Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc rời Việt Nam để né thuế từ Mỹ

BBC, 07/11/2024

Một số nhà máy sản xuất tấm pin điện mặt trời lớn nhất do Trung Quốc sở hữu tại Việt Nam đang cắt giảm sản lượng và tiến hành sa thải công nhân, theo Reuters.

mattroi1

Những tấm pin năng lượng mặt trời tại thành phố Ngân Xuyên (Trung Quốc) vào tháng 6/2024 / Yuan - Hongyan/VCG/Getty Images

Động thái này xuất phát từ việc Mỹ tăng cường thuế quan thương mại nhằm vào Việt Nam và ba quốc gia Đông Nam Á khác.
Trong khi đó, tại Indonesia và Lào, một loạt nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời mới do Trung Quốc sở hữu đang nở rộ và nằm ngoài phạm vi bảo hộ thương mại của Washington.

Theo thông tin của Reuters, công suất dự kiến của những nhà máy này đủ để cung cấp tương đương khoảng một nửa số lượng tấm pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại Mỹ vào năm 2023.

Các công ty sản xuất pin năng lượng mặt trời Trung Quốc đã nhiều lần giảm quy mô sản lượng tại các trung tâm sản xuất hiện có, trong khi tiến hành xây dựng các nhà máy mới ở những quốc gia khác, giúp né được thuế quan và có thể thống lĩnh thị trường Mỹ cũng như toàn cầu bất chấp các đợt áp thuế liên tiếp của Mỹ trong hơn một thập kỷ, được Washington thiết kế nhằm kiểm soát Trung Quốc.

Mặc dù các công ty Trung Quốc đã dịch chuyển hoạt động sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của họ trong nhiều năm qua, thế nhưng quy mô chuyển dịch sản xuất sang Indonesia và Lào trong giai đoạn mới nhất này chưa từng được biết đến trước đây.

Reuters đã phỏng vấn hơn một chục người ở 5 quốc gia, bao gồm nhân viên tại những nhà máy Trung Quốc, giới chức tại các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời không phải của Trung Quốc và các luật sư, cho bài viết này.

"Đây là một trò chơi mèo vờn chuột với quy mô rất lớn", ông William A. Reinsch, cựu quan chức thương mại trong chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định với Reuters."Không khó để dịch chuyển sản xuất. Tái lập và khởi đầu lại. Việc thiết kế luật pháp của Mỹ thường chậm hơn một bước".

Theo công ty nghiên cứu SPV Market Research, Trung Quốc chiếm khoảng 80% số lượng lô hàng tấm pin mặt trời trên thế giới và các trung tâm xuất khẩu của nước này ở những nơi khác tại Châu Á chiếm phần lớn số còn lại.

Điều này trái ngược hẳn với hai thập kỷ trước khi Mỹ là quốc gia dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực này.

mattroi2

Trina Solar, một công ty chuyên sản xuất tấm pin và tấm module năng lượng mặt trời, ở tỉnh Thái Nguyên (Việt Nam) vào ngày 30/8/2024 / Reuters

Trong 18 tháng qua, ít nhất bốn dự án của Trung Quốc hoặc có liên kết với Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động tại Indonesia và Lào và hai dự án khác đã được công bố. Tổng cộng, các dự án có sản lượng tấm pin hoặc tế bào quang điện tương đương công suất 22,9 gigawatt (GW). Phần lớn sản lượng này sẽ được bán tại Mỹ, thị trường năng lượng mặt trời lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và là một trong những thị trường béo bở nhất. Theo dữ liệu từ công ty PVinsights, giá tại Mỹ trung bình cao hơn 40% so với giá ở Trung Quốc, tính trong bốn năm qua.

Các nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Mỹ liên tục lặp lại các tuyên bố trong những khiếu nại thương mại gửi đến chính phủ Mỹ về việc họ không thể cạnh tranh với sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc, vốn được cho là đã nhận trợ cấp không công bằng từ chính phủ Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu ở Châu Á.

Các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã phản bác rằng việc họ làm chủ công nghệ khiến họ có khả năng cạnh tranh hơn về giá.

Thuế quan là chủ đề chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, khi ông Trump đề xuất đánh thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ để kích thích sản xuất trong nước, bao gồm mức thuế 60% đối với bất kỳ hàng hóa nào từ Trung Quốc. Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết kế hoạch của ông Trump sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, các nhà lập pháp ở cả hai đảng ở Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ biện pháp thuế quan chặt chẽ hơn đối với mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc để nuôi chuỗi cung ứng trong nước.

