Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồng Kông : Hai triệu tiếng nói chống Trung Quốc

Với chữ Hồng Kông màu vàng trên nền đỏ, bên trên hàng tựa lớn chẳng khác gì một khẩu hiệu "Không (chấp nhận) Trung Quốc ! – Non à la Chine !", tạp chí Pháp Courrier International tuần này đã nêu bật trên trang bìa thắng lợi của người dân Hồng Kông trong cuộc đấu tranh chống dự luật dẫn độ qua Trung Quốc.

hai1

Một người cầm cờ Anh đi biểu tình chống luật dẫn độ tại trung tâm Hồng Kông, ngày 21/06/2019. Reuters/Ann Wang

Courrier International là tuần báo Pháp duy nhất dành trang bìa cho thời sự quốc tế, trái với các đồng nghiệp như L’Obs, L’Express hay Le Point đều tập trung trên thời sự Pháp.

Về Hồng Kông, ngay ở trang bìa, Courrier International ghi nhận : "Hàng triệu người biểu tình đã tuần hành để bảo vệ quyền tự do của mình. Một cái tát cho Bắc Kinh". Ở bên trong, tuần báo Pháp nêu rõ thêm : "Hai triệu người Hồng Kông đã xuống đường để nói với dự luật dẫn độ qua Trung Quốc có nguy cơ đe dọa nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ". Theo Courrier International, dự luật đã bị đình chỉ, nhưng đối với Bắc Kinh, tác hại đã rõ ràng.

Để giúp độc giả hiểu rõ vấn đề, Courrier International đã trích dịch một số bài phân tích từ báo chí Châu Á, đặc biệt là từ hai tờ Minh Báo (Ming Pao) và Tài Kinh Tân Văn (Shun Po) tại Hồng Kông.

2 triệu câu trả lời "không !" của Hồng Kông cho Trung Quốc

Đối với tờ Minh Báo, một trong những nhật báo tiếng Hoa có uy tín tại Hồng Kông, thì hai triệu người xuống đường đã khuất phục được sự bướng bỉnh của trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, hôm 18 tháng Sáu vừa qua, đã phải đình chỉ kế hoạch thông qua dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc.

Điều được nhà bình luận của tờ Minh Báo ghi nhận là thoạt đầu không ai dám nghĩ là đám đông có thể thành công. Thế nhưng, sức phản kháng bùng lên trở lại của người dân để bảo vệ nền dân chủ Hồng Kông đã mang lại cho phong trào phản đối niềm tự hào và nguồn sinh lực mới với tất cả các lực lượng tham gia đoàn kết một lòng. Toàn bộ xã hội Hồng Kông không phân biệt phe phái đều đã sôi sục, giúp cho phong trào phản đối dự luật đạt kết quả.

Vì sao người Hồng Kông lại phẫn nộ như vậy ? Minh Báo cho rằng dự thảo luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc sẽ phá hoại tính chất độc lập của nền tư pháp và quyền tự chủ của Hồng Kông, vốn là cốt lõi của nguyên tắc "một đất nước, hai chế độ".

Nhưng quan trọng hơn, theo tờ báo Hồng Kông, các sự kiện vừa qua phản ánh sự phá sản của mô hình quan hệ giữa chính quyền Hồng Kông và người dân. Chính quyền và phe "xây dựng" [ủng hộ Bắc Kinh] đã không đếm xỉa đến những tiếng nói phản kháng đang trỗi dậy trong xã hội, trong lúc ý kiến của các đại biểu dân chủ được dân bầu lên lại không được tôn trọng trong Nghị Viện (Hội Đồng Lập Pháp).

Thái độ độc đoán của phe "xây dựng" cùng với sự kiêu ngạo thô bạo của trưởng đặc khu Hồng Kông cho thấy sự thất bại của một thể chế dân chủ đại diện bị cắt xén : Các nghị sĩ thì xuất phát từ nhiều cách bầu cử khác nhau, dựa trên các tiêu chí địa dư và ngành nghề, một hệ thống phức tạp bất lợi cho đảng Dân chủ ; trưởng đặc khu thì do Bắc Kinh bổ nhiệm…

Hồng Kông khủng hoảng vào thời điểm tệ hại nhất cho Bắc Kinh

Cũng phân tích về tình hình Hồng Kông, nhưng nhật báo Tài Kinh Tân Văn, được Courrier International trích đăng, đã ghi nhận là cuộc khủng hoảng tại đặc khu kinh tế này nổ ra vào thời điểm tệ hại nhất cho Bắc Kinh.

Theo tờ báo kinh tế có uy tín tại Hồng Kông, do đang bị vướng vào cuộc đọ sức với Mỹ, chính quyền Bắc Kinh đã phản ứng vừa phải trước phong trào biểu tình phản kháng rầm rộ ở Hồng Kông mà phía châm ngòi không phải là Trung Quốc, mà là chính quyền đặc khu và lãnh đạo là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga.

Tờ báo Hồng Kông giải thích : Từ ngày thu hồi Hồng Kông từ tay Anh Quốc từ năm 1997 đến nay, Bắc Kinh chưa hề đòi hỏi một bộ luật dẫn độ. Sáng kiến về dự luật gây tranh cãi hoàn toàn đến từ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, điều được chính bà và phe thân Bắc Kinh tại Hồng Kông xác nhận. Trong hoàn cảnh đó, khi cần thiết, chính quyền trung ương hoàn toàn có thể trút toàn bộ trách nhiệm lên đầu trưởng đặc khu nếu tình hình xấu đi.

Cuộc biểu tình rầm rộ đầu tiên ngày 09/06 và các vụ xô xát giữa cảnh sát và sinh viên ngày 12/06 đã khiến Bắc Kinh chấn động, và ngay sau đó, họ đã cử phó thủ tướng Hàn Chính (Han Zheng), người đặc trách Hồng Kông tại Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, đi gặp bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tại Thâm Quyến, sát cạnh Hồng Kông.

Nhân vật này đã ra lệnh kết thúc cuộc khủng hoảng, có lẽ trong cuộc họp ngày 14/06 với trưởng đặc khu Hồng Kông, và một hôm sau, quyết định đình chỉ dự luật được tuyên bố.

Theo báo Tài Kinh Tân Văn, việc Bắc Kinh đòi dẹp dự luật dẫn độ có thể có liên quan đến việc Đạo Luật Dân chủ và Nhân Quyền Hồng Kông được đưa ra Quốc hội Mỹ vào ngày 14/06, quy định việc đánh giá hàng năm tình trạng tự trị của Hồng Kông, xem đấy là điều kiện để có thể duy trì quy chế thương mại đặc biệt của đặc khu với Hoa Kỳ…

Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang gia tăng trên toàn thế giới, Bắc Kinh muốn Hồng Kông tiếp tục có được quy chế pháp lý và thương mại đặc biệt vốn có, vì thông qua thành phố mở này, Trung Quốc vẫn có thể hy vọng sẽ tiếp tục có được các công nghệ và thông tin thiết yếu vào lúc đang phải chống lại một cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi động.

Người Trung Quốc, dù là học giả, chuyên gia hay quan chức cao cấp, hiện đang gặp khó khăn trong việc xin visa vào Mỹ, Hồng Kông như vậy rất thuận tiện cho việc tiếp xúc với đối tác ngoại quốc…

Mặt khác, có khả năng tổng thống Mỹ Donald Trump muốn ngăn chặn các công ty Trung Quốc, đặc biệt là các công ty nhà nước, tiếp cận thị trường vốn của Hoa Kỳ. Mối đe dọa đó biến Hồng Kông thành một nơi quan trọng hơn để huy động vốn. Vì vậy, Bắc Kinh không muốn Hồng Kông rơi vào khủng hoảng.

Iran sẽ lùi bước

Tình hình căng thẳng trong quan hệ Tehran-Washington dĩ nhiên đã được Courrier International chú ý. Tạp chí Pháp đã dành bài xã luận tuần này để trả lời cho câu hỏi : "Iran hay Hoa Kỳ, bên nào sẽ chịu thua trước ?".

Đối với Courrier International, tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt cược trên khả năng ép được Iran đàm phán lại, để đạt được một thỏa thuận hạt nhân phù hợp với ông hơn so với hiệp định năm 2015. Nhưng lịch sử 40 năm qua của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã cho thấy là họ không muốn nhượng bộ, ít ra là khi cảm thấy bị mất mặt. Và những tuyên bố gần đây về sự vượt quá của quota uranium được cho phép là biểu hiện mới nhất.

Tại Tehran, tiếng nói của những người ủng hộ đàm phán hầu như bị tắt hoàn toàn, trong lúc lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, đạo quân song song của chế độ, thành phần kiểm soát các mảng lớn của nền kinh tế Iran thì vui mừng trong khả năng xung đột nổ ra. Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 đã tước đi nguồn doanh thu chính của họ đến từ thị trường chợ đen. Cho dù đã bị Washington đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố, lực lượng này là cột trụ của chế độ.

Ngoài ra, theo Courrier International, trong 12 năm đàm phán dẫn đến thỏa thuận năm 2015, Iran cũng đã dao động giữa hai chiến thuật đe dọa hay trấn an, sử dụng các đòn bẩy khác nhau tùy theo tình hình quốc tế. Rất có thể là Iran rốt cuộc sẽ chọn phương án thực dụng là đảm bảo sự tồn tại của chế độ và tránh chiến tranh.

Thế nhưng, câu hỏi mà tuần báo Pháp đặt ra là ngay cả Iran lùi bước, liệu ông Trump có thể dung hòa được các yêu cầu của Tehran với các đòi hỏi của các đồng minh của ông hay không, nhất là của Saudi Arabia và Israel.

Nước Pháp trên đà lão hóa

Trang bìa tạp chí L’Express dành cho xu hướng già đi của nước Pháp với dòng tựa : "Hiểm họa xám – Le Péril gris".

Theo L’Express, vốn dành một hồ sơ 12 trang cho chủ đề này, hiện đã có 13,1 triệu người Pháp hơn 65 tuổi, tức 1 người trên 5, nhưng theo những dự phóng mới nhất của viện thống kê Insee, năm 2070 con số người ở lớp tuổi này sẽ đạt mức 22 triệu tức 30% dân số. Đi vào chi tiết, lượng người trên 75 tuổi sẽ tăng gấp đôi, người hơn 85 tuổi sẽ tăng gấp 4 lần.

Xu hướng lượng người già tăng nhanh này, trước tiên là một tin vui : Tuổi thọ người Pháp được kéo dài. Có điều, khi trong 50 năm nữa, số người Pháp hơn 65 tuổi sẽ gần 35% cao hơn số dưới 20 tuổi, tất cả sẽ bị xáo trộn : từ thị trường lao động, đến việc tài trợ cho các chế độ an sinh xã hội, nhà ở, chuyên chở…

Hãy hợp pháp hóa việc dùng cần sa

Tạp chí L’Obs tuần này dành trang bìa và một hồ sơ 14 trang cho việc hợp pháp hóa cần sa và công bố lời kêu gọi của 70 nhân vật quan trọng, muốn nhà nước Pháp hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa, trong trị liệu cũng như trong giải trí, đối với người trên 18 tuổi.

Tạp chí không mấy tán đồng khi thấy các láng giềng của Pháp như Bỉ, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều đã nới lỏng luật lệ về cần sa, Canada, Uruguay và nhiều tiểu bang Mỹ thì đã hợp pháp hóa việc dùng cần sa, trong lúc Pháp vẫn chần chừ, "bám víu" vào một luật cấm của năm 1970, một đạo luật hoàn toàn vô hiệu vì Pháp, theo tạp chí, là nước có mức tiêu thụ cần sa cao nhất Châu Âu.

