Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đại sứ quan Mỹ tại Hà Nội ngày 27/5 vừa qua đã tổ chức buổi thảo luận trực tuyến cùng diễn giả đặc biệt Bonnie Glaser, Cố vấn Cao cấp về Châu Á và Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington DC. Chủ đề của buổi thảo luận là "An ninh khu vực và Biển Đông trong thời đại Covid-19".

chong1

Poster giới thiệu buổi thảo luận trên facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội

Trong buổi thảo luận, bà Glaser khẳng định Covid-19 không làm Trung Quốc thay đổi chính sách trên Biển Đông.

Chuyên gia Mỹ nhận định Trung Quốc hiện tại không hành động khác thường, chỉ đơn giản là họ thấy thời cơ để đẩy mạnh hoạt động nhằm tìm kiếm lợi ích riêng và đây không phải là lần đầu. Trong quá khứ, nước này từng nhiều lần ngang ngược đưa ra yêu sách lãnh thổ khi thấy các điều kiện trong khu vực và quốc tế thuận lợi cho mình.

Bà Glaser giải thích : "Khi thấy điều kiện thuận lợi, Trung Quốc sẽ tiến tới. Ngược lại, họ sẽ tạm ngừng và củng cố lại vị trí. Sau đó, họ sẽ lại lần tới khi nhận thấy thời cơ".

Cũng theo bà Glaser, hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp giúp Trung Quốc duy trì hiện diện quân sự liên tục trên biển Đông để từ đó, hỗ trợ chiến dịch dọa nạt, can thiệp vào các hoạt động khác nhau của các nước trong khu vực, từ đánh bắt thủy sản đến thăm dò khai thác năng lượng.

Bà cũng lưu ý việc Trung Quốc gần đây đặt tên cho 25 đảo, đá, rạn san hô và 55 thực thể địa lý dưới biển ở Biển Đông bởi đây là lần đầu tiên kể từ năm 1983, Trung Quốc đặt tên cho các thực thể địa lý như vậy.

Bà Glaser nhận định : "Trung Quốc từng đặt tên cho các cấu trúc vào năm 1983 và bây giờ mới đặt lại, đây là điều khá bất thường. Họ đã chuẩn bị từ trước và đến bây giờ công bố thêm".

Bà Glaser cho biết thêm là Bắc Kinh có hai mục tiêu lớn, do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra ở Đại hội Đảng lần thứ 19 năm 2017, với hai cột mốc thời gian là năm 2035 và năm 2049.

Theo đó, tới năm 2035, Trung Quốc muốn đạt mục tiêu trở thành nhà nước xã hội chủ nghĩa, trở thành quốc gia hàng đầu thế giới trong lãnh vực đổi mới, gia tăng quyền lực "mềm", và hoàn tất hiện đại hóa quân đội.

Tới năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tên chính thức của Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới muốn trở thành "một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại và mạnh mẽ", có ảnh hưởng rất lớn trên trường quốc tế, và có quân đội hùng mạnh nhất thế giới.

Trả lời câu hỏi của nhật báo Người Việt là "Liệu Trung Quốc và Mỹ sẽ đối đầu trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, cùng lúc có những sự kiện liên quan đến Đài Loan và Hồng Kông ?". Bà Glaser đã khẳng định : "Trung Quốc muốn thắng Mỹ trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông, nhưng lại không muốn đối đầu quân sự. Tôi tin là như vậy".

Bà phân tích : "Nếu xảy ra xung đột với Mỹ, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều và không thể đạt được các mục tiêu quốc gia đề ra, cũng như xây dựng một sự đoàn kết dân tộc. Thành ra, Trung Quốc muốn thắng và không muốn đối đầu. Theo tôi nghĩ, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục sử dụng lực lượng tàu bè bán quân sự hoạt động trên Biển Đông để không khiêu khích Hoa Kỳ làm cho Washington phải sử dụng đến vũ lực".

Tức là Trung Quốc sẽ cố gắng không đụng độ với Hoa Kỳ, mà "từ từ" thực hiện các ý đồ của họ.

Bà Glaser nói rằng, nếu có một vụ đụng độ xảy ra, chắc chắn sẽ có một cuộc khủng hoảng chính trị, nhưng bà "không tin căng thẳng giữa hai bên sẽ tăng" và "hai bên sẽ không để tình hình căng thẳng thêm".

chong2

Học giả Bonnie Glaser trong buổi hội thảo do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tổ chức

Về phía Hoa Kỳ, bà Glaser nhận định Washington cũng không muốn có cuộc đối đầu với Bắc Kinh. Hoa Kỳ muốn giải quyết các tranh chấp và bất đồng với Trung Quốc một cách hòa bình, qua đối thoại và thương thuyết.

Theo chuyên gia Glaser, trong nhiều năm, chính quyền Tổng thống Barack Obama và bây giờ là chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rất rõ chính sách của Mỹ với Biển Đông, đó là cần "đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực theo luật pháp quốc tế". Theo đó, các lực lượng của Mỹ sẽ "đi vào các vùng biển và vùng trời với quyền tự do được luật pháp quốc tế cho phép".

Bà Glaser nói thêm : "Chính sách của Mỹ chú trọng nhiều hơn đến việc bảo vệ cũng như củng cố các quyền hàng hải ở trong khu vực này, quyền hợp pháp để phát triển năng lượng, đánh bắt hải sản tại những vùng biển được luật pháp quốc tế cho phép, đồng thời cho phép các quốc gia thực hiện quyền của mình một cách hợp pháp, thể hiện tiếng nói và các quyền của mình".

Chuyên gia Glaser khẳng định nhiều tàu và máy bay Mỹ đã đến Biển Đông để thể hiện với Trung Quốc rằng, "Mỹ quan tâm đến khu vực này và đảm bảo các quốc gia được thực thi các quyền hợp pháp trong khu vực". Bà Glaser lấy ví dụ về việc tàu Mỹ đã đi qua khu vực tàu khoan dầu của Malaysia hoạt động tại Biển Đông – nơi bị tàu Trung Quốc quấy rối. Điều đó là tín hiệu thể hiện Mỹ bày tỏ quan ngại và Mỹ không muốn chứng kiến những hoạt động quấy rối như vậy.

Trong buổi thảo luận, chuyên gia Mỹ đã trả lời rất rõ ràng câu hỏi Việt Nam có nên và có thể nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược, trong khi luôn tuyên bố trung thành với chính sách ‘4 không’.

Bà cho hay : "Việt Nam không phải là nước duy nhất có chính sách ‘không liên lết với nước này để chống nước kia’. Nhiều nước trên thế giới cũng có chính sách tương tự. Mỗi nước phải tự xác định đi theo lập trường nào. Bạn có thể thiết lập quan hệ quân sự với nước này, và thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với nước kia, chẳng hạn với Mỹ, đó là một ví dụ, mà không phải chống lại Trung Quốc".

"Việt Nam có thể cho phép lực lượng cứu trợ của Mỹ hoạt động tại nước mình khi có thảm họa thiên nhiên, hoặc tham gia diễn tập quân sự với Mỹ. Những hoạt động này cũng gửi tín hiện tới Trung Quốc về các lo ngại chung mà các nước chia sẻ, như về sự bắt nạt của Trung Quốc với Việt Nam và các nước khác trong việc khai thác năng lượng ở vùng đặc quyền kinh tế trên Biển Đông".

"Mỗi nước cần tìm ra cho mình một ‘khu vực an toàn’ để ra tín hiệu rằng không liên kết với nước này để chống nước kia, nhưng vẫn có thể hợp tác cùng các nước khác để bảo vệ lợi ích của mình. Tôi cho rằng điều này cũng đã được nhìn thấy trên thực tế, qua việc Mỹ gửi tàu sân bay thăm cảng ít nhất hai lần tới Việt Nam vừa qua. Việt Nam có thể xem xét mở rộng hoạt động này với Mỹ. Vì đó là tín hiệu gửi tới Trung Quốc rằng Việt Nam vẫn có lựa chọn khác, nếu Việt Nam thực sự muốn tác động và thay đổi thái độ của Trung Quốc".

Tại buổi hội thảo, một câu hỏi khác được đặt ra là "bao giờ Trung Quốc và ASEAN hoàn tất bộ quy tắc ứng xử Biển Đông".

chong3

Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN – Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 18 diễn ra ngày 15/10/2019 tại Thành phố Đà Lạt (Tỉnh Lâm Đồng)

Bà Glaser giải thích : "Tôi không tin là Trung Quốc muốn mau chóng hoàn tất việc này trong năm 2021, mà vấn đề có thể kéo sang tới năm 2022. Một lý do khách quan nữa là Việt Nam hiện đang là chủ tịch luân phiên ASEAN, và nhiều nước hy vọng Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc này, nhưng vì Covid-19 xảy ra, rất khó cho Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh ASEAN và vì thế rất khó để vận dụng về mặt ngoại giao để hoàn tất bộ quy tắc này".

"Trong khi đó, các nước trong khối ASEAN vẫn chưa đồng thuận về việc này, cộng với sự trở ngại của Covid-19. Về phía Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ không đồng ý để nước khác ngoài khu vực vào khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, nếu các quốc gia ASEAN cảm thấy chủ quyền của họ không được bảo đảm, chưa chắc họ đồng ý", diễn giả Bonnie Glaser nói thêm. "Thành ra, nếu không có một bộ quy tắc ứng xử xứng đáng, được cả mọi bên hài lòng, vậy thì, thà không có còn hơn".

Bà Bonnie Glaser đánh giá rằng việc Việt Nam trở thành Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 là cơ hội tốt để đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên có một số bất lợi mà Việt Nam cần vượt qua để phát huy tốt vai trò của mình do đây là thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành.

Bà nói : "Tôi hi vọng Việt Nam sẽ đóng vai trò của mình để củng cố một ASEAN mạnh mẽ hơn, để thúc đẩy một số quan điểm, và đưa đối thoại COC quay trở lại, để đảm bảo rằng có một số phản ứng chống lại một số đòi hỏi của Trung Quốc, chống lại một số ngôn ngữ mà Trung Quốc cố gắng đưa vào COC có thể gây bất lợi cho lợi ích của các quốc gia ASEAN thành viên".

Một câu hỏi khác thu hút sự quan tâm của dư luận đã được đặt ra cho học giả Mỹ là : Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng tới Việt Nam trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13 ?

chong4

Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng họp phiên đầu tiên, dưới sự chủ trì của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện ngày 07/01/2019

Bà Bonnie Glaser cho hay bà không phân tích nội bộ chính trị của Việt Nam, nhưng bà tin rằng "Trung Quốc luôn muốn, và ngày càng cố gắng gây ảnh hưởng đến nội bộ chính trị của các nước khác".

"Ví dụ tốt nhất là Úc. Chúng ta có thể thấy Trung Quốc đã rất kiên quyết trong việc can thiệp vào xã hội và chính trị nước này. Trong đó vài năm trước, Trung Quốc đã dùng tiền để xây đắp quan hệ với các chính trị gia trong Quốc hội Úc. Từ đó, Úc đã thông qua Đạo luật cấm các khoản đóng góp tài trợ chính trị từ nước ngoài có hiệu lực từ đầu tháng 01/2019. Đó chỉ là một ví dụ. Chúng ta có thể nhìn thấy vô vàn các ví dụ như vậy".

"Covid-19 đã thực sự cho thấy một sự quyết tâm mới của Trung Quốc trong việc dùng tin giả và chính sách ngoại giao ‘chiến binh sói’ để buộc tội các quốc gia khác. Điều này thực sự đáng kinh ngạc, nó vốn không phải là điều chúng ta thường thấy trong quá khứ. Trung Quốc đã rất nỗ lực truyền bá các tin giả như ai tạo ra virus, ai là người khởi xướng, thậm chí tới mức họ còn truyền tin rằng Pháp bỏ mặc cho người dân chết trong nhà thương. Bằng cách nào đó họ nghĩ rằng những thông tin này phục vụ cho lợi ích của họ".

"Do đó, chúng ta đang thấy các cách sáng tạo hơn của Trung Quốc trong nỗ lực can thiệp vào nội bộ chính trị Việt Nam, có thể qua truyền thông, qua can thiệp vào Facebook, Twitter… Việt Nam nên dự đoán trước những gì Trung Quóc có thể làm, và cố gắng xây dựng các rào chắn ở bất cứ lĩnh vực nào có thể để đảm bảo hệ thống chính trị đủ sức bền, đủ sức chịu đựng, và không dễ bị tổn thương từ các hoạt động can thiệp chính trị của Trung Quốc".

