Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 29 avril 2020 16:09

Này, ông tướng Tuấn !

Tháng 9/1958, Trung Quốc giăng ra cái bẫy khi phát đi Tuyên bố ngày 4/9/1958 của người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông :

"Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Taiwan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Dongsha, quần đảo Sisha, quần đảo Zhongsha, quần đảo Nansha, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.."..

bando1

Bản đồ Biển Đông với những làn ranh chủ quyền lãnh hải đang tranh chấp

Quần đảo Sisha chính là quần đảo Trường Sa và quần đảo Nansha chính là quần đảo Hoàng Sa. Hai quần đảo đã được các triều đại nhà nước Việt Nam quản lí, khai thác và có trong hệ thống hành chính, có trong bản đồ Việt Nam, có trong lịch sử Việt Nam từ thời nhà Lê thế kỉ 15. Điều này một học sinh trung học ở Đất Mũi, Cà Mau hay ở Đồng Đăng, Lạng Sơn không đến nỗi dốt lịch sử cũng biết.

Cái bẫy ở chỗ tuyên bố của Chu tưởng như chỉ xác định bề rộng lãnh hải Trung Quốc 12 hải lí. Chỉ đòi hỏi lãnh hải 12 hải lí thì quá khiêm nhường, bình thường, lương thiện, có gì mà không tán thành. Nhưng không. Sau đó tuyên bố mới liệt kê một loạt lãnh thổ để Trung Quốc xác định lãnh hải, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Tuyên bố không ghi tên các quần đảo theo phiên âm quốc tế thông thường, quen thuộc mà ghi theo âm Tàu lạ hoắc, lại liệt kê tới tấp một loạt tên na ná nhau. Quần đảo Trường Sa không ghi Spratly Islands mà ghi Sisha. Quần đảo Hoàng Sa không ghi Paracel Islands mà ghi Nansha, giữa những Dongsha, Zhongsha rối mù.

Ông Chủ tịch nhà nước cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng và cả Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó có ông Ba Duẩn được tuyên truyền cộng sản tâng bốc là có trí tuệ sáng láng như ngọn đèn hai trăm nến nhưng đều mụ mẫm, chỉ biết có giai cấp, chỉ biết thứ giáo điều sai trái và lừa dối "bốn phương vô sản đều là anh em", không biết đến Tổ quốc, không biết đến cương vực lãnh thổ cha ông để lại, không biết đến lịch sử nước nhà. Trong cái mụ mị giai cấp, các ông đã để cho ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngây thơ, mau mắn chui vào cái bẫy của Trung Quốc khi ngày 14/9/1958 ông Thủ tướng Đồng sốt sắng kí công hàm giấy trắng, mực đen, con dấu đỏ phúc đáp "ghi nhận", "tán thành" và "tôn trọng" Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên các ông.

Với ý đồ giăng bẫy, chắc chắn Bắc Kinh không chỉ đăng Tuyên bố trên Nhân Dân Nhật Báo, không chỉ đọc trên đài Phát thanh Bắc Kinh mà Tuyên bố lãnh thổ Trung Quốc 4/9/1958 còn được Bắc Kinh gửi cho Hà Nội cùng những lời đề nghị êm tai, mùi mẫn. Dù vậy, nếu là những người lãnh đạo nhà nước đủ tầm, xứng đáng đại diện cho trí tuệ và khí phách Việt Nam, các ông phải tỉnh táo thấy rằng không có thông lệ, phép tắc quốc tế nào bắt phải phúc đáp một tuyên bố như vậy của Trung Quốc. Muốn tỏ lòng trân trọng nước lớn đàn anh đã hào phóng chi viện súng đạn giúp các ông giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa qua, các ông chỉ cần cảm ơn quí quốc, cảm ơn quí đồng chí đã thông báo cho biết, là đủ.

Nhưng các ông đã yêu nước đàn anh Trung Quốc vượt chỉ tiêu của Trung Quốc. Các ông đã dâng lãnh thổ thiêng liêng của tổ tiên các ông để lại vượt mong đợi của Trung Quốc. Không những "tán thành", "tôn trọng" Tuyên bố của Trung Quốc vơ cả Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc, các ông còn nhiệt thành, triệt để dâng Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung Quốc đến mức hứa hẹn với Trung Quốc rẳng sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước Việt Nam có trách nhiệm triệt để tôn trọng lãnh hải 12 hải lí của Trung Quốc và quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cũng trở thành lãnh thổ của Trung Quốc để vạch lãnh hải !

Ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng vô tích sự đã chết từ lâu nhưng chữ kí Phạm Văn Đồng trong công hàm gửi người đứng đầu Chính phủ Trung Quốc ngày 14/9/1958 đã để lại cho đất nước, cho người dân Việt Nam một đại họa lâu dài. Từ ngàn đời nay người dân Việt Nam vẫn thong dong đánh cá trên biển vàng, biển bạc Hoàng Sa, Trường Sa của tổ tiên người Việt. Nay Trung Quốc nghiễm nhiên coi biển giầu Hoàng Sa, Trường Sa là biển của chúng.

Chúng đưa hạm đội vào biển Trường Sa, Hoàng Sa diễn tập, bắn đạn thật. Chúng đưa tàu khảo sát vào biển Trường Sa, Hoàng Sa thăm dò dầu khí. Chúng chia lô biển Trường Sa, Hoàng Sa mời gọi quốc tế vào khai thác dầu khí và cùng ăn chia với chúng. Chúng xua đuổi các công ty khai thác dầu khí của Mỹ, của Tây ban nha phải hủy bỏ hợp đồng khai thác dầu khí với Việt Nam, rút khỏi vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Hàng ngày, hàng ngàn tàu đánh cá từ Nam Hải, từ Phúc Kiến, từ lãnh thổ Trung Quốc tràn xuống làm chủ biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.

Từ hàng chục năm nay người dân Việt Nam đánh cá trên biển Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu chiến của Trung Quốc giết hại, thuyền bị đâm chìm diễn ra hàng ngày. Thuyền may mắn không bị đâm chìm, người không bị giết hại thì bị bọn Trung Quốc cướp hết tài sản, máy móc trên thuyền trị giá hàng tỉ đồng, thuyền bị bắt giữ, chủ tàu phải nộp tiền phạt vài trăm triệu đồng mới được trả thuyền. Dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam mà bị phạt như đánh cá trộm trên biển Trung Quốc.

Việt Nam gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, lập tức Bắc Kinh có công hàm phản bác. Lí lẽ phản bác của Trung Quốc chủ yếu dẫn chứng công hàm 14/9/1958 của ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng "tán thành", "tôn trọng" Trường Sa, Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc.

Hai

Để vô hiệu công hàm Phạm Văn Đồng dâng hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung Quốc, để hóa giải đại họa Phạm Văn Đồng để lại, chỉ có cách nhìn nhận trong luật pháp, trong hiệp định kí kết quốc tế, trong thực tế cuộc sống, trong đời sống chính trị thế giới và trong lịch sử Việt Nam từ năm 1955 trên lãnh thổ Việt Nam, trong một đất nước, một quốc gia cùng tồn tại hai bộ máy quản trị nhà nước, quản lí hai phần lãnh thổ Việt Nam, cùng chính danh và có tư cách pháp lí như nhau được xác định bởi Hiệp định quốc tế Genève năm 1954 :

Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa quản lí lãnh thổ Việt Nam từ Nam vĩ tuyến 17 và nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa quản lí lãnh thổ Việt Nam từ Bắc vĩ tuyến 17. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Nam vĩ tuyến 17 thuộc lãnh thổ nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không thể có quyền định đoạt và không thể có trách nhiệm pháp lí với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Công hàm 257-HC ngày 25/8/2016 của nhà nước cộng sản Việt Nam đệ trình Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc đã long trọng khẳng định vai trò pháp lí của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa :

"Giữa những năm 1954 và 1975, Việt Nam tạm thời bị chia đôi. Vì vị trí địa lý, vào thời gian đó, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Do đó, sự kiện Việt Nam Cộng Hòa thực thi trách nhiệm chủ quyền đối với hai quần đảo này trong thời kỳ đó là hoàn toàn hợp lý và hợp pháp... Năm 1975, sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa (tháng giêng 1974), Chính Phủ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã ra văn thư liệt kê các bằng chứng lịch sử trích từ thư tịch quốc gia chứng minh rõ ràng và thuyết phục chủ quyền truyền đời của Việt Nam trên quần đảo này".

