Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư yêu cầu tỉnh Lạng Sơn tăng cường hợp tác với Trung Quốc

Tổng bí thư "bất ngờ" đến làm việc với tỉnh biên giới Lạng Sơn hôm 25/8.

langson1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hùng Ba tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Cùng đi có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an ; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ; Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng ; Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, Văn phòng Trung ương Đảng.

Một bản tin phát trên Thông tấn xã Việt Nam cho biết ở bài phát biểu tại tỉnh Lạng Sơn, người đứng đầu Đảng đưa ra yêu cầu từ trọng trách là "phên giậu quốc gia" về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là "phên giậu về kinh tế", do vậy nên Lạng Sơn phải bảo vệ vững chắc thị trường nội địa cũng chính là bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế của đất nước.

Tổng bí thư yêu cầu Lạng Sơn phải đặc biệt coi trọng chăm lo xây dựng, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Ông Nguyễn Phú Trọng nhắc lại là tỉnh cần thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định và phát triển ; chủ động thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh, của vùng trung du, miền núi Bắc bộ và cả nước.

Nhìn chung thì những huấn thị của Tổng bí thư là mô-típ chung của các "diễn văn chỉ đạo" quen thuộc mà báo chí vẫn hay tường thuật ở mỗi lần "bề trên" về địa phương. Cái lạ ở đây là vì sao Tổng bí thư chọn Lạng Sơn, liệu có yếu tố nhạy cảm chính trị gì liên quan đến người hàng xóm Trung Quốc ?

Và một tình tiết đáng lưu tâm khác là tháp tùng cùng đi với Tổng bí thư và Đoàn công tác Trung ương có ông Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam.

Theo ghi nhận của báo chí, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Đoàn của Tổng bí thư nghe lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn giới thiệu về cột mốc 1116, và báo cáo tình hình hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua khu vực cửa khẩu thời gian qua. Cũng tại đây, ông Nguyễn Phú Trọng đã tái khẳng định với ông Hùng Ba rằng, "tình hữu nghị truyền thống Việt Nam – Trung Quốc đã được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công xây dựng và vun đắp ; đây là tài sản vô cùng quý báu mà hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước phải kế thừa và phát huy".

Tổng bí thư bày tỏ mong muốn Đại sứ và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm cầu nối hữu nghị và hợp tác, thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển tốt đẹp.

Tổng bí thư cùng Đoàn công tác đặc biệt khi trên đường phố Lạng Sơn, hình ảnh ghi nhận cho thấy chính quyền đã huy động dân chúng mặc trang phục đẹp ra đứng làm hàng chào hai bên đường khi xe của đoàn Tổng bí thư ngang qua.

Chuyến công cán Lạng Sơn của Tổng bí thư rất đáng tiếc ở chỗ đã không dành thời gian nào để đến tưởng niệm những người lính đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 tại nhà bia chiến thắng Khánh Khê, bản Pa Pách, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.

Giả dụ như có hình ảnh Tổng bí thư bên cột bia chiến thắng Khánh Khê, có lẽ sẽ là khéo léo nhắc với ngài Đại sứ Hùng Ba, rằng đây còn là cây cột thiêng để thờ và nhớ ơn các liệt sĩ đã ngã xuống.

Cột bia ấy còn là cột mốc mang ý nghĩa chốt chặn, là cột mốc cảnh giác trước quân thù. Không những thế, cột bia ấy còn là một biểu tượng mang tính răn đe với những kẻ vẫn còn mang dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất đai của Việt Nam.

Và phải chi trong khung cảnh bi hùng đó, người ta nghe huấn thị văng vẳng của Tổng bí thư : Các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau không được quên lãng những bài học của lịch sử, không bao giờ quên những người đã đổ máu để giữ cho biên cương được bình yên, để làm nên tên tuổi của một dân tộc anh hùng….

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 27/08/2023

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Vit Nam mun m thêm tng lãnh s quán Trung Quc, ha không tiếp xúc chính thc vi Đài Loan

Mt quan chc cp cao ca B Ngoi giao Vit Nam va đ ngh Trung Quc to điu kin đ Vit Nam thành lp thêm tng lãnh s, to thun li cho nông sn Vit Nam, cùng kim soát tt bt đng trên bin, và cam kết duy trì chính sách "mt Trung Quc", không tiếp xúc chính thc dưới bt k hình thc nào vi Đài Loan.

vntq1

Th trưởng Thường trc B Ngoi giao Nguyn Minh Vũ (trái) gp Tr lý B trưởng ngoi giao Trung Quc Nông Dung trong chuyến thăm Bc Kinh t ngày 9-10/8/2023. nh : B Ngoi giao Vit Nam.

Nhng đ ngh trên được Th trưởng thường trc B ngoi giao Vit Nam Nguyn Minh Vũ, Tng thư ký y ban Ch đo hp tác song phương Vit Nam - Trung Quc, Trưởng đoàn đàm phán cp Chính ph v biên gii lãnh th Vit Nam - Trung Quc, đưa ra trong chuyến thăm và làm vic ti Bc Kinh t ngày 9 10/8.

Truyn thông Vit Nam dn thông tin t B Ngoi giao cho biết hôm 11/8 rng trong các cuc làm vic vi phía Trung Quc, ông Nguyn Minh Vũ đã đ ngh hai bên phi hp trin khai các bin pháp thúc đy phc hi kinh tế, to điu kin thông quan thun li cho nông sn Vit Nam xut khu sang Trung Quc.

Ông cũng đ ngh Trung Quc to điu kin sm thành lp Văn phòng xúc tiến thương mi Vit Nam ti Thành Đô và Hi Khu, hp tác tháo g nhng vướng mc kéo dài ca mt s d án hp tác ti Vit Nam, đy nhanh các khon vin tr không hoàn li dành cho Vit Nam.

Th trưởng Vit Nam cũng đ ngh Trung Quc to điu kin thun li đ sm m Tng lãnh s quán Vit Nam ti Trùng Khánh.

Phía Vit Nam nói hai bên đã "trao đi ý kiến ci m, thng thn" v vn đ biên gii lãnh th qua vic đ xut các bin pháp c th đ gii quyết các vn đ ny sinh trên cơ s tuân th nghiêm túc các văn kin chung v biên gii trên đt lin.

Riêng v vn đ tranh chp Bin Đông, hai bên tha thun v nhng nguyên tc cơ bn ch đo gii quyết vn đ trên bin, kim soát tt bt đng trên bin, cùng duy trì hòa bình, n đnh Bin Đông, Tui Tr và Thanh Niên tường thut.

Trong cuc gp vi Tr lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Nông Dung hôm 10/8, Th trưởng Nguyn Minh Vũ được B Ngoi giao Trung Quc dn li nói rng Vit Nam s duy trì chính sách mt Trung Quc và s không tiếp xúc chính thc dưới bt k hình thc nào vi Đài Loan, theo Reuters.

Trung Quc lâu nay luôn xem Đài Loan là thuc ch quyn ca mình và chưa bao gi t b ý đnh "thng nht" hòn đo dân ch này k c bng vũ lc.

Bc Kinh luôn đ cp đến chính sách "mt Trung Quc" đ gây áp lc buc các quc gia không được thiết lp quan h ngoi giao chính thc vi Đài Loan.

Trong cuc gp vi Th trưởng Vit Nam, B Ngoi giao Trung Quc cũng cho biết thêm hai bên đã trao đi nhng quan đim sâu sc v các vn đ quc tế và khu vc cùng quan tâm và nht trí tăng cường liên lc, cũng như bo v li ích chung, vn theo Reuters.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Thủ tướng thăm Trung Quốc : "Chưa có gì đột phá về Biển Đông, dường như Việt Nam vẫn ‘há họng chờ sung’ đợi người khác thay mình đi kiện giúp"

Vẫn còn quá sớm để đánh giá thực chất thành bại của chuyến thăm ‘đa mục đích’ tới Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong hạ tuần tháng 6/2023, tuy nhiên có thể khẳng định chưa có gì ‘đột phá’ về giải pháp liên quan tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong chuyện này, dường như Việt Nam vẫn chưa chủ động thúc đẩy một giải pháp pháp lý quốc tế, mà trái lại có thể đang bị động khi chờ một quốc gia khác trong khối ASEAN ‘đi kiện thay mình’ về tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế, một nhà quan sát, phân tích thời sự và an ninh Biển Đông, cũng như chính trị khu vực, ông Trương Nhân Tuấn từ Châu Âu nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do.

tham1

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường duyệt đội danh dự tại Bắc Kinh hôm 26/6/2023 - Reuters

Ý kiến cho rằng Bắc Kinh, qua chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, "sẵn sàng làm việc" với Hà Nội về Biển Đông là một điều còn đáng hoài nghi, trong khi câu hỏi chính hay vấn đề cốt lõi cần đặt ra là liệu Trung Quốc có thực sự muốn "giải quyết" các tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam hay không, vẫn ý kiến trên quan điểm cá nhân của nhà quan sát từ Marseille, Cộng hòa Pháp chia sẻ với RFA Tiếng Việt trong phần tiếp theo của cuộc trao đổi, mà sau đây là nội dung.

Trung Quốc nói ‘sẵn sàng hợp tác’, Việt Nam có thể tin tưởng ?

