Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hồi kết của nền văn hóa chính trị từng một thời sôi động của Hong Kong đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Đài Loan.

hongkong1

Xe buýt vận động cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông ngày 10 tháng 12. Không có ứng cử viên đối lập nào được phép tranh cử, mức độ nhiệt tình đối với các cuộc thăm dò ở mức thấp

Bạn tôi chỉ vào một con phố đông đúc ở Hong Kong. "Mọi chuyện không còn như trước nữa," anh nói về khung cảnh bên ngoài lối ra North Point của hệ thống vận tải công cộng. "Trước đây, khi chúng tôi tổ chức bầu cử, anh sẽ thấy rất nhiều biểu ngữ" của các đảng chính trị cạnh tranh nhau. Giờ đây, chỉ có bốn lá cờ nói về các cuộc bầu cử địa phương được treo trên lan can dọc phố King’s Road. Một nhân viên mặc áo khoác đỏ của đảng thân Trung Quốc cố gắng trao cho người qua đường những tờ rơi giới thiệu các ứng viên đã được chính thức tuyển chọn, nhưng ít ai chịu nhận.

Hong Kong chưa bao giờ là một nền dân chủ, nhưng nó có nhiều đặc điểm của một nền dân chủ : tự do ngôn luận, tư pháp độc lập, và bầu cử ở mức hạn chế. Trước đây, bất kỳ ai cũng có thể ra tranh cử, nhưng bây giờ, chính quyền đặc khu – mà đứng sau là chính phủ Trung Quốc – sẽ quyết định ai mới có cơ hội chiến thắng, và điều này đã cản trở tiến trình dân chủ ở Hong Kong. Nó cũng là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy những gì đang xảy ra ở đây có thể trở thành câu chuyện cảnh báo cho mục tiêu tiếp theo trong tầm nhìn bành trướng của Trung Quốc : Đài Loan.

Các quan chức ca ngợi sự "ổn định và thịnh vượng" của Hong Kong, nhưng người dân lại tỏ ý bất bình, không chỉ về thiếu hụt dân chủ, mà còn về rắc rối kinh tế, thị trường bất động sản thu hẹp, nền tư pháp suy yếu, tỷ lệ tội phạm gia tăng, làn sóng di cư hàng loạt, hệ thống quản lý yếu kém, chế độ nhân tài bị huỷ hoại, lo ngại đàn áp an ninh, giáo dục "lòng yêu nước" quá lố, và mất tự do báo chí. Những điều này khiến cho "tấm gương" về ý nghĩa của "việc thống nhất" với Trung Quốc ngày càng trở nên kém hấp dẫn đối với Đài Loan.

"Hong Kong hiện không có bất kỳ chính trị gia đối lập nào, không có báo chí tự do, không có tổ chức xã hội dân sự, và không có hiệp hội sinh viên. Mọi thứ đã bị xóa sổ và san bằng, không có nhà bất đồng chính kiến nào được phép lên tiếng, và nhiều người đã bị bắt giữ, nhiều nhà lãnh đạo vẫn ở trong tù… hoặc đang sống lưu vong," Giáo sư Hà Minh Tú của Đại học Quốc gia Đài Loan, tác giả của một cuốn sách về phong trào xã hội Hong Kong, nhận định. "…Thay vì tiến tới dân chủ, chúng ta đang chứng kiến sự thụt lùi về dưới sự kiểm soát của Trung Quốc đại lục. Điều đó rất đáng lo ngại".

Mô tả nền dân chủ của Đài Loan như một "mối đe dọa hiện hữu" đối với hệ thống của Trung Quốc, ông nói ý tưởng về một thỏa thuận hòa bình với Trung Quốc là "hoàn toàn lố bịch, bởi khi nhìn vào những gì đã xảy ra ở Hong Kong, chúng ta thấy rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh sẽ không giữ lời hứa. Bất kỳ thỏa thuận nào cũng chỉ là… một tài liệu vô dụng… họ có thể dễ dàng sửa đổi theo ý mình".

hongkong2

Một người vận động phát tờ rơi chính trị của một ứng viên trong cuộc bầu cử Hội đồng Quận ở Hong Kong. ©Neal Robbins.