Năm 2018, một lần nữa nhà nước cộng sản Việt Nam lại có công hàm A/72/692 khẳng định với Liện Hiệp Quốc và thế giới : Chính thể Việt Nam Cộng Hòa là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa không có quyền tài phán với hai quần đảo vào thời điểm đó.

Ba

Cuộc đấu tranh pháp lí với tên cướp tham lam, nham hiểm và hung dữ Trung Quốc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của lịch sử Việt Nam, bảo vệ nguyên vẹn tài sản cha ông người Việt để lại ở Biển Đông còn đang tiếp diễn cam go, đầy trắc trở. Từ cuộc đấu tranh pháp lí với Trung Quốc bảo vệ chủ quyền Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, nhà nước cộng sản Việt Nam đã chính thức và trịnh trọng khẳng định Chính thể Việt Nam Cộng Hòa là một chính thể độc lập, có đủ mọi quyền pháp lý, tức là có chính danh, có vai trò lịch sử.

Tiếng nói chính thức của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam khẳng định nhà nước Việt Nam Cộng Hòa có mặt trong lịch sử, trong luật pháp quốc tế từ 1955 là nhà nước độc lập, chính danh không phải chỉ là tiếng nói với Liên Hiệp Quốc, với thế giới mà còn là tiếng nói nghiêm khắc và khẩn thiết với mọi người dân Việt Nam, tiếng nói về hòa giải, hòa hợp dân tộc.

Công nhận nhà nước Việt Nam Cộng Hòa tồn tại hợp pháp, độc lập và chính danh cũng là thừa nhận cuộc chiến tranh 15 năm đẫm máu 1960–1975 tiêu diệt, xóa sổ nhà nước hợp pháp, chính danh Việt Nam Cộng Hòa là cuộc chiến tranh bất chính, là một tội ác với giống nòi Việt Nam. Cuộc chiến tranh cho tham vọng quyền lực của đảng cộng sản, loại bỏ nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để đảng cộng sản thống trị cả nước Việt Nam đã nhấn chìm cả giống nòi Việt Nam vào cuộc nội chiến nồi da xáo thịt, người Việt giết người Việt được núp bóng, được ngụy trang dưới cái tên mĩ miều, lừa dối là "cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

Cuộc nội chiến người Việt giết người Việt được khởi nguồn từ một nghị quyết lớn của đảng cộng sản. Nghị quyết 15 ra đời tháng giêng, năm 1959 ghi rõ : "Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân".

Cuộc nội chiến người Việt giết người Việt do đảng cộng sản phát động nổ tiếng súng đầu tiên ở Trà Bồng, Quảng Ngãi tháng mười hai, 1959. Cuộc nội chiến thực sự bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra cả miền Nam Việt Nam từ tiếng súng đồng khởi ở Mỏ Cày, Bến Tre ngày 17/1/1960 do bí thư tỉnh ủy Bến Tre Nguyễn Thị Định phát lệnh và chỉ huy. Tiếng súng của lực lượng cộng sản bắn vào nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở đơn vị hành chính Mỏ Cày, Bến Tre chính là tiếng súng mở dầu cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam.

Năm năm sau tiếng súng nội chiến nổ ra ở Bến Tre, Mỹ mới đổ quân vào Nam Việt Nam chỉ để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chính quyền chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa và ngăn chặn làn sóng cộng sản lan rộng ra Đông Nam Á. Sau khi quân Mỹ rút hết khỏi Nam Việt Nam năm 1973, sức mạnh quân sự miền Bắc tấn công chính quyền hợp pháp, chính danh Việt Nam Cộng Hòa càng bão táp, dữ dội dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa và sự toàn thắng của sức mạnh quân sự Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 30/4/1975.

Lược đôi dòng cuộc chiến tranh 1960–1975 ở Nam Việt để thấy rõ rằng đó là cuộc nội chiến Nam Bắc tương tàn, hoàn toàn không phải là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước như đảng cộng sản tuyên truyền để thu gom lòng yêu nước của người dân ở cả hai miền Nam Bắc Việt Nam. Lừa dối người dân, đảng cộng sản có sức mạnh chính trị. Nhận súng đạn của khối cộng sản, nhiều nhất là súng đạn của Trung Quốc, đảng cộng sản có sức mạnh bạo lực. Với sức mạnh đó, đảng cộng sản đã chiến thắng nhưng cả dân tộc Việt Nam đã thua đau đớn, thua thê thảm, thua tủi nhục.

Dù đảng cộng sản ngạo nghễ chiến thắng trong cuộc nội chiến Nam Bắc nhưng chiến thắng của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là danh nghĩa, không phải thực chất. Kẻ thực sự chiến thắng và thu chiến lợi phẩm lớn từ khi cuộc nội chiến Nam Bắc chưa diễn ra là Trung Quốc. Từ Đại hội hai năm 1951, tư tưởng Mao Trạch Đông đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong Đảng cộng sản Việt Nam. Tư tưởng Mao là lấy giai cấp thống trị dân tộc. Lấy ý thức giai cấp thay thế ý thức dân tộc.

Không còn mảy may ý thức dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam đã kí hiệp định Genève 1954 cắt đôi đất nước, chia đôi dân tộc Việt Nam.

Không còn mảy may ý thức dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam đã biến đất nước Việt Nam thành tiền đồn của khối cộng sản, lấy máu người dân Việt Nam bảo vệ bình yên, ổn định và phát triển cho đất nước Trung Quốc.

Không còn mảy may ý thức dân tộc, ông Phạm Văn Đồng đã kí công hàm 14/9/1958 tán thành và tôn trọng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc.

Không còn mảy may ý thức dân tộc, ông Lê Duẩn, ông Nguyễn Chí Thanh đã sôi sục phát động cuộc nội chiến Nam Bắc đẫm máu, lùa cả giống nòi Việt Nam vào lò lửa nội chiến mê mải chém giết nhau, chia rẽ, li tán triệt để dân tộc Việt Nam, làm dân tộc Việt Nam suy yếu và lệ thuộc thảm hại vào nước ngoài, và lệ thuộc đau đớn nhất, nguy khốn nhất là lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đúng lúc cuộc nội chiến được đẩy lên cao nhất, đúng lúc cả hai miền Nam Bắc tham chiến thương tích nặng nề nhất, kiệt quệ nhất và phải dồn sức cùng lực kiệt vào keo quyết định cuối cùng một mất một còn với nhau thì Trung Quốc thừa cơ xuất quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Giặc Trung Quốc đã cướp được những núm cát san hô vùi xương cốt và mang hồn thiêng của cha ông người Việt ở Hoàng Sa sau khi người lính cuối cùng quân đội Việt Nam Cộng Hòa giữ Hoàng Sa ngã xuống. Từ đây lịch sử Việt Nam có thêm một ngày giỗ trận, ngày Hoàng Sa đau thương. 19/1/1974.

Bốn

Cuộc nội chiến Nam Bắc núi xương sông máu chia rẽ, li tán dân tộc kết thúc đã 45 năm. Độ lùi gần nửa thế kỉ đủ cho nhiều người có được sự tĩnh tâm nhận ra thực chất cuộc nội chiến Nam Bắc 1960–1975.

Dù thời nào và ở đâu tiếng nói bao dung, công bằng và đúng đắn nhất cũng là tiếng nói người dân. Trong những lễ kỉ niệm hàng năm ngày Hoàng Sa đau thương, tấm băng rôn ghi tên 75 người con yêu của Mẹ Việt Nam hi sinh mạng sống trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở Hoàng Sa được người dân Hà Nội giương cao bên thành tượng đài Quyết Tử Cho Tổ Quốc Quyết Sinh trước sân đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm lịch sử.