L’Obs đã phỏng vấn hai chuyên gia kinh tế Emmanuelle Auriol et Pierre-Yves Geoffard, tác giả một bản báo cáo gởi lên thủ tướng chính phủ Pháp yêu cầu chấm dứt việc cấm đoán và hợp pháp hóa cần sa, "nhân danh sức khỏe công cộng và nhu cầu chống buôn lậu".

Để chống lại lập luận cho rằng việc hợp pháp hóa này sẽ tác hại đến sự cân bằng về kinh tế trong các khu phố mà tệ nạn buôn lậu cần sa rất mạnh, hai tác giả bản báo cáo đã cho rằng những khu phố này chịu tác hại nhiều hơn là được lợi do nạn buôn lậu cần sa. Họ còn cho rằng việc hợp pháp hóa cần sa sẽ giúp cảnh sát đỡ được gánh nặng liên quan, và sẽ có điều kiện tập trung vào những hành vi phạm tội khác.

Các công tình nghiên cứu cũng cho thấy rõ các hành vi phạm tội đã giảm nhiều ở những nơi hợp pháp hóa cần sa, trong lúc cần sa, ngược lại với rượu, làm giảm bớt sự hung hăng.

Theo thăm dò dư luận của viện Ifop vào năm 2018, có 51% người Pháp sẵn sàng chấp nhận việc hợp pháp hóa này.

Hiện tượng cực đoan hóa theo Hồi giáo trong các cơ quan công cộng Pháp

Tuần báo Pháp tiết lộ nội dung một báo cáo nóng bỏng chưa công bố về hiện tượng cực đoan hóa mà các cơ quan công cộng, nhất trong ngành chuyên chở công cộng chưa mấy đề cao cảnh giác. Tạp chí chạy một tựa ngắn gọn : Cơ quan công cộng đối mặt với Hồi giáo cực đoan.

Theo Le Point một nhóm nghiên cứu chuyên trách của Quốc hội đang đánh giá chính sách của Nhà nước Pháp trong việc đối phó với tình trạng cực đoan hóa và cục bộ cộng đồng. Nhóm này đã hoàn thành một báo cáo mà các kết luận sẽ được công bố vào ngày 26/06/2019.

Căn cứ vào tường trình của các công chức cao cấp và các nhà hoạt động trên hiện trường, bản phúc trình sẽ nêu chi tiết xu hướng cực đoan hóa, cụ thể là đi theo luận điệu của các thành phần Hồi giáo cực đoan tại Pháp, và chính sách của nhà nước để đối phó với hiện tượng đáng ngại này.

Theo Le Point, báo cáo cho thấy là đa số các cơ quan nhà nước đã ý thức được rõ mối nguy hiểm, và đã có những hướng chống lại. Vấn đề là không phải cơ quan nào cũng quan tâm đúng mức. Hệ thống nhà tù, một trong những môi trường để Hồi giáo cực đoan phát triển đã có phản ứng tốt, hệ thống trường học đang trên đà cải thiện. Còn yếu kém là hệ thống bệnh viện.

Một ví dụ nhận thức kém về nguy cơ này đã được Le Point nêu bật là tình trạng tại công ty chuyên chở công cộng Paris RATP. Người ta đã ghi nhận nhiều dấu hiệu cực đoan hóa như nhân viên để râu rậm, những buổi cầu nguyện thường nhật, nhưng cơ sở cấm phụ nữ. Thế nhưng, giới chức trách nhiệm ở đó vẫn không chịu xem đó là những biểu hiện của đà xu hướng cực đoan hóa.

Texafornia là tương lai nước Mỹ

Riêng tạp chí Anh The Economist thì dành trang bìa cho một "thực thể" mới tại Mỹ được tờ báo gọi là Texafornia, ghép từ tên của hai đại tiểu bang Hoa Kỳ Texas và California.

Giải thích về tên gọi lạ lùng đó, tuần báo Anh cho rằng tương lai nước Mỹ sẽ được viết tại hai tiểu bang đó. Trong một hồ sơ đặc biệt, The Economist ghi nhận rằng Texas và California là những bang lớn nhất, năng động nhất, quan trọng nhất của nước Mỹ, và đặc biệt là cả hai đều tin chắc rằng họ là tương lai của Hoa Kỳ.

Trong vài thập kỷ qua, họ đã đi theo hai hướng đối lập nhau, trở thành một loại phòng thí nghiệm để xác định xem nước Mỹ hoạt động tốt hơn theo mô hình nào.

Mô hình Texas, theo The Economist, là một nơi có thuế thấp, có ít quy định ràng buộc, trong đó chính phủ hỗ trợ rất ít cho người dân. Còn California là một nơi có thuế cao, có nhiều luật lệ ràng buộc, trong đó vai trò của chính phủ là giải quyết các vấn đề, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, thường được coi là công việc của chính quyền liên bang.

Cách vận hành của hai bang này có cái hay cái dở, và tuần báo Anh cho rằng nước Mỹ nói chung có thể học tập rất nhiều từ hai bang này, để tạo ra một nơi lý tưởng chỉ áp dụng những cái tốt đến từ Texas và California. The Economist đề nghị đặt cho đất nước tưởng tượng đó cái tên là Texafornia.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Thủ lĩnh biểu tình Hong Kong ra tù, kêu gọi lãnh đạo từ chức (VOA, 17/06/2019)

Hôm 17/6, nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong đã được tự do và cam kết sẽ tham gia phong trào phản kháng rầm rộ, yêu cầu Trưởng đặc khu Carrie Lam, nhà lãnh đạo được Bắc Kinh hậu thuẫn, phải từ chức, theo Reuters.

hongkong1

Nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Joshua Wong và người biểu tình hôm 17/6/2019.

Anh Wong được phóng thích khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Hong Kong bước vào tuần thứ hai, với hàng triệu người biểu tình phản đối một dự luật yêu cầu dẫn độ tội phạm đến Trung Quốc lục địa để xét xử, và bà Lam buộc phải hoãn dự luật gây tranh cãi này.

Anh Wong, 22 tuổi, nói : "Tôi sẽ tham gia để đấu tranh chống lại đạo luật xấu xa này". Anh Wong là một trong những người lãnh đạo cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2014 của nhóm "Dù Vàng" và khi đó, những người biểu tình đã chặn các tuyến đường lớn ở Hong Kong trong 79 ngày.

"Tôi tin rằng đây là lúc bà Carrie Lam, kẻ dối trá, phải từ chức", anh Wong nói thêm.

Hãng tin AP cho biết, anh Wong đã thụ án hai tháng tù giam vì tội khinh mạn tòa án liên quan đến việc tham gia vào các cuộc biểu tình năm 2014 nhằm thúc đẩy tiến trình bầu cử dân chủ ở thuộc địa cũ của Anh.

Bản án của anh Wong đã giảm từ ba tháng xuống còn hai tháng vì khi bị bắt nhà hoạt động này chỉ là thiếu niên.

Các nhà tổ chức biểu tình cho biết, gần 2 triệu người đã tham gia tuần hành ngày 16/6 yêu cầu bà Lam từ chức.

Hôm 17/6, những người tổ chức biểu tình nói rằng họ muốn bà Lam phải thu hồi dự luật, thả các sinh viên bị bắt, không gọi cuộc biểu tình vào ngày 12/6 là một cuộc bạo loạn, và phải từ chức.

****************

Luật dẫn độ : Lãnh đạo Hồng Kông ngày càng bị cô lập, Bắc Kinh "khó xử" (RFI, 16/06/2019)

Hôm 15/06/2019, dưới áp lực của dân chúng, trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) buộc phải đình hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ sang Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào phản kháng đòi hủy bỏ dự luật tiếp tục. Theo nhiều nhà quan sát, lãnh đạo trung thành với Bắc Kinh ngày càng bị cô lập, có khả năng không sớm thì muộn sẽ phải từ chức.

hongkong4

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 07/2017 tại Hồng Kông nhân lễ nhậm chức trưởng đặc khu của bà Lâm. Ảnh tư liệu Anthony WALLACE / AFP

Trả lời AFP, nhà bình luận chính trị Lâm Hòa Lập (Willy Lam) nhận định : "các nhóm đấu tranh vì dân chủ sẽ không dừng lại ở đây. Họ muốn sử dụng làn sóng phản đối mạnh mẽ chống lại trưởng đặc khu… duy trì áp lực". Trong lúc đó, nhà chính trị học Steve Tsang, tại Luân Đôn, cho biết lãnh đạo Hồng Kông ngày càng "gây khó xử" cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đúng vào một thời điểm đặc biệt nhạy cảm, khi ông Tập đang phải đối đầu nước Mỹ trong cuộc chiến thương mại song phương ngày càng căng thẳng.

Hôm nay, báo chí chính thống Trung Quốc tiếp tục bênh vực chính quyền đặc khu, lên án "các thế lực chống Trung Hoa" trỗi dậy tại Hồng Kông. Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan phát ngôn của đảng Cộng Sản, khẳng định đa số dân chúng Hồng Kông ủng hộ chính quyền, kiên quyết với các thế lực chống đối.

Tuy nhiên, một nguồn tin từ Bắc Kinh gần gũi với giới chóp bu Trung Quốc cho AFP biết : việc lãnh đạo Hồng Kông xử lý kém trước phong trào phản kháng bùng phát, và tình trạng bạo lực trong tuần qua buộc chính quyền Bắc Kinh phải sớm ra quyết định. Theo các thăm dò dư luận, trước cuộc biểu tình khổng lồ Chủ Nhật trước, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga chỉ được 32% dân chúng Hồng Kông ủng hộ, 57% phản đối. Chưa có một lãnh đạo đặc khu nào lại mất lòng dân đến như vậy sau 2 năm cầm quyền.

Nhà chính trị học Steven Tsang nhấn mạnh là Tập Cận Bình "không phải là một nhà lãnh đạo khoan dung với các thất bại của những người dưới quyền… Bà Lâm sẽ không thể tại vị…, cho dù trong hiện tại, Bắc Kinh sẽ không cách chức trưởng đặc khu ngay tức khắc, bởi đây là một dấu hiệu cho thấy sự yếu đuối của chế độ".

Cuộc họp bí mật ở Thâm Quyến ?

Hôm thứ Sáu, 14/06/2019, có tin về một cuộc họp bí mật giữa giới chức cao cấp Trung Quốc với ban lãnh đạo Hồng Kông, tại một địa điểm gần đặc khu, nhằm tìm lối thoát cho khủng hoảng chưa từng có này. Trả lời RFI, ông Éric Florence, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Trung Quốc đương đại của Pháp (Centre français d'études sur la Chine contemporaine - CEFC) lưu ý là chế độ của ông Tập Cận Bình có thể đã phải tính đường lùi :

"Một số nguồn tin không chính thức, ẩn danh, cho rằng đã có một cuộc họp tại thành phố Thâm Quyến (đông nam Trung Quốc) sát với Hồng Kông. Tiếp theo cuộc họp với sự tham gia của ban lãnh đạo Hồng Kông, quyết định đã được đưa ra. Đúng là, trước đó đã có một số ý kiến ủng hộ dự luật dẫn độ được đưa ra công luận, đặc biệt là của các quan chức cao cấp như Hàn Chính (Han Zheng), phụ trách Macao - Hồng Kông. Nếu như đã có một cuộc gặp như vậy, và cuộc gặp này đã góp phần vào việc hoãn lại dự luật dẫn độ, thì đây là một điều đáng chú ý. Điều này cho thấy sự kết hợp giữa áp lực của dân chúng địa phương và phía quốc tế, áp lực rất mạnh, trong bối cảnh rất căng thẳng do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang ở cao trào, có thể buộc Bắc Kinh đôi khi phải lùi bước, khi áp lực đủ mạnh".

