Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

02/04/2018

Biển Đông : Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hợp tác bằng áp lực

Tổng hợp

Trung Quốc gây áp lực Việt Nam dừng hai dự án khai thác khí đốt, sắp tới dự án thứ ba (VOA, 02/04/2018)

Các nhà phân tích cho rằng Vit Nam đang phi đi mt vi s trì trệ trong phát trin kinh tế trong lúc Trung Quc tăng áp lc buc Vit Nam phi dng khai thác du m và khí đt t nhiên vùng bin có tranh chp.

bd1

Việt Nam đang xem xét rút mt d án thăm dò khí đốt tr giá 4,6 t đôla M vi tp đoàn ExxonMobil.

Theo truyền thông quc tế và các chuyên gia chính tr, vào tháng trước Tp đoàn Repsol ca Tây Ban Nha rút khỏi d án thăm dò du khí cho Vit Nam ti Bãi Tư Chính (tên quc tế là Vanguard Bank) Bin Đông, dường như là do có áp lc t Trung Quc.

Hiện ti, Vit Nam đang xem xét rút mt d án thăm dò khí đt tr giá 4,6 t đôla M vi tp đoàn ExxonMobil ngoài khơi b bin min trung, Công ty c phn CNG Vit Nam cho biết. Trung Quc cũng tuyên b ch quyn đi vi khu vc có d án này.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh d ca trường Đi hc New South Wales, Úc, nói : "Vit Nam cn năng lượng cho sn xut, mt ngành vốn đóng vai trò quan trng cho tăng trưởng kinh tế. Ông Frederick Burke thuc công ty lut Baker McKenzie thành ph H Chí Minh, cho biết Vit Nam còn bán du thô cho nước ngoài.

CNG cho biết d án ca ExxonMobil được gi là Cá voi Xanh ha hn s góp phần hàng ngàn t đng mi năm cho ngân sách. Theo ước tính, tr lượng ca m Cá voi Xanh khong 150 t mét khi.

Ông Burke cho biết : "Nếu d án Exxon suông s, s cn t 5 đến 10 năm đ xây dng cơ s h tng, nhưng vài nơi khác Vit Nam cũng có rt nhiu m đ khai thác, ngoài khơi ln bên b".

Trước đó vào tháng 7 năm ngoái, truyn thông quc tế và các nhà phân tích cho biết Tp đoàn Repsol đt ngt dng li mt d án thăm dò du khí tr giá nhiu triu đô la ca Vit Nam Bin Đông do áp lc từ Bc Kinh.

Ông Thayer cho biết cho ti nay phía Trung Quc chưa phn đi d án ca Tp đoàn ExxonMobil. Nhưng năm ngoái, Trung Quc đã "tung ra" các d án thăm dò gn vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

Tính đến nay Trung Quc và Vit Nam đã t chc nhiu cuc hi đàm về thăm dò năng lượng chung. Nhưng, theo ông Oh Ei Sun, nhà nghiên cu quc tế thuc trường Đi hc Nanyang ca Singapore, thì chính quan đim "đi đu" ca c hai bên trong 5 năm qua v tuyên b ch quyn đã làm chm tiến b trong vic thăm dò chung.

Ralph Jennings

********************

Hà Nội - Bắc Kinh hứa sẽ giải quyết tranh chấp trong hòa bình (CaliToday, 02/04/2018)

Trước tình trạng căng thẳng tiếp tục với Bắc Kinh, Việt Nam đã công khai thúc đẩy mối quan hệ an ninh sâu hơn với Mỹ trong những tuần gần đây.

bd3

Tập Cận Bình và Trần Đại Quang - APEC 2017 - Ảnh minh họa

Trung Quốc và Việt Nam đã tuyên bố sẽ giữ hòa bình ở Biển Đông, vùng lãnh hải giàu có từ lâu đã là nguyên do gây căng thẳng giữa hai quốc gia.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phần lớn lãnh hải tranh chấp, được cho là giàu trữ lượng dầu mỏ và có tính chiến lược cao trong thương mại và quốc phòng.