Dù là đảng viên cộng sản nhưng thực sự là nhà sử học chân chính thì phải nhìn nhận sự thật lịch sử. Trong bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập vừa được xuất bản ở Hà Nội, những nhà viết sử chính thống của cung đình cộng sản viết về giai đoạn lịch sử 1954-1975 đã đến gần được với sự thật lịch sử khi gọi tên thực thể chính trị quản lí nửa phía Nam lãnh thổ Việt Nam suốt một phần năm thế kỉ qua là Chính quyền Sài Gòn và Quân đội Sài Gòn thay cho cách gọi ngụy quyền, ngụy quân đầy áp đặt chính trị và ngột ngạt hận thù đấu tranh giai cấp.

Nhưng ngọn lửa nội chiến hận thù giai cấp, lấy giai cấp thống trị dân tộc, lấy bạo lực chuyên chính vô sản hủy diệt dân tộc đã đốt cạn kiệt tình cảm dân tộc, ý thức dân tộc trong mạch máu, trong trái tim nhiều người Việt Nam. Cuộc nội chiến tương tàn đã chôn vùi hàng triệu mạng sống người Việt cũng đã đưa nhiều người Việt từ đám đông vô danh trở thành người có tên tuổi, có vị trí cao trong xã hội. Có vị trí cao trong đảng, trong chính quyền của đáng nhờ hận thù đấu tranh giai cấp, nhờ chuyên chính vô sản nên họ chỉ biết có giai cấp, chỉ biết có chuyên chính, không biết đến khái niệm dân tộc, không biết đến khái niệm Tổ quốc đúng nghĩa. Với họ, Tổ quốc là đảng cộng sản của họ. Những người Việt Nam không cộng sản đều là thế lực thù địch, đều là ngụy.

Một người có tên Nguyễn Kim Khanh viết trên trang FB có nick Thời Báo Công Lý và Sự Thật.vn : "Không thể vinh danh Tử sỹ VNCH chết ở Hoàng Sa... vinh danh Tử sỹ VNCH là người yêu nước, để biến họ thành các anh hùng liệt sỹ của dân tộc VN là không thể, không bao giờ và không thể chấp nhận được. Bởi, chính họ không bao giờ là những người yêu nước đúng nghĩa vì chúng đại diện cho một chính thể tay sai cho quân xâm lược trong suốt chiều dài 20 năm mà, xa hơn là 30 năm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ".

Còn ông trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn trước 1975 là quân biệt động mang những khối thuốc nổ có sức hủy diệt lớn gài vào dòng chảy cuồn cuộn sức sống của thành phố đông đúc Đà Nẵng, ông tướng mang cái chết đến tận giường ngủ, mang cái chết vào bữa ăn người dân Đà Nẵng còn đáng thất vọng hơn về tầm nhìn hẹp hòi và cạn kiệt tình cảm dân tộc : "VNCH đã được đồng bào VN yêu nước trong suốt 21 năm đều gọi là chế độ tay sai, bán nước gọi tắt là lũ ngụy quân, ngụy quyền. Để phản biệt rõ ở Việt Nam chỉ có một chính quyền của dân, do dân và vì dân đó là chính quyền VNDCCH do Chủ tịch HCM lãnh đạo, còn các chính quyền khác đều là ngụy quyền".

bano2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Trung tướng nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị - là người đã nhiều lần sang Trung Quốc học tập chính trị để về chỉ đạo Cục tuyên huấn quân đội Việt Nam tích cực giữ gìn "đại cục".

Này, ông tướng Tuấn. Ông có đọc lịch sử do chính những nhà sử học cộng sản thú nhận rằng cách mạng tháng tám 1945 là cuộc cách mạng cướp chính quyền của chính phủ chính danh, hợp pháp Trần Trọng Kim không ? Chính quyền có được nhờ dùng bạo lực của đám đông cướp được có phải là chính quyền hợp pháp không ? Cướp được chính quyền rồi đảng cộng sản chia ghế, chia quyền cho những người vai vế trong đảng. Người dân không được tự do ứng cử, bầu cử mà chỉ là những rô bốt cầm phiếu đi bầu theo lập trình "đảng cử dân bầu", người dân bị cướp quyền công dân, quyền làm chủ đất nước. Chính quyền không do lá phiếu người dân bầu lên có chính danh không ? Chính quyền cướp tài sản của dân bằng cải tạo tư sản, bằng luật "đất đai là sở hữu toàn dân". Chính quyền tàn bạo giết dân bằng cải cách ruộng đất, bỏ tù dân mút mùa không án trong những vụ Nhân Văn Giai Phẩm, xét lại chống đảng, tập trung cải tạo. Chính quyền cướp bóc dân, tắm máu dân như vậy sao có thể gọi là của dân, do dân, vì dân được ?

Này, ông tướng Tuấn. Ông có biết rằng khi ông Phạm Văn Đồng đại diện nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đặt bút kí hiệp định Genève chia đôi đất nước Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Văn Đỗ, đại diện Quốc Gia Việt Nam không kí hiệp định để phản đối việc chia cắt đất nước. Ngày 20/7/1954 ông Phạm Văn Đồng vâng lệnh Chu Ân Lai kí hiệp định Geneve chia cắt đất nước thì ngày 21/7/1954 Thủ tướng Ngô Đình Diệm lệnh cho những vùng lãnh thổ thuộc Quốc Gia Việt Nam treo cờ rủ để tang đất nước chia cắt. Sự việc đó cho thấy ai thực sự yêu nước, ai chỉ là tay sai, chư hầu của ngoại bang.

Này, ông tướng Tuấn. Ông có biết vì Việt Nam có chia cắt Nam Bắc mới có công hàm 14/9/1958 Phạm Văn Đồng "tán thành", "tôn trọng" Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Mới có cuộc nội chiến Nam Bắc xương người Việt chất thành núi, máu người Việt chảy thành sông. Mới có nỗi đau ngày 19/1/1974 Trung Quốc đánh cướp toàn bộ quần đảo Hoàng Sa lịch sử của Việt Nam. Những sự kiện đó đã chứng minh nhà nước nào thực sự yêu nước, thực sự vì dân vì nước.

Này, ông tướng Tuấn. Ông có biết đến năm 1975, ba mươi năm tồn tại, 1945-1975, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ có 50 nước trên thế giới công nhận. Trong khi nhà nước Việt Nam Cộng Hòa mới tồn tại hai mươi năm, 1955-1975, đã có 91 nước trên thế giới công nhận. Những con số đó chính là chỉ số chính danh của một nhà nước đó.

Này, ông tướng Tuấn. Ông có biết ngày 30/4/1975 những binh đoàn người Việt lăm lăm súng AK tràn vào Sài Gòn thì cũng có hàng chục, hàng trăm người Việt cầm AR15 tự sát trong gia đình, tự sát trong doanh trại, tự sát ngay trên đường phố Sài Gòn. Những người sống vì lí tưởng tốt đẹp của nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa và họ đã chết cùng nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa. Đội quân tay sai, bán nước thì không thể có lí tưởng cao cả, không thể chết lẫm liệt như vậy.

bando3

Những người sống vì lí tưởng tốt đẹp của nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa và họ đã chết cùng nhà nước chính danh, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa.

Trước những họng súng xâm lăng của Trung Quốc áp sát biên giới phía Bắc, trùng trùng bủa vây ở Biển Đông, hơn lúc nào hết, người Việt phải hóa giải hận thù do những người cộng sản chia cắt đất nước gây ra, xóa bỏ khác biệt tư tưởng, vượt qua ngăn cách chính kiến chính trị, tìm đến mẫu số chung là Tổ quốc Việt Nam, cùng chung ý chí chống Trung Quốc xâm lược, giữ gìn toàn vẹn gia tài giang sơn gấm vóc của lịch sử, của ông bà để lại.

