Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/01/2018

Ấn Độ nổi lên như một trục ảnh hưởng kinh tế-chính trị mới

Tổng hợp

Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Quốc (RFI, 26/01/2018)

Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy), mà thủ tướng Ấn Độ khởi xướng từ năm 2014, vừa có thêm một bước tiến cụ thể, với việc Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN họp thượng đỉnh tại thủ đô New Delhi trong hai ngày qua. Tuy quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN không thấm tháp gì so với quan hệ của Trung Quốc với khối này, nhưng New Delhi có những thế mạnh riêng. Bên cạnh việc thống nhất một quan điểm chung về Biển Đông, Ấn Độ và các nước ASEAN dự kiến triển khai nhiều hợp tác, đặc biệt phải kể đến các hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chống khủng bố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

ando1

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (phải) và phó tổng thống Venkaiah Naidu (giữa) với các lãnh đạo ASEAN tại phủ tổng thống Ấn Độ ngày 26/01/2018. Reuters/Adnan Abidi

Việc Ấn Độ mời cùng lúc lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN tham dự Ngày Cộng Hòa Ấn Độ lần thứ 69, 26 tháng Giêng (khác hẳn với thông lệ một khách mời danh dự hàng năm), vào đúng dịp hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ, có một ý nghĩa biểu tượng cao. Cho dù cái tên Trung Quốc không hề được nêu ra trong bản Tuyên cáo chung giữa New Delhi và khối ASEAN, nhưng gần như ai cũng hiểu rằng mục tiêu ẩn đằng sau nỗ lực gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN là nhằm để đối trọng lại đà lấn tới ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tại Châu Á, về kinh tế, quân sự, cũng như chính trị.

Tờ Financial Times hôm 24/01 có bài "Ấn Độ tranh thủ các nước Đông Nam Á để ngăn chặn Trung Quốc" dẫn nhận định của một chuyên gia về chính trị Châu Á Dhruva Jaishankar, thuộc viện nghiên cứu Brookings India, có trụ sở tại New Delhi. Theo ông, "New Delhi không muốn có một Châu Á nằm dưới sự thống trị của Bắc Kinh", mà "một trong những địa bàn quyết định" tương lai của Châu Á chính là khu vực Đông Nam Á. Theo Financial Times, "quyết tâm của Ấn Độ đã thu hút các nước ASEAN".

Theo chuyên gia Alyssa Ayres, thuộc cơ quan tư vấn độc lập Hoa Kỳ Council on Foreign Relations, được Financial Times trích lời, trong lĩnh vực an ninh hàng hải, đặc biệt tại Biển Đông, có được sự ủng hộ của Ấn Độ là điều rất quan trọng đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở quân sự, bố trí nhiều vũ khí tối tân tại các đảo tranh chấp, bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế, bất chấp kêu gọi của các nước trong vùng và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố chung Delhi giữa ASEAN và Ấn Độ, thông qua ngày hôm qua, một lần nữa khẳng định Ấn Độ đứng về phía "trật tự quốc tế dựa trên luật pháp". Nhà nghiên cứu cơ quan tư vấn Mỹ Council on Foreign Relations nhấn mạnh là, với Ấn Độ, các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines, đã tìm được một đồng minh "khổng lồ", và nhờ thế có thể vững tin hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình trước Trung Quốc.

So với Trung Quốc, quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN có quy mô nhỏ hơn nhiều. Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và các nước ASEAN năm 2015 tương đương khoảng 75 tỉ đô la, thấp hơn cả tổng trao đổi mậu dịch giữa ASEAN với Đài Loan và vùng lãnh thổ Hồng Kông của Trung Quốc. Trao đổi thương mại Trung Quốc - ASEAN dự kiến sẽ còn tăng lên tới 1.000 tỉ đô la ở ngưỡng cửa 2020.

