Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thời sự Việt Nam vào thời điểm kỷ niệm 43 năm Cộng sản cai trị cả nước (30/04/1975-30/04/2018)cho thấy Hà Nội đã phải trả giá qúa đắt để được an phận nước nhỏ với Trung Quốc. Chén thuốc đắng này còn được lính Tàu tiếp sức bằng các vụ tấn công và cướp của ngư dân Việt Nam hành nghề ở Biển Đông trong hai tháng 3 và 4 năm nay (2018).

tau1

Tàu Trung Quốc cố tình rượt đâm vào tàu cá Việt Nam trên Biển Đông - Ảnh minh họa

Nhưng đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam lại chưa bao giờ dám phản ứng mạnh với Trung Quốc để bảo vệ mạng sống ngư dân. Ngược lại đã có những người vẫn hành động và viết lời ngụp lặn trong ao tù Cộng sản chủ nghĩa để quên đi chủ quyền biển đảo và trách nhiệm với dân.

Trước hết hãy theo chân các tin từ Việt Nam để biết những khốn khó mới xẩy ra chongư dân :

- Vụ thứ nhất xẩy ra ngày 18/3 khi tàu cá mang số hiệu QNa 90822, do anh Nguyễn Tuấn Sơn (ngụ tại xã Tam Quan, huyện Núi Thành) làm chủ tàu, khi đang hành nghề lưới cản ở tọa độ 16 độ vĩ bắc và 111 độ kinh đông thì bị tàu sắt vỏ sơn màu trắng bao vây. Khoảng 15 phút sau, 1 ca nô khác chở theo nhóm người mang súng áp sát mạn tàu. Ngay sau đó, nhóm 6 người đã nhảy lên tàu anh Sơn dùng súng khống chế ngư dân và có hành động cắt phá lưới cụ và lấy đi 2 bình ắc quy".

- Vụ thứ hai ghi lại với 2 tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi gây thiệt hại nặng về tài sản. Sự việc xảy ra ngày 22/3, tàu cá QNg 90440 TS và QNg 90045 TS của ngư dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi đang núp gió ở đảo Đá Lồi, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị tàu sơn trắng số hiệu 46016 và 45103 tấn công đâm va, gây thiệt hại khoảng 800 triệu đồng.

- Vụ thứ ba chẳng may đã đến với tàu QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đầu tháng 4/2018, tàu của ông chở tất cả 6 ngư dân ra khơi đánh bắt, đến sáng 20/4, khi tàu đang đánh bắt ở vùng biển cách đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 7 hải lý về phía Đông Đông Nam thì bất ngờ xuất hiện 2 tàu Trung Quốc màu trắng mang số hiệu 45103 và 46001 cao khoảng 7 m, dài khoảng 50 m rượt đuổi. "Sau nhiều giờ truy đuổi, họ liên tục đâm va, kẹp hai bên khiến mạn tàu bị vỡ. Khi tàu bị chết máy, có 5 người mang súng từ tàu Trung Quốc nhảy lên tàu chúng tôi, dồn tất cả mọi người về mui tàu yêu cầu ký biên bản, lăn dấu tay. Sau khoảng 1 giờ, họ bỏ đi… Lúc này tàu cá chúng tôi cũng bắt đầu chìm dần".

- Ngoài tàu cá của ông Ngọt bị 2 tàu Trung Quốc tông chìm, ngư dân Trần Năm (ở xã Bình Châu) thông qua Icom từ Hoàng Sa điện về cho biết tàu QNg 90046 TS do ông làm chủ kiêm thuyền trưởng cũng bị "tàu nước ngoài" cướp sạch tài sản khi đang hành nghề ở Hoàng Sa ngày 20/4.

Tin từ Việt Nam cũng cho biết : "Xã Bình Châu có trên 400 tàu cá, trong đó có 200 tàu thường xuyên hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Từ đầu tháng 3 đến nay đã có 10 phương tiện ở địa phương này bị tàu nước ngoài tông va, đập phá, cướp tài sản, làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng".

Phản ứng

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói với báo chí là ông "mong muốn Nhà nước có giải pháp để bà con an tâm đánh bắt, vừa nuôi sống gia đình cũng như bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam".

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam cũng chi biết nói : "Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam phản đối và lên án tất cả hành vi sử dụng bạo lực chèn ép, tấn công ngư dân" (Thanh Niên, 22/04/2018).

Ông cũng cho biết Hội Nghề cá Việt Nam đã gửi văn bản tới Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển tăng cường các biện pháp bảo vệ ngư dân.

Ông nói : "Sau vụ việc tàu cá bị đâm chìm ở Hoàng Sa, chúng tôi tiếp tục kiến nghị lực lượng chức năng phải có phương án, biện pháp bảo vệ ngư dân ngay trong khi họ đang lao động sản xuất trên biển chứ không chỉ là hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra".

Bà Phạm Thị Búp, vợ chủ tàu Nguyễn Tấn Ngọt bị nạn hôm 20/4/2018, nghẹn ngào kể với báo chí : "Năm 2015, gia đình bà đóng con tàu hết 1,5 tỉ đồng. Bao nhiêu tiền tích cóp vay mượn dồn hết vào cơ nghiệp làm biển, chưa trả hết nợ thì bị tông chìm. May mắn được bạn tàu cùng làng cứu vớt nhưng gia đình phải đối diện với thảm cảnh trắng tay".

