Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

28/02/2018

Tập Cận Bình muốn trở thành hoàng đế Hán triều mới

Tổng hợp

Liệu ông Tập có rời sân bóng sau 2023 ? (BBC, 28/02/2018)

Gia hạn nhiệm kỳ cho Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẽ là "trò hề", theo ý kiến nêu công khai của ông Lý Đại Đồng, cựu tổng biên tập một tạp chí của Trung Quốc.

tap1

Có ý kiến nói kiến nghị sửa Hiến pháp sẽ cho phép ông Tập Cận Bình cầm quyền quá nhiệm kỳ Chủ tịch nước thứ nhì dự kiến kết thúc năm 2023

Nhà báo từng phụ trách tạp chí Băng Điểm của nhật báo Đoàn Thanh niên Trung Quốc đã gửi thư tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Kinh, nơi ông cư trú, phản đối đề nghị gia hạn các nhiệm kỳ chủ tịch và phó chủ tịch nước.

Nếu được thông qua, sửa đổi Hiến pháp về nhiệm kỳ "quá ba lần" này sẽ cho ông Tập Cận Bình cầm quyền quá năm 2023.

Các báo quốc tế đã nói đây là động thái giúp ông Tập Cận Bình trở thành nhân vật số một "như Mao Trạch Đông".

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ cho đề nghị sửa hiến pháp về nhiệm kỳ của lãnh đạo cao nhất, và ca ngợi ông Tập Cận Bình.

Báo China Daily nói bỏ hạn chế về nhiệm kỳ là cần thiết để "hoàn thiện hệ thống lãnh đạo Đảng và Nhà nước".

Nhật Báo Quân Giải phóng thì viết động thái này là "cần thiết và đúng lúc vô cùng".

tap2

Ông Lý Đại Đồng nói "ông đã quá già để sợ hãi"

Nhưng khi trả lời BBC Tiếng Trung qua điện thoại từ Bắc Kinh hôm 27/02/2018, nhà báo Lý Đại Đồng nói ông "đã quá già để mà sợ hãi".

Ông giải thích vì sao ông nhắn trên mạng WeChat cho đoàn đại biểu Quốc hội từ thành phố Bắc Kinh, nói việc gia hạn nhiệm kỳ "sẽ chỉ gieo mầm nội loạn".

"Là công dân Trung Quốc, tôi có nghĩa vụ phải cho các đại biểu Quốc hội biết quan điểm của mình. Tôi không quan tâm các đại biểu có hành động gì hay không. Nhưng không thể mặc định là cả nước đều đồng ý với kiến nghị sửa Hiến pháp. Người ta chỉ bị buộc im lặng".

"Tôi không thể chịu được việc này nữa. Tôi đã thảo luận với các bạn bè và chúng tôi đều bực bội. Chúng tôi muốn nói lên sự phản đối của mình".

Ông cũng cho hay, trên nguyên tắc, các đại biểu Nhân dân Đại hội Toàn quốc nhận tin nhắn của ông là đại diện cho vài triệu cử tri thủ đô, gồm có ông.

"Tôi thể hiện ý kiến của mình bằng cách an toàn, hợp pháp".

Tên của ông Tập Cận Bình đã được ghi vào điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc với "tư tưởng" của ông thành một phần văn kiện Đảng.

Con người ông Tập trở thành 'hạt nhân trung tâm' của tổ chức hơn 90 triệu thành niên này sau kỳ đại hội cuối 2017

Các vấn đề lịch sử

tap3

Mao Chủ tịch từng là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc nhưng bị cho là gây ra Cách mạng Văn hóa thảm khốc, làm hàng triệu người chết

Sinh năm 1952, từng làm tổng biên tập Băng Điểm (Freezing Point), một tuần báo thuộc Nhật báo Đoàn Thanh niên, ông Lý Đại Đồng bị đuổi việc năm 2006.

Lý do trực tiếp là 'án báo chí' khi Băng Điểm đăng một bài nghiên cứu đặt lại vấn đề về nhà Thanh và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (Boxing rebellion).

