Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

11/06/2019

Dân Hongkong xuống đường chống dự luật dẫn độ tới cùng

Tổng hợp

Hồng Kông tiếp tục huy động chống dự luật dẫn độ (RFI, 11/06/2019)

Hai ngày sau cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ của hơn một triệu người, hôm 11/06/2019, Hồng Kông chuẩn bị cho một ngày hành động mới. Trong khi đó, chính quyền đặc khu vẫn tỏ quyết tâm thông qua dự luật.

hongkong1

Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Một kiến nghị trên mạng kêu gọi 50 nghìn người tập hợp vào lúc 22 giờ địa phương (14h GMT) trước trụ sở Hội đồng Lập pháp (Nghị Viện Hồng Kông). Người biểu tình dự kiến sẽ bám trụ qua đêm cho đến ngày mai, ngày mà Nghị Viện thảo luận về dự luật cho phép đặc khu hành chính dẫn độ các đối tượng phạm pháp tại Hồng Kông về Hoa lục theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Phong trào phản đối dự luật đã cuốn hút được đông đảo các tầng lớp xã hội ở Hồng Kông tham gia, từ học sinh – sinh viên, giới luật sư, doanh nhân và giới đấu tranh vì dân chủ, cho đến các cộng đồng tôn giáo.

Trên thực tế, Hồng Kông đã có cam kết với Bắc Kinh về việc trả về Trung Quốc các nghi phạm để xét xử. Dự luật dẫn độ lần này nhằm đơn giản hóa các thủ tục.

Nguyên do dự luật vấp phải sự phản đối quyết liệt là vì dư luận Hồng Kông cho rằng tư pháp Trung Quốc không công bằng, xét xử hay bắt giữ người tùy tiện, bức cung ép tội…

Theo Reuters, gần 2000 người buôn bán nhỏ, cửa hiệu ăn, cửa hàng sách, văn phòng luật sư thông báo đình công trên internet. Khoảng 4000 giáo viên dự định tham gia vào cuộc tập hợp ngày mai trước trụ sở Nghị Viện.

Công đoàn lái xe bus kêu gọi chiến dịch chạy xe chậm gây ùn tắc. Trên Facebook 10 nghìn người đăng ký sẽ cắm trại gần khu vực các tòa nhà chính quyền.

Như muốn thách thức phong trào phản kháng, lãnh đạo chính quyền Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong một cuộc họp báo hôm hứa sẽ cho thông qua dự luật và cảnh cáo nhuwnxgn người tham gia phong trào.

Hôm qua, Hoa Kỳ, qua phát ngôn viên Ngoại Giao Morgan Ortagus, đã bày tỏ lo ngại về dự luật dẫn độ, cho rằng dự luật này có nguy cơ "phá hỏng" quy chế tự trị của Hồng Kông cũng như môi trường làm ăn kinh tế của đặc khu này.

Anh Vũ

******************

Báo Trung Quốc : 'Các thế lực nước ngoài' kích động biểu tình ở Hong Kong (VOA, 10/06/2019)

"Các thế lc nước ngoài" đang c gng gây tn thương cho Trung Quc bng cách to ra s hn lon Hong Kong v d lut dn đ, gây ra các cuc biu tình rm r cu thuc đa ca Anh, Reuters dn mt t báo chính thc ca Trung Quc nói hôm 10/6.

hongkong2

Người biu tình tun hành chng d lut dn đ Hong Kong vào ngày 9/6/2019.

Cảnh sát chng bo đng đã bao vây Quc hi Hong Kong vào đu ngày 10/6 sau khi mt cuc biu tình ôn hòa chng d lut dn ti các cuc đng đ gia cnh sát và người biu tình.

Hàng trăm ngàn người đã gây tc nghn đường ph Hong Kong trước đó vào hôm 9/6 để phn đi d lut, trong cuc biu tình ln nht trong nhiu năm qua. Nhiu người nói rng h s d lut s khiến cho tính đc lp tư pháp đáng t hào ca thành ph b đe da.

Các nhà tổ chc cho biết đã có hơn mt triu người biu tình, mặc dù cnh sát đưa ra con s khong 240.000 người.