Bài báo viết tiếp : "Đau thương, mất mát, khiến người phụ nữ làng biển chỉ còn biết thắp nhang khấn vái ông trời. Bà Búp khóc nức nở nói : Ngày đêm cứ chạy ra, chạy vô, rồi đốt nhang vái trời đất phù hộ chứ không biết làm sao. Bây giờ gia đình tôi biết làm gì ăn đây ? Đi vá lưới cho người ta ngày cũng chỉ có một trăm nghìn làm sao cho cả nhà vừa ăn uống, vừa trả nợ".

Nhà nước ở đâu ?

Tất cả những vụ tàu cá Việt Nam bị lính Tàu đàn áp, đánh đập, bắn phá, thuyền bị đâm chìm, phóng lửa, tài sản bị cướp nếu kể ra thì nhiều vô kể, chỉ tính từ năm 2007 là thời đỉnh điểm của chiến dịch Trung Quốc hoành hành và lấn áp biển đảo Việt Nam.

Nếu phải kể thêm những phản ứng vô vọng của các hội nghề cá địa phương, trung ương và của các gia đình nạn nhân thì cũng chất lên thành núi, tương đương như thái độ nhu nhược và bất lực của đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam trước các hành động ngang ngược và dã man của lực lượng Hải giám Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam ở Biển Đông trong nhiều năm qua.

Đáng quan tâm là hai lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam chưa bao giờ dám đương đầu với lính Tàu ở những vùng ngư dân đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, mọi yêu cầu của Hội nghề cá, chẳng qua cũng chỉ đổ nước đầu vịt, không đem lại bất cứ kết qủa nào.

Vì vậy, sau các vụ ngư dân bị tấn công trong hai tháng 3 và tháng 4 năm nay (2018), nhiều người dân đã không giấu được nỗi bất bình và cảm xúc cực độ khi họ phản ảnh trên báo Thanh Niên ngày 22/04/2018 như sau :

Người ký tên Hoa Thủy (Thành phố Hồ Chí Minh) viết : "Hỡi hồn thiêng dân tộc ! Có nghe tiếng kêu của các ngư dân Việt ?! Hãy giúp họ mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Hỡi những người Việt có lương tâm, hỡi những người dân thế giới yêu hòa bình và công lý ! Hãy chung tay giúp đỡ ngư dân Việt đang bị chèn ép, phá hoại ngay chính ngư trường truyền thống của mình".

Thông Trần (Bình Thuận) hỏi : "Bộ ngoại giao sao không lên tiếng ?".

Một người tên Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi : "Cảnh sát biển đâu ?".

Cũng có người như Nguyễn Đình Đạt hỏi từ Thành phố Hồ Chí Minh : "Cảnh sát biển Việt Nam ở đâu ? Mua sắm trang thiết bị hiên đai sao cứ để nó ức hiếp dân hoài vậy, nghe tức chết và thương cho dân mình quá".

Người ký tên Dân Bình (Hà Nội) cũng thắc mắc : "Ngư dân của chúng ta thật dũng cảm, vừa ra khơi kiếm sống vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Nhưng sao không có bóng dáng tàu hải quân, cảnh sát biển ở đó ?".

Đến phiên Trần Thu từ Thành phố Hồ Chí Minh hỏi : "Tại sao mình làm ăn trên biển của mình lại bị Trung Quốc nó hại ngư dân chúng ta. Vậy cảnh sát biển đâu kiểm ngư đâu. Buồn thật".

Độc giả Đinh Tuấn Minh gửi từ Hà Nội : "Lực lượng chấp pháp Việt Nam nên hiện diện nhiều hơn tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ ngự dân Việt Nam. Không thể để tàu Trung Quốc phá hoại tàu ngư dân chúng ta liên tục kiểu này được".

Vậy những thắc mắc của dân về hai Lực lượng kiểm ngư và Cảnh sát biển của Việt Nam đã được nhà nước cộng sản Việt Nam trả lời ra sao ?

Như từ bao nhiêu năm qua, hai lực lượng này không dám trả lời dân vì mọi quyết định phải đến từ Bộ Quốc phòng và Bộ Chính trị. Chừng nào hai cơ quan "đấu sỏ" này chưa hé răng mở mồm thì mọi cấp phải ngậm miệng như hến. Y hệt như Bộ Ngoại giao đã "im lặng là vàng" trong nhiều năm trước các câu hỏi về ngư dân bị lính Tàu tấn công, cướp của ở Biển Đông.

Như thế thì hỏi làm gì cho phí lời ?

Ngay cả việc hàng năm Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, như năm nay (2018) trong thời hạn "từ 12 giờ ngày 1/5 đến 12 giờ ngày 16/8 trong biển Đông, vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới vùng biển Phúc Kiến - Quảng Đông, kể cả vịnh Bắc Bộ và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam" cũng không có phản ứng tích cực từ phía Việt Nam.