Bắc Kinh đã xây cất các hòn đảo nhân tạo có khả năng tổ chức các căn cứ quân sự trong những năm gần đây, gây ra sự hiềm khích từ những quốc gia cũng tuyên bố có chủ quyền như Việt Nam.

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố sẽ giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

"Hai bên nên tuân thủ các nguyên tắc quản lý cơ bản về giải quyết các vấn đề hàng hải. Hai bên không nên áp dụng các biện pháp đơn phương mà có thể làm phức tạp tình hình ", Bộ trưởng Trung Quốc Wang Yi nói với các phóng viên tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Trong khi đó Việt Nam cũng kêu gọi giải quyết trong hòa bình các tranh chấp.

"Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề khó khăn", Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh nói với các phóng viên.

Cả hai bên không nên áp dụng các biện pháp đơn phương mà có thể làm phức tạp tình hình. Ông nói thêm hai bên nên "nên giữ đúng sự khác biệt, không mở rộng các tranh chấp và tôn trọng các quyền và quyền lợi hợp pháp của bên kia theo luật pháp quốc tế".

Những căng thẳng của Việt Nam với Bắc Kinh trên hàng hải phần lớn diễn ra sau hậu trường. Nhưng những cuộc biểu tình bạo lực nổ ra ở Việt Nam vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh dời một giàn khoan dầu vào lãnh thổ Việt Nam.

Đầu tháng này, một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ đã viếng thăm Việt Nam - lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 và tuần trước Washington trao sáu tàu tuần tra và thiết bị trị giá 20 triệu đô la Mỹ cho Hà Nội.

Trước cuộc gặp chính thức với các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm chủ Nhật, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh khu vực về hợp tác kinh tế ở Việt Nam, kêu gọi mỡ rộng thương mại mở.

Các nhà quan sát cho biết Trung Quốc đang tìm cách thúc đẩy sự thống trị thương mại trong khu vực trong khi cuộc rút lui của Mỹ từ Á Châu - đặc biệt là sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận thương mại lớn xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm ngoái.

Ông Wang, người đã được thăng chức cố vấn cho Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng này, đưa ông lên một thành viên cao cấp của nội các Trung Quốc. Ông sẽ rời khỏi Hà Nội hôm thứ Hai sau khi gặp ông Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam.

Ngọc Thạch

(Theo SCMP)

**********************

Việt Nam - Trung Quốc tìm kiếm cơ hội phát triển chung trên Biển Đông (RFA, 02/04/2018)

Việt Nam và Trung Quốc cam kết thực hiện tốt việc kiểm soát tốt những bất đồng trên biển trên cơ sở "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển", và tìm kiếm khả năng hợp tác phát triển chung.

bd4

Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) bắt tay với Bộ trưởng ngoại giao kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị (trái) sau buổi họp báo tại Nhà khách Chính phủ ở Hà Nội hôm 1/4/2018 - AFP

Cam kết này được khẳng định trong buổi họp báo vào ngày 1 tháng 4 vừa qua tại Hà Nội giữa Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Tân Hoa Xã hôm 1 tháng 4 cho biết trong cuộc gặp giữa hai vị Bộ trưởng, hai bên cũng đã nói đến tầm quan trọng của việc tham vấn nhằm kiềm chế những hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình.

Riêng đối với vấn đề hợp tác phát triển chung trên biển, hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi để có thể đạt được giải pháp cuối cùng cho các vấn đề trên biển cũng như môi trường cần thiết để thúc đẩy các hợp tác thực tế song phương.

Trang tin Đài Tiếng Nói Việt Nam đưa tin trong cuộc gặp giữa hai phía, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cũng kêu gọi phía Trung Quốc thực hiện nghiêm túc thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước trên vấn đề biển Đông, giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Việt Nam bày tỏ lo ngại về các nhân tố tiềm ẩn làm gia tăng căng thẳng, bất ổn trên biển, nêu rõ những quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Việt Nam phải được tôn trọng theo Công ước 1982.

