Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một s nước ln trong ASEAN có li ích trc tiếp trên Bin Đông nên hp sc li đ phn công s ln ti ca Trung Quc trong bi cnh nguyên tc đng thun ca khi đã b Bc Kinh li dng trong thi gian qua, mt nhà nghiên cu am hiu tình hình khu vc nhận đnh.

asean1

Lãnh đạo 10 nước ASEAN ti hi ngh thượng đnh Bangkok, Thái Lan hi tháng 6/2019

Chuyên gia này cũng khuyên là khu vực không nên đi đu hay loi b Trung Quc mà cn phi kim soát s vươn lên ca Trung Quc theo hướng có li cho khu vc.

Những nhn đnh này được đưa ra ti bui tho lun bàn tròn vi ch đ ‘Đy lùi Trung Quc khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương’ được Vin Hudson, môt vin nghiên cu chiến lược th đô Washington D.C. ca Hoa Kỳ, t chc hôm 26/11.

Tầm quan trng ca ASEAN

Trong phần trình bày v cách các nước Đông Nam Á có th đương đu vi Trung Quc, ông Richard Heydarian, phó giáo sư chính tr hc thuc Đi hc De La Salle, Philippines, đã ch trích thng thng nhng đim yếu ca khi ASEAN mà Bc Kinh đã li dng.

Trước hết, ông nhìn nhn là k t khi thành lp, ASEAN đã ‘làm được rt nhiu vic’ trong vic duy trì hòa bình và n đnh cho khu vc.

Ông nhắc li vào đu nhng năm 1960 trước khi ASEAN thành lp, các nước ln trong khu vc như Indonesia, Malaysia và Philippines đã có chính sách thù nghịch vi nhau (chính sách Konfrontasi ca Indonesia) xung quanh vic ra đi ca Liên bang Malaysia.

Ông đưa ra dn chng là vic chính quyn cu Th tướng Abdul Razak Hussein (Razak cha) ca Malaysia đã thông qua các kênh ngoi giao đ nh tng thng M khi đó là Richard Nixon can thip vi nhà đc đài Ferdinand Marcos ca Philippines đng đ quân xâm chiếm Malaysia.

"Vào cuối nhng năm 1960, chiến tranh gia các nước Đông Nam Á là vn đ được nhc đến nhiu", ông nói.

Tuy nhiên, với s ra đi ca khi ASEAN vào năm 1967, sau hơn 50 năm, ‘ý nim v chiến tranh hay thm chí đe da chiến tranh gia các nước Đông Nam Á gn như đã là điu không ai có th nghĩ đến na’, ông cho biết, mc dù vn có nhng tranh chp ch quyn lãnh thổ dai dẳng gia mt s nước thành viên.

"Họ (các nước ASEAN) đã thiết lp được cái gi là cng đng an ninh", ông nói thêm. "Cho nên không phi là h không có ý đnh gây xung đt mà là h không h thiếu các phương cách x lý xung đt gia h vi nhau".

Nhưng trên hết, ông cho biết, vai trò ca ASEAN quan trng ch là ‘kéo các cường quc bên ngoài cùng ngi li vi nhau’ đ tránh xung đt và bt các cường quc (như M, Trung Quc) tuân theo lut chơi do ASEAN đ ra trong vic x lý căng thng và xung đt gia các nước.

Ngoài ra, các nước ASEAN còn có s hp tác hiu qu đ đi phó vi các thách thc an ninh phi truyn thng như khng b, cướp bin… Ông dn chng là ba nước Indonesia, Malaysia và Philippines đã có các cuc tun tra ba bên trên bin đ chng s thâm nhp ca các phn t thuc Nhà nước Hi giáo (ISIS).

Nguyên tắc li thi ?

Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra hn chế ln ca khi là trong vic x lý mi quan h vi các đi cường, chng hn như Trung Quc.

Ông dẫn ra hai nguyên tc cơ bn ca ASEAN là ‘tham vấn và đng thun’ mà trong đó đng thun đã ‘b hiu lm là nht trí’.

"Nếu chúng ta nhìn vào nhng vn đ như chính tr, an ninh, nhân quyn thì s nht trí là mt tr ngi ln bi vì nht trí có nghĩa là tng nước thành viên trên thc tế đu có quyn phủ quyết (đ chn bt c quyết đnh nào ca khi", ông nói.

"Nếu như anh là mt cường quc bên ngoài có mong mun không đ cho ASEAN đoàn kết trên mt vn đ nào đó thì vic anh cn làm ch là gây sc ép hay da vào ch mt thành viên ASEAN bt chp mc đ quan ngi ca các nước ASEAN khác", ông gii thích.