Tờ Trung Hoa Nht Báo nói trong mt bài xã lun rng d lut này là rt cn thiết.

"Bất kỳ mt người nào có đu óc công bng cũng s coi d lut sa đi là mt điu lut hp pháp, thc tế và hp lý nhm cng c pháp quyn ca Hong Kong và thc thi công lý", Reuters dn li ni dung ca t báo ca Trung Quc.

"Thật không may, mt s cư dân Hong Kong đã b phe đi lp và các đng minh nước ngoài la bp đ ng h chiến dch chng dn đ".

Một s người biu tình ở đc khu hành chính đã hiu sai v nhng thay đi được đ xut trong d lut, trong khi nhng người khác đang c gng thúc đy mt chương trình ngh s chính tr, n phm tiếng Anh ca t báo nói.

"Họ đã không nhn ra rng phe đi lp đang s dng h đơn thun ch là nhng con tt nhm đt được nhng li ích chính tr bng cách gây tn hi danh tiếng và uy tín ca chính quyn đc khu hành chính, hoc mt s thế lc nước ngoài đang chp ly cơ hi này đ thúc đy chiến lược gây tn thương cho Trung Quc bằng cách to ra hn lon Hong Kong", Trung Hoa Nht Báo nói tiếp.

Tờ báo không nói "các thế lc nước ngoài" là ai.

Các chính phủ nước ngoài đã bày t lo ngi v d lut đ xut, cnh báo v tác đng ca nó đi vi danh tiếng ca Hong Kong, mt trung tâm tài chính quốc tế, và lưu ý rng nhng người nước ngoài b Trung Quc truy nã có nguy cơ b bt Hong Kong, theo Reuters.

Các nhóm nhân quyền đã nhiu ln cáo buc tình trng tra tn, giam gi tùy tin, ép buc nhn ti và các vn đ trong vic tiếp cn luật sư Trung Quc.

Các quan chức Hong Kong thì bênh vc các kế hoch trên, ngay c khi h nâng ngưỡng hình pht có th b dn đ t 7 năm tù tr lên.

Một t báo khác ca Trung Quc, Hoàn cu Thi báo, hôm 10/6 nói rng các nhóm đi lp Hong Kong và nhng người ng h quc tế ca h đã "thi phng chính tr" v hot đng lp pháp bình thường ca Hong Kong.

"Chính phủ Hong Kong s không lùi bước", t báo chính thức ca Đng Cng sn Trung Quc, Nhân Dân Nht Báo, nói.

"Chính phủ đc khu hành chính Hong Kong và dư lun chính thng đã làm vic hết sc vì pháp quyn và chính nghĩa, và tuyt đi s không t b na chng", t báo nói trong mt bài xã lun phiên bản tiếng Trung.

Các cuộc biu tình hu như không được đ cp đến Trung Hoa đi lc.

Từ khóa tìm kiếm "Hong Kong" trên trang Weibo ca Trung Quc hôm 10/6 ch hin th nhng bài đăng t các tài khon được xác minh, ch yếu là các trang web ca chính phủ và các tổ chc truyn thông.

Một trong s ít bài đăng tha nhn các cuc biu tình là t t báo thân Bc Kinh, Wen Wei Po, vn cáo buc "nhng k ly khai Hong Kong" đã t chc cho nhng người mc đ đen xông vào cnh sát và gây ra ‘xô xát’".

Những t c thể hơn liên quan đến biu tình, như #OpposeChineseExtradition [phn đi dn đ Trung Quc], đã b kim duyt.

Tường thut ca BBC và CNN v cuc biu tình đu không hin th ti Trung Quc, mc dù các kênh trên ch có th xem được trong các khách sn cao cp và mt s ít tòa nhà chung cư, và hu hết người Trung Quc không th xem.