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 31/05/2020

Published in Diễn đàn

Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái độ của một số nước ASEAN có tranh chấp (Tạp chí phát lần đầu tiên ngày 18/11/2019).

khanang0

Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga được giao cho Việt Nam. Ảnh minh họa. naval-technology.com

Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam "kiên quyết" nhưng "khôn khéo"  trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận  chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh vực quốc phòng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng 9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên, tương quan lực lượng rõ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng lên đến 228 tỉ đô la.

Ngoài ra, số quân nhân giữa hai nước cũng chênh lệch : Việt Nam có khoảng 482.000 quân nhân thường trực, trong khi Trung Quốc có gần 2,3 triệu quân. Nhiều dự liệu khác cũng cho thấy sự chênh lệnh : Việt Nam có 2.575 xe tăng so với 13.050 xe của Trung Quốc ; 6 tầu ngầm so với 76 ; 64 tầu chiến các loại so với 714 tầu, trong đó Việt Nam không có tầu sân bay, tầu khu trục.

Vậy Việt Nam có chiến lược gì để có thể kiềm chế nước láng giềng khổng lồ, đặc biệt là ở Biển Đông ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon)

RFI : Xét về thực lực quân sự, Việt Nam không thể đối đầu trực diện với quân đội Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể làm được gì để hạn chế Trung Quốc tung hoành ?

Laurent Gédéon : Trước tiên cần đặt câu hỏi là nếu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên, thì sẽ là ở đâu ? Việc Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc khiến người ta có thể hình dung đến khả năng xảy ra xung đột trên bộ. Nhưng trên thực tế, giả sử xảy ra xung đột, thì có lẽ sẽ diễn ra trên biển và có nhiều khả năng là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nếu như căn cứ vào thực tế cuộc xung đột trên biển hiện nay, không chỉ ở Biển Đông nói chung, mà kể cả trong vùng biển của Việt Nam, và trong giả thuyết này, lực lượng hải quân Việt Nam sẽ giữ thế phòng thủ, chủ yếu chống lại hành động của quân đội Trung Quốc và sẽ tiến hành những hành động có chủ đích giúp họ giữ được lợi thế kỹ thuật, bất chấp bối cảnh bất cân xứng với đối thủ.

Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều trang thiết bị quân sự để cân bằng phương tiện. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực, như việc mua 6 tầu ngầm, dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng giúp Hà Nội tăng khả năng răn đe so với lực lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dõi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống radar thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay.

Quân đội Việt Nam có một bước phát triển hướng ngoại, thông qua chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial, A2/AD), một khái niệm chưa có trước đó ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm bảo vệ những hòn đảo mà Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. Chiến lược này cũng góp phần vào việc tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà Hà Nội trang bị nhiều trong những năm gần đây.

Theo tôi, trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Trung Quốc, Việt Nam sẽ không giành được chiến thắng về mặt quân sự, dù quân đội Việt Nam có nhiều chiến lược. Nhưng Việt Nam có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và sẽ khiến một cuộc tấn công của Trung Quốc trở nên kém hiệu quả hơn.

RFI : Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với nước ngoài, liệu chiến lược này có nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi không ?

Laurent Gédéon : Điều đáng lưu ý là Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay. Và rõ ràng là Hà Nội nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng, một cách bù vào mức độ chênh lệch với Trung Quốc.

Hà Nội tìm cách phát triển quan hệ, chí ít là về mặt quân sự, với nhiều đối tác như đối tác chiến lược với Nhật Bản. Một ví dụ khác là mối quan hệ với Hoa Kỳ đã được tăng cường hơn rất nhiều. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Rõ ràng phía Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường sự năng động này trong tương lai, song song với việc số lượng trang thiết bị quân sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ năm 2016. Từ đó, Hà Nội đã mua nhiều máy bay không người lái, tầu tuần duyên và nhiều trang thiết bị khác. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quân sự với nhiều nước khác, như Úc, Ấn Độ, cũng như nhiều nước Châu Âu.

Về câu hỏi : Chiến lược này có phải là con dao hai lưỡi hay không ? Trong mọi trường hợp, đây là chiến lược cần được tiến hành một cách thận trọng bởi vì mục đích của Hà Nội là tăng cường khả năng quân sự nhưng không để bị phụ thuộc vào một hoặc nhiều đối tác. Ngoài ra, chiến lược này cũng không nên để Trung Quốc diễn giải như là một mối đe dọa. Vì vậy, Việt Nam tìm cách phát triển khả năng phòng thủ và điều chỉnh các tuyên bố trong giới hạn khuôn khổ đòi chủ quyền, như vẫn làm trong những thập niên qua, mà không bao gồm những khu vực không nằm trong những yêu sách trước đó.

Ngoài ra, về mặt thương mại, Hà Nội cũng phải tính đến việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền gần 2,5 tỉ đô la trong năm 2018. Đó là một số yếu tố khiến chiến lược của Việt Nam khá là tế nhị. Chiến lược đó không phải là không áp dụng được nhưng cần được Hà Nội tiến hành một cách rất thận trọng và đó là điều mà Việt Nam đang làm một cách hiệu quả.

RFI : Việt Nam đề ra chính sách "Ba không"(không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia), nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách này không ?

Laurent Gédéon : Đây không phải là chính sách gần đây mà xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 1998, sau đó thường xuyên được nhắc đến, vào năm 2004, 2009 và tiếp tục được nêu lên trong Luật Quốc Phòng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Dù mang tính mệnh lệnh "Ba không" nhưng thực ra chính sách này không hoàn toàn bó buộc. Và Việt Nam đã khai thác khía cạnh này dưới góc độ "đối tác". Có ba kiểu "đối tác", đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Cụ thể, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Úc, Pháp và đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Đáng chú ý là không có bất kỳ đối tác nào trong số này mang tên "liên minh quân sự".

Có thể thấy là Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ, cũng như hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia gìn giữ trật tự thế giới và đó là những lực lượng, với nhiều lý do khác nhau, tỏ ra ngờ vực Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể nói là Việt Nam vừa củng cố các phương tiện của mình, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhằm ngăn cản Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông.

Nhưng Việt Nam cũng phải tự chuẩn bị trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Và Hà Nội đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên , trên thực tế, ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. Việt Nam phải tính đến việc bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất, đó là Mỹ và Hòa Kỳ lại có những mục tiêu riêng và những thách thức địa-chính trị riêng.

Và tình thế này cũng cần được cân nhắc với nhiều câu hỏi : Liệu Việt Nam có khả năng lấy lại các hòn đảo mà Hà Nội đòi chủ quyền mà không để xảy ra xung đột, mà cuộc xung đột đó lại do những nhân tố khác khởi xướng, ví dụ như Mỹ ? Liệu mâu thuẫn hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington, nếu gia tăng thêm, có cho Việt Nam cơ hội không bị cuốn theo hay không ? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Liệu những cam kết của Mỹ, trong trường hợp quan hệ với Bắc Kinh được cải thiện, có phải là "dấu chấm hết" cho những yêu sách và hy vọng của Việt Nam một ngày nào đó lấy lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa ?

Có thể thấy chính sách "Ba không" không ngăn cản Việt Nam có những thỏa thuận quân sự, nhưng có vẻ không chắc cho Việt Nam bởi vì chính sách đó bị hạn chế trong những đòi hỏi chủ quyền. Có nghĩa là để lấy lại chủ quyền đối với một số hòn đảo, có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang nhưng cuộc xung đột vũ trang đó sẽ kéo theo việc Việt Nam phải từ bỏ một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, cho đến nay, những vấn đề này được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời.

RFI : Biển Đông là một vấn đề căng thẳng trong thời gian gần đây, với sự hiện diện của tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong vòng nhiều tháng. Giả sử trong trường hợp xảy ra xung đột nhỏ, khẩn cấp, Việt Nam có khả năng giải quyết như thế nào ?

Laurent Gédéon : Trường hợp trên giống trường hợp Bắc Kinh điều giàn khoan đến ngoài khơi đảo Tri Tôn vào tháng 05/2014, có nghĩa là Trung Quốc dùng chính sách "sự đã rồi", nhưng không thiên về hướng đe dọa quân sự. Lần trước Việt Nam cũng đưa tầu ra bám sát và phản đối ngoại giao. Lần này, phía Việt Nam cũng kiên quyết về mặt chính trị, nhưng cũng không tìm cách dùng vũ lực đuổi tầu Trung Quốc.

Theo quan điểm của tôi, chiến lược này có lẽ là tốt nhất vì tránh được đối đầu trực diện, đẩy Việt Nam vào thế tấn công, không có lợi như thế phòng thủ. Và chiến lược này cũng cho phép Hà Nội duy trì được hình ảnh "kiềm chế, hợp pháp" trước hành động được coi là "xâm lược" của Bắc Kinh. Và hành động này mang tính tích cực trong bối cảnh hình ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi trên thế giới.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/04/2020

Published in Diễn đàn

Từ cuối tháng 6 đến nay, tàu công vụ Trung Quốc vẫn tiếp tục tung hoành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, trong bối cảnh quốc tế và khu vực, ngoại trừ Hoa Kỳ, đều duy trì những phản ứng thận trọng.

kheoleo1

Hải Quân Việt Nam canh gác trên Đá Thuyền Chài, thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 17/01/2013. Reuters/Quang Le

Giới quan sát gần đây đều đã ghi nhận sự kiện Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số nước bị Trung Quốc chèn ép, nhưng tiếp tục kiên quyết đấu tranh chống Bắc Kinh. Trong khi đó, cả Philippines lẫn Malaysia dường như đã chấp nhận sự hiện diện của tàu Trung Quốc trong vùng biển của mình, và lãnh đạo của hai nước này đều công khai lên tiếng cho rằng không thể kháng lại Trung Quốc.

Trong một phân tích công bố hôm qua, 10/10/2019 trên báo mạng Hồng Kông Asia Times, chuyên gia Philippines kỳ cựu Richard Javad Heydarian cho rằng phản ứng kiên quyết của Việt Nam bắt nguồn từ một chiến lược đã được hoạch định từ trước để ngăn chặn việc Trung Quốc thâu tóm toàn bộ Biển Đông.

Đây là một chiến lược ba mũi giáp công, với ba mặt trận được triển khai song song nhằm bổ khuyết thế yếu về mặt quân sự của Việt Nam khi phải kháng cự lại một lực lượng Trung Quốc hùng mạnh hơn.

Mặt trận thứ nhất là ngoại giao. Theo chuyên gia Heydarian, Việt Nam đã áp dụng chính sách ngoại giao chủ động, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các định chế khu vực và quốc tế, cũng như vận động cộng đồng quốc tế lên án Trung Quốc, bị cho là đang đe dọa quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Trên bình diện chiến lược và quân sự, Việt Nam đã tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với một loạt cường quốc khu vực và thế giới, từ Mỹ, Nga, cho đến Ấn Độ và Nhật Bản. Các cường quốc này đều đã tích cực giúp Việt Nam tăng cường năng lực giám sát và bảo đảm an ninh vùng biển của mình.

Nổi bật trong số các đối tác này là Nga, đồng minh lâu đời của Việt Nam. Theo ông Heydarian, Nga là nước chủ chốt giúp Việt Nam tăng cường năng lực quân sự, và Hà Nội hiện đang tìm mua các phương tiện quân sự tiên tiến của Nga từ các loại tàu ngầm lớp kilo cho đến chiến đấu cơ tiên tiến có thể được triển khai ở Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc.

Hà Nội cũng mời các tập đoàn năng lượng Nga như Rosneft, Gazprom và Zarubezhneft, đến thăm dò tại các khu vực mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của mình ở Biển Đông. Việt Nam đã mời các công ty Nga sau khi Trung Quốc đã gây áp lực trên tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol, để từ bỏ một mỏ khí đốt mà họ được Việt Nam trao quyền thăm dò.

Theo ghi nhận của ông Haydarian, việc Việt Nam lôi kéo các tập đoàn dầu khí Nga vào Biển Đông có thể khiến Trung Quốc bớt hung hăng vì lẽ Bắc Kinh sẽ tránh gây căng thẳng trong quan hệ Nga-Trung ngày càng chặt chẽ.