Ông đưa ra dn chng là Campuchia chu s chi phi ca Trung Quc ‘đ phá hoi ASEAN’ (saboteur) trên vn đ Bin Đông mc dù nước này không có li ích trc tiếp trên vùng bin này.

"Chúng ta không thể chê trách họ (Campuchia) bi vì trên quan đim ca h thì ti sao h phi gánh ly ri ro là chc gin Trung Quc vn là ngun đu tư chính và là nước ng h ch cht cho nước h v mt ngoi giao".

Ông tương phn cách làm vic da trên s nht trí này ca ASEAN với nguyên tc ca Hi đng châu Âu là phân b quyn b phiếu ca mi nước tùy theo sc nng ca nước đó và quyết đnh được thông qua ch cn đa s phiếu thun.

Ông Heydarian gọi đây là ‘cái by th chế lưng chng’ và cho rng chính ‘nguyên tc lỗi thời’ này đã khiến ASEAN t v trí trung tâm trong các vn đ trong khu vc b đy ra ‘ngoài l’.

"Cơ chế ra quyết đnh vn giúp cho các nước ASEAN to dng hòa bình vi nhau trong vòng 50 năm qua đã không còn hiu qu trong vic to ra hòa bình gia các đại cường", ông đúc kết.

Bên cạnh đó, trong khi ASEAN đang cht vt khng đnh vai trò trung tâm ca mình đ gii quyết các vn đ trong khu vc thì Bc Kinh ‘đang nhanh chóng thay đi thc đa trên Bin Đông’.

Ông dẫn chng là Trung Quc đang xây dng ‘Vn Lý Trường Thành tên la đt đi không’ (Great Wall of SAM) vi vic trin khai tên la loi này ra Bin Đông trong vòng ba năm qua bên cnh các máy bay ném bom, các thiết b phá sóng đin t.

Về lc lượng hi cnh ca Trung Quc, vn là lc lượng bán quân sự được Bc Kinh trin khai đ duy trì lut pháp ca h trên Bin Đông, ông Heydarian cho rng lc lượng này gi đây là ‘cánh tay ni dài ca Hi quân Trung Quc’.

"Mức đ ca các hot đng ngoi giao ca ASEAN không theo kp nhng din biến trên thc đa", ông nói.

"Khi chúng ta đang bàn thảo v B Quy tc ng x (COC) vi Trung Quc thì Trung Quc li nhanh chóng thay đi tình tình trên thc đa hàng ngày", ông nói thêm. "Vy thì ti sao chúng ta li lãng phí thi gian vào các cuc đàm phán trong khi chúng ta thậm chí còn không biết liu COC có ràng buc v pháp lý hay không ?"

‘Tiểu ASEAN’

Cho nên, vị giáo sư này đ xut ‘cách tt nht đ duy trì cơ chế đa phương và giúp cho khi ASEAN tr nên hiu qu hơn là xây dng cơ chế tiu đa phương (mini-lateralism) gia các nước ch cht trong ASEAN và tăng cường s tiếp xúc gia các nước B T (M, Nhật, n, Úc) vi các nước ch cht trong ASEAN.

Những nước ch cht trong ASEAN này mà ông nêu ra là Indonesia, Thái Lan, Philippines Malaysia và Vit Nam.

"Nếu nhng nước B T có th đnh chế hóa s hp tác vi các nước ASEAN ch cht trên nhng vn đề mà họ quan ngi v Trung Quc thì tôi cho rng điu đó đã quá đ. Chúng ta không cn đưa hết tt c 10 nước ASEAN vào".

Trả li câu hi ca VOA liu mô hình ‘tiu ASEAN’ có kh thi và có được s ng h ca các nước ASEAN hay không khi nó làm suy yếu vai trò trung tâm của ASEAN, ông cho rng ASEAN ‘đã đâm vào chân tường’ và đang trong thế ‘bế tc v th chế’.

"Chúng ta cần phi tìm phương án thay thế", ông nhn mnh.

"Tôi cho rằng Philippines có quyết đnh đơn phương đưa vn đ ra tòa là vì chúng tôi cm thấy ASEAN không làm được gì và quyết đnh đơn phương đó gi đây có ích cho nhiu nước ASEAN như Vit Nam và Malaysia".

Chính vì lẽ đó, ông cho biết cho biết ông đã trao đi nhiu vi các quan chc Philippines, Malaysia và Vit Nam rng ti sao các nước này không làm việc cùng nhau (theo cơ chế tiu ASEAN) đ đt được B Quy tc ng x (COC) ca mình mà theo ý ông là ‘b quy tc ng x tht s ch không phi là gi to như b quy tc đang được bàn tho (gia Trung Quc và toàn b 10 nước ASEAN),’ ông nhn mnh.