Chỉ thấy có thông tin chiếu lệ : "Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối hành động đơn phương và không có giá trị pháp lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị"

Cũng nói cho có chuyện phải nói, như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố với báo chí ngày 24/04/2018 :

"Việc Trung Quốc gần đây tiến hành một số hoạt động như : tàu "You Lian Tuo 9" tiến hành thi công dưới nước ; tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 6 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như việc Trung Quốc cho cài đặt các thiết bị tác chiến điện tử mới gây nhiễu sóng trên đá Chữ Thập và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo này ; trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ; gây phức tạp tình hình và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

"Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nói trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có hoạt động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực".

Đáng chú ý là lời tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đã được đặt lên tin hàng đầu trong khi bà ta lại không dám hé răng bình luận về vụ
tàu cá
QNg 90332 của ngư dân Nguyễn Tấn Ngọt, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị hai tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 20/04/2018 ở Hoàng Sa.

Thương vay khóc mướn

Cũng "rởm tặc" không kém là khi 6 ngư dân của con thuyền bạc mệnh QNg 90332 được tàu bạn cứu đưa về đất liền Quảng Ngãi ngày 23/04/2018 thì cũng đúng ngày này tại Hà Nội, trước tượng đài Lenin đã diễn ra hài kịch thương vay khóc mướn kỷ niệm 148 năm ngày sinh lãnh tụ cộng sản Vladimir Lenin (22/4/1870 - 22/4/2018).

tau2

Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND và Ủy ban MTTQ TP Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lenin

Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam viết : "Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội, đại diện các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Thành phố Hà Nội do đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu, đã đến tượng đài Lê-nin tại Công viên Lê-nin (Hà Nội), đặt hoa tưởng niệm Lê-nin, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà chính trị kiệt xuất, người thầy của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới.
Trước tượng đài V.I Lê-nin, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã bày tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công lao to lớn của V.I Lê-nin đối với sự nghiệp cách mạng thế giới và nguyện cùng nhau kiên định thực hiện lý tưởng và con đường cách mạng vô sản, Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng Thủ đô và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và góp phần vào sự nghiệp cách mạng vô sản"
(Nhân Dân, ngày 23/04/2018).

Nên biết tượng Lenin đã bị nhân dân Nga phá đổ và chế nhạo ở Mạc Tư Khoa trong cuộc cách mạng nhân dân năm 1991, kết thúc chế độ độc tài khát máu cộng sản 70 năm ở nước này.

Thế mà ngày nay, đầu Thế kỷ 21, Lenin vẫn được tôn thờ ở Việt Nam bởi những đảng viên cộng sản giáo điều, bảo thủ lạc hậu.

Đối với lãnh đạo Việt Nam, những gì Lenin nói và được ông Hồ Chí Minh làm theo cũng đều là khuôn vàng thước ngọc phải bảo vệ vàtuân hành. Nhưng, cũng rất ngạc nhiên, không thấy ai lý giải xem liệu hai chứng "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" của hàng ngũ cán bộ đảng viên bây giờ có bắtnguồn từ tư tưởng Lenin không ?

Riêng trong lĩnh vực tham nhũng, căn bệnh trầm kha khi nào cũng "vẫn còn nghiêm trọng" ở Việt Nam có được học thuyết Lenin bày vẽ cho cách phải chống ra sao không ?

Một bài viết trong Tạp chí Tuyên giáo cho thấy điều đó đã được noi theo : "Những chỉ dẫn của Lênin về nguồn gốc, bản chất, tính chất và sự nguy hại của tệ quan liêu, tham nhũng cũng như sự cần thiết phải đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng đã được vận dụng sáng tạo và giải quyết phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.Ở Việt Nam, trong các nghị quyết của Đảng cũng như trong quá trình chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng ta nhận thức rõ : chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng.Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí ; nhất là, không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm… đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân với Đảng và chế độ" (Tiến sĩ Nguyễn Thị Hà, Tạp chí Tuyên giáo, 22/04/2018).

Đã tìm ra những nguyện nhân như thế mà tại sao tham nhũng vẫn sống nhăn khắp làng khắp xóm ở Việt Nam ?

Liệu đảng có trả lời được không, hay cần phải nghe Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương phát biểu trên báo Tuổi Trẻ để thấy đảng còn gian nan lắm mới tìm được lối thoát.

Ông nói : "Xây nhà cửa tử tế không có gì xấu hổ. Nhưng với cán bộ, lương khoảng 30 triệu đồng/tháng, nhẩm tính cũng phải mất 277 năm mới có 100 tỉ. Vậy lấy tiền đâu xây biệt phủ hàng trăm tỉ đồng ?" (Tuổi Trẻ Online, ngày 22/04/2018)

Câu nói rất thật này của Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương có giúp Nhà nước tìm ra nguồn gốc của tham nhũng không, hay các cấp cần phải xếp hàng vái Lenin nhiều năm nữa may ra mới thấy được ánh sáng ở cuối đường hầm ?

