Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

26/02/2018

Quốc tế yêu cầu Myanmar trả lời về vụ xua đuổi người Rohingya

RFA tiếng Việt

Châu Âu gia tăng cấm vận Myanmar vì đàn áp người Rohingya (RFA, 26/02/2018)

Bộ trưởng các quốc gia Châu Âu (EU) giao nhiệm vụ cho các nhà ngoại giao thiết lập một danh sách gồm những biện pháp trừng phạt đối với các tướng lãnh quân đội cấp cao của Myanmar, vì những vi phạm nhân quyền của họ trong vấn đề người sắc tộc thiểu số Rohingya.

myanmar1

Người Hồi giáo Rohingya đi xuống đồi đến trại tị nạn Kutupalong, Cox's Bazar, khu vực biên giới Myanmar và Bangladesh. Hình chụp ngày 26/11/17. AFP

Các vị bộ trưởng EU vào hôm thứ Hai, ngày 26 tháng Hai cũng yêu cầu Cao ủy phụ trách chính sách đối ngoại của EU đưa ra đề xuất các biện pháp cấm vận cứng rắn hơn để ngăn chặn cung cấp vũ khí và trang thiết bị có thể dùng cho việc trấn áp nội bộ.

Các vị bộ trưởng EU cho rằng những biện pháp cấm vận là cần thiết, vì lực lượng quân đội và an ninh Myanmar đã sử dụng vũ lực và vi phạm nhân quyền một cách tràn lan và có hệ thống.

Trong cùng ngày 26 tháng Hai, ông Zeid Ra’ad Al Hussein, người đứng đầu Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc lên tiếng rằng Liên Hiệp Quốc thiếu hành động nhằm kiềm chế các cuộc xung đột tàn bạo ngày càng gia tăng ở Syria, Yemen và Myanmar, mà ông gọi các quốc gia này giống như "những lò sát sinh kinh khiếp".

Đã có khoảng 700,000 người Hồi giáo Rohingya phải chạy khỏi Myanmar trong các tháng qua, sau khi quân đội và an ninh nước này tiến hành các hoạt động trấn áp người Rohingya ở bang Rakhine, miền bắc nước này hồi tháng 8 năm ngoái.

*******************

Myanmar bác bỏ cáo buộc xóa bỏ bằng chứng đàn áp người Rohingya (RFA, 26/02/2018)

Vào hôm thứ Hai, ngày 26 tháng Hai, Kinh tế gia-Cựu chiến binh Aung Tun Thet, Chủ tịch của Liên minh UEHRD của Myanmar nói rằng các ngôi làng của người Rohingya bị san phẳng để chính phủ có thể dễ dàng tái định cư cho những người tị nạn Rohingya về lại gần khu vực nhà cũ trước đây của họ.

MYANMAR-BANGLADESH-ROHINGYA-UNREST

Ảnh vệ tinh chụp ngày 09/02/18, được phân tích cho thấy các ngôi làng ở bang Rakhine, mạn Bắc Myanmar bị san phẳng. AFP

UEHRD là một tổ chức do bà Aung San Suu Kyi thành lập hồi tháng 10 năm ngoái để thực hiện các hoạt động đáp ứng hỗ trợ nhân đạo và tái định cư trong nước.

Hồi cuối tuần rồi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền-Human Rights Watch cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy có 55 ngôi làng ở bang Rakhine, Myanmar bị san bằng, trong đó có hai ngôi làng còn nguyên vẹn trước khi bị pháo hạng nặng phá hủy.

Human Rights Watch cho rằng các hành động phá hủy như thế có thể xóa bỏ bằng chứng tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar mà Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ từng gọi là chiến dịch thanh tảo sắc tộc chống lại người thiểu số Rohingya.

Ông Aung Tun Thet nói rằng Chính phủ Myanmar không có mong muốn loại bỏ cái gọi là bằng chứng, mà chỉ có ý định bảo đảm có thể dễ dàng xây lại nhà cho những người quay trở về. Ông Aung Tun Thet còn nói thêm Myanmar cố gắng làm tốt những gì có thể để thực hiện hiệp định ký kết với Bangladesh hồi tháng 11 trên tinh thần công bằng và an toàn.

Quay lại trang chủ
Read 593 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)