Ông cho biết ông ‘hết sc lo ngi v ni dung bn d tho COC mà Trung Quc hin đang đàm phán vi các nước ASEAN’ đến mc ông cho rng vi văn bn như thế chng thà nó ‘không ràng buc v pháp lý’ còn hơn.

Theo đó, Trung Quốc có hai yêu cu ch yếu. Thứ nht, h mun các ngun li du m trên Bin Đông ‘ch được chia s gia Trung Quc và các nước ven Bin Đông mà thôi’. Điu này có nghĩa là các hãng du khí ca phương Tây không th nào hp tác khai thác vi các nước nh có tranh chp ch quyn.

Thứ hai, Trung Quốc mun có quyn ph quyết vic tp trn ca các nước trong khu vc vi các cường quc bên ngoài. Điu này không th chp nhn được vi M vì nước này có cuc tp trn thường xuyên vi Philippines trên Bin Đông, đó là chưa k các nước đi tác tập trn khác bên ngoài như Pháp, Nht, Úc, ông cho biết.

Khi đưa ra nhng yêu sách như vy đi vi COC, Bc Kinh đã th hin thái đ rt bo dn nhưng, theo ông, nhng nước như Vit Nam, Indonesia và Malaysia đã chng li. Tuy nhiên, ông cho rng vic Trung Quốc mnh dn tin rng h có th s dng ASEAN ‘như là lá chn’ đ đy các cường quc khác ra khi khu vc ‘là điu đáng lo ngi’.

"Mặc dù trong khi ASEAN, các nước thành viên được cho là bình đng vi nhau nhưng trên thc tế không phi nước nào nào cũng có lợi ích tương đương nhau và không phi nước nào cũng có trng lượng như nhau", ông gii thích.

"Bắc Kinh s lng nghe nhiu hơn gp 10 ln nếu đó là tiếng nói ca Indonesia ch không phi nhng nước như Campuchia và Lào", ông nói và cho biết Indonesia cũng đang đóng vai trò ngày càng lớn trong vic đàm phán COC vì h có vùng bin Natuna ca h cũng b nh hưởng trong đường chín đon ca Trung Quc.

"Chỉ cn nhng nước ch cht duy trì lp trường trước Trung Quc là đã quá đ", ông nói thêm.

‘Cường quốc bậc trung’

Ông cho rằng rt nhiu người đã đánh giá thp sc mnh ca nhng nước Đông Nam Á mà h cho là ‘nh’ như Indonesia, Philippines và Vit Nam.

Ông dẫn ra Indonesia có dân s 270 triu người, tc gn tương đương nước M, và có nn kinh tế được dư đoán sẽ ‘nm trong s 5 nn kinh tế ln nht thế gii trong vòng hai thp niên ti’.

Trong khi đó, quy mô dân số ca Vit Nam và Philippines s chóng vượt mc 100 triu dân. Tt c ba nước này, ông Heydarian d đoán, s có nn kinh tế vượt 1.000 t đô la trong khoảng thi gian trung hn.

"Do đó ASEAN không thật s là tp hp ca các nước nh mà bao gm nhng cường quc bc trung hết sc năng đng vn bn thân h cũng có sc mnh ca riêng mình", ông phân tích.

Tuy nhiên, vị giáo sư đến t Philippines này cũng lưu ý rng mc dù các nước ASEAN cn đ phòng mi đe da ca Trung Quc nhưng mc khác h cũng phi ‘công nhn vai trò ca Trung Quc trong khu vc’.

"Cho dù có muốn hay không thì Trung Quc vn là mt phn ca cuc chơi và vic can d (thay vì đi đu) với Trung Quc là không th tránh khi", ông nói. "Tuy nhiên, vn đ đt ra là can d vi Trung Quc như thế nào đ h phn hi nhiu hơn trước nhu cu và s nhy cm ca các nước nh".

Còn đối vi các nước B T, ông khuyên rng thay v tp trung vào việc hình thành liên minh đối chi Trung Quc thì hãy nên ‘tp trung vào xây dng năng lc cho các nước nh trong khu vc’.

Thời cơ cho Vit Nam ?

"Nếu chúng ta tìm xem nước nào s là cường quc mi ni Đông Nam Á thì không nghi ng gì đó s là Vit Nam. Và Việt Nam s là ch tch ASEAN vào năm sau", ông nói và nhn mnh vai trò ca Hà Ni hin nay là ‘dn dt c khu vc trong vic xác đnh ln ranh vi Trung Quc trên Bin Đông’ nhưng đôi khi ‘Hà Ni chiến đu ch có mt mình’.

