Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quc điu nhiu máy bay xâm nhp gn Đài Loan, nói phi đáp tr v ‘thông đng’

VOA, 16/06/2021

Trung Quc không dung th cho các lc lượng nước ngoài can thip vào các vn đ Đài Loan và s phi đưa ra phn ng mnh m đi vi nhng hành vi "thông đng" như vy, chính ph nước này cho biết hôm 16/6 sau khi đo Đài Loan báo cáo v xâm nhp ln nht t trước đến nay ca máy bay Trung Quc.

dailoan01

Hình nh c Đài Loan và Trung Quc cùng các máy bay quân s trong bc nh minh ho chp hôm 9/4.

Chính quyn ca hòn đo mà Trung Quc tuyên b ch quyn cho biết 28 máy bay ca lc lượng không quân Trung Quc, bao gm máy bay chiến đu và máy bay có kh năng ném bom ht nhân, đã tiến vào vùng nhn dng phòng không (ADIZ) ca Đài Loan hôm 15/6.

V vic xy ra sau khi các nhà lãnh đo ca Nhóm G-7 đưa ra mt tuyên b chung hôm 13/6, trong đó công kích Trung Quc v mt lot vn đ và nhn mnh tm quan trng ca hòa bình và n đnh trên khp Eo bin Đài Loan. Trung Quc lên án tuyên b này là "vu khng".

Khi được hi ti mt cuc hp báo liu hot đng quân s này có liên quan đến tuyên b ca Nhóm G-7 hay không, Phát ngôn viên Văn phòng Các vn đ Đài Loan ca Trung Quc, Mã Hiu Quang, cho biết chính ph Đài Loan phi chu trách nhim v nhng căng thng. Bc Kinh tin rng chính quyn ca hòn đo này hp tác vi các quc gia bên ngoài đ tìm kiếm nn đc lp chính thc.

"Chúng tôi s không bao gi dung th cho nhng n lc đòi đc lp hay s can thip c ý vào vn đ Đài Loan ca các thế lc nước ngoài, vì vy chúng tôi cn phi có phn ng mnh m đi vi nhng hành đng thông đng này", ông Mã nói.

dailoan1

Quân đi Trung Quc đã bt đu tiến hành các cuc tp trn ADIZ phía đông nam ca Đài Loan.

Đài Loan, hòn đo có th chế dân ch, trong vài tháng qua đã phàn nàn v các v xâm nhp lp đi lp li ca lc lượng không quân Trung Quc gn đó, tp trung phn phía tây nam ca vùng nhn dng phòng không gn qun đo Đông Sa (Pratas) do Đài Loan kim soát.

Tuy nhiên, ln này không ch máy bay Trung Quc bay khu vc gn qun đo Đông Sa mà máy bay ném bom và mt s máy bay chiến đu cũng đến bay quanh khu vc phía nam ca Đài Loan gn đim cc dưới cùng ca hòn đo, theo B Quc phòng Đài Loan.

V xâm nhp này xy ra cùng ngày Hi quân Hoa K cho biết mt nhóm tác chiến tàu sân bay do tàu USS Ronald Reagan dn đu đã đi vào vùng Bin Đông có nhiu tranh chp.

"Nhóm tác chiến tàu (sân bay) Ronald Reagan không chm trán vi bt k máy bay quân s nào ca Trung Quc", Trung tá Joe Keiley, người phát ngôn ca Hm đi 7 ca Hi quân M, cho biết trong mt tuyên b gi qua email khi tr li câu hi ca Reuters v vic liu máy bay Trung Quc có tiếp cn h hay không.

"Trong các hot đng ca nhóm tác chiến Bin Nam Trung Hoa (Bin Đông), mi thông tin liên lc gia tàu và máy bay đu phù hp vi các quy tc quc tế và không nh hưởng đến hot đng ca chúng tôi", ông Keiley nói.

Mt quan chc cp cao biết v kế hoch an ninh ca Đài Loan nói vi Reuters rng các quan chc tin rng Trung Quc đang gi thông đip ti Hoa K khi nhóm tác chiến tàu sân bay đi qua Kênh Ba Sĩ, ngăn cách Đài Loan vi Philippines và dn vào Bin Đông.

