Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

02/05/2018

Sợ bị gạt ra ngoài đàm phán, Bắc Kinh làm áp lực lên cả Nam Hàn lẫn Bắc Hàn

Tổng hợp

Ngoại trưởng Trung Quốc đến Bình Nhưỡng để nhắc nhở về vị thế của Bắc Kinh (RFI, 02/05/2018)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Bình Nhưỡng vào hôm nay, 02/04/2018 trong chuyến viếng thăm 2 ngày. Đây là chuyến viếng thăm Bắc Triều Tiên đầu tiên của một ngoại trưởng Trung Quốc từ 11 năm nay.

trieutien1

Ông Vương Nghị (Wang Yi) ngoại trưởng Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 01/05/2018) Reuters/Damir Sagolj/

Theo thông tín viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, mục tiêu của Trung Quốc là nhắc nhở đồng minh là không nên quên vị thế quan trọng của Bắc Kinh trong vấn đề bán đảo Triều Tiên.

"Không thể để cho Washington qua mặt, tốt nhất là chen chân vào cửa Bắc Triều Tiên trước khi vai trò của Bắc Kinh có thể bị lu mờ do cuộc họp tay đôi giữa tổng thống Mỹ Donald Trump với lãnh đạo Bắc Triều Tiên với Kim Jong-un.

Trong hai ngày viếng thăm Bình Nhưỡng, ông Vương Nghị sẽ chuẩn bị cho chuyến thăm của chủ tịch Tập Cận Bình. Lãnh đạo Trung Quốc đã chấp thuận trên nguyên tắc một cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai người, khi Kim Jong-un thăm Bắc Kinh cuối tháng 3 vừa qua.

Lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc có lẽ cũng tranh thủ chuyến thăm khởi sự vào hôm nay để có vài lời khuyên phía Bắc Triều Tiên : để có một hiệp định hòa bình thực thụ và bền vững với Hàn Quốc, thì không những phải mời Hoa Kỳ, mà còn phải mời cả Trung Quốc vào bàn đàm phán, vì cả hai nước đều là bên ký kết vào lệnh ngưng bắn cách đây 65 năm.

Các thông báo của tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã khá mơ hồ về sự hiện diện của Trung Quốc.

Để bù lại việc được Bình Nhưỡng mời vào bàn đàm phán, ông Vương Nghị có thể đề nghị là sẽ giúp gỡ bỏ một số trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đang bóp nghẹt nền kinh tế Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đưa 3 tù nhân người Mỹ ra khỏi trại lao cải

Theo hãng tin Mỹ UPI vào hôm qua, 01/05/2018 đã trích dẫn truyền thông Hàn Quốc cho biết là 3 người Mỹ còn bị cầm giữ ở Bắc Triều Tiên đã được đưa ra khỏi trại lao cải và chuyển đến một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Theo báo Donga Ilbo, đó là ba ông Kim Dong Chul, Kim Sang Duk (Tony Kim) và Kim Hak Song, đều là người Mỹ gốc Triều Tiên. Họ đã được đưa ra khỏi trại lao động khổ sai vào thượng tuần tháng 4.

Theo UPI, vụ thả người Mỹ ra khỏi trại lao cải diễn ra sau khi tân ngoại trưởng Pompeo, lúc còn là giám đốc CIA, đến Bình Nhưỡng và gặp lãnh đạo Kim Jong-un. Trong cuộc gặp ông Pompeo đã nêu vấn đề tù nhân.

Mai Vân

*****************

Trung Quốc lo ngại bị gạt ra ngoài đàm phán hạt nhân Bắc Triều Tiên (RFI, 30/04/2018)

Quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng càng nồng ấm, thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong-un càng cận kề, Trung Quốc càng tăng tốc các hoạt động ngoại giao để giữ vai trò trung tâm trên hồ sơ phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

trieutien1

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (Phải) tiếp ông Tống Đào phụ trách đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc tại Bình Nhưỡng ngày 17/04/2018. Ảnh : KCNA/ Reuters

Giới quan sát tại Bắc Kinh lo ngại trước khả năngTrung Quốc "bị loại" khỏi tiến trình hòa đàm trên bán đảo Triều Tiên.

Trong suốt thời gian từ 2003 đến 2009 Bắc Kinh đóng vai trò trọng yếu trong các vòng hòa đàm sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, Trung Quốc không ngừng kêu gọi Hoa Kỳ đối thoại trực tiếp với chế độ Bình Nhưỡng. Nhưng khi tổng thống Donald Trump thông báo sẽ họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un trong những tuần lễ sắp tới, và khi mà hai nguyên thủ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ra tuyên bố chung cam kết "sẽ kết thúc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", dường như bài toán của Bắc Kinh trở nên phức tạp hơn. Dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy là Trung Quốc đang tăng tốc các hoạt động ngoại giao để duy trì ảnh hưởng với Bình Nhưỡng.