Trả li câu hi ca VOA rng Hà Nội nên tn dng thi cơ là ch tch ASEAN vào năm 2020 như thế nào đ lãnh đo s đi phó ca khi trước s qu quyết ngày càng tăng ca Trung Quc trên Bin Đông, giáo sư Heydarian nhc li nhim kỳ ch tch ca Vit Nam cách nay gn 10 năm (vào năm 2010) mà khi đó Ngoại trưởng M Hillary Clinton đã tuyên b Hà Ni rng ‘M có li ích quc gia trên Bin Đông’ bt chp s cnh báo mnh m ca Bc Kinh.

Ông cho rằng ti ln làm ch tch ln này, Hà Ni nên xúc tiến hành đng pháp lý đi vi Bc Kinh trên Biển Đông da trên kinh nghim v kin ca Manila ra Tòa Trng tài Thường trc (PCA).

Ông cho biết trong nhng năm t 2013 cho đến 2016, phía Philippines đã nhiu ln mi Vit Nam sang nước h đ chia s nhng kinh nghim v v kin.

"Với quyết đnh đơn phương kin Trung Quc ra tòa án quc tế, Philippines đã đến cho khu vc mt đòn by và li thế ln (trong vic đi phó vi Trung Quc)", ông nói. Do đó, gi đây nếu Hà Ni đe da dùng đến công c pháp lý thì li đe da đó s ‘càng đáng tin hơn’ vì v kin ca Manila đã cho thy h có th chiến thng trước Trung Quc.

"Dĩ nhiên Hà Nội không nên kin v vn đ ch quyn (trên Bin Đông) mà v phm vi vùng đc quyn kinh tế mà h được cho phép theo lut quc tế", ông khuyên. "Hà Ni có thể nhờ đến Tòa Trng Tài đ chng minh rng Bc Kinh không có quyn đi vào Bãi Tư Chính (đ thăm dò) gì c".

"Đây là điều rt quan trng mà Vit Nam có th làm", ông nói thêm và cho rng nếu Hà Ni thc s đt lên bàn kh năng kin Trung Quc thì h s càng ‘củng c thêm lòng yêu nước ca người dân Philippines đ nhc nh Tng thng ca chúng tôi (Rodrigo Duterte) cn phi làm nhng gì ông y cn làm (v phán quyết ca PCA hi năm 2016 trao chiến thng cho Philippnes)".

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 28/11/2019

Published in Diễn đàn

ASEAN nhắm đến hoạt động tập trận hải quân chung với Mỹ vào năm tới (RFA, 19/10/2018)

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang lên kế hoạch tập trận chung với Hải quân Hoa Kỳ vào năm tới.

taptran1

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis tại Singapore ngày 18 tháng 10 năm 2018. AFP

Ông phát biểu điều này tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Singapore hôm 19/10.

Ý tưởng về một cuộc tập trận hàng hải ASEAN - Mỹ được đưa ra vào khi ASEAN sẽ tiến hành diễn tập hải quân chung với Trung Quốc lần đầu tiên từ ngày 22 đến 27 tháng 10 tại vùng biển ngoài khơi thành phố Trạm Giang.

Cuộc tập trận ASEAN - Mỹ nhằm tạo thế cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, hai quốc gia có ảnh hưởng đáng kể ở Biển Đông. Kế hoạch tập trận chung lần này dự kiến ​​sẽ được đưa vào bản tuyên bố chung sau cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, do Bộ trưởng Quốc phòng Singapore chủ trì.

Trong tuần này, các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cũng sẽ gặp đồng nhiệm các nước lớn ngoài khu vực gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.

Hồi tháng Hai, các bộ trưởng quốc phòng của ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý tiến hành một cuộc tập trận hàng hải chung đầu tiên trong tháng này tập trung vào việc tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Trong khi đó quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự song phương và đa phương với tất cả các quốc gia ASEAN, trừ Myanmar và Lào.

********************

Trung Quốc và ASEAN sẽ tập trận chung trên biển vào tuần tới (RFA, 19/10/2018)

Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á sẽ tổ chức diễn tập hải quân chung lần đầu tiên vào tuần tới. AFP loan tin vừa nêu hôm 19 tháng 10 năm 2018.

PHILIPPINES-JAPAN-MARITIME-DIPLOMACY

Hải quân Philippines thao diễn hải quân tại Biển Đông hôm 8/5/2015. AFP

Tin nói mặc dù có những bất đồng đối với tham vọng lãnh hải của Bắc Kinh, thế nhưng khối các nước ASEAN và Trung Quốc đang nổ lực có được hòa hoãn nhằm tránh căng thẳng leo thang vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Tuyên bố chủ quyền gần như trọn biển Đông của Bắc Kinh từ lâu đã là mối lo ngại của những nước Đông Nam Á cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cũng như Hoa Kỳ vốn là lực lượng hải quân thống trị thế giới bấy lâu nay.