Trước thách thức của Trung Quốc xâm lược, trước đòi hỏi khẩn thiết của lịch sử phải đoàn kết dân tộc giữ nước mà vẫn có kẻ hằn học hận thù, chia rẽ, li tán làm suy yếu dân tộc, những kẻ đó nếu nhận thức không nhỏ nhen, trí tuệ không tăm tối thì đích thị là bè lũ đã bán rẻ linh hồn cho Trung Quốc rồi.

Phạm Đình Trọng

(29/04/2020) 

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Diễn đàn

Về chủ quyền của Việt Nam nói chung giữa quan điểm chính thống và giới xã hội dân sự còn có những ý kiến khác nhau. Sự khác biệt nằm ở vùng biên giới Việt - Trung.

cam1

"Đường lưỡi bò" phi pháp mà Trung Quốc đưa ra với mưu đồ độc chiếm Biển Đông. 

Phía nhà nước Việt Nam cho rằng, trong việc phân chia lại biên giới, Việt Nam không mất gì thậm chí còn được lợi thì giới xã hội dân sự cho rằng Việt Nam bị thiệt hại rất nhiều. Phần đất mất đi vào tay Trung Quốc thậm chí bằng cả một tỉnh nhỏ, khoảng 1.100 km vuông. Hoặc việc phân chia bãi Tục Lãm cũng gây thua thiệt cho Việt Nam. Riêng việc phân chia lại Vịnh Bắc bộ đã làm cho Việt Nam mất đi khoảng 11 nghìn km2 lãnh hải.

Riêng vấn đề Biển Đông, giới xã hội dân sự đều thống nhất với Nhà nước Việt Nam. Đó là sự khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam và cùng phản đối đường lưỡi bò chín đoạn mà Trung Quốc vẽ ra một cách tùy tiện.

Về vi phạm của Trung Quốc trên Biển Đông, chúng đã chiếm trọn Hoàng Sa, 7 đảo ở Trường Sa. Trên Biển Đông, đã có nhiều vụ tấn công từ phía Trung Quốc giết ngư dân Việt Nam, cướp bóc hải sản, đập phá thiết bị của họ. Đã xảy ra nhiều vụ xung đột ở các mức độ căng thẳng khác nhau giữa tàu hải cảnh Việt Nam với tàu Trung Quốc, điển hình là vụ giàn khoan 981 hồi tháng 5/2014 và vụ tàu HD8 tại Bãi Tư Chính tháng 7/2019.

Tôi phải diễn giải như thế để nói rằng, quan điểm của giới xã hội dân sự và Nhà nước Việt Nam không có gì khác nhau về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông cho nên những kẻ chống lại việc đòi xóa bỏ đường lưỡi bò không chỉ là chống giới xã hội dân sự do chúng cho họ là phản động mà còn là chống lại Nhà nước Việt Nam.

Một động thái rất kiên quyết, dứt khoát của Việt Nam mới đây là Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc vừa gửi công hàm (ký ngày 30/3/2020) lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Thế mà hiện nay, có rất nhiều kẻ phủ nhận lập trường của Nhà nước Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Ngày 9/4/2020 vừa qua, trên mạng xã hội lan tỏa rất nhanh chóng hình chụp một bài viết của facebooker Nguyen Huong, kèm theo là sự phẫn nộ đối với facebooker này. Facebooker này đưa hình 4 người đàn ông đeo khẩu trang có hình xóa đường lưỡi bò kèm theo những lời lẽ như sau :

"Không một người yêu nước chân chính nào dùng hình ảnh phản cảm như cái khẩu trang nhiễm mùi phản quốc chúng đang đeo để kích động nhân dân chống Trung Quốc mù quáng như loại lợn này..." và gọi họ là "loại phản động cơ hội chính trị để làm nhưng việc đi ngược lợi ích của nhân dân…" (xem hình chụp).

cam2

Ảnh facebook Vo Ngoc Luc

Vậy facebooker Nguyen Huong là ai ?

Học trò vô lễ

Theo thầy giáo Đặng Đăng Phước (facebooker Đặng Phước) thì nick Nguyen Huong là Nguyễn Thị Hương, học khóa 23 trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đăk Lăk, hệ 9+3 (1997 - 2000). Ra trường được vài năm, ả bỏ nghề chuyển sang làm ở Nhà khách Tỉnh ủy Đăk Lăk, địa chỉ nhà 20/25 Đường Trần Hưng Đạo, Thành phố Buôn Ma Thuột. Chồng ả lái xe cho Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk.

Thầy Đặng Đăng Phước từng dạy ả Hương 2 năm khi ả học ở trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đăk Lăk.

Điều oái oăm là, chính thầy Phước lại là người trong tấm hình mà Hương đưa lên để chửi là "loại lợn", "tên lưu manh ba que xỏ lá" (trong hình, thầy Phước đứng giữa hàng sau).

Thấy sự việc không tưởng tượng nổi, tôi đoán rằng, ả Hương có thể không nhớ ra thầy dạy của mình nên mới có những lời lẽ xấc xược như thế. Tôi bèn hỏi thêm anh em ở Đăk Lăk thì biết không phải là ả quên. Ảnh 4 người đeo khẩu trang xóa đường lưỡi bò chụp tại nhà thầy Phước rồi thầy Phước đưa lên trang facebook của mình vào ngày 31/3. Ngay hôm sau, 1/4 chính ả Nguyễn Thị Hương vào trang của thầy lấy về trang của mình viết kèm những lời lẽ hỗn xược, lưu manh.

Thật ghê tởm cho thái độ vô lễ của một học trò đối với thầy dạy của mình. Đây là trường hợp đầu tiên mà tôi biết đến.

Sau sự việc này, trang facebook Nguyen Huong đã đóng

Công dân phản quốc

Ngoài việc hỗn láo với thầy dạy của mình, ả Nguyễn Thị Hương còn công khai thể hiện sự phản bội của mình đối với Tổ quốc. Đeo khẩu trang có hình xóa đường lưỡi bò, ả cho là "nhiễm mùi phản quốc", tức là hình ảnh xóa đường lưỡi bò của Trung Quốc là "phản quốc". Điều đó phải hiểu như thế nào nếu không phải tổ quốc của ả chính là Trung Quốc. Cộng với việc ả lo sợ hình ảnh này kích động nhân dân Việt Nam chống Trung Quốc, ả đã thể hiện quá rõ vai trò là tay sai của Trung Quốc.

Hình xóa đường lưỡi bò xuất hiện vào Mùa Hè năm 2011 khi phong trào chống Trung Quốc đồng loạt dấy lên ở khắp Việt Nam và từ đó, trở thành biểu tượng của tinh thần chống Trung Quốc xâm lược.

Hình ảnh xóa đường lưỡi bò cũng được báo chí nhà nước sử dụng để phản đối Trung Quốc. Đây là hình xóa đường lưỡi bò mà VTC đã sử dụng trong bài "Những thủ đoạn truyềnbá lắt léo, tinh vi về 'đường lưỡi bò' phi lý của Trung Quốc" , ả Hương có thể vào để chửi bới.

cam3

Hình xóa đường lưỡi bò mà VTC đã sử dụng để phản đối Trung Quốc

Có lẽ Nguyễn Thị Hương, vì khao khát phấn đấu mà đón ý trên, cần chửi ai thì chửi, kể cả thầy dạy. Cũng không loại trừ ả còn dùng các thủ đoạn, phương tiện khác để tiến thân. Có điều khi hăng quá, ả chửi luôn cả lập trường Nhà nước về vấn đề Biển Đông. Cái này trong môn túc cầu người ta gọi là việt vị. Đó là biểu hiện của những kẻ kém hiểu biết nhưng nhiều tham vọng.

Không chỉ Nguyễn Thị Hương mà còn nhiều kẻ khác cũng chửi bới, qui chụp người đeo khẩu trang in hình xóa đường lưỡi bò.