Trở lại Hong Kong sau 30 năm, tôi thấy nơi đây vẫn đông đúc và hối hả, nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng cho sự cai trị của Trung Quốc : các biển quảng cáo có mặt khắp nơi để chúc mừng "kỷ niệm 74 năm" của Đảng cộng sản Trung Quốc. Khi tôi lần đầu tiên đến Hong Kong với tư cách là phóng viên nước ngoài vào đầu thập niên 1980, mọi người đã tự hỏi liệu Trung Quốc theo chủ nghĩa quân bình cực đoan có "giết chết con gà đẻ trứng vàng" khi tiếp quản thuộc địa của Anh vào năm 1997 hay không. Ngày nay, câu hỏi về con gà đẻ trứng vàng lại đến từ việc Bắc Kinh chuyển hướng sang chủ nghĩa độc tài cứng rắn.

Những nỗ lực nhằm trấn áp Hong Kong bằng các giới hạn về quyền bầu cử và luật dẫn độ hà khắc đã dẫn đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ vào năm 2014 và 2019, và phản ứng của Trung Quốc xuất phát từ lo ngại ở Bắc Kinh rằng các cuộc nổi dậy ở Hong Kong sẽ lan rộng. Trung Quốc đã can thiệp dứt khoát vào năm 2020, áp đặt các hạn chế trên diện rộng vốn được nêu trong Luật An ninh Quốc gia. Họ cũng tìm cách "ấn định" các cuộc bầu cử để đảm bảo các ứng viên được chấp thuận sẽ chiếm đa số, và mọi hành động hoặc phát biểu bị coi là làm suy yếu quyền lực của chính phủ – bao gồm ủng hộ độc lập, khủng bố, thông đồng với các lực lượng nước ngoài (tất cả đều được định nghĩa một cách mơ hồ) – đều bị cho là vi phạm phát luật. Được thực thi cùng với các án tù nghiêm khắc cho người vi phạm, đạo luật này đã dẫn đến hàng trăm vụ bắt giữ và bỏ tù.

Ngoài ra, Luật An ninh Quốc gia cũng xem việc người Hong Kong trò chuyện với một nhà báo nước ngoài là bất hợp pháp (hành động này có thể bị coi là "thông đồng" với các lực lượng nước ngoài). Thông qua một vài bên trung gian, tôi đã liên hệ trước với khoảng một chục người Hong Kong, những người có thể đại diện cho dư luận, nhưng vì sẽ "mất tất cả mà chẳng được gì" khi lên tiếng, nên họ đã từ chối phỏng vấn.

Hiểu rằng tôi khó có thể gặp gỡ thoải mái với các nguồn tin – hoặc thậm chí là những người dân bình thường – trước khi đến Hong Kong, tôi đã phỏng vấn một số nhà hoạt động lưu vong, những người có thể phát biểu công khai ở Vương quốc Anh và Đài Loan, để chí ít cũng có thể thu thập quan điểm đối lập tự do.

Ở Đài Loan, tôi đã nói chuyện với Trần Kiến Dân, một trong những kiến trúc sư của Phong trào Ô dù năm 2014, người nói rằng cam kết "một quốc gia, hai chế độ" năm 1984 của Trung Quốc đối với quyền tự trị của Hong Kong đã "phá sản". Sau 16 tháng ngồi tù ở Hong Kong vì vai trò của mình trong các cuộc biểu tình, Trần, hiện là một nhà xã hội học của Đại học Quốc lập Chính trị, có một lời khuyên cho Đài Loan : "Hãy học từ bài học Hong Kong. Đừng tin bất kỳ lời hứa nào".

Cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Lý Vĩnh Đạt, người đã rời Hong Kong để đến Anh sau khi được mật báo rằng ông sắp bị bắt, cũng có nhận xét tương tự. Lý than thở rằng Tuyên bố chung Trung-Anh – theo đó Trung Quốc cam kết giữ nguyên hệ thống kinh tế và xã hội riêng của Hong Kong trong 50 năm – "giờ đã trở nên vô dụng". "Khi hoàn cảnh thay đổi, khi Đảng cộng sản Trung Quốc không còn cần sự giúp đỡ của các bạn, thì họ sẽ thay đổi… Tôi muốn nói với các anh chị em Đài Loan : Đừng tin những gì Đảng cộng sản Trung Quốc nói".

Ở Hong Kong, tôi đã xoay sở để có thể nói chuyện riêng với một số nhân vật địa phương, nhưng rất ít chính trị gia độc lập – những người không ở tù, không ở nước ngoài, hoặc chưa rời bỏ chính trường – chịu lên tiếng. Lưu Huệ Khanh (Emily Lau), nhà lập pháp của Đảng Dân chủ đã nghỉ hưu vào năm 2016, là một ngoại lệ. Bà kể rằng các nhà báo địa phương không dám nói chuyện với mình.

