Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, Nhật Bản và Philippines lần đầu tiên họp tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 16/06/2023. Ba bên thảo luận nhiều kế hoạch nhằm tăng cường sức răn đe đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc. Một văn bản chiến lược chính thức sẽ được công bố từ nay đến cuối năm, trong đó có khả năng tổ chức các cuộc tập trận chung thường xuyên ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.

taptran01

Lực lượng hải cảnh Nhật Bản, Mỹ, Philippines huấn luyện chung ở ngoài khơi tỉnh Bataan, Philippines, ngày 06/06/2023. AP - Aaron Favila

Ba cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan của Mỹ, Takeo Akiba của Nhật Bản và Eduardo Ano của Philippines nhất trí là các cuộc tập trận chung sẽ diễn ra trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương "vì tự do hàng hải và trật tự dựa trên luật pháp" trong bối cảnh liên tục xảy ra "những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng bằng sức mạnh hoặc cưỡng ép", dù không nêu đích danh Trung Quốc. Ba quan chức cũng "tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan".

Trong khuôn khổ chiến lược chính thức, dự kiến đúc kết từ giờ đến cuối năm, ba nước Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ lập kế hoạch tổ chức thường xuyên các cuộc tập trận chung có quy mô lớn ở Biển Đông. Khả năng tập trận chung ở biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền, cũng được xem xét. Đây là điểm mới, vì cho đến nay, Mỹ và Nhật Bản hợp tác riêng với Philippines và các cuộc tập trận thường diễn ra dưới hình thức song phương.

Ngoài ra, lực lượng tuần duyên của ba nước cũng sẽ tập huấn chung để xử lý các tình huống như tầu nước ngoài thâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền. Cuộc tập huấn ba bên gần đây nhất diễn ra đầu tháng 06/2023 ở Philippines. Hoạt động này được cho là nhằm đối phó với đội tầu dân quân biển Trung Quốc, ngày càng hùng hậu và hung hăng, thường xuyên thâm nhập và neo đậu nhiều ngày ở các vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền.

Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp quân đội Philippines cải thiện năng lực, khả năng tác chiến và trang thiết bị, ví dụ Tokyo sẽ thông qua cơ chế hỗ trợ chính thức về an ninh (OSA) được triển khai vào tháng 04/2023. Nhật Bản cũng kêu gọi thường xuyên tổ chức các cuộc thảo luận ba bên về an ninh.

Hãng tin Nhật Nikkei Asia nhắc lại Trung Quốc coi khu vực đảo phía nam từ Nhật Bản, qua Đài Loan đến Philippines là "chuỗi đảo thứ nhất" và là tiền đồn quân sự quan trọng để làm suy yếu khả năng thâm nhập của Mỹ cũng như những nước khác từ Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Nhật Bản và Philippines là hai đồng minh trong khu vực của Mỹ, rất gần với Đài Loan và đều phải đối phó với mối đe dọa tương tự.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Nga triển khai phi cơ trang bị tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad

Thanh Phương, RFI, 19/08/2022

Nga thông báo đã triển khai hôm 18/08/2022, các phi cơ trang bị tên lửa siêu thanh loại mới nhất ở vùng Kaliningrad, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng chung quanh vùng đất này của Nga, nằm lọt giữa hai nước thành viên khối NATO là Litva và Ba Lan.

ngatrung1

Ảnh do bộ phận báo chí của Bộ Quốc phòng Nga cung cấp ngày 18/08/2022 cho thấy một chiếc MiG-31 hạ cánh xuống căn cứ Không Quân Nga Chkalovsk tại vùng Kaliningrad.  AP

Trong bản thông cáo, Bộ Quốc phòng Nga nói rõ : "Trong khuôn khổ các biện pháp chiến lược răn đe bổ sung, 3 chiếc MiG-31 trang bị tên lửa siêu thanh Kinjal đã được triển khai tại vùng Kaliningrad". Ba chiến đấu cơ này sẽ tạo thành một đơn vị tác chiến, sẵn sàng xuất kích 24 giờ trên 24.

Cùng với tên lửa hành trình Zircon, tên lửa siêu thanh Kinjal thuộc một thế hệ vũ khí mới do Nga chế tạo và được tổng thống Vladimir Putin xem là "bất bại", bởi vì các tên lửa này không thể bị các hệ thống phòng không của đối phương bắn chặn. 