RFATruyền thông Việt Nam liên quan chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cho hay "Bắc Kinh nói sẵn sàng làm việc với Việt Nam về Biển Đông", ông có bình luận gì về điều này, nhất là về độ tin tưởng đối với Trung Quốc ?

Trương Nhân Tuấn : Tôi hoài nghi về ý kiến cho rằng Trung Quốc "sẵn sàng làm việc với Việt Nam về Biển Đông". Vấn đề cốt lõi là Trung Quốc muốn "giải quyết" các tranh chấp ở Biển Đông với Việt Nam hay không ? Từ ba thập niên nay, qua nhiều hình thức, Trung Quốc sử dụng nhiều biện pháp từ chính trị nội bộ giữa hai đảng, cho đến các "chiến thuật vùng xám", tức các hành vi răn đe vũ lực (phi chiến tranh) trên thực địa để "được đằng chân lân đàng đầu", kiểu "tằm ăn dâu".

Điển hình là ở khu vực bãi Tư Chính, theo tôi thấy, trên danh nghĩa pháp lý và lịch sử, Trung Quốc không có bất kỳ lý do chính đáng nào để yêu sách vùng biển Tư chính của Việt Nam. Không hiểu tại sao Việt Nam chấp nhận thực tế cho rằng "có tranh chấp" ở vùng biển này ? Việt Nam phải yêu cầu Repsol rút giàn khoan, ngay cả phải bồi thường cho đối tác hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ đô la. Không lẽ Việt Nam đã nhìn nhận yêu sách của Trung Quốc là hợp lý ?

Về vấn đề cấm biển hàng năm của Trung Quốc, khu vực biển phía bắc vĩ tuyến 12°. Rõ ràng khu vực biển Hoàng Sa là vùng biển "có tranh chấp". Lý do nào Việt Nam liên tục chịu trận từ hai thập niên nay, bất kể ngư dân Việt Nam phải chịu cảnh lầm than ? Trung Quốc có sẵn sàng "làm việc với Việt Nam" để giải quyết vấn đề chồng lấn vùng biển và khoanh vùng đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa hay không ? Rồi Trung Quốc có sẵn sàng "làm việc" với Việt Nam để làm rõ các yêu sách của họ, ở những vùng thuộc phạm vi tài phán của Việt Nam, quy định theo luật Quốc tế về Biển hay không ?

Đâu phải khi họ nói họ "sẵn sàng làm việc" với mình thì đó là dấu hiệu tốt đâu ? Cốt lõi, vấn đề của mọi vấn đề, theo tôi, là họ có chịu "giải quyết" các tranh chấp trên nguyên tắc bình đẳng giữa hai quốc gia, bằng các phương tiện hòa bình hay không ?

RFATheo truyền thông Trung Quốc, hai Thủ tướng của Trung Quốc và Việt Nam trong dịp này có ‘trao đổi ý kiến sâu rộng’ về tăng cường hợp tác trong khuôn khổ "Sáng kiến Vành đai và Con đường", bên cạnh ‘tăng cường kết nối, ổn định’ chuỗi sản xuất và cung ứng, theo ông Việt Nam nên lưu ý gì nếu tham gia vào sáng kiến này hiện nay hay tới đây của Trung Quốc ?

Trương Nhân Tuấn : Theo tôi những gì ông Phạm Minh Chính thảo luận với ông Lý Cường, đặc biệt liên quan vấn đề Việt Nam hợp tác với Trung Quốc trong sáng kiến "vành đai con đường" của Trung Quốc, thì tất cả chỉ khai triển những gì mà ông TBT Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã cam kết với lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc từ tháng 11 năm ngoái.

Theo đó, trong Phần 7 khoản 1 của Tuyên bố chung Việt Nam-TQ tháng 11 năm 2022, có nêu rõ rằng : "Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với Sáng kiến "Vành đai và Con đường", triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng".

Nếu chúng ta nhìn các quốc gia đã tham gia sáng kiến này của Trung Quốc, (ngay cả Malaysia) có thể thấy hiện nay tất cả đều phải đối diện với khả năng phá sản. Trung Quốc cho vay dễ dàng mà các quốc gia lại không xem xét các điều kiện đi kèm đằng sau. Một số các quốc gia Châu Phi phải tạm ‘nhượng lãnh thổ’ cho Trung Quốc để trừ nợ.

Theo tôi, đây là chuyện mà lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ trước khi ký kết bất cứ điều gì với Trung Quốc.

Có khai thông, mới mẻ hay vẫn như cũ ?

RFATheo truyền thông Việt Nam, tại cuộc gặp giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Trung Quốc tại Bắc Kinh, "hai bên thống nhất duy trì hòa bình, ổn định trên biển", thậm chí có đề cập vấn đề DOC và COC, ngoài ra là bàn hợp tác kinh tế, mậu dịch, thương mại, tháo gỡ một số khó khăn, phải chăng đây là một chuyến thăm hữu ích và đem lại hiệu quả cho cả hai bên, và có thể coi là thành công với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ? Độ tin cậy giữa hai bên theo ông sẽ như thế nào và tính ổn định 'kéo dài' được bao lâu ?

Trương Nhân Tuấn : Theo tôi sẽ quá sớm để nói về thành công hay thất bại chuyến đi của thủ tướng Phạm Minh Chính.

Nhưng về về Biển Đông, tôi thấy không có điều gì đột phá (quan trọng) hết cả. Nếu ta xét nội dung các Tuyên bố chung Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến nay, nội dung về Biển Đông không có nhiều thay đổi.

Hãy dẫn lại một đoạn trong Tuyên bố chung năm 2000, hai bộ trưởng bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Đường Gia Triền, trong đó nêu rằng : "Hai bên khẳng định, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như : bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước".

Thêm một đoạn nữa trong Tuyên bố chung 2016 giữa hai Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Lý Khắc Cường, trong đó nêu rõ : "Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông".

Và gần hơn, thêm một đoạn Tuyên bố chung giữa hai Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình 2017, cũng nêu rõ : "Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC) ; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hòa bình, ổn định ở Biển Đông". Nếu nhìn lại những gì được công bố tới nay qua chuyến thăm của Thủ tướng Chính tới Trung Quốc, thì theo tôi rõ ràng là về chính yếu, không có gì mới cả, nay nếu nói theo cách nói lái của dân gian trong tiếng Việt, thì đó là "Vũ Như Cẩn" (tức vẫn như cũ) mà thôi.

Đã thực sự chủ động, hay ‘há miệng chờ sung’ ?

RFA : Chuyển sang tình hình láng giềng của Việt Nam ở Đông Nam Á có liên quan hợp tác và an ninh trên Biển Đông và khu vực, gần đây có ý kiến trong giới quan sát, phân tích và học giả theo dõi tình hình khu vực, trong đó có ý kiến của học giả Việt Nam, gợi ý rằng khi Philippines ‘đàm phán’ với Trung Quốc về lệnh cấm đánh cá, Philippines (có thể) đã có thể ‘nhìn nhận quyền tài phán của Trung Quốc’ trên những vùng biên liên quan ‘tranh chấp’ giữa hai bên, ý kiến của ông thế nào, nếu những điều này có cơ sở ?

Trương Nhân Tuấn : Theo dõi truyền thông quốc tế có sử dụng tiếng Việt hôm 22/6/2023 (*) gần đây, liên quan chủ đề Philippines đàm phán với Trung Quốc về lịnh cấm đánh cá, tôi thấy các học giả Việt Nam được dẫn ý kiến ở đó có thể đã có nhận định sai lầm và khá chủ quan về tính toán của Manila.

Cụ thể là theo tôi Tổng thống Marcos của Philippines không "dại" để ký với Trung Quốc những thỏa thuận mà sau đó Trung Quốc có thể cho rằng Philippines đã nhìn nhận quyền tài phán của Trung Quốc trên những vùng biển liên quan, (như nhận định của các học giả Việt Nam). Ngay cả khi Tổng thống Marcos có những hành vi sai lầm, làm lợi cho Trung Quốc, thì luật của Philippines có những điều khoản không cho phép chuyện này xảy ra.

Về chuyện Trung Quốc cấm đánh cá. Nếu ta có theo dõi những động thái của Philippines, từ giàn học giả tài giỏi và yêu nước của Philippines, cho đến các chính trị gia, nghị sĩ, dân biểu... từ nhiều năm nay về lệnh cấm biển của Trung Quốc, ta thấy rất có thể Philippines sẽ kiện Trung Quốc lần nữa, đối tượng kiện là những tranh chấp đến từ các việc "giải thích và cách áp dụng luật biển" ở vùng biển giới hạn từ vĩ tuyến 12° về phía bắc.

Hiện thời đã có các nghị sĩ Philippines yêu sách Bộ ngoại giao Philippines phải triệu tập Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, yêu cầu Đại Hội đồng này ra tuyên bố về cách xử sự của Trung Quốc trong vùng biển của Philippines.

Về ý kiến Tổng thống Marcos "đạt tiến bộ" trong đàm phán với Trung Quốc về việc cấm đánh cá, tôi cho rằng mục đích của ông Marcos là muốn tìm một "giải pháp", dầu là giải pháp tạm bợ, để bảo vệ ngư dân Philippines, những người bị ảnh hưởng về chuyện này.

