Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc đề xuất giải pháp cho cuộc khủng hoảng Rohingya (RFI, 20/11/2017)

Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 19/11/2017 thông báo Bắc Kinh đề xuất một chương trình gồm ba giai đoạn để giải quyết cuộc khủng hoảng sắc dân Hồi giáo thiểu số Rohingya.

bk1

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại hội nghị Á-Âu (ASEM) thứ 13, tại Naypyidaw, Miến Điện, ngày 20/11/2017. Reuters/Stringer

Theo Reuters, trong chuyến thăm thủ đô Naypyidaw của Miến Điện, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã giải thích là sự nhất trí giữa Miến Điện và Bangladesh có thể cho phép hai quốc gia láng giềng tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Giai đoạn đầu tiên, theo đề xuất mà ngoại trưởng Vương Nghị viết trên website của bộ ngoại giao Trung Quốc, là lệnh hưu chiến giữa Miến Điện và Bangladesh. Sau đó, là các cuộc thảo luận song phương. Và cuối cùng, hai bên cần cùng làm việc để tháo gỡ xung đột về lâu dài.

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng hy vọng hai quốc gia láng giềng Miến Điện và Bangladesh sẽ sớm triển khai việc đưa người Rohingya Miến Điện hồi hương.

Thùy Dương

**********************

Rohingya, tâm điểm hội nghị ngoại trưởng Á-Âu ASEM (RFI, 20/11/2017)

Hội nghị cấp ngoại trưởng giữa Liên Hiệp Châu Âu và các đối tác Châu Á- ASEM lần thứ 13 mở ra trong hai ngày 20 và 21/11/2017 tại Naypyidaw, Miến Điện. Hồ sơ Rohingya là trọng tâm cuộc họp.

bk2

Người tị nạn Rohingya đến trại Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 19/11/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Federica Mogherini đánh giá "rất tích cực" về thiện chí của Naypidaw giải quyết khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á. Hơn 600.000 người tị nạn Rohingya đang sống trong những trại tạm cư ở Bangladesh.

Một cách chính thức, hồ sơ Rohingya không được nêu lên trong chương trình nghị sự, nhưng lại là tâm điểm của hội nghị ASEM. Trước khi khai mạc đối thoại Á- Âu, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Federica Mogherini hội kiến ngoại trưởng Miến Điện, Aung San Suu Kyi. Phát biểu với báo chí sau cuộc trao đổi với ngoại trưởng kiêm cố vấn Nhà nước Miến Điện, bà Federica Mogherini tỏ ra rất lạc quan về thiện chí của chính quyền Naypidaw để giải quyết khủng hoảng nhân đạo đã kéo dài từ cuối tháng 8/2017 :

"Đây là một cuộc trao đổi rất đáng khích lệ. Chúng tôi đã đề cập đến việc cần phải thực thi kế hoạch mang tên cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan và tôi đánh giá rất tích cựu quyết tâm của cố vấn nhà nước Miến Điện bà Aung San Suu Kyi để nhanh chóng đi theo hướng hày. Sau chuyến công tác tại Bangladesh và cuộc thảo luận với thủ tướng Bangladesh, tôi cho rằng, thực sự có khả năng Miến Điện và Bangadesh đạt được một thỏa thuận để cho phép người tị nạn Miến Điện hồi hương một cách an toàn. Liên Hiệp Châu Âu hỗ trợ tiến trình này và trong những tuần lễ sắp tới, Châu Âu sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết khủng hoảng. Nói tóm lại, chúng tôi kỳ vọng rất nhiều và phấn khởi sau cuộc trao đổi sáng nay".

Ngày 13/10/2017, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, với tư cách chủ tịch ủy ban về quyền của người Rohingya, trình bày một kế hoạch cho phép hơn một nửa triệu người Rohingya tị nạn trở về Miến Điện. Kế hoạch nói trên đã vấp phải sự chống đối của Trung Quốc, một trong 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An, và trong một chừng mực nào đó là của Nga.

Tới nay Liên Hiệp Châu Âu tránh gây sức ép lên chính quyền Miến Điện. Bruxelles lo ngại khủng hoảng Rohingya làm suy yếu tiến trình dân chủ hóa Miến Điện.

Pháp ủng hộ Aung San Suu Kyi

Làm việc với lãnh đạo ngành ngoại giao Miến Điện chiều nay, ngoại trưởng Pháp Jean- Yves Le Drian nhấn mạnh : trong "hoàn cảnh chính trị khó khăn" của đất nước, bà Aung San Suu Kyu "đã chấp nhận một cách rất can đảm các yêu cầu của Liên Hiệp Quốc" trên hồ sơ người Rohingya. Paris nhìn nhận : hồi hương người tị nạn Rohingya là công việc "dài hơi", là việc làm "khó khăn và có thể sẽ dẫn đến một số căng thẳng".

Ngoại trưởng Pháp cho biết thêm, bà Aung San Suu Kyu đã trình bày với các đối tác trong khuôn khổ hội nghị ASEM về một kế hoạch giải quyết khủng hoảng người Rohingya với ba cột mốc quan trọng : "chấm dứt bạo động, trợ giúp nhân đạo và viễn cảnh đưa người tị nạn hồi hương".

Ngoại trưởng Pháp đang có mặt tại Napyidaw dự hội nghị cấp ngoại trưởng ASEM, bao gồm Liên Hiệp Châu Âu, 10 thành viên ASEAN và 6 đối tác Châu Á khác.

Về phía Bangladesh, ngoại trưởng nước này cho biết đang nỗ lực đàm phán với Naypyidaw về kế hoạch đưa hơn 600.000 người Rohingya trở về Miến Điện. Tới nay, quân đội Miến Điện luôn phủ nhận mọi cáo buộc "thanh lọc chủng tộc" nhắm vào cộng đồng thiểu số theo đạo Hồi này.

Thanh Hà

Published in Châu Á

Khủng hoảng Lebanon-Saudi Arabia : Ngoại giao Pháp trở lại Trung Đông

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri từ Saudi Arabia đã đến Paris sáng 18/11/2017 theo lời mời của tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Thứ Tư 22/11, sau khi trở về Lebanon, ông sẽ thông báo với tổng thống Aoun liệu ông có từ chức hay không. Lebanon nằm giữa hai gọng kìm trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Trung Đông giữa Iran-Saudi Arabia là chủ đề thời sự quốc tế chính trên tất cả các nhật báo Pháp ra ngày 20/11/2017.

arap1

Thủ tướng Lebanon Saad Hariri được tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp tại điện Elysée, ngày 18/11/2017. Reuters/Gonzalo Fuentes

Trước hết, "bộ phim nhiều tập" được cho là mới tạm khép lại tập 1 với vai trò quan trọng của Pháp, đang từng bước trở lại Trung Đông, theo nhận định của nhật báo La CroixLe Monde. "Tại sao Hariri trở về Lebanon lại phải qua Paris ?" Câu trả lời được Le Monde phân tích trong chuyên mục "Quốc tế" : "Paris giúp Saudi Arabia đỡ mất mặt khi đưa Hariri ra khỏi nước này".

Theo Le Monde, đối với ngành ngoại giao Pháp, vắng mặt từ lâu tại Trung Đông, việc đưa ông Hariri ra khỏi Saudi Arabia là một thành công. Ý tưởng của Paris đã giúp đưa thủ tướng Lebanon khỏi một tình huống tế nhị, mà vẫn mở một cánh cửa cho Ryadh tự đưa mình vào tình huống khó xử. Một doanh nhân phương Tây làm việc tại Saudi Arabia nhận xét : "Macron đã xử lý rất tốt, ông đã làm giảm căng thẳng tại Lebanon, đồng thời giúp Saudi Arabia tránh khỏi sự chê trách của quốc tế".

Từ khi được bầu, tổng thống Pháp không ngừng đề cao ý muốn "đối thoại với tất cả mọi người" và cố đóng vai trò trung gian quốc tế. Một vai trò mà Pháp đã từng đảm nhiệm tại thế giới Ả rập Hồi giáo, nơi, trái với Hoa Kỳ, Pháp duy trì quan hệ với tất cả các nhân tố có trọng lượng, kể cả với Iran và phong trào Hezbollah Lebanon theo hệ phái Shia và thân Tehran.

Với hai sáng kiến trong vùng về Libya và Syria, được người đứng đầu nhà nước Pháp từng đưa ra, nhưng không mang lại kết quả, "sự kiện Saad Hariri đến Paris đánh dấu sự quay trở lại của ngành ngoại giao Pháp tại Trung Đông", theo đánh giá của giáo sư Luật công Ali Mourad tại đại học Ả rập Beirut.

Sự đột phá này có được là nhờ quan hệ thân mật của ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian với rất nhiều lãnh đạo trong vùng được ông xây dựng trong 5 năm làm bộ trưởng Quốc Phòng dưới thời tổng thống François Hollande, trong đó có nhân vật quan trọng của Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất Mohammed Ben Zeyed (biệt danh "MBZ") và thái tử kế nghiệp Saudi Arabia Mohammed Ben Salman (biệt danh "MBS").

Khi trở về Lebanon đúng ngày Quốc khánh, thủ tướng Hariri có hai khả năng. Ông có thể sẽ rút lại tuyên bố từ chức nhưng đổi lại sẽ yêu cầu một động thái từ phía Hezbollah, đối tác phiền hà của ông tại chính phủ. Khả năng thứ hai là ông sẽ khẳng định từ chức, đồng thời thêm các phát biểu bài Iran như từng làm tại Ryadh, đồng thời có thể tạm rút khỏi chính trường Lebanon. Trong cả hai trường hợp, những vấn đề cơ bản, bị những âm mưu của Saudi Arabia che giấu, có nguy cơ trở lại và sẽ khuấy động mối bất hòa giữa các đảng phái tại Lebanon, vốn im lặng từ hai tuần nay.

Lebanon, quốc gia nằm giữa hai gọng kìm

Cả Les EchosLa Croix đều cho rằng Lebanon trong thế "một cổ hai tròng". Theo bài viết "Lời nguyền của Lebanon" trong mục "Ý kiến" của Les Echos, do cấu trúc thể chế không vững chắc, Lebanon bị kẹt giữa hai xu hướng tham vọng trong vùng và đều tìm cách khẳng định vai trò "nước bảo vệ" cho chính quyền Beirut : một bên là Iran, đang không ngừng "ghi điểm" tại Iraq và Syria ; bên kia là Saudi Arabia, đang tiến hành cải tổ nội bộ sâu rộng và hoạt động mạnh trong chiến tranh và ngoại giao, từ Yemen đến Qatar.

Ngoài ra, từ nhiều năm nay, phong trào Hezbollah thân Tehran không ngừng phát triển tại Lebanon, được coi là một "Nhà nước trong Nhà nước", với ít nhất hai bộ trưởng Hezbollah trong nội các chính phủ từ tháng 12/2016, mà theo nhận định trong bài phân tích "Lebanon, đất nước giữa vòng can thiệp" của La Croix, đã khiến Ryadh tức giận vì cho rằng chính phủ Lebanon bị Tehran điều khiển từ xa.

Trước khi trở về Beirut vào đúng ngày Quốc Khánh, thủ tướng Hariri sẽ đến Ai Cập vào thứ Ba 21/11 để tìm sự ủng hộ của Cairo. Nhật báo Le Figaro trích một nguồn tin nắm rõ hồ sơ cho biết, thủ tướng Lebanon có thể sẽ bảo lưu quyết định từ chức. Nhật báo Libération đánh giá : "Một tuần quyết định tại Beirut với Hariri và nước ông", trong khi Lebanon đang "sống trong một bầu không khí nội chiến".

Thái tử Saudi Arabia và chính sách ngoại giao "gậy ông đập lưng ông"

Khi buộc thủ tướng Saad Hariri từ chức, thái tử kế nghiệp Saudi Arabia Mohammed Ben Salman cho rằng sẽ kích động được một bộ phận tầng lớp chính trị Lebanon nổi dậy chống phe Hezbollah thân Iran, đối thủ cạnh tranh chính trong cuộc đua giành sức ảnh hưởng trong vùng.

Trả lời Le Monde, giáo sư Ali Mourad phân tích : "Phía Saudi Arabia muốn quyết định từ chức của thủ tướng Hariri nhanh chóng kết thúc để chuyển sang giai đoạn 2 trong kế hoạch phản công : đàm phán một thỏa thuận chính phủ mới. Tuy nhiên, sự phản kháng của đường phố và thái độ của tổng thống Lebanon Michel Aoun, từ chối lời từ chức của thủ tướng, đã khiến họ bị kẹt trong giai đoạn 1".