Nhà cựu ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakas thừa nhận Ấn Độ không có được các nguồn lực kinh tế như Trung Quốc, và cũng không có ý định ganh đua với Trung Quốc, với tư cách đối thủ đồng cân, đồng hạng trong lĩnh vực này. Thế nhưng Ấn Độ đã và đang tiếp tục hợp tác về an ninh trên biển với nhiều nước Đông Nam Á chủ chốt, các hợp tác "mang tính biểu tượng", vốn đã trở thành truyền thống như đào tạo phi công chiến đấu, hay thủy thủ tàu ngầm. New Delhi cũng vừa đạt một thỏa thuận về hải quân với Singapore, dự trù tăng cường hợp tác về kỹ thuật và hải quân Ấn Độ sẽ tham gia tuần tiễu tại khu vực phía đông eo biển Malacca. Các hợp tác an ninh hàng hải và chống khủng bố tiếp tục được tái khẳng định trong Tuyên bố chung Delhi.

Về hợp tác phát triển hệ thống giao thông đường bộ, Tuyên bố chung Delhi cũng chính thức khẳng định sẽ mở rộng dự án hợp tác đường sắt cao tốc ba quốc gia Ấn Độ-Miến Điện-Thái Lan, sang ba nước còn lại của lục địa Đông Nam Á là Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Trong bối cảnh cục diện địa chính trị Châu Á đang biến động mạnh, với chính sách chưa rõ ràng của Hoa Kỳ tại khu vực này, "Chính sách Hành động hướng Đông", tích cực siết chặt quan hệ với ASEAN của Ấn Độ rất được trông đợi như là một bảo đảm cho thế cân bằng địa chiến lược khu vực, đang đe dọa bị đảo lộn với đà lấn tới của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo là New Delhi cần nỗ lực thực sự mới có thể biến các mục tiêu tốt đẹp thành hành động cụ thể.

Trọng Thành

*******************

Ấn Độ muốn tăng cường hợp tác với ASEAN (BBC, 26/01/2018)

Ấn Độ vừa có một động thái chiến lược gần đây, khi mời lãnh đạo của 10 quốc gia Đông Nam Á đến tham dự Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ cùng với Lễ kỷ niệm thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ trong hai ngày 25-26/1.

ando2

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cùng 10 lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ

Theo Reuters, nhiều quan chức và nhà ngoại giao nhận định động thái này là để khuyến khích hợp tác an ninh hàng hải với các nước ASEAN trong khu vực vốn bị thống lĩnh bởi Trung Quốc.

Cùng chung mối quan tâm

Ảnh hưởng của Trung Quốc lan rộng khắp khu vực Đông Á, bao gồm việc xây dựng các cảng và nhà máy điện tại hai quốc gia Pakistan và Sri Lanka láng giềng của Ấn Độ, khiến nước này bắt đầu tìm kiếm đồng minh trong khu vực.

Và cũng như Việt Nam, Ấn Độ cũng có những tranh chấp biên giới riêng với Trung Quốc ở vùng thung lũng Doklam.

Vì vậy các quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc sẽ mong muốn tìm kiếm một sự tiếp cận sâu rộng hơn của Ấn Độ trong khu vực, và một trong số đó là Việt Nam.

Gần đây nhất, vào tháng 11/2017, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Manila, Ấn Độ tự nguyện đứng ra làm người hòa giải cho tranh chấp ở Biển Đông qua biện pháp ôn hòa và luật pháp quốc tế.

Tác giả Sriram Iyer của tờ Quartz nhận động thái này của lúc đó Modi là một điều Trung Quốc "không muốn nghe" vì chỉ muốn giải quyết vấn đề song phương.

Nhiều hoạt động song phương giữa Việt Nam-Ấn Độ

Một ngày trước khi hội nghị cấp cao diễn ra, hôm 24/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một buổi hội đàm với Thủ tướng Narendra Modi.

Báo Tuổi Trẻ tường thuật về cuộc hội đàm với tiêu đề "Việt Nam đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về Biển Đông".

Image captionThủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi gặp gỡ bên lề Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Ấn Độ hôm 24/1.

Báo này viết, "Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), thúc giục xây dựng COC hiệu quả, phù hợp và mang tính ràng buộc pháp lý..".

Sau đó vào sáng 25/1, báo Dân Trícũng đưa tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam làm Lễ động thổ xây dựng trụ sở mới Đại sứ quán Việt Nam tại New Delhi.

Trụ sở mới này tọa lạc trên một mảnh đất rộng 3.450 m2 để xây dựng trụ sở và nhà ở cho nhân viên Đại sứ quán.

Đồng thời, theo Hãng thông tấn UNI của Ấn Độ, từ 29/1 đến 3/2 sẽ diễn ra cuộc Diễn tập Quân sự Song phương đầu tiên tại Jabalpur, Madhya Pradesh.