"Tôi không nghĩ quyền tự do ngôn luận ở Hong Kong là bằng 0, nhưng nhiều người sẽ nói với anh rằng họ đang lo lắng… Không ai biết được điều gì, đó chính là vấn đề của… Luật An ninh Quốc gia," bà giải thích, "Không chỉ tôi, mà các doanh nhân, Phòng Thương mại, những người có chuyên môn, các chính trị gia, tất cả họ đều nói rằng ranh giới không rõ ràng.… Anh không biết khi nào mình đã vượt quá giới hạn". Trong một môi trường kiểu "nồi áp suất" như vậy, người ta "tự kiểm duyệt" để tránh gặp rắc rối, bà nói.

Đối với Đài Loan, Lưu lại có quan điểm "thực dụng," gợi ý rằng tương lai của Đài Loan có thể khác với Hong Kong. "Trung Quốc có thể chấp nhận nhiều điều hơn trong trường hợp Đài Loan. Họ nói Đài Loan có thể giữ quân đội," nên bất kỳ thỏa thuận nào cũng sẽ phụ thuộc vào "khả năng thương lượng mà họ có… Nếu người Đài Loan chỉ đơn giản không muốn nói chuyện, nếu họ chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng, nếu họ chỉ muốn nói ‘Đừng đụng vào chúng tôi… chúng tôi không muốn thống nhất…’ Họ sẽ phải tìm cách nói với Trung Quốc và hy vọng Trung Quốc sẽ không tấn công họ".

Lưu lập luận rằng thỏa thuận "một quốc gia, hai chế độ" đã biến mất ở Hong Kong chí ít là kể từ năm 2019. "Nhiều người sẽ nói rằng hầu hết các quyết định lớn được đưa ra ở đây đều có sự chấp thuận của Bắc Kinh". Không có ứng viên nào đến từ các đảng ủng hộ dân chủ được chấp thuận ra tranh cử trong cuộc bầu cử Hội đồng Quận ngày 10/12, và điều đó khiến Lưu lo lắng.

Bà nhận xét "Chính phủ đang… sống trong cái kén của riêng mình, nơi tất cả mọi người đều tự nhủ, ‘Chúng ta đang làm rất tốt.’ Nếu không có phe đối lập, tôi không nghĩ sẽ có quản trị tốt".

hongkong3

Một người vận động phát tờ rơi chính trị của một ứng viên trong cuộc bầu cử Hội đồng Quận ở Hong Kong. ©Neal Robbins.

Nhà lập pháp Hong Kong và thành viên Hội đồng Điều hành thân Bắc Kinh Đường Gia Hoa (Ronny Tong) lại cho rằng vấn đề dân chủ không thực sự quan trọng. "Trung Quốc ngày nay không có dân chủ, nhưng tôi nghĩ chất lượng quản trị của họ không tệ". Ông lập luận rằng các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 2019 "hoàn toàn không liên quan gì đến dân chủ". Theo ông, "những kẻ gây rối" được khuyến khích bởi "các thế lực chính trị ngoại bang" đã thúc đẩy "tình trạng vô chính phủ".

Lời kêu gọi của Lưu và nhiều người khác, về một cuộc điều tra độc lập để xác minh sự thật đằng sau những cáo buộc này, và điều tra vai trò bị cáo buộc của những kẻ kích động bạo loạn và xã hội đen nhận tiền từ Trung Quốc, đã bị phớt lờ.

Làn sóng biểu tình năm 2019 bắt đầu với việc phản đối luật dẫn độ mà chính phủ Hong Kong muốn thông qua, theo đó cho phép người Hong Kong bị xét xử và bỏ tù ở Trung Quốc, nhưng những người biểu tình đã sớm bổ sung những lời kêu gọi dân chủ rộng hơn. Phía Đài Loan đã phản ứng ngay lập tức trước vụ đàn áp ở Hong Kong, vốn diễn ra ngay trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 ở Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn, khi đó đang tranh cử nhiệm kỳ thứ hai, đã lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong.