Mặt trận thứ ba mà Việt Nam đang triển khai chính là cố gắng tìm cách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, hiện là đối tác thương mại hàng đầu Hà Nội.

Để làm điều này, Việt Nam đã cố gắng liên kết với các khối kinh tế lớn không có Trung Quốc. Tư cách thành viên của Việt Nam trong Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP-11, cũng như là hiệp định thương mại tự do mới với Liên Hiệp Châu Âu sẽ giúp Việt Nam đa dạng hóa hơn nữa nền thương mại của mình, thoát khỏi sự lệ thuộc của Trung Quốc.

Ngoài ra, với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, Việt Nam đã trở thành nước hưởng lợi hàng đầu, với việc nhiều công ty phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã và đang di dời cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Tóm lại, theo chuyên gia Heydarian, nhờ khéo kết hợp "sự nhạy bén chiến lược" với "tính kiên trì đặc trưng", Việt Nam đã trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tích cực chống lại các hành động quyết đoán của Trung Quốc, và cho đến nay, đã gặt hái được một số thành công nhất định.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 11/10/2019

Published in Diễn đàn

Anh, Pháp, Đức đã thấy sự cần thiết phải lên tiếng chống lại những hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ lợi ích của họ trên tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng này mặc dù họ có quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, một nhà nghiên cứu Biển Đông nhận định với VOA.

bd1

Tàu hải quân Pháp tham gia tập trận chung với Mỹ, Anh, Nhật ở căn cứ hải quân Guam hồi năm 2017

Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã tăng cường quấy rối hoạt động của các nước ven biển Đông trong vùng biển đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ, nhất là đối với Việt Nam khi họ đưa tàu khảo sát vào quấy nhiễu quanh khu vực Bãi Tư Chính.

Trong một động thái hiếm hoi, hồi cuối tháng trước, ba nước lớn nhất Âu Châu là Anh, Pháp và Đức đã cùng đưa ra một tuyên bố chung rằng họ ‘quan ngại về tình hình ở Biển Đông, vốn có thể dẫn đến mất an ninh và căng thẳng trong khu vực’.

Đáp ứng kêu gọi của Việt Nam ?

Trao đổi với VOA, Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện đang giảng dạy tại Đại học Maine, Hoa Kỳ, giải thích rằng ba nước này (gọi tắt là EU3) đã đáp ứng sau khi có lời kêu gọi của Việt Nam nhằm quốc tế hóa vấn đề trên Bãi Tư Chính.

Thứ nhất, theo ông Long, do Trung Quốc trong những tháng vừa qua đã xâm phạm vào EEZ của Việt Nam và các nước khác (Malaysia), ngày càng bất chấp luật pháp quốc tế nên các nước EU3 cần phải lên tiếng.

"Họ là những bên đã ký kết vào UNCLOS (Công ước Quốc tế về Luật Biển) nên họ phải lên tiếng bảo vệ luật pháp quốc tế. Nếu không Trung Quốc sẽ tiếp tục làm tới", ông nói.

Thứ hai, trước giờ EU3 cho rằng để Mỹ đương đầu với Trung Quốc trên Biển Đông để bảo vệ tự do hàng hải và hàng không là ‘đã đủ rồi’, nhưng bây giờ ‘họ thấy rằng Bắc Kinh đã coi Mỹ không ăn thua gì mà ngày càng lớn tiếng với Mỹ’ nên họ cho rằng vấn đề Biển Đông ‘không chỉ là giữa Mỹ với Trung Quốc, hay giữa các nước đông nam Á với Trung Quốc mà là vấn đề quốc tế’.

Thứ ba, vẫn theo chuyên gia này, Anh, Pháp, Đức có mậu dịch rất lớn ở Á Châu thông qua con đường hàng hải trên Biển Đông. "Nếu có việc gì xảy ra trên Biển Đông, lợi ích của họ sẽ bị đe dọa", ông nói.

Cuối cùng, ông cho rằng lập trường mạnh mẽ của Việt Nam đã tạo động lực thúc đẩy EU3 phải lên tiếng.

"Trước giờ Việt Nam nhẫn nại, nhẫn nhục trước Trung Quốc", ông giải thích. "Việt Nam có đường bờ biển dài nhất ở Biển Đông mà không lên tiếng mạnh mẽ thì các nước bên ngoài lên tiếng có thể bị Trung Quốc cho là không phù hợp, phá đám".

Thật ra, ngoài tuyên bố chung của ba nước Anh, Pháp, Đức, Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng do đây là ba nước mạnh nhất EU nên việc họ cùng đồng thanh lên tiếng nên có tiếng vang lớn đối với Trung Quốc, ông Long nói.

Khi được hỏi việc ba nước này, vốn không phải là quốc gia Thái Bình Dương, lên tiếng về vấn đề ở cách xa khu vực địa chính trị của họ, liệu có phù hợp, ông Long nói rằng ba nước này là ‘bên ký vào UNCLOS nên có nghĩa vụ bảo vệ Luật Biển’ và ‘có dính líu quyền lợi trên Biển Đông’.

Việc ba nước này cùng lên tiếng lên án Trung Quốc sau khi Hà Nội kêu gọi quốc tế giúp đỡ, theo ông Long, đã là ‘thắng lợi cho Việt Nam’ vì nó giúp Việt Nam không đơn độc trong việc đối đầu Trung Quốc.

Chấp nhận rủi ro đến đâu ?

Bản thân Châu Âu cũng chứng kiến sự hung hăng của Nga ở trên Biển Đen khi Moscow dùng vũ lực sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine hồi năm 2014 nên hành động tương tự của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng khiến họ lo ngại. Theo Giáo sư Long, ‘Biển Đông là vấn đề quốc tế, lớn hơn Crimea rất nhiều’ nên ‘sự lên tiếng của EU3 là rất quan trọng’.

Khi được hỏi, EU3 có quan hệ thương mại lớn với Trung Quốc nên họ có bị hạn chế trong việc chống đối Bắc Kinh trên Biển Đông hay không, ông Long nói: "Họ phải cân nhắc vì nếu có chuyện gì xảy ra ở trên biển thì quyền lợi của họ bị thiệt hại vì họ không chỉ buôn bán với Trung Quốc mà còn với nhiều nước khác trong khu vực như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc…".

Về vấn đề quan hệ quân sự với EU3 có dễ dàng chấp nhận hơn đối với Hà Nội so với quan hệ quân sự với Mỹ hay không, ông cho rằng Việt Nam ‘càng mở rộng quan hệ quân sự thì càng có nhiều cơ hội bảo vệ an ninh và quyền lợi của mình’.

"Nếu Việt Nam có quan hệ tốt với EU3 thì điều này sẽ gây sức ép lên Mỹ để có quan hệ tốt hơn với Việt Nam", ông nói thêm. "Ngoài ra, nếu chỉ Việt Nam có quan hệ với Mỹ thì Mỹ có thể vì lợi ích với Trung Quốc lớn hơn lợi ích với Việt Nam mà có thể nhượng bộ Trung Quốc một phần nào đó".

"Càng đa dạng hóa quan hệ thì càng có lợi cho Việt Nam", ông nói.

Trả lời câu hỏi EU3 có những đòn bẩy nào để sử dụng với Trung Quốc trên Biển Đông, ông Long nói ba nước này ‘có buôn bán lớn với Trung Quốc và là đồng minh của Mỹ’.

"Họ có thể cùng với Mỹ và một số nước khác tuần tra trên Biển Đông để Trung Quốc khỏi thao túng".

Riêng đối với Việt Nam, nước này có thể ‘xem xét cho các nước EU3 vào quân cảng Cam Ranh hay bất cứ chỗ nào để tiếp liệu’ và nếu cần ‘Việt Nam có thể cùng tuần tra chung’.

"Việt Nam có thể kêu gọi hải quân các nước EU3 ra chứng kiến những gì đang xảy ra (như ở Mỏ Cá Voi Xanh) để xem Trung Quốc đang làm gì", ông cho biết.

"Nếu E3 không hành động thì rủi ro sẽ càng lớn. Trung Quốc sẽ bẻ từng chiếc đũa. Nhiều nước hợp lại nói rõ với Trung Quốc rằng anh đang phạm pháp thì Trung Quốc sẽ phải nhượng bộ nếu không họ sẽ bị thế giới coi là nước không coi luật pháp ra gì. Khi đó họ sẽ bị cô lập".

"Khi có sự cố xảy ra (trên Biển Đông), EU3 phải chọn bên tuân theo luật pháp quốc tế (chống lại bên vi phạm)", ông nói.

‘Chứng tỏ sự hiện diện’

Tờ South China Morning Post dẫn lời các nhà phân tích cho rằng khi căng thẳng gia tăng trong khu vực, các nước lớn ở Châu Âu như Anh, Pháp và Đức ‘sốt sắng muốn chứng tỏ họ không chỉ là những đối tác thương mại thụ động’ và rằng ‘họ vẫn hiện diện trong khu vực’.

"Cho đến vài năm trước đây, các nước Châu Âu vẫn muốn giữ vai trò khiêm tốn về các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, họ cảm thấy có một sự khẩn cấp khiến họ phải can dự", ông Frans-Paul van der Putten, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Clingendael, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan, được South China Morning Post dẫn lời nói.

"Đưa chiến hạm đến vùng biển tranh chấp giúp các nước Châu Âu có nhiều đòn bẩy hơn để đối phó với Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề địa chính trị ở gần Châu Âu", ông nói thêm.

"Từ lâu, Châu Âu đã quen với việc nằm giữa hai cường quốc Mỹ và Nga – nhưng chính mối quan hệ Mỹ-Trung ngày càng xác lập lập trường địa chính trị của Châu Âu. Điều này đem đến thế khó xử mới cho các nước Châu Âu, vốn đang chịu áp lực ngày càng tăng là phải chọn phe".

Trong một màn thể hiện rõ ràng sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông hồi tháng 2, trong khi Pháp đưa chiến hạm tấn công Dixmude và một tàu khu trục đến gần quần đảo Trường Sa hồi năm ngoái.

Anh rất muốn khẳng định quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế và cùng với các đồng minh là Mỹ và Úc đã bảo vệ quyền tự do hàng hải trước Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Nước này hồi năm ngoái nói rằng họ đang tính đưa tàu sân bay mới HMS Queen Elizabeth tới Châu Á - Thái Bình Dương trong lần triển khai sứ mạng đầu tiên của tàu này vào năm 2021.

Ba nước này đã kêu gọi tất cả các bên liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển ‘có các bước đi và các biện pháp làm giảm căng thẳng, và góp phần duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định và an toàn trong khu vực.’

Liên minh Châu Âu cũng đang dính vào tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về điều mà họ cho là đối xử không công bằng đối với các doanh nghiệp EU hoạt động ở Trung Quốc.

Hồi đầu năm, Ủy ban Châu Âu đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU chấp nhận kế hoạch hành động 10 điểm trong đó gọi Trung Quốc là ‘đối thủ cạnh tranh kinh tế’ và ‘đối thủ thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế một cách có hệ thống’.

Sarah Raine, chuyên gia tư vấn cao cấp về địa chính trị và chiến lược tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tại London, nói với South China Morning Post rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi EU muốn tham gia vào các tranh chấp ở Biển Đông và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

"Đó là hậu quả tự nhiên của thực tế là ở Châu Á, EU đã chán ngấy với việc bị đối xử chỉ hơn đối tác thương mại một chút nếu không muốn nói là không có vai trò trong các vấn đề chiến lược lớn của Châu lục này, mặc dù họ có lợi ích lớn ở đây", bà được dẫn lời nói.

"Với việc tham gia sâu sát hơn vào tình hình trên Biển Đông, các quốc gia dẫn đầu EU đang làm việc cùng nhau để hỗ trợ các giải pháp đa phương cho các vấn đề đa phương thông qua các đối tác đa phương - dưới hình thức giống như Asean - tất cả đều trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cao cấp của Chương trình chuyển giao vũ khí và chi tiêu quân sự (SIPRI) ở Thụy Điển, nói rằng EU đang cố gắng làm tăng đòn bẩy của mình đối với Trung Quốc và Mỹ bằng cách cho thấy họ cũng là nhân tố chủ chốt trong vùng biển tranh chấp.

"EU không phải là Trung Quốc, và chắc chắn không phải là nước Mỹ dưới thời ông Trump (vốn chủ trương nước Mỹ trên hết và rút lui khỏi các cam kết quốc tế). Họ muốn cho thấy họ vẫn có mặt ở đó, và vẫn có vai trò quan trọng", ông nói.