Nên biết là ngư trường của Philippines gồm có 12 ngư trường. Chỉ có hai ngư trường bị "dính" vào lịnh cấm đánh cá của Trung Quốc.

Nếu ta tìm hiểu sâu, ta thấy rằng vùng biển chung quanh đá Scarborough (đá Hoàng Nham) là "ngư trường truyền thống" của Philippines, (kiểu như vùng biển Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam) mà đá này Trung Quốc yêu sách chủ quyền (và đã chiếm đóng).

Tức là hai ngư trường liên quan của Philippines có dính dáng tới đá Hoàng Nham. Quy chiếu theo Phán quyết của tòa PCA 13/7/2016, Tòa nhìn nhận vùng biển chung quanh đá Hoàng Nham là "vùng đánh cá truyền thống" của ngư dân ba quốc gia Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

Vấn đề (quan trọng) mà các học giả cũng bỏ qua, theo tôi, là ý nghĩa pháp lý của "vùng đánh cá truyền thống" và "quyền" của ngư dân trong vùng đánh cá này. Bài phỏng vấn các chuyên gia được truyền thông giới thiệu hôm 22/6 mà tôi đọc được, có nói về "đối sách" của Việt Nam. Tôi thấy qua bài này Việt Nam, không có đối sách nào cả.

Chính quyền và Đảng cộng sản Việt Nam, theo tôi, đã không làm gì cả để bảo vệ ngư dân Việt Nam, trước lịnh cấm biển của Trung Quốc. Vì vậy, một lần nữa, tôi hoài nghi và cho rằng chính quyền Việt Nam đang "há họng chờ sung" và họ chỉ chờ Philippines đi kiện để được hưởng lợi mà thôi.

Vấn đề là Tổng thống Marcos của Philippines chủ động cố gắng đi tìm một "giải pháp" cho ngư dân của họ. Vì đó là trách nhiệm của tổng thống, người lãnh đạo quốc gia. Còn Việt Nam thì sao ? Tôi cho rằng xúi dân "bám biển" không phải là giải pháp".

____

Trên đây là cuộc trao đổi trên quan điểm riêng từ Marseille, Cộng hòa Pháp của ông Trương Nhân Tuấn, nhà quan sát, phân tích thời sự, chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, an ninh khu vực, Biển Đông, với Đài Á Châu Tự Do. Ông Trương Nhân Tuấn là nhà nghiên cứu độc lập về lịch sử chủ quyền Việt Nam và an ninh trên Biển Đông và là tác giả của cuốn biên khảo được biết đến với tựa đề : "Biên giới Việt Trung 1885-2000 : Lịch sử thành hình và những tranh chấp". Mời quý vị theo dõi phần đầu của cuộc trao đổi của RFA với nhà quan sát này ở đường dẫn.

Quốc Phương

Nguồn : RFA, 27/06/2023

Tham khảo :

(*) Philippines đàm phán với Trung Quốc về lệnh cấm đánh cá, và đối sách của Việt Nam

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn, Quốc Phương
Published in Diễn đàn

Dịch Covid-19 tác động trực tiếp và gián tiếp đến quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là tình hình ở Biển Đông. Sau một thời gian tạm ngừng, trao đổi thương mại giữa hai nước dần được nối lại. Tuy nhiên, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn do Bắc Kinh lợi dụng việc thế giới bận chống dịch để gia tăng hành động quân sự, củng cố yêu sách chủ quyền và chèn ép các nước có tranh chấp trong khu vực.

phulam1

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ "thành phố Tam Sa". Ảnh vệ tinh của AMTI. © AMTI

Hà Nội đối phó như thế nào với chiến lược của Bắc Kinh ? Liệu đại dịch Covid-19 có trở thành cơ hội để Việt Nam thu hút thiện cảm của công luận quốc tế, đặc biệt là trước sự chèn ép ngày càng thô bạo của Trung Quốc ở Biển Đông ?

RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon), Pháp.

*****

RFI : Khi dịch Covid-19 xuất phát tại Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp triệt để, trong khi nhiều nước vẫn do dự và tiếp tục cho công dân Trung Quốc nhập cảnh. Tương tự, ngay khi dịch có dấu hiệu tạm lắng, Việt Nam lại khẩn trương mở cửa biên giới, nối lại trao đổi thương mại với Trung Quốc. Phải hiểu quyết tâm này như thế nào ?

Laurent Gédéon : Trường hợp của Việt Nam rất đáng chú ý, chỉ có hơn 300 trường hợp nhiễm Covid-19 và không có ca tử vong nào. Kết quả này biến Việt Nam thành một quốc gia rất đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh. Và kết quả này gắn chặt với tinh thần cảnh giác, mau lẹ trong chiến lược chống dịch từ rất sớm của chính quyền.

Từ sự cảnh giác này, chính quyền Việt Nam đã đưa ra ba loạt biện pháp chính, trong đó có các biện pháp đóng cửa, như đóng cửa trường học, tạm ngừng các chuyến bay giữa hai nước và đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Dĩ nhiên, quyết định này tác động nặng đến kinh tế, nhưng chính phủ Việt Nam chịu trách nhiệm về quyết định này.

Bắc Kinh từng xem những nước hạn chế nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc là "thiếu thân thiện". Nhưng sau đó, quan điểm của họ dần thay đổi vì ngày càng có nhiều ca nhiễm virus corona chủng mới ngoài lãnh thổ Trung Quốc nên cần phải hạn chế tình trạng lây nhiễm giữa các cá nhân. Vì thế đến lượt Trung Quốc cấm nhập cảnh đối với công dân các nước bị dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam, sau đó là Ý và nhiều nước Châu Âu khác.

Vì vậy, xét về mặt nào đó, những biện pháp được Việt Nam đưa ra không hẳn bị Bắc Kinh coi là tiêu cực mà nên hiểu ở đây là tùy vào tiến triển nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19, các nước phải chặn trước di chuyển của người dân từ nước này sang nước khác. Và tôi cho rằng đây là một yếu tố đặc biệt góp phần vào việc giữ gìn quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nếu nhìn vào cán cân thương mại song phương, Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc. Việt Nam có lợi về mặt kinh tế vì giao thương với Trung Quốc được nối lại, không bị ngắt quãng quá lâu, do trao đổi thương mại với Trung Quốc góp phần quan trọng vào GDP của Việt Nam. Như vậy, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có lợi khi biên giới giữa hai nước được mở cửa trở lại và trao đổi thương mại phát triển trong bối cảnh dịch bệnh đã ổn định và dĩ nhiên cả hai nước chẳng có lợi gì khi phải đóng cửa biên giới quá lâu.

RFI : Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam có lợi sau đại dịch Covid-19 vì một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc có thể chuyển sang Việt Nam. Bắc Kinh nhìn nhận khả năng này như thế nào ? Liệu giữa hai nước có xuất hiện cạnh tranh nào đó không ?

Laurent Gédéon : Đúng là giả thuyết một số doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc chuyển sản xuất sang Việt Nam được nhắc đến, nhưng thiên về khía cạnh chính trị, do muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp để tránh quá phụ thuộc vào một nước nào đó, cụ thể là Trung Quốc. Giả thuyết này cũng từng được nêu nhưng về khía cạnh kinh tế, không liên quan gì đến Covid-19, vì sản xuất tại Trung Quốc không còn lợi như trước do chi phí sản xuất cao hơn.

Nhưng theo tôi, phải nêu rõ là việc di dời doanh nghiệp sẽ cần đến sự hội tụ về lợi ích, giữa lợi ích chính trị của một nước với lợi ích riêng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi ích của khối tư nhân chưa hẳn đã giống với lợi ích của chính phủ nước họ. Tương tự, không phải những lợi ích về địa chính trị được Nhà nước ưu tiên lại phù hợp với lợi ích về kinh tế của doanh nghiệp.

Người ta vẫn thường xuyên nhắc đến sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, nhưng đây chưa chắc là vấn đề đối với một doanh nghiệp vì họ thấy lợi ích tài chính khi đầu tư vào Trung Quốc. Cho nên, tôi nghĩ rằng những rủi ro về dịch tễ hoặc an ninh phải kéo dài thì mới có thể đẩy các doanh nghiệp rời Trung Quốc.

Ngoài ra, việc di chuyển một dây chuyền sản xuất không thể tiến hành trong vài ngày hay vài tuần. Quá trình này cần đến việc hoạt động sản xuất phải được phát triển dần dần ở nước tiếp nhận mới và hoạt động sản xuất giảm dần ở nước cũ. Nếu không làm được điều này, sản xuất có nguy cơ bị ngưng trệ đột ngột. Để chiến lược này có khả năng thực hiện được đối với một doanh nghiệp, thì cần phải có một quy chế tài chính và quy định rất hấp dẫn, cũng như điều kiện cuộc khủng hoảng dịch tễ phải đủ kéo dài để đáng di dời sản xuất khỏi Trung Quốc.

Có một điểm lưu ý khác mà tôi cũng cho là quan trọng, đó là dịch Covid-19 không chỉ tác động đến mỗi Trung Quốc, mà cả thế giới đang phải hứng chịu, kể cả các nước phương Tây. Nếu nhìn theo quan điểm của một doanh nghiệp, rủi ro tại Trung Quốc không hẳn đã cao hơn so với những nước khác.