"Trong tương lai, công chúng Mỹ nên yêu cầu thực thi thuế quan chặt chẽ hơn nhiều, đặc biệt là việc (Trung Quốc) sử dụng các nước thứ ba nhằm vi phạm luật thương mại của Mỹ", Dân biểu Cộng hòa John Moolenaar, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện chuyên trách về Trung Quốc, nói với Reuters. Bộ Thương mại Mỹ, Nhà Trắng và Bộ Thương mại Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Việt Nam dính đòn

mattroi3

Một nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam vào năm 2022 - STR/AFP/Getty Images

Tác động trực tiếp nhất có thể thấy được từ mức thuế nhập khẩu mới nhất của Mỹ, mà theo đó, tổng mức thuế áp lên một số nhà sản xuất có thể lên tới hơn 300% - đó là ngành năng lượng mặt trời ở Việt Nam.

Vào tháng 8, Reuters đã đến thăm các khu công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam do các công ty Trung Quốc sở hữu, gồm Longi và Trina Solar và nói chuyện với công nhân. Tại tỉnh Bắc Giang, hàng trăm công nhân tại một tổ hợp nhà máy quy mô lớn của Vinasolar, thuộc công ty công nghệ năng lượng Longi, đã bị mất việc trong năm nay, hai nhân viên nắm vấn đề trả lời Reuters. Một trong số các công nhân này cho biết công ty chỉ sử dụng một trong chín dây chuyền sản xuất trong khu công nghiệp.

Tại tỉnh Thái Nguyên, công ty Trina Solar đã ngưng hoạt động một trong hai nhà máy sản xuất tế bào quang điện và tấm pin năng lượng mặt trời, hai nhân viên ở đó cho biết. Các nhân viên tại cả hai công ty này đều từ chối nêu tên do tính nhạy cảm của vấn đề khi trả lời Reuters.

Công ty Longi đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters. Hồi tháng 6, công ty này cho biết đã đình chỉ sản xuất tại một nhà máy pin mặt trời ở Việt Nam nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Trina Solar đã từ chối đưa ra bình luận.

Vào tháng 6, công ty cho biết một số cơ sở tại Việt Nam và Thái Lan sẽ ngừng hoạt động để bảo trì mà không cung cấp thêm chi tiết. Trong khi đó, dữ liệu nhập khẩu tấm pin mặt trời của Mỹ cho thấy các lô hàng từ Việt Nam tăng gần 74% trong tháng 8.

Các nhà phân tích trong lĩnh vực này cho rằng sự tăng vọt sản lượng là do tăng cường xuất khẩu trước khi Mỹ áp thuế nhập khẩu mới trong năm nay. Chính phủ Việt Nam đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Đặt nhà máy tại Mỹ

mattroi4

Một nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc vào tháng 9/2024 - VCG/VCG/Getty Images

Các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc đang đổ xô đến Indonesia, xuất phát từ thuế quan của Mỹ áp lên Việt Nam, quan chức Bộ Công nghiệp Indonesia, ông Beny Adi Purwanto, trả lời Reuters. Ông này đã nêu công ty Thornova Solar làm ví dụ.

Công ty Thornova Solar giới thiệu trên trang web rằng nhà máy của họ đặt tại Indonesia có công suất hằng năm về module năng lượng mặt trời tương đương công suất 2,5 GW và về tế bào quang điện tương đương công suất 2,5 GW cho thị trường Bắc Mỹ.

Theo ông Beny, Trina, một nhà máy sản xuất module và tế bào quang điện với công suất 1 GW mới sẽ đi vào hoạt động hoàn toàn vào cuối năm 2024 và sẽ mở rộng công suất. Ông cũng cho biết nhà máy module năng lượng mặt trời của tập đoàn China Lesso Group có sản lượng tương đương công suất 2,4 GW.

Công ty New East Solar có liên kết với Trung Quốc đã công bố một nhà máy sản xuất tấm pin và tế bào quang điện với sản lượng tương đương công suất 3,5 GW tại Indonesia vào năm 2023. Các công ty Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Sự chuyển dịch sang sản xuất sang Indonesia đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, theo một nhà quản lý công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Mỹ, người mà theo một nhà cung cấp Trung Quốc tại Indonesia, đang bị ngập chìm trong các đơn đặt hàng lớn từ những công ty lớn của Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu hàng sang Mỹ. "Quy mô hiện nay là hoàn toàn khác", người quản lý giấu tên này cho biết.

Theo dữ liệu liên bang của Mỹ, sản lượng xuất khẩu tấm pin năng lượng mặt trời từ Indonesia sang Mỹ đã tăng gần gấp đôi lên mức 246 triệu đô la Mỹ trong toàn bộ tháng 8/2024.