"Ba nước ký vào tuyên bố chung (Anh, Pháp và Đức) có lợi ích đặc biệt mạnh mẽ trong khu vực", Wezeman nói.

"Nếu xảy ra sự cố ở Biển Đông, các ngành công nghiệp tương ứng của Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng".

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA tiếng Việt, 19/9/2019

Published in Diễn đàn

Nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc (RFA, 10/08/2019)

Một nhóm 7 vị nhân sĩ - trí thức ở Sài Gòn được nhiều người biết đến vào ngày 10/8 tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh.

chong1

Nhóm nhân sĩ-trí thức Sài Gòn biểu tình trước Tổng Lãnh sự Trung Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/8/2019 -Courtesy Facebook Dung Hoang

Những vị tham gia gồm các giáo sư Hoàng Dũng và Tương Lai, các ông Võ Văn Thôn, Lê Công Giàu, Hà Thúc Huy, Nguyễn Thanh Văn, Huỳnh Tấn Mẫm. Giáo sư Hoàng Dũng vào tối ngày 10/8 xác nhận tin vừa nêu với Đài Á Châu Tự Do.

Giáo sư Hoàng Dũng cho biết dù trong thời gian qua tư gia của một số vị như Giáo sư Tương Lai… bị lực lượng chức năng canh phòng chặt chẽ, nhưng những người tham gia vẫn tìm cách liên lạc và đến được địa điểm biểu tình.

Những người biểu tình mang theo băng rôn, biểu ngữ và hô ‘đả đảo’ Trung Quốc xâm lược.

Theo Giáo sư Hoàng Dũng thì cuộc biểu tình diễn ra thuận lợi, không có cử chỉ đàn áp. Tuy nhiên có công an trẻ ra khuyên giải những vị trí thức với luận điểm thông thường lâu nay là vấn đề chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam đã có nhà nước Hà Nội lo. Giáo sư Hoàng Dũng thuật lại khi nghe điều đó, Giáo sư Tương Lai đã lớn tiếng phản bác.

Trong bài viết trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Hoàng Dũng viết về vụ việc này : "Chúng tôi đã đến trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, cơ quan đại diện cho chính quyền Trung Quốc để biểu tỏ lòng yêu nước của dân Việt, để phản đối hành động xâm lược của Trung Quốc. Nhưng bỗng nhiên có một bóng áo xanh : một anh công an rất trẻ, má còn lấm tấm mụn cám, xuất hiện và khuyên giải mọi người giải tán. Thực ra, anh nói cũng lễ phép và nhẹ nhàng. Anh Tương Lai nói to : "Chụp cho tôi với anh công an này một tấm ảnh nào"… Nghe thế, anh giãy nảy không chịu, lại tiếp tục khuyên. Nhưng đến câu này của anh : "Chuyện chống Trung Quốc để nhà nước lo" thì anh Tương Lai không chịu nổi, la lớn : "Láo ! Nhà nước nào lo chuyện chống xâm lược ?". Có lẽ Bộ Công an nên ra một chỉ thị cấm cán bộ của mình nói những câu phản động, phản truyền thống "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của dân tộc như thế".

Giáo sư Hoàng Dũng nhắc lại thực tế trước đây trong một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược Việt Nam có một số người tham gia bị lực lượng chức năng đánh đổ máu.

Đó là một trong những lý do mà kỳ này khi Trung Quốc xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam nhiều người dân tỏ vẻ thờ ơ.

Dẫu thế theo Giáo sư Hoàng Dũng, cuộc biểu tình của những vị nhân sĩ-trí thức Sài Gòn vào ngày 10/8 cũng nhằm đánh động tinh thần ‘nước mình, mình giữ’.

Vào ngày 6/8, tại Hà Nội một số nhà hoạt động cũng tiến hành một cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam trước Đại sứ quán Trung Quốc.

Lực lượng công an cũng xuất hiện và yêu cầu giải tán.

********************

Quan ngại về mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện ở Việt Nam (RFA, 10/08/2019)

Thông tin đăng ký tên miền Weibo.vn cũng như bảng hiệu của ‘Công ty cổ phần Weibo Truyền thông mạng xã hội Việt- Trung’ xuất hiện ở Hà Nội trong những ngày qua khiến nhiều người trong nước quan ngại mạng Weibo của Trung Quốc đến Việt Nam.

vn5

Hình ảnh bảng hiệu Công ty Cổ phần Weibo - Courtesy Facebook Nguyễn Lê Minh Quân (Johan)

Truyền thông trong nước vào các ngày 8 và 9 tháng 8 loan tin vừa nêu. mạng báo Thanh Niên cho biết theo tìm hiểu thì cách thời điểm bản tin loan đi một tuần lễ có công ty Weibo Joint Stock Company do người có tên Nguyễn Lê Minh Quân sinh năm 1988 ở Hà Nội đăng ký.

Còn mạng báo Tuổi Trẻ vào ngày 8 tháng 8 loan tin hiện có tên miền www.weibo.vn đăng ký vào ngày 31 tháng 10 năm 2018 do Nguyễn Lê Minh Quân là chủ thể đăng kỳ sử dụng. Người này cũng là người đăng ký giấy phép kinh doanh thành lập công ty cổ phần Weibo.

VTC News cũng có tin cho biết Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội là đơn vị cấp phép cho công ty cổ phần Weibo và tên miền www.weibo.vn.

Mạng báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ Bộ Thông tin- Truyền thông rằng cơ quan này chưa hề cấp phép hay xét duyệt hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp nào có hoạt động liên quan đến mạng xã hội Weibo Trung Quốc. Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam đến thời điểm này chưa nhận được thông tin gì từ phía Weibo Trung Quốc về việc mở hoạt động của họ tại Việt Nam.

Weibo hay Sina Weibo là trang mạng xã hội có 30% người sử dụng mạng ở Trung Quốc dùng. Weibo ra đời vì chính phủ Trung Quốc cấm Facebook và Twitter tại Hoa Lục.

***********************

Trung Quốc phá giá đồng tiền, xuất cảng Việt Nam bị ảnh hưởng (Người Việt, 09/08/2019)

Trung Quốc phá giá đồng CNY, các mặt hàng nông lâm thủy sản xuất cảng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh, trong khi rau củ quả giá rẻ từ Trung Quốc sẽ tràn vào cạnh tranh với hàng Việt.

vn2

Mặt hàng tôm Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc khi nước này điều chỉnh tỷ giá đồng CNY. (Hình : VietnamNet)

Trước sức ép gia tăng của cuộc thương chiến với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng Nhân Dân Tệ (CNY) khiến tỷ giá đồng tiền này so với đồng đô la đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đây được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng Thống Donald Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% đối với $300 tỷ hàng hóa của Trung Quốc.

Thế nhưng, việc Trung Quốc phá giá CNY không ảnh hưởng nhiều đến Mỹ mà khiến nông sản xuất cảng sang Trung Quốc của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Báo VietnamNet dẫn nhận định từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng tiền Việt Nam (VND) trước đồng đô la, sẽ tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VND "là rất lớn". Vì thế, giá trị của VND so với CNY tăng lên.

Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất cảng của Việt Nam.

Cụ thể với mặt hàng thủy hải sản, theo VASEP nước cạnh tranh xuất cảng lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc (nhất là mặt hàng tôm) là Ấn Độ hiện đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn, trong khi đồng Rupee cũng bị phá giá sâu so với đô la, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với VND. Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất cảng sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn.

Một doanh nghiệp trong ngành thủy sản ở Cà Mau lo ngại tôm, cá Việt Nam sẽ "hết đường sang Trung Quốc" khi nước này phá giá đồng CNY. Bởi vì nếu muốn xuất sang Trung Quốc sẽ phải giảm giá, giảm lợi nhuận để cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường Trung Quốc, nhưng nếu giảm giá thành cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp thủy sản sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ.

vn3

Dự báo rau củ quả giá rẻ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn về Việt Nam với số lượng lớn. (Hình : VietnamNet)

Chia sẻ với VietnamNet, đại diện Vina T&T Group, một doanh nghiệp chuyên xuất cảng, cho biết hiện việc mua bán trong xuất cảng chính thức (chính ngạch) và không chính thức (tiểu ngạch) của Việt Nam đối với Trung Quốc phần lớn giao dịch bằng đồng CNY. Vì vậy, khi đồng CNY mất giá đồng nghĩa các công ty xuất cảng của Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều.

Ở chiều nhập cảng, đồng CNY mất giá kéo theo hàng nông sản, nhất là rau quả từ Trung Quốc giá vốn rẻ sẽ càng rẻ hơn được nhập nhiều vào thị trường Việt Nam. Khi đó, nông sản Việt sẽ bị cạnh tranh rất lớn chính ngay trên sân nhà.

Theo thông tin từ VASEP, do Trung Quốc siết chặt kiểm soát thương mại mậu biên và kiểm tra an toàn thực phẩm, trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam vốn quen xuất cảng qua đường tiểu ngạch, thiếu thông tin về những quy định xuất cảng qua đường chính ngạch, dẫn đến việc thụ động, phá sản.

Đây là một phần nguyên nhân dẫn đến việc xuất cảng thủy sản sang Trung Quốc tính đến hết Tháng Sáu, 2019, giảm 2,3% so với cùng kỳ 2018, chỉ đạt 572 triệu USD.

Nói với báo VietnamNet, ông Phạm Tất Thắng, chuyên gia xuất nhập cảng, nhận định việc Trung Quốc phá giá đồng CNY sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu, được dự đoán có thể dẫn tới nguy cơ kinh tế toàn cầu sẽ sa vào một đợt suy thoái nặng nề.

Riêng Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất cảng lớn nhất của nông sản, thậm chí có nhiều mặt hàng chỉ xuất được sang Trung Quốc. Do vậy, khi giá trị đồng CNY thay đổi hạ thấp tính trên tỷ giá giữa VND sẽ ảnh hưởng trực tiếp, ngay lập tức tới hoạt động xuất cảng của Việt Nam. (Tr.N)

****************

Ngưng mua thịt heo Mỹ, Trung Quốc quay sang Việt Nam gom hàng (Người Việt, 09/08/2019)

Trả đũa Mỹ, Trung Quốc hủy mua thịt heo khiến không đủ nguồn thịt cung cấp cho thị trường 1,4 tỷ dân, buộc phải quay sang Việt Nam gom hàng dù trước đó đã "cấm cửa" mặt hàng này hơn hai năm.

vn4

Thiếu hàng, thương lái Trung Quốc sang Việt Nam gom từ heo sống đến thịt heo mảnh. (Hình : VietnamNet)

Báo VietnamNet ngày 9/8/2019, dẫn lời ông Nguyễn Văn Duy, một thương lái chuyên thua mua heo ở tỉnh Lạng Sơn, cho biết đang tăng thu mua heo sống để xuất sang Trung Quốc.

Theo ông Duy, trước đây heo Việt Nam được xuất cảng sang Trung Quốc qua đường không chính thức, nhưng từ năm 2017 đến nay thì bị cấm hẳn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng giá "heo hơi" ở Việt Nam hồi năm 2017.

Thế nhưng hiện tại, các đầu mối chuyên kinh doanh thịt heo bên Trung Quốc đặt mua heo trở lại. Thậm chí một số lò mổ ở Việt Nam còn bán cả thịt heo mảnh làm sẵn.

"Trung Quốc cũng giống Việt Nam đang bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành dẫn đến nguồn cung thiếu hụt, giá heo hơi tăng cao hơn so với Việt Nam khoảng 1 USD/kg nên các thương lái bên Trung Quốc đẩy mạnh thu mua heo của Việt Nam", ông Duy cho biết.

Trước đó, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại lớn nhất nhì tỉnh Sơn La, cũng cho biết, hôm 2/8, một thương lái Trung Quốc đánh xe lên tận trại nhà ông để mua 150 con heo đưa sang Trung Quốc.

Nói với báo VietnamNet, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết Trung Quốc đang bị khủng hoảng do dịch tả heo Châu Phi. Tính từ tháng 8/2018 đến nay, nước này đã phải tiêu hủy khoảng 200 triệu con heo (chiếm 30% tổng đàn) nên nguồn cung thịt heo thiếu hụt trầm trọng khiến giá tăng mạnh.