Chúng ta cũng nhận thấy là tình hình giữa các nước muốn "hồi hương" hoạt động sản xuất cũng không giống nhau và các nước tìm cách đưa các doanh nghiệp của họ ra khỏi Trung Quốc là để phục vụ lợi ích quốc gia. Nhật Bản là một trường hợp điển hình. Trong khuôn khổ "Kế hoạch Tái thiết", Tokyo dành khoản ngân sách 2 tỉ euro cho các doanh nghiệp Nhật muốn chuyển hoạt động từ Trung Quốc về nước. Dĩ nhiên Bắc Kinh không hài lòng về thông báo của Tokyo.

Việt Nam nằm trong trường hợp thứ hai. Khác với trường hợp Tokyo muốn "hồi hương" doanh nghiệp Nhật, Hà Nội tìm cách thu hút công ty nước ngoài. Và quá trình này sẽ phức tạp hơn cho Việt Nam vì hai lý do. Thứ nhất, theo quan điểm của các doanh nghiệp phương Tây, thì về mặt địa lý, Việt Nam cũng xa như Trung Quốc. Như vậy, đây không hẳn là một lợi thế về địa-chính trị liên quan đến khoảng cách quá lớn giữa nhà cung cấp và khách hàng. Ví dụ, Pháp thường xuyên nêu vấn đề di dời các doanh nghiệp Pháp từ Trung Quốc về nước, thế nhưng, khu vực Bắc Phi lại thường được nhắc đến với ưu điểm là gần với Châu Âu.

Lý do thứ hai mang tính địa chính trị đối với Việt Nam và liên quan đến tình hình Biển Đông. Các nhà đầu tư có thể do dự vì chỉ cần Biển Đông bị cản trở thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ gần như bị tê liệt hoàn toàn. Dĩ nhiên Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng nhưng nước này có thể thoát dễ hơn.

Tóm lại là chính sách có chủ ý, tranh thủ thời dịch Covid-19 để thu hút các doanh nghiệm từ Trung Quốc sang Việt Nam, khiến Bắc Kinh không hài lòng và chắc chắn trở thành một yếu tố mới, tăng thêm trọng lượng cho sự cạnh tranh tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam. Điều này có thể sẽ bị Bắc Kinh khai thác, trong giai đoạn căng thẳng, để cố làm mất uy tín chính sách của Hà Nội.

RFI : Phải hiểu như thế nào về những hoạt động cả về hành chính lẫn quân sự được Trung Quốc tiến hành với cường độ lớn ở Biển Đông ? Việt Nam có thể làm gì để đối phó, với tư cách là nước chủ tịch luân phiên ASEAN, cũng như với tư cách là một bên bị tác động vì các hành động của Trung Quốc ?

Laurent Gédéon : Chúng ta thấy nhiều yếu tố gây hấn  khác nhau, có chủ ý từ phía Trung Quốc, ở Biển Đông. Ở đây, chúng ta có thể nghĩ là Trung Quốc đã lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để thử một kiểu "đảo chính ngoại giao" ở Biển Đông và củng cố lập trường của họ.

Ngoài ra, người ta cũng có thể hoàn toàn nhận thấy là hình ảnh một đất nước Trung Hoa bị suy yếu vì đại dịch và phải tạm rút khỏi chính trường quốc tế đã bị truyền tải trong suốt nhiều tuần. Vì vậy, việc cử tầu sân bay Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông cũng nhằm mục đích điều chỉnh lại hình ảnh này và để nhắc nhở rằng Trung Quốc là một cường quốc chủ động và vẫn đáng tin cậy cho các tác nhân khác, trong đó có các nước trong vùng, kể cả Việt Nam.

Dĩ nhiên Việt Nam có thể thử với chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. Nhưng nội bộ khối này lại có rất nhiều bất đồng và một số nước thành viên lại có quan hệ mật thiết với Trung Quốc (như Lào và Thái Lan) và trở thành những đồng minh rất hữu hiệu cho Bắc Kinh. Vì thế, đối với Hà Nội, rất khó trực tiếp vận động được toàn khối ASEAN chống Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà Việt Nam có thể làm được, đó là tranh thủ chức chủ tịch ASEAN để tăng cường nỗ lực đúc kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Đó là một dự án mà có thể tập trung được một số đồng thuận nhất định trong số các nước thành viên ASEAN. Đây là một kiểu đối đầu gián tiếp và tôi cho rằng đó là đòn bẩy hành động đúng đắn nhất.

RFI : Việt Nam cũng tiến hành "ngoại giao khẩu trang", trái ngược với chiến dịch tương tự của Trung Quốc bị xem là "kiêu ngạo", theo kiểu "cứu tinh". Liệu Hà Nội có thể trông đợi vào chiến lược này để nhận được ủng hộ của quốc tế về vấn đề Biển Đông không ?

Laurent Gédéon : Đúng là cuộc chiến chống Covid-19 của Hà Nội đã tạo nên một hình ảnh rất tích cực về Việt Nam và được truyền tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thế giới. Chính sách ngoại giao khẩu trang của Hà Nội cũng góp phần củng cố sự đánh giá tích cực về Việt Nam. Điều này diễn ra trong bối cảnh thuận lợi, mà tôi xin nhắc lại là liên quan đến việc ký kết thỏa thuận tự do trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu, có rất nhiều thông cáo được công bố trong tháng Giêng và tháng Hai 2020.

Chính vì vậy, việc thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Tô Anh Dũng, ngày 07/04, đã trao tặng cho đại sứ năm nước Châu Âu, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh Quốc, 550.000 chiếc khẩu trang được sản xuất tại Việt Nam cho thấy một hành động truyền thông mạnh mẽ và góp phần vào chiến lược "quyền lực mềm" của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội cũng tặng khẩu trang cho các nước láng giềng.

Song song đó là chiến lược gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Bắc Kinh cố không phạm một sai lầm nào trong việc xử lý khủng hoảng và đề cao mô hình chống dịch của Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh cũng tỏ lòng hào hiệp , thể hiện khả năng huy động sản xuất công nghiệp giúp các quốc gia khác vượt qua đại dịch. Trung Quốc tìm cách phổ biến hình ảnh một quốc gia nhân từ, trong khi Trung Quốc bị cáo buộc che giấu quy mô  ban đầu của dịch cũng như nguồn gốc của virus corona chủng mới.

Trong bối cảnh này, chính sách ngoại giao khẩu trang của Việt Nam không đủ mạnh, theo nghĩa truyền thông, để chống lại chiến lược tầm quốc tế của Trung Quốc. Nhưng Hà Nội có thể kỳ vọng vào công luận của các nước phương Tây, chú ý hơn đến tình hình Biển Đông vì chủ đề này được đề cập ngày càng nhiều trong chương trình thời sự. Cách Trung Quốc lợi dụng khủng hoảng dịch tễ để khẳng định lập trường thông qua các hoạt động quân sự cũng làm xấu hình ảnh của nước này.

Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm một ý nữa, đó là những hành động trên của Trung Quốc diễn ra vào lúc, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 23/03 đã kêu gọi đình chiến trên thế giới để tập trung chống dịch Covid-19. Dĩ nhiên, tình hình ở Biển Đông không phải là cuộc chiến trực diện, nhưng có thể coi đó là những hành động quân sự gây hấn và xảy ra trong bối cảnh cả thế giới tập trung sức lực chống đại dịch. Và điều này không tương thích với hình ảnh "trấn an" mà Trung Quốc cố thể hiện. Tôi nghĩ rằng đó là những yếu tố mà Việt Nam có thể tranh thủ trong cuộc chiến tái lập lập trường riêng ở Biển Đông và thu hút sự ủng hộ của công luận thế giới trong đối sách của Hà Nội.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 18/05/2020

Additional Info

  • Author Laurent Gédéon
Published in Diễn đàn

Dường như ‘nhắc nhở’ của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh chỉ nhằm muốn nói đến việc Việt Nam đang từng bước thực hiện việc đơn phương tạm đóng cửa khẩu biên giới với Trung Quốc (?).

dong1

Cửa khẩu quốc tế Việt-Trung Móng Cái - Ảnh minh họa

Một kịch bản đang hướng tới ?

Kịch bản về Việt Nam đơn phương tạm đóng cửa khẩu với Trung Quốc được căn cứ như sau, theo báo chí đưa tin : Chiều 30/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế phối hợp Bộ Tư pháp chuẩn bị pháp lý sẵn sàng tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế.

Rạng sáng (giờ Việt Nam) ngày 31/1, WHO tuyên bố sự bùng phát chủng virus Corona mới từ Trung Quốc là Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC).

Sáng ngày 31/1, Bộ Y tế và Bộ Tư pháp họp bàn về việc ban hành văn bản đảm bảo tính pháp lý để công bố tình trạng khẩn cấp về dịch do Coronavirus gây ra. Các bên liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng, Chính phủ về việc công bố tình trạng dịch bệnh khẩn cấp tại Việt Nam.

Với ban bố PHEIC, trong ngày 31/1, WHO bắt đầu cấp hỗ trợ Việt Nam kít xét nghiệm chuẩn, sinh phẩm chẩn đoán virus corona.

