Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

50 năm phát triển quan hệ Việt-Ấn

Năm 2022 đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ. Trong năm thập kỷ qua, Việt Nam-Ấn Độ đã nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện, với cam kết nâng quan hệ lên một tầm cao mới. 

vietan1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó tổng thống Ấn Độ Jagdeep Dhankhar chụp hình chung tại cuộc gặp nhân Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh, Campuchia hôm 12/11/2022 - AFP

Mối quan hệ đối tác Việt Nam-Ấn Độ trong 50 năm qua đã có những bước phát triển tích cực. Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước thường xuyên gặp gỡ và đã có một số chuyến thăm cấp cao của hai bên trong năm 2022.

Ấn Độ là một trong bốn quốc gia có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, cùng với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam là một trụ cột chính trong Chính sách "Hành động phía Đông" của Ấn Độ. Năm 1992, Ấn Độ và Việt Nam thiết lập quan hệ kinh tế sâu rộng, gồm thăm dò dầu khí, nông nghiệp và sản xuất. Quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ quốc phòng, được hưởng lợi nhiều từ Chính sách "Hành động phía Đông" của Ấn Độ. Việt Nam và Ấn Độ đều là thành viên của khuôn khổ Hợp tác Mekong-Ganga (MGC), Việt Nam cũng ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) và tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Việt - Ấn có chung lợi ích ở Biển Đông

Cả Việt Nam và Ấn Độ đều có chung lợi ích ở Biển Đông. Các hoạt động quân sự hóa và xây dựng đảo nhân tạo nhanh chóng của Trung Quốc là vấn đề được nhiều bên liên quan trong khu vực quan tâm khi hàng hóa có giá trị hàng nghìn tỷ USD được vận chuyển ngang qua tuyến hàng hải quan trọng này. Điều đáng lo ngại là nếu một quyền lực duy nhất nắm quyền kiểm soát, một cách phi lý và bất hợp pháp, khu vực biển quan trọng này thì họ có thể áp đặt các quy tắc thương mại riêng. Cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc đối với các vấn đề khu vực đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp nhiều hơn của các cường quốc khu vực khác để trạng thái cân bằng hiện có không bị xáo trộn và nghiêng phía Trung Quốc.

Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với khoảng 90% diện tích khu vực Biển Đông, một khu vực cung cấp nguồn dầu khí khổng lồ, buộc một số quốc gia thành viên ASEAN lên tiếng phản đối. 

Ấn Độ nhận thức rõ Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong khối ASEAN, nhưng có tranh chấp về chủ quyền với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Vai trò của Ấn Độ ở Biển Đông càng trở nên quan trọng vì Ấn Độ có các dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông và do đó, lợi ích chung của Việt Nam và Ấn Độ là thúc đẩy hợp tác an ninh biển để bảo vệ lợi ích chung. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là một đối tác quan trọng trong Chính sách "Hành động phía Đông" và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong một thời gian, cả hai nước đã mở rộng các cam kết quốc phòng song phương, bao gồm các cuộc tiếp xúc trên phạm vi rộng giữa hai nước, thông qua các cuộc đối thoại chính sách quốc phòng, trao đổi quân sự, các chuyến thăm cấp cao, các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực hợp tác trong gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và các cuộc tập trận song phương. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ được nâng lên thành "Đối tác chiến lược" trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng 7/2007 và được nâng lên thành "Đối tác chiến lược toàn diện" trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi hồi năm 2016.

Ấn Độ tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông

Ấn Độ có quan hệ hợp tác chặt chẽ về hải quân với Việt Nam, Ấn Độ là một trong số ít quốc gia mà Việt Nam tổ chức tập trận hải quân chung. Việt Nam cũng cho phép hải quân Ấn Độ cập cảng ở Vịnh Hạ Long và Nha Trang.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã mở rộng sự hiện diện của mình sang Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Hồi tháng 8, Bắc Kinh đã điều một tàu hải quân đến một cảng do Trung Quốc xây dựng ở Sri Lanka, bất chấp những lo ngại về an ninh từ New Delhi về một chuyến cập cảng như vậy ngay ngoài khơi bờ biển của Ấn Độ (1). Bắc Kinh nói rằng con tàu đó là tàu nghiên cứu, nhưng nhiều người cho rằng tàu này là tàu do thám lưỡng dụng mà Ấn Độ lo ngại có thể được sử dụng để khảo sát khu vực.