Theo Đường, những lời hứa của Bắc Kinh trước khi tiếp quản Hong Kong đã bị hiểu lầm. Ông nói Hong Kong chỉ có thể mong đợi quyền tự chủ cao hơn so với các thành phố khác của Trung Quốc, chứ không phải quyền tự chủ "tuyệt đối". Mọi thứ phải dựa vào "đối thoại và xây dựng sự đồng thuận" với Bắc Kinh.

Về luật an ninh, ông nói rằng chưa có ai bị truy tố vì những gì họ nói hoặc tin tưởng, mà chỉ có những người bị truy tố vì đã phạm tội. Ông nói : "Việc tự kiểm duyệt" hiện nay chỉ là mọi người "cẩn thận hơn… chứ không có hạn chế quyền tự do ngôn luận nào cả… Đây là một thỏa hiệp vẹn cả đôi đường," ở chỗ Hong Kong đã "trở về với đất mẹ, nhưng đồng thời chúng tôi vẫn được hưởng nhiều tự do hơn người dân đại lục".

Đối với Đường, mô hình này có thể là "khởi đầu tốt cho Đài Loan".

Nhưng mô hình đó khá là khắc nghiệt. Hệ thống bầu cử bị kiểm soát bởi những "người yêu nước" do Trung Quốc chỉ định. Và các cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020, khi phe đối lập dẫn trước, đã dẫn đến việc bỏ tù 47 ứng viên. Các buổi cầu nguyện dưới ánh nến để kỷ niệm Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 đã bị cấm và các nhóm xã hội dân sự – bao gồm cả các liên đoàn lao động – đã bị giải tán. Chương trình giáo dục lòng yêu nước đã giới thiệu một loạt sách giáo khoa lịch sử mới, cũng như yêu cầu báo cáo các hành vi vi phạm quy định an ninh.

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Tờ Hong Kong Free Press, ấn phẩm tiếng Anh độc lập duy nhất còn lại, đã cố gắng hết sức để đưa tin, nhưng không ai biết "những câu chuyện nào đã bị tự kiểm duyệt và sẽ không bao giờ xuất hiện," theo lời biên tập viên Tom Grundy.

Đối với Đài Loan, trên hết, sự im lặng này thật đáng suy ngẫm.

Neal E. Robbins

Nguyên tác : "Hong Kong’s Choiceless Elections : A Cautionary Tale for Taiwan," The Diplomat, 4/12/2023

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 12/12/2023

Neal E. Robbins là nhà báo tự do, hiện sống tại Cambridge, Anh. Ông từng là phóng viên nước ngoài tại Hong Kong, Đài Loan, Ấn Độ, và Vương quốc Anh. Ông là học giả thỉnh giảng tại Học viện Báo chí sau Đại học, thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan tới tháng 1/2024.

Published in Diễn đàn

AFP hôm 03/02/2021 dẫn thông báo của chính quyền Đài Bắc cho biết trong bối cảnh khủng hoảng chính trị xã hội do chính quyền Bắc Kinh siết chặt quản lý, năm 2020 đã có gần 11.000 người Hồng Kông di cư sang Đài Loan.

hongkong1

Thành phố Cao Hùng - Đài Loan. Ảnh chụp ngày 26/01/2021.  Reuters - ANN WANG

Theo thống kê của Cơ quan di trú Đài Loan, tổng cộng có 10.813 người Hồng Kông được cấp thẻ lưu trú ngắn hạn tại Đài Loan. Con số này tăng gần gấp đôi so với hồi 2019.

Từ lâu nay, Đài Loan vẫn luôn là nơi mà những người dân Hồng Kông muốn có một cuộc sống bình yên tự do hơn tìm đến, nhất là khi Hồng Kông có những biến động chính trị xã hội. Năm 2014 khi nổ ra phong trào "Dù Vàng" đòi dân chủ và chống lại sự thao túng cai trị của Hoa Lục, hơn 7.000 người Hồng Kông đã bỏ sang Đài Loan cư trú.

Theo nhật báo Liberty Times của Đài Loan, số người Hồng Kông di cư sang Đài Loan năm ngoái có thể còn cao hơn nữa nếu không bị chính quyền Bắc Kinh cũng như tại Hồng Kông tìm mọi cách ngăn chặn. Tháng 12/2020, tòa án Trung Quốc đã đưa ra xử và kết án tù 12 nhà hoạt động vượt biên sang Đài Loan bị tuần duyên Trung Quốc bắt trên biển từ hồi tháng 8 năm ngoái.