******************

Hồng Kông viết nên lịch sử : Biển người áo trắng phản kháng Bắc Kinh (RFI, 10/06/2019)

Tập hợp mọi tầng lớp của xã hội Hồng Kông, một biển người biểu tình mặc toàn đồ màu trắng hôm qua 09/06/2019 bất chấp sức nóng kinh người, nối đuôi nhau đông đảo xuống đường tại trung tâm cựu thuộc địa Anh, với khẩu hiệu : bảo vệ bản sắc độc đáo của Hồng Kông trước sự can thiệp của Bắc Kinh.

hongkong3

Một triệu người Hồng Kông mặc áo trắng tượng trưng cho công lý đã xuống đường chống lại dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 09/06/2019. Reuters/Tyrone Siu

AFP mô tả, có những gia đình với các em bé tay phất những lá cờ, những người cao tuổi đi xe lăn, người nước ngoài làm việc tại đặc khu, nhạc sĩ, nghệ sĩ, cán bộ quản lý, các nhà đấu tranh thuộc nhiều hiệp hội… Đa số mặc trang phục màu trắng tượng trưng cho công lý. Tất cả có mặt để nhất tề bác bỏ một dự luật của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh, cho phép dẫn độ sang Hoa lục.

Ryan Leung trong đoàn biểu tình nhận định : "Dự luật này nếu được thông qua sẽ xóa nhòa hoàn toàn biên giới giữa Hồng Kông và Hoa lục. Nó sẽ phá hủy toàn bộ các quyền tự do mà chúng tôi luôn có, và Nhà nước pháp quyền mà người dân Hồng Kông rất tự hào".

Theo thỏa thuận năm 1984 giữa Luân Đôn và Bắc Kinh về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc năm 1997, Hồng Kông được quyền bán tự trị và được hưởng những quyền tự do "không mơ thấy nổi" ở Hoa lục cho đến năm 2047 – trên lý thuyết.

"Chúng tôi không thể ngồi yên"

Tuy vậy từ hơn một chục năm qua, cựu thuộc địa Anh là nơi diễn ra nhiều xung đột chính trị mạnh mẽ, do người dân lo sợ sự can thiệp ngày càng lớn của Bắc Kinh vào việc nội bộ của Hồng Kông, và cảm giác thỏa thuận trao trả không còn được tôn trọng.

Nhưng nếu thành phố này thường diễn ra những cuộc biểu tình ngoạn mục trên bối cảnh một rừng các tòa nhà chọc trời, thì cuộc xuống đường đại quy mô hôm Chủ nhật 09/06/2019 đã đi vào lịch sử với số lượng người hiện diện.

Những người tổ chức cho biết có một triệu người biểu tình, còn cảnh sát nói rằng có 240.000 người. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai kể từ khi Hồng Kông bị trao trả cho Trung Quốc.

Tuy vào giai đoạn kết thúc đã xảy ra những vụ đụng độ giữa các thanh niên mang khẩu trang với lực lượng cảnh sát chống bạo động, nhưng suốt cả ngày cuộc biểu tình đã diễn ra một cách ôn hòa. Ngọn triều dâng màu trắng kéo dài nhiều kilomet trên mặt đường trải nhựa, trong bầu không khí nóng ẩm khó chịu của miền nhiệt đới.

Cô bé Fiona Lau, 15 tuổi nói : "Ngay cả trước dự luật này, đã có vụ các nhà xuất bản bị bắt cóc rồi. Một khi nó được thông qua, tình hình chúng tôi sẽ trở nên bi kịch. Chúng tôi không thể ngồi yên". Chan Sze Chai, thành viên một nghiệp đoàn sinh viên tố cáo : "Chính quyền Hồng Kông không hề bình đẳng với Trung Quốc".

Bắt bớ vì mục đích chính trị

Đối với sinh viên này, nếu Bắc Kinh yêu cầu dẫn độ một nhà ly khai hay muốn dùng biện pháp truy tố để dập tắt những tiếng nói đối lập, "thì chính quyền Hồng Kông chỉ có việc thi hành. Người dân Hồng Kông không thể nào tin tưởng vào chính quyền Trung Quốc và các lãnh đạo đặc khu".

Shaun Martin, một người Anh sống tại Hồng Kông từ 5 năm qua, nói rằng anh xuống đường biểu tình vì Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada ngay sau khi Vancouver bắt một nhà lãnh đạo công ty Hoa Vi (Huawei) của Trung Quốc. Theo anh, nếu dự luật dẫn độ được thông qua, không có gì ngăn cản Hồng Kông trở thành nơi diễn ra những vụ bắt bớ mang tính chính trị, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và một số cường quốc phương Tây đang xấu đi. Martin giải thích : "Những người lao động nước ngoài như tôi thực sự lo ngại Trung Quốc sẽ bắt giữ công dân một số nước để trả đũa".