Chính quyền Ryadh từng hy vọng là quyết định từ chức, gây ấn tượng mạnh, của Hariri sẽ thiết lập lại sự cân đối chính trị tại Lebanon theo hướng có lợi hơn cho Saudi Arabia. Tuy nhiên, "kết quả lại thảm hại. Chính quyền Saudi Arabia không dự đoán được phản ứng của xã hội Lebanon", vẫn theo nhận định của giáo sư Ali Mourad. Từ một chính trị gia không có sức lôi cuốn, Hariri bỗng trở thành người hùng của đường phố. Ryadh đã đánh giá thấp tinh thần dân tộc của người dân Lebanon. Họ muốn đoàn kết với vị lãnh đạo bị làm nhục hơn là trút giận lên Haret Hreik, trụ sở của phe Hezbollah ở ngoại ô Beirut.

Với sự kiện này, nhật báo Le Monde đánh giá : "Mohammed Ben Salman bị mắc bẫy bằng chính đường lối ngoại giao của ông". Thay vì hướng mọi tập trung vào phong trào Hezbollah, Ryadh lại cho thấy sự can thiệp vào nội tình Lebanon. Đây là lần thứ ba, chính sách ngoại giao của Mohammed Ben Salman bị "gậy ông đập lưng ông". Lầu đầu, vào tháng 03/2015, thái tử kế nghiệp điều không quân Saudi Arabia tấn công phe nổi dậy Houthis tại Yemen, bị Ryadh coi là "con ngựa thành Troy" của Iran, và vẫn bị kẹt trong cuộc chiến chưa dứt này.

Tiếp theo là cuộc khủng hoảng ngoại giao với Qatar kể từ tháng 06/2017, sau khi ban sắc lệnh cấm vận ngoại giao-chính trị với tiểu quốc bị Ryadh cáo buộc có quan hệ với Iran, tổ chức Nhà Nước Hồi giáo, phe Shia Saudi Arabia và Hamas. Mohammed Ben Salman nghĩ rằng sẽ nhanh chóng "thần phục" được Qatar nhưng lại không tính đến mạng lưới đồng minh và khách hàng rộng lớn mà Doha đã gây dựng từ 20 năm nay trong mọi lĩnh vực từ ngoại giao đến quân sự, từ văn hóa đến thể thao.

Zimbabwe : Bất chấp phản đối của dân, tổng thống Mugabe không từ chức

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Zimbabwe tiếp tục được các nhất báo Pháp đề cập. Bất chấp áp lực từ quân đội, từ chính nội bộ đảng Zanu PF và từ cuộc biểu tình ngày 19/11 lớn chưa từng có kể từ khi Zimbabwe độc lập, tổng thống Robert Mugabe, 93 tuổi, kiên quyết không từ chức.

Nhật báo Le Figaro đưa tin "Bị đẩy đến lối ra, Mugabe kháng cự". Trong bài diễn văn được truyền hình tối chủ nhật 19/11, ngược với mọi phán đoán, tổng thống Zimbabwe từ chối nhượng bộ áp lực từ đường phố, dù trước đó ông đã bị đảng Zanu PF, do ông thành lập, tước chức chủ tịch đảng. 170 thành viên của Ủy ban trung ương đảng Zanu PF còn đưa ra tối hậu thư : Đến trưa thứ Hai 20/11, nếu tổng thống Mugabe không từ chức, Nghị Viện sẽ tước chức vụ của ông vào ngày 21/11. Nhật báo công giáo La Croix nhận định, "Robert Mugabe, Zimbabwe sang trang mới" với quyết định tước quyền chủ tịch đảng Zanu đối với "người cha của quốc gia".

Với Libération, quyết định bám trụ đến cùng của tổng thống 93 tuổi là "Lời nhạo báng của Mugabe". Trên truyền hình, ông tuyên bố sẽ tổ chức hội nghị đảng Zanu PF trong vài tuần nữa để "cho phép giải quyết các mâu thuẫn" trong nước. Trong bài diễn văn dài 20 phút, ông nói nhiều đến các thách thức kinh tế, ca ngợi thành công của nhà nước, của đảng và nêu lên "một cuộc xung đột thế hệ" mà không hề nhắc đến trường hợp cá nhân ông.

Kết thúc bài diễn văn bằng tiếng Anh, tổng thống 93 tuổi khẳng định : "Các bạn và tôi, chúng ta có một việc quan trọng phải làm", bất chấp những lời kêu gọi "ra đi" của người biểu tình. Họ "đã mệt mỏi về ông ấy. Ông ấy phải ra đi, và ngừng tìm cách xin lỗi. Đất nước bị tàn phá về mặt kinh tế. Tất cả là do lỗi của ông già này", như phát biểu của một người biểu tình 57 tuổi.

Đức : Thủ tướng Merkel vẫn chưa thành lập được chính phủ

Tại Đức, hai tháng sau cuộc bầu cử Quốc hội, và được bầu thêm nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư, bà Angela Merkel vẫn chưa thành lập được chính phủ.

Nhật báo Libération nhận định "Hai tháng sau bầu cử, Angela Merkel vẫn đang tìm liên minh". Liên minh cầm quyền CDU-CSU của thủ tướng Đức vẫn chưa tìm được tiếng nói chung với các đảng Xanh và đảng tự do FDP. Thời hạn 18 giờ Chủ Nhật 19/11 lại được đẩy lùi và sau 4 tuần đàm phán, vẫn còn nhiều bất đồng quan trọng giữa 4 đảng chính, đặc biệt trong vấn đề nhập cư (áp dụng quota nhập cư), khí hậu và năng lượng (rút khỏi năng lượng than và động cơ diesel) hay ngân sách giành cho nông nghiệp…

Ngoài những thông tin như trên, trong bài viết "Thất bại của các cuộc thương lượng cuối cùng ở Berlin", nhật báo Le Figaro đánh giá "tương lai chính trị của Angela Merkel, bị suy yếu sau chiến thắng quá ngắn ngủi trong cuộc bầu cử liên bang ngày 24/09, trở nên đen tối".

Pháp : Căng thẳng giữa Nhà nước và các thị trưởng

Thời sự Pháp nổi bật với hội nghị lần thứ 100 của Hiệp hội Thị trưởng Pháp, diễn ra ngày 20/11/2017, trong bầu không khí rất căng thẳng giữa Nhà nước và chính quyền địa phương.

Nhật báo Le Figaro nhận định : "Tiếng phàn nàn gia tăng ở các địa phương" vì các thị trưởng lo ngại vấn đề ngân sách của địa phương mình và thắc mắc về mục tiêu của hành pháp. Phác họa chân dung hai thị trưởng Lyon và Bordeaux, La Croix nhận định "Các thị trưởng phải hành động tốt hơn với ngân sách ít đi".

Riêng nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin trên trang nhất "Nhà nước muốn đi xa hơn trong việc giảm các khoản đóng góp", áp dụng đối với mức lương cao từ 2,5 lần so với lương tối thiểu (SMIC) và sẽ tiêu tốn của nhà nước khoảng 2,9 tỉ euro. Đây là một khoản ngân sách lớn, chính vì vậy, một số người trong cơ quan hành pháp nhấn mạnh, trước hết phải khắc phục tình trạng tài chính công. Thông tin có thể được thủ tướng Edouard Philippe công bố ngày 20/11 trước Hội đồng Công nghiệp Quốc gia tổ chức tại thành phố Bobigny, ngoại ô Paris.

Thu Hằng

*************************

Tại hội nghị Liên Đoàn Ả rập, Ryadh chỉ trích gay gắt Tehran (RFI, 20/11/2017)

Trong cuộc họp bất thường cấp bộ trưởng của Liên Đoàn Ả rập vào ngày hôm qua, 19/11/2017 tại Cairo, Ai Cập, Saudi Arabia đã tố cáo Iran đe dọa an ninh các nước Ả rập qua việc ủng hộ các tổ chức khủng bố như Hezbollah Lebanon và Houthis Yemen.

arap

Hội nghị các ngoại trưởng Liên Đoàn Ả rập họp bất thường tại Caire, Ai Cập, ngày 19/11/2017-Reuters

Cuộc họp được triệu tập theo đề nghị của Ryadh nhằm xem xét vụ một tên lửa đạn đạo do Iran chế tạo, được bắn đi từ Yemen, nhắm vào thủ đô Saudi Arabia.

Từ Cairo, thông tín viên Alexandre Bouccianti tổng kết cuộc họp này :

"Chúng tôi sẽ không tuyên chiến với Iran trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của cuộc họp là lên án những hành động của Iran. Ông Ahmad Aboul Gheit, tổng thư ký Liên Đoàn Ả rập đã tuyên bố như trên trong cuộc họp báo kết thúc cuộc họp bất thường. Phải chăng đây là lời cảnh cáo hay tối hậu thư ? Điều chắc chắn là các nước Ả rập ủng hộ các biện pháp mà Saudi Arabia đánh giá là phù hợp để bảo đảm an ninh cho nước này chống lại Iran.

Bản thông cáo kết thúc hội nghị cũng lên án Hezbollah, bị coi là một tổ chức khủng bố và là cánh tay đắc lực của Iran trong các hoạt động can thiệp vào thế giới Ả rập. Ngoại trưởng Lebanon tẩy chay cuộc họp và Lebanon bác bỏ những cáo buộc nói trên, đồng thời nhấn mạnh rằng Hezbollah là một thành phần trong dân tộc và chính phủ Lebanon. Biện pháp cụ thể duy nhất được hội nghị cấp bộ trưởng Liên Đoàn Ả rập thông qua là việc cấm các kênh truyền hình được Iran tài trợ và được phát sóng qua các vệ tinh của các nước Ả rập".

RFI tiếng Việt 

Published in Quốc tế

Trung Quốc tung ra lượng tiền lớn trước căng thẳng nợ nần (RFI, 18/11/2017)

AFP hôm 17/11/2017 cho biết Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) tuần này đã bơm số tiền tương đương 104 tỉ euro vào hệ thống tài chính, lớn nhất từ 10 tháng qua, nhằm đối phó với lãi suất trái phiếu tăng.

tq1

Logo của Ngân hàng Trung Quốc tại một hội nghị ở Canada, 19/10/2017. Reuters/Chris Helgren/File Photo

Trong thông cáo, PBOC giải thích muốn "duy trì ổn định tình trạng tiền mặt của hệ thống ngân hàng". Theo các chuyên gia, chủ yếu là nhằm trấn an thị trường, sau khi lãi suất trái phiếu Nhà nước kỳ hạn 10 năm hôm thứ Ba 14/11 đã tăng lên 4%, lần đầu tiên từ ba năm qua.

Việc lãi suất tăng là hệ quả của tình trạng trái phiếu bị bán ra ồ ạt, do các nhà đầu tư thiếu tin tưởng vào sức khỏe của nền tài chính Trung Quốc và viễn cảnh chính sách tiền tệ bị siết lại. Theo các nhà phân tích của Moody’s Investor Service, PBOC muốn cung cấp cho các ngân hàng số tiền mặt mà nay họ phải vất vả mới huy động được trên thị trường.

Nhằm kìm hãm các nguy cơ về tài chính liên quan đến số nợ công và tư khổng lồ, Bắc Kinh cố gắng làm giảm bớt nợ xấu của các ngân hàng, bóp nghẹt "tín dụng đen", siết chặt đầu cơ địa ốc và giảm chi tiêu công trong lãnh vực cơ sở hạ tầng.

Trung Quốc, vốn không đề ra chỉ tiêu tăng trưởng sau năm 2020, dường như sẵn sàng chấp nhận một tỉ lệ khiêm tốn hơn để tái cơ cấu lại nền kinh tế.

Thụy My

********************

Bắc Kinh muốn siết chặt quan hệ với Bình Nhưỡng, bất chấp hồ sơ nguyên tử (RFI, 18/11/2017)

Tình hữu nghị lâu dài giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là một "tài sản vô giá" đối với nhân dân hai nước. Bắc Kinh đã tuyên bố như trên về cuộc gặp gỡ hôm qua 17/11/2017 tại Bình Nhưỡng giữa đặc sứ Tống Đào (Song Tao) và một quan chức cao cấp Bắc Triều Tiên, và không hề nêu cuộc khủng hoảng do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gây ra.

tq2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh chụp màn hình website express.co.uk)(Capture d'image express.co.uk)

Trong thông cáo ngắn được báo chí Trung Quốc công bố hôm nay, Ban liên lạc đối ngoại Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTrung Quốc) cho biết trưởng ban là ông Tống Đào, thay mặt chủ tịch Tập Cận Bình, đã hội đàm với đại diện Bắc Triều Tiên Choe Ryong Hae tại Bình Nhưỡng. Tống Đào đã thông báo kết quả Đại hội Đảng 19, và hai bên đã thảo luận về quan hệ Trung-Triều.

