Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

01/02/2018

Trung Quốc : Tham vọng độc chiếm Biển Đông đe dọa vùng Đông Nam Á

Tổng hợp

Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sắp công khai quân sự hóa Biển Đông (RFI, 01/02/2018)

Mỹ chỉ vừa thông báo sẽ cho tàu sân bay Carl Vinson ghé thăm hữu nghị cảng Đà Nẵng ở Việt Nam, Hà Nội chưa có câu trả lời chung cuộc, thì Bắc Kinh đã có ngay phản ứng, đặc biệt là mượn cái loa Hoàn Cầu Thời Báo ngày 29/01/2018 để khuyến cáo Washington và Hà Nội là "không nên vượt làn ranh đỏ"… Theo giới phân tích, động thái này của Trung Quốc nằm trong một loạt những dấu hiệu cho thấy là Bắc Kinh đang tiến gần đến việc công khai thừa nhận hành động quân sự hóa Biển Đông mà không cần che đậy như trước.

bd1

Ảnh vệ tinh chụp ngày 29/03/2017 : Tiêm kích Trung Quốc J-11 trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Biển Đông. Sắp tới đây sẽ là Trường Sa ?(Internet)

Trong một bài phân tích trên tờ The Diplomat cuối tuần qua (25/01/2018), chuyên gia Mỹ về Hải Quân Steven Stashwick, đã không ngần ngại cho rằng "Trung Quốc đang báo hiệu là họ có thể chính thức ‘quân sự hóa’ Biển Đông". Theo chuyên gia này, các phản ứng của Bắc Kinh gần đây trước việc chiến hạm Mỹ đi ngang vùng 12 hải lý quanh các thực thể mà Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông cho thấy cái cớ mà Bắc Kinh vin vào để triển khai quân đội tại các căn cứ ở Trường Sa.

Trung Quốc viện cớ tàu Mỹ qua lại để quân sự hóa các đảo

Đối với chuyên gia Stashwick, Trung Quốc có lẽ đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc công khai "quân sự hóa" các đảo nhân tạo mà họ bồi đắp ở Biển Đông. Sau nhiều năm tố cáo ngược lại là chính Mỹ đã quân sự hóa vùng này, còn các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng chỉ là "những phương tiện phòng vệ cần thiết", các quan chức Trung Quốc đang lấy lý do tàu chiến Mỹ qua lại gần các đảo Bắc Kinh đòi chủ quyền để làm cớ cho triển khai các lực lượng viễn chinh thực thụ ở những tiền đồn này.

Một ví dụ cụ thể : Bộ ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng khẳng định rằng một khu trục hạm Mỹ (chiếc USS Hopper) đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở bãi Scarborough khi cắt ngang vùng 12 hải lý của bãi này vào trung tuần tháng Giêng (17/01/2018). Trong một động thái bất thường, Trung Quốc là bên đầu tiên đã tiết lộ sự kiện, và có thể sử dụng việc này để báo hiệu về những hành động triển khai quân sự sắp tới đến các căn cứ mà họ đã xây dựng trên các đảo được bồi đắp ở Trường Sa.

Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc đã cho là việc tàu chiến Mỹ đi qua khu vực đã đe dọa nghiêm trọng sự an toàn của tàu thuyền và nhân viên Trung Quốc trong vùng, và cảnh báo là Trung Quốc sẽ đưa ra "những biện pháp cần thiết" để bảo vệ chủ quyền của mình.

Tạm gác ý đồ bồi đắp Scarborough vì áp lực của Mỹ

Bãi Scarborough là thực thể ở Biển Đông mà cả Trung Quốc lẫn Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Thế nhưng từ năm 2012, Trung Quốc đã mặc nhiên chiếm đóng bãi này, sử dụng tàu Hải Cảnh và tàu của dân quân biển để xua đuổi tàu cá Philippines ra khỏi khu vực này.

Vào đầu năm 2016, Hoa Kỳ có vẻ như đã nhận thấy rằng Trung Quốc có thể tìm cách bồi đắp bãi Scarborough, làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở quân sự trên đó như ở Trường Sa, và tư lệnh Hải Quân Mỹ, trong một động thái hiếm hoi, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về hành vi của Trung Quốc.

Theo giới phân tích tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS, ý đồ bồi đắp bãi Scarborough của Trung Quốc chỉ bị tạm gác sau những áp lực ngoại giao mạnh mẽ trong hậu trường, và những tín hiệu răn đe (của Mỹ).

Về lời đe dọa của Bộ ngoại giao Trung Quốc, do việc Bắc Kinh không có cơ sở trên bãi Scarborough để hỗ trợ cho việc triển khai lực lượng và thiết bị quân sự, trừ phi họ cố xây dựng một đảo nhân tạo tại đấy- thì những "biện pháp cần thiết" mà ông Lục Khảng nhắc đến có lẽ ám chỉ một sự hiện diện rầm rộ hơn của lực lượng Trung Quốc ở khu vực này.

Mặt khác phát biểu của phía Trung Quốc cho thấy khả năng Bắc Kinh sử dụng chuyến tuần tra của khu trục hạm Hopper vừa qua làm một cái cớ để quân sự hóa những nơi khác ở Biển Đông.