Nhưng theo báo nước ngoài như The Guardian, nguyên nhân chính khiến ông Lý Đại Đồng bị sa thải là vì ông liên tục đòi quyền tự do thông tin ở Trung Quốc.

Hiện ông viết cho trang OpenDemocracy có trụ sở tại London nhưng các bài báo không được phép xuất hiện trên mạng ở Trung Quốc.

Những vấn đề lịch sử thường được trí thức Trung Quốc lật lại để nói lên các chủ đề hiện đại.

tap4

Ông Tập Cận Bình trở thành 'hạt nhân trung tâm' của Đảng cộng sản Trung Quốc sau kỳ đại hội cuối 2017

Ngay khi xuất hiện ý tưởng để ông Tập Cận Bình "gia hạn" nhiệm kỳ sau 2023, có ý kiến đã ví ông với Viên Thế Khải thời cuối nhà Thanh.

Blogger có nick Zhang Chaoyang viết trên mạng xã hội : "Đêm qua, giấc mơ phục hồi chế độ phong kiến của Viên Thế Khải đã trở lại trên quê hương".

Từ một sứ quân đầy quyền lực, Viên Thế Khải sau khi Thanh triều bị lật đổ, đã làm Tổng thống nền Cộng hòa Trung Hoa năm 1912.

Sang năm 2015, ông tuyên bố lập vương triều Hồng Hiến theo Khổng giáo và tự xưng làm Đại Hoàng Đế.

Triều đại của ông Viên Thế Khải chỉ tồn tại được 83 ngày.

*********************

‘Hoàng đế Tập Cận Bình’ : Việt Nam mừng hay lo ? (VOA, 27/02/2018)

Việc Trung Quc tìm cách sa đi hiến pháp, m đường cho ông Tp Cn Bình "nm quyn vĩnh vin", và theo nhiều người, có th "lên ngôi hoàng đế", gây chú ý dư lun ti nước láng ging Vit Nam.

tap1

Ông Tập Cn Bình trong chuyến thăm Vit Nam cui năm ngoái.

Nếu đ xut ca Đảng cộng sản Trung Quốc được thông qua, ông Tp s ti v sau nhim kỳ th hai vào năm 2023.

Dưới thi kỳ nm quyn ca ông Tp, nhng năm qua, mi quan h "môi h răng lnh" gia hai nước cng sn "núi lin núi sông lin sông" tri qua không ít sóng gió, nht là liên quan ti vn đ tranh chp Bin Đông.

Tiến sĩ Nguyn Nhã, mt người nghiên cu v quan h Vit - Trung, nhn đnh vi VOA Vit Ng rng s kin nước láng ging phương Bc cũng s khiến "Vit Nam b nh hưởng".

"Có ông Tập Cn Bình hay không thì nó vn có thách thc. Nhưng ông Tp Cn Bình còn gi quyn thì thách thc nhiu hơn vì ông y cng rn", s gia nghiên cu v Bin Đông nói.

"Tinh thần Đi Hán t thi ông Mao Trch Đông, ch đâu có ch Tp Cn Bình. Ông Tp Cn Bình ông y làm ráo riết thôi. Tôi vn cho là càng có nguy cơ thì li càng có thi cơ. Nguy Bin Đông to ra thi cơ nếu ta nm được".

Khi được hi thi cơ này là gì, ông Nhã cho rằng Vit Nam có th tr thành mt "cường quc bin", nhưng không nói c th.

tap2

Dưới thi kỳ nm quyn ca ông Tp, Trung Quc gia tăng cng c ch quyn Bin Đông bng vic xây và quân s hóa các đo nhân to.

Những năm gn đây, Trung Quc gia tăng cng c ch quyền trên Bin Đông, trong đó có vic quân s hóa nhiu hòn đo nhân to mi xây dng, gây quan ngi đi vi nhiu nước, trong đó có Vit Nam.

Ngoài ra, quc gia này cũng tái cơ cu quân đi, tăng chi tiêu cho quc phòng và theo báo chí Trung Quc, ông Tp còn tng đưa mt nhân vt thân tín ti đm nhim trng trách ti mt tnh nm v trí chiến lược giáp vi Vit Nam.