Vấn đề Biển Đông cũng được đề cập trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào sáng ngày 2/4 tại Hà Nội.

Theo truyền thông trong nước, trong cuộc gặp này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị hai bên tuân thủ những nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và những thỏa thuận đã đạ được về thực hiện "Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Ông kêu gọi hai bên không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển.

Thỏa thuận vừa nói được hai phía ký vào năm 2011 nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hiện giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn những bất đồng liên quan đến chủ quyền ở khu vực biển Đông, nơi một số nước khác ở Châu Á cũng đòi chủ quyền.

Vào cuối tháng trước, Trung Quốc đã gây sức ép khiến Việt Nam phải yêu cầu công ty khai thác dầu khí của Tây Ban Nha là Repsol ngừng khoan thăm dò ngoài khơi Việt Nam nơi có đường đứt khúc 9 đoạn được Trung Quốc vẽ ra đi qua.

Tòa Quốc tế đã bác bỏ tính hợp pháp của đường đứt khúc 9 đoạn này vào năm 2016.

Bên cạnh vấn đề tranh chấp Biển Đông, nhân chuyến thăm lần này tới Việt Nam, hai bên cũng kêu gọi phát triển quan hệ lâu dài giữa hai nước và nâng tầm quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện lên tầm cao mới.

Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị nhân chuyến thăm này cũng kêu gọi Việt Nam tham gia tích cực vào sáng kiến Vành Đai Con Đường của Trung Quốc kết nối với kế hoạch Hai Hành Lang Một Vành Đai Kinh tế.

Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện nhập khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân bằng, lành mạnh, triển khai hiệu quả các khoản viện trợ của Trung Quốc dành cho Việt Nam.

Theo Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị, kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đã đạt 100 tỷ đô la.

*********************

Việt Nam-Trung Quốc 'cần hợp tác khai thác chung trên biển' (BBC, 02/04/2018)

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc gặp gỡ hôm thứ Hai 2/4/2018, cũng là ngày cuối chuyến thăm chính thức của vị khách tới Việt Nam.

bd5

Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 1-2/4/2018

Một trong những vấn đề được đề cập trong cuộc gặp mặt là các mâu thuẫn trên biển.

Tổng bí thư Trọng kêu gọi hai nước xử lý vấn đề một cách đúng đắn, thông qua các biện pháp tham vấn thân thiện.

Ông cũng đề xuất việc hai bên có thể cùng phát triển, khai thác chung, và cùng bảo vệ hòa bình, ổn định trên biển như một biện pháp chuyển tiếp, Tân Hoa Xã tường thuật.

Tổng bí thư Trọng không phải là người đầu tiên đề cập tới hoạt động khai thác chung trên biển với Trung Quốc.

Hôm Chủ Nhật 1/4, trong ngày thăm chính thức đầu tiên, ông Vương Nghị sau cuộc gặp ngoại trưởng nước chủ nhà tuyên bố hai nước cần giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đàm phán, và cần hợp tác khai thác chung ở vùng biển này.

"Cả hai bên cần tuân thủ các quy tắc căn bản trong việc giải quyết tranh chấp trên biển. Cả hai bên không được áp dụng các biện pháp đơn phương làm phức tạp hóa tình hình", Ngoại trưởng Vương Nghị nói với các phóng viên.

"Chúng tôi nhất trí rằng việc giải quyết các vấn đề trên biển là vô cùng quan trọng đối với việc phát triển tốt đẹp, lâu dài mối quan hệ song phương", ông nói.

"Đồng thời, (hai bên) cần tăng cường hợp tác trên biển, gồm cả việc tiến hành thảo luận về hoạt động khai thác chung".

Ngoại trưởng nước chủ nhà, ông Phạm Bình Minh, cũng kêu gọi giải quyết hòa bình.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề", ông Minh được hãng tin AFP dẫn lời.

Hai bên cần "kiểm soát đúng đắn những bất đồng chứ không mở rộng tranh chấp (và) tôn trọng các quyền, lợi ích hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế", ông Minh nói thêm.

