Bất chấp những bài học kinh nghiệm sau đại dịch SARS năm 2002. Chính quyền Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng kiểm duyệt và tuyên truyền trong khi dịch virus corona (COVID-19) bùng phát mà nhiều người coi là yếu tố thúc đẩy mức độ lây lan và gây tử vong của virus này.
Chính quyền Trung Quốc vẫn sẵn sàng sử dụng kiểm duyệt và tuyên truyền trong khi dịch virus corona (COVID-19) bùng phát mà nhiều người coi là yếu tố thúc đẩy mức độ lây lan và gây tử vong của virus này.
Để giữ dân bình tĩnh và giảm bớt chỉ trích, các trường hợp lây nhiễm sớm ở Vũ Hán đã bị hạ thấp (sự nguy hiểm) hoặc bỏ qua. Khi dịch bệnh đang lây lan, các bài báo về dịch bệnh bị kiểm soát thông qua các chỉ thị kiểm duyệt. Các thông tin y tế không được công bố bị gọi là "tin đồn", các chuyên gia y tế chia sẻ tin đồn đã bị trừng phạt, và được chiếu rộng rãi trên CCTV nhằm cảnh báo người dân.
Các phương tiện truyền thông chính thức đã cố gắng lên gân tinh thần bằng cách chia sẻ những câu chuyện tích cực về các nhân viên y tế anh hùng và các nghĩa cử từ thiện của công dân. Bất chấp những nỗ lực này, dư luận vẫn đang phẫn nộ.
Hiện nay, virus đã lây nhiễm cho hơn 80.000 người dân Trung Quốc, giết chết gần 3.000 người và ảnh hưởng đến cuộc sống của gần như mọi người ở Trung Quốc. Việc chính quyền quản lý thông tin chỉ làm tăng thêm sự phẫn nộ của công chúng : sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong tám nhân viên y tế bị buộc tội phát tán tin đồn nhảm nhí ở Vũ Hán, chết vì COVID-19, cư dân mạng đã kêu gọi tự do ngôn luận, đòi hỏi nhiều tiếng nói trong xã hội hơn.
Để đối phó với sự phẫn nộ của công chúng sau cái chết của bác sĩ Lý, chính quyền được khuyên tăng cường kiểm soát thông tin trực tuyến và sử dụng tuyên truyền để chuyển hướng sự quan tâm người dùng web. Các nhà chức trách dường như đã làm theo lời khuyên : kiểm duyệt trong nước, xuất hiện thêm nhiều câu chuyện về các nhân viên y tế chiến đấu chống lại dịch bệnh và VPN (công cụ lách kiểm duyệt) trở nên khó sử dụng hơn.
Trong khi đó, nhà báo công dân Chen Qiushi và Fang Bin được cho là đã bị chính quyền bắt vì đưa tin về tình hình ở Vũ Hán, và nhà hoạt động nhân quyền Xu Zhiyong bị giam giữ sau khi viết một bài tiểu luận chỉ trích chính phủ.
Tuần này, Li Zehua, một cựu phóng viên CCTV hiện đang là một nhà báo công dân tường thuật từ Vũ Hán, cũng bị chính quyền ở đó bắt giữ và hiện vẫn không rõ tình trạng của ông ra sao. Dự án Truyền thông Trung Quốc đã dịch thông điệp cuối cùng mà ông Li ghi lại khi các nhân viên an ninh nhà nước đến trước cửa nhà ông :
"Tôi nghĩ rằng tôi không hổ thẹn với lương tâm mình, với cha mẹ tôi, với gia đình tôi, và với Đại học Truyền thông Trung Quốc , và đối với ngành báo chí mà tôi đã theo học. Tôi không hổ thẹn đối với đất nước tôi, và tôi đã không làm gì hại cho tổ quốc mình.
Tôi sẽ không bẻ cong chính kiến mình, tôi cũng không muốn bịt mắt và che tai lại. Điều đó không có nghĩa là tôi không thể sống hạnh phúc và thoải mái với vợ con. Dĩ nhiên tôi có thể làm điều đó. Nhưng tại sao tôi lại nghỉ việc ở CCTV ? Lý do là vì – tôi hy vọng nhiều người trẻ, nhiều người như tôi có thể đứng lên !".
Tờ New York Times, xem xét thái độ của người dân Trung Quốc trong chiến dịch truyền thông tích cực mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh, lưu ý rằng nhiều người ở Trung Quốc không còn chút kiên nhẫn đối với kiểu tuyên truyền này.
Tạp chí Phố Wall, ghi nhận có nhiều phản ứng dữ dội hơn đối với kiểm duyệt và tuyên truyền của nhà nước. Đặc biệt, một số bài phê bình thậm chí còn xuất hiện trên truyền thông nhà nước.
Tờ The Atlantic, lập luận rằng loại virus này làm lộ rõ lỗ hổng chết người của chủ nghĩa độc đoán của nhà nước cộng sản: đó là ngày càng tăng và phụ thuộc vào giám sát và kiểm duyệt để che giấu sự thật, khiến các nhà lãnh đạo không sẵn sàng đối phó với tình hình đang xảy ra.
Josh Rudolph