Cụ thể, theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, hồi cuối tháng Bảy vừa qua, giá heo bán buôn bình quân ở Trung Quốc tăng lên 18,6 CNY/kg (2,7 USD). Tại một số tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây, Sơn Đông, Cát Lâm… giá heo tăng lên tới 3,2 USD /kg, thậm chí Hà Bắc, Hà Nam giá đã tăng lên mức 3,6 USD /kg.

Trong khi đó, ngày đầu tiên của tháng 8/2019 Bộ Nông nghiệp Mỹ loan tin Trung Quốc quyết định hủy mua lô thịt heo Mỹ lớn nhất từ trước đến nay, với 14.700 tấn, dự kiến nhận trong năm nay và năm sau.

Trước đó, Trung Quốc đã hủy mua 53 tấn thịt heo Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 28/2, hủy mua 999 tấn trong tuần kết thúc ngày 21/3, hủy mua 214 tấn trong tuần kết thúc ngày 18/4 và hồi giữa tháng 5/2019, cũng đã đã hủy mua 3.200 tấn thịt heo của Mỹ.

Ông Dương nhận định : "Nguồn cung trong nước đang thiếu hụt, nguồn cung lớn thịt heo từ Mỹ cũng đã bị hủy, Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn cung khác bù đắp vào sự thiếu hụt này và không đâu tốt hơn Việt Nam. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá heo ở Việt Nam tăng trở lại".

Khảo sát trên thị trường hiện nay, giá thịt heo hơi xuất chuồng ở Việt Nam đang tăng, đặc biệt là tại các tỉnh phía Bắc giá heo hơi xuất chuồng đã tăng lên mốc 44.000-49.000đồng/kg (1,9 USD -2,1 USD)

Tại các tỉnh miền Trung, miền Nam, giá thịt heo hơi xuất chuồng cũng bắt đầu tăng nhẹ, hiện là 33.000-35.000 đồng/kg (1,4 USD -1,5 USD) tùy địa phương.

Theo Anova Feed dự báo, giá heo hơi ở Việt Nam dự kiến sẽ còn nhích lên từng ngày, bởi hiện lượng heo không còn nhiều vì số lượng đàn bị tiêu hủy do dịch tả heo Châu Phi khá lớn với gần 4 triệu con. (Tr.N)

******************

Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông (VOA, 09/08/2019)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 9/8 phn bác các thông tin "trái vi s tht" trong b sách giáo khoa sp ra mắt của Trung Quc, trong đó nói Bin Đông là mt phn ca Trung Quc "t thi c đi" và khng đnh đây là hành đng không có li cho quan h hai nước.

gk1

Người phát ngôn BNG bình luận về thông tin trên Global Times (Hoàn cầu Thời báo) về việc Trung Quốc ra sách giáo khoa lịch sử tuyên bố Biển Đông thuộc Trung Quốc "từ thời cổ đại".

Trên trang Twitter chính thức ca B Ngoi giao Vit Nam, người phát ngôn Lê Th Thu Hng bình lun vi viết ngày 1/8 ca t Global Times (Hoàn cu Thi báo), trong đó nói b sách giáo khoa mà Trung Quc d đnh ra mt vào tháng ti s "nêu bt toàn vn lãnh th" ca Trung Quc Bin Nam Trung Hoa – mà Vit Nam gi là Bin Đông.

Bài viết ca t Global Times đưa ra mt ví d trong nhng nội dung được ci biên trong b sách giáo khoa lch s cho hc sinh trung hc, khi trích li Giáo sư s hc Ye Xiaobing, nói rng cm đo Điếu Ngư (thuc vùng bin phía Đông Trung Quc) và Bin Nam Trung Hoa (tc Bin Đông) "đã là lãnh th ca Trung Quc t thời c đi, và Trung Quc là nước đu tiên phát hin ra, đt tên, và tun tra các khu vc này".

Vẫn theo t báo ca Đng cộng sản Trung Quc, người Trung Hoa thi c đi đã đi qua bng đường bin và phát hin ra các đo trên Bin Đông t thi Nhà Tây Hán (từ năm 206 trước công nguyên đến năm 25 sau công nguyên).

Theo giáo sư Trung Quc, b sách này s được phân phi và s dng tt c các trường hc Trung Hoa đi lc bt đu t tháng 9.

"Việc Trung Quc tuyên truyn, giáo dc thế h tương lai bng nhng thông tin trái với s tht lch s và lut pháp quc tế là không có li cho mi quan h song phương gia hai nước", bà Hng nói trong phn đăng ti trên Twitter bng tiếng Anh ca Bộ Ngoại giao hôm 9/8.

Trước đó mt ngày, bà Hng được Tui Tr trích li nói trong bui hp báo thường kỳ ti Nhà khách Chính phủ vi khng đnh v "bng chng lch s" ca Vit Nam trên Bin Đông khi tr li câu hi ca phóng viên v thông tin b sách giáo khoa nói trên ca Trung Quc.

"Như đã nhiu ln khng đnh, Vit Nam có đy đ cơ s pháp lý và bng chng lch s đ khẳng đnh ch quyn ca mình đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hp vi lut pháp quc tế", bà Hng nói hôm 8/8 ti cuc hp báo Hà Ni.

Trước đây Vit Nam tng nhiu ln phản đi Trung Quc khi nước này phát hành các b tem "xâm phm ch quyn bin đo ca Vit Nam trên Bin Đông" cũng như sn xut các qu cu nha in các tnh phía bc ca Vit Nam vào lãnh th Trung Quc.

Trong hơn 1 tháng qua, mi quan h gia Vit Nam và Trung Quốc đã rơi vào khng hong nghiêm trng vi các tàu chp pháp ca hai bên đi đu nhau ti Bãi Tư Chính Bin Đông, nơi Bc Kinh điu mt tàu thăm dò đa cht ti khu vc mà Hà Ni nói là thuc vùng đc quyn kinh tế ca mình.

Bà Hằng hôm 8/8 khng đnh vi báo chí rng tàu Hi Dương Đa cht 8 ca Trung Quc đã ri khi khu vc. Trong hơn 1 tháng qua, Vit Nam 3 ln lên tiếng phn đi hot đng thăm dò ca tàu này, nói rng làm như vy là "vi phm ch quyn và quyn tài phán ca Vit Nam". Tuy nhiên Hà nội không có hành đng pháp lý nào đ kin Bc Kinh ra tòa quc tế như nhiu chuyên gia quc tế và người dân kêu gi.

Published in Việt Nam

Hơn ba tuần nay, chuyện tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính vẫn nóng hằng ngày, nhưng trong nước, câu chuyện có vẻ lắng xuống một cách dị thường. Mặc dù nhà cầm quyền đã tổ chức một vài cuộc biểu tình salon kiểu cùng nhau vào một khán phòng, hô hào, giương cờ xí, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam, hoặc cho một nhóm đoàn viên mặc sắc phục cờ đỏ sao vàng lội ra biển chào cờ, khác chút nữa, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xuống Kiên Giang tặng 10.000 lá cờ cho ngư dân… Và sẽ còn nhiều kịch bản mới. Nhưng liệu những kịch bản này sẽ đi đến đâu, lái câu chuyện Tư Chính nói riêng và biển đảo, biên giới Việt Nam tới đâu ?

imlang5

Nhà cầm quyền đã tổ chức một vài cuộc biểu tình salon kiểu cùng nhau vào một khán phòng, hô hào, giương cờ xí, biểu ngữ yêu cầu Trung Quốc rút khỏi vùng biển Việt Nam

Và, có một điều mà hầu hết người quan sát đều đặt câu hỏi là tại sao ông Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã nhiều lần đăng đàn kêu gọi biểu tình nhưng khác với mọi khi, dường như không có cuộc biểu tình "tự phát"
 nào ? Và điều này dự báo vấn đề gì ?

Ở khía cạnh thứ nhất, vấn đề biểu tình salon và tặng cờ, nó cho thấy một chính sách huy động nhân dân và dùng nhân dân làm lá chắn hiện ra rất rõ. Tại sao phải biểu tình trong khán phòng ? Vì một mặt nhà cầm quyền một cách không chính thức (mượn tay Mặt trận tổ quốc Việt Nam kêu gọi) nhưng một mặt lại rất sợ nhân dân và hơn hết, họ lo lắng hiệu ứng domino trong vấn đề biểu tình chống Trung Quốc.

Tổ chức mít tinh, biểu tình, họ chỉ làm với nhau và đưa lên các phương tiện truyền thông nhà nước là cách mà họ đã chọn thay vì cho các đoàn biểu tình hay cổ động đi dọc các con phố để thị uy. Trong khi đó, từ những năm 1980, giáo dục Việt Nam có truyền thống thị uy bằng tuyên truyền, cứ mỗi Thứ Năm hoặc đầu tuần, thay vì chào cờ thì nhà trường cho học sinh xếp hàng rồng rắn đi khắp các ngõ quê, quốc lộ… để vừa đi vừa hô (do Bí thư đoàn hoặc lớp trưởng) : "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm !". Đám sau liền hô theo "muôn năm, muôn năm". Hàng loạt câu nối đuôi nhau với nội dung yêu nước, yêu đảng, đảng kiệt xuất… Nhưng, điều ấy bây giờ lại không xảy ra.

Bởi, nếu có bất kì đoàn biểu tình nào của nhà nước tổ chức xuống đường, chắc chắn một điều, nhân dân sẽ hưởng ứng. Cho dù là các đoàn biểu tình trước đây của những anh chị, cô bác, cháu nhỏ… tổ chức và bị đàn áp có thể không hưởng ứng bởi họ thấy lòng yêu nước của mình bị nghiền nát, đàn áp và lợi dụng… Nhưng, chắc chắn một điều là một khi nhà nước tổ chức biểu tình thị uy hoặc kêu gọi biểu tình một cách ôn hòa, gửi thông điệp này đến các cơ quan, đoàn thể thì hiệu ứng của nó vô cùng lớn. Dự con số còn đông hơn cả những đoàn đi bão sau mỗi trận tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng. Và, cũng có một điều cần nhấn mạnh : Những đám đông đi bão biểu tình này không hẳn vì yêu biển đảo, không hẳn vì chống kẻ ngoại xâm mà đơn giản, thấy đông, thấy có thể hò hét, thậm chí có thể cởi áo quần để nhảy nhót trên xe… Là họ ra đường. Bởi, khác với mọi khi, bây giờ họ ra đường mà không lo bị đánh đập, không lo bị tra hỏi, thậm chí được tung hê yêu nước, bù cho những lần đi bão sau trận đấu họ bị ném đá tới tấp.

Ở một hướng khác, một khi nhà cầm quyền cho các đoàn biểu tình gồm các hội, đoàn theo lời kêu gọi của Mặt trận tổ quốc Việt Nam xuống đường để thị uy và kêu gọi chống ngoại xâm, điều ấy mặc nhiên thừa nhận hành vi biểu tình chống Trung Quốc là yêu nước. Lúc đó, nhân dân sẽ đặt ra nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề các tù nhân lương tâm : Tại sao họ cũng biểu tình yêu nước, cũng kêu gọi chống ngoại xâm mà lại bị bắt ? Và giữa những người đang ngồi tù, từng nhiều lần tuyệt thực vì điều kiện khắc nghiệt trong nhà tù kia có gì khác với những đám đông rồng rắn, kêu gọi chống Trung Quốc đang diễu hành ngoài đường ?

Đây là những câu hỏi mà người Cộng sản chưa trả lời được và rất có thể họ không bao giờ trả lời được một khi họ chính thức phát động biểu tình chống Trung Quốc trong lúc này. Và đây cũng là cái chìa khóa hé mở về vấn đề chính trị, văn hóa, giáo dục tại Việt Nam lúc này. Bởi hơn bao giờ, vấn đề văn hóa, tính trật tự hay gương mặt tri thức, ứng xử của Việt Nam sẽ hiện ra rất rõ trong những cuộc xuống đường. Liệu những cuộc xuống đường của những người ham vui, những người bị cuốn hút bởi hiệu ứng đám đông và không phải là những người từng biểu tình trước đây có đảm bảo rằng họ sẽ biểu tình ôn hòa, không đập phá, không cởi áo quần để chụp ảnh, không hò hét… ? Rất khó để trả lời câu hỏi này. Bởi chính kiểu ứng xử văn hóa, kiểu hành vi chính trị áp đặt và kiểu giáo dục phi giáo dục của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam nhiều năm nay đã hàm chứa hệ lụy này.

