Các ví dụ cho thy điu đó là cú đin đàm năm 2016 gia ông Trump và Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn, người Bc Kinh cho là tìm cách ly khai, cũng như quyết đnh bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 1,42 t đôla năm 2017.

*****************

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật giúp Đài Loan tư cách quan sát viên WHA (VOA, 11/01/2018)

Hạ vin M ngày 9/1 thông qua mt d lut ch th Ngoi trưởng M giúp Đài Loan nhn li tư cách quan sát viên ti T chc Y tế Thế gii đng thi nâng cao các yêu cu v phúc trình.

tqdl6

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn đc thông đip cui năm ti Vin Khoa hc và Công ngh National Chung-Shan Taoyuan, Đài Loan, ngày 19/12/2017.

Dự lut ghi nhn là Quc hi M th 108 đã thông qua lut vào năm 2004 ch th Ngoi trưởng xây dng mt chiến lược và phúc trình hàng năm cho Quc hi v nhng n lc giúp Đài Loan có được tư cách quan sát viên ti Hi đng Y tế Thế gii WHA.

Với nhng n lc giúp đ ca Hoa Kỳ và nhng quan h tt đp hơn vi Trung Quc, Đài Loan được mi tham d Hi đng Y tế Thế gii (WHA-World Heath Assembly), cơ quan hoch đnh chính sách ca T chc Y tế Thế gii WHO vi tư cách quan sát viên t năm 2009 đến năm 2016.

Tuy nhiên Trung Quốc có lp trường cng rn trong mi quan h xuyên eo bin Đài Loan sau khi Tổng thng Thái Anh Văn ca Đng Dân Tiến nhm chc vào tháng 5/2016, và ngăn WHO mi Đài Loan tham d WHA trong năm 2017.

Dự lut mi ca H vin M, cn phi được Thượng vin thông qua mi tr thành lut, yêu cu Ngoi trưởng M giúp Đài Loan nhn li tư cách quan sát viên ti WHA và thêm vào trách nhim phúc trình đi vi lut hin có.

Ngoại trưởng M hin được yêu cu phúc trình hàng năm v nhng n lc ca Hoa Kỳ trong vic khuyến khích các quc gia thành viên WHO đy mnh n lc cho Đài Loan có được cách quan sát viên và nhng bước được thi hành đ giúp Đài Loan có được tư cách quan sát viên trong phiên hp ti ca WHA.

Dự lut mi cũng yêu cu phúc trình v nhng thay đi và ci thin trong kế hoch ca M nhm ng h đ Đài Loan nhn được tư cách quan sát viên tại WHA sau bt kỳ phiên hp nào ca WHA mà Đài Loan không được làm quan sát viên.

Cũng vào ngày 9/1, Hạ vin M thông qua d lut Du hành Đài Loan khuyến khích các chuyến viếng thăm ca các gii chc mi cp gia Hoa Kỳ và Đài Loan.

(Nguồn CNA)

Quay lại trang chủ
Read 588 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)