Báo chí Việt Nam dồn dập cập nhật tin tức về dịch bệnh này, đặc biệt là nêu cụ thể các địa phương có liên quan đến ‘yếu tố’ Trung Quốc, trong đó có cả vụ "trước nguy cơ dịch bệnh do virus Corona gây ra, chuyến tàu khách liên vận quốc tế từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đi Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường", đăng trên báo điện tử Tiền Phong lúc 10g33 ngày 31/1.

Làn sóng công luận cũng phản ứng gay gắt trước một trích dẫn đăng trên tờ Zing ngày 30/1, "Về ý kiến có đóng cửa biên giới hay không, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng đây là một mức độ khác. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương" (1). Rất nhanh sau đó, mạng xã hội đã chỉ ra ở bản hiệp ước này có điều khoản về việc có thể đơn phương tạm đóng cửa biên giới nếu như tối thiểu 24 tiếng trước khi đóng cửa có công văn gửi cho Trung Quốc. Tuy nhiên mạng xã hội không phân tích về các nội dung pháp lý của thỏa thuận này.

Có bao nhiêu cửa khẩu sẽ đóng ?

Một luật gia tại Sài Gòn (ông cũng đồng thời là hội viên của Hội nhà báo độc lập Việt Nam), nói rằng cần cảm ơn về nhắc nhở của ông Phạm Bình Minh mà đồng nghiệp ở tờ Zing đã khéo léo thuật lại.

Tìm đọc thêm Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề mà Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ‘nhắc nhở’ (2).

Theo phân tích của vị luật gia nói trên, thì "Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" được ký kết từ căn cứ quy định tại Điều 23, Chương VI của "Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".

Hiệp định nói trên ký tại Bắc Kinh, ngày 18 tháng 11 năm 2009. Thời điểm ký kết, có 9 cặp cửa khẩu cụ thể như sau :

1. Ma Lù Thàng (tên cửa khẩu của Việt Nam) – Kim Thủy Hà (tên cửa khẩu của Trung Quốc). Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 66 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là xã Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Việt Nam và thị trấn Kim Thủy Hà, huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương.

2. Lào Cai (đường bộ) – Hà Khẩu (đường bộ). Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.

3. Lào Cai (đường sắt) – Hà Khẩu (đường sắt). Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 102, 103 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và thị trấn Hà Khẩu, huyện Hà Khẩu, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.

4. Thanh Thủy – Thiên Bảo. Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 261 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam và thị trấn Thiên Bảo, huyện Ma Ly Pho, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương.

5. Trà Lĩnh – Long Bang. Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 741, 742 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và thị trấn Long Bang, huyện Tĩnh Tây, thành phố Bách Sắc, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương.

6. Tà Lùng – Thủy Khẩu. Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 943 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và thị trấn Thủy Khẩu, huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu song phương.

7. Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan. Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1116, 1117 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, thành phố Sùng Tả, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.

8. Đồng Đăng (đường sắt) – Bằng Tường (đường sắt). Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1121, 1122 trên biên giới Việt –Trung. Hai bên cửa khẩu là thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam và thị trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.

9. Móng Cái – Đông Hưng. Cửa khẩu này nằm gần mốc giới số 1369 trên biên giới Việt – Trung. Hai bên cửa khẩu là thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và thành phố Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành, Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Cửa khẩu này là cửa khẩu quốc tế.

"Nếu sắp tới đây phía Chính phủ Việt Nam đơn phương tạm đóng cửa khẩu từ biên giới Việt Nam thì cộng đồng cần kiểm tra xem có đóng đủ cả 9 cửa khẩu hay không ?" – vị luật gia lưu ý.

Chờ đợi… bản lĩnh chính trị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Về quy định liên quan phần thủ tục của việc tạm đóng cửa khẩu, ở Điều 5.3 của Hiệp định ghi : "Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ".

Như vậy, với ban bố PHEIC "Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế", kèm động thái ngày 31/1, hai bộ Y tế và Tư pháp của Việt Nam họp bàn về việc ban hành văn bản đảm bảo tính pháp lý để công bố tình trạng khẩn cấp về dịch do Coronavirus gây ra, cho thấy đã đủ căn cứ pháp lý để phía Chính phủ Việt Nam có công hàm thông báo về việc tạm đóng cửa khẩu biên giới đối với Trung Quốc.

Nói thêm, trong ngày 31/1, theo Thông tấn xã Việt Nam, ở cuộc họp có tên khá dài "Ban Bí thư để đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tổ chức Tết năm 2020 ; xem xét, quyết định về công tác cán bộ" do ông Nguyễn Phú Trọng chủ trì, đã đặt vấn đề "Trọng tâm, cấp bách chống virus Corona".

Tuy nhiên tất cả phân tích ở trên vẫn là lập luận mang tính giả định. Tất cả vẫn còn chờ đợi bản lĩnh chính trị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến đâu trong ‘cuộc chiến’ với dịch virus Corona này.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 01/02/2020

(1) https://news.zing.vn/pho-thu-tuong-chua-den-muc-dong-cua-bien-gioi-vi-virus-corona-post1041070.html

(2) http://hethongphapluatvietnam.net/1-hiep-dinh-ve-quy-che-quan-ly-bien-gioi-tren-dat-lien-giua-viet-nam-trung-hoa-2-hiep-dinh-ve-cua-khau-va-quy-che-quan-ly-cua-khau-bien-gioi-tren-dat-lien-giua-viet-nam-trung-hoa-3-nghi-dinh-thu-phan-gioi-cam-moc-bien-gio.html

Additional Info

  • Author Lynn Huỳnh
Published in Diễn đàn

Từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc công khai cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dọc theo Biển Đông, vừa sách nhiễu công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính, vừa khảo sát một khu vực ngoài khơi miền nam Trung Bộ mà theo tiết lộ mới nhất trên một tài khoản Twitter, chỉ cách bờ biển Việt Nam 150 km vào hôm 09/10/2019.

ep1

Sơ đồ vị trí các lô dầu khí của Việt Nam (màu xanh lá) và Trung Quốc (màu xanh dương) tại Biển Đông. Có rất nhiều lô chồng lấn lên nhau. AMTI/CSIS

Trong một bài phân tích ngày 08/10/2019 mang tựa đề : "Động lực và rủi ro của việc Trung Quốc gây sức ép trên Việt Nam - Drivers and risks of China’s pressure on Vietnam", cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã cảnh báo rằng "chiến lược gia tăng sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng cho Bắc Kinh, và nếu đi quá trớn, có thể gây tác động ngược lại" vì "các hành vi hù dọa của Bắc Kinh có thể thúc đẩy ASEAN và cộng đồng quốc tế ủng hộ Hà Nội".

Trong phần mở đầu bài phân tích, Lucio Blanco Pitlo III, giảng viên tại Trường Khoa Học Xã Hội thuộc Đại Học Ateneo de Manila ở Philippines đã nêu bật việc Trung Quốc đang tăng cường cản trở các hoạt động kinh tế trên biển chính đáng và hợp pháp của các láng giềng, cũng như gây áp lực đối với các công ty nước ngoài, buộc họ ngừng hoạt động thăm dò, không chỉ bên trong đường chín đoạn bị coi là không có giá trị pháp lý, mà cả trong vùng biển tiếp giáp.

Trước đây Bắc Kinh chỉ phản đối miệng, nhưng ngày nay họ đã tung một lực lượng hải quân, hải cảnh và dân quân biển hùng hậu xuống Biển Đông để áp đặt yêu sách. Và như vậy là Trung Quốc đã gia tăng sức ép với các nước nhỏ hơn mình, nhất là đối với Việt Nam.

Các lý do thúc đẩy Trung Quốc chĩa mũi dùi vào Việt Nam

Theo tác giả bài viết, có khá nhiều yếu tố giải thích vì sao Bắc Kinh lại tập trung mũi dùi vào Việt Nam.

Lý do đầu tiên là Trung Quốc giờ đây đã nắm được Philippines, cho nên đã tương đối rảnh tay để đối phó với Việt Nam. Trước đây, trong số những nước có tranh chấp ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc phản đối các yêu sách quá trớn của Trung Quốc. Nhưng với việc Manila đang càng lúc càng sẵn sàng đồng khai thác với Bắc Kinh, Trung Quốc đã có thể tập trung đối phó với cản lực còn lại là Hà Nội.

Lý do thứ hai liên quan đến tập đoàn dầu hỏa Mỹ ExxonMobil, hiện là đối tác của Việt Nam trong dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Exxon sắp đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục đầu tư hay không, không riêng gì ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, từ Na Uy cho đến Vịnh Mêhicô. Bắc Kinh có lẽ đã muốn gây sự cố để khuyến khích Exxon thoái vốn ra khỏi Việt Nam. Trên vấn đề này, Trung Quốc muốn lập lại kịch bản trước đây, khi sức ép của Trung Quốc đã thành công, buộc được tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha rút đi.

Lý do thứ ba là ý đồ tác động đến chuyến thăm Mỹ từng được dự kiến của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, với hồ sơ Cá Voi Xanh được cho là sẽ hiện diện trong chương trình nghị sự. Đã có nhiều nguồn tin là quan chức thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đối tác của ExxonMobil trong dự án, sẽ tham gia phái đoàn thăm Mỹ.