Trên nguyên tắc Đài loan không có chính sách đón nhận di dân tị nạn vì lo ngại sẽ có làn sóng người ồ ạt đổ đến từ Hoa lục. Tuy nhiên những người Hồng Kông vẫn có thể xin định cư tại Đài Loan theo một số quy chế khác, chẳng hạn như bằng visa đầu tư.

Từ khi Bắc Kinh quyết định thắt chặt hơn nữa quản lý đời sống chính trị tại đặc khu hành chính, nhất là việc áp đặt luật an ninh quốc gia hồi tháng 7/2020, làn sóng người Hồng Kông chạy sang Đài Loan tăng rõ rệt, trong đó có nhiều nhà hoạt động dân chủ chạy trốn đàn áp, truy bức của chính quyền.

Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn, người chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh, đã hứa ủng hộ những người đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông. Năm ngoái bà đã cho thành lập một cơ quan chuyên trách lo vấn đề người Hồng Kông di cư sang Đài Loan.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Hồng Kông tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn bất chấp lệnh cấm (RFI, 04/06/2020)

Viện cớ dịch Covid-19, cảnh sát Hồng Kông lần đầu tiên từ ba thập niên qua, cấm tổ chức đêm canh thức tại công viên Victoria, tưởng niệm cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn ngày 04/06/1989. Dù vậy dân Hồng Kông dự trù thắp nến vào lúc 8 giờ tối nay, ở rải rác trên toàn lãnh thổ đặc khu hành chính này.

thienanmon1

Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đàn áp phong trào dân chủ Thiên An Môn, Hồng Kông, ngày 03/06/2020 Reuters - Tyrone Siu

Trong đêm mồng 3 rạng sáng ngày 04/06/1989 chính quyền Bắc Kinh huy động quân đội và xe tăng giải tán hàng ngàn sinh viên biểu tình đòi dân chủ tại khu vực Thiên An Môn. Phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh đã bị đàn áp đẫm máu. Từ đó đến nay, đây luôn là đề tài cấm kỵ tại Hoa lục. Hồng Kông là phần lãnh thổ Trung Quốc duy nhất hàng năm vẫn tổ chức đêm canh thức, với hàng trăm ngàn người tham dự tưởng nhớ các nạn nhân Thiên An Môn. Nhưng năm nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, thêm vào đó là luật an ninh quốc gia nhằm tái lập trật tư tại Hồng Kông vừa được Quốc Hội Trung Quốc thông qua, đang đặt ra nhiều thách thức cho ban tổ chức.

Thông tín viên Florence de Changy tại Hồng Kông cho biết thêm :

"Covid-19 là cái cớ để biện minh cho quyết định cấm tổ chức đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trong khi đó thì trường học đã được mở cửa lại từ lâu và mọi hoạt động kinh tế đã được trở lại bình thường như trước.

Từ 30 năm nay, kể cả trong những điều kiện thời tiết tệ hại nhất, Hồng Kông không quên tưởng niệm những sinh viên Trung Quốc thiệt mạng vì đã can đảm và một cách ôn hòa đòi Đảng cộng sản Trung Quốc nới lỏng các quyền tự do. Dù vậy dân cư Hồng Kông vẫn trung thành với truyền thống vốn có, nhưng bằng một cách khác. Ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk Yan) đồng sáng lập Liên minh Hồng Kông hỗ trợ phong trào dân chủ yêu nước tại Hoa lục, từ năm 1990, hàng năm, hiệp hội này vẫn tổ chức đêm canh thức giải thích : "Chúng tôi tiếp tục thắp nến ở khắp lãnh thổ Hồng Kông trong đêm canh thức. Không chỉ đơn thuần ở công viên Victoria, bởi vì chúng tôi bị cấm tập họp như bình thường. Dù vậy, đương nhiên một số người cũng sẽ đến địa điểm này và chúng tôi khuyến khích mọi người tự chọn nơi thắp nến. Khoảng 100 quầy sẽ được dựng lên ở khắp nơi để cung cấp nến cho mọi người. Hy vọng là mọi người có thể cùng đến với chúng tôi với một ngọn nến, và kể cả hưởng ứng phong trào qua mạng internet vào lúc 8 giờ tối".

Ngoài ra, ban tổ chức tin chắc rằng với luật an ninh Hồng Kông đang được Bắc Kinh soạn thảo, trong tương lai, những đêm canh thức tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn sẽ bị xếp vào danh sách những hoạt động chống đối chế độ và như vậy sẽ bị cấm".

Dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc 

Nghị Viện Hồng Kông trên nguyên tắc chiều ngày 04/06/2020 biểu quyết về dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Tuy nhiên phiên họp đã bị gián đoạn do sự cố một dân biểu thuộc phe đối lập ném hỗn hợp phân bón với mùi nồng nặc ngay trong tòa nhà của Nghị Viện. Hành động này nhằm phản đối chính quyền Hồng Kông cấm cho tổ chức buổi tưởng niệm nạn nhân phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh.

Nhân kỷ niệm 31 năm biến cố Thiên An Môn, tại Hoa Kỳ, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 03/04/2020 đã tiếp 4 thành viên tham gia phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc hồi năm 1989. Thủ tướng Anh, Boris Johnson trên báo The Times ngày 03/06/2020 nhấn mạnh "Hồng Kông thành công là nhờ dân cư vùng lãnh thổ này được tự do" và Luân Đôn sẽ không bao giờ "bỏ rơi người dân Hồng Kông, vùng đất từng là thuộc địa cũ của nước Anh".

Thanh Hà

***********************

Người Hong Kong tìm cách kỷ niệm ‘lần cuối’ cuộc thảm sát Thiên An Môn (VOA, 04/06/2020)

Bất chp lnh cm ca cnh sát, hàng ngàn người Hong Kong hôm 4/6 t tp thp nến tưởng nim cuc đàn áp dân ch đm máu ti Qung trường Thiên An Môn ở Bc Kinh vào năm 1989, đng thi cáo buc chính quyn Trung Quc bóp nght các quyn t do trên lãnh th bán t tr ca h, theo Reuters.

thienanmon2

Hàng ngàn người Hong Kong thp nến tưởng nim v thm sát Thiên An Môn công viên Victoria vào ti 4/6/2020.

Tụ hp ti Công viên Victoria, mt s người Hong Kong đã hô vang các khu hiu như "Chm dt đc đng cm quyn", "Dân ch cho Trung Quc ngay bây gi"… trong lúc vn tuân th các quy đnh giãn cách xã hi do dch Covid-19.

Vào ngày 4/6/1989, quân đội và xe tăng Trung Quốc đã n súng vào nhng người biu tình ng h dân ch Bc Kinh. Ước tính s người chết có th t vài trăm đến vài nghìn người.

Mọi năm, người Hong Kong vn t chc các bui l tưởng nim biến c này. Nhưng năm nay, cnh sát Hong Kong vin lý do các quy định hin hành v vic hn chế các cuc t hp đông người do đi dch Covid-19 nên t chi cp phép biu tình. Nhiu người cho rng đây ch là cái c vì các khu mua sm, tàu đin ngm và công viên trong thành ph đã được m ca nhiu tun trước.

Cảnh sát nói vi truyn thông đa phương rng 3.000 sĩ quan chng bo đng s được trin khai đ ngăn chn các l bui k nim nh hoc ngu hng.

Lễ tưởng nim ti Hong Kong din ra trong bi cnh được xem là nhy cm, khi Bc Kinh va thông qua nghị quyết v d lut an ninh quc gia mi đi vi Hong Kong, trong đó hình s hóa nhng hành đng được xem là không tôn trng quc ca ca Trung Quc.

Trong khi tìm cách tổ chc bui thp nến hoc tưởng nim trên mng xã hi, nhiu người e rng đây s là ln cuối cùng người dân Hong Kong có th công khai tưởng nim biến c Thiên An Môn.

Liên Hiệp Châu Âu đã lên tiếng kêu gi Trung Quc cho phép người dân Hong Kong và Ma Cao - mt thành ph bán t tr khác ca Trung Quc - được tưởng nim cuc đàn áp như là một biểu hiu v bo đm các quyn t do ca người dân.

Trong khi đó, Bộ Ngoi giao Hoa Kỳ bày t thương tiếc đi vi các nn nhân Thiên An Môn và đng hành vi nhng người Trung Quc yêu t do.

Đài Loan thì yêu cầu Trung Quc phi "xin li", và Bc Kinh nói đây là điều "vô nghĩa".

Viết trên trang Facebook cá nhân, Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn nói : "Ti Trung Quc, hàng năm ch có 364 ngày. Mt ngày đã b lãng quên. Tôi hy vng rng mi nơi trên trái đt, s không có mt ngày nào b biến mt thêm na. Và tôi cũng cầu chúc điu đó cho Hong Kong".

Published in Châu Á