Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nobel cho Vũ Hán ?

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, các chính phủ trên khắp thế giới đã sử dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực về Covid-19.

kiemduyet1

Họa sĩ đang vẽ tranh cổ động phòng chống Covid-19 trên đường phố Hà Nội hôm 15/6/2021 - AFP

Chúng ta còn nhớ, khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, chính quyền Vũ Hán đã tìm cách che giấu các thông tin bất lợi về đại dịch, phớt lờ các cảnh báo từ các nhà khoa học như Lý Văn Lượng. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã yêu cầu mở cuộc điều tra về việc che giấu thông tin của Trung Quốc dẫn tới đại dịch bùng phát, đe dọa toàn thế giới.

Mặc dù chưa có bằng chứng để chứng minh việc Trung Quốc cố ý tung virus như một vũ khí sinh học hoặc đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm ra, nhưng cả thế giới không thể quên được rằng, virus này xuất phát đầu tiên từ Vũ Hán, và giờ đang khiến cả thế giới lao đao.

Thế nhưng mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng các nhà khoa học làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) nên được trao giải Nobel về y học thay vì bị đổ lỗi, vì là những người đầu tiên phát hiện trình tự gene của vi-rút SARS‑CoV‑2 gây dịch Covid-19 (1).

Đây có thể được hiểu là "ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc, đổi trắng thay đen cũng được, miễn là phục vụ ý đồ của quan thầy họ ở Bắc Kinh.

Trung Quốc là đất nước kiểm soát truyền thông rất chặt, mọi thông tin đưa ra đều được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Là một quốc gia chuyên chế nên lãnh đạo Trung Quốc không thích những ý kiến trái chiều, cho dù đó chỉ là những ý kiến phản biện của những chuyên gia có uy tín.

kiemduyet2

An ninh theo dõi phóng viên chụp ảnh các thành viên của WHO đến điều tra nguồn gốc của vi-rút corona ở gần khu chợ hải sản ở Vũ Hán hôm 3/1/2021. AFP

Câu chuyện Việt Nam

Việc kiểm soát truyền thông và đưa tin theo chiều hướng có lợi cho chính quyền và đảng cộng sản thì không chỉ riêng Trung Quốc, mà Việt Nam cũng ở tình trạng tương tự.

Hiện nay, diễn biến đại dịch Covid-19 ở Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng xấu đi. Mặc dù Hà Nội đang xem xét để nới lỏng giãn cách, nhưng TPHCM lại bước sang đợt giãn cách thứ hai liên tiếp, và số ca nhiễm được phát hiện vẫn không ngừng tăng thêm.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này không đến từ đâu khác ngoài chính quyền Việt Nam, nhưng báo chí chính thống thì không hề đề cập đến các vấn đề này. Có thể kể đến hai vấn đề đã gây ra bất lợi cho tình hình bệnh dịch ở Việt Nam hiện nay. Đó là căn bệnh thành tích, che giấu các thông tin bất lợi cho chính quyền và chậm trễ trong việc tìm kiếm vắc-xin.

a. Căn bệnh thành tích và che giấu thông tin bất lợi cho chính quyền

Nhiều chuyên gia cho rằng bởi vì Việt Nam không đủ khả năng để xét nghiệm tất cả người dân, mà chỉ xét nghiệm những trường hợp nào nghi ngờ, trong khi rất nhiều người nhiễm virus mà không hề có triệu chứng, cho nên vi-rút vẫn âm thầm lan toả trong cộng đồng mà mọi người không hề hay biết.

Hồi đầu tháng 4, trong khi tình hình dịch bệnh ở Ấn Độ vô cùng nguy hiểm, Bộ Công an vẫn "vô tư" hối thúc tất cả người dân đi đổi căn cước công dân gắn chip. Mặc dù nhu cầu cấp đổi này chưa thực sự bức thiết đối với xã hội, nhưng Bộ Công an do muốn lấy thành tích nên đã ráo riết thực hiện. Đã có báo đưa tin về trường hợp công an cấp căn cước bị nhiễm vi-rút, có khả năng lây cho hàng ngàn người (2 ).