"Đó là s đe da chiến lược đi vi quân đi Hoa K. H mun Hoa K nhn thy kh năng ca h và đ h kim chế hành vi ca mình", quan chc này nói.

Ngun tin này cho biết thêm rng Đài Loan cn đc bit chú ý đến mt thc tế là quân đi Trung Quc đã bt đu tiến hành các cuc tp trn ADIZ phía đông nam ca Đài Loan.

Ngun tin còn nói rng điu này, " mt mc đ nht đnh, là nhm vào các hot đng trin khai ca chúng tôi phía đông và gia tăng áp lc phòng không xung quanh ADIZ ca chúng tôi".

B bin phía đông ca Đài Loan là nơi có hai căn c không quân ln vi các nhà cha máy bay được xây trong sườn núi đ bo v trong trường hp b Trung Quc tn công.

***********************

Bắc Kinh đưa 28 chiến đấu cơ áp sát Đài Loan ngay sau Tuyên bố chung G7

Trọng Thành, RFI, 16/06/2021

Hôm 15/06/2021, Trung Quốc điều một số lượng chiến đấu cơ kỷ lục áp sát Đài Loan. Hành động nói trên diễn ra chỉ hai ngày sau khi khối G7 ra Tuyên bố chung, lần đầu tiên kêu gọi "hòa bình và ổn định" cho vùng eo biển Đài Loan.

dailoan1

Ảnh do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố (không ghi thời điểm) : một chiến đấu cơ J-16 của Trung Quốc được xác định xâm nhập không phận Đài Loan.  AP

Trong cuộc họp báo hôm qua, trả lời câu hỏi, liệu hành động quân sự này có liên quan đến Tuyên bố của G7 hay không, phát ngôn viên Văn phòng các Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, ông Mã Hiểu Quang (Ma Xiaoguang) tuyên bố "chúng tôi sẽ không bao giờ khoan dung với các mưu toan đòi độc lập hay sự can thiệp vô cớ vào vấn đề Đài Loan của các thế lực nước ngoài, và như vậy chúng tôi phải phản ứng một cách cứng rắn với các hành động thông đồng này".

Thông tín viên Adrien Simorre từ Đài Bắc cho biết thêm:

"Đây là một con số kỷ lục : 28 phi cơ Trung Quốc, trong đó có 20 máy bay tiêm kích, đã xâm nhập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan hôm qua. Cuộc thao dượt này diễn ra hai ngày sau khi khối bảy cường quốc công nghiệp (G7) ra Thông cáo chung lịch sử, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của "hòa bình" và "ổn định" tại eo biểu Đài Loan.

Rõ ràng là Bắc Kinh không thể chấp nhận được một tuyên bố như vậy, chính quyền Trung Quốc không giấu giếm ý đồ sử dụng vũ lực để sáp nhập Đài Loan và 24 triệu cư dân hòn đảo. Hôm thứ Hai, bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã lên án Tuyên bố chung của khối G7, coi đây là một hành động "can thiệp" vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.

Các cuộc xâm nhập của không quân Trung Quốc đã gần như trở thành chuyện hàng ngày, kể từ khi tổng thống Thái Anh Văn đắc cử hồi tháng Giêng 2020. Nữ tổng thống Đài Loan có quan điểm cương quyết chống lại mưu toan sáp nhập của Trung Quốc.

Một điều hiếm có xảy ra vào hôm qua : nhiều phi cơ tuần tiễu của Trung Quốc đã tiếp tục lộ trình vượt qua bờ biển phía đông của Đài Loan. Theo các chuyên gia, Bắc Kinh cũng tìm cách thu thập các thông tin về eo biển kênh Ba Sĩ (nằm giữa Đài Loan và cực bắc Philippines), một địa điểm có ý nghĩa chiến lược, nơi qua lại của nhiều tầu ngầm quân sự".