Và, một khía cạnh khác nữa, đó là thói quen, hay nói cách khác là truyền thống lợi dụng sức dân, lợi dụng nhân dân (chứ không phải mượn hay cộng hưởng sức dân một cách đơn thuần) của đảng Cộng sản đã đẩy vấn đề đến chỗ lấp liếm, giấu diếm. Vì hiện tại, tất cả mọi động thái của nhà cầm quyền Cộng sản đều cho thấy họ chưa đặt quyết tâm lên việc bảo vệ chủ quyền, biên giới và an ninh tổ quốc. Thử nhìn vấn đề nổi cộm mấy ngày nay ở Our City Hải Phòng, khu vực này đi vào hoạt động cách đây chưa đầy 10 năm. Khi xây dựng, nó hoàn toàn không mang danh là dự án liên quan đến Trung Quốc. Thế nhưng tại sao khi hoạt động, nó là khu của người Trung Quốc ? Và hơn hết, tại sao phường, cơ quan quản lý hành chính hàng đầu cấp địa phương lại phải đăng ký lịch để vào khám xét ? Liệu điều này có diễn ra với người Việt, có biết bao nhiêu gia đình bị công an phường, người của phường, xã đến khám xét giữa đêm khuya, không xin phép ai, thậm chí hầm hố với dân ? Rõ ràng, ở đây có một sự thiên vị, nếu không muốn nói là e dè, sợ sệt trước người Trung Quốc. Và đã có một chỉ định, thống nhất từ trên xuống dưới nhằm bao che cho người Trung Quốc ! Chưa dừng ở đó, tại sao hơn 400 con người tội phạm, tổ chức đánh bạc hàng ngàn tỉ đồng ấy lại nhanh chóng được dẫn độ về Trung Quốc ? Trong khi đó, có nhiều phạm nhân người nước ngoài không phải là Trung Quốc nhưng quốc gia của họ vẫn nằm trong hệ thống interpol lại không được dẫn độ. Ở đây, có thể thấy rằng Việt Nam đã dùng nguyên tắc "tối huệ quốc" đối với Trung Quốc. Và không có gì đáng hoài nghi hơn về cái nguyên tắc này trong lúc này !

Khi nhà nước không muốn công khai, không muốn phát động hoặc phát động một cách ỡm ờ thì họ hay dùng những phương pháp tương đương phát động. Thay vì phát động biểu tình, đưa các lực lượng chính qui vào trạng thái ứng chiến và hoàn thiện các thủ tục pháp lý để kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế thì không ! Tặng cờ cho ngư dân, để biến mỗi ngư dân kèm theo lá cờ trở thành những tấm bia, cột mốc trên biển. Có 10 ngàn lá cờ được cấp cho ngư dân cũng đồng nghĩa có 10 ngàn tấm bia sống bằng ngư dân (có hỗ trợ từ chính phủ) xung trận. Và câu chuyện đi đến đâu thì chưa biết. Nhưng chí ít lúc này, nó vẫn cho đảng Cộng sản Trung Quốc thấy được cái tình hữu nghị, tình anh em giữa hai đảng, nó không đẩy sự việc Tư Chính lên tầm quốc gia, nó chỉ dừng ở mức "phản đối, phản đối, phản đối" giữa hai nhà cầm quyền với nhau trên bàn cờ khu vực (thậm chí song phương) chứ không phải là lời phản đối của toàn dân.

Hơn nữa, với đà kìm hãm biểu tình, bắn tiếng không rõ ràng và đưa mọi hoạt động yêu nước vào khuôn khổ cho phép của nhà cầm quyền… Thì sẽ chẳng có người yêu nước nào đủ dại để xông ra chịu đòn. Vì chắc chắn, trong cuộc chơi này (phải nói là cuộc chơi) luôn hàm chứa những ẩn số. Người yêu nước chân chính có thể bị đánh đập , thậm chí mất mạng khi đi biểu tình theo lời kêu gọi của nhà nước. Bởi trong một đoàn bất bạo động ấy, trong đoàn yêu nước ấy, ai dám khẳng định sẽ không có kẻ quấy rối ? Ai dám khẳng định không có đặc tình Hoa Nam, gián điệp Trung Hoa lẫn trong đó ? Và ai dám khẳng định đây là cuộc biểu tình không đặt bẫy ? Bởi thứ cần được bảo vệ nhất hiện nay, chưa hẳn là biển đảo, chủ quyền quốc gia mà là lợi ích nhóm, sự tồn tại của chế độ Cộng sản. Bởi mọi nhóm lợi ích đều sinh ra từ tổ chức này !

Nói như vậy để thấy rằng, cái giá của tự do, chủ quyền, độc lập, tiến bộ, văn minh, dân chủ… tại Việt Nam được trả giá không hề rẻ, nếu không muốn là nó đổi bằng nhiều thế hệ và nhiều thứ phải mất đi vĩnh viễn. Mất đến độ khi có được nó thì người ta không còn đủ sức lực để giữ lấy nó nữa ! Đây là bi kịch của một dân tộc !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 31/07/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên, kể từ năm 2011, một bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc đích thân đến dự Diễn đàn An ninh Shangri-La tại Singapore, diễn ra từ ngày 31/05 đến 02/06/2019. Sự kiện này cho thấy Bắc Kinh đang "điều chỉnh lại"chiến lược đối ngoại quân sự và an ninh vào đúng thời điểm Mỹ tiếp tục điều chỉnh chiến lược tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

hoaky1

Tầu sân bay USS Ronald Reagan của Hải Quân Mỹ phối hợp diễn tập với tầu chở trực thăng JS Izumo của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại Biển Đông, ngày 11/06/2019.Courtesy JMSDF/U.S. Navy/Handout via REUTERS

Ngay tại Diễn đàn Shangri-La, quyền bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Patrick Shanahan chỉ đích danh Trung Quốc "gặm nhấm chủ quyền" của các nước láng giềng, quân sự hóa nhiều đảo đá mà nước này kiểm soát ở vùng Biển Đông. Hoa Kỳ chỉ trích chủ tịch Tập Cận Bình đã nuốt lời hứa năm 2015 với tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama.

Trước Diễn đàn Shangri-La, Hoa Kỳ công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới, với Trung Quốc trong tầm ngắm. Trước đó vài ngày, một ủy ban hỗn hợp thượng nghị sĩ Dân Chủ và Cộng Hòa đã trình dự thảo luật trừng phạt Trung Quốc do các hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong khi đó, chính quyền tổng thống Donald Trump tiếp tục dồn dập gây sức ép đối với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại và công nghệ.

Trên quy mô quốc tế, Mỹ đã vận động được nhiều đối tác, đồng minh, có lợi ích trong khu vực, gia nhập chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải và bảo đảm an ninh ở Biển Đông, biển Hoa Đông thuộc vùng Thái Bình Dương.

Phải chăng Mỹ đang dồn lực trên mọi mặt để đối phó và cô lập Trung Quốc ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với chuyên gia Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne, Paris.

RFI : Đầu tháng 06/2019, Hoa Kỳ thông báo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới, dường như trực tiếp nhắm vào Trung Quốc. Đâu là những điểm chính của chiến lược này ?

Mathieu Duchâtel : Trước hết, đó là cách định dạng lại điều mà mọi người hiện giờ đều biết, đó là cụm từ "Ấn Độ-Thái Bình Dương" và được chính quyền tổng thống Donald Trump sử dụng theo đúng nghĩa. Điều này đánh dấu sự khác biệt với chính quyền tiền nhiệm Obama. Theo quan điểm của tôi, có rất ít điểm thực sự mới trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương lần này, nhưng cũng có một số điểm nổi bật.

Trước hết, đó là tầm quan trọng của việc ủng hộ tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông. Tiếp theo, đó là vai trò quan trọng của các đối tác lớn của Mỹ ở trong vùng, trong đó có vai trò của Ấn Độ trong tầm nhìn chiến lược xoay trục sang Châu Á so với những chiến lược trước đây.

Điểm thứ ba, đó là một chiến lược, không chỉ liên quan đến vấn đề sức mạnh hải quân và an ninh hàng hải theo đúng nghĩa quân sự, mà còn là lời đáp trả của Mỹ trước những sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải của Trung Quốc ở những nước láng giềng dọc vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua con đường tơ lụa trên biển. Tại đây, Hoa Kỳ, cùng với các nước đối tác, đang tìm cách cưỡng lại sự cạnh tranh với Trung Quốc về mặt xây dựng cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng chính trị.

RFI Vài ngày trước khi thông báo chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương mới, một ủy ban hỗn hợp thượng nghị sĩ Mỹ, Dân Chủ và Cộng Hòa, đã trình bày một dự thảo luật trừng phạt Trung Quốc vì những hành động ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hai sự kiện này có mối quan hệ như thế nào ?

Mathieu Duchâtel : Phía Quốc Hội Mỹ khởi xướng nhiều dự án liên quan đến Trung Quốc và vấn đề ở Tân Cương. Mỹ hiện có một chính sách rất cứng rắn đối với Trung Quốc mà người ta vẫn nhắc đến sự "cạnh tranh chiến lược", theo cụm từ mới đang được dùng. Có rất nhiều yếu tố cho chính sách này, trong đó yếu tố dễ nhận thấy nhất, dĩ nhiên là thuế quan, sau đó là những gì liên quan đến cạnh tranh công nghệ.

Tiến tới trừng phạt Trung Quốc về những hành động ở Biển Đông, với tôi, điều này có vẻ khó. Nhưng trái lại, chúng ta thấy rõ là dưới chính quyền tổng thống Trump, điều mà được tổ chức chặt chẽ hơn so với thời Obama, đó chính là những chuyến tuần tra vì tự do hàng hải, hiện trở thành hoạt động thường kỳ trong chiến lược đáp trả của Washington đối với việc Bắc Kinh cho xây dựng và bồi đắp đảo nhân tạo, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa. Cần phải nhắc lại là những chuyến tuần tra này không chỉ giới hạn ở quần đảo Trường Sa, mà cũng thường xuyên được tiến hành ở quần đảo Hoàng Sa, quanh đảo Phú Lâm (Woody).

Phải nói là Hoa Kỳ hiện diện mạnh mẽ ở trong vùng. Tôi nghĩ rằng còn có một điểm mới phù hợp với lợi ích của Washington, đó là một số đối tác của Mỹ đã điều động đến hiện diện ở Biển Đông, như một số nước Châu Âu, Úc hay Nhật Bản.

Theo tôi, trừng phạt Bắc Kinh do các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo trong vùng biển xung quanh nước này, không phải là điểm nổi bật, quan trọng nhất. Điều thực sự quan trọng, trước hết đó là sự hiện diện hải quân, tiếp theo là sự huy động để hình thành được một kiểu liên minh quốc tế quanh sáng kiến cần có một lực lượng hải quân thường trực trong vùng biển này để ngăn cản xảy ra thêm một vụ "thay đổi nguyên trạng".

Chúng ta không thể buộc Trung Quốc lùi bước ở quần đảo Trường Sa hoặc Hoàng Sa vì đó là chủ đích "chuyện đã rồi" từ phía Trung Quốc. Ngược lại, việc hải quân hiện diện thường xuyên nhắm đến hai mục đích : Thứ nhất, bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế ; thứ hai, điều mà tôi cho là còn quan trọng hơn, đó là tạo điều kiện để không xảy ra thêm một kiểu "việc đã rồi" như trên.

RFI Song song với hành động quân sự, Washington không ngừng gia tăng sức ép tối đa đối với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại. Khi tung ra cả hai kiểu đòn tấn công như vậy, Mỹ nhắm đến mục đích gì ?

Mathieu Duchâtel : Có một câu hỏi thực sự về tham vọng chiến lược lâu dài của chính quyền Donald Trump. Theo tôi, có thể diễn giải theo hai khả năng nhưng không biết đâu là chiến lược thực sự.

Khả năng thứ nhất : Buộc Trung Quốc chấp nhận một thỏa thuận lớn. Thỏa thuận này làm thay đổi bản chất mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc, với những điều khoản đáng tin cậy, đặc biệt liên quan đến vấn đề đánh cắp sở hữu trí tuệ. Đây liệu có phải là điều mà chính quyền Trump tìm kiếm không ? Và Hoa Vi là một bài trắc nghiệm. Tôi cho rằng khả năng này ít xảy ra.