Trọng Thành

*********************

Hàng trăm nghìn người Hồng Kông tiếp tục biểu tình đòi hủy dự luật dẫn độ (RFI, 16/06/2019)

Không hài lòng với tuyên bố đình chỉ vô thời hạn dự luật dẫn độ sang Hoa lục, ngày 16/06/2019, hàng trăm nghìn người dân Hồng Kông, trong trang phục đen, tiếp tục xuống đường gây sức ép để chính quyền rút hẳn dự luật và đòi trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga, thân Bắc Kinh, từ chức.

hongkong5

Biển người biểu tình trên đường phố Hồng Kông ngày 16/06/2019, đòi hủy bỏ dự luật cho dẫn độ qua Hoa Lục. Reuters/Tyrone Siu

Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã có mặt trong đoàn người biểu tình tại Hồng Kông :

"Tôi đang bị kẹt ở chân cầu thang của bến tầu điện ngầm Admiralty, không thể nào ra được, vì trước mặt tôi là cả một đám đông người biểu tình, mặc trang phục đen, từng bước đi lên thang cuốn để ra ngoài.

Tôi cũng đã đến công viên Victoria và ở lại đó một tiếng đồng hồ. Đây là nơi xuất phát của đoàn người biểu tình. Họ cũng dành một phút mặc niệm một người biểu tình qua đời chiều hôm qua (15/06) vì bị ngã khi giương một băng rôn trên giàn giáo ở một tòa nhà.

Có rất nhiều người mặc trang phục đen, nhưng cũng có rất nhiều hoa trắng để tưởng nhớ đến nhà đấu tranh xấu số và những khẩu hiệu : "Rút hẳn dự luật", "Phải xin lỗi vì cảnh sát dùng bạo lực" với người biểu tình, thậm chí có rất nhiều biểu ngữ đòi lãnh đạo đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) từ chức.

Vẫn còn rất nhiều người đang đến và các cuộc biểu tình sẽ còn tiếp tục diễn ra ở khu Admiralty (nơi tập trung các cơ quan hành chính Hồng Kông). Trước mặt tôi vẫn là đoàn người nườm nượp đi lên. Không thể nói là liệu số người biểu tình có đông đảo như Chủ Nhật tuần trước không nhưng vừa rồi, tôi thấy có rất nhiều thanh niên, giờ là những bà mẹ đẩy xe nôi và các gia đình đi qua trước mặt tôi. Dường như phần còn lại của xã hội Hồng Kông đã tham gia đoàn người biểu tình".

Thu Hằng

**********************

Hồng Kông : Lãnh đạo đặc khu tuyên bố đình chỉ dự luật dẫn độ (RFI, 15/06/2019)

Sức ép của người dân Hồng Kông rốt cuộc đã buộc chính quyền phải lùi bước. Trong cuộc họp báo bất thường vào trưa nay 15/06/2019, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã loan báo đình chỉ việc thông qua dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc. Kế hoạch thông qua dự luật này đã làm dấy lên những cuộc biểu tình rầm rộ trong những ngày qua

hongkong6

Lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) loan báo đình chỉ dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 15/06/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Phát biểu trước các nhà báo, trưởng đặc khu Hồng Kông cho biết là chính quyền đã quyết định đình chỉ thủ tục thông qua dự luật gây tranh cãi, cho đến khi "hoàn tất tiến trình giải thích và lắng nghe các ý kiến" của người dân. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga còn cho biết thêm là chính quyền Hồng Kông "không có ý định ấn định một thời hạn nào cho tiến trình đó".

Theo hãng tin Pháp AFP, nói một cách khác, lãnh đạo Hồng Kông đã xác nhận là kế hoạch thông qua dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc sẽ bị đình chỉ, và ngày xem xét lại không hề được ấn định.

Phải nói là ngay khi được khởi động, tiến trình thông qua dự luật này đã làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ phía dân chúng Hồng Kông, với một cuộc biểu tình rầm rộ quy tụ được cả triệu người tham gia hôm Chủ Nhật tuần trước (09/06).

Thoạt đầu chính quyền đã tỏ ý cứng rắn, tuyên bố vẫn tiếp tục đưa dự luật ra trước Nghị Viện để thông qua vào ngày thứ Tư 11/06. Vào hôm đó, hàng chục ngàn người dân tiếp tục xuống đường phản đối, và đã bị cảnh sát dùng hơi cay và đạn cao su giải tán. Tuy nhiên, chính quyền cũng đã phải tạm hoãn việc thông qua dự luật.

Đối với những người phản đối, dự luật cho phép dẫn độ qua Hoa Lục sẽ đẩy người dân Hồng Kông vào vòng kềm tỏa của hệ thông tư pháp Trung Quốc, nổi tiếng là bất minh và bị đảng Cộng Sản khống chế.

Phong trào chống dự luật rất rộng rãi, bao gồm từ giới luật sư, các tổ chức pháp lý có ảnh hưởng, cho đến các lãnh đạo công nghiệp, các phòng thương mại, giới báo chí, không kể đến các nhà đấu tranh cho dân chủ Hồng Kông và giới ngoại giao.

Cho dù chính quyền đặc khu đã lùi bước, giới lãnh đạo phong trào phản đối dự luật dẫn độ vẫn muốn giữ sức ép cho đến khi dự luật bị hủy bỏ hẳn. Do đó, theo ban tổ chức, cuộc biểu tình dự trù vào ngày mai, Chủ Nhật 16/06 vẫn được duy trì.

Phát biểu với nhà báo vào hôm nay, ông Sầm Tử Kiệt (Jimmy Cham), thuộc Mặt Trận Nhân Dân về Nhân Quyền (Civil Human Rights Front) xác định : "Chúng tôi cần nói với chính quyền rằng người dân Hồng Kông sẽ kiên trì và sẽ không dừng phản đối cho đến khi dự luật bị thu hồi".

Thông qua Lãnh Sự Quán của mình tại Hồng Kông, Hoa Kỳ là nước đầu tiên lên tiếng hoan nghênh quyết định đình chỉ việc thông qua qua dự luật dẫn độ qua Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

********************

Hồng Kông : Giấu mình trên mạng để tránh cặp mắt cú vọ của Bắc Kinh (RFI, 15/06/2019)

Tắt chức năng định vị điện thoại di động, mua vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt, im lặng trên các mạng xã hội : nhiều người biểu tình Hồng Kông tìm cách trở nên vô hình trên internet để tránh bị chính quyền theo dõi và khởi tố.

hongkong7

Các thanh niên biểu tình che mặt bằng khẩu trang, tiến về phía Nghị Viện Hồng Kông để phản đối dự luật dẫn độ, ngày 13/06/2019. Reuters/Thomas Peter

Trong các vụ sử dụng bạo lực trên đường phố tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên qua tại Hồng Kông, cảnh sát hôm thứ Tư 12/06/2019 đã dùng đến đạn cao su và hơi cay để giải tán những người chống lại dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục.

Đa số những người biểu tình đều trẻ tuổi, họ lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số và ý thức được mối nguy hiểm khi bị theo dõi trên mạng. Đối với Ben, một nhân viên văn phòng 25 tuổi đeo khẩu trang, thì luật dẫn độ sẽ hủy hoại các quyền tự do của người Hồng Kông. Anh giải thích : "Ngay cả nếu chúng tôi không làm gì quá đáng, chẳng hạn như tranh luận về Trung Quốc trên mạng, vẫn có thể bị nhận ra do sự giám sát này".

Trong những cuộc xuống đường gần đây, nhiều người biểu tình đã mang khẩu trang, đeo kính, đội nón để bảo vệ trước hơi cay và đạn cao su, nhưng cũng để khó thể nhận diện. Những người chấp nhận trả lời AFP đều che toàn bộ khuôn mặt, cho biết cũng đã tắt định vị, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các thiết bị của mình, và xóa hết những cuộc đối thoại, những tấm ảnh trên mạng xã hội có thể gây tai hại cho họ.

Heung, 27 tuổi, cho rằng đương nhiên phải xóa ngay lập tức "các bằng cớ cho thấy là bạn hiện diện trong các cuộc biểu tình". Yau, một phụ nữ 29 tuổi làm việc trong ngành giáo dục tố cáo : "Điều đó cho thấy chính quyền này gây khủng hoảng cho người dân".

Heung đã quay lại địa điểm biểu tình để góp một tay vào việc làm vệ sinh. Cô đăng trên Facebook lời kêu gọi các tình nguyện viên, nhưng cũng băn khoăn là liệu sáng kiến này có thể khiến mình lọt vào tầm ngắm hay không. Cô nói : "Tôi sẽ xóa bài đăng tối nay, tôi không muốn trở thành nghi can của họ".

Và sau những chiếc máy bán vé xe điện ngầm là các hàng người xếp dài dằng dặc một cách bất thường, do tất cả đều trả bằng tiền mặt, người sử dụng phương tiện công cộng nghi ngại những chiếc thẻ Octopus đang hiện diện khắp nơi, rất dễ theo dõi…

Tại thành phố mà cho đến nay WhatsApp vẫn ngự trị, những người phản kháng quay sang dùng Telegram, ứng dụng nhắn tin mã hóa bảo mật tốt nhất và có thể giúp cho những nhóm đông người liên lạc được với nhau. Tuy nhiên hôm thứ Năm 13/6 Telegram loan báo đã phải chịu đựng một cuộc tấn công lớn của tin tặc từ Trung Quốc. Người đồng sáng lập ứng dụng là Pavel Dourov cho rằng vụ này có liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

hongkong8

Cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào người biểu tình Hồng Kông, ngày 12/06/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Nguy cơ bị giám sát như Tân Cương ?

Cho đến nay, người dân Hồng Kông vẫn được tự do ngôn luận. Nhưng theo Bruce Lui, nhà báo đồng thời là giảng viên trường đại học Báp-tít Hồng Kông, công nghệ giám sát của Trung Quốc tràn ngập, nhất là công nghệ nhận diện, khiến họ trở nên thận trọng hơn. Ông cho rằng người dân có lý : "An ninh đã trở thành chủ đề nóng bỏng cho Hồng Kông, so với Trung Quốc. Luật pháp Hồng Kông có thể có những hạn chế, nhưng chỉ cần Bắc Kinh nêu ra vấn đề an ninh nhà nước để bỏ qua".

Những năm gần đây, các vụ mất tích của nhiều chủ nhà xuất bản và một tỉ phú Trung Quốc thường chỉ trích Bắc Kinh, đã gieo rắc sự sợ hãi. Những người này sau đó xuất hiện tại Hoa lục, và bị truy tố. Trên lý thuyết, các nhân viên an ninh Trung Quốc không có quyền can thiệp tại cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Bắc Kinh năm 1997, nhưng chừng như lằn ranh đỏ đã bị vượt qua.

Đối với những người phản kháng, dự luật dẫn độ do Bắc Kinh ủng hộ nếu được thông qua sẽ giúp xử lý những trường hợp tương tự bằng con đường hợp pháp. Anh nhân viên văn phòng Ben cảm thấy khủng hoảng : "Ai mà biết được, nếu mai đây Hồng Kông sẽ giống như Tân Cương ?"

Tại Tân Cương, các hiệp hội bảo vệ nhân quyền ước tính có đến một triệu người, hầu hết là Duy Ngô Nhĩ, đang phải chịu đựng chính sách đàn áp, bị giam giữ trong những trại cải tạo chính trị.

Trong thời kỳ bất định này, những người biểu tình bám chặt lấy các giá trị căn bản. Cô Yau khẳng định : "Chúng tôi cố gắng bảo vệ các dữ liệu cá nhân, được chừng nào hay chừng đó. Nhưng chúng tôi luôn luôn tự coi mình là người Hồng Kông, chứ không phải người Trung Quốc, thế nên chúng tôi luôn nghĩ rằng có quyền nói ra những điều mình nghĩ".