Image captionThủ tướng Narendra Modi có vẻ rất được yêu thích ở Việt Nam ?

Quân đội Việt Nam và Quân đội Ấn Độ, mỗi lượng lực sẽ cử 15 sỹ quan tham gia để chuẩn bị cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình theo ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc.

Ấn tượng tốt đẹp với Việt Nam ?

Cũng theo Quartz, trong số các quốc gia Đông Nam Á mà Modi từng đến thăm, Việt Nam là quốc gia có ấn tượng đẹp nhất với vụ thủ tướng 67 tuổi này.

Dựa trên khảo sát của Gallup được công bố vào đầu năm nay, Việt Nam là nước Đông Nam Á yêu thích vị thủ tướng 67 tuổi này nhất, tặng ông 62 điểm, góp phần giúp Modi leo lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nhà lãnh đạo được yêu thích nhất trên thế giới, chỉ sau Emmanual Macron và Angela Merkel.

Việt Nam và Ấn Độ thiết lập Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2016.

Trong tháng Giêng, ông Modi là thủ tướng Ấn Độ đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, sau hai thập niên từ khi Thủ tướng Deve Gowda tham dự năm 1997.

Với Modi, hội nghị này là dịp cho ông thúc đẩy các lợi ích đất nước, và chứng tỏ mình là nhà cải cách kinh tế.

Bảng xếp hạng mới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đặt Ấn Độ số 40 trên 137 nước về tính cạnh tranh.

*****************

Ấn muốn siết chặt quan hệ hàng hải với Đông Nam Á (VOA, 26/01/2018)

n Đ mi lãnh đo các nước ASEAN d hi ngh thượng đnh vào ngày 25/1 đ tăng cường an ninh hàng hi trong khu vc đang b Trung Quc ln lướt, theo ngun tin t các gii chc và gii ngoi giao.

ando3

Thủ tướng n Đ Narendra Modi đc din văn ti Din đàn Kinh tế Thế gii Davos, Thy Sĩ ngày 23/1/2018

n Đ đang theo đui chính sách "Hành đng hướng Đông" nhằm phát triển các mi quan h chính tr và kinh tế vi Đông Nam Á, nhưng nhng n lc này ch có tính cách thăm dò và theo sau Trung Quc rt xa. Thương mi ca Trung Quc vi ASEAN ln hơn n Đ 6 ln, đt mc 470 triu đô la trong giai đon 2016-2017.

Trung Quốc cũng đã m rng s hin din ti Nam Á, xây dng các cng bin và nhà máy đin ti các nước chung quanh n Đ, như Pakistan và Sri Lanka, và cn tr New Delhi trong vic tìm đng minh mi.

Thủ tướng Narendra Modi đã mi tt c các nhà lãnh đo ca 10 nước thành viên ASEAN tham d l Đc lp n Đ vào ngày 26/1 vi cuc diu hành phô trương sc mnh quân s và văn hóa đa dng ca n Đ.

Các nhà lãnh đạo bao gm bà Aung San Suu Kyi ca Myanmar, Tng thng Indonesia Joko Widodo và Tng thng Philippine Rodrigo Duterte sẽ tho lun v hp tác hàng hi, Bộ ngoại giao n Đ cho biết trong mt tuyên b.

n Đ và các nước ASEAN đu nhn mnh đến s cn thiết ca t do hàng hi và các vùng bin rng m. n cũng đã có các mi quan h hi quân mnh m vi các nước Singapore, Vit Nam, Indonesia,Thái Lan, và Malaysia, bà Preeti Saran thư ký ti Bộ ngoại giao n Đ cho biết.

"Các hoạt đng thăm viếng ca các chiến hm, phi hp tun tra, tp trn song phương din ra tt đp", bà Saran nói. "Và mi khi chúng ta có những cuc tho lun quc phòng vi quc phòng hay hi quân vi hi quân, thì nhng cuc tho lun này din ra tt đp theo như nhn xét ca các nước ASEAN".

Một vài nước ASEAN có tranh chp lãnh th vi Trung Quc mong mun n có s giao tiếp rng ln hơn nữa trong khu vc, theo nhn đnh ca các chuyên gia.