Dịp lễ 30/4-1/5, chính quyền thay vì khuyến cáo và yêu cầu mọi người ở nhà hoặc hạn chế đi du lịch, nhưng trước các lợi ích kinh tế từ lĩnh vực hàng không cho tới hoạt động du lịch của các địa phương, đã không có một động thái gì, để hàng triệu người tập trung tại các địa điểm như sân bay, bãi biển, khu du lịch…

Chưa hết, mặc dù tình hình dịch bệnh trên thế giới đầy nguy hiểm, và ngay tại Việt Nam cũng nhiều nơi phải áp dụng phong toả nhưng Đảng cộng sản vẫn cố muốn đạt thành tích của mình, bất chấp sự bùng phát của dịch bệnh. Ông Vương Đình Huệ - Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tuyên bố : "Không vì dịch bệnh mà không tổ chức được bầu cử" (3). Chính các hành động này dẫn tới việc vi-rút được dịp phát tán đi khắp mọi nơi trong cả nước. Thế nhưng các cơ quan chống dịch tuyệt nhiên không đề cập đến các nguyên nhân này. Mãi gần đây, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh mới "rón rén" đưa ra nhận xét "sự xuất hiện liên tiếp các chuỗi lây nhiễm trong thành phố trong khoảng giữa tháng 5 đến nay cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào thành phố vào đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và đã lây lan âm thầm ít nhất hai đến ba thế hệ" (4). Trong khi các chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo từ lâu về nguy cơ lây nhiễm trước các sự kiện này, nhưng chính quyền vẫn bỏ ngoài tai.

b. Chậm trễ trong việc tìm kiếm vắc-xin

Việc chấm dứt được Covid-19 hiện nay chỉ có một cách tốt nhất, đó là sử dụng vắc-xin. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã rất chậm trễ trong việc tìm mua vắc-xin. Sự chậm trễ này đến từ hai nguyên nhân, bao gồm : Sự chủ quan của lãnh đạo ; và không quyết đoán trong việc tìm mua vắc-xin.

Những thành công ban đầu từ năm 2020 cho đến khoảng đầu năm 2021 trong việc chống dịch thông qua biện pháp giãn cách - phong toả đã khiến lãnh đạo Việt Nam chủ quan, tự tin một cách thái quá về mình. Thậm chí Thủ tướng Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc có một phát biểu "ngạo nghễ" khi ví von trên truyền thông báo đài quốc gia là "bây giờ cột điện có chân nó cũng chạy từ Mỹ về Việt Nam". Sự yếu kém về tầm nhìn của lãnh đạo đã dẫn tới tâm lý mất cảnh giác, tự mãn, chủ quan đối với đa phần cán bộ, đội ngũ chống dịch và người dân. Trong khi trình độ phát triển của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp và dịch bệnh đang bùng nổ khủng khiếp tại các quốc gia Châu Á sát Việt Nam như Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia…

Rồi việc kiểm soát đường biên giới cũng đầy những lỗ hổng khi rất nhiều người Trung Quốc vượt biên trái phép mang mầm bệnh gieo rắc khắp nơi.

Nguyên nhân thứ hai để giải thích cho việc chậm trễ, đó là Chính phủ Việt Nam có lẽ chỉ cho rằng, Việt Nam có thể cầm cự bằng phương pháp "phong thành", nên mong chờ sẽ nhận được sự trợ giúp vắc-xin từ Liên minh Covax, chứ không cần phải bỏ tiền ra mua. Điều này được thể hiện là dịch bệnh đã bắt đầu từ tháng 3/2020, nhưng mãi tới ngày 26/5/2021, chính phủ Việt Nam mới cho thành lập Quỹ vắc-xin để huy động tiền toàn dân cho việc mua vắc-xin. Vẫn biết rằng việc mua vắc-xin lúc này không phải là điều dễ, nhưng nếu Việt Nam chủ động đặt mua vắc-xin ngay từ khi dịch bắt đầu như Israel hay Canada thì Việt Nam đã có vắc-xin từ lâu. Điều này cũng cho thấy sự yếu kém trong việc tư vấn chính sách từ các cơ quan chuyên môn của Việt Nam.

Tất cả những điều này đã được nhiều chuyên gia có uy tín đưa ra từ trước đó, nhưng chính quyền Việt Nam đã luôn dập tắt các ý kiến trái chiều, cho rằng những ý kiến đó làm ảnh hưởng đến "quyết tâm chống dịch" của Đảng và Nhà nước.

Kết luận

Chính phủ Trung Quốc cũng như Chính phủ Việt Nam đã lợi dụng các quy định về thông tin sai lệch để ngăn chặn các thông tin và quan điểm chỉ trích liên quan đến đại dịch Covid-19.

Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam từ lâu đã đối diện với những thách thức về tự do truyền thông, nhưng việc kiểm duyệt báo chí liên quan đến Covid-19 đặt ra một mối đe dọa duy nhất, vì điều này làm suy giảm lòng tin của công chúng vào các phản ứng của Chính phủ đối với đại dịch và hạn chế những thông tin sẵn có mà người dân cần để đưa ra các quyết định sáng suốt liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của họ trong cuộc khủng hoảng này.

Đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng và đánh bại vi-rút SARS-CoV-2 phải là nỗ lực của cả Chính phủ và người dân. Do những lỗ hổng nghiêm trọng trong dữ liệu về đại dịch mà các chính phủ thu thập và công bố, người dân đã tìm đến mạng xã hội và xã hội dân sự như những nguồn thông tin quan trọng. Sự cởi mở và tự do báo chí sẽ là những công cụ quan trọng trong việc xây dựng lòng tin để đảm bảo tuân thủ các phản ứng sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu sự do dự tiêm vắc-xin. Chính vì vậy, nếu các cuộc tấn công vào tự do báo chí vẫn tiếp tục như ở Trung Quốc và Việt Nam thì người dân sẽ không được cung cấp những thông tin mà họ cần biết về quy mô và bản chất của cuộc khủng hoảng. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công cuộc chống dịch và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Nguyễn Đông Phong

Nguồn : RFA, 20/06/2021

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Dịch bệnh bớt hẳn, Trung Quốc khởi động lại cỗ máy kinh tế (RFI, 22/03/2020)

Hôm 22/03/2020, Trung Quốc cho biết là trong 24 tiếng đồng hồ vừa qua, chỉ có thêm vỏn vẹn một ca nhiễm "nội địa" trong số 46 ca nhiễm mới, chủ yếu là "ngoại nhập". Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh bắt đầu cho khởi động lại guồng máy kinh tế, tuyên bố giảm thuế để kích thích đầu tư, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng nhằm phục hồi nền kinh tế thứ hai thế giới thứ hai, bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh bùng lên tại Vũ Hán hơn hai tháng trước đây.

tq1

Khách chờ vào công viên giải trí Happy Valley tại Thượng Hải (Trung Quốc), mở cửa lại ngày 20/03/2020 sau thời gian dừng hoạt động vì dịch Covid-19, Reuters - ALY SONG

Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde phân tích :

Đây là lần thứ hai trong một tuần lễ mà cơ quan kế hoạch hóa kinh tế đầy uy lực của Trung Quốc công bố các biện pháp khởi động lại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Theo Reuters, Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các "cơ sở hạ tầng mới", đặc biệt là các dự án "thành phố thông minh", kèm theo việc mở rộng mạng 5G.

Đây là một cách để trấn an Quỹ Tiền tệ quốc tế, đang lo ngại trước tình trạng suy thoái đang tiến lại gần với tốc độ cực cao và hôm thứ Ba vừa qua đã lên tiếng kêu gọi một chủ trương "dùng ngân sách để kích thích tăng trưởng một cách đồng bộ và có phối hợp ở cấp độ toàn cầu".

Giới hoạch định chính sách tại Trung Quốc như vậy là đã trả lời sẵn sàng. Theo họ, gần 90% các dự án cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc đã được thực hiện trở lại, ngoại trừ tại tỉnh Hồ Bắc bị dịch bệnh tác hại nặng nề.

Trước mắt, Bắc Kinh đang chủ yếu dựa vào chính quyền các tỉnh, được yêu cầu hỗ trợ tiêu dùng thông qua việc phát hành các loại trái phiếu để "giúp người tiêu dùng tăng phần chi tiêu". Điều này rất quan trọng vì doanh số bán lẻ, động lực tăng trưởng của Trung Quốc, đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm nay.

Câu hỏi đặt ra là liệu người tiêu dùng lo sợ trước dịch bệnh, có sẽ mua sắm trở lại hay không ? Một số người cho rằng biện pháp khuyến khích tiêu thụ phiếm diện ở cấp địa phương sẽ không đủ để khởi động lại cỗ máy kinh tế, nhưng một số người khác thì ngược lại chủ trương không cần đáp ứng ngay lập tức lời kêu gọi của quốc tế.

Theo ông Dư Vĩnh Định (Yu Yong Ding), cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, thì Bắc Kinh cần kiên nhẫn, không nền dùng các biện pháp "đại pháo" để cứu nền kinh tế.

Đối với chuyên gia này, trước khi đáp ứng lời kêu gọi của quốc tế, Trung Quốc trước hết cần phải đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn dịch bệnh, khôi phục hoàn toàn các nhà máy trước khi tung ra các biện pháp ngân sách và tiền tệ.