Một phần của nổ lực gọi là hòa giải như thế là Hải quân Trung Quốc và Hải quân các nước thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á gồm 10 thành viên (ASEAN) sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung đầu tiên tại khu vực Biển Đông.

Tuyên bố tại Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Singapore, với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và người đồng cấp Trung Quốc- Ngụy Phượng Hòa, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nói rằng các cuộc tập trận sẽ giúp xây dựng lòng tin và sự tự tin.

Các bài tập trên biển giữa ASEAN và Trung Quốc vào tuần tới đã được thảo luận tại Singapore vào tháng 8 vừa qua.

Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng việc tập trận chung này là một phần nỗ lực của Trung Quốc để giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

*****************

ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị diễn tập hải quân chung lần đầu tiên (RFI, 19/10/2018)

Vào tuần tới, Hải Quân các nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ tiến hành các diễn tập trên biển chung đầu tiên với Trung Quốc. Bộ trưởng quốc phòng của Singapore, nước hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN, đã cho biết như trên vào ngày 18/10/2018.

taptran3

Hội Nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Singapore ngày 19/10/2018. Reuters/Edgar Su

Phát biểu tại Hội Nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN khai mạc tại Singapore, bộ trưởng quốc phòng nước chủ nhà Ng Eng Hen xác nhận là tàu hải quân của các nước ASEAN đang trên đường đến Trạm Giang ở miền Nam Trung Quốc để tham gia cuộc diễn tập. Theo ông, sự kiện này giúp "xây dựng lòng tin" giữa khối ASEAN và Trung Quốc.

Cuộc diễn tập hải quân đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ diễn ra tại Biển Đông, khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền 90% diện tích, bất chấp các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của 4 nước Đông Nam Á là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường quân sự hóa các thực thể mà họ chiếm đóng ở Biển Đông, nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền. Hoa Kỳ thường xuyên cho tàu quân sự tiến vào Biển Đông để nhắc nhở Bắc Kinh là phải tôn trọng các nguyên tắc tự do hàng hải, đồng thời bày tỏ thái độ ủng hộ một số quốc gia ASEAN.

Để xua tan những lo ngại có thể có của Washington về việc ASEAN chạy theo Trung Quốc, bộ trưởng quốc phòng Singapore cho biết là ASEAN hiện cũng lên kế hoạch thao diễn Hải Quân với Mỹ vào năm 2019, và đó cũng sẽ là một sự kiện chưa từng thấy.

ASEAN ký thỏa thuận ngăn ngừa sự cố giữa phi cơ quân sự các nước

Tại Hội Nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN vào ngày 19/10, các thành viên Hiệp Hội Đông Nam Á đã ký kết Bản Hướng Dẫn về việc phòng ngừa các va chạm trên không giữa Không Quân các nước.

Theo hãng tin Singapore CNA, đây là bản hướng dẫn không quân đa phương đầu tiên trên thế giới, nhằm mục đích xử lý các vụ chạm trán bất ngờ giữa các máy bay quân sự, đặc biệt trên các khu vực tranh chấp như Biển Đông.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng đồng ý tăng cường hợp tác chống khủng bố trong khu vực và thiết lập một mạng lưới trong toàn vùng nhằm chống lại các mối đe dọa về hóa học, sinh học và phóng xạ.

Ngay sau Hội Nghị Bộ Trưởng quốc phòng ASEAN (ADMM-ASEAN Defence Ministers Meeting), các nước ASEAN cũng sẽ tham gia Hội Nghị Bộ Trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), với 8 quốc gia đối tác trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Mai Vân

Published in Châu Á

Không ảnh cho thấy Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ra sao (CaliToday, 08/02/2018)

Theo tin tức từ trang mạng Inquirer.net thì Trung Quốc gần như hoàn thành việc biến 7 đảo và bãi đá cạn trong quần đảo Trường Sa thành các ‘công sự chiến đấu’

Đó là các bãi đá cạn có tên Fiery Cross Reef, Calderon, Burgos, Mabini, Panganiban, Zamora và McKennan. Trước đây Tòa án Quốc Tế The Hague của Liên Hiệp Quốc đã ra phán quyết là bãi đá cạn Panganiban là thuộc chủ quyền của Philippines.

Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông có các quốc gia sau đây tranh giành chủ quyền là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Brunei và Malaysia.

Bản báo cáo cho hay ‘các tấm không ảnh cho thấy các bãi đá cạn nói trên đã bị biến thành các đảo nhân tạo có chứa các căn cứ không quân và hải quân, đang trong giai đoạn hoàn tất’. Đa số các tấm không ảnh được chụp từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017 và ở độ cao 1,500 mét.

bd1

Photo Credit : http ://www.freemalaysiatoday.com

Những tấm ảnh cho thấy trên các đảo nhân tạo này có hệ thống các phi đạo, chổ cho trực thăng lên xuống, các hải đăng, trụ sở truyền tin, nhà kho, đài radar, các trạm quan sát và các trạm viễn thông. Có nhiều tàu quân sự và chở hàng của Trung Quốc hiện diện trong các tấm ảnh.