Để đối phó với những lo ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hải quân Ấn Độ năm ngoái đã cử bốn tàu chiến đến Đông Nam Á, Biển Đông và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để tập trận với các thành viên khác của Nhóm Bộ tứ là Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Trong bối cảnh Trung Quốc đang "gây hấn" ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đối thoại An ninh Việt Nam-Ấn Độ lần thứ hai cấp Thứ trưởng và Cố vấn An ninh Quốc gia được tổ chức tại New Delhi nhằm tăng cường quan hệ đối tác chống khủng bố và an ninh hàng hải. Việt Nam đánh giá cao vai trò của Ấn Độ trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh trong khu vực và trong việc định hình kiến trúc Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ấn Độ có lập trường vững chắc về quyền tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở trong các vùng biển quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS năm 1982, cũng như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phải hoàn toàn phù hợp với các UNCLOS năm 1982 và các cuộc đàm phán không được làm phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia không tham gia thảo luận.

Việt Nam đánh giá tích cực "Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" của Ấn Độ, đồng thời khẳng định tính trung tâm và thống nhất của ASEAN là một yếu tố quan trọng của tầm nhìn. Ấn Độ cũng cho rằng Việt Nam đóng vai trò chủ đạo trong khu vực đối với tầm nhìn, đặc biệt là liên quan vấn đề Biển Đông.

Bên cạnh sự hiểu biết chính trị, hợp tác kinh tế và thương mại cũng không kém phần quan trọng trong quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ. 

Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ tám của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 15 của Ấn Độ và lớn thứ tư ở Đông Nam Á. Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ lần đầu tiên đạt 13,2 tỷ USD và lãnh đạo hai nước đã đưa ra mức mục tiêu dự kiến đạt 15 tỷ USD trong năm 2022 (2).

vietan2

Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ Rainath Singh và Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Hà Nội hôm 8/6/2022. AFP

Tương lai phát triển của quan hệ Việt - Ấn

Trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi nhanh và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, Việt Nam và Ấn Độ lại có cơ hội hợp tác phục hồi kinh tế, phát triển bền vững và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở các khu vực, trong đó có Biển Đông, góp phần xây dựng trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Ấn Độ có quan hệ đối tác phát triển lâu đời với Việt Nam, có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực, cho mục tiêu phát triển bền vững và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Ấn Độ đã và đang cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN.

Việc Việt Nam liên tục nhắc lại vai trò của mình trong Chính sách "Hành động phía Đông" và Tầm nhìn Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương đã chứng tỏ rằng quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ vẫn đang được củng cố trong tất cả các lĩnh vực và không có giới hạn, từ kinh tế, thương mại, quốc phòng và du lịch.

Trương Minh Vũ

Nguồn : RFA, 27/11/2022

Tham khảo :

1. https://vov.gov.vn/trung-quoc-van-dua-tau-toi-cang-hambantota-du-sri-lanka-yeu-cau-hoan-chuyen-tham-dtnew-418264 ?keyDevice=true

2. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/thuong-mai-song-phuong-viet-nam-an-do-lan-dau-tien-vuot-13-ty-usd.html

Published in Diễn đàn

Ấn Độ và Việt Nam họp thượng đỉnh với hợp tác quốc phòng là một trọng tâm

Trọng Nghĩa, RFI, 21/12/2020

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham gia một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến vào hôm nay 21/12/2020. Hai nước dự kiến ký các thỏa thuận về quốc phòng, năng lượng và phát triển, đẩy mạnh thỏa thuận cung cấp tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam.

vietan1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi (Ấn Độ) ngày 24/01/2018.  AP

Cuộc họp diễn ra vào thời điểm cả hai nước đều phải đối mặt với các hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực. Ấn Độ đang đọ sức quân sự với Trung Quốc ở khu vực Ladakh thuộc biên giới hai bên trên dãy Himalaya, trong khi Việt Nam đã bị Bắc Kinh lấn lướt tại Biển Đông, kể cả trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Theo nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, trích dẫn những nguồn thạo tin xin giấu tên, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu và dự kiến sẽ đưa ra một "tầm nhìn chung" để định hướng cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện song phương.

Hai bên sẽ đẩy nhanh việc triển khai khoản tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu đô la của Ấn Độ cho Việt Nam để cung cấp với 12 tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng biên phòng Việt Nam nhằm tăng cường an ninh ven biển và ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp. Năm tàu đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Larsen & Toubro ở Chennai, và phần còn lại sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở thành phố cảng Hải Phòng dưới sự giám sát của công ty Ấn Độ.