Trung Quốc đổi giọng, không còn tìm cách che đậy ý đồ

Theo chuyên gia Steven Stashwick, quân sự hóa là một vấn đề rất nhạy cảm trong vùng Biển Đông chiến lược, và trong những năm trước đây, giới lãnh đạo Trung Quốc luôn tìm cách trấn an rằng những gì họ xây dựng trên các đảo chỉ là những "cơ sở phòng thủ cần thiết" chứ không phải là việc quân sự hóa, cho dù Bắc Kinh đã xây dựng trên đó từ phi đạo đến bunker kiên cố để chứa đạn dược.

Vào đầu năm 2016, tình báo Mỹ khẳng định là các căn cứ Trung Quốc ở Trường Sa có khả năng đón chiến đấu cơ, oanh tạc cơ, tên lửa chống hạm và đối địa tầm xa, có năng lực tấn công vượt rất xa các phương tiện phòng thủ thông thường. Tuy nhiên, cho đến giờ, Trung Quốc chỉ mới triển khai hỏa tiễn tầm ngắn và vũ khí phòng thủ, không có khả năng kiểm soát vùng biển hay không phận chung quanh các đảo. Điều này cho phép các quan chức Trung Quốc cho là Bắc Kinh vẫn tôn trọng lời hứa ông Tập Cận Bình đưa ra năm 2015 tại Nhà Trắng là không quân sự hóa các đảo.

Nhưng hiện nay, theo tác giả bài phân tích, giọng điệu của Trung Quốc đã đổi khác. Họ đã có những phát biểu theo chiều hướng tạo nền tảng cho việc triển khai một lực lượng quân sự hùng hậu hơn khi cho rằng tình hình Biển Đông sẽ buộc Trung Quốc là phải triển khai những phương tiện hùng mạnh hơn trên các căn cứ ở Trường Sa, vốn đã được thiết kế để có thể tiếp nhận các loại vũ khí như vậy.

Ngay từ năm 2016, giới lãnh đạo Trung Quốc đã từng ám chỉ rằng chính Mỹ đã buộc họ phải gia tăng việc triển khai các phương tiện "phòng thủ" ở Biển Đông. Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc vào lúc đó, khi bình luận về một báo cáo tiết lộ việc Bắc Kinh đưa thêm vũ khí đến Trường Sa, đã hỏi ngược lai : "Nếu một ai đó đến ra oai trước cửa nhà bạn, bộ bạn không thể bắn trả, ngay cả bằng một cái ná hay sao ?".

Theo Steven Stashwick, những tuyên bố gần đây của Trung Quốc cho thấy là việc triển khai quân sự xuống Biển Đông có thể sắp diễn ra.

Tiếp theo tuyên bố của Bộ ngoại giao, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đã có một bài xã luận cho rằng sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Biển Đông sẽ "bị chận đứng" và cảnh báo rằng các hoạt động của Hoa Kỳ sẽ buộc Trung Quốc phải "củng cố và đẩy nhanh" việc triển khai các lực lượng quân sự ở Biển Đông để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực. Một bài xã luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo thậm chí còn tuyên bố thẳng thừng hơn là Trung Quốc đã tự kiềm chế trong phản ứng của họ trước sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông và rốt cuộc thì Trung Quốc sẽ "quân sự hóa các hòn đảo".

Đối với chuyên gia Stashwick, lập luận cho rằng việc Mỹ hành xử quyền tự do hàng hải là một mối đe dọa đối với các hòn đảo "của" Trung Quốc đúng ra là một cái cớ để cho Bắc Kinh tiến hành quân sự hóa khu vực.

Do Hoa Kỳ rất giỏi trong việc tấn công từ rất xa, từ những nơi mà đối phương không thể phản công dễ dàng, sử dụng tên lửa tầm xa để bắn đến mục tiêu. Nếu muốn tấn công các cơ sở Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ cần gì phải cho chiến hạm hoặc oanh tạc cơ của họ đến sát các hòn đảo ?

Ông Stashwick nhận thấy là dẫu sao thì chuyến tuần tra mới đây của khu trục hạm Hopper khó có thể có tác động đến kế hoạch của Trung Quốc. Bắc Kinh đã củng cố năng lực quân sự của các hòn đảo từ khá lâu, và việc bố trí lực lượng tại các căn cứ đó có lẽ chỉ bị kềm hãm vì muốn giảm nhẹ phản ứng tức giận từ Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực.

Cũng có thể là các đánh giá của tình báo Mỹ vào năm 2016 về khả năng sẵn sàng tiếp nhận các phương tiện hạng nặng của các hòn đảo quá lạc quan đối với thực tế. Cơ quan Sáng Kiến ​​Minh Bạch Hàng Hải Châu Á gần đây đã công bố một báo cáo cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng và cải tiến cơ sở mới trên hơn 70 mẫu đất tại các căn cứ của họ ở Biển Đông vào năm ngoái.