Khả năng thứ hai : Đó chỉ đơn thuần là logic cạnh tranh chiến lược với mục tiêu, theo quan niệm của Mỹ, là thay đổi mạnh nhất cán cân lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc với một cuộc chiến đang diễn ra liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số tương lai và cuộc chạy đua về công nghệ. Vì thế, các doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc bị nhắm đến. Và nếu trường hợp này là đúng, chúng ta sẽ kiểm chứng được điều này qua số phận được dành cho tập đoàn Hoa Vi.

Hẳn mọi người còn nhớ rằng công ty ZTE của Trung Quốc cũng từng là nạn nhân của các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến ZTE bị điêu đứng trước khi được chính quyền Trump rút khỏi danh sách cấm các doanh nghiệp Mỹ làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài.

Liệu Hoa Vi có thể được loại khỏi danh sách này trong vòng vài tháng nữa không ? Với tôi, đó là kịch bản ít có khả năng xảy ra nhất. Nhưng chính quyền Trump vẫn có thói quen gây bất ngờ. Có lẽ Hoa Vi phải tiếp tục nằm trên danh sách này vì đây sẽ là một dấu hiệu cho thấy mục tiêu thực sự của chính quyền Mỹ là không cần đạt được thỏa thuận, mà thực ra là gây thiệt hại nhiều nhất cho các doanh nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc và giành chiến thắng trong cuộc đua này. Dù sao, phải nói rằng Hoa Kỳ có lợi thế hơn Trung Quốc.

RFI Vậy Trung Quốc có thể phản công như thế nào ?

Mathieu Duchâtel : Trung Quốc cũng có những giải pháp gây hại cho đối thủ. Nhưng tôi cho rằng nếu nói đến "leo thang" thì Hoa Kỳ vẫn có nhiều lựa chọn hơn để gây phương hại bởi vì vẫn còn hơn 100 tỉ đô la hàng hóa Trung Quốc vẫn chưa được liệt thêm vào danh sách thuế ở mức 20%.

Vấn đề hiện nay xoay quanh các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Giả sử nếu Trung Quốc muốn tiến xa hơn bằng cách sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối, đô la của nước này hoặc thao túng đồng nhân dân tệ hoặc thậm chí sử dụng những biện pháp phi thương mại, phi kinh tế, đơn cử một số trường hợp được nêu trong các báo cáo, theo đó các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc trở thành nạn nhân của các đợt tăng cường thanh tra thuế, khó tiếp cận với các nhà cung cấp… Tóm lại, Trung Quốc có rất nhiều thủ thuật khiến các doanh nghiệp Mỹ phải suy nghĩ. Nhưng để nói đến "leo thang" và ai làm chủ tình hình leo thang, tôi nghĩ rằng hiện vẫn là Mỹ.

RFI Trước sự cạnh tranh Mỹ-Trung, các quốc gia Đông Nam Á phải đối mặt với những thách thức gì, vì có nhiều ý kiến cho rằng những nước này có nguy cơ phải chọn một trong hai ?

Mathieu Duchâtel : Đúng thế, rất khó để duy trì được một sự trung lập thực sự. Ở đây nảy sinh một câu hỏi theo nghĩa mở cửa và cơ hội. Người ta vẫn nhắc đến chiến lược của tổng thống Trump là nhằm thay đổi dây chuyền cung ứng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Cần phải nhớ rằng Hoa Kỳ có một đòn bẩy quan trọng, đó là thị trường nội địa khổng lồ của nước này. Nếu các doanh nghiệp rời Trung Quốc, họ có thể chuyển sang nơi khác, như vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, vẫn thường được nhắc đến. Câu hỏi thực sự được đặt ra hiện nay : Liệu tình hình có đi xa hơn, theo kiểu logic đối đầu không ? Ai là người sẽ được hưởng lợi từ cuộc đối đầu này và từ thị trường nội địa Mỹ to lớn ? Tôi cho rằng các nước Đông Nam Á có cơ hội.

Tiếp theo, những nước này duy trì cân bằng thương mại với Mỹ và với Trung Quốc như thế nào ? Theo tôi, họ sẽ làm được. Vấn đề được đặt ra hiện nay thiên về chính trị, ví dụ về quốc phòng và an ninh, hoặc về xây dựng cơ sở hạ tầng 5G, như trường hợp ở Châu Âu hiện nay. Liệu có thể vừa chọn sử dụng thiết bị của Hoa Vi, vừa duy trì được mối quan hệ đồng minh. Tóm lại, có rất nhiều câu hỏi như vậy được nêu lên. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu nhìn vào tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á, họ sẽ tìm cách để không hoàn toàn thiên về bên nào.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn ông Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á, Viện Montaigne, Paris.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 04/07/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 09 juillet 2018 08:05

Vô cảm

Cách đây 6 năm ngày 8/7/2012 Hà Nội nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông lần thứ 2 trong năm 2012. Ngày đó lúc đầu cuộc biểu tình căng lắm. Từ sáng sớm các lực lượng an ninh, công an phường, băng đỏ các loại đã đi rầm rập xung quanh Bờ Hồ, Nhà hát lớn từ mờ sáng. 

chong1

Ngày 8/7/2012, Hà Nội nổ ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông - Ảnh minh họa

8 giờ sáng bắt đầu lác đác có một số anh chị em đấu tranh đảo qua đảo lại ở khu vực Bờ Hồ. Đúng 8g50 cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra. Trong vỏn vẹn có 2 phút thôi khi bố con tiến sĩ Đào Tiến Thi bước lên đầu tiên thì có khoảng 300 người ào lên chiếm lấy bậc thềm Nhà hát lớn, giương cao khẩu hiệu và hô vang. An ninh băng đỏ rối rít gọi bộ đàm kêu cứu viện. 10 phút sau đoàn người ngày càng đông và đủ lực lượng ngang ngửa với an ninh dân phòng. Và rồi tất cả rùng rùng bước xuống đi thành đoàn rất lớn từ đó tiến thẳng về hướng Bờ Hồ trên con đường Tràng Tiền. Tiếng hô vang rợp trời. Đoàn người ngày càng đông như thác đổ, vượt qua 2 chốt chặn ở đầu Hàng Bài, rồi đầu Quang Trung cắt Tràng Thi.

Trong đoàn người biểu tình có thể thấy những gương mặt như cụ Lê Hiền Đức, Trương Minh Tam, Trương Văn Dũng, Lê Anh Hùng, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Dũng Vova, Lê Thu Trà, Vinh Trần, Lan Đặng, Dũng Aduku, JB. Nguyễn Hữu Vinh, bố con tiến sĩ Đào Tiến Thi, nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng, Đoàn Minh Sơn, Ngô Duy Quyền, đảng trưởng đảng Bia Từ Anh Tú, bác Nghiêm Ngọc Trai, ông Khải ozon, tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên, giáo sư Ngô Đức Thọ, bà Trâm còng vợ bác Khánh, phóng viên ảnh Hoàng Đình Nam, luật sư Lê Quốc Quân, tiến sĩ xã hội học Phạm Quỳnh Hương, nhà văn Thùy Linh, ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, phóng viên Mai Kỳ, mẹ con nhà Thúy Nga, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Người Buôn Gió, khoảng 300 bà con bên Văn Giang... và còn rất rất nhiều người khác nữa tôi không thể kể tên hết. Cuộc biểu tình ngày 8/7/2012 đã diễn ra tốt đẹp. 

Còn rất nhiều sự kiện, nhiều hình ảnh ngày hôm đó có ngồi cả ngày kể ra không hết chuyện, nhưng có một bức ảnh còn đọng lại mãi trong tâm trí tôi. Đó là bức ảnh của nhà văn Thùy Linh chộp được khi đoàn biểu tình đi qua đầu phố Hàng Bài cắt Hai Bà Trưng. Trong ảnh tiền cảnh là một đám 4 người đàn ông chúi mũi vào một bàn cờ bày trên vỉa hè, hậu cảnh là một đám đông nô nức những người đi biểu tình. Những người đàn ông đó hoàn toàn tập trung vào bàn cờ, không hề có một động thái để ý hay ngoái lại nhìn đoàn người. Bức ảnh này năm đó đã là chủ đề lớn trong nhiều bài viết, để bàn về sự vô cảm của người Việt Nam nói chung trước tình hình đất nước.

vocam2

Những người đàn ông đó hoàn toàn tập trung vào bàn cờ, không hề có một động thái để ý hay ngoái lại nhìn đoàn người.

Thú thật là ở vào thời điểm đó, trong tâm trạng của tôi cũng không tránh khỏi cảm xúc khinh bỉ những người đàn ông đánh cờ. Họ là hình ảnh đại diện cho một bộ phận rất lớn hàng chục triệu người Việt Nam khác, vô cảm, thờ ơ, ích kỷ, chỉ biết đến bàn cờ nhỏ nhoi của họ, mà không thấy được bàn cờ lớn của đất nước, không thấy được nguy cơ xâm chiếm lãnh thổ lãnh hải vô cùng to lớn với dân tộc này.

Tại sao họ vô cảm ? Trước kia tôi luôn có một thái độ đổ lỗi cho họ, phán xét họ. Nhưng rồi theo thời gian, khi bình tâm lại tôi thấy mình đã có một thái độ hoàn toàn sai. Trung Quốc từ lâu đã bắt đầu xâm chiếm biển Đông, cướp Hoàng Sa rồi Trường Sa, đánh phá 6 tỉnh biên giới phía Bắc, đổ hàng hoá độc hại kém chất lượng từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước vào Việt Nam. Rồi những cuộc biểu tình nổ ra từ năm 2007, 2008... lúc đó tôi đã ở đâu, tôi đã làm gì vào lúc đó. Nếu như anh Hải Điếu Cầy, rồi Người Buôn Gió, Đoan Trang, Mẹ Nấm, Nguyễn Xuân Bình... và rất nhiều anh chị em đi trước có một thái độ khinh bỉ tôi, coi thường tôi, xin hỏi rằng liệu tôi có đủ mặt mũi nào để có những hoạt động sôi nổi từ năm 2011 đến giờ. Xin tất cả mọi người hãy tha lỗi cho tôi!

Công cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ những quyền con người và bảo vệ những giá trị tự do là một công cuộc rất lâu dài, đòi hỏi cả một dân tộc phải đứng lên. Tôi đã từng là một người rất thờ ơ vô cảm. Tôi đã từng là kẻ rong chơi và chỉ quan tâm đến miếng ăn của mình. Tôi đã từng sợ hãi và tự bảo mình rằng không làm được gì đâu... đó là điều tôi muốn nói với tất cả những bạn còn chưa lộ diện. Chúng ta đều là nạn nhân của một nền giáo dục và truyền thông xã hội mang tính một chiều, không có tính phản biện. Chúng ta từ lâu vô cảm với đất nước. Chúng ta không nghĩ đến tương lai của con cháu chúng ta. Nhưng tôi nghĩ giờ đã khác rất nhiều rồi. Bằng tình yêu, sự quan tâm, sự khích lệ và cả sự tha thứ... chúng ta sẽ đoàn kết để cùng dũng cảm đứng lên đòi những thứ thuộc về mảnh đất này, thuộc về dân tộc này.

Hãy tha lỗi cho tôi, một con người từng vô cảm.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 09/07/2018 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Giới quan sát cho rằng ác cảm với Trung Quốc và sâu xa hơn, nhu cầu có một xã hội dân chủ là nguyên nhân bùng nổ biểu tình tại Việt Nam.

chong1

Biểu tình ở Thành phố Hồ Chí Minh 11 tháng 5/2016. Từ mấy năm trước, thái độ chống Trung Quốc đã xuất hiện trong các cuộc xuống đường ở Việt Nam

Ác cảm với Trung Quốc

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra, cho rằng quan điểm chống Trung Quốc "là độc hại" ở Việt Nam, theo hãng tin Bloomberg.

Tờ này nhắc lại mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng hùng mạnh Trung Quốc từng dẫn tới chiến tranh biên giới năm 1979.

Một sự kiện nữa từng làm bùng nổ biểu tình tại Việt Nam là khi Trung Quốc đem giàn khoan thăm dò dầu khí vào vùng biển tranh chấp năm 2014.

Tờ Asiatimes thì nhắc lại năm 2016 có các cuộc biểu tình hàng loạt khi nhà máy Formosa của Đài Loan thải hàng tấn chất độc hại xuống biển miền Trung Việt Nam.

Một cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố năm ngoái cho thấy chỉ 10% người Việt Nam có cái nhìn thiện cảm với Trung Quốc, theo Bloomberg.