Phản ứng của Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhật

Sau hành động xâm nhập ồ ạt của của phi cơ Trung Quốc vào vùng ADIZ của Đài Loan, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có phản ứng cứng rắn. Báo Nhật Japan Times dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc John Supple, tố cáo việc "các hoạt động quân sự gia tăng (của Bắc Kinh) tại khu vực sát không phận của Đài Loan đang gây mất ổn định, và làm gia tăng nguy cơ tính toán sai lầm", khiến xung đột bùng phát. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng cam kết hậu thuẫn của Mỹ đối với Đài Loan là "vững như bàn thạch", với khẳng định Washington "sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ an ninh phi chính thức, để bảo đảm Đài Loan có đủ khả năng tự vệ" trước mọi đe dọa.

Vẫn liên quan đến căng thẳng tại eo biển Đài Loan, hôm nay, theo Kyodo News, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi đã kêu gọi "giải quyết một cách hòa bình" các bất đồng thông qua "đối thoại giữa các bên liên quan". Tuyên bố được đưa ra trong hội nghị ADMM mở rộng trực tuyến, với sự tham gia của 10 quốc gia Đông Nam Á và nhiều cường quốc, trong đó có Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Trọng Thành

*******************

Đài Loan : Trung Quc xâm phm không phn ln chưa tng có

VOA, 15/06/2021

Hôm 15/6, Chính quyn Đài Loan cho biết 28 máy bay ca lc lượng không quân Trung Quc, bao gm máy bay chiến đu và máy bay ném bom có kh năng ht nhân, đã tiến vào vùng nhn dng phòng không (ADIZ) ca Đài Loan trong cùng ngày, theo Reuters. Đài Loan cho biết đây là v xâm nhp ln nht được báo cáo cho đến nay.

dailoan2

Chính quyn Đài Loan cho biết 28 máy bay ca lc lượng không quân Trung Quc đã tiến vào vùng nhn dng phòng không (ADIZ) ca Đài Loan.

B Quc phòng Đài Loan cho biết cuc đt kích mi nht ca Trung Quc có s tham gia ca 14 máy bay chiến đu J-16 và 6 máy bay chiến đu J-11, cũng như 4 máy bay ném bom H/6, có th mang vũ khí ht nhân và máy bay chng tàu ngm, tác chiến đin t và cnh báo sm.

Đây là cuc xâm phm không phn hàng ngày ln nht k t khi B Quc phòng Đài Loan vào năm ngoái bt đu báo cáo thường xuyên các hot đng ca Không quân Trung Quc ti vùng ADIZ ca Đài Loan, phá v k lc trước đó khi 25 máy bay được báo cáo vào ngày 12/4.

B Quc phòng Đài Loan nói thêm rng các máy bay chiến đu ca Đài Loan đã được điu đng đ đánh chn và cnh báo các máy bay Trung Quc, trong khi các h thng tên la cũng được trin khai đ theo dõi các máy bay Trung Quc.

Máy bay Trung Quc không ch bay khu vc gn qun đo Đông Sa (Pratas), mà các máy bay ném bom và mt s máy bay chiến đu đã bay quanh khu vc phía nam ca Đài Loan, gn vi mõm phía nam ca hòn đo, theo bn đ mà B quc phòng Đài Loan cung cp.

B Quc phòng Trung Quc không phn hi yêu cu bình lun ca Reuters.

Trước đây, Trung Quc mô t nhng cuc không kích như vy là cn thiết đ bo v ch quyn ca đt nước và đi phó vi "s thông đng" gia Đài Bc và Washington.

Hoa Kỳ, cũng như hu hết các quc gia không có quan h ngoi giao chính thc vi Đài Loan, vn đang theo dõi vi s báo đng căng thng gia tăng vi Bc Kinh.

