Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dữ liệu hỏa thiêu cho thấy tử vong vì corona ở Vũ Hán có thể là hàng chục ngàn

Những h tro ct cht đng ti nhà quàn Vũ Hán, t l ho thiêu chính thc ca thành ph, và các báo cáo v h thng chăm sóc y tế quá ti đã gây nên nhng suy đoán là con s người chết thc s vì Covid-19 Vũ Hán có th lên đến hàng chc ngàn người-dù rng chính ph Trung Quc cho biết ch có 2.535 người chết trong s hơn 50.000 ca lây nhim virus corona.

vuhan1

Những người tình nguyn mc qun áo bo h kh trùng mt thương xá ti Vũ Hán, tnh H Bc ngày 31/3/2020.

Virus corona bùng phát được ghi nhn ln đu tiên ti Vũ Hán, tnh H Bc, vào tháng 12 năm 2019, trước khi lây lan trên toàn cu, giết chết hơn 33.000 người tính đến ngày 29/3. Nhng bin pháp chế ng tích cc ca Trung Quc đã làm chm đà lây lan ca virus trong nước, vi s ca nhim h gim trong vài tun qua. Cho đến nay Bc Kinh xác nhn gn 81.000 ca nhiễm và 3.300 người chết, hu hết ti Vũ Hán, trung tâm bùng phát ca virus. Tuy nhiên nhiu người, k c các chính tr gia M cáo buc Trung Quc h thp s người chết vì virus corona.

Những nghi ng ca h phát sinh t nhng n lc che giu s nghiêm trọng ca dch bnh t ban đu-trước khi bnh này lây lan rng rãi ra nước ngoài-và t nhiu ln Trung Quc duyt xét li cách thc đếm nhng ca trong nước.

Hệ thng y tế Vũ Hán quá ti trong thi kỳ dch bnh lên đến cao đim ti Trung Quc gây thêm những nghi vn na v con s t vong được chính thc báo cáo là 2.535 người.

Trong quý 4 năm 2019, Vũ Hán cũng chứng kiến 56.007 v ha thiêu, cao hơn 1.583 v so vi quý 4 năm 2018, và hơn 2.231 v so vi quý 4 năm 2017, theo d liu do cơ quan dân s v Vũ Hán công bố. Vào năm 2019, dân s Vũ Hán tăng ch có 1,1% so vi năm 2018, theo ước tính ca Liên hip quc. Nhng con s này có th cho thy là virus xut hin vào tháng 12 làm cho con s người chết gia tăng-mt khuynh hướng chc là kéo sang quý mt năm nay.

Các hình ảnh được loan truyn trên truyn thông xã hi Trung Quc trong tun này cho thy nhng h tro ct gi v tâm dch, sau khi các gia đình mt người thân vì virus corona được ch th thu nht tro ct ti mt trong nhng nhà quàn đa phương trong thành phố. Nhng hình nh này gây nên nhng nghi ng mi v con s t vong thc s vì virus corona ti Trung Quc. Người dân trong nước và nhng ch trích quc tế da vào s lượng các h tro ct đ cáo buc chính ph Trung Quc gian di v thng kê.

Newsweek liên lạc bng email vi văn phòng Đi s Trung Quc M Thôi Thiên Khi đ yêu cu bình lun, B Ngoi giao cũng được tiếp xúc đ yêu cu đưa ra nhn xét, nhưng cho ti gi báo phát hành vn chưa nhn được câu tr li.

Các xe tải giao khong 2.500 hủ tro cốt trong hai ngày 25 và 26/3 ti mt trong tám nhà quàn đa phương, mt tài xế nói vi hãng tin Trung Quc Caixin. Hãng tin này cũng công b mt nh khác cho thy 3.500 h tro ct khác cht đng trong cơ s này. Con s các h tro ct đưa v riêng mt nhà quàn này thôi đã cao hơn nhiu so vi tng s t vong vì Covid-19 do thành ph đưa ra.

Có tin nói số t vong không tính đến nhng người chết trước khi được xét nghim v virus. Nhân viên y tế được phng vn cũng cho biết nhiu người không được xét nhim vì bnh vin Vũ Hán quá ti.

Một s cư dân Vũ Hán ước lượng là tng s người chết có th là 26.000 người căn c vào s lượng các h tro ct được chuyn giao và phân phi trên toàn tnh.

Những người s dng truyn thông xã hi Trung Quc nói 7 nhà quàn Vũ Hán đã phân phi trung bình 3.500 h tro ct mi ngày t ngày 23/3 đến 4/4 là l Thanh Minh to m truyn thng. Vi ước lượng này, 42.000 h tro ct s được giao trong thi gian 12 ngày.

Bằng cách h gim con s t vong ti Vũ Hán vào khong 16.000 người, căn c trên t l t vong hàng năm ca Trung Quc trong hai tháng rưỡi, h ước đoán là các h tro ct cho thy là virus corona có th gây ra khong 26.000 ca t vong. Tuy nhiên hin chưa rõ có cả thy bao nhiêu h tro ct được s dng.

Phép tính căn cứ trên các h tro ct, gi thuyết và truyn thông xã hi không phi là chính xác tuyt đi. Nhưng nó cho phép ước lượng s người chết thc s và cng c thêm hoài nghi ca mt s người v tính chính xác của các báo cáo chính thc t chính ph Trung Quc.

Thượng ngh sĩ Cng hòa Tom Cotton ngày 29/3 nhc đến vic chuyn giao nhng h tro ct đ cáo buc Trung Quc không trung thc v tác đng ca virus. "Ch riêng mt nhà quàn ti Vũ Hán thôi được báo cáo đt mua s h tro ct trong hai ngày đã nhiu hơn con s Đng Cng sn Trung Quc báo cáo v t vong trên toàn quc", ông viết trên Twitter. "Tôi chc chn là bn b sc trước bng chng v s gian di ca Trung Quc".

(SCMP/ Newsweek)

Nguồn : VOA, 014/04/2020

*******************

Tình báo Mỹ : Khó có tin xác thực về corona tại Trung Quốc, Nga, Triều Tiên

VOA, 31/03/2020

Trong lúc các cơ quan tình báo M đang tìm cách tìm hiu tình hình xác thc ca dch bnh Covid-19 trên thế gii, h tìm thy nhng cách bit ln trong kh năng tiếp cn tình hình Trung Quc, Nga, và Triều Tiên, theo các ngun tin chính ph M được Reuters trích dn.

vuhan2

Tham vấn sc kho trc tuyến ti Trung Quốc.

Các thông tin về tác đng đy đ ca đi dch ti Iran cũng b hn chế dù thông tin v các ca nhim và t vong Iran càng ngày càng xut hin nhiu hơn trên truyn thông chính thng cũng như truyn thông xã hi.

Bốn nước này, theo các cơ quan tình báo M, là ‘các mc tiêu khó’ vì s kim duyt thông tin gt gao ca nhà nước s ti và nhng khó khăn trong vic thu thp tình báo t bên trong gii lãnh đo khép kín.

Các chuyên gia nói rằng đánh giá chính xác dịch bnh ti các nước này s giúp M và quc tế gii hn thit hi v người và ca do Covid-19 gây ra.

Các cơ quan tình báo M bt đu báo cáo v dch bnh corona t tháng Giêng và đã cung cp các cnh báo sm cho gii lp pháp M v đợt bùng phát dch Trung Quc, nơi virus corona khi phát t Vũ Hán cui năm ngoái.

Dù có chung đường biên gii vi Trung Quc, nhưng Triu Tiên ti nay vn mt mc nói chưa có ca nhim nào, nhưng vn yêu cu các cơ quan cu tr quc tế cung cp khu trang và các bộ xét nghim.

Nhà chức trách Nga đang tính ti chuyn phong to toàn quc sau khi ghi nhn s ca nhim tăng k lc trong tng ngày trong sut 6 ngày liên tiếp, vi tng cng 1.836 ca và 9 người chết.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo tun trước có lưu ý tới tính chính xác t thông tin do Nga và Iran cung cp, đng thi t cáo Trung Quc v chiến dch làm sai lch thông tin, điu mà Bc Kinh ph nhn.