Việc triển khai các tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad, một vùng đất đã được quân sự hóa cao độ, diễn ra vào lúc đang có cuộc đọ sức giữa Liên Hiệp Châu Âu với Moskva về vùng này. Trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt của Liên Âu đối với Nga, vào tháng 6, Litva đã ngưng cấp phép cho một số mặt hàng trung chuyển qua nước này đến Kaliningrad. Sau nhiều lần Nga phản đối và đe dọa, cuối cùng Liên Âu đã yêu cầu Litva cho phép hàng hóa của Nga, ngoại trừ thiết bị quân sự, trung chuyển qua hệ thống đường xe lửa sang Kaliningrad. 

Trả lời RFI Pháp ngữ hôm qua, tướng Dominique Trinquand, một chuyên gia quân sự của Pháp, cho rằng việc triển khai tên lửa siêu thanh ở Kaliningrad là một bước leo thang của phía Nga : 

 "Leo thang trong việc phô trương vũ khí đã diễn ra từ 6 tháng nay. Phía Nga đã nói là không thể chấp nhận việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine. Chúng ta đã gởi cho Kiev các tên lửa phòng không, tên lửa chống tăng, rồi xe thiết giáp, các dàn pháo và dàn phóng rocket nhiều nòng, nhưng về phía Nga thì vẫn chưa có sự leo thang, ngoài những những tuyên bố hùng hổ. Những thông báo này và những việc triển khai này đã có từ lâu. Đây vẫn là kiểu dương oai diễu võ quen thuộc của phía Nga".

Thanh Phương

***********************

Trung Quốc đưa quân sang Nga để tập trận chung

Thanh Phương, RFI, 18/08/2022

Hôm 17/08/2022, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo sẽ gởi quân sang Nga để tham gia các cuộc tập trận chung bắt đầu vào cuối tháng này nhằm " tăng cường hợp tác" giữa quân đội hai nước.

ngatrung2

Xe tăng Trung Quốc trong cuộc diễn tập quân sự Vostok-2018 tại khu huấn luyện Tsugol - Siberia, không xa biên giới với Trung Quốc và Mông Cổ, ngày 13/09/2018.  AFP – Mladen Antonov

Theo bản thông cáo của Bộ Quốc phòng được hãng tin AFP trích dẫn, Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên mang tên "Vostok", mà theo Moskva sẽ diễn ra từ ngày 30/08 đến 05/09, trong khuôn khổ hợp tác với Nga. Nhiều nước khác cũng sẽ tham gia cuộc tập trận này, trong đó có Ấn Độ, Belarus, Mông Cổ, Tadjikistan. 

Trong những tháng qua, Trung Quốc cũng như Ấn Độ bị cáo buộc đứng về phía Nga do hai nước này chống lại các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva và chống lại việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định việc tham gia cuộc tập trận Vostok "không có liên quan gì đến tình hình khu vực và quốc tế hiện nay".

Theo AFP, đây là cuộc tập trận chung thứ hai giữa Trung Quốc và Nga. Tháng 5 vừa qua, quân đội hai nước đã tổ chức các cuộc thao dượt suốt 13 tiếng đồng hồ tại một khu vực gần Nhật Bản và Hàn Quốc, vào lúc tổng thống Mỹ Joe Biden đang thăm Tokyo. Washington thường xuyên bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh và Moskva xích lại gần nhau, cho rằng điều này đe dọa đến an ninh thế giới.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm qua, khi được hỏi về việc Trung Quốc tham gia tập trận chung ở Nga, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price không có bình luận gì đặc biệt, vì theo ông, "đa số các nước có liên quan cũng thường xuyên tham gia nhiều cuộc thao dượt và trao đổi quân sự với Hoa Kỳ".

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Tây Thái Bình Dương : Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận đối phó Bắc Kinh (RFI, 05/04/2019)

Báo Nhật Japan Times hôm nay 05/04/20198 đưa tin các oanh tạc cơ B-52 của Mỹ từ đảo Guam tập luyện với các chiến đấu cơ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Tây Thái Bình Dương, sau khi Trung Quốc gởi sáu máy bay ném bom và các phi cơ khác đi qua eo biển Miyako để tập trận.

donga1

Oanh tạc cơ Mỹ B-52 từ căn cứ Guam, tham gia triển lãm hàng không tại Singapore, 14/02/2012. Reuters/Tim Chong//File Photo

Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên Monica Urias của Không quân Hoa Kỳ cho biết cụ thể có hai pháo đài bay chiến lược B-52H Stratofortress, cùng với các chiến đấu cơ Nhật và các phi cơ F-15s, thuộc phi đội 18 Mỹ đóng tại căn cứ Kadena, tham gia.