Lo ngại đầu tiên của Bắc Kinh liên quan đến mối quan hệ trong tương lai giữa Seoul và Bình Nhưỡng. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trong ấn bản ngày 29/04/2018 trích dẫn một nguồn tin ngoại giao từ Seoul nêu lên khả năng Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đang có kế hoạch từng bước "pha loãng" ảnh hưởng của Trung Quốc.

Theo một nhà phân tích khác của Trung Quốc được báo chí Paris trích dẫn hồi tháng 3 năm nay, Bắc Kinh vẫn biết rằng chế độ Kim Jong-un không thể tồn tại nếu không có được một điểm tựa vững chắc là Trung Quốc. Bằng chứng rõ rệt nhất là trước khi dự thượng đỉnh Liên Triều ở Bàn Môn Điếm, lãnh tụ Bắc Triều Tiên đã sang tận Bắc Kinh hội kiến với ông Tập Cận Bình. Có điều, Trung Quốc dường như không còn tự tin về ảnh hưởng của mình với ê kíp lãnh đạo hiện thời ở Bình Nhưỡng.

Một tiếng nói khác là nhà nghiên cứu Trương Liên Quý (Zhang Liangui), thuộc Trường Đảng Bắc Kinh cũng e rằng Trung Quốc sẽ bị gạt ra ngoài tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, bởi vì theo nhà quan sát này, Bộ ngoại giao Trung Quốc từng quan niệm rằng trên hồ sơ nóng bỏng này, Bình Nhưỡng và Washington cần mở kênh đối thoại trực tiếp. Giờ đây, khi kịch bản đó xảy ra Trung Quốc lại bị hụt hẫng.

Một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc, giáo sư Thẩm Chí Hoa (Shen Zhihua) trong một cuộc trả lời phỏng vấn gần đây trên đài phát thanh Hoa Kỳ, đã trực tiếp nêu lên kịch bản ảnh hưởng của Bắc Kinh bị thu hẹp nhất là một khi mà tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã trực tiếp đối thoại với nhau.

Đôi bên có thể đạt tới một thỏa thuận theo kiểu như là Washington công nhận Bắc Triều Tiên là một quốc gia có vũ khí nguyên tử nhưng đổi lại thì Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình tên lửa tầm trung và tầm xa, có thể đe dọa tới an ninh của bản thân Hoa Kỳ.

Trong khi đó, điều mà Trung Quốc muốn đạt được là bán đảo Triều Tiên không còn vũ khí hạt nhân, tức là Mỹ cũng sẽ rút ô dù hạt nhân đang được dùng để bảo vệ các đồng minh của Washington trong khu vực đông bắc Á. Trước mắt, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Trump là ông John Bolton đã bác bỏ kịch bản này.

Do vậy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Khoa Học Xã Hội ở Liêu Ninh, ông Lục Siêu (Lu Chao) cho rằng, trong mọi trường hợp, Trung Quốc phải là một trong những tác nhân chính trong tiến trình đàm phán về Bắc Triều Tiên.

Thanh Hà

******************

Hàn Quốc điều máy bay chặn máy bay trinh sát Trung Quốc (VOA, 29/04/2018)

Hàn Quốc hôm th By cho biết h đã điu các máy bay quân s đ chn mt máy bay ca Trung Quc xâm nhp vùng phòng không ca Hàn Quc, chưa đy hai tháng sau khi Seoul chính thc phn đi v mt v xâm phm khác.

trieutien2

Hàn Quốc điều tiêm kích ngăn máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận - Ảnh minh họa

Máy bay của Trung Quc được cho là mt máy bay trinh sát quân sự và đã bay gn bn tiếng đng h trong Vùng Nhn dng Phòng không ca Hàn Quc, Hi đng Tham mưu trưởng Hàn Quc cho biết trong mt thông cáo.

Đây ít nhất là v th ba như vy trong năm nay. Hàn Quc đã triu tp đi s Trung Quc vào tháng 2 để chính thc phn đi.

Bộ Quc phòng Trung Quc không tr li yêu cu bình lun ngay tc thì vào ngày th By, lúc bt đu mt đt ngh l dài cui tun.

Bộ Ngoi giao Bc Kinh nói hi tháng 2 rng các chuyến bay này hoàn toàn phù hp vi lut pháp và thực tin quc tế và rng "các vùng nhn dng phòng không không phi là lãnh không".

Không quân Trung Quốc đang ngày càng hot đng xa b bin hơn, bao gm các chuyến bay vào Tây Thái Bình Dương thường băng qua mt chui đo phía nam ca Nht Bn và xung quanh đảo Đài Loan t tr, nơi mà Bc Kinh tuyên b là lãnh th ca mình.

Trung Quốc thường nói rng h không có ý đnh thù đch.

Nhưng chính ph Trung Quc đã nói rng các cuc din tp gn Đài Loan nhm gi đi thông đip rng hòn đo dân ch này sẽ gánh chu hu qu nếu tìm cách thúc đy đc lp chính thc.

Quay lại trang chủ
Read 648 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)