Thông cáo cho biết đôi bên "khẳng định tình bằng hữu lâu đời đã được các cựu lãnh đạo hai nước xây dựng và bồi đắp, là tài sản vô giá (…). Hai bên cần chung sức đào sâu quan hệ, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước".

Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối. Còn hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA loan báo ông Tống Đào đã thông báo "chi tiết" về Đại hội 19, nhấn mạnh ý hướng của Trung Quốc nhằm duy trì và phát triển tình hữu nghị lâu dài Trung-Triều.

Thời gian lưu lại Bình Nhưỡng của ông Tống Đào, cũng như việc đặc sứ của Tập Cận Bình có gặp gỡ Kim Jong-un hay không, đều không được thông báo. Hôm qua phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã từ chối trả lời

AFP dẫn nhận định của chuyên gia Yuan Jingdong, trường đại học Sydney, rằng không nên chờ đợi kết quả nào đáng kể của chuyến đi này, có thể chỉ là những cam kết chung chung.

Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ở Washington còn cho rằng "Trung Quốc không hề có ảnh hưởng gì đối với chính trị Bắc Triều Tiên, quan hệ đôi bên hết sức căng thẳng". Một số nhà quan sát khác đoán rằng Bắc Kinh chỉ có thể khuyến dụ Bình Nhưỡng đừng leo thang, chứ không phải giải trừ hạt nhân

Tuần trước, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng việc Bắc Kinh gởi đặc sứ đến Bình Nhưỡng là "một động thái quan trọng", và kêu gọi Trung Quốc tăng cường áp lực lên Bắc Triều Tiên.

Hôm qua ở Genève, đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc Han Tae Song đã bác bỏ mọi thương lượng với Washington về chương trình nguyên tử và đạn đạo của Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Triều Tiên đưa ra điều kiện là Hoa Kỳ phải từ bỏ chính sách thù địch và chấm dứt các cuộc tập trận nhắm vào Bình Nhưỡng.

Thụy My

Published in Châu Á

Ngoại giao : Châu Á kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc

Courrier International tổng kết chuyến công du Châu Á đầu tiên của tổng thống Hoa Kỳ : Trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng địa chính trị tại Châu lục này, "không có gì thay đổi giữa một nước Trung Quốc đang lên vươn lên và một nước Mỹ đang trên đà tuột dốc". Trên bàn cờ ấy, Việt Nam lại đóng vai trò "hàng đầu".

ngoaigiao1

Lãnh đạo các nền kinh tế dự thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam : Hàng đầu từ trái qua : Tập Cận Bình, Trần Đại Quang, Joko Widodo. Hàng sau, từ trái qua : Rodrigo Duterte, Vladimir Putin, Donald Trump tế Reuters

Tuần báo Pháp Courrier International trích lại một bài viết được đăng trên South China Morning Post số ra ngày 13/11/2017. Nhà nghiên cứu Timothy Heath, thuộc viện nghiên cứu Hoa Kỳ Rand Corporation (Reseach and Development) khẳng định : "Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Châu Á có chiều hướng gia tăng cường độ, bởi tương lai kinh tế của thế giới được đặt tại Châu lục này. Mỹ không thể lơ là với Châu Á".

Dự án con đường tơ lụa thế kỷ 21 của ông Tập Cận Bình gây lo ngại, nhất là khi biết rằng, vết tích của những hiềm khích lịch sử vẫn chưa được xóa nhòa, cho nên Hoa Kỳ vẫn được xem là một yếu tố bảo đảm cho hòa bình và ổn định tại khu vực này.

Trước những tham vọng về lãnh thổ của Bắc Kinh, trong mắt chuyên gia Alexander Vuving, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á Thái Bình Dương Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies, nguyên tắc của nhiều nước Châu Á trong cách tiếp cận với Washington và Bắc Kinh được áp dụng từ một phần tư thế kỷ qua đang bị lỗi thời : đó là gần Mỹ vì lợi ích an ninh, thân Trung Quốc vì quyền lợi kinh tế. Nguyên tắc này trong tương lai sẽ "hại nhiều hơn lợi". Alexander Vuving cho rằng trên vế "an ninh khu vực, các nước trong vùng đang đi tìm một hướng đi mới".

Chiến lược đường biển "Ấn Độ -Thái Bình Dương"

Trung Quốc bực mình vì chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương", đang được chính quyền Trump làm sống lại sau hơn một chục năm được nhắc tới lần đầu. Theo chuyên gia về quan hệ quốc tế đang làm việc tại Bắc Kinh, Bàng Trung Anh (Pang Zhongying), đây không hơn không kém là chính sách "xoay trục sang Châu Á" được khởi động dưới thời Barack Obama nhằm làm đối trọng với Trung Quốc.

Trong dự án Ấn Độ-Thái Bình Dương này, Nhật Bản là nước tham gia ngay từ đầu. Úc và Ấn Độ mới chỉ hưởng ứng từ một vài tháng nay. Canberra bực mình vì Bắc Kinh can thiệp vào chính trị Úc và bành trướng ở Biển Đông, xem thường luật pháp quốc tế. Còn với Ấn Độ, những căng thẳng thường xuyên xảy ra ở vùng biên giới trên bộ dường như là động lực đẩy New Delhi về phía Washington.

Còn các nước Đông Nam Á thì sao ? Giáo sư Jay Batongbacal, chuyên gia về luật biển ở đại học Philippines cho rằng khối này không có nhiều chọn lựa. Không thể đối kháng trước sức mạnh của Trung Quốc, như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc từng làm. Bị Bắc Kinh chèn ép, các nước Đông Nam Á "có khả năng nhanh chóng liên kết với nhau để tự vệ".

Sự chọn lựa nào cho Việt Nam ?

Trong cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng giữa hai ông khổng lồ, là Trung Quốc và Mỹ, theo tờ South China Morning Post được Courrier International trích lại, Việt Nam "chiếm vị trí hàng đầu". Hà Nội và Bắc Kinh cùng đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông. Thế nhưng liên hệ mật thiết về kinh tế, thương mại giữa hai quốc gia này khiến Việt Nam không thể tách rời quỹ đạo của Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh đó, như ghi nhận của chuyên gia Alexander Vuving, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam đã xem xét tất cả các giải pháp : vừa hướng về phía một số thành viên ASEAN, vừa xem Mỹ, Nhật và Ấn Độ là những đối tác then chốt có thể giúp Việt Nam giải tỏa bớt ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trước sự bành trướng không còn che đậy của Trung Quốc, chính sách ngoại giao không nhất quán của tổng thống Donald Trump đối với Châu Á càng cho thấy ảnh hưởng của Mỹ trong vùng bị "đổ dốc", làm lộ rõ nghi kỵ của các đồng minh đối với Hoa Kỳ và mở rộng cả một con đường thênh thang cho Trung Quốc khẳng định vị thế lãnh đạo trong khu vực, cả về mặt thương mại hay khí hậu và kể cả trên những hồ sơ quan trọng khác.

Lebanon, "mặt trận mới" trong cuộc đọ sức giữa Iran và Saudi Arabia ?

Thời sự quốc tế trong tuần nổi bật với nguy cơ một "lò lửa mới" bùng lên tại Trung Đông : Saudi Arabia tìm một "mặt trận mới" để gây hấn với Iran, như ghi nhận trên tuần báo L'Express. Trang bìa Courrier International đăng bức hí họa : hai cây cổ thụ là Iran và Saudi Arabia cơ bắp nổi cuồn cuộn, đang gờm nhau. Israel, kẻ thù của Iran, tưới nước cho cái cây tượng trưng cho chính quyền Ryadh.

Theo Courrier International, một cuộc xung đột khác đe dọa Trung Đông. Tất cả những yếu tố dẫn tới kịch bản đó đều đã được bày hết cả lên mặt bàn. Một bên là Saudi Arabia đang quyết tâm kềm hãm ảnh hưởng của Tehran trong khu vực, còn bên kia là một nước Iran gián tiếp thâu tóm quyền lực trong vùng. Trong cuộc đọ sức giữa Tehran và Ryadh này, Saudi Arabia nhận được sự ủng hộ từ phía Israel.

Trong bài nhận định trên L'Express, bình luận gia Chistian Makarian nhắc lại mối thâm thù giữa hai nước Hồi giáo, một bên theo hệ phái Shia và bên kia theo Suni. Hiềm khích mang nặng màu sắc tôn giáo và ý thức hệ đó gần đây như đã được thêm củi lửa, để bùng lên.

Yếu tố "châm ngòi" thứ nhất là chính sách ngoại giao của Donald Trump, gián tiếp để cho Ryadh đương đầu Iran. Ngòi lửa thứ hai là những thắng lợi liên tiếp của Iran ở bên ngoài lãnh thổ. Không ai có thể phủ nhận ảnh hưởng của lực lượng quân sự Iran với các nước láng giềng chung quanh, từ Iraq đến Yemen, từ Syria đến giải Gaza của người Palestine. Nhưng điểm khiến Saudi Arabia nhức nhối nhất là sự can thiệp ngày càng rõ nét của Iran tại Lebanon.

L'Express nhắc lại : tháng 06/2017 Saudi Arabia và một số đồng minh trong vùng Vịnh phong tỏa Qatar với lý do chính thức là Doha dung túng quân khủng bố. Trên thực tế, Ryadh tố cáo Qatar liên kết với Iran. Giờ đây đến lượt Lebanon kẹt giữa hai ông khổng lồ khu vực. Saudi Arabia muốn dùng Lebanon để trừng phạt Iran, bù lại thất bại ê chề mà Ryadh đã phải hứng chịu trên trận địa Syria.

Thế kẹt của Saudi Arabia như tóm lược của tuần báo Courrier International : Ryadh sa lầy tại Yemen, dỗi hờn với Qatar và thất bại trong việc thành lập một liên minh giữa các nước Hồi giáo Sunni đoàn kết chống lại Iran theo hệ phái Shia.

Công nhân Việt Nam, rốt cuộc cũng tậu được nhà

Trong lĩnh vực xã hội Courrier International trích đoạn một phóng sự trên báo Singapore, The Straits Times, nói về hoàn cảnh công nhân Việt Nam ở Bình Dương. Theo một nghiên cứu do Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện gần đây, tìm được nhà ở là vấn đề gay go nhất đối với người lao động từ nông thôn lên thành phố kiếm sống.

Trung bình họ sống trên diện tích chừng 18 mét vuông, thuê với cái giá "cắt cổ" ; 46 % phải bằng lòng với giang sơn bị thu hẹp còn từ 6 đến 12 thước vuông. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ Việt Nam hứa xây 250.000 căn hộ từ nay đến 2020 cho công nhân. Tới nay mới chỉ có 28 % khối lượng nhà ở này đã hoàn tất.

Riêng tỉnh Bình Dương, với diện tích rộng gấp ba lần Singapore, thu hút 22 tỷ euro đầu tư nước ngoài, năm 2013, Bình Dương bán một số các căn hộ với giá 100 triệu đồng cho công nhân có thu nhập thấp. Đó là những căn nhà chung cư sơ sài, rộng không quá 30 mét vuông và ở gần các nhà máy, để công nhân không mất nhiều thời gian di chuyển. Nguyễn Đình Khang, thợ máy 27 tuổi là một trong những công nhân may mắn có được mái ấm trong diện này. Khi đó lương của anh là khoảng 4,5 triệu đồng hàng tháng. Bốn năm sau, Khang và vợ con nhìn xa hơn và đang mơ về một mảnh đất cũng ở gần nhà máy để tự xây nhà.

The Straits Times của Singapore nói rõ : tới nay, tỉnh Bình Dương đã bán ra 7.500 căn hộ với giá rẻ cho công nhân và đang xây thêm 7.500 căn hộ khác.

Philippines, cuộc đấu tranh thầm lặng của một vài tu sĩ Công Giáo

Nhìn sang Philippines, nơi chiến dịch bài trừ ma túy đẫm máu của tổng thống Rodrigo Duterte làm ít nhất 13.000 người bị sát hại mà không được xét xử, L'Express nói đến một "Cuộc nổi dậy của các thầy tu họ đạo".