Như thế theo bản báo cáo này thì tuy Bắc Kinh có đặt bút ký kết với khối ASEAN vào năm 2002 một thỏa thuận ‘không làm thay đổi các hiện trạng trên biển’, nhưng cũng chính Trung Quốc ‘xé rào trước’ khi tiến hành xây dựng kiên cố các cơ sở quân sự như thế.

Theo nhóm Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) của Hoa Kỳ thì trong số các bãi này, bãi đá cạn Fiery Cross Reef là nơi Trung Quốc xây dựng nhiều nhất trong năm 2017, với tổng diện tích bành trướng xây thêm lên đến 110,000 mét vuông.

Đào Nguyên

********************

ASEAN tránh đụng Trung Quốc trên bầu trời Biển Đông ? (BBC, 07/02/2018)

Khối ASEAN đang hy vọng sẽ có được kết quả đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc, nhưng việc đạt thỏa thuận trong vòng một năm là điều không thực tế, bộ trưởng quốc phòng Singapore nói hôm thứ Tư, 7/2/2018.

asean1

Tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông đặt ra nhu cầu liên kết quân sự trong khu vực

Các bộ trưởng quốc phòng hôm thứ Ba đã thảo luận một nội dung then chốt, nhằm phát triển một bộ quy tắc nhằm kiểm soát các vụ chạm trán không định trước (Code of Unexpected Encounters - CUES) ở trên không, theo báo Strait Times của Singapore.

Trung Quốc và 10 thành viên ASEAN hồi tháng Tám năm ngoái đã đưa ra được một thỏa thuận khung cho vùng biển có tranh chấp, nơi Bắc Kinh đang kiểm soát phần lớn nhưng một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, nhằm xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), và đã xúc tiến đàm phán kể từ đó.

"Chúng tôi hy vọng là sẽ vấn đề này sẽ được giải quyết, nhưng đó là chủ đề rất, rất phức tạp", hãng tin Reuters dẫn lời ông Ng Eng Hen nói với các phóng viên sau phiên họp của bộ trưởng quốc phòng các nước.

"Tranh chấp đã kéo dài cả thế kỷ. Việc trông đợi sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trong vòng một năm là không thực tế", ông nói.

asean2

Trung Quốc : Hình vệ tinh cho thấy cơ sở của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập

Một số thành viên ASEAN có tranh chấp trên biển từ lâu nay đã muốn có một bộ COC mang tính ràng buộc pháp lý và có hiệu lực thi hành đối với Trung Quốc.

Bên cạnh việc đàm phán về COC, các bên hồi năm ngoái đã đưa ra một CUES trên biển.

Tuy nhiên, ông Ng nói, việc có một bộ quy tắc ứng xử cho phi cơ các nước cũng mang tầm quan trọng không kém, Strait Times tường thuật.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Cảnh Sảng, phát biểu sau tuyên bố của ông Ng, rằng Bắc Kinh đã phối hợp với các nước trong khối ASEAN nhằm xây dựng một bộ quy tắc ứng xử làm hài lòng tất cả các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng việc triển khai quân sự tại Biển Đông.

asean3

Trung Quốc xây cất trên Đá Subi

Cũng hôm thứ Tư, lực lượng không quân nước này nói rằng các chiến đấu cơ Su-35 của Trung Quốc gần đây đã tham dự một cuộc tuần tra chiến đấu ở Biển Đông.

Tuyên bố của không quân Trung Quốc không nêu thời gian diễn ra cuộc tuần tra, cũng như địa điểm cụ thể nào ở Biển Đông.

Gần đây, báo Daily Inquirer của Philippnes công bố những hình ảnh mà họ nói rằng cho thấy Bắc Kinh đã gần như hoàn tất việc cải tạo, cơi nơi bảy rặng đá mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Quần đảo Trường Sa thành những pháo đài trên đảo.

Hầu hết các hình ảnh mà Daily Inquirer có được được chụp trong thời gian từ tháng 6 tới 12/2017 cho thấy các bãi đá đã được xây thành các đảo nhân tạo và đang trong giai đoạn cuối cùng của hoạt động phát triển thành các căn cứ không quân và hải quân.

Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines và Đài Loan là các bên tuyên bố chủ quyền từng phần ở Biển Đông.