Phạm Trần

(26/04/2018)

Published in Diễn đàn

Mỗi khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản hằng năm tại một số khu vực ở Biển Đông thì lại liên tiếp có tin tàu cá của ngư dân Việt bị ‘tàu lạ’ tấn công tại ngư trường truyền thống của Việt Nam.

tau1

Ảnh minh họa : Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau. RFA

Liên tục bị tấn công

Truyền thông trong nước loan tin từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2018, có đến 4 tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tấn công ngay trong ngư trường thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Tàu cá QNa 90822 TS, ở Quảng Nam, khi đang đánh bắt ở ngư trường gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 3, thì bị một tàu lớn không rõ số hiệu tấn công, cướp phá ngư cụ.

Tàu cá QNg 90599, ở Quảng Ngãi trình báo vào chiều ngày 19 tháng 3, trong khi đang neo đậu gần khu vực đảo Linh Côn, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu vỏ sắt màu trắng, số hiệu 45103 áp sát, đâm vào phía sau cabin. Thuyền trưởng của tàu cá QNg 90599, ngư dân Trần Quang nói với Tuổi Trẻ Online rằng trên tàu vỏ sắt, có nhiều người mặc sắc phục Hải cảnh Trung Quốc, truy đuổi tàu cá của ông và còn phát loa yêu cầu ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.

Vào ngày 4 tháng 4, hai tàu cá NA-84281-TS và NA-90427-TS, ở Nghệ An, bị một tàu lớn đâm chìm khi hai tàu này đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, làm cho 19 ngư dân gặp nạn, trong đó có 7 người bị thương nặng. Báo VNExpress.net dẫn lời của ngư dân Hoàng Văn Mạnh, thuyền trưởng của một trong hai tàu cá này nói rằng do vụ việc xảy ra lúc trời tối nên không nhìn thấy được quốc tịch của tàu.

Tuy nhiên, trong cùng một bản tin, VNExpress.net lại cho biết theo ghi nhận của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thì vụ việc xảy ra vào buổi sáng, cách Hòn Mê, thuộc tỉnh Thanh Hóa khoảng 90 hải lý về hướng Đông-Bắc và tàu cứu nạn SAR 411 đến sơ cứu các ngư dân trong đêm cùng ngày, trước khi đưa vào đất liền.

Trả lời câu hỏi của RFA qua các vụ việc vừa nêu, liệu rằng ngư dân Việt lo sợ đến sự an tòa của mình khi ra khơi đánh bắt ở ngư trường biển Đông, đặc biệt trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, là thời điểm Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt ở khu vực Biển Đông ; ngư dân Trần Văn Tuất, ở Nghệ An chia sẻ ông vẫn ra khơi mà không nao núng, bởi vì :

"Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn".

Tiếp tục ra khơi

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về lệnh đơn phương cấm đánh bắt ở Biển Đông hàng năm của Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết Việt Nam cũng có quy định ngư dân khi nào được đánh bắt và khi nào không được đánh bắt để đảm bảo môi trường hải sản, tạo cân bằng về sinh thái trong môi trường biển. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ công bố thông tin về quy định này cho ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý :

"Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì người Việt muốn làm gì là quyền của người ta. Thế thì đấy là về mặt chủ quyền. Không chỉ riêng Trung Quốc và Việt Nam mà nhiều nước trong ASEAN cũng có các quy định chung về khi nào đánh cá và khi nào thì không. Thế nhưng đó không phải là lệnh cấm. Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này là Trung Quốc mang màu sắc chính trị, mang màu sắc là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chứ không phải liên quan đến nghề cá".

Chúng tôi nêu vấn đề theo như đề nghị của Hội Nghề Cá Việt Nam rằng Chính phủ Việt Nam cần thiết phải có những biện pháp ngăn chặn khác để Trung Quốc chấm dứt ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong 3 tháng, bên cạnh việc lên tiếng phản đối từ phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông :

"Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ghi nhận với chủ trương Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cùng với sự hỗ trợ của một số các quốc gia, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… về các hoạt động trên biển, ông cho rằng các lực lượng bao gồm Cảnh sát biển, Biên phòng và Hải quân luôn sẵn sàng bảo vệ cho ngư dân Việt ở ngư trường Biển Đông. Một vài chuyên gia về Biển Đông mà Đài RFA tiếp xúc cũng có cùng quan điểm với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp về xu thế Hải quân Việt Nam được hiện đại hóa thì sự an toàn của các ngư dân Việt được đảm bảo hơn trong tương lai, mặc dù khu vực biển Đông tranh chấp đang bị căng thẳng leo thang do từ phía Trung Quốc gây ra.

Tại cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào sáng ngày 2 tháng 4 vừa qua, ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai phía không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển.

Sự tin cậy không chắc chắn

Đài RFA trao đổi với một số những ngư dân dọc vùng biển miền Trung Việt Nam và được họ bày tỏ dù tình hình thế nào, nhưng vì cuộc sống mà họ vẫn ra khơi đánh bắt xa bờ. Qua các vụ tàu cá bị liên tục tấn công trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa rồi, những ngư dân cũng cho biết họ hy vọng một khi các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam được tăng cường thì họ càng an tâm hơn cho số phận của mình sẽ không còn bị cô thế ở ngư trường Biển Đông.