Người khởi xướng phong trào này là cha Amado Picardal ở phía nam thủ đô Manila : cứ đúng 8 giờ mỗi tối, ông gióng hồi chuông, chiêu hồn những người chết trong chiến dịch bài ma túy do Duterte tiến hành, bởi theo giải thích của vị linh mục này, tổng thống Philippines chẳng mấy quan tâm đến mạng sống của mỗi con người. Cha Picardal từng được bổ nhiệm ở Davao, thành phố mà một thời Rodrigo Duterte là thị trưởng. Vị tu sĩ này nhớ lại trường hợp "hàng trăm người bị thanh toán" một cách lạnh lùng.

Tới nay, đã có khoảng hơn một chục nhà tu Philippines trên toàn quốc đứng về phía cha Picardal. Riêng đại diện của Vatican tại Manila thì vẫn im lặng trên hồ sơ nhậy cảm này. L'Express đặt câu hỏi : phải chăng vì đức giáo hoàng sắp công du Châu Á nên Tòa Thánh muốn tránh gây tranh cãi, tránh tạo cơ hội để tổng thống Duterte lại phát biểu hồ đồ ?

Chính trị Mỹ : Đảng Dân Chủ và thắng lợi khiêm tốn

Liên quan tới Hoa Kỳ, Courrier International đăng bức hí họa : một con lừa – biểu tượng của đảng Dân Chủ, đá đít Donald Trump. Ở bên trên là hàng tựa : "Mỹ, thắng lợi khiêm tốn của phe Dân Chủ".

Tờ báo này trích lại bài viết trên The Baltimore Sun, số ra ngày 07/11/2017, tức đúng một năm sau ngày Donald Trump đắc cử tổng thống, đảng Cộng Hòa bị thua tại New York, New Jersey và Virginia. Thêm một tin vui nữa với đảng Dân Chủ là nhiều cuộc thăm dò dư luận về ý định bỏ phiếu cho thấy, năm 2018, phe đối lập có nhiều cơ hội chiếm đa số ở Quốc Hội Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ - midterm.

Thế nhưng tờ báo của Baltimore cho rằng, đảng Dân Chủ đang rất thận trọng, bởi còn quá nhiều chia rẽ nội bộ, vết hằn từ sau chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, một năm qua vẫn chưa nhạt phai.

Vả lại, để chiếm được đa số ở Quốc Hội lưỡng viện phe này cần giành thêm 3 ghế ở Thượng Viện và thắng lợi tại 25 trên tổng số 33 ghế ở Hạ Viện. Đó không phải là chuyện dễ làm. Đành là đảng Cộng Hòa cũng đang bị chia năm sẻ bảy nhưng ngoài một vài tiếng nói có trọng lượng bài Trump, như cựu tổng thống Hoa Kỳ George W.Bush, thượng nghị sĩ John McCain… nhưng đừng quên rằng thành phần cử tri ủng hộ Donald Trump vẫn "vững chắc hơn bao giờ hết".

Văn hóa, mặt trận mới giữa Ukraine và Nga

Bốn năm sau Cách Mạng Maidan, vùng Donbass ở miền đông Ukraine sa lầy, tại Kiev người dân thủ đô tiếp tục chiến đấu chống lại nước Nga. Trận chiến chuyển sang địa hạt văn hóa. Ukraine từng bước đoạn tuyệt với những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Nga, của nước Nga trong ngôn ngữ, trong văn chương.

Nhưng liệu rằng cắt giảm các chương trình truyền thanh và truyền hình được phát bằng ngôn ngữ của Tchekov có làm tổn thương đến di sản văn hóa của bản thân Ukraine hay không ? Đó là câu hỏi đang gây tranh cãi trong công luận Ukraine.

Từ anh đổ rác Nhật Bản đến lãnh đạo đảng cực hữu tại Cộng Hòa Séc

Tomio Okamura, 45 tuổi, một người mang hai dòng máu Nhật và Séc, liệu có cơ may trở thành tổng thống Cộng Hòa Séc trong nay mai ? Courrier International giới thiệu với độc giả lãnh đạo đảng cực hữu mang tên Tự Do và Dân Chủ Trực Tiếp. Đảng này vừa tạo bất ngờ, về thứ tư trong cuộc bầu cử Quốc Hội tại Praha hồi tháng 10/2017, giành được 22 trên tổng số 200 ghế.

Tomio Okamura, nuôi tham vọng trở thành tổng thống của nước Cộng Hòa Séc, với chủ trương thành lập một "nền dân chủ trực tiếp" nơi các phương tiện truyền thông không được cắt lời ông. Tomio Okamura bài đạo Hồi, bài Châu Âu, chống người nhập cư, đề cao những giá trị "trong một gia đình truyền thống" trong lúc, như ghi nhận của tờ báo Reflex ấn hành tại Praha được Courrier International trích dẫn, bản thân ông ta lại bay bướm hơn ai hết, nay với người đẹp này, mai với người mẫu chân dài kia ... họ là những cô gái trẻ hơn ông ta rất nhiều.

Sinh ra tại Tokyo năm 1972 bố Nhật, mẹ Séc. Sống trên quê mẹ cho đến năm 18 tuổi trước khi trở lại Nhật Bản một thời gian. Những năm tháng trên xứ hoa anh đào, Tomio Okamura sống vất vưởng, học hành không là bao. Lúc thì làm nghề đổ rác, khi thì bán ngô rang ở rạp chiếu bóng. Thấy tương lai quá mịt mờ trên quê cha, Tomio trở lại về Séc, mở hãng du lịch đưa người Nhật đi tham Cộng Hòa Séc. Vận may đã đến. Tomio Okamura liên tiếp mở cửa hàng buôn bán thực phẩm Nhật, mở cửa hàng điện tử và trở thành một doanh nhân thành đạt. Hiện tại Okamura có tài sản lớn thứ ba trong số các dân biểu Séc.

2015, Tomio Okamura ra tranh cử thượng nghị sĩ và một lần nữa đã dễ dàng tìm được một chỗ đứng trên bàn cờ chính trị Séc. Tham vọng chính trị của anh chàng đổ rác Nhật Bản này không dừng lại ở đây. Ông định ra tranh cử tổng thống, nhưng phải bỏ cuộc vì không hội đủ chữ ký ủng hộ.

Một năm sau Tomio Okamura lập đảng cựu hữu mang tên Rạng Đông của một nền Dân Chủ Trực Tiếp. Lập trường cựu đoan của ông đã khiến một phần trong hàng ngũ Rạng Đông lo ngại. Tomio Okamura bỏ đảng này thành đảng Tự Do Dân Chủ Trực Tiếp, với lập trường còn bảo thủ hơn, cực đoan hơn.

Tomio Okamura, viết sách và không hề giấu diếm là đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của một doanh nhân Mỹ rất thành đạt tại New York mà ông gọi một cách thân mật là "Donald".

"Taxi bay", không còn là chuyện "khoa học giả tưởng"

Đóng lại các trang báo về thời sự quốc tế, để nhìn tới tương lai : chỉ nay mai loài người thực hiện được giấy mơ, thuê những chuyến "taxi bay", không người lái để dùng làm phương tiện di chuyển trong thành phố. Tạp chí Le Point dành hai trang giới thiệu phiên bản mẫu của loại "taxi bay - City Airbus". Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ được thực hiện vào cuối 2018, bay với tốc độ 120 cây số giờ, mỗi chuyến bay có 4 chỗ ngồi.

Khác với những chiếc trực thăng hiện tại, loại "taxi bay" do hãng chế tạo máy bay Châu Âu sản xuất, chủ yếu hoạt động ở các thành phố, những nơi bị kẹt xe kinh niên. Airbus đang nhắm tới những thành phố như là Bắc Kinh, Thượng Hải, Jakarta hay Sao Paulo. Với phương tiện này trong tương lai, bạn chỉ cần 10 phút thay vì mất từ hai đến ba giờ đồng hồ để đi từ đông sang tây thủ đô Mehico.

Hiện tại ta có thể thuê trực thăng trên những chuyến bay tương đối dài, thí dụ như là Paris, Monaco. Còn với "taxi bay", ta có thể thuê để di chuyển trong nội thành. Taxi bay không cần bãi đáp, bãi đậu quá lớn như là đối với trực thăng.

Ở Sao Paulo và Bắc Kinh hiện có nhiều tòa nhà chọc trời đã có sẵn những trạm dành cho "taxi bay". Một khác biệt nữa với những chiếc trực thăng hiện tại, là "taxi bay" sử dụng điện thay xăng, dầu, tránh để gây ô nhiễm không khí.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

LHQ thúc giục Miến Điện ngưng đàn áp người Hồi Giáo Rohingya (RFI, 17/11/2017)

Cộng đồng Hồi Giáo nhập trận bảo vệ người Rohingya Miến Điện. Một nghị quyết do Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo đệ trình đã được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16/11/2017, yêu cầu chính quyền Miến Điện chấm dứt chiến dịch quân sự ở bang Rakhine, đã làm cho 900.000 người thiểu số theo đạo Hồi chạy sang Bangladesh.

rohingya1

Người tị nạn Rohingya Miến Điện tại khu lều tạm Palong Khali, gần Cox' Bazar, Bangladesh, ngày 16/11/2017. Reuters/Navesh Chitrakar

Theo Reuters, nghị quyết bảo vệ người Rohingya được 135 phiếu thuận, 10 phiếu chống và 26 nước vắng mặt. Trong số 10 nước chống có Nga, Trung Quốc, Syria và ba nước Đông Nam Á ủng hộ chính quyền Miến Điện là Việt Nam, Cam Bốt và Philippines.

Nghị quyết do Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo (57 thành viên, trụ sở đặt tại Ryad, Ả Rập Xê Út) bảo trợ lên án "hành động sử dụng vũ lực không tương xứng để trấn áp người Rohingya" và kêu gọi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres gửi đặc sứ sang tận nơi theo dõi tình hình.

Trong phần phát biểu, đại sứ Miến Điện cho rằng tình hình đã ổn định sau khi chính phủ đã có những nỗ lực tích cực.

Trái lại, đại sứ của Ả Rập Xê Út thẩm định một giải pháp lâu dài đòi hỏi Miến Điện phải công nhận quyền chính đáng của sắc tộc Rohingya được mang quốc tịch Miến Điện như mọi công dân khác.

Nghị quyết không có tính trói buộc của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc sẽ được đưa thảo luận trong phiên họp khoáng đại vào tháng 12/2017.

Tú Anh

*********************

Hồ sơ Rohingya : Ngoại trưởng Mỹ gây sức ép với quân đội Miến Điện (RFI, 15/11/2017)

Ngay sau hội nghị ASEAN tại Philippines, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã đến Miến Điện vào hôm nay, 15/11/2017, với mục tiêu gây sức ép lên chính phủ và quân đội nước này nhằm chấm dứt bạo lực ở bang Rakhine.

rohingya2

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi họp báo chung tại Naypyitaw, ngày 15/11/2017. Reuters/Aye Win Myint

Trong chuyến dừng chân một ngày, ngoại trưởng Mỹ muốn tỏ thái độ cứng rắn đối với giới lãnh đạo quân đội Miến Điện, bị quốc tế cho là phải "chịu trách nhiệm về thảm kịch người Rohingya" hiện nay.

Theo chương trình, ngoại trưởng Mỹ có cuộc tiếp xúc kín đầu tiên với lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing, để yêu cầu ông chấm dứt tình trạng bạo lực ở bang Rakhine và cho tiến hành một cuộc "điều tra đáng tin cậy" về các tội ác ở đấy, như ông Tillerson giải thích trước khi lên đường.

Miến Điện, theo ông, đã "tiến bộ nhiều trong những năm qua, và không ai muốn thấy những thành tựu bị xóa bỏ chỉ vì đối sách không thích hợp trước một cuộc khủng hoảng như hiện nay".

Theo AFP, vào cuối tháng 10, ông Tillerson đã đánh giá "thế giới không thể chỉ đứng nhìn trước những hành vi dã man được nêu lên…".

Quân đội Miến Điện mới đây đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc sau một cuộc điều tra nội bộ và khẳng định là chiến dịch chỉ nhắm vào những phần tử Rohingya nổi dậy. Nhưng tại các trại tị nạn ở Bangladesh, người Rohingya đều nói đến những vụ sách nhiễu, giết người mà họ là nạn nhân.