Không chỉ ả Hương, từ trước đến nay đã xảy ra rất nhiều hành vi đi ngược lại chủ quyền của Tổ quốc. Đó là việc sách nhiễu người mặc áo in hình xóa đường lưỡi bò, tịch thu áo in hình xóa đường lưỡi bò ; đó là truy bức người viết khẩu hiệu Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam ; đó là phá rối những buổi tưởng niệm các tử, liệt sĩ đã hy sinh khi chiến đấu với quân Trung Quốc xâm lược ở Biên giới phía Bắc, ở Hoàng Sa và ở Trường Sa...

Những việc làm này làm tổn thương đến lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Đây là những hành vi chống lại chủ quyền của Tổ Quốc, cần căn cứ vào pháp luật để nghiêm trị.

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 10/04/202o (nguyentuongthuy's blog)

Additional Info

  • Author Nguyễn Tường Thụy
Published in Diễn đàn

Hứa là sẽ viết về những "biến cố" nổi bật trong năm 2019. Rốt cục, nhìn lai những ngày đã qua trong năm 2019, hình như ngày nào tôi cũng viết một bài, về một chủ đề chi đó (mà tôi thấy là quan trọng ở thời điểm đó). Trong khi đó báo chí quốc tế thì luân phiên đăng tải những bài báo, ghi lại nhũng điều gì, theo họ, là quan trọng trong năm 2019.

chuquyen1

Công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo tôi, đối với Việt Nam, điều quan trọng hơn hết vẫn là là vấn đề "chủ quyền lãnh thổ". Nếu trách nhiệm tối thượng của một đảng lãnh đạo là phải "bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ". Ta phải chua chát nhìn nhận rằng Đảng cộng sản Việt Nam đã không làm được những điều này.

Vấn đề Hoàng Sa, dư luận năm 2019 "đổ thừa" việc làm mất Hoàng Sa là trách nhiệm của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đó chỉ là "bề mặt". Bề trong, quan trọng hơn mà ít ai thấy. Đó là nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã hỗ trợ, bằng nhiều cách về pháp lý, để Trung Quốc có cớ đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Hệ quả của việc này là gì ?

Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang có những thỏa thuận về việc "khai thác chung" ở các vùng biển "chồng lấn". Ta không biết là vùng "cửa vịnh Bắc Việt" (đang thương thuyết), Việt Nam và Trung Quốc sẽ "hợp tác khai thác" từ đâu đến đâu ? Đây là vùng biển bị "chi phối" bởi hiệu quả của quần đảo Hoàng Sa. Địa điểm giàn khoan HD981 Trung Quốc đặt vào những năm trước, cách giữa bờ biển Việt Nam và đảo Tri Tôn (thuộc Hoàng Sa). Lập luận của Trung Quốc hiển nhiên là vùng đó thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc.

Theo tôi, việc đổ trách nhiệm cho phía này hay phía kia, bằng những thủ thuật "củi đậu nấu đậu", như mớm lời cho ông Hoàng Duy Hùng lên án Việt Nam Cộng Hòa làm mất Hoàng Sa. Hiển nhiên người ta không sập bẫy để cãi chầy cãi cối với một người vừa thiếu hiểu biết, vừa "bụng dạ không ngay thẳng" như ông Hoàng Duy Hùng. Nhưng chắc chắn điều này sẽ không làm nhẹ "gánh" trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam.

Nói về những cái khó của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa

Hồ sơ chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của việt Nam có 5 cái "khó" :

Thứ nhứt vấn đề "Estoppel" - nguyên tắc không được nói ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài Việt Nam có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam không thể "nói ngược".

Thứ hai, vấn đề "Acquiescement". Đặt ra từ học giả Monique Chemillier-Gendreau. Theo học giả này, sự "im lặng" dài lâu cũng như nhiều hành vi của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (như xuất bản sách báo, bản đồ) về Hoàng Sa và Trường Sa khiến cho Việt Nam có thể bị vướng "nguyên tắc Acquiescement", tức nguyên tắc luật học về "đồng thuận". Việt Nam có thể bị mất Hoàng Sa và Trường Sa vì yếu tố này.

Thứ ba, vấn đề hiệu lực các tuyên bố đơn phương - "Déclaration Unilatérale" như Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng hay các tuyên bố của ông Ung Văn Khiêm, thứ trưởng bộ Ngoại giao, nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc về hiệu quả các Tuyên bố đơn phương, quốc gia ra tuyên bố và có ý muốn tôn trọng tuyên bố đó, thì tuyên bố này có hiệu lực ràng buộc pháp lý.

Thứ tư là vấn đề kế thừa. Đây là nghi vấn của Giáo sư Joële Nguyen Duy Tan : làm thế nào Việt Nam hôm nay có thể "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa khi vẫn cho rằng thực thể chính trị này là "ngụy, tay sai" ?
Thứ năm, vấn đề "liên tục quốc gia".

Các vấn đề về "estoppel", "acquiescement", "Tuyên bố đơn phương"... tôi đã tuần tự đăng bài viết giải thích và đề nghị phương pháp hóa giải. Nhưng còn vấn đề "kế thừa lãnh thổ". Điều này không "bất biến", không thể giải thích tùy tiện, mà tùy thuộc vào "thiện chí" của phe thắng trận cũng như lòng lương thiện của các học giả Việt Nam trong nước. Người ta có thể "kế thừa" một di sản nhưng cũng có thể khước từ kế thừa di sản đó.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã "kế thừa" Hoàng Sa và Trường Sa hay chưa ? và việc "kế thừa" xảy ra như thế nào ?

Trong tài liệu nghiên cứu có tựa đề "Trung Quốc và Việt Nam : Phân tích các Yêu sách chủ quyền đối lập ở Biển Đông" do CNA xuất bản tháng 8 năm 2014, tác giả Raul Peter Pedrozo, viết :

"Vào ngày 30/4/1975, Việt Cộng và quân đội miền Bắc Việt Nam chiếm được Sài Gòn, kết thúc chiến tranh Việt Nam. Năm sau đó, vào ngày 2/7/1976, Cộng hòa Dân chủ Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời của Cộng hòa miền Nam Việt Nam (PRG) sáp nhập thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (SRV). Sau khi đất nước thống nhất, SRV thừa kế Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam Cộng hòa/PRG (miền Nam Việt Nam) và tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này".

Tác giả chỉ đơn thuần nói rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "kế thừa" Hoàng Sa và Trường Sa từ Việt Nam Cộng Hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam mà không giải thích kế thừa bằng thủ tục nào ?

Ngay cả học giả Monique Chemillier-Gendreau trong tập "La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys" cũng không giải thích về "thủ tục kế thừa" về lãnh thổ ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu hỏi của học giả Joële Nguyen Duy Tan vẫn còn "bỏ lửng" : làm thế nào để "kế thừa" khi Việt Nam hôm nay vẫn luôn cho rằng Việt Nam Cộng Hòa là "ngụy" là "tay sai" ?

chuquyen2

Chủ quyền biển đảo Việt Nam - Ảnh minh họa

Thật vậy, nếu ta có theo dõi lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, từ giai đoạn Đại hội toàn quốc lần thứ III tháng 9 năm 1960, cũng như các quan điểm "chính thức" được viết trong các tập "chính sử" xuất bản gần đây, ta thấy Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, tức tiền thân của Cộng hòa miền nam Việt Nam, được thành hình từ Nghị quyết của Hội nghị lần III nói trên.

Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam từ đó đến nay vẫn không thay đổi : "giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai" và chế độ Việt Nam Cộng Hòa được xem là "Chế độ thực dân và nửa phong kiến là trở lực ngǎn cản sự nghiệp hòa bình, thống nhất của dân tộc ta, là nguồn gốc của mọi nỗi đau đớn, khổ cực của đồng bào ta ở miền Nam. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là : giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng...".

Tập tài liệu này thú nhận Mặt trận giải phóng miền Nam, hoặc là chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đều do đảng viên đảng Lao động lãnh đạo (bây giờ là đảng cộng sản).

Tức là hai chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam "tuy hai mà một", tất cả nhân sự lãnh đạo đều ở chung một Đảng cộng sản Việt Nam.

Cả hai chế độ này có chung quan điểm : Việt Nam Cộng Hòa là tay sai của Mỹ, là "ngụy". Mục tiêu của họ cũng là một : đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào… (sic !).