Trọng Nghĩa

*********************

Covid-19 : Trung Quốc không có ca lây nhiễm nội địa trong ba ngày liền (RFI, 21/03/2020)

Theo số liệu chính thức của Trung Quốc công bố hôm nay, 21/03/2020, thì trong 24 giờ qua, nước này đã không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm virus corona nào trong nội địa, chỉ có 41 ca nhiễm mới, đều do những người nhập cảnh từ nước ngoài mang vào. Đây là ngày thứ ba liên tiếp mà Trung Quốc không có ca nhiễm nội địa.

tq2

Người lao động đến từ Hồ Bắc tại một nhà ga xe lửa ở Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc) ngày 19/03/2020. Reuters - CHINA DAILY

Trong bối cảnh dịch bệnh lùi bước tại Trung Quốc, hôm 19/03 vừa qua, một ủy ban điều tra quốc gia đã chính thức khôi phục danh dự cho cố bác sĩ Lý Văn Lượng, một những người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh, nhưng đã bị trù dập trước khi được trả tự do rồi bị chết vì virus corona.

Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Simon Leplatre tường trình.

Hiếm khi thấy được những lời chỉ trích mạnh mẽ như vậy đối với chính quyền ở Trung Quốc, nhưng cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng đã vang vọng lên cùng với nỗi lo lắng và bực tức của người dân đối với chính quyền.

Cũng như bảy bác sĩ khác ở Vũ Hán, Lý Văn Lượng chỉ muốn cảnh báo các đồng nghiệp về sự xuất hiện của một loại virus giống như virus Sars trong bệnh viện của mình. Thế nhưng ngay hôm sau, cả tám bác sĩ đã bị công an bắt giữ, đe dọa và bị buộc phải ký tên vào một lá thư cam kết sẽ không lan truyền tin đồn.

Hôm sau đó, bác sĩ Lý Văn Lượng đã trở lại làm việc với các bệnh nhân để rồi cũng bị nhiễm virus corona. Cái chết của ông ngày mùng 7 tháng Hai vừa qua đã làm cả Trung Quốc xúc động.

Đối mặt với cơn giận dữ của người dân, chính quyền đã cho Ủy Ban Giám Sát Nhà Nước mở cuộc điều tra. Hôm thứ Năm vừa qua, ủy ban này đã kết luận rằng việc bắt giữ là một hành động không phù hợp. Ngay sau đó Công An Vũ Hán đã xin lỗi gia đình bác sĩ Lý Văn Lượng.

Đối với người Trung Quốc, những lời xin lỗi đó quá ít và quá muôn, vì lẽ trách nhiệm là của toàn bộ guồng máy. Kể từ khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, một số nhà báo dám nói thật và nhiều nhà bất đồng chính kiến ​​chỉ trích cách xử lý dịch bệnh đã bị công an bắt đi và giam giữ ở một nơi bí mật.

Trọng Nghĩa

******************

Virus corona lây lan, Trung Quốc gia tăng kiểm duyệt mạng xã hội (RFI, 21/03/2020)

Khi không thể giấu được tình trạng dịch virus corona lan rộng, chính quyền Trung Quốc, một mặt tìm cách đối phó dịch bệnh, công bố thông tin dịch bệnh, dù không sát thực tế, mặt khác tăng cường kiểm duyệt thông tin trên mạng xã hội. Đây là một trong những kết luận của bản điều tra của nhóm nghiên cứu Citizen Lab, đại học Toronto, Canada, đăng trên website của nhóm ngày 03/03/2020.

tq3

Kiểm duyệt liên quan đến virus corona trên hai mạng YY (tương đương với YouTube) và WeChat (tương đương với Facebook). Ảnh minh họa

Ngày 30/12/2019, bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), cùng bẩy bác sĩ khác, cảnh báo về một loại virus gây triệu chứng hô hấp cấp tương tự như SARS sau khi ông tham khảo được bệnh án của một bệnh nhân được bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viên Trung tâm Vũ Hán, chia sẻ. Ngày 01/01/2020, bác sĩ nhãn khoa trẻ này bị bắt vì tội "tung tin đồn thất thiệt" và "gây rối trật tự xã hội". Nhiều nghi vấn bắt đầu rộ lên trên mạng xã hội với số ca nhiễm ngày càng nhiều.

Ngày 05/02, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) tuyên bố sẽ trừng phạt "các trang web, các diễn đàn và tài khoản" nếu đăng những nội dụng "gây hại" và "reo rắc sợ hãi" liên quan đến virus corona mới. Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc nêu đích danh các công ty Sina Weibo, Tencent và ByteDance và cho biết sẽ tiến hành "kiểm tra chuyên đề" trong các diễn của những nhà cung cấp này.