Chuyến thăm của ông Vương Nghị diễn ra chỉ ít hôm sau khi có tin Việt Nam dưới áp lực của Trung Quốc đã yêu cầu hãng dầu khí của Tây Ban Nha, Repsol, dừng hoạt động tại dự án Cá Rồng Đỏ nhiều tiềm năng, đang chuẩn bị đi vào giai đoạn khai thác.

Tiếp sau đó, trong những ngày cuối tháng Ba, Bắc Kinh đã cho các chiến đấu cơ và tàu chiến diễn tập hùng hậu ở Biển Đông.

Trung Quốc hiện tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí phong phú và nắm vị trí chiến lượng cho cả thương mại lẫn quốc phòng.

Bắc Kinh trong những năm qua đã bồi đắp đảo nhân tạo tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và xây cất các cơ sở quân sự trên đó, khiến các nước láng giềng giận dữ.

Cho đến nay, Việt Nam là quốc gia trong khu vực phản đối mạnh mẽ nhất Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

Đài Loan, Brunei và Philippines cũng là các nước tuyên bố chủ quyền từng phần trên biển, có tranh chấp với Trung Quốc.

Philippines là quốc gia duy nhất cho đến nay đã đưa bất đồng ra quốc tế và đạt được phán quyết có lợi từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi 7/2016, nhưng chính quyền của ông Rodrigo Duterte sau đó đã có thái độ hòa hoãn với Trung Quốc.

Trong lúc đó, AFP bình luận, căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh trong vấn đề biển đảo thường diễn ra phía sau những cánh cửa đóng kín.

Trước những căng thẳng tiếp diễn với Bắc Kinh, Việt Nam đã công khai củng cố quan hệ an ninh với Hoa Kỳ trong những tuần gần đây.

Hồi đầu tháng trước, tàu hàng không mẫu hạm USS Mustin của Hoa Kỳ đã ghé thăm Đà Nẵng, chuyến thăm lịch sử đầu tiên kể từ khi kết thúc Cuộc chiến Việt Nam 4/1975 đến nay.

Hồi tuần trước, Hoa Kỳ đã bàn giao 6 xuồng tuần tra cùng các thiết bị với tổng trị giá lên tới 20 triệu đô la cho Hà Nội.

Ngoại trưởng Vương Nghị, người mới được bổ nhiệm vị trí ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 1-2/4/2018, sau khi tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ sáu, 30-31/3.

*********************

Hà Nội, Bắc Kinh cam kết giữ hòa bình trên Biển Đông (Người Việt, 01/04/2018)

Việt Nam và Trung Quốc cùng cam kết duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo, mà Việt Nam ở thế yếu, thường chỉ phản đối suông.

bd6

Người dân Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc bá quyền bành trướng trên Biển Đông tại Hà Nội. (Hình : Hoàng Đình Nam/AFP/Getty Images)

Trung Quốc cướp của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa năm 1974 rồi sau đó cướp một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa năm 1988, hiện đã biến thành các đảo nhân tạo khổng lồ với các căn cứ quân sự quy mô.

Bắc Kinh ngang ngược tuyên bố chủ quyền chiếm hơn 80% Biển Đông, các nước khác chỉ còn rẻo nước ven bờ, nhiều khu vực lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc và Việt Nam đều cùng là thành viên.

Ông Vương Nghị, thành viên quốc vụ viện kiêm ngoại trưởng Trung Quốc, đến Việt Nam hồi tuần qua tham dự hội nghị phát triển tiểu vùng sông Mekong rồi gặp các lãnh đạo hàng đầu của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam như chủ tịch nước, thủ tướng, ngoại trưởng.

Các bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam và truyền thông trong nước thuật lại các cuộc gặp này cho biết các lãnh đạo của Việt Nam đều kêu gọi "hai bên nghiêm túc thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao".