Theo Reuters

********************

Biển Đông : Ấn Độ - ASEAN yêu cầu giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế (RFI, 26/01/2018)

Ấn Độ và ASEAN vừa có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, với việc lần đầu tiên New Delhi mời toàn bộ 10 lãnh đạo khối các nước Đông Nam Á tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng Hòa Ấn Độ. Trong bản "Tuyên bố chung Delhi", được công bố hôm qua, 25/01/2018, hai bên đặc biệt nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông phải được giải quyết thể theo luật pháp quốc tế.

ando4

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (giữa) chụp ảnh lưu niệm với các lãnh đạo ASEAN tại thượng đỉnh New Delhi 25/01/2018. Handout / AFP

Hợp tác về "chính trị và an ninh" là lĩnh vực được hai bên quan tâm trước hết. Trong Tuyên bố chung Delhi, Ấn Độ và ASEAN tái khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á trong kiến trúc an ninh quốc tế đang hình thành tại khu vực, với nguyên tắc "rộng mở, minh bạch, không loại trừ ai và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Thông cáo chung khẳng định "tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định an toàn hàng hải và an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực" nói chung, và mọi tranh chấp cần được "giải quyết bằng con đường hòa bình", thể theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mà trong đó Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một trụ cột.

Biển Đông là khu vực địa chiến lược duy nhất được Ấn Độ và ASEAN nêu tên trong văn bản nói trên. Tuyên bố chung Delhi khẳng định ủng hộ việc thực thi "hoàn toàn và đầy đủ" Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và kêu gọi các bên liên quan sớm hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), nhằm phòng ngừa và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các xung đột tại khu vực này.

Tuyên bố chung Delhi cũng thúc đẩy các hợp tác về kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN trong khuôn khổ không gian thương mại tự do song phương, "bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trên biển tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương", tăng cường hợp tác về giao thông đường bộ, đường biển và hàng không, công nghệ tin học. Trong số các hợp tác văn hóa xã hội, hợp tác đào tạo Anh ngữ, cổ vũ cho các quan hệ văn hóa, văn minh lâu đời giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông, được chú ý hàng đầu.

Trọng Thành

***********************

Biển Đông : Paris lên án chính sách "chuyện đã rồi" của Bắc Kinh (RFI, 26/04/2018)

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Nikkei trước khi lên đường sang Tokyo ngày 26/01/2018, bà Florence Parly, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp lên án hành động lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông và cho biết Pháp và Nhật sẽ nâng cấp các cuộc tập trận chung.

ando5

Thủ tướng Shinzo Abe (giữa) nói chuyện với bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly (trái) và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Tokyo ngày 26/01/2018. Reuters/Frank Robichon/Pool

Trong bài phỏng vấn, bộ trưởng quân lực Pháp cho biết chính phủ Pháp đã sẵn sàng "phát triển các cuộc tập trận chung" Pháp-Nhật trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, để chứng tỏ sự hiện diện của quân đội hai nước, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể là trong năm nay là "hải quân hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung, song phương cũng như đa phương, kể cả tập đổ bộ tại nhiều nơi trong khu vực". Theo Nikkei, Pháp-Nhật nhiều lần tập trận chung, nhưng cuộc tập trận đa phương đầu tiên với quy mô lớn chỉ mới được tiến hành năm 2017 với hải quân Mỹ và Anh Quốc. Từ nay, hai nước sẽ hợp tác nhiều hơn.

Bộ trưởng Florence Parly cho rằng Pháp-Nhật cần biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi tình thế đòi hỏi. Lên án chiến lược của Trung Quốc đặt quốc tế trước "chuyện đã rồi", nữ bộ trưởng Pháp cảnh cáo : Không phải cứ cấm cờ ở nơi nào đó, thì nơi đó đổi chủ.

Cũng theo đối sách của Mỹ, bộ trưởng Quân Lực Pháp cho biết thêm là trong năm nay, hải quân Pháp sẽ đi xuyên qua biển Đông nhiều lần để thực thi quyền tự do lưu thông. Trung bình mỗi năm, tàu chiến Pháp qua lại khu vực Trung Quốc tranh chấp với Đông Nam Á từ ba đến bốn lần, nhất là gần quần đảo Trường Sa.

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 802 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)