************************

Biển Đông : Singapore không hy vọng sớm có bộ Quy Tắc Ứng Xử (RFI, 07/02/2018)

Sau một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại Singapore vào hôm nay, 07/02/2018, bộ trưởng quốc phòng Singapore Ng Eng Hen xác định là khối Đông Nam Á đang hy vọng đẩy nhanh tốc độ đàm phán về một bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông, không nên chờ đợi là thỏa thuận sẽ đạt được trong năm nay.

asean4

Ảnh chụp chung các ngoại trưởng ASEAN tham dự phiên họp bộ trưởng ngoại giao - quốc phòng của khối, từ 04 đến 06/02/2018, tại Singapore. Reuters/Calvin Wong

Phát biểu với báo chí, bộ trưởng quốc phòng Singapore giải thích thêm rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một "vấn đề rất, rất phức tạp", liên quan đến một "tranh chấp từ một thế kỷ nay".

Vào năm ngoái 2017, Trung Quốc và khối ASEAN đã thông qua khuôn khổ đàm phán về vấn đề này, và ca ngợi sự kiện này như là một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, việc hai bên không nhất trí được là bộ luật quy tắc phải mang tính chất ràng buộc, về mặt pháp lý, đã làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của văn kiện này.

Đối với một số nước đang có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông, việc ký kết một bộ quy tắc có tính ràng buộc là một điều quan trọng, vì cho đến nay, Trung Quốc thường xuyên bị tố cáo vi phạm chủ quyền, ngăn chặn đánh bắt hải sản hay thăm dò dầu khí tại những khu vực rộng lớn đang có tranh chấp mà Bắc Kinh tự nhận chủ quyền.

Trong bối cảnh đó, tại cuộc họp cấp ngoại trưởng ở Singapore, một số quốc gia ASEAN đã bày tỏ thái độ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có các hoạt động bồi đắp, xây dựng cơ sở.

Theo hãng tin Pháp AFP, một tuyên bố chung sau hội nghị, dù không nêu đích danh Trung Quốc, đã đề cập đến những hoạt động cải tạo đất đá của Bắc Kinh trên Biển Đông, xem đấy là những hành vi phá hoại lòng tin tưởng lẫn nhau.

Tuyên bố nói rõ là hội nghị các ngoại trưởng "đã ghi nhận những quan ngại từ phía một số ngoại trưởng về việc bồi đắp và các hoạt động khác tại khu vực, vốn làm xói mòn lòng tin lẫn nhau, khiến căng thẳng gia tăng, đồng thời có thể làm tổn hại hòa bình, an ninh và ổn định khu vực".

Vào tháng 12/2017, Trung Quốc đã lên tiếng biện minh rằng các hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông là công việc "bình thường", sau khi một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố ảnh vệ tinh mới cho thấy các hoạt động triển khai hệ thống radar cùng các thiết bị khác của Trung Quốc tại đây.

Với Singapore làm chủ tịch luân phiên ASEAN, vấn đề tranh chấp Biển Đông đã được nêu lên trở lại, trái với năm ngoái, khi chủ tịch Philippines luôn tìm cách ém nhẹm hồ sơ này.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Các nước ASEAN và Trung Quốc hy vọng sẽ có thể đạt được một Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông (gọi tắt là COC) trong năm nay, chấm dứt 15 năm dài đàm phán. Tuy nhiên một khung về COC được đưa ra mới đây bị chuyên gia quốc tế đánh giá là quá sơ sài và còn quá nhiều câu hỏi về khả năng thực hiện COC này một khi nó được thông qua.

asean1

Các quan chức cấp cao từ Trung Quốc và các nước ASEAN tham dự cuộc họp về việc thực hiện Tuyên bố về Cách ứng xử của các Bên ở Biển Đông, ngày 18 tháng 5 năm 2017. AFP

"Một con voi sinh ra một con chuột"

Trong bài phân tích được đăng tải trên trang blog Thayer Consultancy, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về quân sự thuộc trường đại học New South Wales, Úc, nhận định những nỗ lực ngoại giao của các nước ASEAN và Trung Quốc trong việc đạt được một bộ khung COC giống như một con voi sinh ra một con chuột với một trang viết và những điểm chấm đầu dòng.

Khi đi sâu vào chi tiết, giáo sư Carl Thayer cũng chỉ ra những điểm có thể nói là còn thiếu trong khung COC :

Bản thảo hiện tại không chỉ ra các vùng địa lý được bao gồm trong COC. Trung Quốc nhất quyết COC chỉ áp dụng cho khu vực phía Nam của Biển Đông (quần đảo Trường Sa) nhưng lại bỏ bãi cạn Scaborough Shoal và quần đảo Hoàng Sa. Bản thảo cũng không chỉ ra là COC sẽ đi vào hiệu lực thế nào, ai sẽ ký COC ? ASEAN muốn COC phải được quốc hội của cả 11 nước tham gia thông qua. Trung Quốc thì ngần ngừ. Quan trọng hơn cả là bản thảo không nói đến một cơ chế để phiên dịch COC nếu có xuất hiện những khác biệt hoặc các vụ việc sẽ được giải quyết thế nào thông qua một quá trình giải quyết tranh chấp đã được thiết lập.