Đề xut trên đã làm bùng n cuc tranh lun trên mng Trung Quc, và thm chí có người còn ví ông Tp vi dòng h Kim Bc Hàn, khiến Bc Kinh phi ra tay xóa các ch trích, chn mt s bài báo và tung ra các bài viết ca ngi đng, theo Reuters.

Truyền thông nhà nước Vit Nam cũng đăng ti nhiu bài viết v quyết đnh ca Ban Chp hành Trung ương Đng Trung Quc, và báo đin t VnExpress chy tít : "Sa hiến pháp, Trung Quc có th giúp ông Tp nm quyn lc tuyệt đi".

Bạn đc Dương Ngô Quý viết trên trang Facebook ca VOA Vit Ng : "Nguy cơ Trung Quc tr thành 1 nước phát xít ngày càng rõ ràng. Dù yếu, Vit Nam cũng phi chun b tinh thn đ đi phó vi 1 nước Trung Quc phát xít".

Về tình thế mà nhiu người cho là "tiến thoái lưỡng nan của Vit Nam", tiến sĩ Nhã nói : "Thi nào mà ch có Lê Chiêu Thng. Không sao bi vì thi nào cũng có Quang

Hà Nội dường như tìm cách hàn gn quan h vi Bc Kinh bng các màn bn đi bác đ chào đón ông Tp ti Vit Nam, và ln mi nht là cui năm ngoái, khi nguyên th Trung Quc chính thc thăm Hà Ni, ít gi sau Tng thng M Donald Trump.

Tổng bí thư Nguyn Phú Trọng là người ch trì bui l ti Ph Ch tch Hà Ni, vi nghi thc được cho là dành cho lãnh đo cp cao nht, và nhiu bc nh đăng ti trên truyn thông Vit Nam cho thy ông đã nm cht c tay và cười tươi vi nhà lãnh đo Trung Quc khi quan chức này bước ra khi xe.

Viễn Đông

***********************

Đảng cộng sản Trung quốc dọn đường để Tập Cận Bình kéo dài thời gian quyền lực (RFA, 26/02/2018)

Truyền thông Trung Quốc hôm chủ nhật ngày 25/2 loan tin cho biết Đảng Cộng sản Trung quốc đã đề nghị sửa đổi hiến pháp để kéo dài giới hạn nắm quyền với các lãnh đạo, mở đường cho Chủ tịch Cập Tận Bình làm thêm nhiệm kỳ thứ ba hoặc lâu hơn.

tap3

Người dân đi bộ ngang qua một áp phích hình chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên một con đường ở Bắc Kinh vào hôm 26/2/2018. AFP

Hiến pháp của Trung Quốc hiện giờ chỉ cho phép Chủ tịch nước được ở tại chức không quá hai nhiệm kỳ là 10 năm. Với sự thay đổi mới, nếu được thông qua, Chủ tịch Tập Cận Bình (64 tuổi), người kiêm luôn chức Tổng Bí thư đảng, sẽ có thể lãnh đạo đảng và quân đội cho đến khi qua đời.

Theo dự kiến đề xuất này sẽ được đưa ra quốc hội thảo luận vào tháng tới.

Đề xuất mới của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng bao gồm việc đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào hiến pháp Trung Quốc. Trước đó, trong đại hội đảng hồi tháng 10 năm ngoái, tư tưởng Tập Cận Bình đã được đưa vào điều lệ đảng.

Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2013. Từ khi nhậm chức đến nay, ông nổi tiếng với chiến dịch đả hổ diệt ruồi chống tham nhũng rộng khắp ở Trung Quốc, mà theo nhiều nhà phân tích quốc tế thực chất là việc loại trừ các đối thủ tiềm tàng của mình trong đảng.

Trong đại hội đảng cộng sản Trung Quốc diễn ra vào năm ngoái, ông Tập Cận Bình đã được bầu nắm nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp.