Theo Reuters

**********************

G7 lần đầu tiên kêu gọi hòa bình và ổn định cho vùng eo biển Đài Loan

Trọng Thành, RFI, 14/06/2021

Thượng đỉnh G7 họp ba ngày, khép lại hôm qua, Chủ Nhật 13/06/2021. Giới quan sát ghi nhận một thay đổi đang chú ý trong lập trường của G7 trong quan hệ với Trung Quốc tại thượng đỉnh này. Lần đầu tiên các vấn đề liên quan đến eo biển Đài Loan được nêu ra trong một bản tuyên bố chung của G7, kể từ khi khối thành lập năm 1975.

dailoan3

Hội nghị bàn tròn tại thượng đỉnh G7 mở rộng đến một số nước được mời tham dự như Úc, Hàn Quốc... ở Cornwall, miền nam nước Anh. Ảnh ngày 12/06/2021. AP - Leon Neal

Tuyên bố chung, được đưa ra sau thượng đỉnh G7 tại Cornwall, "nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan, và cổ vũ cho một giải pháp hòa bình cho các vấn đề giữa hai bờ eo biển". Ngay sau Tuyên bố chung của G7, phát ngôn viên Phủ tổng thống Đài Loan Xavier Chang (Trương Đôn Hàm) đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc, ghi nhận sự ủng hộ của G7, việc lần đầu tiên khối bảy cường quốc công nghiệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng của "hòa bình và ổn định tại eo biển" Đài Loan. Phủ tổng thống Đài Loan khẳng định Đài Bắc sẽ "cương quyết duy trì chế độ dân chủ và bảo vệ các giá trị phổ quát của nhân loại".

Nội dung liên quan đến Đài Loan trong Tuyên bố chung của G7 được đặt trong phần về chủ trương xây dựng một "vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, không loại trừ ai, và dựa trên luật pháp". Cũng trong mục này, khối G7 bày tỏ "quan ngại sâu sắc về tình hình tại biển Hoa Đông và Biển Đông, và lên án mạnh mẽ bất cứ nỗ lực đơn phương nào làm thay đổi nguyên trạng và làm gia tăng căng thẳng", ngụ ý nhắc đến các tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Cũng liên quan đến Trung Quốc, khối G7 kêu gọi Bắc Kinh "tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản, đặc biệt liên quan đến vùng Tân Cương, cũng như nhân quyền, các quyền tự do, và quy chế tự trị của Hồng Kông, được khẳng định trong Tuyên bố chung Anh – Trung Quốc, và Luật Cơ bản" của Hồng Kông.

Trung Quốc lên án Tuyên bố chung của G7

Đài Loan, Tân Cương, Hồng Kông là những vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc, đặc biệt là Đài Loan. Hôm nay, 14/06, đại sứ quán Trung Quốc tại Anh cho biết rất bất bình và kiên quyết phản đối các nội dung liên quan đến Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan, bị tố cáo là xuyên tạc sự thật.

Đại sứ quán Trung Quốc nhấn mạnh rằng những vấn đề nói trên "thuộc công việc nội bộ" của Trung Quốc, và khẳng định Trung Quốc "sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống bất cứ hành vi bất công và xâm phạm đối với Trung Quốc".

Dự án 100 tỉ đô la/năm

Cũng về Trung Quốc, bên cạnh các lĩnh vực nhân quyền, an ninh, Tuyên bố chung khối G7 hôm qua thông báo quyết định của khối đầu tư 100 tỉ đô la/năm cho dự án đối trọng với "Những Con đường Tơ lụa Mới" của Bắc Kinh. Đặc phái viên Clea Broadhurst tường trình từ Cornwall :

"Bắc Kinh chính thức trong tầm ngắm của các lãnh đạo G7. Cách nay 3 năm, Trung Quốc không được dẫn ra trong các thông điệp của thượng đỉnh G7, giờ đây Bắc Kinh rõ ràng được chỉ ra như một đối thủ, một thế lực cạnh tranh, thậm chí một địch thủ.

Cạnh tranh đang diễn ra : để thúc đẩy một nền kinh tế xanh, bảy cường quốc công nghiệp phát triển quyết định sẽ đầu tư mạnh, với 100 tỉ đô la/năm, vào các cơ sở hạ tầng của các nước nghèo tại Châu Phi, Châu Á, và kể cả Châu Mỹ Latin.