Ngay cả khi màn đêm buông xuống, không khí trong đám đông vẫn mang vẻ lễ hội. Họ nồng nhiệt vỗ tay khi nghe loan báo con số người tham dự. Jimmy Shun, một trong những nhà tổ chức nói : "Hồng Kông đã viết nên lịch sử".

Nhưng đến khuya, tình hình xấu dần đi với các vụ đụng độ giữa các nhà đấu tranh trẻ tuổi, khuôn mặt giấu sau những chiếc khẩu trang, và cảnh sát sử dụng hơi cay.

Thất bại của "Cách mạng Dù", phong trào đòi dân chủ quy mô đã làm tê liệt Hồng Kông trong nhiều tuần lễ hồi cuối năm 2014, đã mang lại hậu quả là một bộ phận giới trẻ trở nên cứng rắn hơn, họ không còn tin vào những cuộc biểu tình ôn hòa. Một số nay còn đòi độc lập, điều mà với Bắc Kinh tuyệt đối là lằn ranh đỏ.

Philip Leung, 23 tuổi, trước những cảnh tượng xô xát với cảnh sát vào buổi tối, đã đặt câu hỏi : "Nếu chính quyền tiếp tục làm ngơ trước ý kiến của hơn một triệu người, làm thế nào có thể nói rằng Hồng Kông là một lãnh thổ tự do ?"

Thụy My

******************

Dân Hồng Kông chống luật dẫn độ : Bắc Kinh cáo buộc "thế lực thù địch" (RFI, 10/06/2019)

Cho dù hơn một triệu người Hồng Kông xuống đường phản đối hôm 09/06/2019 Bắc Kinh khẳng định "ủng hộ" dự luật dẫn độ và cáo buộc các thế lực chống Trung Quốc âm mưu gây rối loạn. Đó là tuyên bố của Cảnh Sảng, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong cuộc họp báo sáng ngày 10/06/2019.

hongkong4

Hơn một triệu người dân Hồng Kông xuống đường chống luật dẫn độ về Hoa Lục. Ảnh ngày 09/06/2019.© Reuters

Đây cũng là luận điểm được đăng tải trên hai tờ báo của Đảng tại Bắc Kinh.

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường thuật :

Sự thông đồng giữa phe theo dân chủ và Tây phương không làm tình thế ở Hồng Kông thay đổi. Xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo đưa lên mạng trong đêm khẳng định như vậy. Cũng trong chiều hướng này, Nhân Dân Nhật Báo lên án đối lập Hồng Kông và các thế lực đồng minh bên ngoài tìm cách gieo rắc hỗn loạn. Thế lực thù địch nước ngoài là cụm từ mà báo chí Nhà nước Trung Quốc thường xuyên sử dụng mỗi khi tình hình căng thẳng tương tự như các thông cáo của bộ Ngoại Giao yêu cầu đừng can thiệp vào nội tình Trung Quốc.

Mặt khác, từ Nhân Dân Nhật Báo, Tân Hoa xã cho đến toàn thể báo chí Hoa lục rõ ràng là đã quên gửi phóng viên sang Hồng Kông theo dõi, đưa tin về cuộc tuần hành tràn ngập sáu làn giao thông của đại lộ Hennessy Road và biển người tại quận Loan Tể (Wan Chai) hôm Chủ Nhật. Không một chữ cũng không một bức ảnh trên các mạng xã hội tại Hoa lục. Ngược lại, chỉ có kiểm duyệt là được siết chặt hơn.

Từ ba ngày nay, trang mạng của Washington Post và Guardian bị đưa vào danh sách đen các cơ quan truyền thông quốc tế bị internet Trung Quốc phong tỏa. Sáng nay, trang chủ của BBC chìm trong bức màn đen sau khi đưa tin về cuộc biểu tình ở Hồng Kông chống sự luật dẫn độ.