Đó là những lời tuyên bố chung được lập lại mấy năm qua gồm "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc", trong đó hai bên "kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Lời kêu gọi thì như thế nhưng ba năm qua, Bắc Kinh đã ngang nhiên bồi đắp bảy bãi đá ngầm ở Trường Sa, cướp của Việt Nam năm 1988, mở rộng thêm các đảo tại quần đảo Hoàng Sa, thành những căn cứu quân sự quy mô trên Biển Đông, khống chế toàn bộ khu vực. Hành động cướp ngày thì như thế và luôn luôn tập trận biểu diễn sức mạnh quân sự đe dọa các nước nhỏ phía nam, nhưng Bắc Kinh luôn luôn kêu gọi giữ gìn hòa bình, ổn định.

"Hai bên nên tuân thủ các nguyên tắc căn bản (được các lãnh đạo cam kết thỏa thuận) để giải quyết các tranh chấp trên biển. Hai bên không nên dùng các biện pháp đơn phương để làm phức tạp thêm tình hình", hãng thông tấn AFP thuật lời ông Vương Nghị nói với báo chí hôm Chủ Nhật, 1 tháng Tư, trong cuộc họp báo sau khi ông họp với Ngoại trưởng cộng sản Việt Nam Phạm Bình Minh.

Tại cuộc họp báo, ông Phạm Bình Minh cũng lập lại lời kêu gọi tương tự để giải quyết tranh chấp : "Chúng tôi sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề xảy ra". Ông Minh nói thêm rằng hai bên nên "quản lý các quan điểm khác biệt, không mở rộng tranh chấp và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nước khác theo luật lệ quốc tế".

Trung Quốc thường xuyên ngăn cấm Việt Nam dò tìm và khai thác dầu khí trên Biển Đông nếu dính cái chủ quyền ngang ngược hình "Lưỡi Bò" dù hoàn toàn nằm trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Gần đây nhất, Việt Nam phải hủy bỏ dò tìm dầu khí tại lô 7-3 (Cá Rồng Đỏ) khoảng 400 km Đông Nam Vũng Tàu. Năm ngoái, Việt Nam đã phải bỏ thăm dò dầu khí tại lô 136-3 ngay bên cạnh lô 7-3 với lời đe dọa đánh chiếm các vị trí của Việt Nam tại Trường Sa. (TN)

**********************

Việt Nam tiếp tục đặt kế hoạch khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ trong năm 2018 (RFA, 02/04/2018)

Ngày 23/3 vừa qua, các hãng tin quốc tế là BBC và Reuters lần lượt đưa tin về việc Trung Quốc gây sức ép khiến PetroVietnam phải yêu cầu công ty khoan dầu Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan tìm dầu khí ở lô 07/03 thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ ngoài khơi Việt Nam, khiến công ty này và các đối tác có nguy cơ mất 200 triệu đô la đầu tư ban đầu.

bd7

Một người đàn ông đi ngang qua trụ sở công ty dầu lửa Repsol của Tây Ban Nha ở Madrid vào ngày 16 tháng 12 năm 2014. AFP

Trước đó, vào tháng 7 năm ngoái, Repsol cũng phải ngưng việc khoan tìm một lô khác là lô 136/03 cũng thuộc mỏ Cá Rồng Đỏ vì lý do tương tự.

Tin tức liên tục về những diễn biến mới này làm dấy lên lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ phải từ bỏ hẳn mỏ Cá Rồng Đỏ, một mỏ được đánh giá có trữ lượng dầu và khí rất lớn với ước tính có thể cung ứng từ 25.000 đến 30.000 thùng dầu /ngày và 60 triệu m3 khí/ngày, theo số liệu đánh giá của PetroVietnam.

Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư lại cho thấy quyết tâm của chính phủ Việt Nam là tiếp tục ưu tiên tìm kiếm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ, với đánh giá tích cực về diễn biến giá dầu thô trong năm nay sẽ có chiều hướng tăng lên, tức ở mức khoảng 62 đến 65 USD một thùng cao hơn mức khoảng 58 USD một thùng tính theo cùng kỳ năm ngoái.