Hiện Trung Quốc là nước đòi chủ quyền đến 90% diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra đi qua các vùng lãnh hải của một số nước khác. Các nước khác cũng đòi chủ quyền ở khu vực này bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Bãi cạn Scaborough Shoal của Philippines đã bị Trung Quốc chiếm vào năm 2012.

Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm từ Việt Nam vào năm 1974.

Hồi cuối tháng 4 vừa qua, trang tin Forbes của Mỹ có bài viết nhận định Việt Nam sẽ là người bị thiệt hại nhiều nhất nếu một COC được thành hình vì Trung Quốc sẽ không chấp nhận đưa Hoàng Sa vào phạm vi của COC.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông trước đó có đưa ra nhận định với đài Á Châu Tự do về điểm này :

COC có liên quan đến Hoàng Sa nên một trong những lý do mà COC dậm chân cũng là vì nó có liên quan đến Hoàng Sa. Các nước ASEAN đưa ra COC là toàn bộ Biển Đông còn Trung Quốc thì cho rằng Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không có gì phải đàm phán cả, chỉ có thể đưa ra COC cho vùng Trường Sa thôi.

Giáo sư Carl Thayer cho rằng, không ai có thể lấy lại được Hoàng Sa từ Trung Quốc và hy vọng lớn nhất mà Việt Nam có được đối với quần đảo này là ra tòa quốc tế.

COC sẽ không bao gồm tranh cãi là chủ quyền ?

Năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện lên tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague để yêu cầu tòa làm rõ những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Tháng 7 năm 2016, tòa ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông và xác định việc Trung Quốc ngăn cản các ngư dân Philippines vào bãi cạn Scaborough Shoal là trái pháp luật. Tuy nhiên Trung Quốc không công nhận phán quyết của tòa và nước này hiện vẫn nắm quyền kiểm soát toàn bộ bãi cạn.

Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam, việc Trung Quốc không muốn bỏ yêu sách đường 9 đoạn sẽ khiến COC đạt được sẽ không bao gồm những phần gây tranh cãi là chủ quyền.

Nếu các bên vẫn giữ yêu sách của mình thì người ta phải tìm một giải pháp khác là tạm thời gác tất cả những yêu sách tranh chấp chủ quyền sang một bên, chỉ giải quyết những vấn đề mang tính kỹ thuật thôi như vấn đề đánh cá, giao thông vận tải, hàng không, hàng hải và các tranh chấp dân sự và hình sự xảy ra trong khu vực này.

Theo ghi nhận của giáo sư Carl Thayer, bản thảo COC có nói đến Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, luật quốc tế bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc lại không chấp nhận phán quyết của tòa Trọng tài quốc tế trong vụ kiện mà Philippines đưa ra. Bản thảo COC cũng kêu gọi các bên tôn trọng chủ quyền. Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer, điều này rất khó thực hiện vì các phần đất trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa hiện vẫn còn đang có tranh chấp giữa các nước. Ngoài ra, bản thảo COC cũng không đả động gì đến Bộ Quy tắc ứng xử trong các vụ đụng độ không báo trước tren biển (CUES) mà cả Trung Quốc và ASEAN đã thống nhất thực hiện đối với khu vực Trường Sa.

COC là một quá trình đàm phán kéo dài hơn 10 năm giữa ASEAN và Trung Quốc. Các nước hy vọng một COC đạt được sẽ có tính ràng buộc hơn giữa các nước, tránh những đụng độ trên biển. Tuy nhiên các chuyên gia quốc tế và quan chức ASEAN trước đây vẫn cho rằng Trung Quốc đã làm chậm tiến trình đạt đến COC trong suốt thời gian qua. Theo giáo sư Carl Thayer, việc các nước đạt được một bộ khung COC và tiến tới thông qua một COC trong năm nay một phần vì Tổng thống mới của Philippines Rodrigo Duterte muốn thân thiện hơn với Trung Quốc, nhưng một phần lớn là vì Trung Quốc muốn cho Hoa Kỳ thấy ASEAN và Trung Quốc có thể làm việc được với nhau về mặt ngoại giao mà không cần sự can thiệp từ Mỹ. Ngoài ra đại hội đảng cộng sản Trung Quốc thứ 19 sắp diễn ra vào cuối năm nay và Chủ tịch Tập Cận Bình muốn cho thấy là vấn đề Biển Đông không phải là vấn đề chính của đại hội lần này.

Việt Hà, phóng viên RFA

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2