Tú Anh

********************

Hơn một triệu người biểu tình, chính quyền Hồng Kông duy trì dự luật dẫn độ (RFI, 10/06/2019)

Bất chấp cuộc biểu tình phản đối rầm rộ của người dân Hồng Kông hôm 09/06/2019, chính quyền đặc khu Hồng Kông tái khẳng định quyết tâm thông qua dự luật cho phép dẫn độ qua Trung Quốc. Dự luật này sẽ được đưa ra biểu quyết vào ngày 12/06/2019.

hongkong5

Lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, họp báo tuyên bố duy trì dự luật dẫn độ sang Hoa Lục. Ảnh ngày 10/06/2019.Reuters

Với một Nghị Viện trong đó phe thân Bắc Kinh nắm đa số, dự luật gây tranh cãi này chắc chắn sẽ được thông qua.

Thông tín viên RFI Florence de Changy phân tích từ Hồng Kông :

"Điều mà nhiều người biểu tình tối hôm qua e ngại đã biến thành sự thật. Thái độ của chính quyền Hồng Kông có vẻ không mảy may suy suyển.

Phản ứng chính thức đầu tiên đã được tung ra ngay từ tối qua, dưới dạng thông cáo ngắn gọn, khẳng định quyết tâm không thay đổi hướng đi của chính quyền.

Chính vì phản ứng đó mà bạo động đã bùng lên bên ngoài trụ sở Nghị Viện Hồng Kông, nhiều vụ xô xát đã xẩy ra, cảnh sát đã dùng hơi cay và dùi cui khiến cho một vài người bị thương nhẹ.

Vào trưa nay, đến lượt lãnh đạo chính quyền Hồng Kông lên tiếng. Không một chút bất ngờ nào, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tái khẳng định ý muốn cho Nghị Viện Hồng Kông thông qua dự luật mà bản thân bà cho là rất quan trọng, nhân khóa họp toàn thể vào Thứ Tư tới đây. Mục tiêu của bà là dự luật phải được thông qua trước kỳ nghỉ hè này.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng cho biết là không hề có ý định từ chức, như đòi hỏi được người biểu tình hô vang khi tuần hành.

Vào hôm , trong lúc báo chí Hồng Kông phân tích cuộc biểu tình lịch sử vừa qua, phe đấu tranh dân chủ tại Hồng Kông đang suy nghĩ về bước đi kế tiếp. Câu hỏi đặt ra là họ có thể làm gì hơn, khi mà một cuộc biểu tình có quy mô rầm rộ như hôm qua lại không tác động được lên chính quyền.

Theo ban tổ chức, hơn một triệu người đã cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ ngày Chủ Nhật 09/06/2019. Cảnh sát Hồng Kông đưa ra con số 240.000. Đây là cuộc biểu tình lớn thứ hai tại Hồng Kông từ ngày vùng lãnh thổ này trở về dưới chủ quyền Trung Quốc vào năm 1997.

Đối lập Hồng Kông đã kêu gọi người dân xuống đường trở lại vào Thứ Tư 12/06, ngày Nghị Viện Hồng Kông biểu quyết dự luật cho dẫn độ về Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

*****************

Bất chấp phản đối, Hong Kong quyết thúc đẩy dự luật dẫn độ sang Trung Quốc (VOA, 10/06/2019)

Hôm 10/6, trưởng đc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên b sẽ kiên quyết thúc đy d lut sa đi đ dn đ nghi phm sang Trung Quc đi lc xét x, bt chp hàng trăm nghìn người đã biu tình phn đi hôm 9/6, theo Reuters.

hongkong6

Người dân Hong Kong biu tình phn đi d lut dn đ sang Trung Quc, h giơ biu ng có hình bà Đc khu trưởng Carie Lam hôm 9/10/2019.

Hôm 10/6, cảnh sát chng bo đng đã đng quanh cơ quan lp pháp Hong Kong và đánh tr hàng trăm người biu tình còn lưu li sau cuc tun hành ôn hòa hôm 9/6, mà theo các nhà t chc cho biết có hơn mt triu người tham gia. Đây là cuc biu tình ln k t khi Hong Kong được Anh trao tr cho Trung Quc vào năm 1997.

"Tôi không nghĩ rằng vic rút khỏi d lut này là mt quyết đnh thích hp hin nay vì d lut này có các mc tiêu rt quan trng", bà Lam nói vi các phóng viên.