Đánh giá về quyết tâm khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ của Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết :

"Việt Nam kiên quyết vì Việt Nam cần dầu để xài và để bán. Dù có bán giá bằng một nửa cách đây 4 năm thì cũng phải bán vì đồng tiền là đồng tiền cơ hội dù bằng một nửa cách đây 4 năm thì vẫn cần. Họ cần dầu để xài vì bây giờ các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam cần dầu để lọc chứ không phải đì lọc thuê, họ không muốn mua xăng và dầu diesel về để xài. Chẳng thà họ tự khai thác lên để xài còn hơn đi mua vì mua xăng dầu để lọc rất đắt".

Đồng thời với việc thúc đẩy tìm kiếm khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ, bộ Kế Hoạch và Đầu tư cũng cho biết ưu tiên khai thác Mỏ Cá Voi Xanh là nơi Việt Nam đang có hợp đồng với công ty ExxonMobil của Mỹ.

Vào tháng 8 năm ngoái, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để dự án khai thác mỏ Cá Voi Xanh được sớm khởi động. Truyền thông Việt Nam lúc đó cho biết dự án này sẽ được chính thức khởi động vào tháng 11 năm ngoái nhân hội nghị APEC tại Đà Nẵng.

Tuy nhiên, sau đó không có thông tin thêm về hoạt động của mỏ này nên nhiều người vẫn không biết được thực sự mỏ này đã đi vào hoạt động hay cũng bị dừng lại do sức ép từ Trung Quốc.

Mỏ khí Cá Voi Xanh có các lô 117, 118, 119 và 120 thuộc thềm lục địa Việt Nam. ExonMobil đã đầu tư 600 triệu đô la vào dự án và theo kế hoạch đến cuối năm 2023, dòng khí đốt đầu tiên của dự án sẽ được đưa vào bờ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất điện trong nước.

Tuy nhiên, cũng giống như với mỏ Cá Rồng Đỏ, việc khai thác tại các mỏ này của Việt Nam cũng từng gặp khó khăn vào năm 2007 khi Trung Quốc gây sức ép với chính công ty ExxonMobil, nhất là với lô 118 vốn nằm rất gần đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông.

Đường lưỡi bò này cũng nằm gần lô 07/03 và lô 136/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ. Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ với vùng nước trong đường đứt khúc. Tuy nhiên tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016 đã bác bỏ tính pháp lý của đường đứt khúc này.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết theo nguồn tin mà ông có được, hoạt động tại mỏ Cá Voi Xanh đã được bắt đầu. Tuy nhiên báo chí trong nước không loan tin về các hoạt động này.

Trung Quốc gây sức ép lên các công ty là chính

Mặc dù hãng tin Reuters, BBC cho biết việc ngừng khoan thăm dò tại mỏ Cá Rồng Đỏ là quyết định từ phía Việt Nam đưa ra, nhưng theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, quyết định dừng đến từ chính Repsol vì sức ép lên các công ty con khác thuộc tập đoàn này vốn đang có những hợp đồng với Trung Quốc.

"Trung Quốc ép Repsol vì Trung Quốc có cổ phần với Repsol ở Brazil. Repsol có rất nhiều nhánh, mà tổng hành dinh đặt tại Tây Ban Nha. Công ty con ở Brazil thì Trung Quốc có cổ phần. Thông qua công ty đó, Trung Quốc ép ngược đến Repsol ở vùng Đông Nam Á. Repsol Đông Nam Á chủ yếu đặt ở Singapore. Lẽ ra ngày 21/3 họ phải kéo giàn khoan vào Việt Nam và ngày 24/3 phải khoan. Nhưng đến ngày 23 thì họ báo tạm dừng".

Hiện công ty Repsol của Tây Ban Nha cũng chưa chính thức đưa ra bình luận nào về các thông tin về quyết định tạm dừng mới này.

