Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

07/08/2018

Kinh tế Trung Quốc để lộ nhiều điểm yếu trong tăng trưởng và đầu tư tại Châu Phi

Tổng hợp

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : GDP 2018 của Trung Quốc sẽ giảm 0,2% (VOA, 07/08/2018)

Công ty Dữ liu Quc tế (IDC) hôm 3/8 nói rng chiến tranh thương mi gia Hoa Kỳ và Trung Quc s tác động tiêu cc đến c hai nn kinh tế, đc bit là nn kinh tế Trung Quc.

dautu1

Công nhân Trung Quốc may c M.

Tờ Taiwan News trích dn phúc trình ca IDC nói rng vic Hoa Kỳ và Trung Quc áp đt các mc thuế tr giá 34 t đôla mi bên s làm gim đà tăng trưởng GDP ca Trung Quc năm 2018 xuống 0,2 %, t 6,7% xung còn 6,5%, tương đương khong 25 t đôla GDP.

Thị trường ngành k ngh thông tin và truyn thông (ICT) ca Trung Quc s b nh hưởng nng n, d báo tăng trưởng chung ca ngành này năm 2018 ước tính gim 0,6 % (t 9,0% xung 8,4%), vào khoảng 4 t đôla.

Phúc trình của IDC lưu ý rng vì cuc chiến thương mi, "th trường ICT Trung Quc d kiến s chu nhiu tác đng tiêu cc hơn so vi tác đng đi vi GDP Trung Quc bi vì trin vng tăng trưởng GDP thp hơn s nh hưởng đến vic mua công nghệ ICT, hơn na đng nhân dân t mt giá s làm chi phí tng th ca ngành công nghip ICT ca nước này tăng đáng k do ph thuc nhiu vào vic nhp công ngh".

Ngoài ra, phúc trình còn cho biết cuc chiến thương mi M-Trung s tác đng trc tiếp hoc gián tiếp ti hu hết các ngành công nghip Trung Quc.

Vẫn theo phúc trình này thì ngành công nghip sn xut s b nh hưởng nng n nht, đc bit là các lĩnh vc liên quan đến chính sách công nghip "Sn sut Trung Quc 2025/Made in China 2025", và các ngành dịch v, đc bit là các dch v công nghệ.

*****************

Quá dựa vào Trung Quốc, Châu Phi đối mặt với khó khăn nghiêm trọng (RFI, 07/08/2018)

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Châu Phi với tổng số tiền đầu tư lên đến 114 tỉ đô la vào cuối năm 2016, chiếm khoảng 14% trao đổi thương mại quốc tế trên toàn Châu lục. Tuy nhiên, tác giả Idriss Linge, nhận định trên trang Ecofin Hebdo (20-27/07/2018), "quá dựa vào Trung Quốc, Châu Phi có thể gặp khó khăn nghiêm trọng".

dautu2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 26/07/2018. Reuters/Gulshan Khan

Trên thực tế, đến 80% khối lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Châu Phi là nhiên liệu, trong khi khối lượng hàng thành phẩm lại rất ít, chỉ chiếm khoảng 7% thị phần.

Mỗi nước Châu Phi có chiến lược khác nhau, nhưng đều dựa vào Trung Quốc vì cường quốc Châu Á này cần khoáng sản để thực hiện hàng loạt công trình đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son có vẻ đang trôi qua. Nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với một loạt trở ngại có nguy cơ tác động tiêu cực đến nhu cầu mua nhiên liệu từ Châu Phi. Cụ thể, theo số liệu thống kê, đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Trung Quốc chỉ tăng 12% vào cuối tháng 05/2018, thấp hơn con số 20% vào cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, nhiều dự án được thông báo thực hiện trong năm 2018 cũng bị tạm ngừng hoặc bị đình chỉ.

Trung Quốc : Giảm đầu tư, bớt nhu cầu về nhiên liệu

Việc giảm nhịp độ phát triển hạ tầng tại Trung Quốc là do nhiều yếu tố. Thứ nhất, chính phủ Trung Quốc đang thẩm định hiệu suất khối cơ sở hạ tầng hiện có.

Yếu tố thứ hai chính là ý định giảm khối lượng nợ công của nước này. Năm 2016, các ngân hàng Trung Quốc đã cấp số tiền vay khổng lồ, 1.880 tỉ đô la vì chính phủ khuyến khích các biện pháp tái thiết bằng cách cấp tín dụng để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra.

Vào cuối tháng 03/2018, tổng số tiền cho các doanh nghiệp công tại Trung Quốc vay lên đến 5.963,4 tỉ đô la, tương đương với 47% GDP nước này. Khối tiền này thường được vay ở các ngân hàng, chủ yếu là ngân hàng nhà nước, để phục vụ các dự án đầu tư, qua đó chủ yếu là tạo việc làm và chỉ thu được lợi nhuận vừa đủ cho hoàn vốn và lãi của khối nợ công khổng lồ này.