Song song với việc cảnh báo công luận về hậu quả của việc "phát tán tin đồn", cảnh sát liên tục cảnh cáo, truy bắt tác giả những tin trên. Có ít nhất 40 người đã bị cảnh cáo, phạt và giam giữ hành chính và hình sự chỉ trong hai ngày 24 và 25/01. Một nguồn tin khác nêu lên một con số lớn hơn : 254 công dân bị trừng phạt hơn vì "truyền bá tin đồn" tại Trung Quốc từ ngày 22 đến 28/01.

Phương pháp kiểm duyệt của mạng xã hội YY và WeChat

Nhóm nghiên cứu Citizen Lab đã nghiên cứu các cách kiểm duyệt liên quan đến virus corona trên hai mạng YY (tương đương với YouTube) và WeChat (tương đương với Facebook).

Trước tiên, mạng YY kiểm duyệt theo các từ khóa, được cập nhật hày ngày, và có thể thay đổi theo "thời cuộc", để xác định xem một trong những từ khóa đó có nằm trong tin nhắn, trao đổi của người sử dụng hay không. Nếu có một từ nằm trong danh sách kiểm duyệt, tin nhắn đó sẽ không được gửi đi. Nhóm nghiên cứu Citizen Lab theo dõi được tất cả những lần cập nhật danh sách từ khóa bị kiểm duyệt của YY từ tháng 02/2015.

Thứ hai, mạng WeChat kiểm duyệt ở máy chủ, có nghĩa là tất cả các quy định để tiến hành kiểm duyệt đều nằm trên hệ thống máy chủ từ xa. Khi một người sử dụng WeChat gửi cho người khác một tin nhắn chứa một từ khóa bị kiểm duyệt, tin nhắn đó được chuyển đến máy chủ của tập đoàn Tencent (công ty mẹ của WeChat), máy chủ này phát hiện xem tin nhắn có chứa những từ nằm trong danh sách đen hay không, trước khi gửi cho người nhận.

Theo kết quả thử của nhóm Citizen Lab (tiến hành từ 01/01 đến 15/02/2020 từ mạng của đại học Toronto), WeChat kiểm duyệt một thông tin nếu tin nhắn đó chứa những cụm từ, trong đó có một hoặc nhiều từ khóa trong danh sách đen.

Từ "húy" bị kiểm duyệt

Những từ và cụm từ bị kiểm duyệt đầu tiên đều liên quan đến dịch Covid-19. Trên mạng YY, ngày 31/12/2019, một ngày sau khi bác sĩ Lỹ Văn Lượng và bẩy người khác cảnh báo về virus corona mới, mạng YY đã cập nhật thêm 45 từ khóa (tiếng Trung giản thể và phồn thể) vào danh sách đen, liên quan đến những từ miêu tả bệnh viêm phổi, địa điểm được cho là nơi virus phát tán, các cơ quan địa phương Vũ Hán hay những cuộc thảo luận về những điểm tương đồng giữa dịch ở Vũ Hán với SARS.

Theo thông tin chính thức, có 104 ca nhiễm virus corona tính đến ngày 31/12/2019. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến nguy cơ virus lây từ người sang người chỉ được Trung Quốc công bố ngày 20/01. Thí nghiệm của Citizen Lab cho thấy mạng xã hội đã kiểm duyệt những nội dung liên quan đến Covid-19 từ ba tuần trước đó và điều này khẳng định các nhà cung cấp mạng xã hội đã phải chịu áp lực từ chính phủ để kiểm duyệt thông tin ngay từ giai đoạn đầu của dịch.

Trên mạng WeChat, nhóm nghiên cứu của Citizen Lab thử nghiệm các cuộc trao đổi kín từ ngày 01/01 đến 15/02 và phát hiện 516 cụm từ khóa liên quan trực tiếp đến dịch Covid-19 bị kiểm duyệt, trong đó số cụm từ bị kiểm duyệt tăng lên gần gấp 4 lần chỉ trong hai tuần đầu tháng Hai, từ 132 cụm từ lên thành 516.

Tương tự như trên mạng YY, những cụm từ liên quan đến dịch viêm phổi cấp do virus corona mới gây ra vẫn bị kiểm duyệt gắt gao nhất, như cách kiểm soát dịch bệnh, cách xử lý dịch Covid-19 ở Hồng Kông, Đài Loan, Macao, triệu chứng bệnh, thông tin liên quan đến bác sĩ Lý Văn Lượng...

Ngoài ra, còn có 192 cụm từ khóa bị kiểm duyệt liên quan đến các nhà lãnh đạo cấp cao, cũng như vai trò của họ trong cách quản lý dịch, trong đó 87% cụm từ liên quan đến chủ tịch Tập Cận Bình.