Tuy vậy, theo ghi nhận của thông tín viên từ Việt Nam thì cũng không ít ngư dân cho biết họ cứ mặc cho sự may rủi trong mỗi lần ra khơi kiếm sống, do hiện tại họ phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", vì ngư dân Việt bị uy hiếp, bị cướp bóc và đánh đập trên ngư trường Việt Nam là chuyện xảy ra như cơm bữa, nhưng Cảnh sát biển Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ được cho họ ; còn tàu Hải cảnh Việt Nam thì thỉnh thoảng cặp theo tàu cá để xin tiền và hải sản ăn nhậu, chứ hiếm khi xuất hiện vào lúc tàu cá đánh tín hiệu cầu cứu, như một ngư dân chia sẻ :

"Ảnh hưởng nói chung là mọi mặt. Bây giờ dân không biết nói sao hết. Đường nào ngư dân cũng phải gánh hết".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 10/04/2018

Published in Diễn đàn

Bản án từ tòa Natuna, Indonesia tuyên phạt 5 thuyền trưởng tàu cá Việt Nam vào ngày 13 tháng 12 với cáo buộc tội đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Indonesia đã ghi nhận thêm một biến cố nữa của ngư dân Việt trong năm 2017.

Mời quí vị cùng chúng tôi nhìn lại một năm nhiều biến động của ngư dân Việt Nam, trong đó có những người có thể và không thể trở về được nữa.

ngudan1

Một làng chài ở Việt Nam - AFP

 ‘Họ đã bỏ biển’

Cho đến những ngày cuối năm 2017, thảm hoạ môi trường cá chết hàng loạt do nhà máy Formosa Hà Tĩnh xả thải gây ra cách đây hơn một năm vẫn còn để lại những hậu quả nặng nề cho người dân bốn tỉnh miền Trung. Bộ Tài Nguyên - Môi trường đã xếp vụ ô nhiễm biển này là vị trí thứ nhất trong 7 thảm họa môi trường năm 2016 ở Việt Nam.

Báo chí trong nước từng nêu ra hàng loạt những thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân.

Anh Bình, sống ở Đồng Hới, Quảng Bình, một người làm nghề đi biển lâu năm cho chúng tôi biết hiện nay rất nhiều ngư dân, trong đó có cả anh phải bỏ nghề, bỏ làng, bỏ cả nước để tìm cách mưu sinh. Anh chia sẻ lý do mình phải bỏ ngư trường hơn một năm nay :

"Cuộc sống ở biển giờ rất vất vả. Cá, mắm lúc nào cũng thất thường. Sóng gió đánh không được ; nếu đánh được về thì cá mắm họ mua cũng không được cho hòa vốn ; mọi thứ đều không được như xưa nữa. Mọi thứ đều không được như xưa nữa".

Theo đánh giá của Bộ Lao động, thương binh và xã hội công bố hồi năm ngoái, sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế do công ty Formosa Hà tĩnh gây ra đã làm ảnh hưởng đến hơn 200.000 lao động với hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Gần đây, chính phủ cho biết, tính đến ngày 7/6/2017, tức một năm sau thảm họa, Thủ tướng Chính phủ đã tạm cấp cho 4 tỉnh với tổng số tiền là 7.000 tỷ đồng nhằm mục đích bồi thường, hỗ trợ cho người dân.

Thông tin khác cũng từ Chính phủ Việt Nam cho biết việc hỗ trợ và bồi thường do người dân 4 tỉnh miền Trung sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2017 và đời sống người dân trên địa bàn 4 tỉnh miền Trung về cơ bản đã ổn định.

Cho đến gần cuối tháng 8, nhà nước thông tin đã chi trả 95% trên tổng số tiền đền bù cho dân. Tuy nhiên, một cư dân Hà Tĩnh, tên Phú nói với chúng tôi rằng "đó chỉ là lừa bịp dân".

"Cho kê khai 100 người thì đền bù khoảng 60 người thôi. Như ban đầu kê khai thì nó kê khai cả kể từ 15 đến 19 tuổi. Nhưng sau này không còn một ai trong độ tuổi này nhận được tiền bồi thường. Dân ban đầu đi kê khai thì ghi danh sách từ 15 tuổi trở lên nhưng khi đền bù, 10 người chỉ nhận được 5 người, 6 người".

Gia đình của một cư dân khác ở tỉnh Quảng Bình, tên Thảo, là một trong những hộ chịu thiệt hại trực tiếp vụ Formosa xả độc cho biết điều mà họ cần là biển sạch, cá sạch.

"Vấn đề là biển phải sạch để nhà em sinh kế chứ đền bù thì ăn được mấy bữa. Vì nếu em mang đổi gạo thì ăn có đủ một năm đâu".

Anh Bình, người phải bỏ ngư trường hơn một năm nay thì khẳng định cuộc sống người dân không có gì thay đổi sau những thông tin về việc được nhà nước đền bù.

"Nói chung thì mọi thứ đều là con số 0" !

Con số 0 mà ngư dân các tỉnh miền Trung phải nhận lãnh đã bắt buộc họ phải neo thuyền, lên bờ tìm nghề khác để mưu sinh. Theo lời anh Bình, rất nhiều các thanh niên đi biển trước đây hiện giờ phải lưu lạc ở nước khác ở làm công.