Yếu tố thứ ba chính là cuộc chiến thương mại với Washington mà chính phủ Bắc Kinh đang phải đối phó. Về mặt kỹ thuật, đánh thuế vào 250 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc không gây bất trắc gì lớn. Nhưng thách thức ở chỗ trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải tìm cách giải quyết khối nợ công này, chính phủ của ông Tập Cận Bình sẽ khó kìm hãm được mối đe dọa từ việc giảm khối lượng hàng nhập khẩu vì việc này sẽ tác động gián tiếp đến nhiều lĩnh vực liên quan, theo đánh giá của các nhà phân tích thuộc ngân hàng Mỹ JP Morgan.

Cuối cùng, phải nhắc đến thỏa thuận thương mại mới được Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản ký kết, khiến nền kinh tế Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập hơn nữa.

Tăng tiêu thụ nội địa Trung Quốc : một giải pháp thay thế cho Châu Phi ?

Trước những thách thức đang đe dọa tham vọng đầu tư Trung Quốc, các nhà phân tích của công ty thẩm định Mỹ Moody’s cho rằng Châu Phi phải chờ cơ hội Trung Quốc biến thành một nền kinh tế tiêu thụ. Tuy nhiên, lợi ích từ việc này sẽ có tác động khác nhau đến các nước Châu Phi.

Nhu cầu của Trung Quốc về các loại sản phẩm như đồng, colbat và nhôm vẫn rất mạnh vì được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất ô tô, đồ điện tử gia dụng và phương tiện giao thông cho xã hội Trung Quốc. Ngoài ra, kế hoạch "Made in China 2025" cũng sẽ tăng đáng kể nhu cầu về các kim loại này. Các nước Châu Phi được lợi từ nhu cầu này là Cộng hòa Dân chủ Congo hoặc Zambia.

Tương tự, vẫn theo các nhà phân tích của Moody’s, khối lượng hàng thực phẩm xuất sang Trung Quốc, như các loại dầu ăn thực vật, đã tăng trong những thập kỷ gần đây và sẽ còn tăng trong tương lai. Điều này có lợi cho các nước Senegal và Ethiopia, nơi Trung Quốc đầu tư ồ ạt.

Cuối cùng, thu nhập của người dân Trung Quốc tăng cũng làm thay đổi sở thích tiêu thụ. Họ hướng đến các sản phẩm và trải nghiệm cầu kỳ hơn, cao sang hơn, như du lịch chẳng hạn.

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách quốc tế đến Châu Phi tăng 8,1% vào năm 2016. Từ năm 2012, số khách Trung Quốc đến Châu Phi đã tăng thêm 30%, du con số này vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 1,5% tổng số khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài.

Sức tiêu thụ bị đe dọa vì khối nợ của các hộ gia đình tăng

Châu Phi có thể hy vọng vào sức tiêu thụ của Trung Quốc hay không ? Về điểm này vẫn còn một giả thuyết lớn phụ thuộc vào cầu trúc thu nhập và nợ của các hộ gia đình Trung Quốc.

Theo thống kê chính thức của nhà nước Trung Quốc, từ năm 2007, phần tài sản quốc gia Trung Quốc dành cho hộ gia đình đã giảm, từ 46% xuống còn 42% GDP. Phần còn lại của GDP chủ yếu được chia về các doanh nghiệp do nhà nước và tầng lớp lãnh đạo kiểm soát. Phần thu nhập của các hộ gia đình đã giảm 1% chỉ riêng trong năm 2017.

Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán bị sụt giảm. Từ đầu năm 2018, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm 15,7% vào ngày 16/07/2018. Dù số lượng tỉ phú Trung Quốc vẫn tăng và thu nhập cá nhân cũng tăng, thì đông đảo người tiêu dùng đang phải đối mặt với hiện tượng giảm việc làm và giảm thu nhập tiềm tàng do thặng dư chứng khoán tạo ra.

Nhưng mối đe dọa lớn nhất mà người tiêu dùng Trung Quốc phải đối mặt lại là khối nợ của các hộ gia đình tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, với nhịp độ trung bình là 23%. Như vậy, trong khi lương tăng gấp 3 lần ở Trung Quốc thì khối nợ của các hộ gia đình tăng gấp 9 lần.

Trong một bản báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, khối nợ của các hộ gia đình Trung Quốc vào ngày 31/03/2018 là 6.141,3 tỉ đô là, tương đương khoảng 50% GDP của nước này.

Xu hướng Trung quốc giảm bớt đầu tư có thể được bù lại nhờ sức tiêu thụ của người dân trong nước để duy trì khối lượng hàng xuất khẩu của Châu Phi vào quốc gia Đông Á này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Châu Phi cần chú ý theo dõi sức tiêu thụ này vì nó đang bị tình trạng nợ tăng nhanh của các hộ gia đình đe dọa. Đây là một thách thức mà chính quyền Trung Quốc còn chưa đưa ra đường hướng giải quyết.

RFI tiếng Việt 

Quay lại trang chủ
Read 701 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)