Các cơ quan M vn hoài nghi v vic Trung Quc loan báo đã kim soát được dch bnh, ngun tin ca Reuters cho biết.

Theo Reuters

Nguồn : VOA, 31/03/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona : Trung Quốc lần lượt dỡ bỏ hạn chế đi lại ở Hồ Bắc và Vũ Hán (RFI, 24/03/2020)

Ngày 24/03/2020 Trung Quốc cho biết là vào hôm qua, nước này đã ghi nhận 78 ca bệnh mới, trong đó có đến 74 ca "ngoại nhập". Bên cạnh đó có 7 ca tử vong mới, tất cả đều ở Vũ Hán. Cho dù vậy, chính quyền Hồ Bắc vẫn sắp dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa hiện hành từ hai tháng nay.

covi1

Vũ Hán bắt đầu rỡ bỏ rào cản "cách ly" thành phố từ hôm 23/01/2020. Reuters - CHINA DAILY

Theo chính quyền Hồ Bắc, toàn bộ các hạn chế đi lại tại tỉnh này sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 25/03. Tuy nhiên, lệnh này chỉ được áp dụng cho những người hoàn toàn khỏe mạnh, được chính quyền công nhận.

Quyết định dỡ bỏ các hạn chế đi lại tuy nhiên chưa được áp dụng ngay cho thủ phủ Vũ Hán, mà phải chờ đến ngày 08/04.

Theo AFP, cách đây vài ngày, chính quyền Vũ Hán đã bắt đầu cho tháo gỡ các chốt chặn sau khi thành phố này báo cáo không có ca nhiễm mới nào trong ngày thứ ba liên tiếp.

Việc phong tỏa và cách lý nghiêm ngặt Vũ Hán và hàng chục thành phố khác tại Hồ Bắc, với gần 60 triệu cư dân, được xem là biện pháp mạnh tay chưa từng thấy tại Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

********************

WHO cảnh báo : Mỹ có thể trở thành tâm dịch Covid-19 mới của thế giới (Người Việt, 24/03/2020)

Mỹ nay có thể trở thành tâm dịch Covid-19, theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm thứ Ba 24/3, trong lúc nước Anh khởi sự biện pháp đóng cửa ở trong nhà và ban tổ chức Thế Vận Hội Tokyo 2020 loan báo quyết định đình hoãn một năm.

covi2

Công ty làm rượu Foundry Distilling Co.ở West Des Moines, Iowa chế thuốc rửa tay tặng cho người dân cộng đồng thời dịch Covid-19. (Hình : AP Photo/Charlie Neibergall)

Ở Trung Quốc, chính quyền tỉnh Hồ Bắc, nơi virus Covid-19 lần đầu thấy xuất hiện hồi Tháng Mười Hai, nói sẽ rút lại lệnh cấm dân chúng ra khỏi khu vực này vì dịch bệnh nơi đây đã giảm bớt, theo bản tin hãng thông tấn Reuters.

Trong lãnh vực kinh tế, các hoạt động thương mại từ Úc sang đến Nhật cũng như ở Tây Âu đã bị sút giảm nặng nề trong tháng Ba, với tình hình ở Mỹ cũng không có chỉ dấu gì sáng sủa hơn.

Các phân tích gia tại BlackRock Investment Institute nói rằng đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế thế giới, "cũng tương tự một trận đại thiên tai".

Nữ phát ngôn viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Margaret Harris, nói tại Geneva rằng đã "có sự gia tăng rất nhanh" trong số trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 ở Mỹ, và có thể biến nơi này thành tâm dich mới của thế giới.

Trong 24 giờ qua, có 85% các trường hợp mới được xác nhận nhiễm virus được thấy tại Âu Châu và Mỹ, theo lời bà Harris nói với các phóng viên. Trong số này, có 40% là ở Mỹ.

Khi được hỏi là liệu Mỹ có trở thành một tâm dịch mới hay không, bà Harris trả lời rằng : "Chúng tôi nay đang nhìn thấy sự gia tăng nhanh chóng trong số trường hợp bệnh ở Mỹ. Do vậy, điều này có thể xảy ra".

Tại Anh, vào sáng ngày thứ Ba, chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson bắt đầu có các biện pháp ngăn chặn lây lan, giới hạn di chuyển, khuyến cáo người dân không ra đường nếu không thật sự cần thiết, do lo ngại hệ thống y tế nơi đây sẽ bị tràn ngập vì quá nhiều ca bệnh.

Tại Nhật, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe loan báo có thỏa thuận với Ủy ban Thế Vận Quốc Tế (IOC) đã đạt thỏa thuận là sẽ dời ngày khai mạc Thế Vận Hội Tokyo sang năm 2021, do tình trạng dịch bệnh khiến phần lớn thế giới nay như tê liệt. (V.Giang)

*********************

Mỹ : Ca nhiễm Corona tăng vọt, Tổng thống Trump điều ‘bệnh viện nổi’ tới điểm nóng (VOA, 24/03/2020)

Tổng thng M Donald Trump mi thông báo trin khai hai tàu bnh vin ca Hi quân M, vi khong 2.000 giường bnh, ti các khu vc b nh hưởng nng bi chng virus Corona mi (Covid-19) đ h tr y tế, trong bi cnh con s nhim tăng lên hơn 33 nghìn ca và 400 người chết Hoa Kỳ.

covi3

Tàu bệnh viện USNS Mercy.

Trong một bui hp báo v tình hình phòng chng virus gây khng hong ln trên toàn thế gii, ông Trump hôm 22/3 cho biết rng tàu bnh vin USNS Comfort s th neo New York, trong khi USNS Mercy s ti Los Angeles.

"Hai con tàu này thật tuyt vi. Chúng có kh năng rt ln", nguyên th M nói trong cuc hp báo được truyn hình trc tiếp t Nhà Trng.

Trong khi USNS Mercy từng ít nht bn ln ti Vit Nam đ tham gia din tp y tế khi xy ra thm ha trong khuôn kh Chương trình Đi tác Thái Bình Dương, USNS Comfort đã được trin khai ti New York sau khi xy ra v khng b 11/9, vn làm hàng nghìn người thit mng.

Trong một thông báo trên Twitter, hải quân M hôm 24/3 đăng mt đon video, cho thy USNS Mercy đã ri căn c hi quân San Diego đ ti cng Los Angeles nhm "h tr các n lc đi phó vi Covid-19".

Hải quân M cho biết rng có gn 900 quân y ca hi quân cũng như nhân viên h tr dân s trên USNS Mercy. Tin cho hay, "bnh vin ni" s là nơi cha tr các bnh nhân không nhim Covid-19 t các bnh vin trên đt lin đ các cơ s y tế này tp trung vào các ca lây nhim virus gây chết người.

USNS Mercy có đủ kh năng thực hin các chc năng ca mt bnh vin thông thường như tiến hành các ca phu thut hay chăm sóc đc bit, và hi quân M nói rng vic tiếp qun, cha tr các bnh nhân không b nhim Covid-19 s giúp các bnh vin trong khu vc Los Angeles "có máy thở và các phòng chăm sóc đc bit" cho các bnh nhân nhim virus Corona.

Tin cho hay, USNS Mercy là một trong hai tàu bnh vin lp Mercy đu tiên ca hi quân M. Tàu bnh vin dài gn 280 mét và có th điu tr cùng lúc cho khong 1.000 bnh nhân này được đưa vào hot đng cui năm 1986 sau khi được ci tiến t mt tàu ch du.

Trong khi đó, USNS Comfort tới New York t căn c hi quân Norfolk tiu bang Virginia, gn th đô Washington DC. Tàu bnh vin này có khoảng 1.000 giường bnh vi đi ngũ y tế khong 550 người.

Viết trên Twitter, thng đc New York Andrew Cuomo mi đây cho biết rng "giường bnh là th chúng tôi cn lúc này". Ngoài ra, ông cũng cho biết là tiu bang ca mình, vn có nhiu ca nhim virus Corona nhất M, cũng cn các thiết b bo h dành cho nhân viên y tế như khu trang, cũng như các máy tr th. Ông kêu gi bt c ai có các vt dng này và mun quyên góp thì liên h vi chính quyn.

Hải quân M cho biết rng k t khi đi vào hot động năm 1987, USNS Comfort đã tham gia nhiu hot đng h tr y tế trong các v khng hong không ch M mà còn nhiu nước trên thế gii.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng nga Dch bnh ca M (CDC), tính ti ngày 23/3, tng s các ca nhim Covid-19 Hoa Kỳ là hơn 33 nghìn và 400 ca t vong.

Cùng với Washington và New Jersey, New York và California là các tiu bang có nhiu ca lây nhim Covid-19 nhất M.

Trong một cuc hp báo hôm 24/3, phát ngôn viên T chc Y tế Thế gii Margaret Harris nói vi các phóng viên rng t chc này chng kiến "vic gia tăng rt ln" các ca nhim virus Corona M trong nhng ngày gn đây, khiến Hoa Kỳ có th trở thành mt tâm đim Covid-19 mi trên thế gii.

*****************

California thiếu 50.000 giường bệnh để đối phó với dịch Covid-19 (Người Việt, 23/03/2020)

Thống đốc Gavin Newsom cho biết tiểu bang California thiếu 50.000 giường bệnh để đối phó với dịch Covid-19, trong cuộc họp báo chiều Thứ Hai, 23 Tháng Ba.

covi4

Thống đốc California, ông Gavin Newsom. (Hình : AP Photo/Rich Pedroncelli, File)

Để có được con số nêu trên, CNBC dẫn lời vị thống đốc trẻ tiết lộ, hệ thống bệnh viện hiện tại của tiểu bang sẽ tăng cường thêm 30.000 giường.

Chính quyền sẽ huy động các khách sạn, nhà trọ, và các trung tâm hội họp để có thêm 17.000 giường bệnh nữa.

Tiểu bang sẽ xây cấp tốc ba bệnh viện dã chiến, mỗi bệnh viện có 1.000 giường.

Về vật dụng y tế, Thống đốc Newsom cho biết California đang huy động tất cả nguồn lực để thu gom một tỷ bao tay, 500 triệu khẩu trang N-95, và 200 triệu mặt nạ bảo vệ y tế.

Cũng trong cuộc họp báo này, ông cho biết các công viên toàn tiểu bang được lệnh đóng cửa để khuyến khích bớt tụ tập và thực hiện tạo khoảng cách giữa các cá nhân.

Vị thống đốc cho biết, nếu cư dân tiểu bang không thực hiện tốt việc tạo khoảng cách, số giường bệnh còn thiếu cao hơn mức 50.000 gấp nhiều lần.

Ông khẩn khoản kêu gọi toàn thể cư dân tiểu bang, đặc biệt giới trẻ, áp dụng tối đa phương pháp tạo khoảng cách ngăn ngừa lây lan.

Ước lượng có khoảng 56% dân số California, tương đương 25.5 triệu người, sẽ bị nhiễm Covid-19, ông Gavin Newsom, thống đốc California, cho biết như vậy qua một lá thư đề ngày 19 Tháng Ba gởi cho Tổng thống Donald Trump.

Trong thư, Thống đốc Newsom còn yêu cầu tổng thống điều động chiếc tàu bệnh viện US Navy’s Mercy Hospital Ship, neo tại cảng Los Angeles.

Ông Newsom giải thích, trong trường hợp khu vực Los Angeles lâm vào tình trạng quá tải, chiếc tàu sẽ đóng vai trò cần thiết để giải tỏa bớt áp lực.

Trong cuộc họp báo chiều Chủ nhật 22/3, Tổng thống Donald Trump tuyên bố huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia tại California, New York, và Washington, giúp ba tiểu bang bị Covid-19 hoành hành nặng nhất.

Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ còn nói thêm, rằng : "Tôi đã chỉ thị Cơ quan Quản trị khẩn cấp liên bang (FEMA) dựng khẩn cấp bốn bệnh viện dã chiến 1.000 giường tại hai tiểu bang New York và Washington. Tám bệnh viện dã chiến cỡ lớn 2.000 giường tại California". (MPL)

Published in Quốc tế

Từ Virus Vũ Hán đến Covid-19 : Chiến dịch "gắp lửa bỏ tay người"

Nguyễn Hoàng, RFA, 15/03/2020

Những ngày cuối tuần qua, những ai có lương tri đều không khỏi bất ngờ trước sự tráo trở đáng kinh ngạc của Trung Quốc. 

vuhan1

Hình minh hoạ. Bệnh nhân bị nhiễm Covid - 19 đã bình phục xếp hàng chờ xét nghiệm lại tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc hôm 14/3/2020 - AFP

Ngày 14/3/2020, chính phủ Mỹ đã triệu tập đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tới Bộ Ngoại giao để phản đối luận điệu của chính quyền Bắc Kinh : i) ám chỉ quân đội Mỹ gây ra đại dịch Covid-19 và ii) tìm cách làm cho thế giới quên khái niệm "Virus Vũ Hán". Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương David Stilwell, đã nêu lập trường nghiêm khắc của chính phủ Mỹ với đại sứ Thôi Thiên Khải.

Qua tuyên bố của người phát ngôn, Bộ Ngoại giao Mỹ, vạch rõ Trung Quốc đang cố đánh lạc hướng các chỉ trích liên quan đến trách nhiệm của Bắc Kinh gây ra đại dịch toàn cầu nhưng lại muốn "gắp lửa bỏ tay người", đổ trách nhiệm ấy cho phía Mỹ. Theo phát ngôn viên của chính quyền Trump, dựng lên thuyết âm mưu ấy là ý đồ nguy hiểm và nực cười của Trung Nam Hải. Chính phủ Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động này, vì lợi ích của chính dân Trung Quốc lẫn cộng đồng quốc tế.

Và chính cái ngày 14/3/2020 đã đi vào lịch sử như một trong những ngày đáng ghi nhớ trong đợt chống dịch khẩn trương này. Ngày 14/3, chủ tịch Hiệp hội Y tế Ý vừa qua đời vì Virus Vũ Hán. Phu nhân của Thủ tướng Canada bị dương tính với con virus này và bản thân ông Thủ tướng cũng bị cách ly. Bộ trưởng Úc, bộ trưởng Pháp đều bị dương tính với Virus Vũ Hán cách đó vài ngày. Luật sư của Tổng thống Brazil bị lây nhiễm nhưng bản thân Tổng thống vẫn chối bỏ tin ông bị dương tính.

Ban Lan chính thức đóng cửa biên giới và cho cảnh sát đi tuần trên toàn quốc để bảo đảm không cho ai ra ngoài đường. Một số nước trên thế giới thừa nhận, cho đến thời điểm 14/3, chưa chữa được bất kỳ một ca Virus Vũ Hán nào. Con Virus này đã đổ bộ lên đất Châu Phi, nâng tổng các quốc gia bị lây nhiễm lên 146. Cho đến nay, Anh là nước duy nhất khá hờ hững với virus corona và dám tuyên bố, nước mình có cách đối phó chống dịch khác biệt với thế giới. Dư luận cho rằng, nước Anh sẽ hối hận và trả giá đắt vì điều này.

Từ hơn một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra một chiến dịch ngoại giao và truyền thông, đã vận động cấp tập để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài, về nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của Virus Vũ Hán. Các đại sứ Trung Quốc ở các nước đều phải dùng tài khoản Twitter của mình (vốn bị cấm ở trong nước) để truyền đi thông điệp với nội dung "Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu

Đã có nhiều nghi vấn chủng virus mới này là nhân tạo và xuất hiện từ phòng thí nghiệm P4 của chính phủ Trung Quốc ở Vũ Hán. Hẳn nhiên Trung Quốc đã phản đối. Vừa qua là giai đoạn gieo rắc nghi ngờ để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng Virus Vũ Hán có nguồn gốc từ… Mỹ ! Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gửi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với "Virus Nhật Bản". Cứ như là con Virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.

Theo đà quán tính ấy, đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc phát sinh ra virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên hệ giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi và sau đó phải xoá bỏ mối liên hệ này ra khỏi tất cả sử sách và trí nhớ của loài người. Trong số những vụ tẩy xóa lịch sử khác kể từ năm 1949, Bắc Kinh thành công nhất là xóa được vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ra khỏi tâm trí của tất cả các thế hệ được sinh ra sau sự kiện đó.

Và như thường lệ, luận điệu được đưa ra sẽ là nhờ có Đảng cộng sản Trung Quốc mà đại dịch Covid-19 được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Hai giáo sư Tàu mới đây còn tuyên bố, chủ nghĩa Mác sẽ đánh bại con virus corona ! Tờ báo hung hăng nhất của Đảng cộng sản là "Global Times" tuần rồi còn nhấn mạnh "các nước Châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc". Ý muốn nói chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây.

Trước các chiến dịch tuyên truyền như vậy của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc từ London giải thích : "Đảng cộng sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Những "sự thật" theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại ở phương Tây. Chính tất cả thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền này của Đảng cộng sản Trung Quốc".

Lịch sử đã từng tiên tri và dự ngôn về năm 2020. Cuốn tiểu thuyết viễn tưởng kinh dị xuất bản gần 40 năm trước (1981) đang gây bão trên mạng khi mô tả về loại virus chết người có nguồn gốc từ Vũ Hán. Tên cuốn sách "The Eyes Of Darkness" (Đối mắt của bóng đêm) đã dự báo về đại dịch Covid-19. Thật ra, đây là một cuộc thanh toán giữa cái thiện và cái ác chất chồng từ lịch sử. Quốc gia nào trên thế giới có lòng hổ thẹn sẽ không a dua theo các nhà độc tài Trung Quốc, còn những nhà lãnh đạo xứ nào đó, có thể hành động ngược lại. Điều này, tuỳ vào phúc phận dày hay mỏng, may hay rủi của từng quốc gia - dân tộc !

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 15/03/2020

*********************

Bắc Kinh phát tán giả thuyết Mỹ mang virus corona vào Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 13/03/2020

Trong thời gian qua, có một số giả thuyết được lan truyền theo đó chính Mỹ đã du nhập virus corona vào Trung Quốc. Các thông tin loại này luôn luôn bị liệt vào diện thuyết âm mưu không đáng tin. Thế nhưng, một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12/03/2020, như đã góp phần loan truyền giả thuyết này khi công khai tự hỏi : "Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid-19 đến Vũ Hán".

covi0

Ảnh minh họa : Virus corona xuất phát từ Trung Quốc hay do Mỹ mang vào ? NEXU Science Communication/via Reuters

Theo hãng tin Pháp AFP, trên mạng Twitter, ngày 12/03/2020, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ám chỉ rằng con virus corona xuất hiện ở Trung Quốc, có thể là đã được quân đội Hoa Kỳ tuồn vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nhân vật này không hề giải thích thêm về tuyên bố của ông.

Hãng tin Anh Reuters đã trích dẫn tin nhắn của ông Triệu Lập Kiên nêu lên một loạt nghi vấn về Mỹ : "Bệnh nhân số 0 ở Mỹ là ai ? Có bao nhiêu người bị nhiễm SARS-CoV-2 (tên của con virus gây dịch Covid-19) ? Tên của các bệnh viện là gì ? Biết đâu chính quân đội Mỹ đã mang dịch Covid -19 đến Vũ Hán ?"

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc kể trên chỉ nêu ra câu hỏi mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh việc quân đội Mỹ mang virus corona đến Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ở Trung Quốc đã lan truyền tin đồn theo đó các thành viên trong đội tuyển Mỹ tham gia Đại hội Thể thao quân đội thế giới tổ chức tại Vũ Hán năm 2019 có thể là đã vô tình hay cố ý mang mầm bệnh vào Trung Quốc.

Cho đến nay, chưa có bằng chứng nào để chứng thực các tin trên. Dư luận hoài nghi về nguồn gốc con virus mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc đến trong thông điệp Twitter hôm qua cũng đi theo cùng chiều hướng phủ nhận trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong dịch bệnh đang tàn phá thế giới.

Cuối tháng hai vừa qua, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Trung Quốc là giáo sư Chung Nam Sơn từng cho rằng dịch Covid-19 bùng lên ở Vũ Hán, nhưng con virus gây dịch này có thể không bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 13/03/2020

********************

Trung Quốc đã viết lại lịch sử về con virus Vũ Hán

Thụy My, RFI, 11/03/2020

La Croix ghi nhận từ hơn một tuần qua, bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Trung Quốc bắt đầu tăng tốc. Hai tháng sau khi dịch bệnh virus corona chủng mới khởi phát, và nay đã lan tràn đến trên 90 quốc gia trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh muốn xóa đi ký ức tập thể về nguồn gốc của con virus Vũ Hán, ở trong nước cũng như ngoài nước.

tq1

Hình ảnh Tập Cận Bình đi thăm Vũ Hán được chiếu trên màn ảnh rộng trước một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 10/03/2020 Reutetrs/Thomas Peter

Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được tung ra, trước hết nhằm tung hỏa mù về thời điểm khởi đầu chính xác nạn dịch. Sự che giấu này kéo dài đến gần hai tháng : ca đầu tiên xuất hiện từ đầu tháng 12/2019, nhưng chính quyền chỉ công khai vào ngày 20/01/2020. Nhờ đó con virus đã lan rộng trên cả nước Trung Quốc trong dịp Tết âm lịch, với số lượng người khổng lồ về quê ăn Tết, và sau đó gây tai họa cho cả thế giới.

Phi tang dấu vết chợ Vũ Hán

Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, việc bị điểm mặt chỉ tên là nguồn gốc của con virus corona chủng mới là không thể chấp nhận được. Tất cả những gì chỉ ra mối liên quan giữa Trung Quốc và con virus này cần phải được đặt dấu hỏi, và biến mất trong tất cả sách sử.

Tất cả các đại sứ Trung Quốc tại nước ngoài được lệnh cho lan truyền trên Twitter (dù mạng xã hội này bị cấm tại Hoa lục) và báo chí ngoại quốc một thông điệp như sau : "Tuy con virus corona đã lan ra từ Vũ Hán, nhưng xuất xứ thực sự của nó vẫn chưa rõ. Chúng tôi đang tìm kiếm xem con virus này xuất phát từ đâu".

Tương tự, các nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh đến việc "chợ bán thú hoang Hoa Nam ở Vũ Hán, mà ban đầu được cho là nơi xuất phát nạn dịch, nay không còn là tâm dịch". La Croix ghi nhận, ngôi chợ này đã được dọn dẹp toàn bộ và có thể sẽ bị phá hủy, không còn để lại một dấu vết nào.

Phao tin virus corona Vũ Hán xuất xứ từ Mỹ, Nhật

Gieo rắc nghi ngờ trong đầu mọi người là giai đoạn đầu tiên để giúp nuôi dưỡng đủ loại thuyết âm mưu đang được lan truyền hiện nay, rằng con virus Vũ Hán có nguồn gốc từ… Mỹ !

Thậm chí đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo tuần trước còn gởi cho tất cả các Hoa kiều tại Nhật một số chỉ thị cần áp dụng, nếu phải đối phó với "virus corona Nhật Bản". Cứ như là con virus Vũ Hán sau khi tràn sang Nhật đã nhập quốc tịch Nhật Bản.

Về phía Tokyo không đòi hỏi phải sửa sai, nhưng cách dùng từ này rõ ràng không ổn. Trước tầm cỡ của bệnh dịch, Tokyo đã cho hoãn lại chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Tập Cận Bình dự kiến vào tháng Tư, và cấm tất cả các công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật, hai tháng sau khi khởi đầu khủng hoảng.

Libération cũng nhắc lại sự kiện hôm 5/3 đại sứ Trung Quốc tại Tokyo gởi thư cho các công dân về "virus Nhật", và có cùng nhận định : Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục viết lại lịch sử, tô vẽ Tập Cận Bình thành người chiến thắng trong "cuộc chiến tranh nhân dân chống virus". Hôm 27/2, nhà dịch tễ học nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan) tuyên bố "virus corona có thể không phải từ Trung Quốc".

Trong những ngày gần đây, báo chí nhà nước ở Hoa lục đăng rất nhiều thông tin về khoảng vài chục trường hợp con virus độc hại này từ nước ngoài "nhập khẩu" vào Trung Quốc, từ Iran hay Ý, nói bóng gió rằng nay thì những người ngoại quốc đã làm lây nhiễm cho Trung Quốc, trong khi thực tế đó chính là các Hoa kiều trở về nước.

"Thế giới phải cám ơn Trung Quốc"

Cuối cùng, nhiều thông điệp chính thức kêu gọi "thế giới phải cám ơn Trung Quốc" vì đã hy sinh, chiến đấu với con virus, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. Một thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc tuyên bố : "Trong lúc vẫn tiếp tục công việc phòng dịch tại Hoa lục, chúng tôi sẽ cung cấp - trong phạm vi khả năng của mình - sự hỗ trợ cho các nước".

Mục tiêu là để người ta quên đi chế độ cai trị đã làm mất ít nhất ba tuần lễ quý giá để ngăn chận dịch bệnh, qua việc tổ chức buổi tiệc khổng lồ với 40.000 gia đình tham gia hôm 18/1 tại Vũ Hán nhằm đoạt kỷ lục thế giới, và để cho 5 triệu người Vũ Hán ra đi trong khi nạn dịch đang tiến triển nhanh.

Báo chí chính thức đăng vô số hình ảnh những bệnh nhân cám ơn các bác sĩ, nhấn mạnh rằng việc con virus corona lan tràn trên khắp hành tinh và những khó khăn mà các nước dân chủ đang gặp phải. Tuy nhiên không hề nhắc đến các hậu quả xã hội thảm thương đối với những người dân bị cách ly ở Hồ Bắc, trong đó khốn khổ nhất là những người nghèo.

The Diplomat nhắc lại một ngạn ngữ Trung Hoa "Chỉ hươu, bảo ngựa" và nhận định của một chuyên gia, cứ nhắc đi nhắc lại mãi thì rốt cuộc đa số người nghe cũng thụ động chấp nhận là đúng.

Anthon Saich, chuyên gia của trường đại học Havard ghi nhận : "Các bác sĩ được giới thiệu như những người hùng, không phải vì họ tận tụy với chức trách, có y đức, mà vì họ là đảng viên". Theo ông, cuộc khủng hoảng đã làm lung lay lòng tin về sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, nhưng tác động của nó sẽ không kéo dài.

Đảng cộng sản Trung Quốc độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử

La Croix nhận xét, cũng như thường lệ, luận điệu được đưa ra là "nhờ có Đảng cộng sản Trung Quốc" mà dịch bệnh virus corona đã được kiểm soát, còn các nước khác thì đang vất vả chống dịch. Tờ báo hung hăng nhất của đảng là Global Times tuần rồi nhấn mạnh "các nước châu Âu không thể nào áp dụng được những biện pháp triệt để như Trung Quốc", nhằm chứng tỏ rằng chế độ cai trị của Bắc Kinh là ưu việt hơn các chế độ dân chủ phương Tây. Nhưng những biện pháp cô lập được Ý đưa ra đã chứng minh ngược lại.

Về từ ngữ "chiến tranh nhân dân chống virus" mà Tập Cận Bình thích dùng, The Diplomat trích lời chuyên gia David Bandurski, thuộc China Media Project, trường đại học Hồng Kông cho rằng : "Những cuộc chiến tranh tạo ra những anh hùng, và những người hùng giúp cho tuyên truyền nở rộ". Các chiến dịch truyền thông đậm tính dân tộc chủ nghĩa đã phát huy tác dụng : làm chuyển hướng sự phẫn nộ của người dân về dịch bệnh SARS trước đây sang tranh chấp lãnh thổ với Nhật, đánh lạc hướng về phong trào biểu tình ở Hồng Kông và cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ.

Trước các chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ của Bắc Kinh, nhà Trung Quốc học Steve Tsang, giáo sư Viện Trung Quốc ở Luân Đôn giải thích : "Đảng cộng sản Trung Quốc luôn muốn độc quyền sự thật, độc quyền lịch sử, và họ chối phăng việc che giấu nạn dịch ngay từ đầu. Các quan chức đảng luôn nghĩ rằng mình có lý, ngay cả khi họ sai rành rành. Nhưng "sự thật" theo kiểu Trung Quốc cần phải được đặt lại vấn đề ở phương Tây. Chính là chúng ta, trong thế giới dân chủ, phải vạch trần luận điệu tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc".

Thụy My

Nguồn : RFI, 11/03/2020

***********************

‘Vương miện máu’ dành riêng cho Tập Chủ tịch

Khánh An, VNTB, 11/03/2020

Hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc.

xi1

Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Vũ Hán – trung tâm dịch bệnh vừa qua khiến hơn 3.000 người vô tội bị tử vong.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nhà nước do ngài lãnh đạo đã giành chiến thắng trước virus, với số người lây nhiễm và tử vong đều giảm mạnh so với cùng kỳ tháng trước. 19 trường hợp được báo cáo vào ngày 10/03, so với 444 trường hợp ngày 10/02.

Để dọn đường cho chuyến thăm của nhà lãnh đạo nhân dân, Tân Hoa Xã và Hoàn Cầu Thời Báo trước đó được bật đèn xanh trong đổ lỗi trách nhiệm khủng hoảng cho chính quyền cơ sở (Vũ Hán), trong lúc nhấn mạnh chỉ đạo quyết liệt của chính quyền Trung ương.

Chủ tịch Tập tìm đến thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, để ‘kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh’ trong khu vực và thăm hỏi các nhân viên y tế tuyến đầu, chỉ huy quân đội, nhân viên cộng đồng, công an cũng như tình nguyện viên, bệnh nhân và người dân, theo Tân Hoa Xã. Thế nhưng không gian thăm hỏi đó lại nămd trong một căn phòng đẹp đẽ, mang khẩu trang, và vẫy tay chào qua màn hình chiếu. Nói cách khác ngài không hề thực địa.

Chủ tịch Tập cẩn thận là đúng, vì ngài là nhà lãnh đạo nhân dân, là quốc hồn quốc tuý, và nếu ngài có mệnh hệ gì, thì đó là tổn thất cực kỳ to lớn cho hàng chục triệu đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc, những người đang hưởng lợi rất lớn vì bàn tay sắt máu của ngày.

Và nhằm tránh trường hợp dân la ó ‘tất cả là đồ giả’ như lúc Phó Chủ tịch Quốc Hội ghé thăm Vũ Hán. Lực lượng an ninh với áo quần phòng hộ đã được điều động ngồi ghế con canh từng cửa ra vào ở mỗi toà nhà, toà chung cư để ‘khống chế’ mọi biểu cảm của người dân Vũ Hán. Điều đó khiến cho sân khấu Vũ Hán trở thành của Chủ tịch Tập, ngài tha hồ tung tẩy phát ngôn mà không ngại một phản ứng ê mặt nào cả.

Không dừng tại đó, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo nhân dân được đánh giá là hành vi dũng cảm, chân thật, và gần gũi với nhân dân. Hệ thống tuyên giáo vào cuộc, hàng loạt bài viết đề cập đến sự lo lắng và các chỉ đạo của Tập Chủ tịch trong phòng chống dịch bệnh.

Tân bí thư Vũ Hán Vương Trung Lâm thậm chí còn tuyên bố người dân Vũ Hán nên biết ơn ông Tập và đảng Cộng sản vì đã kiểm soát Covid-19. 

"Chúng ta phải giáo dục lòng biết ơn cho người dân, đảng viên trên toàn thành phố thông qua nhiều kênh khác nhau để họ cảm ơn Tổng bí thư Tập Cận Bình, đảng Cộng sản Trung Quốc, làm theo đường lối, chỉ thị của đảng và tạo ra năng lượng tích cực mạnh mẽ", Bí thư thành ủy Vũ Hán Vương Trung Lâm phát biểu hôm 7/3.

Hàng nghìn nhân viên y tế, bác sĩ, tình nguyện viên chiến đấu không mệt mỏi ở tuyến đầu, có người phải bỏ mạng giờ đây bị bộ máy quan chức nhà nước giành lấy vinh quang để trao vương miện đó cho Tập Cận Bình, Chủ tịch nước – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, nhà lãnh đạo nhân dân, người yêu thương dân đầy mực thiết.

Và hơn 3000 người dân Trung Quốc bỏ mạng để đúc nên vương miện đó, vương miện máu đúc từ sự vô liêm sỉ, phi trách nhiệm, bất nhân đạo của đảng và nhà nước Trung Quốc.

Khánh An

Nguồn : VNTB, 11/03/2020

*******************

Lần đầu tiên Tập Cận Bình đến thăm Vũ Hán 

Lily Kuo, VNTB, 11/03/2020

Ông Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán lần đầu tiên kể từ khi dịch Vũ Hán khởi phát, một tín hiệu cho thấy giới lãnh đạo nước này tin rằng cuộc chiến chống lại dịch bệnh đã vào giai đoạn chiến thắng.

xi2

Tập Cận Bình đeo khẩu trang nói chuyện với một nhân viên y tế trong chuyến thăm Học viện Khoa học Quân y ở Bắc Kinh. Ảnh : Ju Bành / AP

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập đã đến Vũ Hán vào thứ Ba (10/03/2020), nơi ông sẽ uý lạo đội ngũ nhân viên y tế, quân đội, nhân viên cộng đồng, cán bộ đảng địa phương, cũng như bệnh nhân và người dân.

Trước đó, việc vắng mặt phần lớn trong thời gian virus Vũ Hán càn quét đã tạo một thách thức không nhỏ đối với vai trò Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của Tập. Trong khi đưa ra nhiều tuyên bố và chủ trì các cuộc họp cấp cao về xử lý khủng hoảng, ông Tập Cận Bình chẳng thấy xuất hiện, việc này đặt ra câu hỏi liệu ông có đẩy trách nhiệm khủng hoảng cho người khác khiến người dân phẫn nộ.

Theo Tân Hoa Xã, khi hạ cánh ở Vũ Hán, Tập cận Bình đã đã đi thẳng đến bệnh viện Hoả Thần sơn, một bệnh viện dã chiến được lập nên để ứng phó với virus. Hình ảnh trên các phương tiện truyền thông cho thấy, Tập ‘tiếp xúc’ với bệnh nhân và nhân viên y tế qua màn hình.

Chuyến thăm của Tập diễn ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới được báo cáo ở Trung Quốc giảm xuống dưới 100, mức thấp so với gần 2.000 trước đó ba tuần. Hôm thứ Ba, Trung Quốc có thêm 19 trường hợp nhiễm mới, mức tăng ít nhất kể từ tháng 1. 

Tính đến hết ngày thứ Hai, 3.136 người ở Trung Quốc đã chết vì virus này.

Giáo sư Trương Minh của Đại học Quốc dân cho biết, Tập không thể đến Vũ Hán sớm hơn vì nguy cơ lây nhiễm cao. Và giờ ông ta ở đó để gặt hái thành quả.

xi3

Màn trình diễn nhân viên y tế ăn mừng việc đóng cửa một bệnh viện tạm thời cho các bệnh nhân coronavirus ở Vũ Hán. Ảnh : Li Ke / EPA

Các nhà phân tích cho biết chuyến thăm có lẽ nhằm mục đích phát tín hiệu cho người dân rằng điều tồi tệ nhất đã qua. Các quan chức Trung Quốc cũng đang tái khởi động lại nền kinh tế bị tê liệt và khuyến khích các doanh nghiệp và nhà máy mở cửa trở lại.

Hôm thứ Ba, tỉnh Hồ Bắc cho biết họ sẽ bắt đầu sử dụng một hệ thống điện thoại thông minh có tên Health Code, cho phép các cá nhân xác định mức độ rủi ro để tránh lây nhiễm cho người khác, và cho phép mọi người bắt đầu đi du lịch.

Dự kiến các khu vực trung bình hoặc có nguy cơ thấp trong tỉnh sẽ được phép di chuyển trở lại, theo Hồ Bắc Ngày nay. Trước đó lệnh cách ly đã cô lập 56 triệu cư dân trong hơn một tháng.

11/16 bệnh viện dã chiến sẽ đóng cửa vào cuối tuần này. Và các sân bay được phép hoạt động bình thường trở lại.

Trên toàn thế giới, hơn 4.000 người đã chết và hơn 110.000 người đã bị nhiễm bệnh, phần lớn là ở Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm thứ ba đã đăng tải một loạt các bài viết ca ngợi chuyến thăm của Tập Cận Binhg để minh chứng sự quan tâm sát sâu của ông ta đến biến cố này. Và cá nhân Tập là nhà lãnh đạo nhân dân chống lại dịch bệnh, Hoàn cầu Thời báo đưa tin.

Tân Hoa Xã nói về sự xuất hiện của Tập tại Vũ Hán : Vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã đến thăm Vũ Hán, điều đó cho thấy rằng miễn chúng ta làm việc và chiến đấu cùng nhau, không có gì là không thể vượt qua.

Lily Kuo

Nguyên tác : Xi Jinping visits Wuhan for first time since coronavirus outbreak began, The Guarian, 10/03/2020

Diễm My dịch

Nguồn : VNTB, 11/03/2020

********************

Gọi ‘virus Vũ Hán’ là ‘phân biệt chủng tộc’ ?

Aljazeera, Ngân Bình, VNTB, 11/03/2020

Một số quan điểm trên truyền thông xã hội phê phán nghị sĩ Paul Gosar vì đã nhấn mạnh nguồn gốc virus, trong khi một số khác tìm cách bảo vệ ông.

xi4

Paul Gosar, nghị sĩ Hoa Kỳ, tự đặt mình vào khu vực tự cách ly vì nỗi sợ coronavirus mới [Mandel Ngân / AFP]

Tuyên bố mới đây của một nghị sĩ Hoa Kỳ về việc tự cách ly đã gây tranh cãi trên phương tiện truyền thông xã hội sau khi ông gọi virus Corona mới là ‘virus Vũ Hán’, ám chỉ gốc gác của loại virus này.

Một số người dùng Twitter hôm thứ Hai đã gọi quan điểm của Paul Gosar là ‘phân biệt chủng tộc’ và ‘thô thiển’ trong khi những người khác bảo vệ ông, nói rằng đó đơn giản chỉ là nói rõ một sự thật.

Twitter Eugene Gu : "Hầu hết mọi người gọi nó là virus Corona. Một số người gọi nó là Covid-19. Nhưng chỉ những kẻ ngu dốt và phân biệt chủng tộc nhất mới gọi nó là virus Vũ Hán".

"Điều này là vô trách nhiệm cũng như là lời nhắc nhở về sự định kiến", một người dùng Twitter khác, Jess Phoenix, nói.

Trong khi đó, một số người cố gắng biện minh cho nhận xét của Gosar.

"Ơ kìa ! Virus bắt nguồn từ đó. Đó là điều không ai phải tranh cãi. Bệnh dịch thường được gọi bằng nơi chúng bắt nguồn (ví dụ, Ebola). Ông ấy đang cố tình nhấn mạnh nó có nguồn gốc từ bên ngoài không ? Có, nhưng đó không phải là phân biệt chủng tộc", AJ Delgado bày tỏ.

Những người khác liệt kê các bệnh đã được đặt tên theo địa điểm, bao gồm Zika, Ebola, sởi Đức và cúm Tây Ban Nha.

Đầu tháng này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – đặt tên cho căn bệnh do virus Covid-19 – tuyên bố trong một tweet : "KHÔNG – gắn địa điểm hoặc sắc tộc với căn bệnh này".

"Đây không phải là ‘Virus Vũ Hán’, ‘Virus Trung Quốc’ hay ‘Virus châu Á’, cơ quan này cho biết.

Vào tháng 2, WHO đã nói rằng ‘CO’ là viết tắt của ‘corona’, VI là cho ‘virus’ và D là cho ‘disease’ (bệnh), trong khi ‘19’ là năm, vì dịch bệnh lần đầu tiên được xác định vào ngày 31/12/2019.

WHO cho biết tên đã được chọn để tránh tham chiếu đến một vị trí địa lý cụ thể, các loài động vật hoặc nhóm người phù hợp với các khuyến nghị đặt tên quốc tế nhằm ngăn ngừa sự kỳ thị.

Gosar, một thành viên của đảng Cộng hòa, cho biết ông đang tự cách ly mình sau khi xác định tiếp xúc với một người đàn ông dương tính với virus Vũ Hán trước đó.

Ngân Bình dịch

Nguyên tác : US congressman's 'Wuhan virus' remark stirs 'racism' debate, Aljazeera, 09/03/2020

Nguồn: VNTB, 11/03/2020

 

Published in Diễn đàn

Virus corona : Vũ Hán, địa ngục trần gian ở Trung Quốc

Virus corona đang hoành hành tại Trung Quốc khiến cả thế giới lo sợ. Sống với virus corona, Vũ Hán không khác gì "địa ngục". Le Figaro dành đến ba bài báo để nói về chủ đề này.

corona1

Đường phố Vũ Hán, Trung Quốc vắng tanh. Ảnh chụp ngày 31/01/2020. NICOLAS ASFOURI / AFP

Trong bài thứ nhất tờ báo tóm lược tình hình : "Thế giới dựng thành lũy đối mặt với virus corona" dù chỉ có 1% các ca bệnh. Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tuần qua đã nhấn mạnh rằng tình hình không đến nỗi phải giới hạn mọi giao thương với Trung Quốc. Điều đó không cấm cản các nước từ Mỹ, Nhật Bản đến Anh, Pháp, Đức và cả Morocco hay Indonesia hối hả hồi hương kiều dân khỏi ổ dịch Vũ Hán, các hãng hàng không lớn bé trên thế giới ngừng phục vụ các chuyến bay sang Hoa lục. Đó là bằng chứng rõ rệt cho thấy Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh mất uy tín.

Vũ Hán : Người bị đầy xuống địa ngục

Những người trong cuộc ở ngay ổ dịch Vũ Hán đang sống ra sao ? Bà Shi Muying, một phụ nữ 37 tuổi, sống tại Luân Đôn về nước thăm mẹ bị ung thư giai đoạn cuối kể lại với phóng viên báo Le Figaro : Bà về đến Vũ Hán 12 ngày trước khi thành phố bị phong tỏa và đã từng bước "rơi xuống địa ngục".

Chuyến về thăm quê lần này của bà vốn đã mang màu tang tóc nhưng với dịch viêm phổi virus corona, bà và gia đình còn khổ hơn. Từ khi đáp xuống phi trường, ngày ngày người phụ nữ Vũ Hán này cùng cha vào bệnh viện thăm người mẹ chỉ còn đợi ngày ra đi. Đó cũng là thời gian hai bố con bà Shi Muying bắt đầu bị sốt, rồi ho. Họ đạp xe đi khắp thành phố tìm một hiệu thuốc.

Cuối cùng, hôm 26/01 họ đành phải đi bệnh viện khám xem chỉ cảm cúm qua loa hay đã nhiễm virus corona. Vào gặp được bác sĩ, họ mới biết rằng, phải tự đi tìm lấy dụng cụ xét nghiệm, nhưng trong một thành phố đã bị phong tỏa, những ca bị ho, sốt bị "cách ly", hai cha con bà "bó tay". Nhân chứng này nói rõ : bị cách ly có nghĩa là họ bị trả về nhà và không được phép ra khỏi cửa. Ba ngày sau, phụ nữ này trở lại bệnh viện tái khám và đã phải đợi "từ bốn đến năm tiếng đồng hồ trong một gian phòng nhỏ, đông kín người".

Khám xong ra về, bà quá tuyệt vọng nên cất tiếng kêu cứu trên mạng xã hội Vi Bác. Nhờ vậy, đến hôm 30 tháng Giêng, hai bố con được nhập viện. Phụ nữ 37 tuổi này không nuôi ảo vọng và biết rằng dù ở bệnh viện hay không thì cũng chẳng được chăm sóc. Cùng phòng với Shi Muying có hai người phụ nữ khác, lớn tuổi hơn, họ ăn nói ồn ào. Thân phụ của bà được giữ ở một tầng khác trong cùng một nhà thương. Hai bố con nói chuyện với nhau bằng điện thoại.

Ngồi trên giường bệnh, nhìn ra dòng sông Dương Tử, người phụ nữ sống ở Luân Đôn trở về Vũ Hán này biết chắc, cách đấy vài cây số, mẹ bà đang trút những hơi thở cuối cùng, không một người thân bên cạnh. Điều khiến bà lo lắng là liệu có được xuất viện để nhận xác mẹ về mai táng hay không. Bà cũng không chắc là người cha già sẽ vượt qua được thử thách này.

Khủng hoảng y tế : Giải pháp nào cho thích hợp ?

Cách xa Vũ Hán ngàn trùng, tại Paris, ông Emmanuel Hirsh, giám đốc tổ chức của vùng Ile de France (Paris và vùng phụ cận) chuyên nghiên cứu về những khía cạnh đạo đức trong đời sống hàng ngày, nêu lên câu hỏi : Trước một cuộc khủng hoảng về y tế, làm thế nào để tránh bị chỉ trích hoặc là không phản ứng kịp thời để cho dịch bệnh lây lan, hoặc là đưa ra những biện pháp quá mạnh tay hành xử như một chế độ độc tài ?

Tác giả bài viết nêu lên trường hợp cụ thể của Trung Quốc : nhân danh chống dịch bệnh, chính quyền đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, bế quan tỏa cảng nhiều thành phố gây trở ngại cho quyền tự do đi lại. Các nền dân chủ làm sao có thể ban hành được những biện pháp này ? Đây là bài báo thứ ba Le Figaro dành để nói về virus corona.

La Croix đề cập đến một khía cạnh gần gũi và dễ hiểu hơn : "Ngành nghiên cứu của thế giới dốc lực chống virus corona". Một tháng đã trôi qua kể từ khi Trung Quốc công bố những ca bệnh đầu tiên, chúng ta biết thêm được những gì về siêu vi corona ? Còn những gì cần tìm hiểu thêm về loài siêu vi mới lạ này ?

Viện Y tế Quốc gia và Nghiên cứu Y khoa của Pháp - INSERM cuối tuần trước cho biết đã xác định được thời hạn ủ bệnh là từ 5 đến 8 ngày. Tỷ lệ tử vong do virus corona trung bình là từ 2 đến 3%. (Thấp hơn so với 10% do virus gây viêm phổi cấp tính SARS gây nên. Còn virus MERS xuất phát từ vùng Trung Cận Đông có tỷ lệ tử vong là 25%). Ngoài ra, INSERM cũng xác định được rằng cứ 1 người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cho từ 1,4 đến 2,5 người chung quanh. Để so sánh, một người bị ban đỏ có thể lây cho từ 15 đến 20 người.

Bên cạnh đó, virus corona cũng còn nhiều ẩn số mà giới khoa học chưa giải mã được hết. Thí dụ tại sao một số trường hợp, bệnh tình đã nguy ngập hơn hẳn sau 7 ngày được phát hiện ? Tại sao trẻ nhỏ dưới 15 tuổi ít bị lây nhiễm ?

Trung Quốc bị tê liệt

Báo kinh tế Les Echos chú ý đến những thiệt hại khi không chỉ Vũ Hán, mà cả nước Trung Quốc bị thế giới xa lánh. "Bắc Kinh huy động 160 tỷ đô la cứu nguy kinh tế".

Tình trạng bị cô lập, có nguy cơ đẩy nền kinh tế thứ nhì của thế giới vào suy thoái. Sau 10 ngày nghỉ Tết, các thị trường tài chính Trung Quốc hoạt động trở lại. Biết trước chỉ số chứng khoán đồng loạt sụt giá, Ngân hàng Trung ương đã vội vã bơm thêm 1.200 tỷ nhân dân tệ vào cỗ xe kinh tế. Chính quyền thông báo sẽ "kề vai sát cánh" với các doanh nghiệp gặp khó khăn. Nhiều cơ quan, nhà máy không thể khai trương đúng ngày như mong đợi.

Một thành phố năng động như Thượng Hải phải quyết định kéo dài thời gian nghỉ Tết thêm một tuần lễ. Thiệt hại về tài chính kèm theo đó không biết đâu mà lường. Thành phố Bắc Kinh khuyến khích các doanh nghiệp nghỉ thêm đến hết tuần này. Thậm chí, một số nhà máy còn thông báo chỉ hoạt động lại vào ngày 14/02/2020. Ba tuần lễ được nghỉ để ăn Tết, một hiện tượng chưa từng thấy tại Trung Quốc.

Tập đoàn mua bán địa ốc lớn thứ ba trên toàn quốc ngưng tiếp khách cho đến ngày 16/02, cho nhân viên tại hơn 1.200 công trường nghỉ ngơi đến ngày 20/02. "Toàn quốc bị một con virus làm tê liệt", trong lúc học sinh, sinh viên nước ngoài tìm đường "hồi hương".

Cũng Les Echos cho biết các trường đại học của Pháp và các trường lớn gửi sinh viên sang Trung Quốc đều trong tư thế sẵn sàng, cho dù Bộ Giáo dục chưa ra chỉ thị "hồi hương" tất cả các sinh viên Pháp khỏi Trung Quốc. Khoảng 200 sinh viên của trường thương mại Skema tại Tô Châu, cách ổ dịch Vũ Hán 750 cây số, từ thứ Năm tuần trước đã rời thành phố từng được mệnh danh là kinh đô tơ lụa của Viễn Đông.

Ở mãi tận Paris, trường thương mại nổi tiếng HEC thông báo "ngưng các chương trình trao đổi sinh viên với Trung Quốc cho đến khi có lệnh mới".

Mỹ : Đảng Dân chủ bầu cử sơ bộ

Nhìn sang Hoa Kỳ, đảng Dân chủ bắt đầu cuộc chạy đua marathon để chỉ định người ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới đây.

Libération ví von : Iowa là chặng đầu trong số 57 hiệp kéo dài từ nay cho đến tháng 6/2020. Đảng Dân chủ tìm người để "trục xuất" Donald Trump ra khỏi Nhà Trắng.

"Donald Trump thách thức đảng Dân chủ đang bị chia rẽ", tựa hồ sơ lớn của báo Le Monde trong phần trang địa chính trị. Hiện chỉ còn 11 ứng viên lao ra đấu trường, nhưng trước đây từng có đến 26 người trong đảng Dân chủ muốn được quyền đọ sức với Donald Trump. Theo Le Monde, số ứng viên này đủ cho thấy bên đảng Dân chủ đang bị chia rẽ đến mức độ nào.

Le Figaro chạy tựa trên trang nhất : "Đảng Dân chủ tìm kiếm một nhà vô địch để so găng với Trump". Trong cuộc meeting cuối tuần qua tại Des Moines, bang Iowa, tổng thống Mỹ "làm trò và trêu gan" các đối thủ muốn đọ sức với ông vì biết chắc là ông đang "một mình một chợ".

Báo Les Echos đưa ra hai hình ảnh tương phản với nhau : bên đảng Dân chủ đang bị chia năm xẻ bảy, ngược lại phía đảng Cộng hòa lại đoàn kết chặt chẽ chung quanh Donald Trump. Năm nhân vật thân cận nhất của chủ nhân Nhà Trắng gồm có thượng nghị sĩ Lindsey Graham, Mitch McConnell, có dân biểu bang Florida, Matt Gaetz - ông này thân với nguyên thủ Mỹ đến nỗi được mệnh danh là Baby Trump, có giám đốc điều hành chiến dịch vận động tranh cử Brad Parscale và có cô con gái của tổng thống Ivanka.

Pháp và những cuộc đọ sức kéo dài

Nhìn đến phần bài vở trên các tờ báo Paris nói về thời sự Pháp, chuyến công du Ba Lan của tổng thống Macron được quan tâm đến nhiều.

Trong chuyến viếng thăm Ba Lan đầu tiên kể từ khi bước vào điện Elysée, Emmanuel Macron đến Warsawa để xoa dịu những bất đồng. Libération nhắc lại nguyên thủ Pháp đã nhiều lần trực tiếp chỉ trích Ba Lan là một "nền dân chủ kém tự do" vi phạm những "nguyên tắc của một Nhà nước pháp quyền"... Warsawa khó chịu vì thái độ "lên giọng dậy đời" của tổng thống Pháp.

Không chỉ có thế, chủ trương của Pháp chìa bàn tay thân thiện với Nga đang khiến Ba Lan hoang mang. Tờ Le Figaro nêu lên thêm một số hồ sơ khác gây bất đồng giữa Pháp với Ba Lan, đứng đầu trong số đó là vấn đề nhập cư, là chính sách phòng thủ chung của Liên Hiệp Châu Âu.

Nhân dịp tổng thống Emmanuel Macron công du Ba Lan trong hai ngày, tờ báo này điểm lại một mối quan hệ song phương tựa như "một chuyện tình phức tạp" : hoàng hậu Catherine de Médicis từng đặt con trai bà là Henri de Valois lên ngai vàng của Ba Lan nhưng rồi ông đã quay về Pháp ; nhiều cuộc hôn nhân giữa hoàng gia hai nước từng được thắt chặt thêm quan hệ giữa Paris với Warsawa, nhưng rồi kể từ năm 1989 trở đi, Pháp và Ba Lan đã nhiều lần lỡ hẹn với nhau, đã có những hiểu lầm làm rạn nứt thân tình. Lần này, tổng thống Macron muốn "làm lại từ đầu". Đây sẽ là công việc dài hơi như kết luận của tờ báo.

Tiêu chuẩn để trở thành một người phụ nữ đẹp

Thế nào là một phụ nữ đẹp ? Le Figaro dành hẳn một trang báo lớn dưới tựa đề "Soi X quang vào những chuẩn mực của một người phụ nữ đẹp". Tờ báo nhắc lại tên tuổi một vài người đẹp theo năm tháng.

Từ hoàng hậu Ai Cập Nefertiti thế kỷ 14 trước Công nguyên cho đến thế kỷ 20, người đẹp phải có gương mặt khả ái như minh tinh màn bạc Greta Garbo hay cô đào Marilyn Monroe, nếu không thì cũng phải đẹp như búp bê Barbie.

Đến thời đại này của chúng ta, người đẹp thường có khuôn mặt dài, hơi xương xương, gò má cao như Angelina Joly, Kim Kardashian hay cựu đệ nhất phu nhân Pháp, Carla Bruni. Có điều với Instagram, phụ nữ trên thế giới đang trở thành những "phiên bản của nhau".

Thanh Hà

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2