Thụy My

*********************

Người biểu tình Hong Kong yêu cầu lãnh đạo từ chức (VOA, 16/06/2019)

Hàng trăm nghìn người biu tình Hong Kong mc đ đen hôm 16/6 yêu cu lãnh đo đc khu t chc vì cách bà x lý d lut dn đ sang Trung Quc.

hongkong9

Sinh viên Hong Kong và các ủng hộ viên Đài Loan biểu tình ở Đài Bắc hôm 16/6.

Theo Reuters, một s người cm hoa cm chướng trng, trong khi mt s người khác mang theo biu ng vi ni dung "Đng bn, chúng tôi là người Hong Kong".

Hãng tin Anh cho rằng đây là li kêu gi đi vi cnh sát, sau khi h bn đn cao su và hơi cay vào người biu tình hôm 12/6, làm hơn 70 người b thương.

Tin cho hay, "biển người mc đ đen" tp hp v trung tâm tài chính ca Hong Kong để bày t s tc gin đi vi bà Carrie Lam, Trưởng đc khu, nht là sau khi cnh sát s dng bo lc đi vi người biu tình.

Reuters đưa tin rng li kêu gi bà Lam t chc vang vng qua các dãy ph.

Nữ quan chc được Bc Kinh hu thun hôm 15/6 trì hoãn vô thi hn d lut dn đ sang Trung Quc đ b xét x, nhưng không lên tiếng xin li, dù bày t "s hi tiếc sâu sc".

Đây được coi là mt s rút lui của bà Lam, nhưng đi vi người phn đi, vic đình ch d lut đó chưa đ và nhng người tun hành hôm 16/6 kêu gi hy b nó cũng như bà Lâm phi ra đi, theo Reuters.

Hãng tin này cho rằng vic đình ch trên là mt trong nhng vic thay đi quyết định ln nht ca chính quyn Hong Kong k t khi được trao tr cho Trung Quc năm 1997, nhưng đng thi cũng đt ra câu hi v kh năng tiếp tc lãnh đo đc khu ca bà Lam.

"Carrie Lam hôm qua từ chi xin li. Đó là điu không th chp nhn được", cô Catherine Cheung, 16 tui, được Reuters trích li nói.

"Bà ta là một nhà lãnh đo ti, di trá… Tôi cho rng bà ta trì hoãn d lut đ la chúng tôi im tiếng".

**********************

Hong Kong biểu tình với chiến thuật mới : Không có lãnh đạo (VOA, 15/06/2019)

Cuộc biu tình ln nht Hong Kong trong hơn hai thp niên đ phn đi d lut dn đ đã có mt thay đi chiến thut quan trng so với phong trào Dù vàng năm năm trước đây : Phi tp trung hóa và không có người lãnh đo.

hongkong10

Cuộc biu tình phn kháng lut dn đ Hong Kong sp bước vào tun thứ hai

Chiến thut này khiến chính quyn gp lúng túng trong vic đi phó vi phong trào vì h không tìm ra ‘cái đu’ ca phong trào đ cht.

Cuộc biu tình Hong Kong bùng phát từ hôm 2/6, phn đi d lut dn đ mà người biu tình cho rng s dn đường đ chính quyn đi lc có th xét x nhng nhà hot đng dân ch ca Hong Kong bng h thng tư pháp đy khiếm khuyết.

Các con số thng kê khác nhau cho thy có t vài trăm ngàn cho đến c triu người tham gia biu tình.

Người biu tình đang chun b cho mt đt biu dương lc lượng ln ln thứ hai d kiến vào Ch Nht, 16 tháng Sáu, trong lúc chính quyn Hong Kong không có du hiu gì cho thy h s lùi bước.

Tổ chc thun thục

Từ Hong Kong, thông tín viên Alice Su ca t Los Angeles Times mô t quang cnh cuc biu tình như sau :

Một đám đông người biu tình đeo mt n chy thc mng trên đường, hơi cay đang bao trùm phía sau h.

Bất thình lình, có tiếng hô phía sau : ‘ng hít !’.

Tất c mi người đng yên. "ng hít ! ng hít !" h đng thanh hô vang.

Trong vòng 20 giây, có hai phụ n tr chy lên phía trước, thò tay vào túi ly các ng hít tr hô hp và chuyn lên.

"Được ri !" người thanh niên phía xa la ln. Nhng người biu tình vừa đng yên lúc nãy quay người và tiếp tc chy trong khi các đám khói cay lan ra phía sau lưng h.

Người biu tình Hong Kong đã xung đường hôm 12/6 như th là h đã tp luyn trong nhiu năm.

Bất c ai cn mũ bo him, mt n hay dù s ngước lên tri và hô ln. Nhng người xung quanh h s ngng li và chuyn thông đip này ngay lp tc qua đám đông vi tiếng hô đng thanh và đng tác tay hài hòa : v tay vào đu nếu cn nón bo him, nm tay li đưa lên mt nếu cn kính bo v, xoay vòng hai cánh tay nếu cn tm màng bc đ bo v da không tiếp xúc vi hơi cay và ht tiêu.

Vẫn theo Los Angeles Times, 5 năm k t ngày Phong trào Dù vàng ng h dân ch bùng phát Hong Kong, mà khi đó nhng nhân vt ni bt dn dt đám đông chiếm gi khu trung tâm thành phố b bt gi và b buc phi đi lưu vong, thanh niên Hong Kong đã phi tp trung hóa các cuc biu tình ca h. H t t chc rt hoàn ho mc dù không có ai ph trách.

Kinh nghiệm ‘din tp’

"Đây là một mô hình mi ca các cuc biu tình Hong Kong", anh Baggio Leung, 32 tui, người tp hp ca Youngspiration, mt nhóm hot đng chính tr đa phương được thành lp sau Phong trào Dù vàng, nói vi Los Angeles Times.

Phong trào Dù vàng, diễn ra vào cuối năm 2014 đ đòi được quyn ph thông đu phiếu trong vic bu người lãnh đo đc khu, cui cùng đã tht bi khi không đt được nhượng b nào t phía chính quyn. Khi đó nhng người biu tình đã áp dng chiến thut là ‘chiếm gi’ (sit-in). H đã chiếm gi nhng khu trung tâm Hong Kong như Đng La Loan, Vượng Giác và Kim Chung trong hơn hai tháng.

Lần này, người biu tình Hong Kong c tình đ cho không có người lãnh đo, anh Leung nói.

"Nhìn nó có vẻ t chc tt và có k lut như thế, nhưng tôi có th chc rng chúng ta không th tìm thy có ai qun lý tt c mi th", anh Leung nói và cho biết các hot đng hu cn ca người biu tình – vn chuyn đ dùng, dng trm cu thương và liên lc nhanh trong đám đông – đu là có sn sau nhng năm ‘din tp’ vừa qua.

"Nó giống như mt c máy hay trí tu nhân to t hc hi và t hot đng da trên kinh nghim vy", anh Leung gii thích.

Nhiều nhóm đang tham d vào làn sóng biu tình ca qun chúng. Các công đoàn, các hi sinh viên, các t chc tôn giáo, các nhóm hoạt đng dân ch như Demosisto đu kêu gi các thành viên tham gia vào cuc biu tình.

Vào sáng thứ Sáu ngày 14/6, các thành viên nhóm Demosisto tràn ngp ti mt nhà ga metro vào gi cao đim. By người trong s h quỳ trên mt đt kêu gi các nhân viên văn phòng đi ngang qua tham dự vào mt cuc tp hp chng li d lut dn đ được lên kế hoch vào Ch nht tun này.

Nhưng Demosisto ch là mt trong nhiu nhóm tham gia biu tình. Và không có nhóm nào trong s này đng ra giành quyn lãnh đo.

"Chúng tôi chỉ là nhng người tham d. Phong trào hoàn toàn t tr và không có lãnh đo", anh Nathan Law, 25 tui, ch tch sáng lp ca Demosisto, cho biết.

Thảo lun trên mng

Theo Los Angeles Times dẫn li anh Law, đa s nhng người biu tình không tham gia với tư cách là thành viên ca bt kỳ t chc nào, nhưng h biết thông tin v các hot đng thông qua các nn tng mng xã hi.

"Mọi người nhn thông tin t các mng xã hi, các din đàn trc tuyến và các kênh trò chuyn và h t quyết đnh mình s làm gì", anh Law nói thêm. "Mọi người b phiếu trên mng Internet".

Một din đàn trc tuyến thu hút đông đo người tham gia là LIHKG, phiên bn Reddit ca người Hong Kong nơi nhng người dùng n danh đưa lên nhng ý tưởng sáng to v biu tình : chn các trm xe đin ngầm, tp hp li thp nến hay ‘dã ngoi’, thc hin các trò nhi chng li lut dn đ trong đó đ cao các giá tr bo th đ lôi kéo người ln tui tham gia.

"Mọi người s bàn bc h ng h hay chng đi các ý tưởng đó", anh Law nói. Nếu có ý tưởng nào đó được ng h nhiu nht thì mi người s hành đng.

"Người A s đưa ra ý tưởng nào đó trên din đàn, trong khi người B nói ý khác. Ngày hôm nay nhiu người ng h ý người A, nên chúng tôi làm theo", anh Philip Leung, mt sinh viên tích cc tham gia vào diễn đàn LIHKG và các din đàn mng xã hi khác, cho biết.

Việc không biết người A, người B là ai cũng không có h gì, anh nói thêm.

"Chúng tôi bày tỏ nhng ý tưởng t do thay vì tôn sùng mt người nào đó", anh Leung nói và cho biết trng tâm duy nht kết ni tt c nhng người biu tình vi nhau là s phn đi ca h đi vi d lut dn đ

"Chúng tôi không có bất kỳ ai hoc bt kỳ t chc nào bo chúng tôi phi làm gì".

Sự trn áp ca cnh sát đã đy nhng nhà hot đng tr tui phi tp trung hóa hơn na. H chia nh nhng nhóm trao đi khng l trên Telegram thành nhng nhóm nh hơn. Gii tr Hong Kong đã huy đng trên hàng chc trang Instagram, các nhóm trò chuyn và các nhóm bn theo kiu cũ nhưng lôi kéo thêm người tham gia.

Các bà mẹ xung đường

Có dấu hiệu cho thy người ln tui cũng bt đu tham gia. Hôm 13/6, hơn 44.000 người m Hong Kong đã ký mt thư ng gay gt gi đến Trưởng Đc khu là bà Lâm Trnh Nguyt Nga sau khi bà Lâm phát biu trên truyn hình rng lng nghe người biu tình chng khác nào một người m ‘nuông chiu’ đa con hư đn.

"Chúng tôi là những người m Hong Kong, và chúng tôi chc chn không s dng hơi cay, đn cao su gây sát thương đi vi con cái chúng tôi và chúng tôi không th nào đng trơ ra nếu chúng tôi nhìn thy các cô cu thanh niên mặt đy máu sau khi b đánh bng dùi cui cnh sát", lá thư ng viết.

Hàng trăm bà mẹ gin d đã tp hp mt công viên hôm 14/6 trong ‘cuc tp hp ca các bà m’ chng li d lut dn đ và bo lc ca cnh sát. H giương cao biu ng ghi : "Đng bn vào con chúng tôi".

"Bạo lc tht s đến t n lc c ý và kiên quyết ca chính quyn Hong Kong mun tr thành k thù ca nhân dân", Susanne Choi, mt trong nhng người t chc cuc biu tình, nói. "Chúng tôi tp hp đây đ gi mt tín hiu đến vi nhng bn tr rng h không đơn đc. Chúng tôi s đng phía sau h".

"Quý vị ph n, hãy xung đường", mt trong nhng din gi nói. "Hãy xem cnh sát đánh đp ph n như thế nào. Hãy xung đường vào Ch nht ! Hãy xung đường vào thứ Hai ! Hãy xung đường vào thứ Ba ! Hãy xung đường mi ngày !"