Ấn Độ cũng đã cung cấp một tín dụng quốc phòng khác trị giá 500 triệu đô la cho Việt Nam.

Hai nước đã nâng cấp quan hệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cách đây 4 năm. Ấn Độ là một trong số ít quốc gia mà Việt Nam có quan hệ đối tác như vậy.

Trọng Nghĩa

********************

Vit Nam, n Đ ký kết 7 tha thun trong cuc hp trc tuyến

VOA, 21/12/2020

n Đ và Vit Nam va ký kết 7 văn kin hp tác trong các lĩnh vc quc phòng, du khí, ht nhân dân s, đng thi cho ra mt mt tm nhìn chung v hòa bình và thnh vượng trong bi cnh hai nước đu quan tâm v các hành đng hung hăng ca Trung Quc trên khp khu vc.

vietan2

Quan h Vit Nam-n Đ (VOA-Linh Đan)

Tham gia cuc hi đàm cp cao vi Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc vào ngày 21/12, Th tướng n Đ Narendra Modi mô t Vit Nam là mt "tr ct quan trng trong chính sách Hành đng Hướng Đông ca n Đ, và cũng là đng minh quan trng ca n Đ theo tm nhìn v khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương ca New Dehli.

"Hòa bình, n đnh và thnh vượng là mc tiêu chung ca chúng tôi trong khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương. Quan h đi tác Vit Nam-n Đ s đóng góp vào vic duy trì n đnh và hòa bình trong khu vc", báo Hindustimes dn li Th tướng Modi nói.

T báo n Đ dn li Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc nói rng quyết đnh nâng cp các quan h song phương lên thành quan h đi tác chiến lược toàn din vào năm 2016 đã tăng cường thêm nim tin và s cm thông gia hai nước v tm nhìn và các li ích ca nước đi tác liên quan ti các vn đ quc tế. Ông Phúc nói phía Vit Nam cũng đã đng ý vi các đ ngh ca n Đ đ trin khai thêm mt khon tín dng quc phòng.

Nhà lãnh đo n Đ nói rng 7 tha thun mà hai nước va ký kết bao gm nhiu lĩnh vc như quc phòng, năng lượng ht nhân, du khí, năng lượng tái to và cha tr bnh ung thư.

Ông Modi cho biết hai nước còn đ ra nhng sáng kiến mi trong lĩnh vc tăng cường hp tác và giao lưu văn hóa. Và theo ông, điu đó cho thy hai nước tiếp tc phát trin tim năng đ gia tăng hp tác song phương.

Hai nhà lãnh đo đã công b mt tài liu nêu lên tm nhìn chung, và mt kế hoch hành đng trong giai đon 2021-2023.

"Tm nhìn chung cho hòa bình, n đnh và nhân dân s đánh đi mt thông đip mnh m đến thế gii v chiu sâu ca quan h Vit-n", Th tướng Modi nói.

vietan3 (2)

Tàu tun tra ca Lc lượng Biên phòng Vit Nam do Xưởng đóng tàu L& T ca n Đ đóng. Photo VietnamPlus/VNA

n Đ hin đang cp mt khon tín dng quc phòng tr giá 100 triu đôla cho Vit Nam đ cung cp 12 tàu tun tra cao tc cho lc lượng biên phòng Vit Nam. Các tàu này đang được đóng ti Xưởng đóng tàu Larsen & Toubro Chennai, phn còn li s được hoàn tt bi xưởng đóng tàu Hng Hà ti cng Hi Phòng dưới s giám sát ca công ty n Đ.

n Đ đã đ ngh thêm mt khon tín dng quc phòng na tr giá 500 triu đôla.

Hai nước nâng các quan h song phương lên thành quan h đi tác chiến lược toàn din cách đây 4 năm. Hai bên đã trao đi các cuc thăm viếng cp cao bt chp đi dch Covid-19. Hai v Th tướng cũng đã gp g trc tuyến trong Thượng đnh ASEAN-n Đ vào tháng trước.

C hai nước chia s nhng li ích chung ti khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương, và Bin Đông. Cuc hp thượng đnh cho phép hai bên xem xét nhng lĩnh vc hp tác theo Sáng kiến n Đ Dương-Thái Bình Dương ca n Đ và tm nhìn ca ASEAN v khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Hin nay, c n Đ và Vit Nam đu là thành viên không thường trc ca Hi đng Bo an Liên Hip Quc t năm 2021, m ra thêm các cơ hi mi đ hai bên hp tác và phi hp v các vn đ khu vc và quc tế.