Lý do thứ tư là Việt Nam sắp đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm tới và Hà Nội có thể sẽ sử dụng cơ hội này để thúc đẩy một sự đồng thuận khu vực vững chắc hơn nhằm đẩy lùi các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một lý do khác là việc vào năm 2021, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Bắc Kinh có thể muốn chứng minh là Đảng đã thành công trong việc bảo vệ quan điểm được mở rộng về lãnh thổ, quyền hàng hải và an ninh quốc gia.

Trung Quốc cũng có thể tính toán rằng Việt Nam sẽ không để tái diễn các cuộc bạo loạn như vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh cho cắm một giàn khoan nước sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, vì bạo động có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi vào thời điểm Việt Nam đang thu hút các công ty chạy trốn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Hành động quá đáng của Trung Quốc có thể bị tác động dội lại

Tuy nhiên, đối với tác giả bài phân tích, việc Trung Quốc quyết định gửi tàu khảo sát vào vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro to lớn, và nếu đi quá đà, Bắc Kinh có thể bị phản đòn trên nhiều mặt.

Theo chuyên gia Philippines, hành động của Trung Quốc có thể nâng cao hơn nữa quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi kinh tế trên biển của mình ; thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Exxon để chống lại áp lực của Trung Quốc, và thúc đẩy ASEAN đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc muốn loại trừ các công ty nước ngoài khác, không cho đầu tư vào các dự án năng lượng ngoài khơi của họ.

Mặt khác, cho dù phương án của Hà Nội đối phó với Bắc Kinh còn hạn chế, cơ sở pháp lý yếu kém của các yêu sách Trung Quốc vẫn là một lỗ hổng mà Việt Nam có thể khai thác bằng cách đưa vụ việc ra một định chế quốc tế, như Philippines đã làm vào năm 2013.

Phán quyết trọng tài vô hiệu hóa yêu sách dựa trên chủ quyền lịch sử của Trung Quốc, đã buộc Bắc Kinh phải đưa ra những lập luận mới để biện minh cho các yêu sách chủ quyền đối với bốn nhóm đảo khác nhau ở Biển Đông mà họ gọi là Tứ Sa. Tuy nhiên, do phán quyết của Tòa Trọng Tài đã khẳng định rằng không một thực thể nào ở Trường Sa có đủ điều kiện là hòn đảo có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, và các quyền đó phải dựa trên các đặc điểm riêng lẻ của từng đảo, chứ không thuộc nhóm đảo nói chung, việc Bắc Kinh sử dụng chiêu bài Tứ Sa làm cơ sở để đòi chủ quyền trên vùng biển và tài nguyên cũng sẽ không đứng vững.

Bắc Kinh không nên dùng biện pháp đe dọa để gây sức ép

Sự cởi mở của Trung Quốc đối với việc thăm dò và phát triển chung cũng như các biện pháp thiết thực khác ở Biển Đông có thể là cơ hội để thúc đẩy hợp tác và giải tỏa căng thẳng. Nhưng Bắc Kinh không nên dùng sự đe dọa hoặc áp lực để hạn chế lựa chọn của các láng giềng. Phát triển chung có thể tồn tại song song với các dự án hiện có liên quan đến những tác nhân nước ngoài khác. Trung Quốc có thể mua cổ phần của các công ty nước ngoài muốn thoái vốn ra khỏi Biển Đông, nhưng không nên dùng sự ép buộc để có những đề nghị và quyết định thoái vốn như vậy.

Mặc dù vào lúc này, có vẻ như là Bắc Kinh có thể ngang nhiên đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông mà không bị trừng phạt, nhưng trong thực tế, nếu tiếp tục chiến dịch gây áp lực trên Việt Nam, Bắc Kinh rõ ràng là sẽ gặp rủi ro. Việc thiếu vắng động thái xuống thang và đề nghị hợp tác thực sự từ phía Bắc Kinh, có thể làm cho các nước trong và ngoài khu vực cứng rắn hơn với Trung Quốc, qua đó giúp Hà Nội dễ dàng tổ chức một mặt trận phản công của cả ASEAN lẫn cộng đồng quốc tế.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 10/10/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam đánh thuế nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc (RFI, 03/10/2019)

Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành quyết định tạm thời áp thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do hàng Trung Quốc bán phá giá, nhưng thực ra, còn nhằm chứng minh với Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn hàng Trung Quốc tái xuất từ Việt Nam vào Mỹ, trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

nhom3

Ống thép chuẩn bị được xuất khẩu từ một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh chụp ngày 08/12/2018. Reuters/Stringer

Báo chí trong nước cho biết, theo quyết định ngày 28/09/2019 của Bộ Công thương, kể từ ngày 04/10/2019, thanh nhôm nhập khẩu từ 16 doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị áp các mức thuế từ 2,49% đến 35,58%.

Trong năm 2018, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp đôi so với 2017, lên tới 62 ngàn tấn.

Vào lúc đang diễn ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Washington đã cảnh báo là một số mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh bị đánh thuế.

Năm 2018, Mỹ đã cho mở điều tra đối với một số sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo kết luận sơ bộ, các mặt hàng này đã lẩn tránh thuế chống phá giá và thuế chống trợ giá và Washington đã quyết định áp dụng mức thuế 374,15%.

Trong năm nay, chính quyền Hà Nội đã tuyên bố tìm mọi cách ngăn chặn hàng Trung Quốc nhập khẩu bất hợp pháp vào Việt Nam, để tái xuất sang Hoa Kỳ. Tháng 06/2019, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá, từ 3,45% đến 34,27% đối với tấm tôn (còn gọi là thép phủ mầu) của Trung Quốc.

RFI tiếng Việt

*****************

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc (RFA, 01/10/2019)

Theo quyết định của Bộ Công thương do Vietnamfinance loan tin vào ngày 1/10, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%.

hang1

Ảnh minh họa Courtesy of Vietnamfinance

Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 1/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 10 năm ngoái.

Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, khi hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%. Thậm chí, giá bán nhôm Trung Quốc còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất.

Được biết, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62 nghìn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5 nghìn tấn.

Cũng trong năm 2018, Mỹ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận sơ bộ của vụ việc này vừa được công bố cách đây 2 tuần cho thấy sản phẩm nhôm đùn ép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đang lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà Mỹ đã áp với hàng Trung Quốc trước đó. Chính vì vậy, Mỹ tuyên bố áp thuế suất lên tới 374,15% đối với các sản phẩm này của Việt Nam.

*****************

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ‘truy vấn’ tổng thầu Trung Quốc về tàu Cát Linh-Hà Đông (RFA, 01/10/2019)

Hôm 1/10, theo báo Người Lao Động, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc "truy vấn" đối với ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông về việc dự án này chậm trễ tiến độ, không biết đến khi nào mới vận hành.

hang2

Hình minh họa. Đoàn tàu Cát Linh Hà Đông - Photo : RFA

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được trích lời :

"Vấn đề phải sớm, phải nhanh ! Các ông hứa bao giờ làm xong ? Chúng tôi đã chờ đợi kiên trì và bây giờ đã quá mức kiên trì chờ đợi rồi. Phải nhanh, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Muốn vậy thì phải làm, không lý sự nhiều !"

Ông Đường Hồng được ghi nhận đáp lời :

"Hiện đơn vị tổng thầu cũng rất sốt ruột. Chúng tôi ở đây càng kéo dài thời gian thì lợi nhuận cũng như thành quả càng kém, vì vậy chúng tôi cũng muốn hoàn thành nhanh để bàn giao, để giảm chi phí cho nhà thầu. Tổng thầu đã làm nhiều dự án tương tự ở Trung Quốc và đường sắt cao tốc cũng làm rất nhiều. Thông tin nói nhà thầu chúng tôi không có kinh nghiệm là không có cơ sở".

"Còn việc bao giờ đưa đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào vận hành, khai thác chính thức thì không phải do nhà thầu chúng tôi quyết định mà do chủ đầu tư quyết định".

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được truyền thông trong nước trích lời tại buổi làm việc, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, tổng thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ để đưa dự án vào khai thác trong năm 2019.

Các báo Việt Nam ghi nhận dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông "đã hoàn thành 99% khối lượng công việc, phần còn lại không nhiều, chủ yếu là khâu dự phòng".

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông để khắc phục. Đồng thời, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phải chịu trách nhiệm báo cáo thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, tuyệt đối không để tình trạng chậm trễ kéo dài, gây mất lòng tin trong dân.

Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông-Vận tải , tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, đưa ra nhận định với RFA về khả năng kiện nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ :

"Tôi thấy mình cứ khởi kiện thôi, có thể là trọng tài hoặc tòa án, xử lý chuyện này từ một dự án được kỳ vọng mà sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, mà 10 lần lùi tiến độ, đội vốn 40%, đến giờ vẫn chưa xong. Ngoài ra cần đặt vấn đề kỷ cương ở đâu, tại sao các cơ quan có thẩm quyền lại bất lực việc chây lì của nhà thầu Trung Quốc".

Published in Việt Nam

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. 

songphuong1

Từ nhiều năm nay, đặc biệt từ 1990, các đời Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với các ký kết của họ với Trung Quốc, dần dần đưa Việt Nam vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ảnh minh họa cuộc họp song phương Việt Nam Trung Quốc

Vào ngày 18/09/2019, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra tối hậu thư lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.

Rất đáng chú ý, tuyên bố trên có nội dung : "Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS".