Nhóm Citizen Lab cũng phát hiện 138 cụm từ khóa liên quan đến các cơ quan chính phủ và hoặc chính sách của chính phủ về quản lý dịch Covid-19, trong đó 39% là những bình luận chỉ trích, lên án chính quyền trung ương và địa phương cũng như các các cơ quan chính phủ đã giấu và xử lý không tốt dịch. 

Những cách lách kiểm duyệt độc đáo của dân mạng Trung Quốc

Trang presse-citron.net, chuyên về tin học, nhận định người sử dụng internet ở Trung Quốc không ngừng có những ý tưởng độc đáo lách kiểm duyệt mạng để nói về virus corona mà không bị chính quyền phát hiện.

Họ rất chú ý đến bài trả lời phỏng vấn của bác sĩ Ai Fen, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, với báo Renwu ngày 10/03. Nữ bác sĩ này kể lại việc cô chia sẻ với những người khác trong nhóm WeChat, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, về bệnh án một bệnh nhân bị viêm phổi do một loại virus, giống virus corona từng gây dịch SARS.

Dĩ nhiên, cuộc phỏng vấn này bị chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt vì muốn tránh phát tán trên mạng. Thế nhưng, để truyền tải bài phỏng vấn này, người sử dụng mạng WeChat đã sử dụng nhiều cách như cố tình gõ sai chính tả, hoặc thêm các hình biểu tượng cảm xúc. Thậm chí, họ viết ngược bài phòng vấn hoặc sử dụng ký hiệu morse. Những fan của phim khoa học viễn tưởng thì dịch sang ngôn ngữ của người ngoài hành tinh. Ví dụ fan của phim Star Trek "dịch" toàn bộ bài viết ra klingon, ngôn ngữ tưởng tượng của tộc người ngoài hành tinh cùng tên.

Đối với ông Henry Gao, giáo sư luật thương mại Trung Quốc tại Singapore, người sử dụng mạng internet dám đề cập nhiều hơn đến những chủ đề có nguy cơ bị kiểm duyệt. Từ tháng Giêng, rất nhiều người trong số họ sử dụng cách này để truyền tải thông tin, trong khi trước đó, chỉ có những nhà đấu tranh dân chủ mới dùng đến phương pháp này.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Bất chấp những bài học kinh nghiệm sau đại dịch SARS năm 2002. Chính quyền Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng kiểm duyệt và tuyên truyền trong khi dịch virus corona (COVID-19) bùng phát  mà nhiều người coi là yếu tố thúc đẩy mức độ lây lan và gây tử vong của virus này.

censor1

Chính quyền Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng kiểm duyệt và tuyên truyền trong khi dịch virus corona (COVID-19) bùng phát  mà nhiều người coi là yếu tố thúc đẩy mức độ lây lan và gây tử vong của virus này.

Để giữ dân bình tĩnh và giảm bớt chỉ trích, các trường hợp lây nhiễm sớm ở Vũ Hán đã bị hạ thấp (sự nguy hiểm) hoặc bỏ qua. Khi dịch bệnh đang lây lan, các bài báo về dịch bệnh bị kiểm soát thông qua các chỉ thị kiểm duyệt. Các thông tin y tế không được công bố bị gọi là "tin đồn", các chuyên gia y tế chia sẻ tin đồn đã bị trừng phạt, và được chiếu rộng rãi trên CCTV nhằm cảnh báo người dân.

Các phương tiện truyền thông chính thức đã cố gắng lên gân tinh thần bằng cách chia sẻ những câu chuyện tích cực về các nhân viên y tế anh hùng và các nghĩa cử từ thiện của công dân. Bất chấp những nỗ lực này, dư luận vẫn đang phẫn nộ.

Hiện nay, virus đã lây nhiễm cho hơn 80.000 người dân Trung Quốc, giết chết gần 3.000 người và ảnh hưởng đến cuộc sống của gần như mọi người ở Trung Quốc.  Việc chính quyền quản lý thông tin chỉ làm tăng thêm sự phẫn nộ của công chúng : sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong tám nhân viên y tế bị buộc tội phát tán tin đồn nhảm nhí ở Vũ Hán, chết vì COVID-19, cư dân mạng đã kêu gọi tự do ngôn luận, đòi hỏi nhiều tiếng nói trong xã hội hơn.