Cuc hi đàm cp cao được t chc vào mt thi đim khi mà hai nước đang phi đi phó vi nhng hành đng hung hăng ca Trung Quc.

n Đ đi đu vi Trung Quc ti vùng Ladakh dc theo Đường Kim sóa t Thc tế ti ranh gii hai nước trên dãy Hy Mã Lp Sơn, trong khi Vit Nam đang có nhng bt đng ln v tuyên b ch quyn ca Trung Quc ti vùng bin bên trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam.

Vào gia tháng 8 năm nay, Vit Nam bày t phn n khi nh v tinh cho thy Trung Quc trin khai oanh tc cơ H-6J ti đo Phú Lâm. B Ngoi giao Vit Nam đã lên tiếng phn đi, nói rng "hành đng đó không nhng vi phm quyn ch quyn ca Vit Nam, mà còn phương hi ti hòa bình trong khu vc".

Peter Grossman, mt nhà phân tích ti Rand Corporation, mt t chc nghiên cu chính sách Washington, nói rng Vit Nam s tiếp tc cng c các quan h vi n Đ đ gii quyết các quan tâm chung v các hành đng quyết đóa n hơn ca Trung Quc trên khp khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương.

Báo South China Morning Post dn li ông Grossman nói : iu này có nghĩa là hai nước s chia s thông tin, hun luyn quân s và có th, cung cp vũ khí".

Mohan Malik, nhà nghiên cu ti Trung tâm nghiên cu Chiến lược NESA, mt trung tâm khu vc ca B Quc phòng M, nói rng n Đ không th khoanh tay ngi yên khi mà các hot đng thương mi tr giá 200 t USD đi ngang qua Bin Đông mi năm.

Giáo sư Thayer, chuyên gia v Vit Nam ca Đi hc New South Wales, nói dưới quyn ông Modi, "Chính sách Hướng Đông" ca v Th tướng tin nhim đã tr thành "Hành đng Hướng Đông" gia lúc New Dehli tìm cách tăng cường các ni kết v kinh tế và công ngh vi các nước trong khu vc, và Vit Nam là nước ch yếu trong chiến lược đó.

Published in Châu Á

Việt Nam và Ấn Độ cùng cảnh giác với Trung Quốc (RFA, 25/01/2018)

Ngày 24/1, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với người tương nhiệm Ấn Độ ông Narendra Modi tại thủ đô New Delhi, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.

vnad1

Thủ tướng Ân Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên lề thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi hôm 24/1/2018 -  AFP

Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình và Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án "Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh"

Cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Tống thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và cùng thảo luận các biện pháp hiệu quả để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ đô la Mỹ giữa hai quốc gia vào năm 2020.

Về lĩnh vực an ninh quốc phòng, không thấy hai bên bàn luận chi tiết mà chỉ nói chung chung là sẽ thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa. Về chuyện Biển Đông ông Phúc đã hoan nghênh Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đã gặp gỡ để thảo luận với các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ có dự án ở Việt Nam như dự án thép và năng lượng của tập đoàn Tata, dự án đường tàu của L&T, dự án dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ,…

********************

Trung Quốc-Campuchia tập trận (VOA, 25/01/2018)

Trung Quốc s tp trn ln thứ nhì với Campuchia vào tháng 3 năm nay, chú trng lĩnh vc chng khng b, quân đi Campuchia loan báo hôm 24/1. Đây là mt du hiu khác cho thy quc gia Đông Nam Á này đang cng c các mi liên h vi Bc Kinh.

vnad2

Đại tướng Kun Kim, Tư lnh phó Lc lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF).

Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia trong một tuyên b cho biết cuc tp trn gm có 280 binh sĩ Campuchia và 190 binh sĩ Trung Quc đ k nim 60 năm quan h ngoi giao hai nước.

Trung Quốc tp trn hi quân chung vi Campuchia ln đu vào năm 2016, tht cht mi quan h có th giúp Bc Kinh có một chân đng nh, nhưng chiến lược, trong khu vc mà Hoa Kỳ đang n lc ‘ve vãn.’

Lực lượng vũ trang Campuchia được hưởng li nhiu t các cuc hun luyn quân s và trang thiết b ca Trung Quc gm các dàn phóng rocket và máy bay trc thăng.

Campuchia năm ngoái ngưng các cuc tp trn chung vi Hoa Kỳ vô thi hn, vin dn lý do bn chun b cho các cuc bu c đa phương.

Published in Châu Á