Nguy cơ bo lc

Phong trào phi tập trung hóa s khó đ kim soát hơn đi vi chính quyn. Cnh sát có th bt gi cá nhân nhưng không có ai ch cht đ mà bt.

Kể t khi cuc biu tình bùng phát, cnh sát đã bt gi 34 người, trong đó có bn người biu tình được bt đi t bnh vin vi cáo buc gây bo lon và mt điu hành viên mt nhóm "chat" trên Telegram t nhà riêng ca anh này.

Tuy nhiên việc thiếu kim soát cũng có thể gây nguy him, anh Leung nói. Vào cui ngày 12/6, vi căng thng dâng cao và hơn mt ngàn thanh niên biu tình vn còn trên đường dng rào cn dã chiến chn cnh sát chng bo đng, anh Leung lo lng không có cách nào đ gim căng thng.

"Nếu cnh sát n súng, tt c mi người s chết. H không có vũ khí trong tay", Leung nói. Nếu có người lãnh đo, h có th bước ra và kêu gi rút lui trong trường hp cnh sát đem súng đn tht đến, ông nói – mt hình nh làm người biu tình nh đến Qung trường Thiên An Môn.

"Nếu tôi có mt v trí nào đó, tôi có th kêu gi h v nhà", anh Leung nói. "Nhưng tôi không phi là người kêu gi h xung đường nên h có th chn không nghe li tôi. Tôi là ai mà quyết đnh được ch ?".

*****************

Tinh thần dân chủ Hong Kong sẽ được lan tỏa ? (RFA, 14/06/2019)

Cuộc biểu tình của người dân Hong Kong đang diễn ra mấy ngày vừa qua là tâm điểm thu hút dư luận trên thế giới. Cuộc biểu tình này được truyền thông quốc tế ghi nhận là đông đảo nhất kể từ khi Anh Quốc trao trả thuộc địa Hong Kong về cho Trung Quốc hồi năm 1997, với hơn 1 triệu người dân Hong Kong tham gia để phản đối dự luật chống dẫn độ nghi phạm từ đặc khu Hong Kong về Trung Hoa đại lục xét xử.

hongkong2

Hàng trăm ngàn người dân Hong Kong biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ về Trung Quốc xét cử. Hình chụp ngày 12/06/2019. AFP

Cao trào của cuộc biểu tình được mô tả trở thành hỗn loạn khi cảnh sát Hongkong, vào ngày 12 tháng 6, đã bắn hơi cay và đạn cao su vào hàng trăm ngàn người biểu tình trong lúc họ đổ về các trục đường chính dẫn đến Tòa nhà Lập pháp Hong Kong, nơi dự kiến Quốc hội Hong Kong tiếp tục thảo luận về Dự luật dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc và sẽ bỏ phiếu cuối cùng vào ngày 20 tháng 6 tới đây.

Dân chúng Hong Kong tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục biểu tình cho đến khi Chính quyền Hong Kong hủy bỏ Dự luật Dẫn độ, bởi vì họ cho rằng dự luật này có rủi ro lớn đe dọa nhân quyền và nền pháp quyền của Hongkong và chính mỗi người dân Hong Kong đều có thể trở thành nạn nhân một khi dự luật được thông qua.

Đài RFA có cuộc hội thoại với 3 khách mời ở Việt Nam, hai bạn trẻ Thịnh Nguyễn, Huy Jos và nhà báo độc lập Đàm Ngọc Tuyên.

Tinh thần dân chủ

Bắt đầu cuộc hội thoại, bạn Thịnh Nguyễn chia sẻ về thời gian 5 ngày anh có mặt trong cuộc biểu tình Phong trào Dù Vàng của sinh viên Hongkong hồi năm 2014 :

Thịnh Nguyễn : Xin chào mọi người. Năm 2014, tôi có cuộc đi chơi ở Hong Kong thôi và trước đó thì mình không biết gì về xã hội cả, tức là không biết biểu tình hay nhân quyền là gì. Có mặt ở cuộc biểu tình Hong Kong năm 2014 thì thấy đông, có một không khí rất lạ, tại vì có thể mình chưa bao giờ nhìn thấy không khí đấy nên khiến mình bị một cái gì đó thu hút. Lúc đó tự nghĩ rằng nếu là người Việt Nam thì không thể tụ họp được như thế này. Tôi nhìn thấy rất đông sinh viên, nhỏ tuổi hơn mình có kỷ luật rất cao, mọi người giúp đỡ nhau. Những điều này rất lạ đối với tôi và khiến tôi ở lại với những bạn sinh viên Hong Kong biểu tình đến những 5 ngày để xem đang diễn ra những gì, mặc dù chuyến đi của tôi có mười mấy ngày và mặc dù không hiểu hết vì không biết ngôn ngữ tiếng Quảng Đông nhưng tôi cảm nhận được tinh thần của cuộc biểu tình đó.

Tôi nghĩ rằng bình thường một nhóm biểu tình hay một nhóm tụ tập đông thì bao giờ cũng có một người lãnh đạo. Nhưng hồi lần đầu tiên sang Hong Kong năm 2014 thì tôi nhận thấy dường như không ai lãnh đạo cuộc biểu tình đó cả. Hình như tinh thần dân chủ trong máu của mỗi người Hong Kong bình thường giống như là mình thở, tức là mọi người biết rằng có bất công thì mọi người cùng xuống đường và không cần ai hướng dẫn.

Hiện tại nhìn cuộc biểu tình năm 2019 thì tôi cũng có cảm giác y như vậy.

Hòa Ái : Sau khi theo dõi cuộc biểu tình ở Hong Kong từ hôm 9/6 tới nay, đặc biệt trong ngày 12/6 thì sức nóng biểu tình ở Hong Kong đã dẫn đến kết quả là Quốc hội Hong Kong phải tuyên bố hủy buổi họp thảo luận về Dự luật Dẫn độ, trong lúc bên ngoài Tòa nhà Lập pháp Hong Kong thì người dân biểu tình bị cảnh sát dùng hơi cay, bắn đạn cao su trong lúc họ đổ về hướng tòa nhà để yêu cầu hủy bỏ dự luật này. Câu hỏi dành cho bạn Huy Jos là bạn cảm nhận thế nào trước những diễn tiến như vậy khi bạn theo dõi cuộc biểu tình của người dân Hong Kong từ Việt Nam ?

Huy Jos : Tôi cảm nhận rằng cuộc biểu tình này có rất nhiều bài học cho những người dân ở Việt Nam. Người ta khơi dậy cho mình về tinh thần trách nhiệm để bảo vệ quê hương đất nước của mình. Tôi thấy tinh thần của các bạn trẻ Hong Kong rất mạnh mẽ.

Hòa Ái : Bây giờ xin được nghe chia sẻ của nhà báo độc lập Đàm Ngọc Tuyên. Có lẽ anh cũng theo dõi nhiều thông tin liên quan cuộc biểu tình mấy ngày vừa qua ở Hong Kong trên mạng xã hội, các kênh truyền thông quốc tế lẫn truyền thông chính thống của Việt Nam. Là một nhà báo độc lập, anh có nhận đình gì về truyền thông chính thống của Việt Nam cập nhật đưa tin mà dân luận gọi là "hết tốc lực" về cuộc biểu tình lần này ở Hong Kong ?

Đàm Ngọc Tuyên : Vấn đề đầu tiên là ở các nước có chế độ độc tài toàn trị như Việt Nam chẳng hạn thì hoàn toàn không có tự do báo chí. Ở trong nước gọi là "truyền thông lề Đảng" và bất kỳ một thông tin gì mà họ được phép đưa tin thì luôn luôn ẩn chứa phía sau đó một dụng ý hoàn toàn có lợi cho nhà cầm quyền thì mới đưa tin, còn không thì người ta sẽ bưng bít truyền thông.

Trong đợt biểu tình ở Hong Kong lần này thì truyền thông lề Đảng đưa tin rất nhiều. Tuy nhiên như mình vừa nói thì mình có cảm nhận rằng thông qua chuyện biểu tình ở Hong Kong, người ta muốn nhắc lại với người dân Việt Nam rằng không hẳn cứ biểu tình là đúng hay từ việc biểu tình sẽ dẫn tới bạo động, các vấn đề khác gây ảnh hưởng đến kinh tế xã hội…giống như cách tuyên truyền lâu nay của chính quyền.

Mình có thể dẫn chứng như vào 9 giờ sáng ngày 10/6, giờ Việt Nam thì tờ Dân Trí loan đi một bản tin mà mình đọc cái tựa thôi đã thấy buồn cười, rằng báo chí Trung Quốc cho là cuộc biểu tình ở Hong Kong do các thế lực ngoại quốc tác động và kích động người dân Hong Kong nên mới xảy ra chuyện như vậy. Thật sự, theo tôi thì không có một thế lực nào để làm những chuyện đó cả. Tại vì khi người dân cảm thấy những quyền lợi của họ có thể thông qua một đạo luật nào đó, mà nếu để cho chính quyền thông qua thì sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp bản thân của họ. Người dân thì có thể làm gì khác hơn việc thực hiện quyền tối thượng của họ là quyền biểu tình để phản đối hay ủng hộ việc làm đúng sai của chính quyền thôi.

hongkong3

Quốc hội Hong Kong vào ngày 12/06/19 tuyên bố hoãn cuộc họp thảo luận Dự thảo Luật Dẫn độ. AFP.

Sức lan tỏa của tinh thần dân chủ Hong Kong

Hòa Ái : Hòa Ái cũng vừa đọc được tin đăng tải trên Báo mạng macaubusiness.com cho biết Hiệp hội Macau Cấp tiến (New Macau Association-NMA), một đảng chính trị ở Macau vừa ra tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày Chủ nhật 16/06 tới đây để kêu gọi phổ thông đầu phiếu, bởi vì trong cùng ngày tại Macau sẽ diễn ra cuộc bầu cử cho chức vụ Đặc khu trưởng Macau nhiệm kỳ 5 năm.

Hòa Ái được biết bạn Thịnh Nguyễn là người đi du lịch nhiều nơi ở các quốc gia Châu Á, bạn có nghĩ rằng với tinh thần dân chủa của người dân Hong Kong sẽ lan tỏa ra trong khu vực, qua thông tin vừa nêu ?

Thịnh Nguyễn : Tôi nghĩ là chắc chắn rồi. Nếu mà mọi người có mặt ở Hong Kong trong giai đoạn biểu tình thì mới thấy được sự lan tỏa rõ ràng nhất. Bởi vì chỉ đơn giản về mặt tổ chức, về truyền thông của các bạn trẻ ở Hong Kong thì các bạn biết mình là người Việt Nam hay bất cứ đến từ nước nào, các bạn cũng đều hỗ trợ rất tốt, kiểu như các bạn ấy mời chào để cho mình nhận lấy được tinh thần dân chủ của họ.

Hiện tại, tôi không biết về Macau như thế nào, không rõ đã từng có cuộc biểu tình nào như thế đã diễn ra ở Macau chưa, đã từng có tiền lệ chưa ? Nhưng mà với 1, 2 đặc khu diễn ra biểu tình như vậy thì tôi nghĩ sức lan tỏa rất là lớn. Ý kiến của tôi là như vậy. Tại vì có những thứ mà mình không bao giờ quên được trong đời và cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2014 cũng là thứ mà rất ấn tượng và tôi không bao giờ quên được.

Hòa Ái : Câu hỏi cuối cùng dành cho 3 vị khách mời, rằng với tinh thần dân chủ của người Hong Kong được lan tỏa như vậy, và nếu như một ngày nào đó trong tương lai ở Việt Nam có những chính sách hay những dự thảo luật được Quốc hội Việt Nam thảo luận thì 3 vị nghĩ rằng mình cũng sẽ lên tiếng và có những cách riêng của mình để phản đối hoặc ủng hộ hay không khi mình không thể xuống đường hòa nhập cùng mọi người để bày tỏ về một dự luận hay một chính sách nào đó ?