Ngoài ra, tại đại hội đảng, khác với những người tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình cũng không giới thiệu người sẽ kế nhiệm mình sau hai nhiệm kỳ. Điều này đã làm dấy lên những đồn đoán là ông sẽ ở lại chức vụ nhiều hơn 2 nhiệm kỳ.

Một số nhà phân tích quốc tế cho rằng việc Đảng cộng sản Trung Quốc rỡ bỏ giới hạn nhiệm kỳ với chức Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình cũng đồng nghĩa với việc tạo ra bất ổn trong nước như đã từng diễn ra dưới thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

*****************

Trung Quốc : Đổ xô mua cổ phiếu có tên gợi ra hoàng đế Tập Cận Bình (RFI, 26/02/2018)

Các nhà đầu tư Trung Quốc, nổi tiếng là mê tín dị đoan, hôm nay 26/02/2018 chen chúc trên các thị trường chứng khoán địa phương để mua cổ phiếu của các công ty nào có các từ "hoàng đế" trong tên gọi, vào lúc việc sửa đối Hiến Pháp có thể giúp ông Tập Cận Bình trở thành chủ tịch Trung Quốc suốt đời.

tap4

Ảnh minh họa : Bảng giá trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 09/02/2018 - Reuters/Aly Song

Đảng cộng sản Trung Quốc đã đề nghị bỏ điều khoản trong Hiến Pháp giới hạn chủ tịch nước chỉ có thể làm hai nhiệm kỳ. Như vậy Tập Cận Bình, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 2013, có thể tiếp tục là người đứng đầu chế độ đến bao lâu cũng được, như một "hoàng đế đỏ".

Thường là ít suy nghĩ và hay theo đuôi đám đông, hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đang chiếm đa số trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, trong đó có nhiều người về hưu, rất quan tâm đến đề nghị sửa đổi Hiến Pháp, được tiết lộ hôm qua, Chủ nhật 25/02/2018.

Khoảng năm, sáu doanh nghiệp có từ "đế" hay "hoàng đế" trong tên tiếng Hoa của công ty, bỗng dưng thấy giá cổ phiếu của mình tăng vọt hôm nay trên các thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thâm Quyến…

Cổ phiếu của công ty cung cấp thẻ chứng minh Shenzhen Emperor Technology vào cuối phiên giao dịch tăng 7%, sau khi đã tăng đến 9% trước đó.

Được niêm yết tại Thượng Hải, cổ phiếu công ty sản xuất chân gà tẩm gia vị Jiangxi Huangshanghuang (Hoàng đế của các hoàng đế) tăng 2,93% ; trong khi Harbin Viti Electronics (tên tiếng Hoa là Uy Đế Điện Tử hay Weidi, tức "hoàng đế đầy uy lực") tăng 4,43%.

Vatti Corporation (Hoa Đế, tức hoàng đế Trung Hoa), nhà sản xuất máy giặt và điện tử gia dụng, có cổ phiếu tăng 1,74% trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến, trong lúc Shanghai Emperor of Cleaning Hi-Tech (Thượng Hải Tiển Bá) tăng 4,43%.

Nhìn chung, các cổ phiếu này tăng ở mức cao so với mặt bằng chung : chỉ số của thị trường chứng khoán Thượng Hải chỉ tăng có 1,23% hôm nay.

Đôi khi thiếu thông tin, chỉ phản ứng theo các dòng tít lớn trên báo chí, người chơi chứng khoán Trung Quốc thường lao vào mua các cổ phiếu mà họ chỉ biết mỗi cái tên, được cho là "hên", mà không quan tâm đến năng lực kinh tế thực sự.

Khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, có một công ty mà cái tên khi đọc lên bằng tiếng Hoa nghe giống như "Trump đại thắng" bỗng thấy giá cổ phiếu tăng vọt.

Còn hơn thế nữa : do kinh tế chậm lại, vào năm 2014 và 2015 khoảng mấy chục tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng và khai thác khoáng sản đã đổi tên nghe rất kêu, trong khi các hoạt động công nghệ cao chỉ chiếm một tỉ lệ hết sức nhỏ trong doanh số công ty. Thủ thuật này đôi khi giúp giá cổ phiếu tăng lên, bất chấp kết quả kinh doanh tồi tệ của họ.