Khi Trung Quốc điều sáu máy bay ném bom H-6G và H-6K với nhiều phi cơ thám sát, chiến đấu cơ trang bị các phương tiện tác chiến điện tử bay qua eo biển Miyako hôm 30/3 và 1/4, lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ bay lên giám sát. Eo biển nằm gần đảo Okinawa của Nhật vốn là ngõ chính được Hải quân Trung Quốc sử dụng để đi vào Thái Bình Dương.

Chiến dịch phối hợp Mỹ-Nhật hôm nay tương tự như hoạt động trên biển Hoa Đông hôm 20/3, nhằm duy trì sự hiện diện của các oanh tạc cơ Mỹ trong khu vực, thực thi chính sách bảo vệ tự do hàng hải. Washington cũng đã hai lần gởi pháo đài bay B-52 đến Biển Đông vào tháng Giêng và tháng Ba, gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp.

Các hoạt động này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về quân sự và thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tháng 11/2013, Trung Quốc tự ý tuyên bố vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, nhưng Hoa Kỳ và Nhật Bản không công nhận.

Thụy My

*****************

Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông mang theo số lượng F-35 nhiều bất thường (VOA, 04/04/2019)

Tàu tấn công đ b USS Wasp ca Hi quân Hoa Kỳ gn đây được nhìn thy đi qua Bin Đông trên đường đến Philippines mang theo s lượng F-35 nhiu bt thường.

donga2

Máy bay tàng hình F-35B Lightning II hạ cánh trên tàu USS Wasp Bin Hoa Đông, 5/3/2018

Tàu Wasp mang theo ít nhất 10 máy bay chiến đu tàng hình F-35B Lightning II, nhiu hơn con s thông thường là 6 máy bay chiến đu thế h th năm. Tin này được National Interest đăng ti đu tiên. Trang tin này cho biết thêm là con tàu có th đang th nghim khái nim "tàu sân bay hng nh" phc v chiến tranh.

Tàu tấn công đ b này hin đang tham gia cuộc tp trn Balikatan, trong đó "các lc lượng M và Philippines s tiến hành các hot đng đ b, hun luyn bn đn tht, tác chiến đô th, hot đng không quân và phn ng chng khng b", Hi quân M đưa ra tuyên b hi cui tun qua liên quan đến vic tàu Wasp đến Philippines.

Cuộc tp trn năm nay tp trung vào an ninh hàng hi, mt mi quan tâm ngày càng tăng vào lúc Trung Quc c gng giành thế áp đo vùng có các tuyến đường thy chiến lược. Đây là ln đu tiên tàu Wasp và các máy bay chiến đu F-35B của Thy quân Lc chiến tham gia cuc tp trn Balikatan.

Con tàu và các máy bay chiến đu "th hin s gia tăng v năng lc quân s nhm đm bo cho mt khu vc n Đ Dương-Thái Bình Dương t do và rng m", Hi quân M nói, s dng nhng t ng nhất quán với các hot đng ca quân đi M bao gm các cuc tun tra vì t do hàng hi và các chuyến bay ca máy bay ném bom Bin Đông, vi mc đích kim chế Trung Quc.

F-35B là một biến th dành cho Thy quân Lc chiến trong h máy bay mang tên Chiến đu Tn công Hn hp. F-35B, được tuyên b là sn sàng chiến đu vào năm 2015, có th ct cánh vi khong chy đà ngn và h cánh theo chiu thng đng, và phù hp đ hot đng trên các tàu tn công đ b.

Việc trin khai nhiu chiếc F-35 hơn bình thường có thể là bước đu tiên ca vic đưa máy bay loi này lên các tàu sân bay hng nh, mt cách tiếp cn mà v mt lý thuyết có th làm tăng mnh v c quy mô ca lc lượng tàu sân bay ln ha lc ca nó.

Khái niệm này đã tng có tin l. Trong cuc tn công Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo năm 2003, các tàu tn công đ b đã ch ti 20 máy bay AV-8B, tr thành "tàu sân bay ch máy bay Harrier". Khái nim này đã được đi tên thành "Tàu sân bay ch máy bay Lightning", hàm ý nói đến các máy bay chiến đu thế h th năm mà các tàu chiến s mang đi tham chiến.

(Business Insider, thedrive.com)

Published in Châu Á