Huy Jos : Trước vấn đề xã hội thì bản thân tôi và hầu hết mọi người mong muốn rằng sẽ có tinh thần xuống đường để đòi hỏi quyền lợi của mình.

Thịnh Nguyễn : Tôi nghĩ là không có Luật Biểu tình thì người dân mất đi toàn bộ khả năng thay đổi hoặc là mọi thứ quyền lợi của mình bị mất. Tôi nghĩ Luật Biểu tình rất quan trọng và luật này cũng được ghi trong Hiến pháp nên tôi cho rằng cần làm thế nào để mọi người càng nghĩ về cái quyền đấy được nhiều hơn. Có Luật Biểu tình thì không phải là xấu vì người dân là gốc mà, thành ra họ biết nhu cầu của họ thì sẽ rất tốt cho đất nước. Hiện tại người dân Việt Nam bị cấm quyền biểu tình thì rất là vô lý.

Đàm Ngọc Tuyên : Hiện tình đất nước của chúng ta hôm nay có quá nhiều chuyện. Dù rằng nhà cầm quyền chưa thông qua Dự luật Đặc khu hoặc là lùi lại nhưng thực tế là nhà cầm quyễn vẫn âm thầm tiến hành xây dựng đặc khu ở Vân Đồn gần hoàn tất và ngay cả đồng tiền Nhân dân tệ cũng được lưu hành ở 7 tỉnh có đường biên giới chung với Trung Quốc. Điều đó cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam không coi người dân ra gì cả, mà họ chỉ nghĩ đến quyền lợi của đảng phái của họ mà thôi. Chính vì điều đó mà chúng ta là người dân Việt Nam và những gì chưa có luật thì cứ làm theo trong Hiến pháp. Tại vì Hiến pháp là bộ luật cao nhất của một đất nước, và trong đó Điều 25 quy định rất rõ là người dân có quyền được biểu tình để phản đối những việc sai trái của nhà cầm quyền. Tôi cho là các bạn trẻ Việt Nam không có gì lo sợ khi chính quyền đàn áp lúc chúng ta tham gia các cuộc biểu tình, vì rằng nếu chúng ta không lên tiếng phản đối và đã biểu quyết rồi thì chúng ta không còn là chúng ta nữa. Nói một cách khác là chúng ta sống nhưng chúng ta không có một cái quyền gì cả.

Hòa Ái : Chân thành cảm ơn 3 vị khách mời tham dự cuộc hội thoại với Đài RFA.

Hòa Ái

Published in Diễn đàn

Cuộc Cách mạng dù do những sinh viên Hồng Kông thực hiện cách đầy chưa đầy nửa thập kỉ đã được tiếp nối bởi hàng triệu người Hồng Kông trong tuần qua. Cả hai cuộc xuống đường đều có chung mục tiêu : Phản đối các chính sách, tác động của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc lên vùng đất vốn dĩ quen với văn minh, năng động và dân chủ này.

hongkong1

Cuộc Cách mạng dù do những sinh viên Hồng Kông thực hiện cách đầy chưa đầy nửa thập kỉ đã được tiếp nối bởi hàng triệu người Hồng Kông trong tuần qua.

Kết quả có thể chưa biết bao giờ mới đạt được, nhưng với chiều hướng phát triển như đã thấy, có thể nói rằng Hồng Kông không hổ danh là một vùng đất tiến bộ, văn minh. Nhìn lại cuộc xuống đường hàng triệu người vừa qua ở xứ bạn, lại thấy buồn và hổ thẹn cho xứ minh. Và tự hỏi : Tại sao Việt Nam không có những động thái đi tìm tiếng nói tiến bộ ? Đến bao giờ Việt Nam mới có được tự do ?

Hỏi là hỏi cho đỡ buồn, chứ câu trả lời cũng rành rành ra trước mắt : Việc đi tìm tiếng nói tiến bộ là vô cùng khó đối với người Việt. Và bản thân chúng ta đã quen với tư duy chịu phụ thuộc, chịu nô lệ nên rất khó để tìm đến tự do. Và tự do muôn đời vẫn là giấc mơ của số ít người Việt !

Người Hồng Kông ngạo cốt, người Việt ngạo tâm ?

Trước nhất, phải trả lời thế nào là ngạo cốt, thế nào là ngạo tâm ? Ngạo vốn dĩ là đức tính không tốt. Nhưng trong một số trường hợp có liên quan đến đại thể, đại cuộc thì ngạo là vốn quí của dân tộc. Nếu không ngạo, không đặt cái tôi của dân tộc, cộng đồng và bản thân lên cao thì chấp nhận dưới vế, chấp nhận thân phận tôi đòi, nô lệ là điều hiển nhiên. Chính vì vậy, cái cốt cách ngạo đời vẫn luôn là thứ vô cùng quan trọng cho con người khi đặt trên phương diện quốc gia, dân tộc. Một người có cốt cách cao ngạo, hẳn nhiên sẽ tự nhận thấy tầm quan trọng bản thân, tự nhận thấy những cái ao đời bẩn thỉu, cặn bã mà họ không nên bước vào, tự nhận thấy vị thế của bản thân và người anh em đồng tộc trên bản đồ thế giới. Và đương nhiên, người ngạo cốt không tỏ ra cao ngạo, không to tiếng, không đè người khác xuống kèo dưới mình, không đẩy người khác vào chỗ bế tắc… Vì họ từ mình mà suy ra, giá trị, nhân phẩm, lòng yêu thương và tự do là những thứ vô cùng quí giá, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì !

Ngược lại, kẻ ngạo tâm thì có cốt cách chưa hẳn cao quí, tư chất chưa hẳn hơn người nhưng luôn đặt mình vào một vị trí tâm lý cao hơn đời một bậc. Luôn tự hào mình là "vĩ nhân của mọi vĩ nhân", rồi "anh hùng của mọi thời đại", hoặc có thân phận, địa vị thấp bé hơn thì xem mình là trung tâm của gia đình, trung tâm của xóm làng, trung tâm của cộng đồng… Mặc dù không biết được, không thấy được, cũng không hiểu được mình có cái gì để xứng đáng là "trung tâm", không biết cái "trung tâm ấy nó nằm chỗ nào, mình hơn người thứ gì…!" Ngạo tâm là một thứ hoang tưởng bệnh hoạn, người ta tự huyễn hoặc mình cao hơn thiên hạ, tự đặt mình lên đầu tha nhân nhưng chẳng hiểu để làm gì và cũng chẳng mang lại kết quả tốt đẹp nào.

Chính vì kiểu hoang tưởng bệnh hoạn này nên kẻ ngạo tâm rất dễ chửi mắng, hoài nghi người khác, và đương nhiên thấy bất kì thứ gì "không phải là mình" thì kẻ ngạo tâm sẵn sàng chửi, rủa sả, miễn sao thỏa cái ngạo. Điều này rất dễ nhận thấy ở phần đông người Việt, từ quan chức cho đến trí thức và thường dân, tính ngạo đều rất cao, đều xem người khác dưới mắt mình, và điều đó cũng giống với người Trung Quốc, họ khó có thể làm việc chung. Hễ cứ ba người ngồi làm chung một công việc thì người nào cũng thấy hai người còn lại quá tệ, khó có đủ tư cách để làm việc với mình.

Ngạo tâm không phải chỉ riêng ở những kẻ tự xem mình là "chính qui, chính thống" mà nó còn bàng bạc trong khắp nẻo đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Trong chưa đầy ba năm, từ chỗ mạnh mẽ, luôn tìm được tiếng nói chung của mọi giới thì, hiện tại, có thể nói rằng giới đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đã đánh rớt quá nhiều thứ. Mặc dù phong trào, tư duy dân chủ của người dân đang ngày càng mạnh lên nhưng nghiệt nỗi, những nhà dân chủ trong và ngoài nước gần như không còn chiếm được tình cảm của người dân như trước đây. Bản thân người viết bài này cũng thú nhận là rất tiếc những tình cảm mà mình đã dành cho các nhà dân chủ, nhân quyền. Bởi càng lúc, các nhà này càng tỏ ra cao ngạo, không coi ai ra gì và sẵn sàng rủa sả người khác không tiếc lời. Điều này trái hẳn với tư duy dân chủ. Bởi muốn có dân chủ, khởi nguyên của nó phải là từ ngôn ngữ. Không cần biết anh làm gì, nhưng lời nói của anh mạ lị, xúc phạm người khác cũng đồng nghĩa với sự méo mó về tư duy dân chủ ở anh. Đặt giả sử, anh chửi một tử tù. Điều đó càng cho thấy anh kém về dân chủ, bởi họ đã trả giá cho tội lỗi của họ bằng kết cục "tử tù", thì có cần thiết nhà dân chủ phải lên tiếng. Và, nếu lên tiếng để phanh phui một thứ gì đó tội lỗi, thì hòa khí, tính trí tuệ của ngôn ngữ không bao giờ đồng nhất với sự mạ lị hay rủa sã.

Chỉ riêng điểm này, người Việt, nhà đấu tranh Việt mãi mãi không thể so sánh với các nhà đấu tranh Hồng Kông, và người dân Việt thì có lẽ còn nhiều kiếp lắm mới kịp người dân Hồng Kông về văn minh, tiến bộ. Thử nghĩ, nhà đấu tranh thì coi dân là lũ ngu lâu, khó thay đổi, đám đông bị dắt mũi, còn người dân  thì nhìn nhà đấu tranh như một thứ dân buôn lậu trá hình, lợi dụng sức mạnh tập thể của họ để kiếm ăn… Thì đến bao giờ mới có được tiếng nói chung ? Đến bao giờ mới đi đến mục tiêu cao quí? Đến bao giờ Việt Nam mới có những cuộc cách mạng làm ‘thay cũ đổi mới" với đúng bản chất của hai chữ này ?!

Thật là khó, bởi nhìn đi nhìn lại, người có tâm huyết, cầu tiến không phải ít. Nhưng cái con số "không phải ít" ấy lại bị kiềm tỏa bởi số đông, nếu không muốn nói là quá đông những kẻ ngạo tâm. Một người hoạt động, đấu tranh dân chủ dám nói thật rằng "người Việt bây giời không còn nghèo vật chất, họ nghèo kém về tinh thần" thì ngay tức thì bị qui chụp "cộng sản nằm vùng, nó tuyên truyền cho Cộng sản chứ đất nước đó chỉ có bọn quan chức mới phè phỡn, dân thì nghèo cạp đất mà ăn…". Trong khi đó, kẻ tức giận hay rủa sã kia mới đáng bàn bởi họ nói theo cách kiêu ngạo về cái sự biết của họ, thực tế ra sao thì mặc kệ! Kiểu nói bất chấp này để lại hệ lụy không nhỏ !