Đây chắc chắn là một sáng kiến hướng đến một tương lai phát triển bền vững, nhưng cũng là một cách để ngăn chặn các bước tiến của Trung Quốc. Dự án 100 tỉ đô la/năm nói trên do tổng thống Mỹ khởi xướng sẽ cạnh tranh với dự án "Những Con đường Tơ lụa Mới", tức các đầu tư ồ ạt của Bắc Kinh nhằm gia tăng ảnh hưởng ở nước ngoài.

Dự án do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tung ra vào năm 2013. Theo các dữ liệu của các thị trường tài chính về cơ sở hạ tầng hồi năm ngoái, hơn 2.600 dự án với tổng cộng khoảng 3.000 tỉ euro liên quan đến dự án của Trung Quốc. Gần 100 quốc gia đã ký với Bắc Kinh các thỏa thuận về phát triển đường sắt, cảng biển, xa lộ, hay các loại cơ sở hạ tầng khác".

Trọng Thành

Published in Châu Á

Bắc Kinh lại hù dọa Đài Loan bằng những cuộc tập trận đổ bộ

Với làn sóng thứ hai đang càng lúc càng dâng cao tại Châu Âu, trang nhất hầu hết các báo ra ngày hôm nay, 14/10/2020 đều dành cho chủ đề dịch Covid-19. Trong toàn cảnh đó, Le Figaro vẫn quan tâm đến tình hình Châu Á qua một bài viết phân tích về quan hệ tay ba Trung Quốc, Đài Loan và Mỹ, rất sôi nổi trong những ngày gần đây.

backinh1

Ảnh tư liệu chụp ngày 10/02/2020 do Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố : Một chiếc F-16 của Không quân Đài Loan (phía dưới) áp sát một oanh tạc cơ H-6 của Không Quân Trung Quốc khi chiếc máy bay này đến gần Đài Loan.  AP

Trong bài viết mang tựa đề "Trung Quốc phô trương cơ bắp với Đài Loan", Le Figaro nêu bật sự kiện mới đây Quân Đội Trung Quốc đã tổ chức tập trận rầm rộ, mô phỏng một cuộc tấn công lên hòn đảo bị cho là phản nghịch vừa đặt mua thêm vũ khí của Mỹ.

Theo tờ báo, Quân đội Trung Quốc đã kỷ niệm Quốc Khánh Đài Loan theo cách riêng của họ, bằng cách tập xâm lược hòn đảo phản nghịch vào ngày 10/10, với những cuộc diễn tập quy mô lớn, trên bộ, trên biển và trên không, dọc theo bờ biển các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, làm dấy lên bóng ma về một cuộc đổ bộ lên đảo.

Đối với Le Figaro, những hình ảnh gây sốc này đã được tung ra cho dân chúng Trung Quốc, nhằm đánh lạc hướng dư luận trước cành ô liu mà tổng thống Thái Anh Văn, người tái đắc cử một cách vẻ vang tháng Giêng năm ngoái đã đưa ra. Bà đã trở thành đối thủ số một của Nhà nước Trung Hoa độc tài của chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhà lãnh đạo, nhà đấu tranh cho bản sắc dân chủ của hòn đảo, đã kêu gọi Bắc Kinh "hòa giải và đối thoại hòa bình" nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung Hoa Dân Quốc, ngày 10/10/1911. Đề nghị này được đưa ra sau nhiều tháng leo thang, đánh dấu bằng việc Bắc Kinh kiểm soát lại Hồng Kông và quân đội Trung Quốc gia tăng các cuộc tập trận hù dọa.

Nhưng đề nghị này đã không được cường quốc thứ 2 thế giới đáp ứng. Chế độ cộng sản tiếp tục đổ lỗi cho lãnh đạo Đảng Dân Tiến, cáo buộc bà đã "phá hủy hòa bình và ổn định ở eo biển" kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2016.

Leo thang khẩu chiến này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác ngoạn mục giữa Đài Bắc và Washington, được đánh dấu bằng chuyến thăm của một số quan chức cấp cao của Mỹ tới hòn đảo mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ của mình.