Theo giới quan sát, Hoa Kỳ và quốc tế hiện nay đang lâm vào một tình thế khó khăn vì muốn giữ một thế cân bằng, không muốn gây sức ép quá lớn đối với bà Aung San Suu Kyi, phân biệt rõ chính quyền dân sự của bà với quân đội.

Washington vừa qua khẳng định tiếp tục hậu thuẫn cho bà và hoan nghênh quyết định của chính quyền cho phép người tị nạn trở về Miến Điện.

Trong cuộc họp báo chung với bà Aung San Suu Kyi hôm nay, ông Tillerson cho là trước mắt, ông không tán đồng các biện pháp trừng phạt mới đối với Miến Điện, và sẽ xem xét rất cận thận vấn đề một khi ông trở về Washington.

Một nhà sư chống người Rohingya bị cầm tù

Cũng tại Miến Điện, một trong những tu sĩ Phật Giáo cực đoan và có ảnh hưởng lớn vừa bị cầm tù và truy tố về tội xúi giục bạo động do ông đã tổ chức biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Rangoon vào năm ngoái 2016.

Nhà sư Parmaukkha bị câu lưu cuối tuần qua và bị tạm giam trong khi chờ đợi phiên xét xử vào ngày 21/11. Theo AFP, vào hôm qua, 14/11, tòa án Rangoon đã bác bỏ đơn xin tại ngoại hầu tra của nhà sư này.

Tu sĩ Parmaukkha là người sáng lập phong trào cực đoan Mabatha, tổ chức biểu tình vào tháng 4/2016, phản đối Mỹ sử dụng từ ‘Rohingya’ chỉ người Hồi Giáo ở Rakhine. Theo những phần tử Phật Giáo cực đoan, phải gọi họ là người Bangladesh mới đúng. Nhà sư Parmaukkha khi đến tòa án, khẳng định ông chỉ "bảo vệ chủ quyền quốc gia".

Mai Vân

*******************

Quân đội Miến Điện phủ nhận "thanh lọc chủng tộc" người Rohingya (RFI, 14/11/2017)

Quân đội Miến Điện bác bỏ mọi cáo buộc "thanh lọc chủng tộc" mà đặc phái viên Liên Hiệp Quốc nêu lên trong báo cáo ngày 13/11/2017. Thông báo của quân đội Miến Điện được đưa ra ngay trước chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, dự kiến bắt đầu từ ngày 15/11.

rohingya3

Trại tị nạn dành cho người Rohingya tại Cox's Bazar sát biên giới Miến Điện - Bangladesh. Ảnh ngày 13/11/2017. Reuters

Đang có mặt tại Philippines, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã gặp bà Aung San Suu Kyi ngày 14/11 bên lề thượng đỉnh ASEAN và yêu cầu cố vấn Nhà nước Miến Điện cho phép hơn 600.000 người Hồi Giáo Rohingya tị nạn tại Bangladesh được hồi hương.

Cũng chỉ vài giờ trước chuyến viếng thăm Miến Điện của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, quân đội Miến Điện đã cách chức vị tướng phụ trách bang Rakhine, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng người Rohingya.

Từ Rangun, thông tín viên RFI Sarah Bakaloglou cho biết thêm chi tiết :

Không có bất kỳ lý do chính thức nào được công bố để giải thích quyết định thay đổi này. Tướng Maung Maung Soe từng là người đứng đầu các chiến dịch quân sự tại bang Rakhine. Quân đội Miến Điện cũng tự điều tra các chiến dịch này trước những lời cáo buộc sử dụng bạo lực.

Bản báo cáo của quân đội công bố ngày 13/11 ghi rõ : Không có bất kỳ viên đạn nào nhắm bắn vào người Rohingya vô tội ; không có bất kỳ hành vi xâm hại tình dục nào ; không một đền thờ Hồi Giáo nào bị đốt cháy.

Quân đội khẳng định đã thu thập chứng cứ từ hơn 2.800 người sống tại các ngôi làng của tộc người thiểu số Rohingya. Theo quân đội Miến Điện, những cáo buộc sử dụng bạo lực nhắm vào thường dân là hoàn toàn vô căn cứ.

Bản báo cáo này được công bố ngay trước chuyến công du Miến Điện của ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ông đến thủ đô Napidaw thứ Tư 15/11 và có hai cuộc gặp gỡ : một với cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và cuộc gặp thứ hai là với người đứng đầu quân đội. Ngoại trưởng Mỹ có lẽ sẽ gửi tới giới quân sự Miến Điện một thông điệp mạnh mẽ. Cách đây vài tuần, ông Tillerson từng tuyên bố rằng quân đội Miến Điện phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng sắc dân thiểu số Hồi Giáo Rohingya tại nước này".

Thu Hằng

******************

Myanmar chịu áp lực về khủng hoảng Rohingya tại Hội nghị ASEAN (RFA, 14/11/2017)

Đại diện Liên Hiệp Quốc lên tiếng về khủng hoảng Rohingya tại Hội nghị Cấp cao ASEAN đang diễn ra tại Manila, Philipines.

rohingya4

Người tị nạn Rohingya lội bộ qua con kênh nước nông sau khi vượt qua sông Naf để vào Bangladesh hôm 16/10/2017 - AFP

Hãng AP loan tin cho biết vào chiều tối ngày 13 tháng 11, trong bài phát biểu trước sự có mặt của lãnh tụ Aung San Suu Kyi, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar phải chạy sang Bangladesh lánh nạn. Ông nhấn mạnh rằng nỗ lực đảm bảo cho những người này được trở về quê hương một cách an toàn và được sống trong một môi trường hòa bình là hết sức cần thiết.

Bà Suu Kyi cũng gặp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội nghị, tuy nhiên ông Tillerson đã từ chối trả lời báo chí trước câu hỏi rằng ông có thông điệp gì nhắn nhủ tới lãnh tụ Suu Kyi hay không.

Bà Suu Kyi cũng từ chối trả lời câu hỏi người Hồi giáo Rohingya có phải là công dân của Myanmar hay không.

Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết ông đã nói chuyện với bà Suu Kyi liên quan đến cuộc khủng hoảng Rohingya ở bang Rakhine, nói thêm rằng đây là một mối quan ngại lớn không chỉ với Canada mà còn với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ông tiết lộ rằng Canada luôn muốn tìm cách giúp đỡ Miến Điện giải quyết tình hình bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp cũng như sự an toàn của mọi công dân.

Published in Châu Á

Trong hội nghị thượng đỉnh APEC tuần trước tại Đà Nẵng, Việt Nam, báo chí rất chờ đợi bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump và quan điểm của ông về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", trong bối cảnh nhiều nhà lãnh đạo tham gia diễn đàn hy vọng Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm đến khu vực.

cavoi1

Chủ tịch ExxonMobil, ông Robert Franklin (G) trong ngày cuối của cuộc hội thảo các nhà lãnh đạo doanh nghiệp APEC ở Đà Nẵng, Việt Nam ngày 10/11/2017. Reuters/Anthony Wallace/Pool

Theo nhà phân tích Gary Sand trên The Diplomat, tuy Donald Trump có thái độ chừng mực, không tung ra những tin Twitter gây bối rối, nhưng chính sách "Nước Mỹ trước hết" của ông cũng khiến cho các nước lo ngại.

Ngoài thương mại, các nhà lãnh đạo Việt Nam còn tìm kiếm sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trên Biển Đông. Trong những tháng trước khi diễn ra thượng đỉnh APEC, tập đoàn năng lượng Mỹ ExxonMobil đã khuyến khích Hà Nội loan báo chính thức khởi động dự án mỏ khí đốt Cá Voi Xanh trị giá 10 tỉ đô la trong hội nghị này.

Mỏ Cá Voi Xanh (Blue Whale) có trữ lượng ước tính 150 tỉ mét khối, sẽ đóng góp vào ngân sách Việt Nam gần 20 tỉ đô la. Nằm trong dự án này còn có một đường ống dẫn khí đốt từ ngoài khơi cung cấp cho bốn tổ máy điện sẽ được xây dựng tại tỉnh Quảng Nam, và tổ máy đầu tiên dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2023.

Khu vực mỏ Cá Voi Xanh nằm tại lô 118, nằm trọn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam. Tuy nhiên với đường lưỡi bò tự vẽ, và đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực phán quyết là vô căn cứ, Bắc Kinh cũng yêu sách khu vực này. Đường 9 đoạn của Trung Quốc cách bờ biển miền Trung Việt Nam có 50 hải lý, trùm lên một phần ba phía đông của lô 118.

Tập đoàn Exxon dự định khoan thăm dò cách đường lưỡi bò 10 hải lý, khoảng 88 km tính từ bờ biển Việt Nam. Cho dù địa điểm khoan không nằm trong đường lưỡi bò, nhưng lại trong cùng lưu vực mà Trung Quốc đã khai thác năm 2014 với giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 981 (HY981). Vào lúc đó, việc kéo giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa đã gây ra một loạt các đợt biểu tình phản đối và bạo động tại Việt Nam.

Tuy nhiên việc khởi động mỏ Cá Voi Xanh, dự tính thông báo vào tuần trước, đã không mấy tiến triển. Phát biểu trong diễn đàn APEC hôm 7/11, giám đốc ExxonMobil Development Company là Liam Mallon nói "có những thỏa thuận đặc biệt mà chúng tôi cần phải bàn bạc",và hoãn lại quyết định đầu tư đến năm 2019.

Hà Nội có lẽ muốn một APEC yên lành vào cuối năm, thay vì chọc giận Bắc Kinh. Hồi tháng Bảy, Trung Quốc đe dọa tấn công các căn cứ quân sự của Việt Nam tại Trường Sa, nếu không ngưng thăm dò khí đốt trong khu vực. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh tức tối khi lô 136-3 ở bãi Tư Chính, được một liên doanh giữa Việt Nam với công ty Repsol của Tây Ban Nha và Mubadala Development Co. của Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất chuẩn bị khoan thăm dò.

Tuy Repsol đã chi ra ít nhất 27 triệu đô la (một ước tính khác cho rằng đến 300 triệu đô la), Hà Nội đành phải cho ngưng khoan. Việc Bắc Kinh đe dọa được biết đến khi thượng tướng Phạm Trường Long (Fan Changlong), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc bỏ về nước, không dự một cuộc họp ở Hà Nội chỉ vài ngày trước thời điểm khoan 21/6. Phạm Trường Long còn hủy bỏ hoạt động "giao lưu quốc phòng Việt-Trung".

Theo chuyên gia Bill Hayton, Trung Quốc cũng đã từng đe dọa tương tự với khu vực mỏ khí đốt ngoài khơi Việt Nam của tập đoàn Anh British Petroleum (BP) năm 2007. Bắc Kinh hăm dọa khối tài sản 4,2 tỉ đô la của BP tại Hoa lục, và đe rằng sẽ không bảo đảm an toàn cho đội ngũ của BP làm việc tại khu vực "tranh chấp".

Việc Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực với Việt Nam trong vụ Repsol, theo giáo sư Carl Thayer, trường đại học New South Wales là rất đáng quan ngại. Ông gọi vụ hăm dọa này là "một bước dấn tới đáng báo động về sự quyết đoán của Trung Quốc" và là "một sự leo thang quan trọng". Giáo sư Thayer cũng đặt câu hỏi về tác động của đe dọa quân sự từ Trung Quốc đối với tương lai kỹ nghệ dầu khí ngoài khơi của Việt Nam, nhận định "Nếu Việt Nam ngưng hẳn thăm dò, sẽ gây tác động lâu dài đến các hợp đồng hiện nay với các công ty nước ngoài, và nhất là an ninh năng lượng của Việt Nam trong tương lai".

Ông Alexander L.Vuving, thuộc Daniel K.Inouye Asia-Pacific Center for Security ở Hawai, có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về vụ Repsol, cho rằng Hà Nội đã chọn lựa một sự "rút lui chiến thuật" do lo ngại bạo động xã hội. Ông nêu ví dụ về vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tháng 5/2014 và phong trào phản đối nhà máy thép Formosa gây ô nhiễm nặng vùng biển miền Trung Việt Nam.