Sau khi Sài gòn sụp đổ, đại diện Cộng hòa miền Nam Việt Nam là bà Nguyễn Thị Bình có gởi công hàm thông báo đến các tổ chức quốc tế (thuộc Liên Hiệp Quốc) như O.M.S, UNESCO, UIT… Trước "quốc tế", việc "kế thừa" của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đơn giản là việc "đổi tên nước".

Nhưng vấn đề "kế thừa lãnh thổ" không đơn thuần bằng việc "đổi tên nước".

Thực tế cho thấy Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, quân đội giải tán, các cơ quan nhà nước bỏ trống… không hề có sự "chuyển giao quyền lực", dầu là tượng trưng, giữa phe chiến thắng với bên thua trận.

Sau khi chiến thắng, đại diện Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xin gia nhập vào một số tổ chức quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc, cùng lúc với Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Việc này tạo thành "hai quốc gia" Việt Nam hiện hữu song song trên trường quốc tế. Hành vi này cũng khẳng định Việt Nam Cộng Hòa "đã từng là một quốc gia độc lập có chủ quyền".

Nếu vậy, hành vi "giải phóng dân tộc" dưới ánh sáng luật quốc tế, đơn thuần trở thành một cuộc "xâm lăng", quốc gia này đánh chiếm quốc gia kia bằng vũ lực. Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, quốc gia bại trận, sáp nhập vào lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Không hề có việc "kế thừa lãnh thổ".

Lại càng thêm "khó", khi phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn quan niệm Việt Nam Cộng Hòa là "ngụy", là "tay sai".

Ngụy là "giả", là không có thật.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa luôn quan niệm Việt Nam Cộng Hòa là "ngụy", là "tay sai"

Làm thế nào để kế thừa di sản của cái mà mình cho là "giả", là "không có thật" ? Thực tế đã cho thấy, người ta chỉ có thể "cướp" những thứ của "ngụy" chớ không "kế thừa" những gì từ bọn "ngụy".

Trở lại câu hỏi của học giả Joële Nguyen Duy Tan. Làm thế nào để kế thừa lãnh thổ Hoàng Sa và Trường Sa từ bọn "ngụy", tay sai ?

Tay sai làm gì có "chính danh" để mà kế thừa "danh nghĩa chủ quyền" ?

Các học giả Việt Nam hiện nay còn quan niệm rằng vấn đề Hoàng Sa "khó" vì do Việt Nam Cộng Hòa "làm mất".

Không ai phản biện rằng Trung Quốc dùng vũ lực xâm lăng lãnh thổ Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thời đó (tháng Giêng năm 1974) khá quan trọng với một số chiến hạm do Mỹ để lại từ Thế chiến Thứ hai. Nhưng lực lượng hải quân này chỉ được thổi phồng với những con số "hoành tráng", trong khi "hỏa lực" thì đã bị Mỹ tháo gỡ không còn gì. Ngay cả lực lượng không quân, thời điểm đó nhiên liệu không đủ để tập kích các cơ sở của Việt cộng, thì làm gì có thể ra "dội bom" để lấy lại Hoàng Sa ?

Thật dễ dàng cho các học giả đổ thừa Việt Nam Cộng Hòa "làm mất" Hoàng Sa.

Nhưng theo tôi, cái "khó" của vấn đề chủ quyền biển đảo không hề do Việt Nam Cộng Hòa đem lại. Tập quán quốc tế không nhìn nhận việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ bằng vũ lực. Mà khó vì công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa cũng như khó vì học giả Việt Nam không chịu nhìn thấy đâu là sự thật. Việt Nam Cộng Hòa "làm mất" Hoàng Sa là Trung Quốc nhờ sự tiếp tay "đâm sau lưng" của người anh em miền Bắc !

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : facebook, nhantuan.truong, 28/12/2019

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

Việc hải quân Trung Quốc đang tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt, trong một vùng biển rộng lớn, (bao gồm 11.000 cây số vuông biển thuộc vùng Kinh tế độc quyền của Việt Nam), cách Đà Nẵng 75 hải lý, không phải là hành vi mang bản chất gây hấn đầu tiên của Trung Quốc. Cũng ở khu vực biển này, năm 1997 và năm 2003, Trung Quốc đã cho giàn khoan Kantan 03 vào khai thác lô 113 trên thềm lục địa của Việt Nam, ngoài khơi Thừa Thiên, Huế. Năm 2014, Trung Quốc cho đặt giàn khoan HD 981 trên thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Hải Nam 130 hải lý trong khi cách đảo Lý Sơn của Việt Nam là 120 hải lý.

biendao1

Hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực cửa Vịnh Bắc Việt - Ảnh minh họa

Theo tôi, đã quá trễ để Việt Nam có thể "làm cái gì đó" để ngăn cản hành vi của Trung Quốc trong tương lai. Bởi vì các hành vi của Trung Quốc (từ sau Thế chiến II) thể hiện trên thực tế là phản ảnh yêu sách "chủ quyền" hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Trung Quốc.

Địa điểm của các giàn khoan Kantan 03, HD 981… đều thuộc về phía bên kia (bên Trung Quốc) đường trung tuyến phân chia giữa bờ biển Việt Nam với cụm đảo Hoàng Sa.

Tức là, Trung Quốc chủ trương cụm đảo Hoàng Sa vừa có hiệu lực "vùng nước quần đảo", vừa có hiệu lực đảo 100% theo điều 121 UNCLOS.

Việt Nam không có cách nào để đối phó.

Thứ nhứt, không ai có thẩm quyền để cấm Trung Quốc đòi hỏi quần đảo Hoàng Sa có hiệu lực vùng biển kinh tế độc quyền. Đặc biệt là Việt Nam, bên không có tư cách để yêu cầu. Bởi vì Việt Nam đã có chủ trương tương tự như vậy. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, Việt Nam không thể cấm Trung Quốc làm cái mà Việt Nam đã (và đang) làm.

Thứ hai, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA- Permanent Court of Arbitration) tháng bẩy năm 2016 đã không được đa số các nước ủng hộ. Nguyên nhân là Tòa đã có ý kiến về hiệu lực biển (điều 121) của các đảo thuộc cụm Trường Sa.

Theo Tòa, không có cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa có hiệu lực là "đảo" để có thể yêu sách vùng kinh tế độc quyền (200 hải lý).

Nếu điều này áp dụng rộng rãi thì sẽ có rất nhiều quốc gia phải điều chỉnh lại yêu sách biển của họ.

Phán quyết của Tòa PCA đã đi ngược lại nội dung nhiều kết ước phân định biển giữa các nước trên thế giới đồng thời mâu thuẩn với nhiều "án lệ" của các Tòa quốc tế. Bởi vì thực tế trên thế giới cho thấy, có rất nhiều đảo, nhỏ hơn các đảo ở Trường Sa, cũng được hưởng 100% vùng Kinh tế độc quyền.

Đến nước này, Việt Nam bị dồn vào chân tường, là hệ quả của chính sách ngoại giao phá sản.

Cái gọi là "quốc tế hóa Biển Đông", hơn 10 năm nay tôi cho rằng nó sẽ thất bại. Thời điểm này cho thấy đã 100% là thất bại.

Kiện thì Việt Nam không có tư cách kiện. Cứ mỗi lần có "lùm xùm" với Trung Quốc, ta liền nghe các học giả Việt Nam "hốt thuốc an thần" Việt Nam sẽ đi kiện.

Nếu có nghiên cứu chút ít về lịch sử tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa và luật quốc tế. Ta phải (chua xót) nhìn nhận rằng Việt Nam hôm nay kiện là để thua.