Tuy Cảnh Sảng - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - không nói rõ về thỏa thuận song phương nào, nhưng chừng đó là quá đủ để dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc nhưng không công khai cho người dân biết, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990 - hay còn gọi là ‘thỏa thuận bán nước’, những thỏa thuận song phương nào đó về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc, và quá nhiều thiệt hại trong quan hệ kinh tế Việt - Trung sau này.

Điều mà người ta tự hỏi và cho tới giờ vẫn còn kinh ngạc về cái dấu hỏi to tướng ấy là vì sao cho tới nay, sau gần 3 tháng tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm vào ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, nhưng vẫn không một quan chức nào trong Bộ Chính trị Việt Nam dám nhắc tới cái tên Trung Quốc, không có một phát đạn nào từ tàu Việt Nam dù chỉ bắn lên trời để cảnh cáo, cũng không có bất kỳ một động thái nào về ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ ?

Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những qua chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế ‘há miệng mắc quai’ - cả Bộ Chính trị Việt Nam phải câm như hến khi bị phía Trung Quốc bắt bẻ ? Nếu đúng thế, những điều khoản nào bị sơ hở và bất lợi ? Trách nhiệm soạn thảo, thông qua và ký kết những điều khoản bất lợi đó thuộc về những quan chức nào ? Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam có dám đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng và những quan chức cận thần của ông ta phải công khai các thỏa thuận song phương đã ký với Trung Quốc cùng những điều khoản bất lợi đang khiến Trọng ‘ngậm hột thị’ ?

Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong "đường lưỡi bò 9 đoạn", tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế "thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc" vào năm 2019.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng !

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

Published in Diễn đàn

Dân ra Biển Đông đánh bắt cá thì bị cấm, đặc khu Vân Đồn đang được "làm chui", Hà Nội có thể sẽ tham gia "Nhất Đới Nhất Lộ"… Trung Quốc chính là mẫu số chung cho tất cả những điều này. Rồi đây, dân Việt sẽ còn bị tròng thêm vào cổ những xiềng xích nào nữa ?

co01

Cao tốc Bến Lức - Long Thành : Giữa năm 2019 thông xe trước 20km

Từ cấm đánh cá đến vay tiền xây cao tốc

Nếu định nghĩa "nô lệ" là những con người bị mất đi tự do cá nhân, kế sinh nhai của họ hoàn toàn phải phụ thuộc vào quyết định của mấy ông chủ ở đâu đó, thì một đại bộ phận dân Việt giờ đây đang ngày càng tiệm cận các chuẩn mực kinh điển ấy.

Này nhé, Trung Quốc vừa tuyên bố cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 1/5 đến 16/8 (kéo dài ba tháng rưỡi), từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển rộng lớn, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam) lẫn một phần trên Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng ngang nhiên cảnh cáo sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần mỗi ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.

Hẳn nhiên, "cái máy ghi âm" lại tiếp tục được phát, một phản ứng lấy lệ của Bộ Ngoại giao : "Việt Nam có zầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bla, bla…)" … Tuyên bố không mảy may có chút trọng lượng nào đối với ông "bạn vàng 4 tốt và 16 chữ" – cái danh xưng mà toàn dân Việt Nam đã "ngán đến tận cổ", tới mức cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh gần đây buộc phải loại bỏ luận điệu bịp bợm này ra khỏi các văn bản "lưỡi gỗ".

Rồi đây, chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến cảnh tàu chấp pháp Trung Quốc cố tình va chạm, húc và đâm chìm các phương tiện của bà con ngư dân vốn đang làm công việc sinh nhai trên chính ngư trường truyền thống của mình.

Vết thương càng thêm xát muối, khi vừa qua, thêm cả Indonesia, một đối tác quan trọng của Việt Nam trong ASEAN cũng "nối giáo" cho Trung Quốc khi bắt giam tàu cá Việt Nam. Vụ việc càng làm rõ mối nghi ngờ Bắc Kinh đang tìm cách mua chuộc và (có thể là) đi đêm với các thế lực quốc tế nhăm gây chia rẽ ASEAN và cô lập Việt Nam, khiến tiếng nói của Hà Nội ngày càng lạc lõng, yếu ớt mỗi khi gặp biến cố bất lợi trên Biển Đông hoặc trong các tranh chấp khác với Bắc Kinh.

Nhưng "hoạ phúc phải đâu một buổi !" Bởi cứ mãi "hèn với giặc, ác với dân", tung hô "Biển Đông đã có Đảng và Nhà nước lo …", chính quyền Hà Nội đã không chỉ "tự vả vào miệng mình" (Dễ trăm lần không dân cũng chịu – trong máu lửa chiến tranh họ từng nịnh dân như vậy), mà còn tỏ ra ngày càng bất lực trước "mê lộ" bốn phương tám hướng, các mưu mô lẫn đòn hiểm độc mà Trung Quốc đã/đang nhắm vào Việt Nam.

Một ví dụ nhãn tiền là câu chuyện cao tốc Bắc – Nam khi Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp gỡ Tập đoàn Thái Bình Dương trong chuyến thăm và làm việc ở Tàu. Có vẻ dự án này gần như chắc chắn đã hoặc sẽ được "bán khoán" cho Bắc Kinh, bởi như người ta mới kháo nhau tại Quốc hội, không có đối tác lớn nào, ngoại trừ Trung Quốc tỏ ra quan tâm muốn đầu tư vào công trình.

Từ đặc khu đến Vành đai – Con đường

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã "né" không tham dự "Diễn đàn Vành đai Con đường" tại Bắc Kinh vừa qua, nhưng liệu ông ta có ý định và có ngăn cản nổi việc triển khai "ba đặc khu kinh tế – hành chính" trọng điểm hay không ?

Hẳn ông thừa hiểu vai trò "đầu cầu" của Vân Đồn nói riêng và cả ba đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc nói chung trong siêu chiến lược "Nhất Đới Nhất Lộ" của họ Tập. Vậy tại sao ông lại để cho Đinh Thế Huynh ký văn bản 22/3/2017 bán các đặc khu ấy cho Trung Quốc ? Mặt nổi là Đinh Thế Huynh, thế còn mặt chìm ở đây là những ai ?

Liệu có phải ông Trọng đã bị "qua mặt" khi các nhóm lợi ích trong đảng hiện nay do Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Thị Ngân thao túng đang cho "làm chui" cái Vân Đồn trước đã, rồi kế đến là ‘Sáng kiến vành đai con đường" (BRI). Xem ra, thời gian ông ngã bệnh sau biến cố 14/4 tận Kiên Giang đối với các nhóm này giờ đây là kim cương, chứ không chỉ là vàng.

Tổng – Chủ Trọng không thể không biết, Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi "đóng thế" tận Bắc Kinh đã hoan nghênh và ủng hộ BRI. Đây chắc hẳn phải là chủ trương của Bộ Chính trị. Mà một khi đã công khai "hoan nghênh và ủng hộ" BRI thì việc để cho cao tốc Bắc – Nam đón lõng "con đường tơ lụa mới" ấy ở xứ An Nam là lẽ tự nhiên đối với cái đảng và nhà nước này.

Xem thế để thấy, Phúc – Chính – Ngân không phải "làm chui" trước Tổng – Chủ, bọn họ "làm chui" là để lừa người dân sau cuộc nổi dậy đồng loạt từ Phan Rang, Phan Rí rồi lan rộng ra cả nươc. Nhưng sợ dân đến mức nào mà phải "làm chui" ?

Không, đừng nghĩ đám lộng quyền Ba Đình sợ dân đến thế ! Đối với họ, bất cứ thứ gì khi đã trở thành "chủ trương lớn của Bộ Chính trị", thì các ông bà nghị gật chỉ còn mỗi việc bấm nút (Sinh Hùng trước đây và thị Ngân bây giờ thực chất đều chung một giọng lưỡi). Dân đen nước Việt, đối với họ hoàn toàn chỉ là cỏ rác.

Hơn thế nữa, kẻ sợ người dân ở xứ "An Nam đô hộ phủ" này nhất thực ra chính là thế lực cầm đầu ở Bắc Kinh. Trước đây, hồi 2014, Trung Nam Hải đã quyết định rút giàn khoan HD-981 sớm hơn một tháng. Bởi vì, theo tính toán của họ, nếu để quá đà, thì chính những người dân xứ này sẽ lật nhào mấy cái "ghế mọt" ở Ba Đình – điều không hề có trong mong muốn, thậm chí còn "lợi bất cập hại" đối với Trung Quốc.

Mấy năm sau đó (2016 – 2017), có lúc tình báo Hoa Nam còn cho côn đồ – biểu tình gì mà trang bị cả bộ đàm cùng các công cụ đập phá nhà xưởng ( ? !) – trà trộn vào hàng ngàn người xuống đường chống Fomosa, thẳng tay đốt phá. Với chiêu trò như vậy, Bắc Kinh đã tạo cớ hợp pháp cho đàn em Ba Đình đàn áp người dân muốn vùng lên bẻ tan xiềng xích nô lệ đang tròng vào cổ họ.

Chúng toa rập với nhau khăng khít như "môi với răng". Bởi cả hai đều hiểu rằng, khi dân chúng bị quá nhiều vòng nô lệ trói buộc thì cả Việt gian lẫn Hán gian hãy liệu chừng.