Tuy vậy trong tương lai gần, ông Vuving tin rằng chính sách của Hoa Kỳ về Châu Á "quá yếu để chống lại Trung Quốc". Tại Đà Nẵng vừa rồi và ở khu vực Châu Á, người ta cảm thấy "America First" quá thiên về lợi ích tự thân trong kinh tế, để có thể chống lại bá quyền Trung Quốc. Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực trong Đại hội Đảng 19, và chủ trương một quân đội mạnh hơn. Nay Bắc Kinh có thể chọn lựa việc phô trương sức mạnh ấy.

Theo tác giả Gary Sand, tuần trước, viễn cảnh Bắc Kinh dọa nạt Hà Nội một lần nữa đã lùi xa, sau khi ExxonMobil hoãn lại thông báo khởi động. Tuy vậy nếu dự án mỏ Cá Voi Xanh có tiến triển, rất có thể Hà Nội sẽ lại bị đe dọa một khi tiến hành khoan thăm dò trên Biển Đông. Các mỏ của ExxonMobil có thể an toàn hơn so với Repsol, vì tầm vóc đại quy mô và ảnh hưởng toàn cầu của tập đoàn Mỹ, tiềm năng đầu tư đáng kể, địa điểm nằm gần đất liền của Việt Nam hơn và ở ngoài đường lưỡi bò. Bên cạnh đó tập đoàn này có liên hệ chặt chẽ với đương kim ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson.

Nhưng từ nay đến năm 2019, năng lực quân sự của Trung Quốc sẽ tăng lên  ; chiến lược "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" của Washington hoặc được đẩy mạnh, hoặc bị lãng quên  ; và các tham số về giao dịch khí đốt có thể thay đổi. Vào lúc đó, Hà Nội sẽ phải thận trọng cân nhắc. Hoặc một sự "rút lui chiến thuật" khác, hoặc thách thức mối đe dọa quân sự tiềm ẩn của Bắc Kinh và tin rằng Washington sẽ yểm trợ.

Mặc cho các cam kết hòa bình qua chuyến thăm chính thức Việt Nam mới đây của hai ông Donald Trump và Tập Cập Bình, lòng tin giữa ba nhà lãnh đạo Việt-Mỹ-Trung vẫn còn ở mức thấp, và Hà Nội sẽ phải tìm cách xây dựng quan hệ hữu nghị với các nước khác trong khu vực.

Thụy My

Published in Việt Nam

Trong một nghị quyết không mang tính trói buộc và được biểu quyết ngày thứ ba 14/11/2017, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc phê phán Bắc Triều Tiên dồn sức phát triển vũ khí, bất chấp tình trạng dân chúng nghèo đói.

hoidong1

Nông dân Bắc Triều Tiên trên một cánh đồng ở ngoài thủ đô Bình Nhưỡng (ảnh chụp ngày 04/05/2016). Reuters/Damir Sagolj/File Photo

Theo AFP, nghị quyết, do Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đề nghị, lên án chế độ Bình Nhưỡng huy động tài nguyên để thực hiện chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo thay vì chăm lo phúc lợi cho người dân.

Văn bản nhấn mạnh mối quan ngại về tình trạng "tra tấn và hành quyết tù nhân, bắt giam, bắt cóc và kết án tùy tiện công dân ngoại quốc trong và ngoài lãnh thổ Bắc Triều Tiên".

Một trong những trường hợp cụ thể được dẫn chứng là vụ sinh viên Mỹ Otto Warmbier, 22 tuổi, bị bắt giam vào tháng 10/2016 và qua đời ngay sau khi được trả tự do.

Nghị quyết nhân quyền yêu cầu Bình Nhưỡng tái lập các cuộc hội ngộ giữa các gia đình ly tán ở hai miền nam bắc cũng như cho phép công dân nước ngoài, trong trường hợp bị bắt, được đại diện ngoại giao thăm viếng và liên lạc với thân nhân.

Những lời tố cáo và khuyến cáo này sẽ được đưa ra Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thảo luận vào tháng 12 tới.

Trump đáng tội chết

Trong bài bình luận công bố sáng 15/11/2017, cơ quan tuyên truyền của Bình Nhưỡng một lần nữa sỉ vả tổng thống Mỹ. Rodong nhật báo cho là ông Trump "hèn nhát" không dám đến vùng phi quân sự. Tổng thống Mỹ "đáng bị kết án tử hình" vì đã gọi Kim Jong-un là một "tên bạo chúa" trong diễn văn tại Quốc hội Hàn Quốc hồi tuần trước.

Tú Anh

Published in Châu Á

Luật Lao động Pháp  : Phong trào phản đối "đảo chính xã hội" bị thất bại  ?

Tại Pháp, phe phản đối cải cách luật lao động kêu gọi xuống đường biểu tình ngày 16/11/2017. Đây là cuộc biểu tình thứ tư, kể từ tháng 9, nhưng phe đối lập không huy động được đông đảo người tham gia. Với cuộc bỏ phiếu sắp diễn ra, chính phủ Pháp đang trên đà giành được một thắng lợi chính trị quan trọng.

loi1

Biểu tình phản đối cải luật Luật Lao động của chính phủ Pháp tại Nantes, ngày 16/11/2017. Reuters/Stephane Mahe

Với nhật báo Le Figaro, "Các công đoàn thất trận trong cuộc chiến chống luật lao động" vì căn cứ vào nhịp độ tan rã của các cuộc biểu tình, người ta có thể đoán trước kết quả thất bại mà không sợ bị sai. Bài xã luận của nhật báo thiên hữu cho rằng "phong trào nổi dậy quy mô lớn" mà công đoàn CGT cùng với ông Jean-Luc Mélenchon thuộc phong trào cực tả Nước Pháp Bất Khuất (Les Insoumis) từng đe dọa chính phủ nhằm đáp trả cú "đảo chính xã hội" sẽ không xảy ra.

Đối với những người tự nhận là thể hiện phong trào phản kháng của giới lao động trước giới chủ đàn áp, đây là một vỏ bọc bề ngoài. Không ai tin vào những lời hứa suông của họ về việc đột ngột đòi xem xét lại thời gian làm việc, các ngày nghỉ được hưởng lương hoặc chế độ lương bổng. Ngược lại, trong khi các cơ quan đại diện nhân sự cuối cùng cũng được đơn giản hóa, hành động bảo vệ kịch liệt khối nghiệp đoàn có thể cũng lộ vẻ đáng ngờ.ự thất bại của những người ủng hộ nhiệt thành chủ chương không muốn thay đổi còn bị tác động từ hình ảnh nực cười mà họ rọi vào chính mình. Ngoài ra, còn phải kể đến sự công nhận một phương pháp cầm quyền theo đúng nghĩa, đã hoàn thiện đủ 3 điều kiện cho thành công của mình.

Thứ nhất là tính chính đáng  : tất cả những gì liên quan đến các sắc lệnh đã được công bố trong thời gian tranh cử tổng thống của Emmanuel Macron, sau đó đã được cử tri đồng ý thông qua lá phiếu. Thứ hai, đó là sự thống nhất với nhau  : tất cả các tổ chức đã được chính phủ tiếp đón trọng thể, trước khi tham gia vào nhiều buổi trao đổi được đánh giá là có chất lượng với chính quyền. Cuối cùng, đó là sự nhất quán  : trong các buổi thảo luận, chính phủ đã tỏ ra cương quyết và cứng rắn, không để rơi vào bẫy những dàn xếp nhỏ.

Hiện đại hóa luật lao động mà không gây thảm kịch, mà người ta đặt tên là "mẹ của các trận chiến", xoáy vào một ý nghĩ dai dẳng là muốn một nước Pháp không cải cách được. Sức nặng của các những người bảo vệ quyền lợi của thành viên nghiệp đoàn, sự khuấy động của các công đoàn, các tính toán chính trị chỉ đẩy đất nước vào trình trạng tê liệt. Bài viết kết luận với câu hỏi  : Tại sao năng lực được huy động để phản đối cải cách luật lao động không được sử dụng để cải cách Nhà nước và giảm bớt chi tiêu công  ?

Chính sách "chia để trị" của tổng thống Macron

Vào tháng 9, các công đoàn đã không huy động được đông đảo người biểu tình phản đối các sắc lệnh cải cách thị trường lao động. Hơn một tháng, kể từ khi các sắc lệnh này có hiệu lực và trong khi chờ dự luật có thể được thông qua vào ngày 04/12 tới, thì hy vọng "tổng động viên" ngày 16/11 có vẻ còn khó khăn hơn. Vậy "Macron vô hiệu hóa đường phố như thế nào  ?"

Le Figaro cho rằng ngay từ đầu tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chính phủ đã biết cách "chia để trị", chia rẽ các công đoàn để tránh một mặt trận thống nhất và chính phủ biết cách lèo lái giữa những bất đồng của các nghiệp đoàn.

Về phía Jean-Luc Mélenchon và phong trào Nước Pháp Bất Khuất, một bên vận động cuộc biểu tình ngày 16/11, Le Figaro nhận định  : "Phong trào Nước Pháp Bất khuất khó khăn huy động giới trẻ". Còn trang nhất của nhật báo thiên tả Libération là hàng tựa  : "Mélenchon thâm nhập vào giảng đường". Vì lo ngại không đạt được nhiều thành công, thủ lĩnh của Nước Pháp Bất Khuất đã "đánh cuợc vào giới trẻ" với hy vọng mang lại hơi thở mới cho phong trào phản kháng. Đây sẽ là bài trắc nghiệm đầu tiên với làn sóng phản đối lựa chọn đầu vào đại học.

Lần đầu tiên kể từ tháng 9, nhiều tổ chức sinh viên như Unef, Fidl và Unel gia nhập phong trào phản đối. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ nghị sĩ Nước Pháp Bất Khuất cũng nghi ngờ về kết quả. "Tôi không nghĩ đó sẽ là một cuộc biểu tình lớn của thanh niên", theo phát biểu của nghị sĩ Eric Coquerel, vùng Seine-Saint-Denis, khi trả lời Le Figaro.

Sáu điểm cải cách trong luật lao động

Vậy đâu là những điểm thay đổi trong loạt cải cách luật lao động  ? Nhật báo Le Figaro nêu lên 6 điểm chính  : tăng cường đối thoại xã hội, giảm bớt độc quyền đàm phán của các công đoàn, đơn giản hóa cơ quan đại diện nhân viên, định mức trần khoản tiền bồi thường sa thải bất công, giới hạn phạm vi địa lý các vụ sa thải và trấn an các quyết định nghỉ việc tự nguyện.

Zimbawe  : "Cú đảo chính thật-giả" và hồi kết của tổng thống Mugabe

Chủ đề thời sự quốc tế được đề cập trên các mặt báo là cuộc khủng hoảng chính trị tại Zimbabwe. Le MondeLibération đều chạy tựa "Cú đảo chính thật-giả" ở Zimbabwe. Với La Croix, "Zimbabwe trong tình trạng giới nghiêm". Le Figaro đưa tin "Quân đội tổ chức một cuộc cách mạng cung điện tại Zimbabwe". Tương tự, nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa  : "Quân đội vô hiệu hóa Robert Mugabe tại Zimbabwe".

Tổng thống Robert Mugabe, người nắm quyền cao nhất tại Zimbabwe từ năm 1987. Ở tuổi 93, ông vẫn được đảng Zanu-PF đưa ra ứng cử nhiệm kỳ tổng thống sắp tới.

Sáng 15/11/2017, quân đội tiến vào thủ đô Harare, chiếm phủ tổng thống và, thông qua phát ngôn viên là tướng Sibusiso Moyo, thông báo trên truyền hình rằng "những gì lực lượng quốc phòng Zimbabwe (FDZ) đang làm là mang lại bình yên trong bối cảnh chính trị, xã hội và kinh tế đang bị suy thoái tại đất nước, mà nếu không làm gì, sẽ kết thúc thành một cuộc xung đột bạo lực". Đây là lần đầu tiên quân đội can thiệp vào cuộc chơi chính trị để lật đổ chính quyền của tổng thống đương nhiệm, song vẫn tránh sử dụng cụm từ "đảo chính". Le Figaro nhận định  : "Mugabe thất sủng, người anh hùng của nền độc lập đã trở thành nhà lãnh đạo chuyên chế".

Nhật báo La Croix giải thích nguyên nhân "vụ đảo chính thật-giả" là phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, 75 tuổi, có quan hệ tốt với quân đội, từ lâu được cho là người kế nhiệm tổng thống Mugabe, bỗng nhiên bị mất chức vào tuần trước sau khi tranh cãi với đệ nhất phu nhân Grace Mugabe, 52 tuổi, nổi tiếng đam mê hàng xa xỉ và không được lòng quân đội. Là chủ tịch Hội Phụ Nữ Zanu-PF đầy quyền lực, bà cũng có đầy tham vọng chính trị, thêm vào đó, bà mới được tổng thống Mugabe muốn là người thay thế ông.