Thật vậy. Chỉ cần xét các "bằng chứng" mà phía Trung Quốc đưa ra (tại Liên Hiệp Quốc năm 2014 nhân vụ giàn khoan HD 981), ta thấy tất cả các chứng cứ đều đến từ Việt Nam. Nào là công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng, nào là sách giáo khoa, bản đồ do Việt Nam in ấn… Các tài liệu này khẳng định Việt Nam ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Tập quán quốc tế cho thấy một quốc gia, một cách dễ dàng, bị mất chủ quyền lịch sử tại một vùng lãnh thổ. Trường hợp tranh chấp giữa Singapour và Mã Lai về chủ quyền đảo Pedra Branca là thí dụ điển hình.

Trường hợp quốc gia mất chủ quyền lịch sử phần lớn do "thái độ" của quốc gia và tính "efffectivité" của quốc gia đối với vùng lãnh thổ đó.

Xét cả hai phương diện, Việt Nam hiện nay thỏa mãn cả hai điều kiện (để mất chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa).

Từ hơn 15 năm trước tôi đã cảnh báo Việt Nam phải "khẳng định chủ quyền" Hoàng Sa và Trường Sa, qua biện pháp "hòa giải quốc gia" để "kế thừa" Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ khi kế thừa Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Nam hôm nay mới có "chính danh" để đòi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Các học giả của Việt Nam, ba chớp ba nhoáng, "cóp py" các ý kiến của tôi. Nhưng không thấy ai "nên thân", vì hầu hết ai cũng xúi Việt Nam hôm nay "nhìn nhận" thực thể "quốc gia Việt Nam Cộng Hòa".

Họ làm vậy vì thể thức "hòa giải quốc gia" xem ra rất khó khăn. Vì nó đặt trên nền tảng thiết lập lại sự thật lịch sử.

Họ làm vậy là do các tài liệu của tôi công bố, trong đó có tài liệu học giả quốc tế đặt vấn đề "Việt Nam hiện nay làm sao có thể kế thừa quốc gia mà họ chưa bao giờ nhìn nhận ?"

Các học giả Việt Nam nghĩ rằng khi "nhìn nhận quốc gia Việt Nam Cộng Hòa" thì đã thỏa mãn các điều kiện để "kế thừa".

Đâu có đơn thuần như vậy. Việc này tôi đã nói nhiều lần, không nhắc lại.

Bởi vì, nếu kế thừa dễ như vậy, tại sao Việt Nam không đi kiện ? Trung Quốc đã có vô số các hành vi lấn lướt, như vụ buộc giàn khoan Repsol rút lui trong tháng này, hay việc Trung Quốc đang tập trận ở ngoài khơi Đà Nẵng… đều là các "cớ" để Việt Nam đi kiện.

Việt Nam vẫn tin tưởng vào các nhà ngoại giao và giàn học giả đại tài của mình.

Tôi chỉ mong muốn rằng những gì tôi nói và đã nói, từ 15 năm nay, là sai.

Điều đau đớn là mình thấy mất nước từ từ, như con trăn đang nuốt con mồi lớn. Từ từ, chầm chậm, như tầm ăn dâu, như xắt lát xúc xích...

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 02/09/2017

Published in Diễn đàn

Nhiều bạn bè facebook, mỗi lần nói về kiện tụng ở Hoàng Sa, Trường Sa, thường hay nêu yếu tố thời gian trong việc kiện tụng. Một số e ngại rằng, vấn đề Hoàng Sa, Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Lần thứ nhứt, nhóm An Vĩnh, chiếm khi Chiến tranh Thế giới thứ II vừa tàn. Đến nay là đã hơn 70 năm. Lần thứ hai, tháng giêng năm 1974, Trung Quốc chiếm nhóm Nguyệt Thiềm (còn gọi là Trăng khuyết hay Lưỡi liềm). Đến nay đã 43 năm.

dao1

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh minh họa

Điều lo ngại của bạn bè là có căn cứ.

Tập quán ở nhiều quốc gia cho thấy, thời gian là một yếu tố quan trọng để xác lập "quyền sở hữu" đất đai. Nếu một bên (tranh chấp) không biểu lộ thái độ phản đối trong một khoản thời gian xác định trước (thông thường là 30 năm hay 50 năm), việc tranh chấp xem như "tàn".

Thí dụ : một nông dân khai thác một vùng đất "vô chủ". Nếu trong vòng 50 năm (hay 30 năm) mà nhà nước, hay một ai đó, không ai lên tiếng phản đối. Người nông dân kia sẽ được quyền "thụ đắc".

Thí dụ khác. Hai láng giềng cất nhà kế cận nhau. Bên A lấn sang bên B vài thước đất. Nếu bên B không kiện cáo trong vòng 30 năm (hay 50 năm), khoảnh đất mà anh A lấn sẽ thuộc vĩnh viễn về anh A.

Dầu vậy, trên bình diện "quốc gia" thì sự việc không hoàn toàn như vậy.

Khác nhau thứ nhứt là về "ý nghĩa ngôn từ". Ở đây là ý nghĩa của "chủ quyền lãnh thổ" và "quyền sở hữu đất đai".

Chủ quyền ở đây là "quyền lực tối thượng" trên vùng lãnh thổ đó (power, pouvoir). Còn "quyền sở hữu" chỉ là "quyền - right, droit". "Quyền lực tối thượng" có "quyền - power" ban bố "quyền sở hữu", cũng như "truất quyền sở hữu đất đai".

Thứ hai, trên bình diện quốc gia, "chủ quyền" là "tối thượng". Mọi quốc gia lớn nhỏ bất kỳ, đều "bình đẳng về chủ quyền".

Tức là "chủ quyền" là thứ không thể truất phế bằng các biện pháp tương tự như "quyền sở hữu".

Một quốc gia có thể bị "tước đoạt chủ quyền" trên một vùng lãnh thổ bởi một cường quốc khác, bằng phương tiện chiến tranh, hay bằng thủ tục chuyển nhượng.

Một vùng lãnh thổ cũng có thể bị "tách rời" khỏi quốc gia, nếu dân chúng trên vùng lãnh thổ này đồng ý "ly khai".

Trường hợp Hoàng Sa (và vài bãi đá ở Trường Sa) Trung Quốc chiếm của Việt Nam bằng vũ lực (chiến tranh). Luật quốc tế hiện đại không nhìn nhận chủ quyền ở một vùng lãnh thổ xâm chiếm bằng vũ lực.

Tức là, theo LUẬT, chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa (hay các bãi đá ở Trường Sa) không được quốc tế nhìn nhận.

Một số trường hợp tranh chấp lãnh thổ khá tương đồng với trường hợp Việt Nam (Hoàng Sa và Trường Sa).

Trường hợp tranh chấp giữa Argentina và Anh về quần đảo Falklands. Tranh chấp quần đảo Falklands xảy ra trước tranh chấp Hoàng Sa, đến nay vẫn "âm ỉ" chưa "tàn".

Năm 1816, sau khi Argentina dành được độc lập, có tuyên bố kế thừa Tây Ban Nha về chủ quyền quần đảo Falklands. Đến năm 1832 nước này bắt đầu cho xây dựng một số cơ sở hành chánh trên đảo. Tuy nhiên, năm 1833 tàu chiến của Anh đuổi các di dân Argentina vừa định cư trên đảo và chiếm đóng đảo này. Tranh chấp kéo dài đến năm 1982 thì đưa đến xung đột vũ trang.

Argentina thua trận, nhưng vẫn không tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

Cách đây khá lâu, bà tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner, được sự ủng hộ của nhiều nước Nam Mỹ, dự định đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế. Tháng tư năm 2015, chính phủ Kirchner kiện 5 công ty khai thác dầu của Anh. Chính phủ này tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra "trước tòa quốc gia và quốc tế".

Điều đáng chú ý, nhà nước Argentina, qua các chính phủ khác nhau, từ năm 1982 đến nay, là các chính phủ đối chọi nhau về thể chế (độc tài và dân chủ). Tuy vậy tính liên tục quốc gia không hề bị đặt lại.

Nếu so sánh với tranh chấp Hoàng Sa, ta thấy tranh chấp Việt-Trung xảy ra đã trên 100 năm, trong khi tranh chấp Anh-Argentina gần 190 năm. Cuộc chiến Falklands đến nay là 35 năm, cuộc chiến Hoàng Sa là 42 năm.