"Bão ngày mai là gió nổi hôm nay

Trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh !"

(thơ Tố Hữu)

Blogger Nhân Hòa

Nguồn : RFA, 09/05/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 mai 2019 09:36

Đất nước đang chuyển mình ?

Cách đây vài ngày, trước 30/04/2019 có 2 bài viết lạc quan về tình hình đất nước :

- một bài trên Danchimviet.infos đăng lại từ một status trên FB của ông "luật gia" Trần Đình Thu tựa là Một Thời Kỳ Mới Sắp Đến Với Việt Nam ? - hai chữ luật gia (jurist) tôi để trong ngoặc kép vì không hiểu rõ nghề nghiệp của ông Thu, người biên soạn, nghiên cứu luật lệ hay là luật sư nhưng không hành nghề ?

- bài thứ hai có tựa Viết Trong Những Ngày Đất Nước Đang Chuyển Minh của bà kiến trúc sư Trần Thanh Vân.

chuhau1

Việt Nam đang trở thành gì của Trung Quốc ? - Ảnh tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 (VOA tiếng Việt)

Hai bài viết thượng dẫn có tựa đề khác nhau, diễn đạt những sự kiện khác nhau với những quan điểm, cách nhận định, đánh giá các sự kiện xã hội, chính trị... Việt Nam khác nhau nhưng cùng chung một mục đích : nói về những chuyển biến của đất nước đang diễn ra một cách mà theo họ là "tích cực".

Bài của "luật gia" Trần Đình Thu nói về những diễn biến chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và Mỹ cũng như khoác cho ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cái áo thoát Trung đang từng bước được thực hiện.

Để chứng minh cho lập luận của mình, "luật gia" Trần Đình Thu đưa ra chuyện Việt Nam không có tên trong danh sách ký cam kết dù vẫn chính thức có mặt trong cuộc họp thượng đỉnh Một Vành Đai-Một Con Đường. Chỉ có Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru, Jamaica ký cam kết tham gia. Nguồn thượng dẫn.

Trần Đình Thu cũng ca ngợi sự khôn ngoan của ông Nguyễn Phú Trọng, so sánh Trọng với Gorbatschow khi thâu tóm cả 2 chức vụ quan trọng nhất trong chế độ cộng sản là tổng bí thư và chủ tịch nước – vừa có thực quyền, vừa có chính danh - để đàm phán, quyết định mọi chuyện trong bang giao, đàm phán quốc tế...

Sự khôn ngoan của ông Trọng, theo "luật gia" Thu là nếu không muốn ký những hiệp định bất lợi cho nhân dân khi họp thượng đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường, Trọng có thể cáo bệnh để từ chối.

Nghĩ cũng lạ – lúc thì "luật gia" Thu nói Việt Nam không có tên trong những nước ký cam kết tham gia tức không dính líu gì đến kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường, lúc lại hót ông Trọng có thể dễ dàng từ chối nếu thấy những cam kết tham gia gây bất lợi cho đất nước, dân tộc…

Để củng cố thêm cho lập luận của mình, Trần Đình Thu "tiết lộ" thêm những tin tức sốt dẻo, nóng hổi vừa thổi vừa đọc về cuộc họp mà Tổng-Chủ Trọng sẽ bàn bạc, nói chuyện với Donald Trump khi qua thăm viếng Mỹ. Hai bên đang ráo riết chuẩn bị các văn kiện, thảo luận từng chi tiết cho cuộc gặp gỡ.

Tuy nhiên "luật gia" Thu cũng nói rõ là chưa biết được nội dung về các cuộc thảo luận, chỉ biết là rất chi tiết và có liên hệ, bao gồm đến dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Thu còn cam đoan là Donald Trump sẽ kèm nó vào các điều kiện chế tài về kinh tế và nhiều mặt khác chứ không giống như Obama, chỉ nói mà không (dám) làm.

Nếu tin tưởng những điều Trần Đình Thu viết, sẽ thấy tương lai Việt Nam sáng rỡ hơn ban ngày. Chế độ cộng sản Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng bắt tay với tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa đất nước qua một thời kỳ mới không còn lệ thuộc Trung Quốc, người dân sẽ từng bước được hưởng tự do, dân chủ, nhân quyền các cái đầy đủ.

Bài thứ hai của kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Sau khi dài dòng giới thiệu về gia thế, tiểu sử, lý lịch ba đời, trích ngang, trích dọc của mình, bà Vân cho rằng đất nước đang chuyển mình một cách tích cực, nhưng tích cực như thế nào thì không nói rõ như Trần Đình Thu.

Bà Vân căn cứ vào phong thủy, một ngành mà bà đã nghiên cứu nhiều năm sau khi tốt nghiệp kiến trúc ở Thượng Hải, tu nghiệp ở Dresden (Đông Đức cũ), để nghiệm ra rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hấp hối, thở những hơi thở cuối cùng.

Tôi, một kẻ không có bằng cấp, nghề nghiệp chuyên môn, học vấn nghèo nàn, kiến thức hạn hẹp đong không đầy chai dầu xanh Con Ó, chữ nghĩa viết ra không đầy cái lá mít, chẳng hiểu phong thủy là cái quái quỷ gì.

Không biết kiến trúc sư Trần Thanh Vân nói đất nước đang chuyển mình về phương diện nào ? Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường… ? Chuyển mình đi đâu ? Không thấy bà Vân đưa ra một tiêu chuẩn, một sự so sánh ở một lãnh vực nào đó về sự chuyển mình tích cực của đất nước.

Chỉ thấy rõ một điều, xã hội Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng trong tất cả mọi lãnh vực. Từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục, y tế, môi trường sinh thái... Xã hội càng lúc càng bất an vì nạn cướp của, giết người, chuyện công an tra tấn người dân đến chết trở nên bình thường như chuyện xe cán chó, chuyện ấu dâm của quan chức cộng sản trở nên bất trị, càng ngày càng lộ ra thêm nhiều vụ...

Trí thức như bà Trần Thanh Vân thay vì phải lên tiếng phản đối những bất công xã hội, những điều luật quái đản, thoái hóa, đi ngược chiều với văn minh nhân loại, dân chủ, tự do, nhân quyền... lại chỉ ngồi quan sát khí tượng, thủy văn, chờ đợi hồn thiêng sông núi cũng như ngày trở về của thế hệ thứ ba trong gia tộc của bà, thế hệ có đầy đủ, tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết sẽ thay đổi vận mệnh đất nước trong vài năm tới.

Chỉ còn khoảng 9-10 tháng hay một năm nữa, 2020 tin đồn về hội nghị Thành Đô có hay không sẽ được bạch hóa, người dân Việt Nam sẽ biết được rõ ràng hơn, đất nước có trở thành một thuộc địa của Trung Quốc không ? Thuộc địa chứ không phải chư hầu, chư hầu thì đã có nhiều biểu hiện diễn tiến chậm chạp, từng bước nhưng rất rõ rệt.

Chưa ai có thể dự kiến điều gì sẽ xẩy ra nếu chế độ cộng sản sụp đổ hoặc tan rã. Việt Nam có thành lập được một thể chế dân chủ, tự do không, vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Việc chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ là điều không thể tránh khỏi nhưng bao lâu nữa ? Hơn thế nữa, khi chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ hay tự giải tán trong thời gian gần, vài năm tới, chắc chắn đất nước sẽ rơi vào một khoảng trống quyền lực.

Với tội ác tầy trời lá rừng ghi không hết, nước biển đông rửa không sạch gây ra cho đất nước, dân tộc hơn 70 năm, việc người dân trả thù đảng cộng sản là điều khó lòng tránh khỏi.

Máu sẽ đổ và đổ thật nhiều. Làm sao để ngăn chặn nếu không có một tổ chức đủ sức mạnh, thực lực, một kế hoạch cũng như nhân sự được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết... ngăn chặn việc này ? Đến thời điểm này, chưa có đảng phái, tổ chức nào cò đủ uy tín, có kế hoạch, chính sách, nhân sự… đáp ứng đúng nhu cầu của đất nước thời kỳ hậu cộng sản.

Một điều chắc chắn, khoảng trống quyền lực sẽ là cơ hội tốt cho ngoại bang nhúng tay can thiệp đem quân chiếm đóng đất nước hoặc bọn mafia đỏ sẽ cấu kết với công an, lực lượng tình báo, quân đội... gây ảnh hưởng, tạo áp lực, phát triển tổ chức, nhân sự để tiếp tục lũng đoạn xã hội khi người dân còn vô cảm, thờ ơ với đất nước, trí thức vẫn cam tâm, cúi đầu phục vụ chế độ hoặc chỉ dám phản kháng bằng thư ngỏ, kiến nghị...

Nếu nhìn tấm gương tan rã của Liên Bang Xô Viết với nước Nga sẽ rút ra được những bài học, những việc cần làm, cần chuẩn bị hơn là ngồi quan sát khí tượng, thủy văn, coi phong thủy, mơ mộng, trông chờ vào ngoại bang, vào hồn thiêng sông núi và nhân sự của thế hệ thứ ba, thứ tư chưa biết có được những phẩm chất gì khi trở về phục vụ quê hương.

Thạch Đạt Lang

(03/05/2019)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm