Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hình ảnh vệ tinh chụp Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông cho thấy một hàng rào nổi mới được dựng lên chặn lối vào khu vực này, gần nơi các tàu của Philippines và tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên có các cuộc va chạm, theo nguồn tin độc quyền của Reuters.

scarborough1

Hình vệ tinh chụp Bãi cạn Scarborough

Một trong những hình ảnh do Maxar Technologies chụp hôm 22/2 và Reuters được độc quyền xem cho thấy hàng rào này chắn ngang lối vào bãi cạn, nơi cảnh sát biển Trung Quốc tuần trước khẳng định họ đã xua đuổi một tàu Philippines ‘xâm nhập trái phép’ vào vùng biển mà Bắc Kinh nói của mình.

Philippines tuần trước vừa triển khai một tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản tới tuần tra ở bãi cạn và tiếp nhiên liệu cho ngư dân Philippines đang hoạt động ở khu vực này. Philippines nói rằng tuyên bố của Trung Quốc là ‘không chính xác’ và các hoạt động của Manila là hợp pháp.

Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Bãi cạn Scarborough, dù bãi này nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Philippines. Một tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye đã khẳng định rằng các tuyên bố của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý – một quyết định mà Bắc Kinh bác bỏ.

Hành động của Trung Quốc biến rạn san hô này thành một trong những thực thể trên biển gây tranh chấp nhất ở Châu Á và trở thành điểm nóng ngoại giao về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.

SOUTHCHINASEA-PHILIPPINES/CHINA

Một hình ảnh khác của Bãi cạn Scarborough với những chấm trắng (phao) mà Maxar Technologies chụp được

Các hình ảnh vệ tinh củng cố một báo cáo và video do Lực lượng Tuần duyên Philippines công bố hôm Chủ nhật (25/2) cho thấy hai tàu bơm hơi của cảnh sát biển Trung Quốc đang triển khai các hàng rào nổi tại lối vào bãi cạn.

Lực lượng Tuần duyên Philippines nói rằng một tàu của cảnh sát biển Trung Quốc đã theo dõi tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản Philippines, "tiến hành các biện pháp ngăn chặn" cách bãi cạn khoảng 1,3 hải lý (2,4 km) và tiếp cận rất gần bãi này.

"Chúng tôi cho rằng (rào chắn) là dùng để nhắm vào các tàu của chính phủ Philippines vì họ lắp đặt nó mỗi khi họ giám sát sự hiện diện của chúng tôi trong khu vực lân cận đảo Bajo de Masinloc", Jay Tarriela, người phát ngôn của Tuần duyên Philippines, nói.

Bajo de Masinloc là tên Philippines dùng để gọi Bãi cạn Scarborough.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói rằng "Hoàng Nham Đảo", tên mà Trung Quốc đặt cho bãi cạn này, là "lãnh thổ vốn có của Trung Quốc".

Bà này nói : "Gần đây, phía Philippines đã thực hiện một loạt hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển gần bãi cạn này. Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình".

Một hình ảnh vệ tinh khác cho thấy hoạt động được mô tả là "có khả năng Trung Quốc đánh chặn tàu của Cục Nghề cá và Tài nguyên Thủy sản Philippines " tại Bãi cạn Scarborough.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến hàng hải có lượng hàng hóa lưu thông mỗi năm hơn 3.000 tỷ USD.

Yêu sách của nước này chồng chéo với yêu sách của Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Ian Storey, một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nhận định : "Những gì chúng ta đang thấy ở Bãi cạn Scarborough hiện nay có thể là sự khởi đầu cho việc Bắc Kinh đẩy lùi nỗ lực của Manila".

Ông nói, kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nhậm chức vào tháng 6/2022, Philippines đã thách thức sự hiện diện của Trung Quốc tại Scarborough và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn việc tiếp tế cho quân đội Philippines đóng tại Bãi cạn Second Thomas.

Ông Storey nói : "Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn chặn ngư dân Philippines đánh cá ở Bãi cạn Scarborough là hoàn toàn bất hợp pháp. Phán quyết của tòa trọng tài năm 2016 đã trao cho ngư dân của cả hai nước quyền đánh bắt cá ở đó. Manila chỉ đơn thuần ủng hộ các quyền hợp pháp của ngư dân Philippines".

Bãi cạn này được ưa chuộng nhờ nguồn cá dồi dào và màu nước ngọc lam tuyệt đẹp, cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho tàu thuyền khi có bão.

Bà Tarriela cho biết người Trung Quốc đã dỡ bỏ rào cản vài giờ sau khi tàu của Philippines rời đi. Các bức ảnh không cho thấy rõ rào chắn chắc chắn đến mức nào và liệu nó có gây trở ngại cho các tàu chiến lớn hơn hay không.

Trong một bài báo hôm Chủ nhật, tờ Global Times của Trung Quốc đăng bài viết trong đó nói rằng "Philippines đã lạm dụng và đơn phương phá hoại nền tảng thiện chí của Bắc Kinh đối với Manila" vốn cho phép ngư dân Philippines hoạt động gần đó, bằng cách xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc.

Bài báo dẫn lời các chuyên gia cho rằng : "Nếu những hành động khiêu khích như vậy vẫn tiếp diễn, Trung Quốc có thể buộc phải thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn để kiểm soát tình hình".

Nguồn : VOA, 26/02/2024

Published in Châu Á

Nguy cơ xung đt bãi cn Scarborough : Nhng điu cn biết

Reuters, VOA, 27/09/2023

Philippines ngày 26/9 tuyên b s không lùi bước trước đng thái ca Trung Quc mun ngăn cn ngư dân Philippines tiếp cn khu vc tranh chp gay gt Bin Đông, trong khi Bc Kinh cnh cáo ch có hành đng khiêu khích sau khi Manila ct đt hàng rào phao ca Bc Kinh.

phi1

Các tàu tun duyên Trung Quc ngăn chn mt tàu nghiên cu v cá và ngun li bin ca Philippines gn bãi cn Scarborough ngày 22/9/2023.

Chuyn gì đang xy ra bãi cn Scarborough ?

Philippines cui tun qua bày t phn n sau khi lc lượng tun duyên ca h phát hin mt hàng rào phao dài 300 mét do lc lượng tun duyên Trung Quc canh gi gn Bãi cn Scarborough. Bãi cn này đang tranh chp nhưng nm dưới s kim soát ca Trung Quc.

Hôm 25/9, Philippines tiến hành chiến dch đc bit, ra lnh cho lc lượng tun duyên tiến vào bãi cn trên mt chiếc thuyn máy nh đóng gi ngư dân, ri đeo ng th và mt n ln xung đ ct hàng rào phao và nh cc neo ca nó.

Lc lượng tun duyên Philippines cho biết nhim v này đã được Tng thng Ferdinand Marcos Jr phê duyt, chng t quyết tâm duy trì s hin din ti bãi cn. B Ngoi giao Trung Quc khuyên Philippines ch nên khiêu khích.

Tm quan trng ca bãi cn

Được đt theo tên mt con tàu ca Anh đã neo đu trên đo san hô gn ba thế k trước, Bãi cn Scarborough là mt trong nhng thc th bin b tranh chp nhiu nht Châu Á và là đim bùng phát các xung đt ngoi giao v ch quyn và quyn đánh bt cá.

Nm cách Philippines 200 km và nm trong vùng đc quyn kinh tế ca nước này, bãi cn này được biết đến vi lượng cá di dào và đm phá màu ngc lam tuyt đp cung cp nơi trú n an toàn cho tàu thuyn khi có bão.

Nm gia Bin Đông và gn các tuyến đường vn chuyn thương mi hàng năm ước tính tr giá 3,4 ngàn t đô la, v trí ca nó mang tính chiến lược đi vi Bc Kinh.

Có nhng lo ngi rng mt ngày nào đó Trung Quc có th xây dng mt hòn đo nhân to đó, ging như cách h đã làm trên các rn san hô chìm qun đo Trường Sa, mt s được trang b radar, đường băng và h thng phi đn.

Mt quan chc Trung Quc chu trách nhim v các đo này vào năm 2017 cho biết Bãi cn Scarborough s nm trong s nhiu đa đim s được xây dng các trm giám sát môi trường, mc dù B Ngoi giao nước này sau đó đã bác b thông tin này.

Bãi cn thuc v ai ?

Philippines và Trung Quc đu tuyên b ch quyn đi vi bãi cn này nhưng ch quyn chưa bao gi được xác lp và trên thc tế bãi cn này vn nm dưới s kim soát ca Bc Kinh.

Phán quyết mang tính bước ngot năm 2016 ca Tòa án Trng tài Thường trc phn ln có li cho Philippines, không có nhim v thiết lp ch quyn. Tòa án phán quyết vic Trung Quc phong ta bãi cn này đã vi phm lut pháp quc tế và cho biết khu vc này là ngư trường truyn thng ca mt s quc gia.

Trung Quc chiếm gi bãi cn này vào năm 2012 sau xung đt vi Philippines và t đó liên tc trin khai lc lượng bo v b bin và tàu đánh cá, mt s b Manila cáo buc là lc lượng dân quân bin. Trung Quc chưa tha nhn s hin din ca lc lượng dân quân Bin Đông.

Cho đến nay và trong chính quyn thân Trung Quc năm 2016-2022 ca cu Tng thng Philippines Rodrigo Duterte, lc lượng tun duyên Trung Quc đã cho phép các tàu đánh cá Philippines hot đng gn bãi cn này, ch yếu là các tàu nh có quy mô nh hơn tàu Trung Quc.

Nguy cơ xung đt là gì ?

Ri ro s rt cao đi vi c hai nước và khu vc nếu căng thng gia tăng. Đã có nhng xung đt nh nhng nơi khác trên Bin Đông trong năm nay, bao gm c Bãi C Mây, nơi Manila cáo buc Bc Kinh có hành vi nguy him và hung hăng, bao gm c vic s dng tia laser cp quân s.

Đi đu vi Bc Kinh có th ghi đim cho Tng thng Marcos trong lòng người dân Philippines, nhưng lc lượng tun duyên ca ông không được trang b đy đ và không th sánh được vi lc lượng tun duyên ca Trung Quc. Bt k vic trin khai tàu hi quân nào cũng s là ranh gii đ mà c hai bên rt có th s tránh xa.

Mt bin pháp ngăn chn có th là Hoa K và vic tăng cường quan h quc phòng gn đây gia Manila và Washington s làm tăng nguy cơ nếu Trung Quc đáp tr bng quân s.

Sau nhiu năm vn đng hành lang, hi tháng 5 năm nay, ông Marcos đã nhn được ch dn t M v thi đim gii cu Philippines theo Hip ước phòng th chung năm 1951. Ngũ Giác Đài tuyên b các cam kết phòng th chung s được áp dng khi xy ra mt cuc tn công " bt c đâu trên Bin Đông" và các tàu tun duyên nm trong s nhng tàu được bo v.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 27/09/2023

************************

Biển Đông : Philippines dỡ phao nổi mà Trung Quốc lắp đặt gần bãi cạn Scarborough

Thùy Dương, RFI, 26/09/2023

Cảnh sát biển Philippines hôm thứ Hai 25/09/2023 thông báo đã dỡ bỏ phao nổi mà Trung Quốc lắp đặt gần bãi cạn Scarborough, nhằm ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông. 

phi2

Cảnh sát biển Philippines cắt sợi dây nối hàng rào nổi được lắp đặt gần bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, trong một bức ảnh không ghi ngày tháng được công bố ngày 25/09/2023 via Reuters – Philippine Coast Guard

Xin nhắc lại là hôm 22/09/2023, cảnh sát biển Philippines đã phát hiện Trung Quốc lắp đặt một hệ thống phao nổi dài 300 mét trong khu vực tại khu vực có tên gọi Bajo de Masinloc của Philippines, gần bãi cạn Scarborough. Từ năm 2012, Trung Quốc kiếm soát bãi cạn này và thường xuyên ngăn cản ngư dân Philippines tới gần. 

Theo AFP, trong một thông cáo, phía Philippines khẳng định đã "thành công" trong việc dỡ bỏ phao nổi ở gần bãi cạn Scarborough "theo lệnh của tổng thống". 

Theo cảnh sát biển Philippines, "phao nổi là mối nguy hiểm đối với hàng hải, rõ ràng là sự vi phạm luật pháp quốc tế". Một video cho thấy cảnh một người, đeo mặt nạ dưỡng khí có ống thở, đang dùng dao cắt dây nối các tấm phao màu trắng. Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines 230 km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 900 km. 

Trước đó, cố vấn an ninh quốc gia Philippines Eduardo Ano cho biết Manila sẽ thực hiện "mọi biện pháp phù hợp" để dỡ bỏ phao nổi mà Trung Quốc đã lắp đạt.

Trung Quốc : Philippines không nên "khiêu khích"

Về phía Trung Quốc, hôm nay 26/09, Bắc Kinh đã "khuyên" Philippines tránh "các hành động khiêu khích" hoặc "gây bất ổn" ở Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Văn Bân, nhấn mạnh "Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, cũng như các quyền và lợi ích của mình trên đảo Hoàng Nham" (tên bãi cạn Scarborough bằng tiếng Trung). 

Đáp lại Bắc Kinh, ngay lập tức cố vấn an ninh quốc gia Eduardo Ano hôm nay khẳng định Philippines "có quyền" dỡ bỏ bất kỳ rào cản nào ở Bajo de Masinloc "xâm phạm quyền hàng hải" của nước này. 

Thùy Dương

*************************

Philippines cắt phao nổi của Trung Quốc, kiên quyết không lùi bước trước đe dọa từ Bắc Kinh

RFA, 26/09/2023

Philippines hôm 26/9 khẳng định nước này sẽ không lùi bước và sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động cần thiết ở Biển Đông sau khi Bắc Kinh cáo buộc Manila gây hấn bằng cách cắt các phao nổi mà Trung Quốc đã dùng để ngăn cản các ngư dân Philippines vào vùng đánh cá truyền thống ở bãi cạn Scarborough.

phi0

Một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc cố gắng chặn đường một tàu tiếp tế của Philippines, (ảnh trái), khi nó tiến về Bãi cạn Second Thomas, người dân địa phương gọi là Bãi cạn Ayungin, tại Biển Đông đang tranh chấp vào ngày 22 tháng 8 năm 2023. Ph..

Tuần duyên Philippines hôm 25/9 công bố video cho thấy thợ lặn của Philippines đã cắt sợi dây phao nổi dài 300 mét gần bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ Philippines từ năm 2012.

Giới chức Philippines cho biết ba tàu hải cảnh và một tàu dân quân biển Trung Quốc đã lắp đặt dây phao nổi sau khi một tàu của chính phủ Philippines đến khu vực này.

Tuần duyên Philippines trong một thông báo vào ngày 24/9 đã xác định "dây phao này gây khó khăn cho việc định hướng và là sự vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong họp báo vào ngày 26/9 đã cảnh báo Philippines không nên "có các hành vi khiêu khích hoặc gây rối" và gọi hành động của Philippines là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

CNN trích lời người phát ngôn tuần duyên Philippines Jay Tarriela nói : "Chúng tôi đã cho thế giới thấy là người Philippines sẽ không lùi bước và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để duy trì sự hiện diện của chúng tôi".

Nguồn : RFA, 26/09/2023

Published in Châu Á

Lực lượng tuần duyên Philippines hôm 27/03/2022, cáo buộc vụ một tàu hải cảnh Trung Quốc thực hiện những "thao tác ở cự ly gần" nhằm "hạn chế" sự di chuyển của một tàu tuần tra Philippines tại vùng bãi cạn Scarborough ở Biển Đông. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.

philippine1

Bãi cạn Scarborough  Wikipedia

Trong một thông cáo báo chí, tuần duyên Philippines cho biết sự cố xảy ra ngày 02/03 khi tàu Philippines tiến hành các hoạt động tuần tra hàng hải xung quanh bãi cạn Bajo de Masinloc, tên Philippines đặt cho bãi Scarborough.

Thông cáo nêu rõ, một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 3305 đã tiến đến gần tàu BRP Malabrigo của Philippines, chỉ cách khoảng 21 thước Anh (tương đương với 19,2 mét). Đối với tuần duyên Philippines, động thái đó của phía Trung Quốc đã "hạn chế không gian điều động của chiếc BRP Malabrigo, vi phạm rõ ràng Quy Định Quốc Tế về Ngăn Ngừa Va Chạm Trên Biển (COLREGS) năm 1972".

Theo Reuters, hiện vẫn chưa rõ là liệu Manila có gởi công hàm ngoại giao để phản đối về vụ việc này hay không. Đô đốc Artemio Abu, tư lệnh Lực Lượng Tuần Duyên Philippines, cho biết một đề nghị đã được gởi lên bộ Ngoại Giao nước này, yêu cầu giải quyết vấn đề thông qua "các phương pháp tiếp cận hòa bình và dựa trên luật lệ".

Cũng theo đô đốc Abu, đây là sự cố thứ tư được ghi nhận về việc tàu Trung Quốc áp sát để quấy nhiễu tàu tuần tra Philippines tại vùng bãi cạn Scarborough kể từ tháng 5/2021 đến nay. Tuy nhiên viên chỉ huy Philippines khẳng định là nước ông tiếp tục cho tàu đến hoạt động tại các vùng biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết các vùng biển nằm trong cái gọi là Đường Chín Đoạn ở Biển Đông. Những yêu sách vẫn bị Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan tranh chấp. Riêng bãi cạn Scaborough ở giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines chỉ có ba bên tranh chấp là Philippines, Trung Quốc và Đài Loan.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Tổng thống Duterte : Trung Quốc hiểu lầm Philippines về Biển Đông (RFI, 25/02/2017)

Trong một bài diễn văn ngày 24/02/2017, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói ông không hiểu nguyên nhân bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc hủy chuyến công du đến Manila. Ông cho rằng Bắc Kinh đã hiểu lầm lời bình luận của ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay về vấn đề quân sự hóa tại Biển Đông của Trung Quốc.

phi1

Tổng thống Philppines bên cạnh đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa -Zhao Jianhua ( phải) tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao ngày 10/02/2017. Ảnh : REUTERS/Lean Daval Jr

Theo Reuters, bài diễn văn nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, trong đó, ông Duterte tuyên bố không cần phải gây áp lực để Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye hồi tháng 07/2016.

Đồng thời, ông trấn an Bắc Kinh : "Như những gì tôi đã cam kết thực hiện khi ở đó (chuyến công du Trung Quốc năm 2016), tôi muốn đảm bảo với Trung Quốc rằng chúng ta sẽ nói chuyện như những người bạn".

Trước đó, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành (Gao Hucheng) bất ngờ hủy chuyến công du lẽ ra bắt đầu từ hôm 23/02/2017. Quyết định trên được cho nhằm đáp trả lời phát biểu tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN của ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay về "những quan ngại của khu vực" trước các hoạt động lắp đặt vũ khí của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Nhắc đến mối quan hệ với Hoa Kỳ, tổng thống Duterte cho rằng liên minh lâu đời với Mỹ không có nghĩa là "buộc phải theo" chính sách ngoại giao của Washington và xung đột với Bắc Kinh không phải là một giải pháp. Ông phát biểu : "Chúng tôi không muốn chiến tranh, vì chúng tôi không thể. Mối bang giao với Trung Quốc cần được cải thiện, nâng cao càng nhiều càng tốt và giao thương giữa hai nước cần được phát triển mạnh mẽ".

Cùng ngày 24/02, website của Lực Lượng Tuần Duyên Philippines (PCG) thông báo cùng với Lực Lượng Tuần Duyên Trung Quốc tăng cường hợp tác hàng hải, cụ thể trong các lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh chống nạn buôn lậu ma túy ; tìm kiếm và cứu hộ ; bảo vệ môi trường và ứng phó khẩn cấp ; trao đổi thông tin… Hai nước đã đạt được các thỏa thuận trên tại hội nghị của Ủy Ban Tuần Duyên tại Subic diễn ra từ ngày 20-22/02.

Thu Hằng

*****************

Căng thẳng Biển Đông : Bộ trưởng Trung Quốc hủy chuyến đi Philippines (RFI, 23/02/2017)

phi2

Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng quanh bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 16/06/2016. AFP

Theo kế hoạch, bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành (Gao Hu Cheng) dẫn đầu một phái đoàn doanh nhân hùng hậu đến Philippines hôm nay 23/02/2017. Tuy nhiên, chuyến đi đã bị phía Trung Quốc hủy bỏ vào giờ chót mà không giải thích lý do. Cùng lúc, ngoại trưởng Philippines tuyên bố Bắc Kinh đã cam kết không chiếm bãi đá Scaborough.

Theo bản tin của Reuters ngày 23/02/2017 từ Manila, trong khi Philippines chuẩn bị đón tiếp phái đoàn Trung Quốc để ký khoảng 40 hợp đồng kinh tế và du lịch, thì vào giờ chót, bộ trưởng Cao Hổ Thành quyết định dời chuyến thăm viếng mà không đưa ra một lời giải thích nào.

Chưa biết vì sao có sự thay đổi đột ngột này trong khi quan hệ Trung Quốc và Philippines đang được cải thiện và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không tiếc lời ca tụng chủ tịch Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, theo nhận định của hai viên chức cao cấp của bộ Thương Mại và bộ Tài chính Philippines, xin giấu tên, thì rất có thể Bắc Kinh tức giận vì những tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm thứ Ba, 21/02 về tình hình Biển Đông. Chủ trì một cuộc họp của ASEAN, ngoại trưởng Philippines tuyên bố quan ngại về chính sách của Trung Quốc biến các đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự cũng như bố trí vũ khí ở Biển Đông.

Không rõ những tuyên bố nào của ngoại trưởng Philippines thật sự làm Bắc Kinh trả đũa. Vì trong cuộc họp báo sáng nay, ông Perfecto Yasay tiết lộ là chính trong cuộc gặp gỡ hồi tháng 10/2016 tại Bắc Kinh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là Trung Quốc "không chiếm đảo đá ngầm Scarborough và cũng không xây dựng gì trên đó".

Một trong hai viên chức Philippines được trích dẫn trên còn xác định với Reuters là họ chỉ được phía Trung Quốc thông báo hủy bỏ chuyến thăm viếng vào giờ chót mà không có một lời giải thích. Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez cho biết thêm là hai bên chưa ấn định thời điểm gặp lại. Các đề án hợp tác song phương dự trù ký kết lên đến 3,4 tỷ đôla.

Bộ Thương mại Trung Quốc từ chối trả lời câu hỏi kiểm chứng của Reuters. Tuy nhiên, một ngày sau khi ngoại trưởng Philippines phát biểu về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng quan điểm của ngoại trưởng Perfecto Yasay không phản ảnh lập trường của ASEAN.

Tú Anh

Published in Châu Á