Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Hàn dọa cho Mỹ nếm mùi 'đau đớn nhất' (BBC, 13/09/2017)

Bắc Hàn đe dọa Hoa Kỳ sẽ phải gánh chịu "nỗi đau ghê gớm nhất" sau khi Liên Hiệp Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt mới.

bom1

Bắc Hàn nói nước này đã phát triển và thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch

Phái viên của Bình Nhưỡng tại Liên Hiệp Quốc cáo buộc Washington đã chọn "đối đầu chính trị, kinh tế và quân sự".

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết động thái này chưa là gì so với những gì sẽ xảy ra để đối phó với Bắc Hàn.

Các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc là nỗ lực nhằm cắt nguồn thu ngoại tệ và nguồn cung năng lượng cho Bắc Hàn vì các chương trình vũ khí của nước này.

Các lệnh trừng phạt hạn chế nhập khẩu dầu và cấm xuất khẩu hàng dệt may được thông qua sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu và quy mô nhất của Bắc Hàn vào đầu tháng này.

Han Tae Song, Đại sứ Bắc Hàn tại Liên Hiệp Quốc, nói ông "dứt khoát bác bỏ" cái mà ông gọi là "nghị quyết bất hợp pháp".

"Các biện pháp sắp tới của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ làm cho Mỹ phải hứng chịu sự đau đớn ghê gớm nhất trong lịch sử", ông Song nói tại cuộc họp của Liên Hiệp Quốc tại Geneva.

"Thay vì đưa ra lựa chọn đúng đắn với phân tích hợp lý, Washington cuối cùng chọn đối đầu chính trị, kinh tế và quân sự, bị ám ảnh bởi giấc mơ hoang tưởng về việc đảo ngược tiến trình phát triển năng lượng hạt nhân của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên - vốn đã đến giai đoạn hoàn thiện".

Nghị quyết được nhất trí thông qua sau khi các đồng minh của Bắc Hàn là Nga và Trung Quốc đồng ý áp lệnh trừng phạt nhẹ nhàng hơn so với đề xuất ban đầu của Mỹ.

Văn bản ban đầu bao gồm lệnh cấm nhập khẩu dầu hoàn toàn, một biện pháp mà một số nhà phân tích cho là có thể gây bất ổn cho Bình Nhưỡng.

Lệnh trừng phạt mới được Liên Hiệp Quốc thông qua gồm :

- Hạn chế nhập khẩu dầu thô và mặt hàng dầu. Trung Quốc, đồng minh chính của Bình Nhưỡng, cung cấp hầu hết dầu thô cho Bắc Hàn

- Một lệnh cấm xuất khẩu hàng dệt may, vốn là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Bình Nhưỡng trị giá hơn 700 triệu đôla mỗi năm

- Một lệnh cấm thị thực mới cho người Bắc Hàn làm việc ở nước ngoài, theo ước tính của Hoa Kỳ, sẽ cắt giảm 500 triệu đôla thu nhập thuế hàng năm

Đề xuất đóng băng tài sản và một lệnh cấm đi lại đối với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bị bác bỏ.

Phản ứng hôm 12/9, ông Trump nói : "Chúng tôi nghĩ đó chỉ là một bước rất nhỏ, không có gì lớn.

"Tôi không biết liệu nó có ảnh hưởng gì hay không... Nhưng những biện pháp trừng phạt này không có là gì so với những gì cuối cùng sẽ phải xảy ra", ông nói thêm, nhưng không nói thêm chi tiết.

*****************

Trung Quốc có thể bị chế tài thêm vì Triều Tiên (VOA, 13/09/2017)

Bộ trưởng Tài chánh M Steven Mnuchin ngày 12/9 tuyên b nếu Trung Quc không tuân th nhng chế tài ca Liên hip quc đi vi Triu Tiên thì ông s tìm cách áp đt thêm trng pht tài chánh lên Bc Kinh đ ct vic tiếp cn h thng tài chánh M.

bom2

Bộ trưởng Tài chánh Steven Mnuchin ti cuc hp báo ngày 28/8/2017 Las Vegas.

Ông Mnuchin nói với mt hi ngh được truyn hình trên CNBC là Trung Quc nht trí nhng chế tài "lch s" đi vi Triu Tiên hôm 11/9 trong mt cuc b phiếu ti Hi đng Bo an Liên hip quc.

"Nếu Trung Quc không tuân th nhng chế tài này, chúng ta s áp đt thêm những chế tài đi vi h và ngăn không cho nước này tiếp cn h thng đô la M và quc tế, và điu này snh hưởng ln", ông Mnuchin nói.

Trong khi đó, AP loan tin các giới chc B Ngoi giao và B Tài chánh M ra điu trn trước y ban Đi ngoi H viện v chiến dch tăng áp lc chng li vic phát trin vũ khí ca Triu Tiên.

Cuộc điu trn ngày 12/9 din ra mt ngày sau khi Hi đng Bo an Liên hip quc áp đt các chế tài mi đi vi Triu Tiên v vic nước này th nghim mt qu bom nhit hch. Hi đng cm Triu Tiên xut khu vi vóc và hn chế vic Bình Nhưỡng nhp khu du thô.

Trợ lý Ngoi trưởng ph trách vn đ Tài tr Khng b, Marshall Billingslea, ghi nhn thái đ ng h ngh quyết Liên hip quc ca Trung Quc và Nga, nhưng ông kêu gi hai nước "phi làm nhiu hơn na" đ thc thi nhng chế tài.

(Nguồn Reuters/AP)

***********************

Ngân hàng Trung Quốc lo ngại vì Bắc Hàn (BBC, 12/09/2017)

Các ngân hàng lớn tại Trung Quốc đang âm thầm rút rút khỏi thị trường tiền tệ Bắc Hàn. Điều này không hẳn là do người láng giềng rắc rối của Trung Quốc, mà là sự e sợ trước những tác động tới từ Hoa Kỳ.

bom3

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nếu ntrt bị trừng phạt - Ảnh minh họa

Các ngân hàng có chi nhánh gần biên giới Bắc Hàn cho biết họ được yêu cầu không mở tài khoản mới cho các công dân và doanh nghiệp nước này.

Đây không phải là một phần của lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc.

Đây là một nỗ lực đáp trả những động thái của Hoa Kỳ nhằm vào các ngân hàng Trung Quốc, vốn bị cáo buộc là vẫn liên kết kinh doanh bất chấp các lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn.

Bên cạnh những quyết định của Liên Hợp Quốc, Bộ Tài chính Mỹ cũng có những lệnh trừng phạt riêng, đưa vào danh sách đen nhiều tổ chức và cá nhân được cho là đã hỗ trợ Bình Nhưỡng trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Khi một cá nhân hay tổ chức được đưa vào danh sách cấm vận của Hoa Kỳ, các tổ chức này có thể phải đối mặt với những án phạt nghiêm khắc vì những hành động mình đã gây ra.

"Trung gian"

Các tổ chức tài chính Trung Quốc bị cáo buộc đã hợp thức hóa những khoản đầu tư hỗ trợ Bắc Hàn trong việc phát triển tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân.

Chính phủ tại Bình Nhưỡng được cho là đã chuyển tiền quanh thế giới thông qua các ngân hàng Trung Quốc.

Với lý do này, các quan chức tại Washington DC đe dọa sẽ đưa các ngân hàng lớn tại Trung Quốc vào danh sách đen : các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với những tổ chức lớn này sẽ gây bất ổn cho kinh tế thế giới.

Trong thời gian gần đây, ngân hàng Đan Đông đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết : "Ngân hàng Đan Đông là 'trung gian' cho Bắc Hàn tiếp cận với Mỹ và hệ thống tài chính quốc tế, bao gồm hàng triệu đô la cho các công ty liên quan đến các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn".

Mệnh lệnh của ngân hàng nhà nước

Các ngân hàng lớn tại Trung Quốc không thể rơi vào tình trạng tương tự.

Các nhân viên từ ít nhất 7 chi nhánh của Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc đã xác nhận rằng các tài khoản mới của khách hàng Bắc Hàn sẽ không được mở.

Quá trình này đã bắt đầu từ nhiều tháng trước.

Một nhân viên ngân hàng cho biết đây là mệnh lệnh của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Tuy nhiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc không trả lời thông tin qua điện thoại hay fax.

Một túi tiền

Tại Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm, một nhân viên Ngân hàng Trung Quốc cho biết, "tất cả các hoạt động ngân hàng liên quan đến Bắc Hàn đều bị phong tỏa vì đây là một nước bị cấm vận".

Tuy nhiên không phải không có cách lách luật.

Một người dân Bắc Hàn có thể mang một túi tiền qua sông Đồ Mồn và nhờ một người Trung Quốc làm trung gian để mở tài khoản ngân hàng.

Cũng không có thông tin rõ ràng về việc các tài khoản hiện tại có tiếp tục được sử dụng hay sẽ có nguy cơ bị đóng.

Sự buông lỏng

Trung Quốc có vẻ lo ngại về những lời đe dọa của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết : "Tôi không để ý về chi tiết nhưng chúng tôi phản đối lệnh cấm vận quốc tế, đặc biệt là việc lạm dụng quyền hạn lên luật nội địa của một số quốc gia".

Một mặt phản đối hành động này của Hoa Kỳ, nhưng mặt khác Trung Quốc thà buông tay với Bắc Hàn để giữ được vị thế kinh tế của mình.

Theo chính phủ Hoa kỳ, thương mại giữa hai nước đạt mức 648,2 tỷ USD vào năm ngoái.

Các ngân hàng lớn của Trung Quốc đã hỗ trợ kết quả thương mại này nên có lẽ Washington sẽ không muốn mạo hiểm với mối quan hệ này.

Tuy nhiên, nếu không áp dụng cấm vận toàn diện, các quyết định cấm vận ở tầm nhỏ hơn vẫn có thể diễn ra.

Và những tai tiếng đối với các tổ chức tài chính lớn không phải là điều Trung Quốc muốn.

Bắc Kinh sẽ từ bỏ hàng triệu đô la từ Bắc Hàn nếu điều đó có thể giúp giữ lại hàng trăm tỉ đô la từ Mỹ.

Published in Châu Á

Quốc tế chuẩn bị tăng cường trừng phạt Bắc Triều Tiên (RFI, 07/09/2017)

Sau vụ thử hạt nhâ ngày 03/09/2017 của Bình Nhưỡng, trong một dự thảo trừng phạt được trình bày ngày 06/09 trước 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ muốn cấm vận dầu lửa sang Bắc Triều Tiên, đồng thời cấm nước này xuất khẩu hàng vải sợi may mặc. Hãng tin AFP cho biết Washington cũng muốn phong tỏa tài sản do Kim Jong-un trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát và chấm dứt nguồn thu của lao động Bắc Triều Tiên trên khắp thế giới.

btt1

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasilly Nebenzia ( trái) nói chuyện với đại sứ Trung Quốc Lưu Kết Nhật ( giữa ) và đại sứ Mỹ Nikki Haley sau cuộc họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017. Reuters/Joe Penney

Về phía Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 07/09 tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Vương Nghị đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An "phải phản ứng hơn nữa bằng cách thông qua những biện pháp cần thiết" đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Vương Nghị cho rằng "trừng phạt và gây sức ép" đối với chế độ Kim Jong-un "chỉ là một nửa biện pháp chủ chốt để giải quyết" vấn đề Bắc Triều Tiên. Nửa còn lại "thông qua con đường đối thoại và đàm phán. Chỉ khi nào hội tụ được cả hai điều kiện đó mới có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên".

Bên lề Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á tại Vladivostok, Nga, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi "gây sức ép mạnh nhất có thể" đối với chế độ Bình Nhưỡng để buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chương trình tên lửa, hạt nhân. Ông Abe lên án "Bắc Triều Tiên thách thức hòa bình, thịnh vượng, luật pháp và trật tự trong vùng, thậm chí là trên toàn thế giới".

Còn theo hãng tin Reuters, Hàn Quốc, thông qua phát biểu của phát ngôn viên bộ ngoại giao ngày 07/09, khẳng định các biện pháp thực tiễn, nghiêm khắc nhắm vào nguồn thu của chế độ Bình Nhưỡng để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt phải được đưa vào nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Cả thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, đều yêu cầu tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Putin vẫn duy trì quan điểm rằng Bình Nhưỡng phát triển chương trình vũ khí đạn đạo và hạt nhân chỉ mang ý nghĩa phòng vệ. Trước báo giới, người đứng đầu điện Kremlin nhắc lại "không thể giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên chỉ bằng các biện pháp trừng phạt và gây sức ép".

Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị tăng cường loạt trừng phạt riêng đối với Bình Nhưỡng. Phát biểu tại Tallinn (Estonia) ngày 07/09/2017, người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu Federica Mogherini khẳng định : "Đường lối của Châu Âu rất rõ về vấn đề này : gia tăng sức ép kinh tế, gia tăng sức ép ngoại giao và đoàn kết với các đối tác trong vùng và quốc tế".

Bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Triều Tiên tổ chức lễ mừng thành công của vụ thử hạt nhân ngày 03/09 và ca ngợi công lao của các nhà khoa học. Theo KCNA, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, buổi lễ long trọng ở Bình Nhưỡng ngày 06/09 với vài chục nghìn người vẫy cờ hoa và bóng bay chào mừng đoàn xe buýt chở các nhà khoa học trên đường đến quảng trường Kim Nhật Thành.

Thu Hằng

***********************

Cấm vận dầu hỏa Bắc Triều Tiên : Một chiến lược hiệu quả ? (RFI, 07/09/2017)

Sau du lịch và kiều hối của lao động ở nước ngoài, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận dầu hỏa với Bắc Triều Tiên. Giới chuyên gia nhận định đấy có lẽ sẽ là "một đòn chí mạng" nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng, nhưng rất khó thuyết phục được Bắc Kinh.

btt2

Họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017 sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên. Reuters/Joe Penney

Theo một dự thảo nghị quyết được công bố ngày 06/09/2017, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận nguồn nhập khẩu dầu lửa và tất cả các sản phẩm từ dầu hỏa và khí hóa lỏng. Nếu được áp dụng, đây sẽ là một "cú đánh đau" vào chế độ Kim Jong-un.

Trên thực tế, Bắc Triều Tiên hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu hỏa nhập khẩu. Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng EIA trụ sở tại Hoa Kỳ ước tính Bình Nhưỡng nhập khẩu mỗi ngày khoảng 10 000 thùng dầu, với mức giá là 50 đô la/thùng, tương đương với khoảng 180 triệu đô la/năm. Phần lớn nguồn cung ứng dầu đến từ Trung Quốc, nhưng không ai biết chính xác khối lượng được giao, bởi vì kể từ năm 2014, Bắc Kinh đã ngừng công bố các số liệu.

Còn theo Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (ITC), trực thuộc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới của Liên Hiệp Quốc, riêng trong năm 2016, Bắc Triều Tiên đã nhập khẩu từ Trung Quốc 115 triệu đô la các sản phẩm từ dầu hỏa, bao gồm xăng dầu và nhiên liệu cho máy bay. Bên cạnh đó, còn phải tính đến lượng nhập khẩu đến từ Nga, trị giá khoảng 1,7 triệu đô la mỗi năm.

Nếu quốc tế thực thi nghiêm túc lệnh trừng phạt này, người dân Bắc Triều Tiên sẽ là nạn nhân đầu tiên gánh lấy hậu quả, theo như đánh giá của Viện Nautilus. Với chiến lược "songun" (quân đội trước hết), chế độ Bình Nhưỡng sẽ siết chặt ngay lập tức nguồn nhiên liệu cung cấp cho người dân. Hệ quả là người dân sẽ phải đi bộ thay vì đi xe buýt ; điện thắp sáng trong nhà sẽ ít hơn ; và tệ hại nhất là tình trạng phá rừng để lấy than củi, dẫn đến hiện tượng "xói mòn, sạt lở đất, ngập lụt và nạn đói".

Về phía quân đội, báo cáo của Viện Nautilus đánh giá, trước mắt, lệnh trừng phạt nhắm vào nguồn nhập khẩu dầu hỏa có lẽ sẽ chỉ có một "tác động gần như không hoặc hạn chế" lên quân đội Bắc Triều Tiên và các chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Bởi vì với kho dự trữ chiếm đến một phần ba nhập khẩu dầu lửa, quân đội nước này có đủ khả năng cầm cự chí ít trong vòng "một năm với mức tiêu thụ như dưới thời bình" và có thể chiến đấu trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, theo quan sát của giới chuyên gia, đòn trừng phạt được cho là "chí mạng" này đối với chế độ Bình Nhưỡng khó có thể được Trung Quốc thông qua. Cắt nguồn cung dầu hỏa có nguy cơ làm sụp đổ chế độ Kim Jong-un. Một kịch bản khiến Bắc Kinh sợ "tái mặt", như phân tích của ông Jean-Vincent Brisset, Viện Quan Hệ Quốc Tế Và Chiến Lược, được AFP trích dẫn.

Bình Nhưỡng sụp đổ, Bắc-Nam Triều Tiên thống nhất, kéo theo dòng người di tản và sự hiện diện của lính Mỹ ngay sát biên giới Trung Quốc. Và Bắc Triều Tiên không còn là quốc gia đệm nữa và như vậy "Trung Quốc sẽ mất mọi quyền lợi".

Do đó, theo quan điểm của cựu thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc, Kim Sung Han, cách thức tốt nhất để thuyết phục Trung Quốc đồng ý thông qua lệnh cấm vận dầu hỏa là đe dọa các lợi ích riêng của nước này, thông qua việc trừng phạt các doanh nghiệp nào của Trung Quốc có làm ăn với Bắc Triều Tiên như Hoa Kỳ đề xuất.

"Nói thì dễ, làm thì khó". Năm 2016, tổng giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào thị trường Trung Quốc là 115,6 tỷ đô la. Liệu Hoa Kỳ có dám thực hiện ý tưởng của mình hay không khi mà Boeing hôm qua còn dự báo trong vòng 20 năm tới, thị trường hàng không Trung Quốc sẽ phải cần đến 2 000 chiếc máy bay ? Một thị trường béo bở mà hai hãng lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đang cạnh tranh gay gắt.

Minh Anh

*********************

Putin : 'Không thể nào khiến Bắc Hàn sợ hãi' (BBC, 07/09/2017)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm thứ Năm 7/9 lên án vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Hàn.

btt3

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Bắc Hàn 'thà ăn cỏ còn hơn từ bỏ hạt nhân'

Tuy nhiên, dù gọi đó là "một mối đe dọa chết người" cho khu vực nhưng các nhà lãnh đạo vẫn có những ý kiến khác nhau về cách xử lý cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, hãng thông tấn Kyodo của Nhật nói.

Trung Quốc và Nga cùng kêu gọi cần có thêm đối thoại.

Tổng thống Putin muốn thúc đẩy nỗ lực tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên.

Ngoại giao hiệu quả hơn trừng phạt ?

"Sẽ là phản tác dụng khi cứ thổi phồng sự hiếu chiến quân sự này. Điều đó sẽ chẳng đi tới đâu hết", ông Putin phát biểu tại diễn đàn kinh tế được tổ chức tại thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga.

Hôm thứ Tư, ông cũng đã tiếp Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc đến dự diễn đàn này để tìm giải pháp cho vấn đề Bắc Hàn.

btt4

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionChủ tịch Kim Jong-un xem hỏa tiễn Hwasong-14 bắn lên hôm tháng 7

Trong lúc lên án chương trình thử nghiệm tên lửa và phát triển hạt nhân của Bình Nhưỡng là gây ra mối đe dọa tới hòa bình và an ninh quốc tế cũng như khu vực, ông Putin nói "chỉ có những biện pháp chính trị và ngoại giao giúp giải quyết được vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên".

"Chúng ta cần tiếp tục đối thoại", ông nói.

Ông Putin, trong vị thế mới ở vai trò cao hơn trước nhờ cuộc khủng hoảng Bắc Hàn, nay nói "không thể nào khiến Bắc Hàn sợ hãi".

Tổng thống Nga gần đây đã lên tiếng mạnh mẽ một cách bất thường về Bắc Hàn, và về cách thức mà cộng đồng thế giới cần phản ứng trong việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu, CNN bình luận.

Quan điểm của nhà lãnh đạo Nga trái ngược với quan điểm của Nhật, nước nói rằng hiện chưa phải là thời điểm đối thoại nhằm kiềm chế các tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bắc Hàn, theo Kyodo.

Cho đến nay, hầu hết các nước đều lên án Bình Nhưỡng, trong đó Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn muốn áp dụng các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn nữa lên nhà lãnh đạo Bắc Hàn, ông Kim Jong-un.

Tuy nhiên, có mặt tại Diễn đàn Kinh tế ở Vladivostok, Bộ trưởng Quan hệ Kinh tế Đối ngoại của Bắc Hàn Kim Yong Jae nói rằng nước ông sẽ "đáp lại những hành động man rợ nhằm gây áp lực từ phía Mỹ bằng các biện pháp trả đũa mạnh mẽ", hãng tin Tass của Nga tường thuật.

"Hoa Kỳ nên bằng mọi cách nhớ đến vị thế hạt nhân của đất nước chúng tôi", ông Kim nói, "một đất nước sở hữu bom hạt nhân và bom nhiệt hạch, và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa".

Đánh giá về vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng, ông Putin cho rằng đó "hiển nhiên là một sự khiêu khích của Bắc Hàn", nhưng nói Hoa Kỳ không nên bị cuốn theo.

"Họ dựa vào một hành động cụ thể từ các bên khác và rồi họ đạt được điều đó. Tại sao quí vị lại hùa theo ? Quí vị đã bao giờ nghĩ tới chuyện đó chưa ?"

Vụ thử hạt nhân mới nhất diễn ra chỉ năm ngày sau khi Bình Nhưỡng hôm 29/8 phóng một tên lửa đạn đạo ngang qua khu vực bắc Nhật Bản.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đang thảo luận về việc áp thêm các lệnh trừng phạt mới lên Bắc Hàn, trong lúc Nhật và Hoa Kỳ muốn cấm vận dầu lửa đối với Bình Nhưỡng.

Trong tuần, Tổng thống Moon Jae-in đã quyết định cho triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao THAAD của Hoa Kỳ ở Hàn Quốc.

Trong quá trình đưa dàn 'hoả tiễn chống hoả tiễn' vào vị trí ở cách Seoul 300 km về phía Nam, cảnh sát Hàn Quốc đã có va chạm với một nhóm phản đối vài chục người hôm thứ Năm 07/09/2017.

**********************

Khủng hoảng Bắc Triều Tiên : Tổng thống Mỹ xuống giọng (RFI, 07/09/2017)

Ngày 06/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ ngày 12/08/2017. Chủ đề Bắc Triều Tiên vẫn là trọng tâm. Nguyên thủ quốc gia Mỹ dường như đã xuống giọng, khi khẳng định tấn công Bắc Triều Tiên hiện tại không phải là "lựa chọn số một", cho dù ông không loại trừ hoàn toàn biện pháp can thiệp quân sự.

btt5

Một bản tin truyền hình với ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un ngày 09/08/2017. Jung Yeon-Je / AFP

Tổng thống Trump phát biểu như trên trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh đang các tìm cách thúc đẩy Hội Đồng Bảo An đưa ra "các trừng phạt mạnh nhất".

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường trình từ Washington :

"Được phỏng vấn về cuộc điện đàm 45 phút nói trên, ông Donald Trump đánh giá là hai bên rất thẳng thắng và rất kiên quyết. Tổng thống Mỹ cho biết thêm : "Tôi cho rằng chủ tịch Tập đồng ý với tôi 100%".

Tuyên bố nói trên chắc chắn đã có phần được phóng đại, bởi hai người có quan điểm khác nhau về các biện pháp cần được tiến hành để ngăn chặn Bắc Triều Tiên trong tham vọng hạt nhân. Chủ tịch Trung Quốc tiếp tục cổ vũ nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng, trong lúc tổng thống Mỹ không ngừng nhắc lại là các thương lượng sẽ không dẫn đến đâu cả. Ông Trump vừa nhắc lại với thủ tướng Anh Theresa May như vậy hôm thứ Ba.

Cũng hôm 06/09, Donald Trump còn cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận điều đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Trump cũng thừa nhận rằng một cuộc can thiệp quân sự không phải là lựa chọn đầu tiên của ông. Giống như thường lệ, mỗi lần được hỏi, tổng thống Mỹ đều đáp : "Chúng ta sẽ biết việc gì sẽ đến".

Tổng thống Mỹ trách cứ Trung Quốc đã không gây đủ áp lực kinh tế đối với láng giềng Bắc Triều Tiên. Ông Trump thậm chí còn đe dọa cắt đứt các quan hệ thương mại và tài chính với Trung Quốc, nếu như Bắc Kinh không nỗ lực hơn. Tuy nhiên, biện pháp ít thực tế này đã không được nêu ra trong bất cứ thông điệp nào mà chính phủ hai bên công bố sau cuộc nói chuyện giữa hai nguyên thủ".

Một ngày trước cuộc điện đàm Mỹ-Trung, hôm thứ Ba, bên lề thượng đỉnh BRICS, tại Hạ Môn (Xiamen), Trung Quốc, tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo một cuộc tấn công chống Bắc Triều Tiên là "một sự điên rồ về mặt quân sự", có thể gây ra "một thảm họa hành tinh".

Trọng Thành

******************

Hoa Kỳ muốn phong tỏa tài sản Kim Jong-un (BBC, 07/09/2017)

Hoa Kỳ đã đề xuất một loạt các biện pháp trừng phạt mới với Bắc Hàn, bao gồm lệnh cấm vận xăng dầu và phong tỏa tài sản của lãnh đạo Kim Jong-un.

btt6

Hoa Kỳ đã đề xuất phong tỏa tài sản và cấm Kim Jong-un cũng đi lại.

Hoa Kỳ đã soạn thảo một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc để phản ứng lại vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng, và dự thảo nghị quyết này sẽ được các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc xem xét.

Dự thảo kêu gọi việc cấm bán một loạt các sản phẩm dầu cho Bắc Hàn và cấm mua hàng dệt may Bình Nhưỡng xuất khẩu.

Kim Jong-un cũng sẽ bị phong tỏa tài sản và bị cấm đi lại.

Động thái mới nhất nhằm tăng áp lực với Bắc Hàn sau vụ thử hạt nhân mới nhất.

Bình Nhưỡng tuyên bố đã chế tạo bom nhiệt hạch đủ mạnh và có kích cỡ nhỏ để lắp vừa tên lửa tầm xa.

Chưa rõ liệu những đòi hỏi mới nhất của Hoa Kỳ có được Nga và Trung Quốc hậu thuẫn hay không vì hai nước này đều tỏ ra hoài nghi về việc tăng cường lệnh thanh trừng.

Cả hai nước đều bán dầu cho Bắc Hàn và đều có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Một biện pháp khác trong dự thảo nghị quyết sẽ cấm việc tuyển dụng lao động Bắc Hạn tại nước ngoài

Tiền gửi từ nước ngoài thu được từ lao động và xuất khẩu hàng dệt may được coi là hai trong số những nguồn thu nhập lớn nhất của nước này.

Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an đầu tuần này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley cho biết 20 năm gia tăng thanh trừng từng nấc một đã không ngăn chặn được chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

"Thế là quá đủ", bà nói. "Nay chúng ta phải áp dụng những biện pháp mạnh nhất có thể".

btt7

Tiền gửi từ nước ngoài thu được từ lao động và xuất khẩu hàng dệt may được coi là hai trong số những nguồn thu nhập lớn nhất của nước này.

Hãng tin Reuters cho biết Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc muốn Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết vào thứ Hai.

Nhưng động thái này có thể đối diện sự phản đối của các thành viên khác.

Tổng thống Nga Vladimir Putin lập luận rằng lượng dầu xuất khẩu của nước ông sang Bắc Hàn - khoảng 40.000 tấn - là không đáng kể.

Ông nói với hãng tin AFP rằng các lệnh thanh trừng thêm không phải là giải pháp.

Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu đã là đồng minh chính của Bắc Hàn, nhưng giống như Nga - đã ủng hộ lệnh thanh trừng với Bình Nhưỡng sau khi có các vụ thử tên lửa.

Vào tháng Tám, một loạt lệnh trừng phạt mới bao gồm cả cấm xuất khẩu, trong đó có than, trị giá 1 tỷ đô la (khoảng 767 triệu đô la) của Bắc Hàn, chiếm khoảng 1/3 tổng xuất khẩu của nước này.

Cuộc thử nghiệm hạt nhân gần đây của Bắc Hàn dường như đã gây ra nhiều vụ lở đất, các những hình ảnh vệ tinh đầu tiên sau cuộc thử nghiệm cho thấy.

Cuộc thử nghiệm hôm 3/9 đã diễn ra dưới lòng đất tại khu vực núi Punggye-ri.

Một nhóm phân tích đã công bố những bức tranh cho thấy có nhiều sự sạt lở, nứt toác "nhiều hơn và lan rộng".

btt8

Hình ảnh dãy núi sau chụp lại hôm 4/9 cho thấy có nhiều sự sạt lở

Cuộc thử nghiệm này đã gây ra một đợt rung chấn mạnh đến 6.3 độ Richter có thể cảm nhận được ở phía biên giới Trung Quốc.

Bắc Hàn đã tiến hành sáu cuộc thử hạt nhân cho đến nay, tất cả tại Punggye-ri, vốn có một hệ thống đường hầm đào dưới một vùng núi.

Published in Quốc tế

Hồ sơ Bắc Triều Tiên : Giải pháp quân sự ít rủi ro nhất ?

Vụ thử nguyên tử lần thứ sáu của Bắc Triều Tiên đặt cộng đồng quốc tế trước thế lưỡng nan, có vẻ khó thể đưa ra một quyết định. Theo chuyên gia về Châu Á Valérie Niquet trên Le Monde, tấn công Bình Nhưỡng có thể gánh lấy rủi ro Seoul bị trả đũa, nhưng sẽ mang lại hiệu quả tức thời với chế độ Bình Nhưỡng.

hoso0

Các chiến hạm Hàn Quốc tập trận đối phó với cuộc tấn công giả định trên biển của Bắc Triều Tiên, ngày 05/09/2017. Republic of Korea Navy/Yonhap via REUTERS

Bất chấp mọi trừng phạt, nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên vẫn liên tục theo đuổi chương trình đạn đạo và nguyên tử. Ngược với lý do được đưa ra để biện hộ, Bình Nhưỡng không hề phải chịu mối đe dọa Mỹ tấn công để tiêu hủy chế độ. Bản thân tổng thống Donald Trump trước và sau khi đắc cử còn nhiều lần tuyên bố là sẵn sàng đối thoại với Kim Jong-un.

Như vậy, có thể nhận định rằng ý định của Bắc Triều Tiên là muốn được coi như một cường quốc hạt nhân, và Kim Jong-un cần có được tính chính danh đối với quân đội và trong đảng. Ngược lại, cũng không thể quên tầm vóc hoang tưởng của một chế độ chỉ tồn tại qua việc đạt được sức mạnh nguyên tử.

Bắc Triều Tiên, con chủ bài chiến lược của Trung Quốc

Trong bối cảnh đó, Trung Quốc nổi lên hàng đầu. Chỉ mới gần đây thôi, Bắc Kinh vẫn coi việc duy trì chế độ Bắc Triều Tiên là quan trọng hơn những hậu quả mà Bình Nhưỡng mang lại, và cuộc tranh luận này có thể chưa ngã ngũ trong những người thân cận Tập Cận Bình. Mặc cho những khuyết điểm, mà trước hết là việc làm mất mặt các lãnh đạo Trung Quốc, Bắc Triều Tiên là con chủ bài chiến lược trước Hoa Kỳ.

Tuy Trung Quốc luôn bỏ phiếu thuận cho các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc kể từ vụ thử nguyên tử lần đầu tiên năm 2006, nhưng việc thực hiện lại bất nhất. Từ cuối những năm 2000, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bắc Triều Tiên, trao đổi chính thức đã tăng gấp 10. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc hồi tháng Giêng cho thấy Bắc Kinh luôn đóng vai trò trung gian, giúp Bình Nhưỡng có được ngõ vào quý giá trên thị trường thế giới.

Về mặt ý thức hệ, cho dù thường bị bỏ quên, Bắc Triều Tiên là "đất nước anh em". Nếu chấp nhận việc thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên, thì đây sẽ là một ví dụ rất xấu cho chính Trung Quốc. Hàng trăm ngàn "tình nguyện quân" Trung Quốc đã bỏ mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, và Bắc Kinh chưa hề hủy bỏ hiệp ước hữu nghị với Bắc Triều Tiên, trong đó có cả liên minh quân sự. Trên thực tế, chiếc chìa khóa cho các quan điểm của Trung Quốc nằm tại Washington, và các rủi ro từ Bình Nhưỡng chỉ là gián tiếp.

Công luận Nhật, Hàn cứng rắn hơn

Tại Hàn Quốc, tuy tân tổng thống Moon Jae-in lâu nay muốn thúc đẩy đối thoại với người anh em phương bắc do bất đồng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, đã dấy lên những lời kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc nhất, cho tập trận tấn công giả định vào địa điểm thử nguyên tử Bắc Triều Tiên, siết chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt là tăng cường lá chắn tên lửa THAAD. Trong công luận cũng như đối với một số chuyên gia, khả năng răn đe nguyên tử được ủng hộ mạnh mẽ.

Nhật Bản, nơi có các căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất Châu Á, là mục tiêu trực tiếp của hỏa tiễn Bắc Triều Tiên, và mới cách đây vài ngày một tên lửa của Bình Nhưỡng đã bay ngang qua. Từ đó đến nay, việc sở hữu vũ khí răn đe quy ước ngày càng mang tính chính danh hơn trong các cuộc tranh luận, và hơn phân nửa ngân sách quốc phòng do chính phủ đề nghị là dành cho việc triển khai hỏa tiễn đạn đạo để phòng vệ.

Nhưng thế lưỡng nan mà Bắc Triều Tiên đặt ra vẫn chưa được giải quyết, và tính cách bất định của ông Donald Trump làm tăng thêm nghi ngại. Tuy nhiên theo chuyên gia Valérie Niquet, nếu nhiều người đã tố cáo sự nguy hiểm khi tổng thống Mỹ nêu ra khả năng tấn công vào các mục tiêu đạn đạo và nguyên tử Bắc Triều Tiên, thì vẫn có thể đặt câu hỏi về sự chọn lựa ngược lại.

Xuống thang trước Bình Nhưỡng : Lợi ích trước mắt, nguy hại lâu dài

Tiến công là nhận lấy rủi ro Seoul - nơi phân nửa dân số Hàn Quốc cư ngụ - có thể bị trả đũa, với lực lượng pháo binh dày đặc tại biên giới hai nước Triều Tiên. Nhưng không thể chối cãi rằng, tấn công như thế sẽ gây tác động tức thì đối với chế độ Bình Nhưỡng. Bắc Kinh sẽ thấy rằng khả năng này là hiện thực, khiến việc cấm vận hoàn toàn Bắc Triều Tiên, kể cả về năng lượng, không còn quá xa tầm tay.

Đề nghị tái lập đối thoại và chấp nhận nguyên trạng mà Trung Quốc đưa ra, về lâu về dài sẽ mang lại những hậu quả tai hại. Ban đầu, Bình Nhưỡng có thể tỏ ra biết điều, phát triển vũ khí hạt nhân ở mức phòng vệ. Nhưng đây là bằng chứng cho thấy vẫn có thể vượt qua những "lằn ranh đỏ" mà Hoa Kỳ vạch ra.

Đối với các đồng minh Châu Á của Mỹ, dấu hiệu này rất xấu, có thể dẫn đến những thảm họa. Bình Nhưỡng có thể mưu toan thống nhất Triều Tiên bằng vũ khí nguyên tử ; còn Bắc Kinh có thể tiếp tục chính sách bành trướng trước Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á, vì biết rằng Hoa Kỳ không can thiệp. Trước các nguy cơ này, Seoul cũng như Tokyo sẽ không còn tự kềm chế, mà tham gia cuộc chạy đua vũ trang và hạt nhân.

Chuyên gia Valérie Niquet kết luận, xuống thang và đối thoại trước mắt có vẻ là sự chọn lựa hợp lý nhất, nhưng về lâu về dài sẽ dẫn đến những cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.

Kim Jong-un hai lần làm Tập Cận Bình mất mặt

Theo góc nhìn của Le Figaro, "Kim Jong-un đã làm mất mặt Tập Cận Bình". Hôm Chủ nhật, khi cho thử quả bom nguyên tử mạnh nhất từ trước đến nay, lãnh tụ trẻ tuổi Bắc Triều Tiên không chỉ gây lo ngại cho cả hành tinh, mà còn phá hoại một sự kiện ngoại giao mà Bắc Kinh đã dày công chuẩn bị, đó là hội nghị thượng đỉnh BRICS.

Ông Tập Cận Bình, vốn đang tìm cách đánh bóng hình ảnh một nhà lãnh đạo có trách nhiệm trên trường quốc tế, đã bị Kim Jong-un giành mất vị trí vedette. Trong các hành lang hội nghị, người ta chỉ bàn tán về nhà độc tài Bắc Triều Tiên.

Các nhà quan sát cho rằng việc vị "thống chế" ở Bình Nhưỡng làm xáo trộn thượng đỉnh BRICS không phải là một sự tình cờ. Hồi tháng Năm, Kim Jong-un đã từng làm mờ nhòa hội nghị thượng đỉnh "Con đường tơ lụa mới" ở Bắc Kinh, qua việc bắn một hỏa tiễn đạn đạo. Donald Trump lúc đó không quên nhấn mạnh đây là "mối đe dọa lớn và nguồn cơn gây bối rối cho Trung Quốc".

Cho dù trên lý thuyết là đồng minh với nhau, quan hệ giữa hai nước láng giềng vẫn căng thẳng. Nhà nghiên cứu Triệu Thông (Zhao Tong) của Carnegie-Tsinghua Center for Global Policy nhận định, Bình Nhưỡng hết sức bất bình khi Bắc Kinh áp dụng trừng phạt. Trên thực tế, "Kim Jong-un chiến đấu trên cả hai mặt trận, chống cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Ông Kim nói với Bắc Kinh : tăng cường áp lực lên chúng tôi chỉ vô ích, vì chúng tôi có bom nguyên tử" - nhà nghiên cứu về Trung Hoa Jean-Pierre Cabestan, trường đại học Tin Lành ở Hồng Kông cho biết.

Theo ông Cabestan, mục tiêu của Kim Jong-un là "củng cố vị trí càng mạnh càng tốt trước khi bắt đầu thương lượng với Mỹ", còn ông Triệu Thông nhấn mạnh "Trung Quốc đang bị kẹt trong chiếc bẫy, vì không bao giờ có thể cắt đứt quan hệ với một nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân". Các chuyên gia dự đoán ngày 9/9 tới Kim Jong-un có thể bắn một hỏa tiễn liên lục địa để mừng ngày thành lập chế độ, vì ngày này năm ngoái Bình Nhưỡng đã cho thử nguyên tử lần thứ năm. Tuy nhiên khi khiêu khích lãnh đạo của hai cường quốc mạnh nhất thế giới, "Lãnh tụ tối cao" cũng có nguy cơ bị Mỹ-Trung liên minh chống lại.

Răn đe hạt nhân, nên hay không ?

"Chủ thuyết răn đe nguyên tử liệu vẫn còn thích hợp hay không ?" Đó là câu hỏi mà nhật báo công giáo La Croix đặt ra trên trang tranh luận hôm nay.

Đối với ông Bruno Tertrais, phó giám đốc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS), dù muốn hay không, đây là một "điều xấu cần thiết" để bảo đảm hòa bình giữa các đại cường. Hiện nay không có một chọn lựa khả tín nào khác để bảo vệ các lợi ích thiết yếu của một Nhà nước. Khả năng răn đe hạt nhân đã chứng tỏ hiệu quả trong thời kỳ chiến tranh lạnh và nay cũng vậy, từ cuộc chiến Israel-Ai Cập năm 1973 cho đến cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1999.

Ngược lại, theo ông Paul Quilès, chủ tịch hiệp hội Sáng kiến Giải trừ Hạt nhân, cựu bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, vũ khí nguyên tử càng làm tăng chạy đua vũ trang. Thế giới suýt nữa đã gánh lấy thảm họa trong cuộc khủng hỏa tên lửa Cuba năm 1962, chưa kể mấy chục sự cố khác, trong đó có vụ một vệ tinh Liên Xô năm 1983 đã nhầm lẫn sức nóng của ánh nắng mặt trời với hỏa tiễn Mỹ. Ông nhắc lại câu nói của cựu tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan : "Với tư cách tổng tư lệnh các lực lượng Mỹ, bạn chỉ có 6 phút để quyết định phản ứng lại một dấu hiệu trên màn hình radar, nên hay không khởi động cuộc tận thế. Ai có thể chứng tỏ được sự tỉnh táo trong một thời điểm như thế ?".

Thụy My

Published in Châu Á