Động thái ngoại giao của Mỹ đi kèm với các hợp đồng mua bán vũ khí tối tân, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh. Theo nhận định của Mathieu Duchâtel, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á tại Viện Montaigne, Paris : "Mối quan hệ hợp tác giữa Washington và Đài Loan đã đi rất xa. Mọi người Đài Loan đang kêu gọi sự tham gia nhiều hơn của Mỹ".

Bắc Kinh, thông qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Triệu Lập Kiên đã cảnh báo Washington. Những cảnh báo chính thức của Bắc Kinh đi đôi với việc gia tăng các hoạt động đe dọa Đài Loan của Không Quân Trung Quốc trong nhiều tuần qua.

Những cuộc diễn tập đang làm dấy lên lo ngại về việc Bắc Kinh sáp nhập Đài Loan bằng vũ lực. Chúng giống như một lời cảnh báo gởi đến nhà lãnh đạo Đài Loan và chính quyền Mỹ sắp tới..

"Đà bùng lên đáng ngại của dịch bệnh tại Châu Âu"

Dịch Covid-19 hoành hành trở lại tại Châu Âu là chủ đề được các nhật báo Pháp ra ngày 14/10/2020 hết mực chú ý. Ngay trang nhất, Le Monde chạy hàng tựa lớn : "Đà bùng lên đáng ngại của dịch bệnh tại Châu Âu".

Tờ báo Pháp đặc biệt chú ý đến việc nhiều nước Châu Âu đã tăng cường các biện pháp đối phó, nêu bật ví dụ tại Anh, Tây Ban Nha và Pháp. Về Anh Quốc chẳng hạn, trong bài "Covid-19 : Ông Johnson siết chặt thêm các biện pháp hạn chế tại miền bắc nước Anh", Le Monde nhắc lại rằng thủ tướng Anh, hôm thứ Hai 12/10 vừa qua, đã thông báo thiết lập ba mức cảnh báo để "xây dựng sự đồng thuận ở địa phương" và xoa dịu cơn giận dữ của các đại biểu dân cử.

Trang nhất Les Echos cũng được dành cho dịch Covid 19, nhưng dĩ nhiên là khai thác dưới khía cạnh kinh tế. Tờ báo chạy tựa "Chế độ hưu bổng : Hóa đơn nặng nề của virus corona".

Theo tờ báo kinh tế Pháp, dịch Covid-19 sẽ khiến cho chế độ hưu bổng bị thiếu hụt lâu dài. Khoản tiền bù đắp ước tính lên hơn 13 tỷ euro vào năm 2024. Việc đưa ra những biện pháp chấn chỉnh sẽ rất tế nhị vào cuối nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông Macron.

Macron phải chọn lựa giữa y tế và kinh tế ?

Tối nay, thứ Tư, tổng thống Pháp sẽ phát biểu trên đài truyền hình (TF1 và France 2) về tình hình dịch tễ trong lúc sóng thứ hai đang bùng lên. Trong hàng tựa lớn trang nhất Le Figaro, thông báo ngắn gọn : "Dịch bệnh, kinh tế : Macron đến lúc phải chọn lựa".

Đối với Le Figaro, tổng thống Pháp nối lại với truyền thống phát biểu trên truyền hình, mà ông đã phó thác cho chính phủ của ông từ sau hè. Trong phát biểu tối nay ông sẽ tìm cách gây cú sốc trong dân chúng và có thể thông báo một sự tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các thành phố lớn, với những hạn chế mới, như khả năng ban hành lệnh giới nghiêm tại một số nơi ngay từ 20 giờ…

Le Figaro nhắc lại rằng một số phương án khác nhau nhằm đối phó với tình hình đã được xem xét trong cuộc họp Hội đồng Quốc phòng về Y tế vào sáng hôm qua ở điện Élysée.

Tờ báo cũng cho rằng tổng thống Macron sẽ kêu gọi đến tinh thần trách nhiệm của mọi người kể cả trong lãnh vực sinh hoạt riêng tư. Ông cũng sẽ tìm cách trấn an dân chúng trong bối cảnh vấn đề vực dậy kinh tế còn rất bấp bênh. Ưu tiên của hành pháp vẫn là tránh việc phong tỏa lại hoàn toàn khiến kinh tế khựng lại.