Để đối phó với sự phẫn nộ của công chúng sau cái chết của bác sĩ Lý, chính quyền được khuyên tăng cường kiểm soát thông tin trực tuyến và sử dụng tuyên truyền để chuyển hướng sự quan tâm người dùng web. Các nhà chức trách dường như đã làm theo lời khuyên : kiểm duyệt trong nước, xuất hiện thêm nhiều câu chuyện về các nhân viên y tế chiến đấu chống lại dịch bệnh và VPN (công cụ lách kiểm duyệt) trở nên khó sử dụng hơn.  

Trong khi đó, nhà báo công dân Chen Qiushi và Fang Bin được cho là đã bị chính quyền bắt vì đưa tin về tình hình ở Vũ Hán, và nhà hoạt động nhân quyền Xu Zhiyong bị giam giữ sau khi viết một bài tiểu luận chỉ trích chính phủ.  

Tuần này, Li Zehua, một cựu phóng viên CCTV hiện đang là một nhà báo công dân tường thuật từ Vũ Hán, cũng bị chính quyền ở đó bắt giữ và hiện vẫn không rõ tình trạng của ông ra sao. Dự án Truyền thông Trung Quốc đã dịch thông điệp cuối cùng mà ông Li ghi lại khi các nhân viên an ninh nhà nước đến trước cửa nhà ông

"Tôi nghĩ rằng tôi không hổ thẹn với lương tâm mình, với cha mẹ tôi, với gia đình tôi, và với Đại học Truyền thông Trung Quốc , và  đối với ngành báo chí mà tôi đã theo học. Tôi không hổ thẹn đối với đất nước tôi, và tôi đã không làm gì hại cho tổ quốc mình.

Tôi sẽ không bẻ cong chính kiến mình, tôi cũng không muốn bịt mắt và che tai lại. Điều đó không có nghĩa là tôi không thể sống hạnh phúc và thoải mái với vợ con. Dĩ nhiên tôi có thể làm điều đó. Nhưng tại sao tôi lại nghỉ việc ở CCTV ? Lý do là vì – tôi hy vọng nhiều người trẻ, nhiều người như tôi có thể đứng lên !".

Tờ New York Times, xem xét thái độ của người dân Trung Quốc trong chiến dịch truyền thông tích cực mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh, lưu ý rằng nhiều người ở Trung Quốc không còn chút kiên nhẫn đối với kiểu tuyên truyền này.

Tạp chí Phố Wall, ghi nhận có nhiều phản ứng dữ dội hơn đối với kiểm duyệt và tuyên truyền của nhà nước. Đặc biệt, một số bài phê bình thậm chí còn xuất hiện trên truyền thông nhà nước.

Tờ The Atlantic, lập luận rằng loại virus này làm lộ rõ lỗ hổng chết người của chủ nghĩa độc đoán của nhà nước cộng sản: đó là ngày càng tăng và phụ thuộc vào giám sát và kiểm duyệt để che giấu sự thật, khiến các nhà lãnh đạo không sẵn sàng đối phó với tình hình đang xảy ra.

Josh Rudolph

Nguyên tác : Coronavirus Censorship and spion draw public backlash, China Digital Times, 27/02/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 01/03/2020

Published in Diễn đàn

Thật là mt s sai lm khng khiếp, mt nước c ngu xun. H va mi t ra biết điu đôi chút khi chu lùi mt bước, hoãn vic thông qua dự Lut Đc khu vào phiên hp quc hi sau, thì sáng 12/6 h vn gi nguyên ý đnh b phiếu v d Lut an ninh mng, mt đo lut phn đng, phn dân ch không kém gì d lut Đc khu.

cyber0

Mục đích ca d tho Lut an ninh mng là kim soát mi thông tin trên mng, là th tiêu trit đ mi thông tin t do ca đi tư cá nhân. Hình minh ha.

Quốc hi tay sai ca đng, vi hơn 90% là đng viên, li dn thân vào con đường sai lm khng khiếp, trit đ tước quyn t do ngôn lun, t do thông tin ca toàn dân, giao cho Công an toàn quyn kim soát xâm nhp và tch thu mi ngun thông tin ca tp th và cá nhân trên mng internet.

Ai cũng biết thông tin vin thông (không dây) và internet cùng máy điện toán - computer - là nhng thành tu ni bt nht ca loài người văn minh hin đi, phc v đc lc cho cuc sng vt cht tinh thn ca toàn nhân loi.

Mục đích ca d tho Lut an ninh mng là kim soát mi thông tin trên mạng, là th tiêu trit đ mi thông tin t do ca đi tư cá nhân - tư nhân và ca mi tp th, là sao chép hu như nguyên si b Lut an ninh mng ca Bc Kinh, đang b c thế gii lên án là ngu xun, di dt, bt lc chng li cái "túi khôn" quý báu nhất ca thi đi văn minh.