Thụy My

*********************

Duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình, nước cờ rủi ro của Đảng cộng sản Trung Quốc (RFI, 26/02/2018)

Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.

tap5

Các món quà lưu niệm với chân dung chủ tịch Tập Cận Bình được bày bán tại Thiên An Môn, ngày 26/02/2018. Reuters/Thomas Peter

Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật (25/02/2018), Đảng cộng sản Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.

Đề xuất này, như một chỉ đạo của đảng, sẽ được thông qua trong phiên họp toàn thể của Quốc Hội vào tuần tới. Quốc Hội Trung Quốc trong dịp này cũng dự kiến đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào Hiến pháp, một danh dự mà cho đến giờ chỉ duy nhất dành cho Mao Trạch Đông, người tự tôn vinh là "Người cầm lái vĩ đại" của nhân dân Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích chính trị Trung Quốc, thì ý đồ phá luật để duy trì quyền lực cho cá nhân ông Tập Cận Bình sẽ không phải không có rủi ro cho đảng Cộng sản. Bà Simone van Nieuwenhuizen, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Sydney nhận xét, "giới hạn hai nhiệm kỳ đã được quyết định nhằm bảo đảm một sự ổn định nhất định. Nếu được giữ lại hơn 10 năm, Tập Cận Bình chắc chắn sẽ bị giới chính trị ưu tú và cả người dân soi xét rất kỹ".

Tất nhiên, nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới trường đoạn lịch sử đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực khốc liệt và ngột ngạt dưới thời Mao Trạch Đông. Hơn nữa, dự án cải cách Hiến pháp vừa được thông báo cũng đặt vấn đề xét lại nguyên tắc "lãnh đạo tập thể" do Đặng Tiểu Bình áp đặt trong đảng từ những năm 1980, nhằm tránh tập trung quyền lực tuyệt đối vào một người như đã diễn ra dưới chế độ Mao.

Nhìn lại hai lãnh đạo tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Ông Giang nắm quyền từ 1993 đến 2003, ông Hồ lên kế thừa từ 2003-2013 rồi chuyển giao sang cho ông Tập. Mỗi người tiền nhiệm của ông cũng chỉ hoàn thành hai nhiệm kỳ rồi rút vào hậu trường dành chỗ cho thế hệ lãnh đạo mới. Các lần chuyển giao quyền lực về cơ bản đều đã diễn ra suông sẻ cho dù trong hậu trường trước lúc vỗ tay ở hội trường lớn, các màn tranh giành cũng đã diễn ra không thiếu phần ác liệt.

Giờ đây, mới chưa đi qua hết nhiệm kỳ đầu, ở tuổi 64, ông Tập Cận Bình đã làm được nhiều việc mà những người tiền nhiệm ông không làm được trên phương diện thâu tóm quyền lực. Ông Tập tỏ cho thấy làm một lãnh đạo quyền thế, độc đoán.

Ông củng cố chế độ bằng gia tăng trấn áp đối kháng, bóp nghẹt xã hội dân sự. Ông phát động chiến dịch chống tham nhũng, lợi dụng loại bỏ các thành phần chống đối trong nội bộ, ông áp đặt đưa "tư tưởng Tập Cận Bình" vào trong điều lệ đảng, gây mầm cho tệ sùng bái cá nhân nảy nở trở lại.

Khi đã thâu tóm được mọi quyền lực trong tay, ông Tập Cận Bình dấn thêm bước nữa để có thể đi xa hơn trên con đường quyền lực.

Nhà nghiên cứu chính trị, Jonathan Sullivan, thuộc Đại học Nottingham, Anh Quốc phân tích : "Việc giới hạn số lượng nhiệm kỳ đã cho phép thể chế hóa sự chuyển tiếp ở đỉnh cao quyền lực và tránh cho Đảng cộng sản Trung Quốc sa đà đi theo các triều đại bạo chúa, hoặc dẫn tới một thời kỳ suy tàn tai họa… Gỡ bỏ mọi giới hạn có thể gây rủi ro cho sự ổn định về lâu dài".