"Người dân đi biển bây giờ đi Trung, đi Hàn hết. Có người phải bán cả ghe".

Bản thân anh Bình sau khi bỏ biển, phải lên bờ và tìm đến công việc chăn nuôi.

Chiếc ‘thẻ vàng’ cảnh cáo của EU

Giữa lúc biển chưa thể hồi sinh và đời sống bấp bênh của gia đình ngư dân chưa kịp hồi phục thì ngư trường Việt Nam phải nhận lãnh chiếc thẻ vàng cảnh cáo của Uỷ Ban Châu Âu (EU). Quyết định hôm 23 tháng 10 năm nay được đưa ra vì Hà Nội không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EU trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Sau thảm hoạ Formosa, nghề mua bán thuỷ hải sản của người dân đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn với quyết định cảnh cáo của EU, đó là xuất khẩu sẽ bị hạn chế, sản phẩm thuỷ hải sản bị trả lại do không có nguồn gốc. Giới chuyên gia từ VASEP từng kết luận rằng hải sản Việt Nam xuất khẩu sang EU trong thời gian tới chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại và phát sinh thêm nhiều chi phí.

Ông Hoàng, Chủ tịch hội nghề cá Quảng Ngãi nói với chúng tôi về những khó khăn trong kiểm soát việc đánh bắt cá và những điều kiện do EU đề ra :

"Nghề cá là nghề cá nhỏ, mà ngư dân thì đông. một tỉnh hàng ngàn tàu, mà bến cảng, bến tàu đâu phải như nước ngoài. Gọi là tàu đi đánh cá thật ra chỉ là ghe, chứ đâu phải là tàu lớn mà có rada, có thông tin, định vị, kiểm soát. Giống như đi lên rừng khai thác, bất chấp. Bây giờ họ ra biển đánh bắt rồi về.

Khi trở về, ở Việt Nam đâu có những cái cảng để họ vào đó để có người xác nhận, mà họ vào bờ chỗ nào, bến kia để bán cá. Họ bưng rổ, bưng thúng xuống rồi những bà mua cá, bán lên. 90% là tình trạng mua bán cá diễn ra ở dọc bờ biển như vậy chứ không có những cảng lớn như các nước trên thế giới".

Ông cũng cho biết sản lượng cá đánh bắt không phải đều có xác nhận nguồn gốc mặc dù đánh bắt ở vùng biển Việt Nam, vì Hội nghề cá không thể đáp ứng đủ số người để thực hiện việc kiểm soát.

"EU thì muốn tất cả nguồn cá đưa vào chế biến xuất khẩu phải có xác nhận nguồn gốc, nhưng không thể làm hết được đâu.

Chỉ có vài tàu lớn của công ty lớn về đến cảng đó, có người thu mua, có cơ quan giám sát mới xác định được khối lượng, đánh bắt ở đâu. Ngư dân chúng tôi thì chỉ phát cho cuốn sổ nhật ký, đánh bắt vùng nào, toạ độ nào, giờ nào… có hết".

Theo ông Hoàng, để xác minh hết con số hơn 5 ngàn tàu cá cập bến mỗi đêm bằng phương pháp thủ công như thế là chuyện rất khó khăn.

Những người có thể và không thể trở về

Trong những ngày cuối cùng của năm 2017, ngư trường Việt Nam vẫn không thể yên ả khi báo chí đưa tin về bản án từ tòa Natuna, Indonesia tuyên phạt 5 thuyền trưởng tàu cá Việt Nam với cáo buộc tội đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Indonesia.

Mức án cao nhất 5 người họ phải nhận là bị 6 tháng tù giam và số tiền phạt 300 triệu rupiah (khoảng 600 triệu đồng).

Ở vùng biển thuộc quốc gia khác, tỉnh Pangasinan – Philippines, có 5 ngư dân Phú Yên sau thời gian bị giữ sẽ được chính phủ Philippines trả về Việt Nam. Chuyến đi của nhóm ngư dân này ban đầu có đến 7 người, nhưng hai trong số 7 người họ đã không thể may mắn quay trở về.

Chiếc tàu cá số hiệu PY96173TS của họ đã va chạm với cảnh sát biển Phillipines tại vùng biển Bolinao, tỉnh Pangasinan. Kết quả dẫn đến là hai ngư dân xấu số Phan Ngọc Liêm và Lê Văn Reo bị cảnh sát biển Philippines bắn chết.

Theo tài liệu chúng tôi có được, đây không phải là lần đầu tiên ngư dân Việt Nam gặp rắc rối khi đánh bắt cá ở những vùng lãnh hải còn đang tranh chấp chủ quyền. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Câu hỏi được rất nhiều người đặt ra, đó là "Biển Việt Nam còn cá hay không ?".

Câu trả lời được chính Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An khẳng định với chúng tôi rằng "Bây giờ mà trở lại ngư trường như trước đây là không thể. Nó phải có thời gian".