Bà nói thêm : "Trong khi chúng tôi tiếp tc thc hin công tác truyn thông và gii thích, có rt ít kh năng trì hoãn d luật này. Vic trì hoãn s ch gây thêm lo lng và chia r trong xã hi".

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng phát biu ti mt cuc hp báo hôm 10/6 rng Bc Kinh s tiếp tc ng h d lut dn đ.

"Chúng tôi kiên quyết phn đi nhng li nói và hành động sai trái ca bt kỳ thế lc nước ngoài nào can thip vào các vn đ lp pháp ca Đc khu Hong Kong", ông Sng nói.

Một quan chc Hoa Kỳ cho Reuters biết, Washington đang theo dõi cht ch tình hình Hong Kong, nhn mnh rng Hoa Kỳ đt nghi vấn v lòng tin ca người dân Hong Kong vào tương lai ca chính sách "mt quc gia, hai chế đ".

Quan chức Hoa Kỳ nói thêm : "Qua đó cho thy người dân Hong Kong trân trng quyn t ch ca h đến mc nào và h mong mun duy trì nó đến mc nào".

*****************

Hồng Kông : Chống luật dẫn độ sang Hoa lục, nửa triệu người xuống đường (RFI, 09/06/2019)

Đường phố Hồng Kông hôm 09/06/2019 tràn ngập dù vàng, ít nhất nửa triệu người tham gia một cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy kể từ 2003 với biểu ngữ "chống dẫn độ, chống luật ma quỷ". Bị sức ép của Bắc Kinh, chính quyền đặc khu chuẩn bị ban hành dự luật cho phép toà án Trung Quốc xét xử nghi can Hồng Kông.

hongkong7

(Ảnh minh họa) - Người biểu tình Hồng Kông hóa trang diễn cảnh cảnh sát Trung Quốc dẫn giải nghi can Hồng Kông, ngày 28/04/2019. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Theo AFP, từ nhiều năm nay, tuy không có luật dẫn độ, một số công dân Hồng Kông, trong đó có hai chủ nhân và ba nhân viên của một nhà xuất bản, đã bị bắt cóc khi đi du lịch. Dự luật dẫn độ do phe thân Bắc Kinh đề xuất, cho phép công lý một chiều của Trung Quốc đè lên luật pháp Hồng Kông làm dân chúng địa phương nổi giận thêm. Mạng xã hội được huy động kêu gọi dân chúng tham gia biểu tình, ký tên vào thư phản kháng Trung Quốc can dự vào luật lệ Hồng Kông.

Theo AFP và Reuters, chưa đến giờ biểu tình được ấn định lúc 15 giờ giờ địa phương nhưng đã có hàng chục ngàn người khắp các ngả đường mang dù vàng, biểu tượng của phong trào "chiếm đóng trung hoàn" năm 2014, kéo nhau về công viên Victoria, theo lời kêu gọi của các tổ chức nhân quyền, tôn giáo, kinh tế gia và luật gia.

Thông tín viên RFI Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :

"Bây giờ là giờ cuối của cuộc biểu tình. Người ta nói đến con số 700.000 người tham gia xuống đường, kéo đến trước trụ sở trưởng đặc khu hành chính và Nghị Viện Hồng Kông. Như thế, đây là cuộc biểu tình lớn nhất chưa từng thấy tại Hồng Kông từ khi Anh Quốc trao trả nhượng địa cho Trung Quốc từ năm 1997. Với quy mô này, cuộc xuống đường hôm cũng là một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ mà chính quyền đặc khu cũng như các dân biểu Hồng Kông sắp tranh luận về dự luật dẫn độ vào thứ Tư tới không thể xem thường.

Nhưng trong đoàn biểu tình cũng có người hoài nghi hiệu năng của cuộc biểu tình có thể làm lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, người được Bắc Kinh ủng hộ triệt để, thay đổi ý kiến hay không. Tuy nhiên, người biểu tình rất hãnh diện là đã sử dụng vũ khí cuối cùng, quyền tự do của mình, để phát biểu quan điểm đối kháng với Trung Quốc".

Tú Anh

Quay lại trang chủ
Read 454 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)