Một nguy cơ khác của sự tập trung tuyệt đối quyền lực vào tay ông Tập, theo bà Susan Shirk, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học California, tại San Diego, đó là Tập Cận Bình có thể sẽ có những quyết định sai bởi xung quanh toàn những kẻ xu nịnh, không ai dám làm ngược lại ý của ông ta.

Bên cạnh đó, tập trung quyền lực vào một người có thể sẽ khơi dậy sự chống đối phản kháng ngầm ngay trong nội bộ đảng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã tước đi quyền hành và lợi ích của gần một triệu cán bộ đảng. Có ai dám chắc có bao nhiêu người bị ông Tập kỷ luật đã tâm phục khẩu phục mà không có ý đồ chống đối hay phục thù. Ngay cả những người đã tránh được tai bay vạ gió trong cuộc thanh trừng vừa qua cũng không khỏi không có phản ứng tự vệ.

Theo như nhận định của chuyên gia Susan Shirk thì nguy cơ đối với ông Tập còn ở chỗ giới chính trị ưu tú sẽ có hình thức "nổi dậy" theo cách của họ. Bởi tầng lớp này sẽ rơi vào trong hoàn cảnh hiểm nghèo sau cuộc cải cách nhằm để ông Tập Cận Bình không chia sẻ quyền lực cho ai.

Anh Vũ

********************

Trung Quốc kiểm duyệt phản ứng của người dân về tin Tập Cận Bình tại chức (RFA, 26/02/2018)

Ngay sau khi có tin Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có thể ở tại chức nhiều hơn 2 nhiệm kỳ, nhiều người dân Trung Quốc đã lên mạng để bày tỏ ý kiến.

tap6

Một người đàn ông nhìn các tấm áp phích có hình vẽ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các trích dẫn của ông tại một chợ ở Bắc Kinh vào ngày 26 tháng 2 năm 2018. AFP

Một người viết trên mạng weibo rằng Trung Quốc sắp trở thành một Bắc Hàn, nơi gia tộc họ Kim đã nắm quyền suốt từ những năm 1940 đến nay.

Một bình luận khác trên mạng viết xe đã đổi hướng, ý muốn nói Trung Quốc đang quay trở lại thời kỳ độc tài kiểu Mao Trạch Đông.

Những người dùng mạng Trung Quốc cũng đăng hình ảnh gấu Pooh ôm bình mật ong.

Hình ảnh gấu Pooh thường được so sánh với hình ảnh của Chủ tịch họ Tập và vì vậy đã bị kiểm duyệt trên internet tại Trung Quốc.

Một ngày sau khi tuyên bố của Đảng cộng sản Trung Quốc được đưa ra, người ta thấy việc tìm kiếm những từ như "thêm nhiệm kỳ" bị cắt bỏ, không thể tìm kiếm trên mạng.

Trong khi đó truyền thông nhà nước cũng vào cuộc để bình luận.

Tờ Hoàn cầu Thời báo có bài bình luận viết rằng thay đổi mới không có nghĩa là Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ nắm quyền mãi mãi. Tuy nhiên bài viết lại không phân tích lý do cụ thể.

Tờ Nhân dân Nhật báo của đảng đăng bài viết dài của Tân Hoa Xã cho rằng phần đông người dân Trung Quốc ủng hộ những thay đổi trong hiến pháp. Bài báo cũng trích lời của những người dân lên tiếng ủng hộ thay đổi này.

Tuy nhiên tài khoảng wechat của tờ Nhân dân Nhật báo sau khi đăng những bình luận tích cực về đề nghị thay đổi đã tắt phần bình luận hoàn toàn vào hôm chủ nhật. Phần bình luận được bật trở lại vào hôm thứ hai với tràn ngập những lời ca ngợi đảng.

Quay lại trang chủ
Read 566 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)