Trang nhất báo Libération cũng được dành cho dịch Covid 19 với câu hỏi "Làm sao thực hiện cùng một lúc việc chống Covid-19 và chống cả tình trạng cuộc sống bấp bênh" của những thành phần nghèo khó đang tăng vọt tại Pháp.

Theo tờ báo, tổng thống Pháp dứt khoát sẽ phải dung hợp hai đòi hỏi xã hội và dịch tễ trong phát biểu trên truyền hình tối nay của ông.

Tình hình rất đáng ngại vì theo một số liệu ước tính, từ nay đến cuối năm, Pháp sẽ có đến 10 triệu người nghèo.

Đức cũng lâm vào tình trạng các biện pháp chống dịch trái ngược nhau

Về cách các nước Châu Âu ứng phó với làn sóng Covid-19 thứ hai, Libération đặc biệt quan tâm đến tình hình tại nước Đức, vốn nổi tiếng là có kỷ luật.

Theo nhận định chung của tờ báo, các quyết định của thủ tướng Angela Merkel cũng như các bang Länder, rất có uy lực, liên can đến lãnh vực y tế, giờ ngày càng không thuyết phục được quần chúng cũng như giới virus học.

Tờ báo vô cùng ngạc nhiên cho là từ rất lâu rồi mới thấy một tình hình lộn xộn, trống đánh xuôi kèn thổi ngược như thế ở Đức. Với đà lây nhiễm tăng vọt, tăng gấp đôi trong vòng một tuần lễ - hiện tại thì hơn 4.000 ca/ngày - toàn bộ số 16 bang hay Länder ở Đức, vốn được toàn quyền trong các quyết định về y tế và cảnh sát, đã thi nhau đưa ra các biện pháp giới hạn để cố kiểm soát con virus tại địa phương mình.

Kết quả là một tình hình lộn xộn hoàn toàn. Đô trưởng Berlin Michael Müller rất tức giận. Ông nói : "Người ở Brandeburg (vùng phụ cận Berlin), thì được đến Berlin mua sắm, đi metro, ăn ở nhà hàng. Người Berlin thì lại không được đến ở vài ngày trong các khách sạn ở Brandeburg".

Để dự phòng cho các cuộc bầu cử tới đây, ai cũng muốn chứng tỏ là người đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất, lãnh đạo các vùng tiếp tục đưa ra những biện pháp, mỗi người theo ý mình, về thời hạn cách ly, xét nghiệm bắt buộc hay miễn phí, việc đeo khẩu trang, về số người tham dự đám cưới, số khán giả tại một sân bóng, việc đóng cửa các quán bar, tiền phạt.

Armin Laschet, chủ tịch của vùng Bắc Rhineland Westphalia, người có nhiều khả năng kế nhiệm bà Angela Merkel, đã rất bất bình : "Không ai còn hiểu được gì nữa cả. Cứ thử nghĩ xem : Một người có thể đi từ Mainz đến Cologne nhưng lại không thể đi từ Cologne đến Mainz !"

Báo cáo độc lập : Pháp ứng phó tương đối với đợt dịch thứ nhất

Về dịch Covid 19 tại Pháp, các báo rất chú ý đến bản báo cáo giữa kỳ về cách Paris ứng phó với đợt dịch đầu tiên.

Theo ghi nhận của báo Les Echos, đây là bản báo cáo giữa kỳ của nhóm điều tra độc lập do chuyên gia tên tuổi người Thụy Sĩ Didier Pittet dẫn đầu và được công bố hôm thứ Ba. Theo nhận định chung của bản báo cáo, thì hệ thống bệnh viện Pháp đã đối phó đủ với dịch bệnh trong thời gian qua, trong lúc hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng Covid 19 đã được giảm thiểu. Thế nhưng báo cáo cũng chỉ ra sự thiếu vắng dự đoán của chính quyền, ví dụ, việc không có khẩu trang lúc đầu dịch. Bên cạnh đó cũng tồn tại một chính sách lộn xộn liên quan đến vấn đề xét nghiệm.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á