Les Echos nhắc lại tình trạng kinh tế tại Zimbabwe, nơi tỉ lệ thất nghiệp lến đến 80% cách đây vài năm. Một đợt trưng dụng đất đai đã khiến ngành nông nghiệp của một quốc gia từng là vựa lúa của Châu Phi sụp đổ. Tài sản cũng như người dân bỏ xứ, trong khi Zimbabwe nổi tiếng giầu vàng, kim cương, chất crom… Năm 2008, Zimbabwe ghi kỷ lục thế giới về tỉ lệ lạm phát trong thế kỷ 21, với 80 tỉ phần trăm hàng năm.

Airbus ghi kỉ lục hợp đồng thương mại thế giới

Tại Triển lãm Hàng Không đang diễn ra ở Dubai, dường như Airbus đang vượt qua đối thủ Boeing trong lĩnh vực cung cấp máy bay đường trung. Ngày 15/11/2017 trở thành ngày lịch sử của tập đoàn Châu Âu.

Hợp đồng đầu tiên được ký giữa Airbus và hãng Indigo của Mỹ chuyên cho thuê máy bay gồm 430 chiếc A320 trị giá 42 tỉ euro. Sau đó ít lâu, Airbus thông báo một đơn đặt hàng khác gồm 36 chiếc A380 với hãng hàng không Emirates.

Cả Le FigaroLe Monde đưa tin "Airbus ký được hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hàng không". Le Figaro đánh giá, những thành công thương mại này là "của trời cho" thật sự đối với một công ty, cụ thể là với tổng giám đốc Airbus Tom Enders, đang nằm trong vòng điều tra chống tham nhũng làm suy yếu nội bộ từ vài tuần qua. Về chủ đề này, Libération nhận xét  : "Một hợp đồng khổng lồ để hàn gắn các vết thương của Airbus".

Trang nhất của Les Echos là hàng tựa "Ngày lịch sử của ngành hàng không thế giới". Vì ngoài các hợp đồng khổng lồ của Airbus, Boeing cũng tỏ ra không kém cạnh khi ký hợp đồng 225 máy bay đường trung với hãng hàng không vùng Vịnh Flydubai, với tổng giá trị là 22,8 tỉ euro.

Năm 2050  : Thế giới có thể được nuôi bằng sản phẩm sạch

Những ưu điểm của thực phẩm sạch đối với sức khỏe và môi trường ngày nay đã được chứng minh. Từ lâu, loại hình sản xuất này không được phổ biến do sản lượng không đủ để thỏa mãn nhu cầu thế giới trong khi dân số không ngừng gia tăng.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, và được nhật báo Le Monde đưa tin ngày 16/11, đến năm 2050, ngành nông nghiệp thế giới có thể được chuyển sang thành 100% sản phẩm sạch, với hai điều kiện  : giảm lãng phí thức ăn và hạn chế tiêu thụ sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Pháp tổ chức giải vô địch bóng bầu dục năm 2023

Trên lĩnh vực thể thao, các nhật báo Pháp đề cấp đến thông tin bất ngờ đối với ông Bernard Laporte, đứng đầu môn bóng bầu dục của Pháp. Tại Luân Đôn, ngày 15/11, không được cho là ứng viên sáng giá để tổ chức giải vô địch 2023, cuối cùng Pháp đã nhận được 24 phiếu, hơn 9 phiếu so với đối thủ Nam Phi để tổ chức Cúp Vô địch Bóng Bầu dục 2023. Trước đó, Ireland bị loại khỏi cuộc bỏ phiếu chung kết chọn "tân chủ nhà".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

TPP 11 và sự tự cô lập của nước Mỹ

Vòng công du Châu Á của tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn là đề tài tiếp tục được các báo Pháp bàn đến. Le Figaro cho rằng "Về thương mại, Trump đã lọt vào chiếc bẫy của chính mình tại Châu Á-Thái Bình Dương".Tác giả Fabrice Nodé-Langlois nhận định, khi từ bỏ một số hiệp định thương mại ở Châu Á, tổng thống Mỹ đã nhận lấy rủi ro cô lập hóa nước mình trên trường quốc tế.

media

Tổng thống Mỹ Donald Trump (G) bên cạnh thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại thượng đỉnh ASEAN ở Manila, 13/11/2017. Reuters/Jonathan Ernst

Đó là một trong những động thái chính thức đầu tiên của tổng thống thứ 45 Hoa Kỳ. Vào ngày thứ ba của nhiệm kỳ, hôm 23 tháng Giêng năm 2017, ông Donald Trump đã sổ toẹt TPP, hiệp định tự do mậu dịch tập hợp xung quanh Hoa Kỳ 11 quốc gia hai bên bờ Thái Bình Dương. Hiệp định này không chỉ có ý nghĩa thương mại mà cả địa chính trị, là cột trụ trong chính sách Châu Á của Barack Obama. TPP giúp hình thành một thị trường lớn với 800 triệu người tiêu thụ, chiếm một phần ba tổng sản phẩm nội địa thế giới, định ra những tiêu chuẩn thương mại và đặt Trung Quốc ra ngoài lề.

Về phía ông Donald Trump thì chỉ thấy trong hiệp định đa phương này sự hủy hoại "khủng khiếp" việc làm của người lao động Mỹ. Đối với nhà tỉ phú New York, lãnh đạo một đất nước cũng giống như một doanh nghiệp, phải ưu tiên cho việc thương lượng tay đôi. Sức nặng của nước Mỹ sẽ giúp đạt được những thỏa thuận song phương có lợi hơn.

Vấn đề là lý luận này không thuận tai các đối tác. Theo tác giả, biểu tượng mạnh mẽ là chính trong vòng công du Châu Á của tổng thống Mỹ, vào cuối tuần qua tại Việt Nam, các đối tác cũ của TPP loan báo đã thỏa thuận được một hiệp định mới mà không có Hoa Kỳ.

Tất nhiên là vẫn còn nhiều điểm bất đồng phải vượt qua, nhưng 11 nước của "TPP giảm nhẹ"này hy vọng vào đầu năm tới sẽ hoàn tất, hủy bỏ được 95% hàng rào thuế quan hiện nay.

Đã hẳn là mỗi nước đều muốn tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ. Mêhicô xuất siêu sang thị trường Hoa Kỳ 104 tỉ đô la, Nhật Bản 63 tỉ, Canada 55 tỉ và Việt Nam 31 tỉ đô la. Nhưng các đối tác này chẳng có mấy lợi ích nếu đóng khung vào quan hệ song phương với Chú Sam, thay vào đó, họ muốn hình thành câu lạc bộ 11 nước Châu Á-Thái Bình Dương, với 500 triệu người tiêu dùng và chiếm 15% GDP toàn cầu.

Để tăng trưởng, các nước này cần mở rộng thị trường, giảm mạnh hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan. Hơn nữa, trong lúc trao đổi giữa các nước giàu và nghèo khựng lại thì trao đổi giữa các quốc gia đang phát triển tăng lên. Việt Nam, Malaysia hay Pêru đều có lợi trong trung và dài hạn khi tham gia một khu vực tự do mậu dịch.

Còn Trung Quốc đứng ở đâu trong trò chơi lớn này ? Ông Barack Obama hy vọng cô lập Bắc Kinh khi thỏa thuận được TPP. Từ khi Donald Trump từ bỏ hiệp định này, Tập Cận Bình đã ve vãn hầu hết các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy vẫn chưa khuyến dụ được tất cả tham gia hiệp định do Trung Quốc đề xướng, nhưng ảnh hưởng Bắc Kinh đã rất lớn, chẳng hạn tại Việt Nam hay Malaysia.

Tóm lại theo Le Figaro, khi cho rằng sẽ xóa được thâm hụt thương mại nhờ dùng sức ép trong các thỏa thuận song phương, Donald Trump đã gánh lấy nguy cơ tự cô lập. Cuộc chiến chính đáng của tổng thống Mỹ để bảo vệ "những người lao động" trong kỹ nghệ quốc gia diễn ra vào lúc công cuộc toàn cầu hóa đang thay đổi nhanh chóng.

Toàn cầu hóa trong những năm 2020 chủ yếu trong lãnh vực kỹ thuật số. Thế nhưng các tập đoàn đại diện cho giai đoạn mới này – Google, Amazon, Facebook, Apple và có thể kể thêm Uber hay Netflix – tất cả đều là của Mỹ. Các đối tác mà đứng đầu là Châu Âu đang chuẩn bị dựng lên những rào cản để đối phó. Thay vì mỗi người dùng tay giữ lại phần bánh nhỏ của mình, nên chăng bàn thảo một cách chế biến chung để làm nở phồng chiếc bánh thế giới ? Đó là mục tiêu của chủ nghĩa đa phương hậu chiến, mà nay đã bị đưa ra khỏi chương trình nghị sự.

Hai Donald Trump trong vòng công du Châu Á

Tương tự, Le Monde nhận xét về "Một ông Trump với giọng điệu cô lập ở Châu Á". Bên cạnh đó trước sức mạnh Trung Quốc, tổng thống Mỹ mong muốn làm trỗi dậy một khu vực "Ấn Độ-Thái Bình Dương".

Theo tờ báo, có hai ông Trump khác nhau trong vòng công du Châu Á. Nhấn mạnh sự cần thiết của việc huy động các nước trên thế giới, Donald Trump thứ nhất không ngớt mời gọi gây áp lực lên Bắc Triều Tiên. Ngược lại, Donald Trump thứ hai hài ra một danh sách những lạm dụng mà Hoa Kỳ là nạn nhân trong nhiều thập niên qua. Tại thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, ông phản bác các hiệp định đa phương, khẳng định "America First".

Sự tương phản nổi rõ với đồng nhiệm Trung Quốc – mà ông Trump đã tránh chỉ trích về thâm hụt thương mại Mỹ-Trung - khi Tập Cận Bình phát biểu trước cùng một cử tọa. Ông Tập tiếp tục ca ngợi "hợp tác quốc tế" và "mở cửa kinh tế".

Le Monde cho rằng Donald Trump có thể đánh giá được sự cô đơn của mình, khi 11 nước TPP còn lại quyết định đi tiếp mà không có Mỹ. Họ hy vọng sẽ phê chuẩn được một hiệp định có thể mang lại 150 tỉ đô la mỗi năm cho các thành viên. Dường như chẳng có nước nào bị thu hút bởi các thỏa thuận song phương mà Donald Trump đề nghị thay cho TPP. Và mỉa mai thay, chính Trung Quốc lại được hưởng lợi nhiều nhất khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định này. Le Monde dẫn lời nhà kinh tế Jayant Menon, Ngân hàng Phát triển Châu Á : "Mỹ đã đánh mất vai trò lãnh đạo".

Tuy vậy, tại Đà Nẵng cũng như ở Tokyo hay Seoul, Donald Trump đều nhấn mạnh về khu vực "Ấn Độ-Thái Bình Dương", tập hợp các đồng minh truyền thống của Mỹ ở Châu Á, và cả Việt Nam, Ấn Độ. Trong tương lai, đây có thể là một chủ thuyết nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng viễn cảnh một phiên bản khiêm tốn hơn của chủ trương "xoay trục sang Châu Á", hiện vẫn rất mù mờ.

Tại Việt Nam, nước duy nhất trong khu vực còn dám đương đầu với người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh, trước hành động bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, ông Trump muốn trấn an, đề nghị dùng tài năng của mình đứng ra "hòa giải". Nhưng theo Le Monde, sau chuyến thăm của tổng thống Mỹ, người Việt vẫn chưa có lý do cụ thể để tin vào sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Trước đồng nhiệm Trần Đại Quang, cũng như tại các thủ đô Châu Á vừa ghé qua, Donald Trump không hà tiện lời khen, cho rằng Việt Nam là "một trong những phép lạ trên thế giới". Hà Nội và các đồng minh khác của Mỹ hiện tại có thể tự hài lòng, nhưng có lẽ vẫn không an tâm trước tính cách bốc đồng của tổng thống Mỹ.

Hai ông Donald Trump sau đó đã bộc lộ trên Twitter. Một mặt, tổng thống Mỹ than phiền là Kim Jong-un đã chê ông "già". Mặt khác, ông Trump nói thêm, "Tôi chưa bao giờ nói anh ta ‘lùn và mập’" rồi lại bày tỏ hy vọng một ngày nào đó có thể trở thành bạn bè.