Và còn một triệu lẻ một thứ ngạo tâm mà người Việt mắc phải, bởi chúng ta trải qua thời gian làm nô lệ phương Bắc và nô lệ đồng tộc quá lâu, chúng ta đã đánh mất từ vô thức cái cốt cách, khí phách của một con người tự chủ và tĩnh tại. Sự kiêu ngạo của chúng ta như thể để lấp đi mặc cảm về sự nhỏ nhoi của mình. Và càng ngạo tâm, chúng ta càng nhỏ bé. Đừng hỏi vì sao ta không được như bạn, vì bạn không bao giờ hỏi câu đó, họ biết họ là ai, họ chẳng đặt ai thấp hơn họ và cũng chẳng cúi luồn ai. Ngạo cốt khác với ngạo tâm. Chúng ta đã quá nặng ngạo tâm !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 11/06/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Hồng Kông tiếp tục huy động chống dự luật dẫn độ (RFI, 11/06/2019)

Hai ngày sau cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ của hơn một triệu người, hôm 11/06/2019, Hồng Kông chuẩn bị cho một ngày hành động mới. Trong khi đó, chính quyền đặc khu vẫn tỏ quyết tâm thông qua dự luật.

hongkong1

Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Một kiến nghị trên mạng kêu gọi 50 nghìn người tập hợp vào lúc 22 giờ địa phương (14h GMT) trước trụ sở Hội đồng Lập pháp (Nghị Viện Hồng Kông). Người biểu tình dự kiến sẽ bám trụ qua đêm cho đến ngày mai, ngày mà Nghị Viện thảo luận về dự luật cho phép đặc khu hành chính dẫn độ các đối tượng phạm pháp tại Hồng Kông về Hoa lục theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Phong trào phản đối dự luật đã cuốn hút được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Hồng Kông tham gia, từ học sinh – sinh viên, giới luật sư, doanh nhân và giới đấu tranh vì dân chủ, cho đến các cộng đồng tôn giáo.

Trên thực tế, Hồng Kông đã có cam kết với Bắc Kinh về việc trả về Trung Quốc các nghi phạm để xét xử. Dự luật dẫn độ lần này nhằm đơn giản hóa các thủ tục.

Nguyên do dự luật vấp phải sự phản đối quyết liệt là vì dư luận Hồng Kông cho rằng tư pháp Trung Quốc không công bằng, xét xử hay bắt giữ người tùy tiện, bức cung ép tội…

Theo Reuters, gần 2000 người buôn bán nhỏ, cửa hiệu ăn, cửa hàng sách, văn phòng luật sư thông báo đình công trên internet. Khoảng 4000 giáo viên dự định tham gia vào cuộc tập hợp ngày mai trước trụ sở Nghị Viện.

Công đoàn lái xe bus kêu gọi chiến dịch chạy xe chậm gây ùn tắc. Trên Facebook 10 nghìn người đăng ký sẽ cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền.

Như muốn thách thức phong trào phản kháng, lãnh đạo chính quyền Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong một cuộc họp báo hôm hứa sẽ cho thông qua dự luật và cảnh cáo nhuwnxgn người tham gia phong trào.

Hôm qua, Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên Ngoại Giao Morgan Ortagus, đã bày tỏ lo ngại về dự luật dẫn độ, cho rằng dự luật này có nguy cơ "phá hỏng" quy chế tự trị của Hồng Kông cũng như môi trường làm ăn kinh tế của đặc khu này.

Anh Vũ

******************

Báo Trung Quốc : 'Các thế lực nước ngoài' kích động biểu tình ở Hong Kong (VOA, 10/06/2019)

"Các thế lc nước ngoài" đang c gng gây tn thương cho Trung Quc bng cách to ra s hn lon Hong Kong v d lut dn đ, gây ra các cuc biu tình rm r cu thuc đa ca Anh, Reuters dn mt t báo chính thc ca Trung Quc nói hôm 10/6.

hongkong2

Người biu tình tun hành chng d lut dn đ Hong Kong vào ngày 9/6/2019.

Cảnh sát chng bo đng đã bao vây Quc hi Hong Kong vào đu ngày 10/6 sau khi mt cuc biu tình ôn hòa chng d lut dn ti các cuc đng đ gia cnh sát và người biu tình.

Hàng trăm ngàn người đã gây tc nghn đường ph Hong Kong trước đó vào hôm 9/6 để phn đi d lut, trong cuc biu tình ln nht trong nhiu năm qua. Nhiu người nói rng h s d lut s khiến cho tính đc lp tư pháp đáng t hào ca thành ph b đe da.

Các nhà tổ chc cho biết đã có hơn mt triu người biu tình, mặc dù cnh sát đưa ra con s khong 240.000 người.

Tờ Trung Hoa Nht Báo nói trong mt bài xã lun rng d lut này là rt cn thiết.

"Bất kỳ mt người nào có đu óc công bng cũng s coi d lut sa đi là mt điu lut hp pháp, thc tế và hp lý nhm cng c pháp quyn ca Hong Kong và thc thi công lý", Reuters dn li ni dung ca t báo ca Trung Quc.

"Thật không may, mt s cư dân Hong Kong đã b phe đi lp và các đng minh nước ngoài la bp đ ng h chiến dch chng dn đ".

Một s người biu tình ở đc khu hành chính đã hiu sai v nhng thay đi được đ xut trong d lut, trong khi nhng người khác đang c gng thúc đy mt chương trình ngh s chính tr, n phm tiếng Anh ca t báo nói.

"Họ đã không nhn ra rng phe đi lp đang s dng h đơn thun ch là nhng con tt nhm đt được nhng li ích chính tr bng cách gây tn hi danh tiếng và uy tín ca chính quyn đc khu hành chính, hoc mt s thế lc nước ngoài đang chp ly cơ hi này đ thúc đy chiến lược gây tn thương cho Trung Quc bằng cách to ra hn lon Hong Kong", Trung Hoa Nht Báo nói tiếp.

Tờ báo không nói "các thế lc nước ngoài" là ai.

Các chính phủ nước ngoài đã bày t lo ngi v d lut đ xut, cnh báo v tác đng ca nó đi vi danh tiếng ca Hong Kong, mt trung tâm tài chính quốc tế, và lưu ý rng nhng người nước ngoài b Trung Quc truy nã có nguy cơ b bt Hong Kong, theo Reuters.

Các nhóm nhân quyền đã nhiu ln cáo buc tình trng tra tn, giam gi tùy tin, ép buc nhn ti và các vn đ trong vic tiếp cn luật sư Trung Quc.

Các quan chức Hong Kong thì bênh vc các kế hoch trên, ngay c khi h nâng ngưỡng hình pht có th b dn đ t 7 năm tù tr lên.

Một t báo khác ca Trung Quc, Hoàn cu Thi báo, hôm 10/6 nói rng các nhóm đi lp Hong Kong và nhng người ng h quc tế ca h đã "thi phng chính tr" v hot đng lp pháp bình thường ca Hong Kong.

"Chính phủ Hong Kong s không lùi bước", t báo chính thức ca Đng Cng sn Trung Quc, Nhân Dân Nht Báo, nói.

"Chính phủ đc khu hành chính Hong Kong và dư lun chính thng đã làm vic hết sc vì pháp quyn và chính nghĩa, và tuyt đi s không t b na chng", t báo nói trong mt bài xã lun phiên bản tiếng Trung.

Các cuộc biu tình hu như không được đ cp đến Trung Hoa đi lc.

Từ khóa tìm kiếm "Hong Kong" trên trang Weibo ca Trung Quc hôm 10/6 ch hin th nhng bài đăng t các tài khon được xác minh, ch yếu là các trang web ca chính phủ và các tổ chc truyn thông.

Một trong s ít bài đăng tha nhn các cuc biu tình là t t báo thân Bc Kinh, Wen Wei Po, vn cáo buc "nhng k ly khai Hong Kong" đã t chc cho nhng người mc đ đen xông vào cnh sát và gây ra ‘xô xát’".

Những t c thể hơn liên quan đến biu tình, như #OpposeChineseExtradition [phn đi dn đ Trung Quc], đã b kim duyt.

Tường thut ca BBC và CNN v cuc biu tình đu không hin th ti Trung Quc, mc dù các kênh trên ch có th xem được trong các khách sn cao cp và mt s ít tòa nhà chung cư, và hu hết người Trung Quc không th xem.

******************

Hồng Kông viết nên lịch sử : Biển người áo trắng phản kháng Bắc Kinh (RFI, 10/06/2019)

Tập hợp mọi tầng lớp của xã hội Hồng Kông, một biển người biểu tình mặc toàn đồ màu trắng hôm qua 09/06/2019 bất chấp sức nóng kinh người, nối đuôi nhau đông đảo xuống đường tại trung tâm cựu thuộc địa Anh, với khẩu hiệu : bảo vệ bản sắc độc đáo của Hồng Kông trước sự can thiệp của Bắc Kinh.

hongkong3

Một triệu người Hồng Kông mặc áo trắng tượng trưng cho công lý đã xuống đường chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019. Reuters/Tyrone Siu

AFP mô tả, có những gia đình với các em bé tay phất những lá cờ, những người cao tuổi đi xe lăn, người nước ngoài làm việc tại đặc khu, nhạc sĩ, nghệ sĩ, cán bộ quản lý, các nhà đấu tranh thuộc nhiều hiệp hội… Đa số mặc trang phục màu trắng tượng trưng cho công lý. Tất cả có mặt để nhất tề bác bỏ một dự luật của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh, cho phép dẫn độ sang Hoa lục.

Ryan Leung trong đoàn biểu tình nhận định : "Dự luật này nếu được thông qua sẽ xóa nhòa hoàn toàn biên giới giữa Hồng Kông và Hoa lục. Nó sẽ phá hủy toàn bộ các quyền tự do mà chúng tôi luôn có, và Nhà nước pháp quyền mà người dân Hồng Kông rất tự hào".

Theo thỏa thuận năm 1984 giữa Luân Đôn và Bắc Kinh về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được quyền bán tự trị và được hưởng những quyền tự do "không mơ thấy nổi" ở Hoa lục cho đến năm 2047 – trên lý thuyết.

"Chúng tôi không thể ngồi yên"

Tuy vậy từ hơn một chục năm qua, cựu thuộc địa Anh là nơi diễn ra nhiều xung đột chính trị mạnh mẽ, do người dân lo sợ sự can thiệp ngày càng lớn của Bắc Kinh vào việc nội bộ của Hồng Kông, và cảm giác thỏa thuận trao trả không còn được tôn trọng.

Nhưng nếu thành phố này thường diễn ra những cuộc biểu tình ngoạn mục trên bối cảnh một rừng các tòa nhà chọc trời, thì cuộc xuống đường đại quy mô hôm Chủ nhật 09/06/2019 đã đi vào lịch sử với số lượng người hiện diện.

Những người tổ chức cho biết có một triệu người biểu tình, còn cảnh sát nói rằng có 240.000 người. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai kể từ khi Hồng Kông bị trao trả cho Trung Quốc.

Tuy vào giai đoạn kết thúc đã xảy ra những vụ đụng độ giữa các thanh niên mang khẩu trang với lực lượng cảnh sát chống bạo động, nhưng suốt cả ngày cuộc biểu tình đã diễn ra một cách ôn hòa. Ngọn triều dâng màu trắng kéo dài nhiều kilomet trên mặt đường trải nhựa, trong bầu không khí nóng ẩm khó chịu của miền nhiệt đới.

Cô bé Fiona Lau, 15 tuổi nói : "Ngay cả trước dự luật này, đã có vụ các nhà xuất bản bị bắt cóc rồi. Một khi nó được thông qua, tình hình chúng tôi sẽ trở nên bi kịch. Chúng tôi không thể ngồi yên". Chan Sze Chai, thành viên một nghiệp đoàn sinh viên tố cáo : "Chính quyền Hồng Kông không hề bình đẳng với Trung Quốc".

Bắt bớ vì mục đích chính trị

Đối với sinh viên này, nếu Bắc Kinh yêu cầu dẫn độ một nhà ly khai hay muốn dùng biện pháp truy tố để dập tắt những tiếng nói đối lập, "thì chính quyền Hồng Kông chỉ có việc thi hành. Người dân Hồng Kông không thể nào tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc và các lãnh đạo đặc khu".

Shaun Martin, một người Anh sống tại Hồng Kông từ 5 năm qua, nói rằng anh xuống đường biểu tình vì Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada ngay sau khi Vancouver bắt một nhà lãnh đạo công ty Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc. Theo anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua, không có gì ngăn cản Hồng Kông trở thành nơi diễn ra những vụ bắt bớ mang tính chính trị, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và một số cường quốc phương Tây đang xấu đi. Martin giải thích : "Những người lao động nước ngoài như tôi thực sự lo ngại Trung Quốc sẽ bắt giữ công dân một số nước để trả đũa".