"Cái đáng tiếc là chúng ta đã để cho Formosa thải ra một lượng thải mà khắc phục thì đòi hỏi rất lâu. Vì tác động tích luỹ, hòa tan trong nước, trầm lắng xuống, diệt tất cả những gì gọi là cơ bản nhất của phát triển đa dạng sinh học. Dù họ không xả thải nữa thì nó vẫn diễn ra những tác động như vậy".

Và đó cũng chính là sự thật mà qua những ngư dân ở các vùng biển từ Nam chí Bắc chúng tôi tìm đến hỏi về cuộc sống của họ, những gì chúng tôi nhận được đều là những cái lắc đầu cùng với câu nói "Biển Việt Nam không còn cá nữa".

Nguồn : RFA, 27/12/2017

Published in Diễn đàn

Tàu "lạ" bắn tàu cá Việt Nam, một ngư dân tử vong (RFA, 05/04/2017)

Một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng khi chiếc tàu cá của người này và một số ngư phủ khác đánh bắt tại ngư trường Việt Nam bị tấn công.

tau1

Tàu QNg 96677 TS đưa thi thể ngư dân Trần Văn Định vào bờ. Courtesy of thethaovanhoa.vn

Tin tức được loan đi vào ngày 4 tháng tư ; theo đó vào ngày 11 tháng ba, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 96677 bị một chiếc tàu bằng gỗ nổ súng tấn công làm cho ngư dân Trần Văn Định bị tử vong. Chiếc tàu này do ông Nguyễn Văn Mười sống tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng.

Truyền thông trong nước trích lời ông Mười nói rằng khi bị nổ súng tấn công, ông và các ngư dân khác cho tàu chạy về đảo Lý Sơn, nhưng trong cơn hoảng loạn nên không nhìn rõ chiến tàu tấn công là tàu của nước nào, ông cho rằng chiếc tàu đó là của cướp biển. Tin không nêu rõ vị trí chính xác của tàu QNg 96677 khi bị tấn công.

*********************

Indonesia thả 39 ngư dân Việt Nam (RFA, 05/04/2017)

Ngày 5 tháng tư có 39 ngư dân Việt Nam được Indonesia trả tự do.

tau2

Các ngư dân Việt Nam tại trại tạm giữ của Kiểm ngư Indonesia trên đảo Regar. Courtesy of tuoitre.vn

Đây là những ngư dân quê quán ở Kiên Giang và Bình Định, bị chính quyền Indonesia bắt giữ vì xâm phạm hải phận của nước này vào thời điểm từ 5 đến 7 tháng trước đây tại khu vực đảo Pontiannak, tỉnh Kalimantan, tức là đảo Borneo, đảo lớn nhất của Indonesia.

Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam thì từ đầu năm đến nay đã có 390 ngư dân Việt Nam được Indonesia trả tự do, 50 người được Papua Guinea trả tự do, và hiện vẫn còn 370 người bị Indonesia giam giữ.

Một ngư dân ở Kiên Giang vừa được trả tự do cho rằng ông bị bắt tại vùng biển giáp giữa Việt Nam và Indonesia, và ông đã bị chủ tàu đánh cá lừa đến vùng biển đó.

Indonesia gần đây sử dụng biện pháp cứng rắn là phá hủy các tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm hải phận nước này. Vào ngày 1 tháng tư vừa qua nước này cho phá hủy 81 tàu đánh cá nước ngoài, trong đó phần lớn là tàu Việt Nam.

Published in Việt Nam

Truyền thông Papua New Guinea cho biết mt tòa án cp quc gia ca nước này đã tuyên án 50 ngư dân Vit Nam mi người bn năm tù giam và lao đng kh sai vì đánh bt hi sâm trái phép trong lãnh hi ca quc gia tây nam Thái Bình Dương này.

papua1

Những v bt gi ngư dân Vit Nam đánh bt trái phép trong vùng bin ca các nước nam Thái Bình Dương đã tăng mnh trong thi gian gn đây.

Bản tin ca đài truyn hình EMTV cho hay Thm phán Tòa án Đa ht, John Kaumi, đưa ra phán quyết này sáng ngày 3 tháng 3 (gi đa phương) vi mt thông đip cng rn rng bn án phi là li cnh cáo đi vi nhng ngư dân đánh bắt trái phép khác t Châu Á.

Tường trình ca cơ quan thông tn này cho biết ba thuyn trưởng ca nhng tàu cá đánh cá bt hp pháp b kết án bn năm tù giam hoc phi np mt khon án phí lên đến gn 16.000 đôla M cho mi ti danh mà h b kết tội.

47 thành viên đoàn đánh bắt cũng b kết án bn năm tù cho mt ti danh đánh bt trái phép hi sâm theo Lut Qun lý Ngư nghip Quc gia năm 1998 ca Papua New Guinea.

Cả 50 người đu xut hin trước Thm phán Kaumi vi nhng cáo buc riêng, bn tin ca EMTV cho biết.

"Nếu người Papua New Guinea còn không được đng ti hi sâm trong vùng bin ca chính mình, thì nhng người này là ai mà ngang nhiên đến ly hi sâm", ông Kaumi được dn li nói.

Ông giải thích thêm cho 50 ngư dân này rng h không th đ lỗi cho bất c ai khác ngoài h v vic h b kết án tù, theo EMTV.

50 ngư dân Vit Nam này b bt vào ngày 22 tháng 12 năm 2016, cách th ph Alotau ca tnh Milne Bay khong 200 hi lý

Họ được đưa đến th đô Port Moresby và ln đu tiên được nhc ti vào ngày 23 tháng 1 năm 2017.

Tất c h được nói là đã nhn ti trước nhng cáo buc và đã b giam gi k t khi b bt.

EMTV nói đây là vụ đánh bt trái phép ln nht t trước ti gi mà Cơ quan Ngư nghip Quc gia ca Papua New Guinea tng truy t.

Chưa rõ Bộ Ngoại giao Vit Nam có phn ng gì v din biến này.

Năm 2015, 15 ngư dân tnh Qung Ngãi cũng đã b Papua New Guinea bt gi vì đánh bt hi sâm trái phép. H được đưa v nước vào tháng 3 năm 2016.

Những v bt gi ngư dân Vit Nam đánh bt trái phép trong vùng biển ca các nước nam Thái Bình Dương đã tăng mnh trong thi gian gn đây.

quan Qun lý Ngư nghip Úc cho biết 161 ngư dân Vit Nam đánh bt trái phép đã b bt gi vùng bin đông bc ca Úc k t ngày 1 tháng 3, 2016.

Published in Việt Nam

bd3

Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm được kéo về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày 29/05/2014. REUTERS/Stringer

Tranh chấp chủ quyền Biển Đông coi như cũng đã lan tới lãnh hải của Úc, với việc nhà chức trách nước này đang phải đối phó với tệ nạn ngư dân Việt Nam đánh cá trái phép ở ngoài khơi miền bắc nước Úc, theo thông tin của trang Financial Review hôm nay, 27/12/2016.

Tính từ tháng 3 đến nay đã có khoảng 150 ngư dân Việt Nam trên 10 tàu cá bị bắt trong lãnh hải nước Úc vì đánh cá trái phép, trong khi vào năm ngoái không hề có ngư dân Việt Nam nào bị bắt vì tội này.

Ngư dân Việt Nam đã buộc phải quay sang vùng biển nước Úc để kiếm sống, vì tàu tuần dương của Trung Quốc nay ngăn chận họ đến đánh bắt cá ở những vùng biển chung quanh các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.

Không chỉ ở Biển Đông, trong những năm gần đây, Bắc Kinh cũng đã áp dụng nghiêm ngặt hơn lệnh cấm đánh cá ở vùng Vịnh Bắc Bộ, một hành động mà Hà Nội xem là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Ngoài ra, sau khi Tòa Trọng tài Thường trực vào đầu tháng 7 ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đã tuyên bố, kể từ nay những ngư dân nào bị bắt giữ vì đánh bắt "trái phép" trong vùng biển của Trung Quốc sẽ có thể bị phạt tù 1 năm, chứ không chỉ bị tịch thu tài sản, ngư cụ, rồi được thả đi như trước đây.

Trong khi đó, những quốc gia khác, đặc biệt là Indonesia, cũng đã tăng cường bảo vệ các vùng biển của họ. Từ tháng 12/2014 đến nay, Indonesia đã đánh chìm 234 tàu đánh cá của nước ngoài bị bắt giữ vì đánh cá trái phép trên vùng biển của nước này.

Nhà chức trách Úc cũng đã tỏ ra cứng rắn với các ngư dân Việt Nam đánh cá trái phép. Theo Financial Review, trong tháng 11 vừa qua, 16 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ với 3 tấn hải sâm đã bị tòa án ở Darwin xử phạt từ 2 đến 4 tháng tù. Trong những vụ khác thì tòa đã xử phạt hàng ngàn đôla đối với chủ của những chiếc tàu bị phát hiện đánh bắt hải sản trái phép.

Dù có nguy cơ bị xử phạt nặng như vậy, các chủ tàu cá Việt Nam vẫn buộc phải đi đánh bắt ở vùng biển các nước khác, đặc biệt là vùng biển nước Úc, vì nếu chỉ đánh bắt trong vùng biển của Việt Nam, không biết bao giờ họ mới trả được món nợ đã vay để đóng tàu cá.

Theo lời của ông Peter Venslovas, thuộc cơ quan quản lý ngư nghiệp của Úc, ngoài các tàu cá Việt Nam, cũng như những năm trước, nhiều tàu cá từ Indonesia và Papua New Guinea cũng bị bắt giữ ở các vùng biển của Úc. Trong tài khoá 2015- 2016, tổng cộng đã có 20 tàu các nước ngoài bị bắt giữ, trong khi chỉ có 6 chiếc bị bắt trong tài khóa 2014-2015.

Một chuyên gia về ngư nghiệp, giáo sư Colin Simpfendorfer thuộc Đại học James Cook, bang Queensland, cho biết là chính phủ Úc phải chi ra hàng triệu đô la để bắt giữ các tàu đánh cá trái phép, tạm giữ họ trong các trại và phá hủy các tàu cá. Ấy là chưa kể những hủy hại đối với những những vùng bảo tồn biển của Úc.

Thanh Phương

Published in Châu Á
Trang 2 đến 2