Yếu tố thời gian cho thấy không tổn hại đến yêu sách chủ quyền lãnh thổ, với điều kiện là nhà nước (có trách nhiệm) phải thường xuyên "lên tiếng", hay "có thái độ" đối với vùng lãnh thổ "tranh chấp".

Niều thí dụ khác, như tranh chấp Nga-Nhật về quần đảo Kuril từ năm 1945 hay tranh chấp Trung-Nhật về quần đảo Điếu Ngư từ năm 1945… Nguyên nhân các tranh chấp lãnh thổ này bắt nguồn từ thế kỷ 17, 19…

Tranh chấp Phi-Mã Lai về lãnh thổ, kéo dài từ những năm hai nước vừa độc lập đến nay vẫn chưa giải quyết. (Do việc này mà Phi đã chống đối Đệ trình chung Việt Nam - Mã Lai vê Thềm lục địa mở rộng).

Còn nhiều tranh chấp khác trên thế giới về lãnh thổ cũng kéo dài hàng thế kỷ. Một số đã được đưa ra toàn án quốc tế để giải quyết.

Tranh chấp Thái-Miên về ngôi đền Preah Vihear là một tranh chấp kéo dài hơn nửa thế kỷ, với những xung đột vũ trang, phe này chiếm, phe kia chiếm lại nhiều lần v.v. Cuối cùng việc này được dàn xếp (hai lần) trước Tòa Công lý quốc tế.

Các nước Nhật-Nga, Nhật-Trung, Argentina-Anh, Việt Nam-Trung Quốc cũng như các nước khác… có thế đưa ra một trọng tài phân xử về chủ quyền ở các lãnh thổ tranh chấp bất kỳ lúc nào mà các nước này đồng thuận mong muốn.

Nhưng vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ẩn chứa nhiều "bi kịch".

Nguyên nhân là đảng cộng sản Việt Nam, phía "thắng trận" trong cuộc nội chiến 1954-1975, đã "phủi" sạch trơn, không kế thừa di sản của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa. Hệ quả đưa lại nhà nước hiện tại không kế thừa chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác còn phải có nhiệm vụ thực thi những cam kết mà nhà nước tiền nhiệm Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã thể hiện với Trung Quốc.

Việc "cay đắng" này đã được ông tướng Phạm Trường Long nhắc lại trước "tứ trụ" Việt Nam tuần rồi (18-19 tháng sáu). Đại khái "Nam hải chư đảo" thuộc về Trung Quốc. Điều này đã được thủ tướng PV Đồng ký kết nhìn nhận qua công hàm 1958.

"Bi kịch" càng đầy nước mắt (của nhân dân) khi Trung Quốc đòi thực hiện "lời hứa" của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Theo đó vùng biển Trường Sa là vùng biển "có tranh chấp" với Trung Quốc. Vụ lùm lùm hôm qua, tôi có viết qua một bàn ngắn, Trung Quốc đưa tàu bè vào bãi Tư Chính - Vũng Mây, lập lại vụ Crestone năm 1992.

"Bi kịch" còn ẩn chứa nhiều yếu tố chết người. Lãnh đạo cộng sản Việt Nam đã vượt qua thẩm quyền, đạp lên đầu nhân dân Việt Nam để ký kết với Trung Quốc những "mật ước" mà chỉ có lãnh đạo đảng mới biết nội dung là gì.

Qua các Tuyên bố chung giữa các lãnh đạo đảng, ta mới biết rằng hai bên đã có "Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển".

Trời mới biết các "nguyên tắc cơ bản" đó là gì ?

Nhưng ta có thể tiên đoán rằng, một trong những "nguyên tắc chỉ đạo" là Việt Nam cam kết không kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế.

Hiện nay có vô số có hội để Việt Nam "đơn phương" kiện Trung Quốc ra trước Tòa quốc tế, như Tòa án về Luật Biển 1982 - tương tự Phi đơn phương kiện Trung Quốc năm 2013 (trong vấn đề xâm lấn vùng EEZ của Việt Nam, tại vùng biển Phú Khánh hay tại các bãi Tư Chính - Vũng Mây).

Tứ trụ Việt Nam "thủ khẩu như bình" trước thái độ hống hánh của ông tướng Phạm Trường Long. Ông này ngoe nguẩy bỏ ra về, trong khi "học giả" Việt Nam nói là phía Việt Nam "mời" ông này về.

Đúng là nghe qua "té ghế". Trung Quốc chỉ cần "làm mặt giận" với Việt Nam, kiểu không nhập cảng cái thứ gì của Việt Nam hết. Không cho du khách sang Việt Nam. Một tháng sau là bầu đoàn thê tử cộng sản Việt Nam lục đục sang Bắc Kinh, quì lạy chai đầu gối sói trán năn nỉ thiên triều "bót giận".

Với tư cách một "học giả phản động", đảng cộng sản Việt Nam cho rằng tôi "chống phá nhà nước". Nhưng không ai đưa được bằng chứng cho thấy tôi "chống phá đất nước" ở chỗ nào.

Như hàng triệu triệu công dân Việt Nam khác, tôi "yêu nước" và "bảo vệ đất nước" theo "cách của tôi".

Đó là tôi thường xuyên tố cáo lãnh đạo cộng sản Việt Nam âm mưu bán nước đồng thời chỉ ra những phương cách để Việt Nam giành lại, nếu không phải chủ quyền lãnh thổ, thì cũng giữ không cho quyền lợi của Việt Nam bị thiệt hại trước các thế lực xâm lăng.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 23/06/2017

Additional Info

  • Author Trương Nhân Tuấn
Published in Diễn đàn

chuquyen1

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình. REUTERS/Damir Sagolj

Trong một cử chỉ nhằm cảnh cáo Đài Loan và các lân bang nhân ngày đầu năm dương lịch 2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố "không để bất kỳ ai" tranh giành chủ quyền biển đảo và quyền tự do hàng hải của Trung Quốc.

Theo Reuters, tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc được các cơ quan truyền thông Nhà nước loan báo vào tối qua 31/12/2016, khẳng định Bắc Kinh "theo đuổi một chính sách phát triển hoà bình và sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cùng quyền lợi hàng hải". Ông Tập Cận Bình nói thêm một cách chung chung "không cho phép bất kỳ ai tranh đoạt quyền lợi này".

Tuy chủ tịch Trung Quốc không nói rõ nhắm vào các quốc gia nào trong khu vực nhưng Bắc Kinh tranh giành biển đảo với tất cả các nước trong vùng từ Nhật Bản ở Hoa đông cho đến hầu hết các quốc gia Đông nam Á ở Biển Đông.

Ông Tập Cận Bình cũng không nói gì đến tình hình Đài Loan, trừ lời chúc Tết, nhưng cơ quan Hoa lục đặc trách quan hệ hai bờ eo biển dự báo 2017 sẽ là năm đầy bất trắc. Theo Tân Hoa Xã, chủ tịch Hiệp hội liên lạc của Trung Quốc thẩm định tình hình trong vùng eo biển Đài Loan "sẽ rất phức tạp và nghiêm trọng trong năm 2017 vì có nhiều bất trắc và rủi ro làm cản lực".

Yếu tố Donald Trump ?

Vào ngày 07 và 08 tháng 01/2017, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sẽ đi Trung Mỹ và theo lịch trình bà sẽ quá cảnh tại San Francisco ngày 13 và 14/01. Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ cấm tổng thống Đài Loan quá cảnh nhưng khó có thể toại nguyện.

Câu hỏi đặt ra là liệu tổng thống tân cử Donald Trump, sau cú điện đàm hồi tháng 12, sẽ gặp tổng thống Đài Loan ? Theo AFP, bị phóng viên chất vấn, ông Donald Trump tuyên bố là ông "không gặp ai trước ngày nhậm chức" 20/01/2017 vì "không thích hợp với nghi thức lễ tân". Tuy nhiên, tổng thống tân cử nói thêm một cách nước đôi : "để rồi xem !".

Tú Anh

Published in Châu Á