Các phương tiện thông tin chính thức của Trung Quốc gần đây đã loan tin về các cơ sở hạ tầng đặc biệt và các bước chuẩn bị cần thiết để hỗ trợ cho việc triển khai chiến đấu cơ tới đảo Hoàng Sa vào năm ngoái. Các thông tin chi tiết liên quan đến các cơ sở đặc biệt mà quân đội Trung Quốc phải có để đối phó các điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Biển Đông - như những nhà chứa máy bay được đặc biệt niêm kín, có điều hòa nhiệt độ - cho thấy là các căn cứ của Bắc Kinh ở Trường Sa chỉ gần đây thôi mới đạt đến mức độ hoàn thiện để có thể đón nhận các lực lượng chiến đấu tiên tiến.

Trong tình hình đó, chuyên gia Stashwick kết luận : Tất cả những gì Trung Quốc cần bây giờ là một cái cớ để biện minh cho việc triển khai lực lượng quân sự xuống Trường Sa.

Mai Vân

*********************

Đài Loan : Đường bay mới của TQ quyết định quan hệ tương lai (VOA, 01/02/2018)

Tranh cãi với Trung Quc v vic m các tuyến bay mi gn Đài Loan s quyết đnh các quan h tương lai gia Đài Bc và Bc Kinh, Reuters dn ngun chính ph Đài Loan cho biết như vy hôm 1/2, trong bi cnh có bt đng sâu sc gia hai bên có th khiến cho hàng ngàn người b kt li trong kỳ ngh Tết Âm lch sp ti.

bd2

Bản đ các đường bay (màu đ) Trung Quc mi m gn Đài Loan. nh : CNA.

Vụ tranh cãi đang càng lúc càng gay gt hơn khi c hai bên liên tc t cáo ln nhau sau khi hai hãng hàng không Trung Quc hy các chuyến bay b sung ti Đài Loan trong dp Tết Âm lch, dn đến tình trạng hàng ngàn người Đài Loan có th s không có vé đ v nước.

Hội đng các vn đ Đi lc, cơ quan ph trách v chính sách Trung Quc ca Đài Loan, nói trong tuyên b đưa ra vào cui ngày th Tư : "Con mt ca người dân rt sc bén. Vn đ tranh cãi này có thể được gii quyết hay không là mt ch du quan trng cho thy cái nhìn ca người dân Đài Loan v đường hướng tương lai ca mi quan h gia hai bên eo bin Đài Loan s như thế nào".

"Một ln na, chúng tôi kêu gi phía Trung Quc hãy trân quý mi quan h hòa bình và n đnh gia hai bên. Trung Quc cn thc hin các bin pháp đ chuc li thiếu sót này, hu tránh cho vn đ tiếp tc xu đi".

Đài Loan nói các đường bay mi, gn hai nhóm đo mà Đài Loan kim soát nm gn Trung Quc, là mi đe da đối vi an toàn hàng không, và Trung Quc đã m các tuyến bay này mà không có s chp thun ca Đài Loan, và như vy là vi phm các tha thun trước đó gia hai bên.

Trung Quốc lâu nay vn coi Đài Loan là mt tnh ly khai, và các mi quan h gia hai bên đã trở nên ngui lnh k t khi bà Thái Anh Văn ca Đng Dân Tiến lên nhm chc Tng thng vào năm 2016.

************************

Australia thắt chặt quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài vì lo ngại Trung Quốc (RFA, 01/02/2018)

Australia ngày 1/2 thông báo thắt chặt quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài mua đất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng điện lực tại nước này. Quy định được đưa ra vào khi quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc lên chính quyền Canberra ngày càng gia tăng.

bd3

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull (trái) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Hàng Châu, Trung Quốc hôm 4/9/2016.  AFP

Theo quy định, khi mua đất nông nghiệp có giá trị hơn 15 triệu AUD (12 triệu USD), các nhà đầu tư nước ngoài cần chứng minh bất động sản này trước đó đã được rao bán rộng rãi cho người dân Australia trong một tháng, cho phép họ có đủ cơ hội để mua.

Hãng AFP dẫn lời Bộ trưởng Ngân khố Australia Scott Morrison khẳng định Australia vẫn tiếp tục chào đón đầu tư nước ngoài vào đất nông nghiệp của nước này nhưng với điều kiện hoạt động này không đi ngược lại lợi ích quốc gia của Australia.

Chính phủ Australia cũng sẽ tiến hành thắt chặt kiểm soát hoạt động nhà đầu tư nước ngoài mua cơ sở hạ tầng điện, thông qua việc thực thi hàng loạt biện pháp hạn chế mới.

Bộ trưởng Morrison nói thêm rằng hạ tầng phân phối và truyền tải điện là tài sản quan trọng của quốc gia và chuyện ai sở hữu tài sản này là một vấn đề an ninh chủ chốt của Úc. Ông Morrison cũng nhấn mạnh rằng Chính phủ Australia cam kết thực thi một chế độ đầu tư nước ngoài mở, cân bằng giữa quản lý các nguy cơ an ninh quốc gia với thúc đẩy các cơ hội việc làm và tạo điều kiện để kinh tế tăng trưởng.

Quay lại trang chủ
Read 683 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)