Trên thực tế, Trung Quốc cũng đã từng gây sức ép đối với một số công ty tìm kiếm khai thác dầu khí ở Việt Nam mà điển hình là BP của Anh. Theo nhà báo Bill Hayton của BBC, trong cuốn 'Biển Nam Trung Hoa : Tranh giành quyền lực ở Châu Á', công ty BP của Anh đã phải bỏ dự án khai thác tại Việt Nam vì sức ép của Trung Quốc. Công ty Chevron của Mỹ cũng phải dừng hoạt động tại lô 122 ngay sát bờ biển Việt Nam hồi năm 2007. Các công ty này, theo nhà báo Bill Hayton, đều bỏ Việt Nam vì những quyền lợi hợp đồng mà họ có tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sức ép từ phía Trung Quốc vào năm 2007, phía ExxonMobil đã không bỏ cuộc tại Việt Nam.

Ngoài ra, công ty năng lượng Ấn Độ ONGC Videsh, công ty KNOC của Hàn Quốc và một số công ty nhỏ hơn và không có lợi ích lớn tại Trung Quốc như Premier của Anh và Talisman của Canada cũng phớt lờ Trung Quốc.

Cho đến lúc này cũng không có bất cứ thông tin gì về việc Trung Quốc gây sức ép đối với Nga mặc dù Nga cũng là nước có công ty tham gia ký hợp đồng khai thác dầu khí ngoài khơi Việt Nam từ nhiều năm nay. Theo nhà báo Bill Hayton, vào tháng 7/2008 Nga cho phía Mỹ biết rằng Trung Quốc không hề gây sức ép với các công ty Nga.

Nhưng Trung Quốc có thể gây sức ép về mặt chính trị đối với phía Đảng cộng sản Việt Nam ở một mức nhất định. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói :

"Họ ép là bảo nên dừng lại vì chúng ta còn đang bàn nhưng mà đó là ở ngoài lề còn chính thức họ không làm gì được. Ví dụ lần trước Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc là ông Phạm Trường Long phải bỏ về vì ông ta không ép được".

Cẳng thẳng Việt Nam và Trung Quốc đã gia tăng vào hồi giữa năm ngoái khi Tướng Phạm Trường Long bỏ dở chuyến thăm Việt Nam vào tháng 6 để phản đối việc Việt Nam cho khai thác ở mỏ Cá Rồng Đỏ. Giao lưu quốc phòng hai nước dự định diễn ra vào thời gian đó cũng bị hủy bỏ.

Cùng lúc, tờ Hoàn cầu Thời báo vào ngày 22/6 năm ngoái trích lời ông Liu Feng, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Nam, Trung Quốc cáo buộc 'Việt Nam đã đơn phương phá vỡ thỏa thuận với Trung Quốc, bao gồm việc gạt sang bên những bất đồng và tìm kiếm phát triển chung, và việc Việt Nam cho Repsol khai thác là nhằm mục đích củng cố đòi hỏi chủ quyền đối với khu vực'.

Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2011 đã ký "Thỏa thuận về nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" nhằm không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Mới đây trong cuộc gặp cấp cao giữa Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên tiếp tục khẳng định tuân thủ thỏa thuận này.

Nói về những thách thức từ phía Trung Quốc mà Việt Nam có thể gặp phải nếu tiếp tục khai thác tại các mỏ dầu khí ngoài khơi, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định.

"Quan ngại chính là khi Trung Quốc quyết định có những hành động gây hấn, có thể là sử dụng lực lượng tuần duyên của mình mà cũng có thể là tàu chiến để làm ảnh hưởng hoạt động của các công ty nước ngoài. Việt Nam lúc đó sẽ chịu sức ép phải bảo vệ quyền lợi của các công ty nước ngoài. Hoặc Trung Quốc cũng có thể làm như họ đã từng làm nhiều năm về trước là gây sức ép chính trị lên các công ty ngoại quốc bằng cách đe dọa quyền lợi của họ ở Trung Quốc".

Theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trong trường hợp một số công ty nước ngoài không chịu nổi áp lực của Trung Quốc mà phải bỏ cuộc thì Việt Nam vẫn còn có thể tìm kiếm các đối tác là các công ty không chịu áp lực của Trung Quốc như ExxonMobil của Mỹ.

Nhóm phóng viê

Quay lại trang chủ
Read 655 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)