Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bốn tháng đầu năm : Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung đạt mức kỷ lục

RFA, 19/05/2021

Trong bốn tháng đầu năm nay, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã lên tới mức kỷ lục là17,6 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt cao nhất trong vòng ba năm qua. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 19/5.

tqvn1

Các container hàng của Trung Quốc vào Việt Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh chụp ngày 20/2/2020. Ảnh : Reuters

Tin trích nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam cho hay con số thâm hụt thương mại nói trên của Việt Nam trong bốn tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm 2020 và hơn 665% so với cùng kỳ năm 2019.

Xét về tổng kim ngạch nhập khẩu, trong bốn tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt 33,9 tỷ USD, tăng hơn 11 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và hơn 20 tỷ USD so với năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt 16 tỷ USD.

Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, máy móc, thiết bị và phụ tùng là các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, với kim ngạch đạt 7,45 tỷ USD, tăng gần ba tỷ USD so với năm trước. Đứng thứ hai là máy vi tính, linh kiện với kim ngạch hơn 6,3 tỷ USD, tăng gần ba tỷ USD so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, nguyên liệu dệt may và dày dép đã tăng trưởng mạnh trong số các nguyên phụ liệu nhập khẩu, sử dụng cho sản xuất trong nước. Kim ngạch nhập khẩu sợi từ Trung Quốc lên tới 2,68 tỷ USD, tăng 680 triệu USD, trong khi đó kim ngạch nguyên liệu may mặc và da đạt một tỷ USD, tăng hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.

Theo giới chuyên môn, mức tăng các loại nguyên liệu đầu vào của ngành dệt may, da giày cho thấy đà hồi phục của các doanh nghiệp dệt may, da giày sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu lớn cũng cho thấy sự phụ thuộc ngày càng nặng nề của Việt Nam vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc.

Việc Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc trong việc nhập khẩu các sản phẩm máy vi tính, linh kiện và điện thoại, chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu, cũng được giải thích là vì hầu hết các tập đoàn lớn có mặt tại Việt Nam như Samsung, LG, Panasonic hay Foxconn đều có nhà máy sản xuất nguyên liệu, linh kiện cỡ lớn tại Trung Quốc. 

RFA, 19/05/2021

********************

Bốn tỉnh biên giới Việt Nam tiếp tục hợp tác với Vân Nam Trung Quốc

RFA, 18/05/2021

Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc tổ chức hội nghị trực tuyến hôm 18 tháng 5. Mục đích hội nghị được cho biết nhằm đánh giá kết quả hợp tác thời gian qua và đề ra kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

tqvn2

Hội nghị trực tuyến Bí thư bốn tỉnh biên giới của Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), tại Thành phố Lào Cai. Photo : nhandan.com.vn

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam, đây là lần đầu tiên, bốn tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc tổ chức Hội nghị giữa các Bí thư Tỉnh ủy. Hội nghị được tổ chức tại thành phố Lào Cai, Tỉnh ủy Lào Cai.

Ngoài việc đánh giá những kết quả hợp tác giữa các địa phương trong thời gian qua, hội nghị còn tập trung vào những vấn đề tồn tại cần tập trung giải quyết thời gian tới.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Tống Đào, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cho rằng, hội nghị được tổ chức góp phần giữ gìn, củng cố tình hữu nghị, phát huy lợi thế của các địa phương hai bên ; thúc đẩy giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa các địa phương hai nước.

Ông Lê Hoài Trung, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam bày tỏ mong muốn thời gian tới hai bên sẽ xây dựng mô hình phối hợp, gắn kết hơn nhằm khai thác, tận dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, sự ổn định, phát triển và phồn vinh chung của hai nước.

Kết thúc hội nghị, hai bên đã ký kết Biên bản Hội nghị giữa Bí thư bốn tỉnh Tây Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Thống nhất tiếp tục thực hiện tốt ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và các biên bản phiên họp của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên cũng đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức Hội nghị lần thứ hai vào quý 1 năm 2022.

********************

Gần 200 lao động Trung Quốc làm việc không phép tại Tây Nguyên

RFA, 18/05/2021

Khoảng 200 lao động và chuyên gia Trung Quốc chưa có giấy phép nhưng vẫn đang làm việc tại các dự án điện gió tại các tỉnh Đắc Lắk, Đắc Nông và Kon Tum. Báo nhà nước Việt Nam đưa tin trong hai ngày qua.

tqvn3

Công nhân đi làm về từ nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh hôm 3/12/2015 - AFP

Tin cho biết, tại Đắc Lắk, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh này phát hiện 69 lao động, chuyên gia Trung Quốc chưa được cấp phép nhưng đã đang làm việc ở bốn dự án nhà máy điện gió tại huyện Krông Búk, bao gồm : Dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 1, Dự án Nhà máy điện gió Krông Búk 2, Dự án Nhà máy điện gió Cư Né 1 và Dự án Nhà máy điện gió Cư Né 2.

Giới chức tỉnh Đắk Nông phát hiện 102 người lao động người Trung Quốc đang làm việc tại Dự án điện gió Đắk N’Drung 1, 2, 3 thuộc huyện Đắk Song nhưng chỉ có duy nhất một người được cấp phép lao động.

Tại Kon Tum, 28 lao động Trung Quốc đang làm việc tại một nhà máy điện gió tại huyện Đăk Glei cũng chưa có giấy phép lao động.

Một số chủ đầu tư của các dự án nói trên cho biết họ đã có văn bản gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị hướng dẫn việc cấp phép cho các chuyên gia, lao động Trung Quốc đến địa phương để thực hiện dự án nhưng vẫn còn đang chờ Sở hướng dẫn để hoàn tất thủ tục. Trong khi đó, Sở Lao đông Thương binh và Xã hội lại đổ lỗi cho các chủ dự án nộp chưa đủ hồ sơ giấy tờ.

Việc để lao động Trung Quốc vào làm việc không có giấy phép đang làm dấy lên lo lắng trong công luận, đặc biệt trong bối cảnh tình hình Covid diễn ra phức tạp.

Trước đó, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội Việt Nam đã đề xuất chính quyền các tỉnh thành cân nhắc việc trục xuất lao động nước ngoài làm việc không có giấy phép hoặc những người không tuân thủ các quy định định về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài ở Việt Nam.

*******************

Lào Cai : 5 người bị bắt vì đưa 200 người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép

RFA, 18/05/2021

Công an tỉnh Lào Cai hôm 18/5 cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam năm người bị xác định đã giúp khoảng 200 người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới ở địa phương.

tqvn4

Bà Giàng Mỉ và ông Vũ Minh Toàn tại cơ quan điều tra - Courtesy of Công an Lào Cai

Truyền thông Nhà nước cùng ngày cho biết, nhóm người này đã tổ chức đưa 90 lượt xuất nhập cảnh trái phép qua địa phận thôn Na Lốc, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai từ ngày 13 đến 20/4/2021.

Cơ quan điều tra xác định bà Giàng Mỉ (sinh năm 1990, trú xã Bản Lầu) là người cầm đầu đường dây này. 

Ngoài ra, ông Vũ Minh Toàn (sinh năm 1998, trú tại xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) là người cầm đầu đường dây ở phía Trung Quốc. Ông Toàn bị bắt khi đang trốn ở Lào Cai hôm 23/4. Hai người liên lạc với nhau qua WeChat và mỗi lượt đưa khách thành công, Toàn trả cho Mỉ 3 triệu/người.

Bà Giàng Mỉ bị nói liên lạc thêm ba người khác để dò đường, cảnh giới, giúp đưa người Trung Quốc trái phép vào Việt Nam. Mỗi lượt đưa người trót lọt, bà Mỉ trả cho những người này từ 600 ngàn đến một triệu đồng/khách.

Ông Lý Chừ bị xác định là một trong nhóm ba người nói trên. Ông này là cán bộ tổ tuần tra, kiểm soát phòng, chống dịch cùng lực lượng biên phòng nên biết rõ lịch sinh hoạt của an ninh biên giới.

Trong diễn biến liên quan, bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết vừa bắt được 36 người Trung Quốc tìm cách nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong 2 ngày 16 và 17/5.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, công an địa phương hôm 18/5 cho biết, đang điều tra vụ ba người nước ngoài nhập cảnh trái phép, trú tại chung cư Rivergate, Quận 4. 

Cơ quan điều tra nói những người nước ngoài này không có giấy tờ tuỳ thân lẫn hộ chiếu. Báo Nhà nước không nói những người này thuộc quốc tịch nước nào nhưng cho biết nhập khẩu vào Việt Nam từ cửa khẩu phía Bắc.

Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa những người nước ngoài nói trên đi cách ly theo quy định.

Published in Việt Nam

Đối tượng giúp 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép Vĩnh Phúc khai gì

C. Lê, Giadinhnet, 0505/2021

Vì li ích kinh tế, Hnh đã lén lút đón 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Vit Nam ri hướng dn h ti lưu trú ti nhng căn nhà đã thuê sn thành phố Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc.

phongtrao1

Đối tượng Hnh (áo vàng) ti Cơ quan điều tra. nh : Công an

Liên quan đến đường dây đưa 52 người Trung Quc nhp cnh trái phép vào Vit Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra điu tra Công an tnh Vĩnh Phúđã khi t b can, bt tm giam Nguyn Th Hng Hnh (SN 1985, trú phường Liên Bo, thành phố Vĩnh Yên, tnh Vĩnh Phúc) v ti "T chc cho người khác li Vit Nam trái phép" theo điu 348 B lut hình s.

Theo kết qu điu tra bước đầu, Công an tnh Vĩnh Phúc xác định trong khong thi gian t đầu tháng 4 ti nay, đối tượng Nguyn Th Hng Hnh đã thuê 5 căn nhà trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên vi giá t 15 - 18 triu đồng/tháng.

Ti Cơ quan Công an Hnh khai nhn, trong thi gian đi xut khu lao động ti Trung Quc (t 2009-2012), Hnh có quen mt người dân bn địa. Ti tháng 4/2021, người này liên h vi Hnh qua mng xã hi đặt vn đề nh thuê nhà cho người t Trung Quc sang . T ngày 22/4 đến ngày 2/5, người này liên lc vi Hnh để đón nhng người Trung Quc nhp cnh trái phép đến tr. Hnh hướng dn ch đường cho nhóm người Trung Quc đến các địa đim đã chun b sn để lưu trú theo giá tha thun t trước.

Do biết rõ nhóm người Trung Quc nhp cnh trái phép nên Hnh không thc hin đăng ký tm trú. Nhm qua mt cơ quan chc năng, Hnh dn dò nhng người Trung Quc không ra khi nhà tr, bn thân Hnh trc tiếp cung cp thc phm và các nhu yếu phm sinh hot hàng ngày, qua đó Hnh cũng kiếm li.

Trước đó, vào đêm 3/5, 39 người Trung Quc nhp cnh trái phép b phát hin khi cư trú ti các phường Khai Quang và Liên Bo (thuc thành phố Vĩnh Yên). Ti sáng hôm sau (4/5), cơ quan chc năng tiếp tc phát hin thêm 13 người Trung Quc khác ti phường Liên Bo.

C.Lê

*******************

Người Trung Quốc tiếp tục trốn sang Việt Nam vào mùa dịch Covid-19

RFA, 04/05/2021

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam vào đầu năm 2020 đến nay, cơ quan chức năng nước này liên tục phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép từ các nước láng giềng. Theo truyền thông trong nước, những người này chủ yếu là người Trung Quốc ‘nhập cảnh bất hợp pháp, trốn cách ly’ bằng đường bộ qua các tỉnh giáp biên giới, nhiều nhất là biên giới phía bắc.

phongtrao2

Những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phát hiện. Courtesy Ministry of Public Security

Mới nhất là vào ngày 3/5, công an đã bắt giữ 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và cư trú bất hợp pháp tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay trong ngày 4/5, công an tỉnh Vĩnh Phúc đã bắt và khởi tố bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh về tội tổ chức môi giới cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Còn 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép được đưa đi cách ly chờ trục xuất.

Trước đó, vào ngày 2/5, công an Hà Nội đã phát hiện 46 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, thuê phòng ở chung cư thuộc quận Nam Từ Liêm. Cùng ngày, Công an quận Cầu Giấy cũng phát hiện 4 trường hợp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép lưu trú tại phường Trung Hòa.

Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an cho báo chí nhà nước biết, các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh Việt Nam vì một số nguyên nhân như, tìm việc ở một số địa phương Việt Nam, đi du lịch và theo ông Xô đa số vào Việt Nam để sang Campuchia đánh bài.

Tin cho biết, sau khi những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép hết thời hạn cách ly tập trung, Phòng quản lý xuất nhập cảnh tỉnh thành phố sẽ tiến hành trao trả những người Trung Quốc này cho phía biên phòng Trung Quốc.

Mới nhất là vào ngày 15/4/2021, lãnh đạo Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Hải Dương cho báo chí biết vừa phối hợp với lực lượng chức năng tại Lạng Sơn bàn giao 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam cho phía Trung Quốc tiếp quản.

Liệu việc xử lý như vậy có đủ sức răn đe trong bối cảnh nguy cơ bùng phát lan rộng dịch Covid-19 tại Việt Nam ? Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, khi trả lời RFA hôm 4/5 từ Hà Nội cho biết ý kiến của mình :

"Đối với người các nước nhập cảnh vào cũng cần có hình thức xử phạt để mang tính răn đe, người tiếp theo không còn làm hành vi đó nữa. Kể cả việc xử phạt tù trong một phạm vi nhất định, trong một khung pháp luật nhất định, thì cũng là cần thiết để đảm bảo tính an ninh trước tình hình Covid có thể nặng như kiểu ở Ấn Độ, có thể là thảm họa quốc gia".

Tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương diễn ra vào ngày 29/12/2020, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong năm 2020 có khoảng 14.000 người Việt Nam xuất, nhập cảnh bất hợp pháp. Còn theo Thiếu tướng Tô Ân Xô – Chánh Văn phòng Bộ Công an, hiện có 27/63 tỉnh thành của Việt Nam có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép.

Để tìm hiểu thêm về mặt pháp luật, RFA hôm 4/5 liên lạc Luật sư Đặng Đình Mạnh, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và được ông giải thích về vấn đề này :

"Hiện tại, luật pháp Việt Nam chế tài đối với người có hành vi tổ chức, môi giới xuất nhập cảnh trái phép rất nghiêm khắc. Hình phạt cao nhất có thể lên đến 15 năm tù và phạt tiền đến 50 triệu đồng (điều 348 Bộ luật Hình sự). Thế nhưng, với hành vi nhập cảnh trái phép thì sự chế tài lại khá nhẹ nhàng. Hình phạt cao nhất chỉ đến 3 năm tù hoặc phạt tiền 50 triệu đồng mà thôi (điều 347 Bộ luật Hình sự).

Trong khá nhiều trường hợp xử lý người nhập cảnh trái phép, thì chính quyền thường chọn hình thức chế tài bằng phạt tiền rồi trục xuất. Rõ ràng, với cách thức chế tài như vậy không đủ sức răn đe đối với người có ý định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong hoàn cảnh dịch cúm Covid-19 đang lan mạnh ở các nước có chung đường biên giới với Việt Nam.

Thế nên, với hành vi phạm pháp luật này, tôi nghĩ đã đến lúc chính quyền phải có cách thức xử lý "mạnh tay" hơn để bảo đảm có đủ sức răn đe. Mặt khác, để bảo vệ hữu hiệu sức khỏe người dân trong nước".

Chưa kể số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép mà công an Việt Nam chưa phát hiện, tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và bỏ trốn tại khu cách ly vào khi Việt Nam đang ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng khiến việc kiểm soát dịch gặp nhiều khó khăn. Nhiều địa phương khác như Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 3/5 cũng đã thông báo truy tìm những người Trung Quốc bỏ trốn khỏi khu cách ly.

Ông Trần Bang, một người bất đồng chính kiến khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, liên quan vấn đề này tỏ vẻ nghi ngờ việc người Trung Quốc nhập cảnh trái phép sẽ bị xử phạt nặng để răn đe :

"Có khởi tố hay không thì mình cũng chịu, cái đấy là do chủ quan của nhà nước cộng sản Việt Nam, và mối quan hệ với cộng sản Trung Quốc. Như trước đây có vụ bắt mấy chục người Trung Quốc ở Hải Phòng, thì họ lại trả về Trung Quốc, các vụ khác cũng vậy... Không có mấy khi mà họ xét xử hay truy tố tại Việt Nam".

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào năm 2020, nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 2/8/2020 có đưa ra yêu cầu khởi tố tất cả trường hợp nhập cảnh và lưu trú trái phép tại Việt Nam. Dẫn ý kiến của các chuyên gia về khả năng đợt bùng phát dịch khi đó do yếu tố lây nhiễm từ bên ngoài Việt Nam, ông Phúc yêu cầu các Bộ Y tế, Quốc phòng, Công an... và các địa phương tăng cường quản lý khu vực biên giới, quản lý chặt chẽ việc nhập cảnh trái phép qua các đường mòn, lối mở.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia pháp luật khi đó cho rằng, yêu cầu này của ông Phúc vừa đúng lại vừa sai. Đúng vì yêu cầu này là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn bùng phát lại dịch Covid-19 như khi đó. Nhưng ở góc độ pháp lý, yêu cầu này sai về thẩm quyền và mức độ xử lý. Bởi lẽ, Thủ tướng, người đứng đầu các cơ quan hành pháp không có thẩm quyền yêu cầu xử lý hình sự, vì thẩm quyền xử lý hình sự thuộc về các cơ quan tư pháp mà cụ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng như cảnh sát điều tra, viện kiểm sát và tòa án...

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết thêm ý kiến của mình :

"Cách xử lý đối với người trong nước và người nước ngoài nhập cảnh trái phép thì nên được xem xét thật chi tiết tại Quốc hội. Và Quốc hội có thể ban hành một Nghị quyết để xử lý các trường hợp này cho bảo đảm tính thống nhất. Chứ hiện nay thì căn cứ pháp lý để xử lý thì vẫn cứ vận dụng vào góc này góc kia của luật này luật khác, nên cách xử lý vẫn chưa được tốt. Người Trung Quốc thì từ phía bắc, còn hiện nay việc bùng nổ Covid tại Lào và Campuchia... nhất là tình trạng nhập cảnh trái phép giữa Campuchia với phần phía nam của Việt Nam... thì theo tôi là nguy cơ Covid bùng phát ở Việt Nam, có thể mang lại hậu quả khó kiểm soát hơn".

Do đó, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, Quốc hội cần ra một Nghị quyết riêng về vấn đề này, nhưng không chỉ đối với người Trung Quốc hay nhập cảnh trái phép với nhóm lớn, mà Quốc hội còn phải nhắm đến nguy cơ dịch bệnh đối với người Việt và người Campuchia nhập cảnh trái phép. Đây là vấn đề theo Giáo sư Đặng Hùng Võ là cấp bách cần xem xét xử lý.

Published in Việt Nam

Liệu có thể loại bỏ ‘quyền anh, quyền tôi’ cản trở đất nước như bấy lâu nay ?

RFA, 13/08/2020

"Cái gì có lợi cho dân, làm gì để xã hội phát triển tốt thì nên tiến hành, không quyền anh, quyền tôi mà làm chậm trễ sự phát triển của đất nước".

quyen1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ, hôm 12/08/2020. RFA Edited / chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra phát biểu vừa nêu hôm 12/08/2020, tại phiên họp Chính phủ về các dự án Luật Phòng, chống ma túy sửa đổi, Luật Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.

Bác sĩ Đinh Đức Long, cựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13/08/2020, nói :

"Giữa các bộ với nhau có thẩm quyền theo quy định pháp luật rồi, thì Thủ tướng hay bất kỳ ai cũng phải tôi trọng. Còn trách nhiệm thủ tướng là phải điều hành xem lợi ích nào cần cân nhắc, chứ họ nói quyền họ thì đúng chứ có sai gì đâu. Vì thẩm quyền là theo hiến pháp, ví dụ Bộ công an làm gì, Bộ Văn hóa làm gì, Bộ Y tế làm gì... Trách nhiệm người đứng đầu chính phủ phải điều chỉnh, thí dụ lúc này dịch Covid-19 là ưu tiên ổn định chữa bệnh cứu người... thì thu hẹp thẩm quyền Bộ văn hóa như sinh hoạt văn hoá tập trung... Tôi nghĩ trách nhiệm của Thủ tướng như nhạc trưởng, phải điều tiết, phải cân nhắc lợi ích giữa các ban ngành, để đưa ra quyết định cuối cùng. Chứ còn ai cũng có quyền theo quy định pháp luật, thì trách nhiệm của họ phải nói ra".

Ông Phúc nêu lên vấn đề ‘quyền anh, quyền tôi’, sau khi nghe lãnh đạo Bộ Công an trình bày báo cáo tóm tắt về Dự án Luật Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và nghe lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải trình bày báo cáo tóm tắt Dự án Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.

Theo Thủ tướng, an toàn giao thông là vấn đề rất quan trọng vì ‘tính mạng con người là trên hết’, cái gì có lợi cho dân thì làm, không quyền anh, quyền tôi...

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đã từ bỏ đảng, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13/08/2020 qua e-mail, cho rằng ‘anh’ và ‘tôi’ là ông Phúc muốn nói Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải. Giáo sư Nguyễn Đình Cống viết tiếp :

"Nghe qua cảm nhận được ông Phúc có lòng vì dân, vì sự phát triển của xã hội. Nhưng nếu xâu chuỗi nhiều sự kiện, nhiều câu nói của ông thì mới phát hiện ra cái ẩn chứa bên trong là sự hời hợt, sáo rỗng và thiếu sự chặt chẽ.

Ở Việt Nam có một cách hành xử khác lạ so với nhiều nước là việc soạn thảo luật do cơ quan hành pháp đảm nhận hoàn toàn. Ngành nào soạn luật cho ngành đó. Nghe qua và kém hiểu biết thì thấy hợp lý, nhưng bên trong ẩn chứa nhiều bất cập của việc "vừa đá bóng vừa thổi còi". Vì thế mà có quyền anh quyền tôi trong việc soạn thảo hoặc kiểm soát, xử lý tình huống giữa hai bộ nói trên".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhắc lại rằng, cơ quan hành pháp không phải muốn làm gì thì làm dù rằng họ cảm thấy việc đó có lợi. Họ chỉ được làm những việc luật pháp cho phép, có quy định õ ràng. Vì vậy khi làm luật phải phân biệt rõ quyền hạn của các bên. Nói "không quyền anh quyền tôi" là không chuẩn xác về hiểu biết pháp luật. Ông viết thêm :

"Ông Phúc thích làm nhanh, đi đầu, vì thế ông phản ứng với những điều mà ông cho là "làm chậm trể sự phát triển của đất nước". Cái nhanh của ông Phúc được dân gian nói đến trong cụm từ "nhanh nhẩu đoảng". Ông không thấm thía câu châm ngôn "Dục tốc bất đạt".

Có một số việc cần làm nhanh nhưng việc nào cũng làm nhanh cả thì lợi bất cập hại. Có vài việc dân cần nhanh như chống lại sự hủy hoại môi trường, khắc phục các nỗi oan sai, có những luật dân rất cần như luật lập Hội, luật biểu tình thì ông Phúc im hơi lặng tiếng.

Ông Phúc được nhiều người phong cho danh hiệu "Thủ tướng nổ". Câu nói về quyền anh quyền tôi cũng là một loại nổ (nhưng không to lắm) mà thội".

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 13/08/2020, Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng cho rằng, lời nói của ông Phúc, biểu hiện tình trạng hiện nay ở trong ban lãnh đạo chính phủ. Ông nói tiếp :

"Từ trước đến giờ thì dù rằng khi nội bộ của đảng có sự không đoàn kết, nhưng khi có những việc chung, ví dụ những chính sách áp dụng cho đất nước, tôi chưa nói đến chuyện chính sách đó đúng hay sai, có lợi hay có hại cho đất nước... nhưng trước những chính sách chung đó, họ thường đoàn kết nhất trí, và mọi sự mất đoàn kết đều được gập lại hết. Nhưng bây giờ khi một ông Thủ tướng phải nói đến tình trạng ‘quyền anh, quyền tôi’ thì tức là vấn đề không nhất trí trong nội bộ đảng đã trở thành nguy cơ rồi. Vì vậy tôi cho rằng, việc ông Phúc nói cũng không giúp gì cho sự phát triển trong giai đoạn này".

quyen2

Đại diện Bộ công an Thượng tướng Bùi Văn Nam (phải) và Trung tướng Hoàng Xuân Chiến Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại buổi tranh luận giành quyền kiểm soát biên giới. Courtesy chinhphu.vn

Thời gian gần đây, việc tranh giành thẩm quyền kiểm soát công việc giữa các Bộ ngành tại Việt Nam thường được báo chí đăng tải. Mới nhất là việc Bộ Công an giành quyền kiểm soát biên giới với Bộ Quốc phòng.

Bộ Công an đã đối đầu với Bộ Quốc phòng để giành quyền kiểm soát biên giới, khi tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép tràn lan và dịch bệnh bùng phát không truy được nguồn gốc tại Đà Nẵng.

Phía Bộ Công an đổ lỗi cho Bộ Quốc phòng đã không kiểm soát tốt biên giới nên làm nguồn bệnh xâm nhập. Còn phía Bộ Quốc phòng thì trình Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam, ‘quy định bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Bộ đội Biên phòng cũng chủ trì thực hiện nhiệm vụ duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội.. ở khu vực biên giới, cửa khẩu.’

Theo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các ngành hữu quan, chính quyền địa phương nơi có biên giới để duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bộ công an thì lại cho rằng, hiện nay vấn đề quản lý an ninh trật tự tại Việt Nam không giống ai, khi cả cơ quan công an và quân đội cùng quản lý, nên khó xử lý trong những vụ việc cụ thể. Bộ đội biên phòng quản lý xuất nhập cảnh biên giới và trên biển, còn công an quản lý 5 cửa khẩu hàng không.

Liệu có vấn đề tranh giành quyền lực đặt trên lợi ích của người dân trong việc này ?

Bác sĩ Đinh Đức Long nhận định thêm :

"Tôi thấy xưa nay quy định rõ, trách nhiệm biên phòng thuộc lực lượng biên phòng và bộ đội chịu trách nhiệm biên giới. Còn công an cửa khẩu thì chịu trách nhiệm xuất nhập cảnh, cái này có luật quy định rõ rồi. Cụ thể thì mình phải xem xét thêm bên nào đúng, bên nào sai, dù bên nào thì đều là lực lượng vũ trang do đảng lãnh đạo, chứ đâu phải anh này to hơn anh kia, không thể nói tôi giỏi hơn anh hay anh giỏi hơn tôi... Ví dụ trong bệnh viện tôi, y tá trách nhiệm gì, bác sĩ trách nhiệm gì... quy định rõ rồi, không thể nói ai tốt hơn, luật đã quy định thì cứ thế mà làm".

Liệu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói vấn đề ‘quyền anh, quyền tôi’ ngoài việc tranh giành thẩm quyền kiểm soát giữa các Bộ ngành, có còn muốn nói đến việc các nhóm lợi ích làm cản trở sự phát triển của đất nước ?

Nhà báo độc lập Ngô Nhật Đăng cho rằng, rõ ràng là có vấn đề lợi ích nhóm trong câu nói của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc :

"Chúng ta đều thấy nó như một quy luật, trước mỗi kỳ đại hội, kỳ nhân sự, thì chúng ta lại thấy sự mất đoàn kết, mâu thuẫn trong ban lãnh đạo. Và qua những cuộc ‘chống tham nhũng’ như vừa rồi rất là mạnh mẽ, nhưng thực chất đều là thanh trừng phe nhóm, của những người không cùng cánh với nhau. Theo tôi nghĩ, rõ ràng đây là sự va chạm giữa các nhóm lợi ích".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi trả lời RFA trước đây cho rằng, việc thừa nhận ‘các nhóm lợi ích’ đã có từ lâu nhưng đến bây giờ các quan chức mới dám nói ra, chứ không phải là chuyện mới mẻ gì. Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bản thân đảng cộng sản Việt Nam là một nhóm khổng lồ, bản thân chính quyền là nhóm khổng lồ, nhưng trong nhóm khổng lồ, lại chia thành nhiều nhóm khác nhau, mà các nhóm đó lại có nhiều lợi ích chồng lấn lên nhau và cũng có lợi ích riêng.

Nguồn : RFA, 13/05/2020

***********************

Thành phố Hồ Chí Minh cảnh báo "nóng" sau khi phát hiện người Trung Quốc nhập cảnh lậu bị nhiễm Covid-19

RFA, 14/08/2020

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), vào tối ngày 14/8, phát đi cảnh báo "nóng" mới về tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, gây nguy cơ lây lan Covid-19 trong phạm vi thành phố.

quyen3

Một góc trung tâm mua sắm ở Hà Nội ngày 14/8/2020. AFP

Truyền thông trong nước cho biết HCDC ban hành cảnh báo "nóng" vừa nêu, ngay sau khi Bộ Y tế công bố 1 ca mắc Covid-19 mới, bệnh nhân số 912 ở Thành phố Hồ Chí Minh là một người Trung Quốc đã nhập cảnh trái phép qua biên giới phía Bắc vào Việt Nam cùng với 7 người khác. Nhóm 8 người Trung Quốc này di chuyển bằng ô tô vào Thành phố Hồ Chí Minh và được đưa đi cách ly tập trung vào ngày 30/7. Kết quả xét nghiệm của nhóm 8 người Trung Quốc được thông báo là cả 3 lần đều âm tính. Tuy nhiên, đến ngày 12/8, sau lần xét nghiệm thứ 4, một người trong nhóm này bị dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Ca nhiễm Covid-19 ở nhóm người nhập cảnh trái phép vừa nêu được ghi nhận là trường hợp đầu tiên được phát hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh.

HCDC cảnh báo các cơ quan chức năng, cộng đồng và toàn xã hội phải có biện pháp ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép một cách hiệu quả và phải có chế tài thật nặng đối với nhóm người nhập cảnh trái phép, cần xem xét xử lý hình sự đặc biệt đối với những ai tiếp tay cho nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. HCDC cho rằng nếu như bỏ lọt các trường hợp nhập cảnh trái phép bị mắc Covid-19 thì hậu quả sẽ rất nặng nề và nỗ lực chống dịch không đạt được kết quả như mong muốn.

Trong cùng ngày 14/8, Bộ Y tế cũng có công văn gửi đến các cơ quan y tế của các tỉnh và thành phố, đề nghị tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng và cách ly ca bệnh nghi ngờ tại bệnh viện.

Nội dung công văn của Bộ Y tế đề cập đến ca nhiễm COIVD-19 số 867 đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Thanh Nhàn khám. Sau hai lần được CDC Hà Nội và Bệnh viện Thanh Nhàn lấy mẫu, đến ngày 11/8 có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.

Bệnh nhân số 867 được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19 vào ngày 12/8. Bệnh nhân này được nói là trú ngụ ở tỉnh Hải Dương và đã đi lại nhiều nơi trước khi được phát hiện mắc bệnh.

Qua trường hợp bệnh nhân số 867, Bộ Y tế yêu cầu toàn bộ bệnh viện trên cả nước thực hiện nghiêm các công điện và hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế ban hành.

Published in Diễn đàn

Trang nhất báo tuần : Trump, Macron, Erdogan và nhập cư

migrant1

Con tàu Aquarius cứu 106 người nhập cư trên biển vào cảng Valencia, Tây Ban Nha ngày 17/06/2018. Reuters/Heino Kalis

Bốn gương mặt lãnh đạo trên trang bìa 4 tuần báo lớn, tổng thống Pháp trên L’Express, tổng thống Mỹ trên Le Point, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trên L’Obs, và người có triển vọng lên làm tổng thống Mexico trên The Economist : Trọng tâm thời sự được các tạp chí Pháp và Anh tuần này chú ý đều liên quan đến các khuôn mặt đó. Duy nhất Courrier International không chú ý đến các yếu nhân, mà lại đăng ảnh một thuyền nhân Châu Phi trên nền mặt biển, với hàng tựa lớn gây sốc "Nỗi nhục nhã của Châu Âu".

Hồ sơ trang nhất của Courrier International được dành cho cuộc khủng hoảng di dân nhập cư đang đang khuấy động chính trường ở cả Châu Âu lẫn Mỹ. Ngay bên dưới tựa đề mang nặng tính chất phê phán, là một câu hỏi : "Sau vụ chiếc tàu Aquarius, phải chăng vấn đề di dân nhập cư sẽ làm Liên Hiệp Châu Âu thực sự tan vỡ ?".

Đối với tờ báo, tình trạng chia rẽ của Liên Hiệp Châu Âu trên vấn đề nhập cư đã lộ rõ ra ban ngày với hành trình gian nan của chiếc tàu Aquarius, chở hàng trăm thuyền nhân được cứu vớt trên biển, nhưng khi cập bến Châu Âu thì lại bị từ Ý đến Malta từ chối, để rồi sau đó chỉ có Tây Ban Nha là đồng ý nhận.

Xu thế chống nhập cư dâng cao từ Mỹ đến Châu Âu

Trong bài xã luận, Courrier International ghi nhận xu thế chống nhập cư đang dâng cao trong giới lãnh đạo các quốc gia, không chỉ ở Châu Âu, mà đặc biệt ở Mỹ. Tạp chí Pháp cho rằng đây là một thực tế đáng buồn đối với các nền dân chủ.

Về nước Mỹ, Courrier International rất phẫn nộ trước việc trẻ em nhập cư bị tách rời khỏi bố mẹ với nhận định : "Có những điều mà người ta không muốn nghe thấy : Những tiếng khóc than của trẻ em bị tách khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ-Mexico. Chính quyền Trump tìm cách biện minh cho chính sách của mình… nhưng cái gì có thể biện minh cho một nước dân chủ - mà di dân nhập cư là nền tảng sáng lập - lại sử dụng những phương thức như thế để làm nản lòng các bậc cha mẹ muốn di cư và mang theo con của họ ?"

Tình hình tại Ý cũng khiến Courrier International bất bình : "Và gần chúng ta hơn, một chính khách dân túy khác, bộ trưởng Ý Matteo Salvini, hy vọng làm nản lòng người di cư. Khi từ chối cho cập bến tàu cứu thuyền nhân Aquarius, tân bộ trưởng nội vụ Ý đã gây ra một cuộc khủng hoảng mới ở Châu Âu. Với một phương thức nhẫn tâm, ông đã đặt các lãnh đạo khác ở Châu Âu, trong đó có tổng thống Pháp, trước trách nhiệm của họ.

Từ quá lâu rồi, các quốc gia ở vòng ranh ngoài của Châu Âu, ven bờ Địa Trung Hải đã phải đối mặt với vấn đề nhập cư mà không có giải pháp. Biện pháp quota không kết quả. Thủ tục như kiểu đưa ra ở Dublin không hiệu quả, không muốn nói là phi lý. Liệu các lãnh đạo Châu Âu có sẽ tìm ra một giải pháp màu nhiệm trong cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần này hay không ?

Tất nhiên, bà Angela Merkel, mà liên minh cầm quyền đứng trước đe dọa sụp đổ do vấn đề nhập cư, sẽ cố giành được một thỏa thuận. Bà sẽ nhắc lại với các lãnh đạo khác là trên vấn đề nhập cư, giải pháp không thể chỉ là cá biệt. Bộ trưởng nội vụ Đức đã từng trách bà Merkel về việc chọn chủ trương ‘mở cửa’ vào năm 2015.

Ôn cố tri tân, Courrier International cảnh báo : " Vào thời điểm đó, một bức ảnh đã đi vòng quanh thế giới, giống như những tiếng khóc và hình ảnh trẻ em nhập cư ở Mỹ ngày nay. Đó là ảnh một bé trai 3 tuổi, chết và trôi dạt vào một bãi biển. Tên em là Aylan. Làn sóng xúc động lan tỏa khắp hành tinh, nhưng không kéo dài bao lâu".

Châu Âu phải cám ơn Donald Trump

Về tình hình nước Mỹ, tuần báo Pháp Le Point lại đưa tổng thống Donald Trump lên trang nhất, với một hàng tựa ngắn gọn, nhưng hết sức mỉa mai : "Cám ơn Donald !".

Đối với Le Point, nên cảm ơn ông Donald Trump về những hành động phá tan trật tự thế giới được xây dựng vào năm 1945 khi Đồng Minh chiến thắng Đức Quốc Xã. Việc này, theo Le Point có thể được Châu Âu tranh thủ để khẳng được vai trò của mình, điều mà Châu Âu không thể làm được trước đây vì có Mỹ.

Le Point đã phỏng vấn ông Joschka Fisher, cựu ngoại trưởng Đức, người khẳng định rằng : "Rốt cuộc thì Châu Âu phải trở thành một thế lực độc lập".

Trong hồ sơ về tổng thống Mỹ, Le Point đã dành 2 trang để đăng bài phỏng vấn cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, tác giả quyển biên khảo mang tựa để rất gọn Fascism… nghĩa là "Chủ nghĩa phát xít".

Đối với bà Albright, ông Trump không phải là một người Phát xít, nhưng là vị tổng thống thiếu dân chủ nhất trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, có bản năng phi dân chủ. Cựu ngoại trưởng Mỹ giải thích : "Ông ấy đã đào sâu hố chia rẽ trong xã hội, đã tuyên bố rằng báo chí là kẻ thù của nhân dân, không có một chút tôn trọng nào đối với các định chế, nhất là đối với ngành tư pháp".

Macron đối mặt với những lời chỉ trích

Như nói ở trên, tuần báo Pháp L’Express đã giành trang nhất và một hồ sơ 10 trang để nói về thái độ của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước những lời chỉ trích.

L’Express không ngần ngại gợi lên "những trục trặc đầu tiên trong chính phủ của ông Macron"mà gần đây nhất là mâu thuẫn giữa bà Agnès Buzyn, bộ trưởng bộ tương trợ và y tế với ông Bruno Le Maire, bộ trưởng kinh tế liên quan đến vấn đề phúc lợi xã hội, hoặc là giữa ông Gérard Collomb, bộ trưởng nội vụ với chính thủ tướng Edouard Philippe trên hồ sơ an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, còn có lời cảnh báo công khai của ba kinh tế gia thân cận với ông Macron từ thời còn vận động tranh cử, lên tiếng quan ngại trước xu thế bị cho là thiên hữu quá mức hiện nay của chính phủ.

Cuối cùng, là lời báo động của chính chủ tịch quốc hội, François de Rugy, lo ngại trước lịch trình ra luật dày đặc, khiến cho các dân biểu phải làm việc quá sức để kịp thông qua các đạo luật.

Theo L’Express, nhịp độ dày đặc nói trên đã gây nên một số cảm nhận tiêu cực, với đa số các văn bản luật không được giải thích cặn kẽ, khiến cho nhiều người không hiểu được là chính phủ muốn làm gì, thậm chí làm việc một cách lộn xộn.

Đối với L’Express, những người thân cận với vị tổng thống trẻ của nước Pháp đang hết sức lo ngại về việc người dân Pháp đang có cảm giác là ông Macron thiếu hòa đồng, lạnh lùng, xa cách, thậm chí còn coi thường người khác.

Mối đe dọa đến từ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Tương tự như đồng nghiệp Le Point vào tuần trước, tố cáo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một nhà độc tài đáng ngại, tạp chí L’Obs tuần này cũng mô tả một ông Erdogan đáng sợ nhân cuộc bầu cử mở ra ngày 24/06/2018.

Trên nền một chân dung đen trắng của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, vẻ đáng sợ với một nửa khuôn mặt chìm trong bóng tối, tuần báo Pháp chạy tựa "Mối đe dọa Erdogan", và trong một hồ sơ dài 13 trang, đã nhấn mạnh đến các phương thức hành động của vị tổng thống được tờ báo mệnh danh là một "nhà độc tài cơ hội chủ nghĩa".

Đối với L’Obs, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một con người dân tộc chủ nghĩa, có xu hướng Hồi giáo cực đoan, một lãnh đạo chuyên chế đã chèn ép cả đất nước mình, và bỏ tù tất cả những người đối lập, một chiến lược gia nguy hiểm đã vượt qua được mọi cuộc khủng hoảng, và đang coi Châu Âu là trò chơi.

Một phát hiện của L’Obs : "Thổ Nhĩ Kỳ có đến 450 đền thờ Hồi giáo tại Pháp với 150 tu sĩ imam có quy chế công chức".

Văn hóa : Các chiến thắng bề ngoài của Trung Quốc

Trong lãnh vực văn hóa, Courrier International tuần này đã dành một hồ sơ ngắn để thảo luận về việc "Nên chăng trao trả các cổ vật về cho nước xuất xứ".

Trong số nhiều bài viết lý thú, tạp chí Pháp đã lược dịch một bài trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post nói về việc Bắc Kinh đã bị gậy ông lại đập lưng ông với chính sách thu hồi cổ vật Trung Quốc một cách hung hăng.

Ngày 25/04/2013, nhân một buổi đại yến tại Bắc Kinh, mà khách mời là François Hollande, tổng thống Pháp thời đó, tỷ phú Pháp François-Henri Pinault đã cho ông Tập Cận Bình biết ý định trao tặng cho Trung Quốc hai đầu thú bằng đồng, mà lính Pháp và Anh đã lấy đi trong lúc chiếm đóng cung điện mùa hè ở Bắc Kinh, năm 1860. Hai đầu thú này đã chuyền qua nhiều tay trước khi được gia đình nhà tỷ phú mua lại.

Theo ghi nhận của Neville-Hadley trên tờ báo Hồng Kông South China Morning Post, các lãnh đạo Bắc Kinh rất hài lòng. Họ đã xem việc cổ vật bị đánh cắp trở về Trung Quốc là "niềm tự hào dân tộc". Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phải trả giá đắt trong vấn đề này.

Những năm gần đây, nhà nước Trung Quốc đã "tung ra những thủ tục pháp lý vô hiệu", viên chức nhà nước sẵn sàng trả bất kỳ giá nào để thu hồi những đồ vật bị lấy đi từ cung điện mùa hè (như yêu cầu tịch thu chẳng hạn). Chủ trương này càng khiến những chủ nhân hiện tại của các cổ vật đó tránh đưa vật quý báu ra thị trường làm cho việc tìm lại càng thêm khó khăn.

Theo Neville-Hadley, thái độ hung hăng của Trung Quốc còn có những hệ quả khác : "Các viện bảo tàng nước ngoài thường cho mượn các tác phẩm của họ nhân các cuộc triển lãm. Đối với Bắc Kinh chấp nhận những tác phẩm cho mượn đó có nghĩa là công nhận nó thuộc quyền sở hữu của người ngoài. Do đó với chiến dịch mang tính chính trị của chế độ khiên các trao đổi văn hóa này không thể thực hiện, cho dù một số vật cổ đã được mua lại một cách hợp pháp từ những người Trung Quốc".

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Giảm nạn tảo hôn ở Nam Á (RFA, 06/03/2018)

Nạn tảo hôn, hay hôn nhân trẻ em ở Nam Á, giảm đáng kể góp phần làm cho tỷ lệ hôn nhân đối với các bé gái trên toàn cầu giảm theo.

asia1

Bé gái Ấn Độ được về với mẹ vào ngày 25/05/17, sau khi tòa án ra quyết định giải thoát khỏi nạn tảo hôn với một người đàn ông Pakistan. AFP

Thông tin vừa nêu được Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố vào hôm thứ Ba, ngày 6 tháng Ba.

UNICEF cho biết nhờ vào các cơ hội giáo dục cho những em gái, chính phủ chú trọng đối với trẻ vị thành niên là nữ giới, cũng như các chiến dịch vận động chống hôn nhân trẻ em bất hợp pháp giúp khoảng 25 triệu trẻ em tránh được tình trạng này trong một thập niên qua. Và quá trình hỗ trợ như vừa nêu ở Ấn Độ góp phần làm giảm tỷ lệ rủi ro bị kết hôn của một em gái duới 18 tuổi, ở Nam Á xuống từ 50% còn 30%.

Kết hôn hợp pháp ở Ấn Độ là 18 tuổi đối với nữ giới và 21 tuổi đối với nam giới. Mặc dù chính phủ khuyến khích các em gái tiếp tục đi học và phụ huynh của các em gái kết hôn dưới tuổi quy định có thể bị bỏ tù, tuy nhiên ở Ấn Độ vẫn tồn tại văn hóa kết hôn đối với các em gái là điều rất quan trọng trong đời.

Tệ trạng hôn nhân trẻ em cũng diễn ra ở khu vực cận Sahara, Châu Phi. Theo số liệu của UNICEF cho thấy một trong 3 bé gái kết hôn trên toàn cầu là ở khu vực này, so sánh với tỷ lệ một trong 5 vào thời điểm một thập niên trước.

UNICEF còn cho biết tổ chức này sẽ nỗ lực gấp đôi để ngăn chặn hàng triệu em gái bị cướp mất tuổi thơ vì bị hủ tục tảo hôn và nhắm tới mục tiêu chấm dứt hôn nhân trẻ em trên toàn cầu vào năm 2030.

Hiện thế giới có khoảng 650 triệu phụ nữ là nạn nhân của hôn nhân trẻ em.

********************

Châu Á vẫn vô địch nhập khẩu động vật quý hiếm Châu Phi (RFI, 06/03/2018)

Kể từ năm 2006, số lượng nhập khẩu động vật được bảo vệ tại Châu Phi vào Châu Á đã tăng lên nhiều lần. Theo một nghiên cứu được tổ chức Traffic công bố ngày 06/03/2018, nguyên nhân là do thị hiếu nuôi động vật quý hiếm tại Châu Á, chủ yếu là rùa, trăn và vẹt.

asia2

Triển lãm Quốc tế về động vật bò sát ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 17/06/2010. Ed JONES / AFP

Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức bảo vệ động vật Traffic, được AFP trích dẫn, số lượng động vật, như rùa Châu Phi và trăn hoàng gia, đã tăng gần 10 lần trong vòng 10 năm, tương tự, số lượng da trăn cũng tăng mạnh. Dù một phần số hàng nhập khẩu này là hợp pháp những tất cả các loại vật trên đều nằm trong danh sách được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã bị nguy cấp (CITES).

Từ năm 2006, hơn 1,3 triệu động vật sống và cây cối, khoảng 1,5 triệu tấm da và 2.000 tấn thịt đã được xuất từ Châu Phi sang Đông Á và Đông Nam Á. Các loài trăn hoàng gia và rùa rất được ưa chuộng tại Châu Á để làm động vật nuôi trong nhà nhờ vào bản tính hiền lành và phù hợp với không gian nhỏ, như trường hợp các đô thị đông dân như Hồng Kông.

Riêng về buôn bán da động vật có vú, da sư tử biển bị săn bắt ở Namibia được chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông : tăng từ 1972 tấm năm 2007 lên thành 20651 tấm vào năm 2012. Da cá sấu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số hàng nhập khẩu vào Châu Á, đặc biệt tại Nhật Bản và Singapore, để sản xuất các mặt hàng thuộc da cao cấp.

****************

Thái Lan dọa bắt lao động nhập cư nếu không đăng ký (VOA, 06/03/2018)

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha hôm th Hai 5/3 do s bt gi hàng trăm ngàn công nhân nhp cư nếu h không đăng ký chính thc trước ngày 30/6.

asia3

Lao động Lào làm vic Thái Lan

Tờ The Nation cho biết ông Prayut cũng ch trích B Lao đng Thái Lan v vic "qun lý chm chp" quá trình đăng ký này.

Ông nói : "Nếu làm không xong trước tháng 6, thì không có trường hp nào ngoi l - h s b bt hết".

Quá trình đăng ký là một phn trong nỗ lc ca chính ph nhm tr giúp pháp lý và nhân đo cho người lao đng nhp cư, phn ln là t Lào, Myanmar và Campuchia, làm vic trong các ngành đánh bt cá và xây dng ti Thái Lan.

Việc thc thi lut này thot tiên được n đnh bt đu vào năm 2017, nhưng chính ph đã ra lnh hoãn sau khi có thay đi ln v s người lao đng nhp cư, phn ln đến t Myanmar, Campuchia và Lào, khi h quay tr v nước, gây ra tình trng thiếu lao đng khu vc tư nhân.

Cho đến ngày 30/6, uc tính có 698.675 lao đng thuộc din phi đăng ký, đ được phép li Thái Lan làm vic thêm hai năm na.

Lao động nhp cư không đăng ký đúng thi hn phi đi mt vi các bin pháp như pht tù và pht tin.

Published in Việt Nam