Trên đất nước Vit Nam hin có trên 60 triu máy tính, phn ln là ca cá nhân, ca cán b, hc sinh, sinh viên, nhà kinh doanh, chuyên viên các ngành. T do thông tin đã tr thành không khí, máu tht ca toàn dân trong quan h cá nhân tp th và xã hi, vi k thut s hin đi và ý tưởng xây dng th đô và các thành ph, th trn "thông minh". Lut an ninh mng s cho phép cơ quan an ninh ca Bộ công an kim soát tt c các thông tin, d kin, và có th x lý rt tùy tin theo nhng khái nim cc kỳ mơ hồ như "làm mt đoàn kết toàn dân", "đe da nn an ninh quc gia", "có mưu đ lt đ chính quyn", "loan truyn tin tht thit"…

Chính vì những nguy cơ đó mà ngay trước ngày b phiếu, các đi din ngành truyn thông và thông tin cùng nhau hip thương khẩn cp yêu cu hoãn cuc b phiếu đ ly ý kiến rng rãi và tho lun k càng hơn.

Đó là các Hiệp hi Internet Việt Nam ; Hi tin hc Việt Nam ; Hi t đng hóa Việt Nam ; Hip hi phn mm và dch v công ngh thông tin Việt Nam ; Hip hi doanh nghip đin t Việt Nam ; Hi Vô tuyến điện t Việt Nam ; Hip hi thương mi đin t Việt Nam ; Hip hi an toàn thông tin Việt Nam ; Hi truyn thông S Việt Nam ; Hi tin hc Thành phố Hồ Chí Minh ; Câu lc b phn mm t do ngun m Việt Nam ; Câu Lc B Trường công ngh thông tin Việt Nam ; Đi din ICT Việt Nam. Mười ba hi trên đây bao gm hàng vài ngàn chuyên gia am hiểu sâu sc ngành Thông tin đa dng đa ngành, phn khá ln là đng viên trí thc tinh hoa ngành truyn thông Việt Nam đang trên đà phát trin mnh m.

Ngành truyền thông hin đi vi k thut s và hàng ngàn v tinh nhân to đuc thế gii văn minh coi là ct tr ca phát trin và phn vinh trong thế k này.

Vì lẽ đó, t chc Ân Xá Quốc Tế - Amnesty International - đã khn cp báo đng cho các hãng thông tin quc tế Microsoft, Google, Apple, Facebook, Sam Sung v vic quc hi ca Đảng cộng sản Việt Nam đang chun b thông qua Lut an ninh mạng, không nhng trit tiêu quyn t do ca dân Vit, còn đe da nghiêm trng nguyên tc bo mt trong thông tin quc tế được pháp lut quc tế bo v, cn lên tiếng can ngăn, cnh báo. Đ biết Lut an ninh mạng là nguy him t hi đến đâu.

Nhưng không kịp !

Đây là một mưu đ th tiêu quyn t do ngôn lun, t do phn bin ca công dân, vi phm quyn t do tư tưởng được hiến pháp và pháp lut quc tế v nhân quyn bo v.

Nhân dân ta đã buộc bo quyn phi lùi bước hoãn vic thông qua d Lut Đc khu, cần đu tranh đ hy b hn "d lut bán đt, bán nước" đó, nay li cn lên tiếng mnh m đòi hy b hn Lut an ninh mạng cc kỳ phn đng, phn dân ch, phn thi đi. Cn dy cho nhng k u mê tăm ti chm tiến đến thê thm dám tn công vào cái "túi khôn" quý báu của nhân loi là h thng Internet.

Trong và ngoài nước, hãy lên tiếng và hành đng, hi hp, mittinh, xung đường tun hành, tng biu tình, bãi khóa, xé b, đt cháy Lut an ninh mạng, không cho nó có hiu lc t ngày 01/01/2019 như d đnh. Hàng triệu máy tính cá nhân hãy đồng lot lên mng t thái đ bác b Lut an ninh mạng ngay lúc này.

Để hiu rõ thêm v Lut an ninh mạng, mong các bn tìm đc loan truyn các bài viết ca chuyên gia lão luyn v thông tin vin thông Dương Ngc Thái, tt nghip Hoa Kỳ, và nhà báo trong nước Kim Hnh (trên mng Dân làm báo), và c gng có nhng kiến ngh mang vài vn ch ký cho có trng lượng cnh báo thế lc bo quyn tăm ti di dt đang vác gch nn vào đôi chân run ry ca chính mình.

Bùi Tín

Nguồn : VOA, 13/06/2018

Published in Diễn đàn