Trang The Diplomat nói các cuộc biểu tình gần đây tại Việt Nam tập trung vào phản đối Luật Đặc khu kinh tế. Người dân lo ngại chính quyền giao đất Trung Quốc thông qua hợp đồng cho thuê đất 99 năm.

Các thông điệp biểu tình phản đối chủ yếu là "Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày".

chong2

Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nói với trang The Diplomat :

"Luật Đặc khu được người Việt Nam gọi là luật bán đất nước… Những nhượng bộ như vậy chỉ dành cho các nước nghèo và lạc hậu".

Ông Dũng có thể nghĩ đến hai nước láng giềng nghèo hơn, Lào và Cambodia, đã bị cuốn vào việc chấp nhận cho các nhà đầu tư Trung Quốc thuê đất tới 99 năm, theo tác giả bài báo.

Nguyễn Chí Tuyến, một blogger bất đồng chính kiến tại Hà Nội với 42.500 người theo dõi trên Facebook, không bị ấn tượng bởi lời hứa của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc sửa đổi các điều khoản của dự Luật Đặc khu :

"Chúng tôi có một lịch sử lâu dài với người dân Trung Quốc, họ luôn luôn muốn xâm lược đất nước của chúng tôi, vì vậy sẽ nguy hiểm để cho phép họ sử dụng các đặc khu kinh tế để kiểm soát đất nước của chúng tôi", ông Tuyến nói trên The Diplomat.

Tờ này nhắc lại chỉ vài ngày sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc, ngày 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam tố cáo Trung Quốc tái trang bị tên lửa trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao gọi đây là "một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam".

'Yêu cầu một xã hội dân chủ hơn'

chong3

Bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc còn có những thông điệp yêu cầu một xã hội dân chủ hơn

Tuy nhiên, tác giả David Hutt của Asia Times cho rằng các cuộc biểu tình vừa qua tại Việt Nam không đơn thuần là biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc chống Bắc Kinh.

Ông lập luận là bên cạnh các biểu ngữ chống Trung Quốc được trưng ra tại trong các cuộc biểu tình vừa qua, còn có những thông điệp mong mỏi và yêu cầu một xã hội dân chủ hơn.

Một số người biểu tình mang biểu ngữ "Trả lại quyền tự chủ cho người dân". Một biểu ngữ khác nói rằng cuộc biểu tình nhằm chống lại sự vi phạm Hiến pháp của Quốc hội.

Điều đó có khả năng bao gồm thực tế rằng người Việt Nam không được phép thực sự bầu cử dưới dưới sự lãnh đạo độc đảng, theo bài trên Asia Times.

"Đó không phải chủ yếu do Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu của sự thất vọng và bất mãn sâu sắc của [người dân] đối với việc chính quyền kiểm soát của chính quyền đối với mọi thứ ", Nguyễn Phương Linh, một nhà phân tích rủi ro chính trị viết trên Twiter.

Các nhà bất đồng chính kiến nói với tờ Asia Times rằng thỏa thuận về đặc khu kinh tế không phải là ví dụ duy nhất Đảng "bán đất" cho người nước ngoài. Một số người cho rằng cuộc biểu tình cuối tuần này có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề về quyền đất đai, đặc biệt là việc chính phủ tịch thu đất đai của dân.

Các blogger chính trị, ngoài ra, lưu ý rằng vấn đề đặc khu kinh tế đã khiến người dân bình thường bắt đàu nói về các vấn đề các vấn đề như vai trò của Quốc hội.

Đảng cộng sản đã cho thấy rõ rằng nó không hoàn toàn vững mạnh, và rằng người dân có thể thực thi các thay đổi chính sách thông qua biểu tình, theo Asia Times.

'Cần có luật biểu tình'

Đã đến lúc cần có luật biểu tình, bởi vì luật biểu tình là cụ thể hóa điều 25 của Hiến pháp 2013 đã quy định công dân có quyền biểu tình, theo Phó Giáo sư Phạm Đức Bảo, chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta).

Hôm 21/6, PGS. TS. Phạm Đức Bảo tham gia chương trình thảo luận bàn tròn của BBC Việt ngữ, cho rằng cần khẩn trương ban hành luật biểu tình, và luật biểu tình theo ông, là cần thiết cho cả người dân và nhà nước cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Nhà nghiên cứu hiện là Phó Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) giải thích vì sao Quốc hội cần ban hành luật biểu tình, ông nói :

"Quốc hội khóa 13 cũng đã có dự kiến chương trình để thông qua luật biểu tình, nhưng cơ quan soạn thảo luật biểu tình chuẩn bị chưa chu đáo cho nên Quốc hội khóa 13 vẫn nợ dân, cử tri luật biểu tình và cũng chuyển giao việc làm luật biểu tình cho Quốc hội khóa 14.

"Quốc hội khóa 14 đến nay là kỳ họp thứ năm rồi nhưng luật biểu tình vẫn chưa ra được thì đây là một sự chậm trễ.

"Nếu không có luật biểu tình thì công dân thực hiện quyền được hiến định ấy không biết làm thế nào là đúng quy định của pháp luật và khi xảy ra các cuộc biểu tình thì các cơ quan chức năng cũng rất là khó để xử lý những hành vi mà có thể gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và ảnh hưởng đến pháp luật".

Quyền hiến định trong hiến pháp ?

Cùng ngày, luật sư Lê Công Định trả lời BBC Việt ngữ trước cuộc thảo luận, ông cho rằng việc truyền thông Việt Nam mặc nhiên cáo buộc kích động biểu tình như một hành vi vi phạm pháp luật là hoàn toàn sai.

Ông cũng cho rằng Biểu tình là một quyền hiến định được ghi trong hiến pháp, do đó :

"Việc ai đó tổ chức biểu tình hoặc xuống đường biểu tình đi chăng nữa thì đó cũng là một hành động để người dân thực hiện quyền hiến định của mình, quyền công dân được ghi trong hiến pháp chứ hoàn toàn không có bất kỳ một quy định pháp lý nào trong luật hình sự cũng như về vấn đề luật hành chính để xem xét và cáo buộc cái gọi là kích động biểu tình là một hành vi vi phạm pháp luật".

Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất tham gia cuộc thảo luận hôm 21/6 từ Đà Nẵng cho rằng không phải vì chưa ban hành luật biểu tình mà người dân không có quyền biểu tình bởi vì quyền biểu tình là quyền hiến định.

"Chuyện ban hành luật biểu tình chậm trễ là do cơ quan lập pháp nhưng không phải vì thế mà tước đoạt đi quyền biểu tình của người dân".

Theo nhà báo Trương Duy Nhất, nguyên nhân sâu xa của các cuộc biểu tình gần đây đó là đụng chạm đến quyền lợi của dân.

"Chính quyền cứ hay vu cho người dân nói là có mục đích, có động cơ chính trị nhưng thực sự người dân người ta không quan tâm lắm đến câu chuyện chính trị đâu.

chong4

Ảnh bà Doãn trong lễ khai trương chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc tại Hà Nội tháng 5/2018

"Vấn đề trong tất cả các cuộc biểu tình không phải ở phía dân mà vấn đề ở phía chính quyền", ông Nhất nói.

Theo hãng tin Reuters hôm 20/06, các cuộc phản đối được phía Trung Quốc "xem xem nghiêm túc", theo trang của Đại sứ quán nước này ở Việt Nam.

Cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc tại Việt Nam cũng "có các cuộc họp tuần trước với các đại diện doanh nghiệp Trung Quốc, với chính quyền và truyền thông Việt Nam".

Đại biện của Đại sứ quán, bà Doãn Hải Hồng đã "yêu cầu phía Việt Nam bảo vệ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc", vẫn theo Reuters.

Trong các phát biểu của mình, lãnh đạo chính quyền Việt Nam luôn đề cao tinh thần dân tộc và bảo vệ chủ quyền nhưng họ cũng muốn có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc.

"Chủ tịch quốc hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân tránh nói đến vấn đề tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam", Reuters viết.

Nguồn : BBC, 22/06/2018

Published in Diễn đàn

Một nhà dân chủ Đài Loan nhận tội âm mưu "lật đổ" chế độ Trung Quốc (RFI, 11/09/2017)

Trong phiên xử ngày 11/09/2017 tại tỉnh Hồ Nam, nhà hoạt động người Đài Loan, Lý Minh Triết (Lee Ming Che) thú nhận đã viết và phổ biến trên internet nhiều bài vở với nội dung chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng luật lệ của Hoa Lục. Trung Quốc tố cáo công dân Đài Loan này "đe dọa an ninh quốc gia".

ammuu1

Hồng Kông : Những người bảo vệ dân chủ mang ảnh ông Lý Minh Triết và nhiều nhà đấu tranh khác trong cuộc biểu tình ngày 11/09/2017. Reuters/Bobby Yip

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn nhiều đoạn video tường thuật phiên xử, trong đó, bị cáo nhìn nhận là thời gian bị cầm tù, ông có dịp xem truyền hình và "thấu hiểu hơn về tình hình Trung Quốc". Những suy nghĩ và thông tin mà ông có được trong quá khứ về Đại Lục hoàn toàn "sai lệch". Chính sai lầm đó khiến ông "vi phạm luật lệ của Trung Quốc". Đương sự tuyên bố trước ống kính camera của tòa án là ông cảm thấy "tội lỗi" và thật sự "ân hận" về những gì đã làm.

Một số nhà quan sát độc lập cho rằng, lời thú tội nói trên của bị cáo là một kịch bản đã được biên soạn trước đúng theo giọng điệu "của Bắc Kinh" .

Ông Lý Minh Triết, 42 tuổi, làm việc cho một tổ chức phi chính phủ Đài Loan. Tháng 3/2017, ông đã mất tích trong đợt công tác tại Trung Quốc.

Theo Ân Xá Quốc Tế, trong một thời gian dài, nhà hoạt động Đài Loan này đã giúp đỡ nhiều tổ chức xã hội dân sự và các nhà đấu tranh vì dân chủ Trung Quốc. Hiệp Hội Nhân Quyền Đài Loan nói rõ hơn : ông Lý đã chia sẻ "kinh nghiệm đấu tranh vì dân chủ của Đài Loan" với các đối tác ở Hoa Lục.

Vợ và mẹ nhà dân chủ Đài Loan đã có mặt trong phiên xử ông Lý Minh Triết ở tình Hồ Nam hôm nay. Nhân vật này bị xử cùng với một "tòng phạm" người Trung Quốc, 37 tuổi.

Thanh Hà

*************************

Nhà hoạt động Đài Loan bị cáo buộc tìm cách lật đổ chính phủ Trung Quốc (RFA, 11/09/2017)

Một nhà hoạt động dân chủ người Đài Loan đã nhận tội tìm cách lật đổ chính phủ Trung Quốc trong một phiên tòa ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hôm 11 tháng 9.

ammuu2

Ảnh chụp từ video trên trang web của Tòa án Nhân dân Nhạc Dương chụp vào ngày 11 tháng 9 năm 2017 cho thấy nhà hoạt động Đài Loan Lee Ming-cheh đứng chung với ông Peng Yuhua người Trung Quốc tại Tòa án Nhạc Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. AFP

Một video được đăng trên trang mạng của tòa mới đây cho thấy ông Lee Ming-cheh và một người Trung Quốc khác có tên là Peng Yuhua đã thừa nhận tội của mình. Ông Lee nói rằng ông đã viết các bài báo trên mạng chỉ trích đảng cộng sản Trung Quốc và kêu gọi dân chủ. Ông nói ông biết hành động này rõ ràng là vi phạm luật của Trung Quốc.

Ông Lee cũng thừa nhận đã viết các bài báo theo sự chỉ dẫn của ông Peng, người mà ông đã gặp trên mạng và sau đó gặp mặt vài lần khi ông đến Trung Quốc.

Người phát ngôn của Tổng thống Đài Loan, Alex Huang nói Đài Bắc rất quan ngại về tình hình sức khỏe và các quyền của ông Lee. Ông nói lập trường của chính phủ Đài Loan là đảm bảo an toàn cho ông Lee và sẽ thực hiện mọi nỗ lực để đưa ông Lee về nước an toàn.

Ông Lee bị bắt ở Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua và bị giam giữ suốt hơn 170 ngày mà không được tiếp xúc với gia đình và người thân. Vợ ông, bà Lee Ching-yu gọi phiên tòa là một màn diễn chính trị.

Published in Châu Á