Ngay cả khi màn đêm buông xuống, không khí trong đám đông vẫn mang vẻ lễ hội. Họ nồng nhiệt vỗ tay khi nghe loan báo con số người tham dự. Jimmy Shun, một trong những nhà tổ chức nói : "Hồng Kông đã viết nên lịch sử".

Nhưng đến khuya, tình hình xấu dần đi với các vụ đụng độ giữa các nhà đấu tranh trẻ tuổi, khuôn mặt giấu sau những chiếc khẩu trang, và cảnh sát sử dụng hơi cay.

Thất bại của "Cách mạng Dù", phong trào đòi dân chủ quy mô đã làm tê liệt Hồng Kông trong nhiều tuần lễ hồi cuối năm 2014, đã mang lại hậu quả là một bộ phận giới trẻ trở nên cứng rắn hơn, họ không còn tin vào những cuộc biểu tình ôn hòa. Một số nay còn đòi độc lập, điều mà với Bắc Kinh tuyệt đối là lằn ranh đỏ.

Philip Leung, 23 tuổi, trước những cảnh tượng xô xát với cảnh sát vào buổi tối, đã đặt câu hỏi : "Nếu chính quyền tiếp tục làm ngơ trước ý kiến của hơn một triệu người, làm thế nào có thể nói rằng Hồng Kông là một lãnh thổ tự do ?"

Thụy My

******************

Dân Hồng Kông chống luật dẫn độ : Bắc Kinh cáo buộc "thế lực thù địch" (RFI, 10/06/2019)

Cho dù hơn một triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối hôm 09/06/2019 Bắc Kinh khẳng định "ủng hộ" dự luật dẫn độ và cáo buộc các thế lực chống Trung Quốc âm mưu gây rối loạn. Đó là tuyên bố của Cảnh Sảng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong cuộc họp báo sáng ngày 10/06/2019.

hongkong4

Hơn một triệu người dân Hồng Kông xuống đường chống luật dẫn độ về Hoa Lục. Ảnh ngày 09/06/2019.© Reuters

Đây cũng là luận điểm được đăng tải trên hai tờ báo của Đảng tại Bắc Kinh.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

Sự thông đồng giữa phe theo dân chủ và Tây phương không làm tình thế ở Hồng Kông thay đổi. Xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo đưa lên mạng trong đêm khẳng định như vậy. Cũng trong chiều hướng này, Nhân Dân Nhật Báo lên án đối lập Hồng Kông và các thế lực đồng minh bên ngoài tìm cách gieo rắc hỗn loạn. Thế lực thù địch nước ngoài là cụm từ mà báo chí Nhà nước Trung Quốc thường xuyên sử dụng mỗi khi tình hình căng thẳng tương tự như các thông cáo của bộ Ngoại Giao yêu cầu đừng can thiệp vào nội tình Trung Quốc.

Mặt khác, từ Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã cho đến toàn thể báo chí Hoa lục rõ ràng là đã quên gửi phóng viên sang Hồng Kông theo dõi, đưa tin về cuộc tuần hành tràn ngập sáu làn giao thông của đại lộ Hennessy Road và biển người tại quận Loan Tể (Wan Chai) hôm Chủ Nhật. Không một chữ cũng không một bức ảnh trên các mạng xã hội tại Hoa lục. Ngược lại, chỉ có kiểm duyệt là được siết chặt hơn.

Từ ba ngày nay, trang mạng của Washington Post và Guardian bị đưa vào danh sách đen các cơ quan truyền thông quốc tế bị internet Trung Quốc phong tỏa. Sáng nay, trang chủ của BBC chìm trong bức màn đen sau khi đưa tin về cuộc biểu tình ở Hồng Kông chống sự luật dẫn độ.

Tú Anh

********************

Hơn một triệu người biểu tình, chính quyền Hồng Kông duy trì dự luật dẫn độ (RFI, 10/06/2019)

Bất chấp cuộc biểu tình phản đối rầm rộ của người dân Hồng Kông hôm 09/06/2019, chính quyền đặc khu Hồng Kông tái khẳng định quyết tâm thông qua dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc. Dự luật này sẽ được đưa ra biểu quyết vào ngày 12/06/2019.

hongkong5

Lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, họp báo tuyên bố duy trì dự luật dẫn độ sang Hoa Lục. Ảnh ngày 10/06/2019.Reuters

Với một Nghị Viện trong đó phe thân Bắc Kinh nắm đa số, dự luật gây tranh cãi này chắc chắn sẽ được thông qua.

Thông tín viên RFI Florence de Changy phân tích từ Hồng Kông :

"Điều mà nhiều người biểu tình tối hôm qua e ngại đã biến thành sự thật. Thái độ của chính quyền Hồng Kông có vẻ không mảy may suy suyển.

Phản ứng chính thức đầu tiên đã được tung ra ngay từ tối qua, dưới dạng thông cáo ngắn gọn, khẳng định quyết tâm không thay đổi hướng đi của chính quyền.

Chính vì phản ứng đó mà bạo động đã bùng lên bên ngoài trụ sở Nghị Viện Hồng Kông, nhiều vụ xô xát đã xẩy ra, cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui khiến cho một vài người bị thương nhẹ.

Vào trưa nay, đến lượt lãnh đạo chính quyền Hồng Kông lên tiếng. Không một chút bất ngờ nào, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tái khẳng định ý muốn cho Nghị Viện Hồng Kông thông qua dự luật mà bản thân bà cho là rất quan trọng, nhân khóa họp toàn thể vào Thứ Tư tới đây. Mục tiêu của bà là dự luật phải được thông qua trước kỳ nghỉ hè này.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng cho biết là không hề có ý định từ chức, như đòi hỏi được người biểu tình hô vang khi tuần hành.

Vào hôm , trong lúc báo chí Hồng Kông phân tích cuộc biểu tình lịch sử vừa qua, phe đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông đang suy nghĩ về bước đi kế tiếp. Câu hỏi đặt ra là họ có thể làm gì hơn, khi mà một cuộc biểu tình có quy mô rầm rộ như hôm qua lại không tác động được lên chính quyền.

Theo ban tổ chức, hơn một triệu người đã cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ ngày Chủ Nhật 09/06/2019. Cảnh sát Hồng Kông đưa ra con số 240.000. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai tại Hồng Kông từ ngày vùng lãnh thổ này trở về dưới chủ quyền Trung Quốc vào năm 1997.

Đối lập Hồng Kông đã kêu gọi người dân xuống đường trở lại vào Thứ Tư 12/06, ngày Nghị Viện Hồng Kông biểu quyết dự luật cho dẫn độ về Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

*****************

Bất chấp phản đối, Hong Kong quyết thúc đẩy dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (VOA, 10/06/2019)

Hôm 10/6, trưởng đc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên b sẽ kiên quyết thúc đy d lut sa đi đ dn đ nghi phm sang Trung Quc đi lc xét x, bt chp hàng trăm nghìn người đã biu tình phn đi hôm 9/6, theo Reuters.

hongkong6

Người dân Hong Kong biu tình phn đi d lut dn đ sang Trung Quc, h giơ biu ng có hình bà Đc khu trưởng Carie Lam hôm 9/10/2019.

Hôm 10/6, cảnh sát chng bo đng đã đng quanh cơ quan lp pháp Hong Kong và đánh tr hàng trăm người biu tình còn lưu li sau cuc tun hành ôn hòa hôm 9/6, mà theo các nhà t chc cho biết có hơn mt triu người tham gia. Đây là cuc biu tình ln k t khi Hong Kong được Anh trao tr cho Trung Quc vào năm 1997.

"Tôi không nghĩ rằng vic rút khỏi d lut này là mt quyết đnh thích hp hin nay vì d lut này có các mc tiêu rt quan trng", bà Lam nói vi các phóng viên.

Bà nói thêm : "Trong khi chúng tôi tiếp tc thc hin công tác truyn thông và gii thích, có rt ít kh năng trì hoãn d luật này. Vic trì hoãn s ch gây thêm lo lng và chia r trong xã hi".

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng phát biu ti mt cuc hp báo hôm 10/6 rng Bc Kinh s tiếp tc ng h d lut dn đ.

"Chúng tôi kiên quyết phn đi nhng li nói và hành động sai trái ca bt kỳ thế lc nước ngoài nào can thip vào các vn đ lp pháp ca Đc khu Hong Kong", ông Sng nói.

Một quan chc Hoa Kỳ cho Reuters biết, Washington đang theo dõi cht ch tình hình Hong Kong, nhn mnh rng Hoa Kỳ đt nghi vấn v lòng tin ca người dân Hong Kong vào tương lai ca chính sách "mt quc gia, hai chế đ".

Quan chức Hoa Kỳ nói thêm : "Qua đó cho thy người dân Hong Kong trân trng quyn t ch ca h đến mc nào và h mong mun duy trì nó đến mc nào".

*****************

Hồng Kông : Chống luật dẫn độ sang Hoa lục, nửa triệu người xuống đường (RFI, 09/06/2019)

Đường phố Hồng Kông hôm 09/06/2019 tràn ngập dù vàng, ít nhất nửa triệu người tham gia một cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy kể từ 2003 với biểu ngữ "chống dẫn độ, chống luật ma quỷ". Bị sức ép của Bắc Kinh, chính quyền đặc khu chuẩn bị ban hành dự luật cho phép toà án Trung Quốc xét xử nghi can Hồng Kông.

hongkong7

(Ảnh minh họa) - Người biểu tình Hồng Kông hóa trang diễn cảnh cảnh sát Trung Quốc dẫn giải nghi can Hồng Kông, ngày 28/04/2019. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Theo AFP, từ nhiều năm nay, tuy không có luật dẫn độ, một số công dân Hồng Kông, trong đó có hai chủ nhân và ba nhân viên của một nhà xuất bản, đã bị bắt cóc khi đi du lịch. Dự luật dẫn độ do phe thân Bắc Kinh đề xuất, cho phép công lý một chiều của Trung Quốc đè lên luật pháp Hồng Kông làm dân chúng địa phương nổi giận thêm. Mạng xã hội được huy động kêu gọi dân chúng tham gia biểu tình, ký tên vào thư phản kháng Trung Quốc can dự vào luật lệ Hồng Kông.

Theo AFP và Reuters, chưa đến giờ biểu tình được ấn định lúc 15 giờ giờ địa phương nhưng đã có hàng chục ngàn người khắp các ngả đường mang dù vàng, biểu tượng của phong trào "chiếm đóng trung hoàn" năm 2014, kéo nhau về công viên Victoria, theo lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền, tôn giáo, kinh tế gia và luật gia.

Thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

"Bây giờ là giờ cuối của cuộc biểu tình. Người ta nói đến con số 700.000 người tham gia xuống đường, kéo đến trước trụ sở trưởng đặc khu hành chính và Nghị Viện Hồng Kông. Như thế, đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng thấy tại Hồng Kông từ khi Anh Quốc trao trả nhượng địa cho Trung Quốc từ năm 1997. Với quy mô này, cuộc xuống đường hôm cũng là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ mà chính quyền đặc khu cũng như các dân biểu Hồng Kông sắp tranh luận về dự luật dẫn độ vào thứ Tư tới không thể xem thường.

Nhưng trong đoàn biểu tình cũng có người hoài nghi hiệu năng của cuộc biểu tình có thể làm lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người được Bắc Kinh ủng hộ triệt để, thay đổi ý kiến hay không. Tuy nhiên, người biểu tình rất hãnh diện là đã sử dụng vũ khí cuối cùng, quyền tự do của mình, để phát biểu quan điểm đối kháng với Trung Quốc".

Tú Anh

Published in Châu Á