Tiền hậu bất nhất

La Croix trên trang web phân tích "Những mâu thuẫn của ông Donald Trump tại Châu Á".

Tờ báo nhận xét, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã hết lòng chiều chuộng vị khách quý, từ mời chơi gôn, cho đến việc dành cho nhà lãnh đạo thế giới vinh dự đọc diễn văn trước Quốc Hội. Còn tại Bắc Kinh thì lại khác, Donald Trump không ngừng khen ngợi Tập Cận Bình, trong khi ông Tập chưa một lần nào khen lại tổng thống Mỹ.

Donald Trump nhấn mạnh Hoa Kỳ và Trung Quốc, "hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là động cơ tăng trưởng toàn cầu" cần phải chung tay giải quyết những vấn đề quốc tế. Tuyên bố này có vẻ gần gũi với khái niệm "G2" giữa hai đại cường, nhưng lại mâu thuẫn với ý tưởng khu vực "Ấn Độ-Thái Bình Dương".

La Croix cũng có nhận xét tương tự với Le Monde  Le Figaro về sự kiện 11 nước TPP quyết tiến tới mà không có Mỹ, và cho rằng trước thái độ chưa rõ ràng của Hoa Kỳ tại Châu Á, một số nước trong khu vực đã xích lại gần nhau để bảo vệ lợi ích của mình trước ảnh hưởng Trung Quốc. Ngay cả những người bảo thủ Nhật đang cầm quyền có vẻ cũng ngờ vực về tính lâu dài của liên minh an ninh với Mỹ.

Đề nghị của Donald Trump làm trung gian hòa giải giữa Hà Nội và Bắc Kinh về Biển Đông, theo La Croix, cũng gây thắc mắc cho các nhà quan sát. Một số người tự hỏi, liệu nước Mỹ của ông Trump có chuẩn bị cho một thỏa thuận với Trung Quốc, bỏ rơi quan điểm truyền thống của Hoa Kỳ là ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực.

Quốc phòng : Châu Âu bắt đầu tự lực cánh sinh

Về thời sự nước Pháp, Libération hôm nay chú trọng đến việc "65% người Pháp cảm thấy bị thiệt thòi qua các cải cách của tổng thống Macron", thế nên ông Emmanuel Macron đã dành thời gian để đi thăm các khu phố nghèo. Trên lãnh vực giáo dục, La Croix đặt vấn đề "Hướng về một bằng tú tài tùy chọn ?". Từ hôm qua, đã bắt đầu một loạt tham vấn với mục đích cải cách cuộc thi tú tài, có thể được thực hiện kể từ mùa thi 2021. Riêng nhật báo kinh tế Les Echos quan tâm đến tập đoàn điện lực Pháp EDF, nợ nần nhiều và ngày càng ít hiệu quả, đã phải điều chỉnh lại mục tiêu trên thị trường chứng khoán.

Về vấn đề môi trường, Le Monde chạy tựa trang nhất lời cảnh báo của 15.000 nhà khoa học từ 184 quốc gia : "Sẽ là quá muộn…" và đăng nguyên văn lá thư này. Để tránh thảm họa sinh thái, giới khoa học kêu gọi nhân loại thay đổi hẳn cách sống. Sau ba năm chững lại, khí thải CO2 lại bắt đầu tăng từ năm 2017, chủ yếu là do Trung Quốc.

Một đề tài đáng chú ý khác là quốc phòng Châu Âu. Le Figaro nhấn mạnh "Quốc phòng Châu Âu muốn thoát khỏi cái bóng của Hoa Kỳ". Hai mươi ba nước Châu Âu hôm qua đã cam kết hợp tác quân sự : ký hiệp ước CSP. Đây không phải là việc thành lập quân đội Châu Âu hay bỏ qua NATO, nhưng là bước đầu hướng về tự lực cánh sinh, với các dự án sản xuất vũ khí chung, đóng góp vào ngân sách quốc phòng và trong tương lai có thể triển khai các lực lượng chung. Trong thời buổi hạn chế về tài chính, sự hợp lực này có thể mang lại hiệu quả.

Tờ báo cho biết thành công đã vượt quá yêu cầu. Ba nước Baltic, trong đó có hai nước chung biên giới với Nga, đã nhất trí ký vào, cũng như Romania, Bulgaria, vẫn lo ngại trước các hành động của Moskva tại Hắc Hải. Ngạc nhiên thực sự đến từ Hungary và Ba Lan. Vácxava đã ký cùng với ba thủ đô nhóm Visegrad : Budapest, Bratislava và Praha.

Trong bài xã luận, Le Figaro nhận xét, thỏa thuận này càng ý nghĩa hơn khi được đưa ra trong dịp Paris kỷ niệm hai năm thảm kịch khủng bố ngày 13/11/2015. Bên cạnh mối đe dọa khủng bố, cuộc khủng hoảng Ukraina và Bắc Triều Tiên nhắc nhở rằng cú sốc giữa các cường quốc chưa phải đã là chuyện quá khứ. Kẻ thù đang tiến gần, còn đồng minh lớn Hoa Kỳ lại lùi ra xa. Châu Âu buộc phải tự lo lấy vận mệnh của mình, và ngay cả nước Đức nay cũng đã nhận ra điều ấy.

Thụy My

Published in Quốc tế

Biển Đông : ASEAN vẫn có thể dựa Mỹ để chống Bắc Kinh bành trướng (RFI, 13/11/2017)

Vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump, hiện đang công du Châu Á, không che giấu chủ trương "Nước Mỹ Trên Hết", và từ từ rút chân ra khỏi chính trường quốc tế, tại vùng Đông Nam Á, cụ thể là trong khối ASEAN, thách thức đặt ra là làm sao tránh được sự lệ thuộc vào Trung Quốc vốn không ngừng bành trướng ảnh hưởng và không ngần ngại áp đặt yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, vùng biển chung của toàn khu vực.

duavao1

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, Manila, 13/11/2017. Reuteurs/Jonathan Ernst

Như rất nhiều nhà phân tích từng nhận định, cái khó đối với ASEAN là bị chia rẽ, không đưa ra được một mặt trận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Bắc Kinh lại biết lợi dụng tình trạng này, tăng cường trợ giúp các nước thân cận với mình trong khối Đông Nam Á để phá vỡ mọi toan tính kháng lại sức bành trướng của Trung Quốc.

Ví dụ mới đây nhất là trường hợp của Philippines, từ một nước đi đầu trong việc chống lại Trung Quốc trên hồ sơ chủ quyền Biển Đông, đã trở thành lá bài của Bắc Kinh trong ASEAN, công khai nhấn chìm hồ sơ nhạy cảm này trong các hội nghị toàn khối để khỏi làm phật ý đồng minh mới. Cùng với Cam Bốt đã ngả theo Trung Quốc từ lâu, Bắc Kinh đã có hai chỗ dựa vững chắc để hóa giải các phản ứng của khối nước Đông Nam Á.

Trả lời phỏng vấn của RFI, bà Valérie Niquet, chuyên gia Pháp về Châu Á và Đông Nam Á, cho rằng ngoài việc lợi dụng các nước thân cận trong ASEAN, Bắc Kinh còn có những kế sách khác để chia rẽ khối Đông Nam Á.

"Các nước như Lào hay Cam Bốt là những nước cực kỳ yếu và nằm trong số những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, đang ngày càng bị lôi cuốn vào quỹ đạo của Trung Quốc. Bắc Kinh đã có những khoản đầu tư kinh tế rất quan trọng vào trong hai nước này, và có ảnh hưởng rất lớn đến chính quyền Phnom Penh và Vientiane. Và cho dù đôi khi họ cũng thấy miễn cưỡng, nhưng họ hầu như đã bị trói tay trong việc chống lại Bắc Kinh.

Trong khối ASEAN, chúng ta đã nhiều lần thấy lời lẽ chống Trung Quốc trong các thông cáo chung bị giảm nhẹ đáng kể, chính là vì do sự phản đối của các nước như Lào hay Cam Bốt, bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào bị coi là quá gay gắt với Bắc Kinh.

Do vậy, dĩ nhiên là Bắc Kinh có lợi khi đào sâu sự chia rẽ trong ASEAN, đặc biệt bằng cách phô trương dự án Con Đường Tơ Lụa Trên Biển của Trung Quốc như là những cơ may kinh tế quan trọng cho các nước trong khu vực, qua đó khoét sâu chia rẽ trong nội bộ khối Đông Nam Á, và tránh được một mặt trận thống nhất chống lại lập trường của Trung Quốc trong vùng".

Vào lúc Trung Quốc nỗ lực gia tăng ảnh hưởng, thì Hoa Kỳ, nước duy nhất có thể cản đường Bắc Kinh thì lại có dấu hiệu bớt quan tâm đến Biển Đông, trong khuôn khổ một đường lối chung được tân tổng thống Mỹ Donald Trump đẩy mạnh là "Nước Mỹ Trên Hết".

Tuy nhiên, theo chuyên gia Valérie Niquet, ở những nơi khác, hay lãnh vực khác, thì có thể là tân chính quyền Mỹ có chủ trương bớt can dự, nhưng riêng tại Châu Á, tín hiệu mà Washington bắn đi nhân vòng công du đang diễn ra của tổng thống Donald Trump lại chính là Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc "múa gậy vườn hoang" trong khu vực.

"Hiện nay, Mỹ vẫn còn hiện diện mạnh trong khu vực, cả về phương diện chiến lược và thậm chí quân sự : Hoa Kỳ đã thực hiện một số chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải, kể cả tại Biển Đông.

Ngoài ra, chuyến thăm khu vực của tổng thống Mỹ Donald Trump đã diễn ra một cách tốt đẹp, và trấn an được các đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực về quyết tâm của Washington, sẽ tiếp tục dấn thân vào Châu Á, không sẵn sàng nhường chỗ cho Bắc Kinh tự do tung hoành.

Tóm lại, ta thực sự cảm thấy là qua chuyến công du của tổng thống Trump, cũng như qua các tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ, sẽ không có việc Washington từ bỏ khu vực cho ảnh hưởng độc quyền của Trung Quốc.

Và lập trường đó cũng phù hợp với kỳ vọng của đa số các nước trong khu vực, và ngay cả trong trường hợp một số quốc gia ASEAN thận trọng hơn, các nước này cũng muốn Hoa Kỳ có mặt trong khu vực để tạo ra một thế cân bằng trước sức mạnh của Trung Quốc, vừa là cơ hội kinh tế, vừa gây lo ngại".

Nếu tín hiệu mà tổng thống Donald Trump bắn đi nhân dịp ghé thăm Đông Nam Á trở thành hành động thực tế, điều đó sẽ hà hơi tiếp sức cho những nước trong ASEAN như Việt Nam, không muốn cả khu vực hoàn toàn rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

********************

Tân Hoa Xã : Trung Quốc-Việt Nam đạt ''đồng thuận'' về Biển Đông (RFI, 13/11/2017)

Ngày 12/11/2017, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được một "đồng thuận" về việc xử lý căng thẳng giữa hai nước tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố phần lớn chủ quyền. Thông tin được Tân Hoa Xã công bố sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất làm "trọng tài" nếu Hà Nội yêu cầu.

duavao2

Yêu sách của các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Reuters

Theo Tân Hoa Xã, được AFP trích dẫn, hai bên "đã đạt được một đồng thuận quan trọng (…) để giải quyết một cách thích đáng các vấn đề hàng hải" và "cùng cố gắng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã không nêu chi tiết nội dung bản thỏa thuận.

Hai bên đạt được thỏa thuận này sau buổi hội đàm giữa tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và đồng nhiệm, kiêm chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhân chuyến công du cấp nhà nước của ông Tập tại Hà Nội.

Thỏa thuận Việt-Trung về Biển Đông được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng làm trung gian hòa giải. Có lẽ Bắc Kinh đã bất bình về tuyên bố này, vì từ lâu chính phủ Trung Quốc khẳng định Hoa Kỳ không có vai trò gì hết tại vùng biển chiến lược này và các vấn đề căng thẳng phải được giải quyết theo con đường song phương.

Từ khi lên năm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập Cận Bình không ngừng cho củng cố các đảo và đá do Trung Quốc chiếm đóng để xây dựng những cơ sở hạ tầng, trong đó có nhiều công trình phục vụ mục đích quân sự.

Thu Hằng

Published in Châu Á