Trong các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đang tìm kiếm lựa chọn khác ở Lào, có Imperial Star Solar. Công ty này, xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng phần lớn hoạt động sản xuất đặt ở Campuchia, đã mở một nhà máy sản xuất tấm bán dẫn silicon tại Lào vào tháng 3, dự kiến cuối cùng sẽ có công suất 4 GW. Công ty này, nêu trong một tuyên bố vào thời điểm đó, đã giúp họ tránh được thuế quan của Mỹ.

Công ty SolarSpace đã mở một nhà máy sản xuất tấm pin mặt trời với công suất 5 GW tại Lào vào tháng 9/2023. Mục đích chính của việc chuyển giao sản xuất sang Lào không liên quan đến thuế quan của Mỹ, công ty SolarSpace cho biết trong một thông báo với Reuters nhưng không đưa ra thêm giải thích.

Hiện không có thông tin về sản lượng xuất khẩu tấm pin năng lượng mặt trời từ Lào sang Mỹ trong tám tháng đầu năm nhưng có thông tin là giá trị đạt khoảng 48 triệu đô la Mỹ trong tháng 8/2024.

Những công ty khác đang còn đi xa hơn nữa. Hồi tháng 7, công ty JinkoSolar cho biết đã ký một thỏa thuận trị giá gần 1 tỷ đô la Mỹ với các đối tác ở Ả Rập Xê Út để xây dựng một nhà máy sản xuất module và tế bào điện mặt trời mới với công suất 10 GW tại vương quốc này.

Việc xây dựng các nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ của các công ty Trung Quốc cũng đang tăng vọt vì họ cũng tìm cách tận dụng các ưu đãi của Mỹ.

Theo phân tích của Reuters, các công ty Trung Quốc sẽ có công suất sản xuất tấm pin mặt trời hằng năm ít nhất là 20 GW trên lãnh thổ Mỹ trong năm 2025, đủ để phục vụ khoảng 50% thị trường Mỹ.

Nguồn : BBC, 07/11/2024

*****************************

Các công ty Trung Quốc chuyển dịch sản xuất từ Việt Nam sang các nước Châu Á khác để tránh thuế của Mỹ

RFA, 05/11/2024

Nhiều công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc đang chuyển dịch sản xuất từ Việt Nam sang các nước láng giềng Châu Á khác như Lào và Indonesia để tránh thuế nhập khẩu quá cao mà Mỹ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

tqvn2

Tấm pin năng lượng mặt trời ở một trang trại điện gió ở Bình Thuận hôm 23/4/2019 - Manan VATSYAYANA / AFP

Hãng tin Reuters hôm 4/11 có bài viết phỏng vấn các nhân viên làm việc cho các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc và các luật sư về diễn biến mới này.

Theo bài báo của Reuters, một số các nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn do Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam đang cắt giảm sản xuất và nhân sự để đối phó với mức thuế cao mà Mỹ nhắm vào hàng Trung Quốc. Các công ty này đang xây dựng và mở rộng sản xuất ở các nước như Lào và Indonesia và công suất theo kế hoạch của các nhà máy này đủ để đáp ứng một nửa nhu cầu của thị trường Mỹ vào năm ngoái.

Trong vòng 18 tháng qua, có ít nhất bốn dự án có liên quan đến Trung Quốc đã bắt đầu đi vào hoạt động tại Indonesia và Lào, hai dự án khác cũng mới được công bố. Tổng công suất của các dự án này là 22,9 GW, theo Reuters.

Phóng viên của Reuters trong tháng 8 vừa qua đã phỏng vấn các công nhân làm việc cho các khu công nghiệp do công ty Trung Quốc đầu tư ở miền Bắc Việt Nam bao gồm các công ty như Longi và Trina Solar.

Tại tỉnh Bắc Giang, hàng trăm công nhân tại tổ hợp nhà máy Vinasolar của Longi Green Energy Technology đã bị mất việc trong năm nay, hai nhân viên nhà máy này cho Reuters biết.

Tại Thái Nguyên, Trina Solar cũng ngừng một trong hai nhà máy sản xuất các tấm pin năng lượng, Reuters dẫn lời hai nhân viên thuộc công ty này cho biết như vậy.
Tất cả các nhân viên được phỏng vấn đều không muốn nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề.

Longi hiện chưa đưa ra lời bình luận nào với Reuters về thông tin này. Tuy nhiên, vào tháng 6 vừa qua, công ty cho biết đã ngưng sản xuất ở một nhà máy tại Việt Nam và không cung cấp thêm chi tiết. Trina cũng từ chối đưa ra bình luận. Trina vào tháng 6 vừa qua cũng cho biết một số cơ sở của hãng ở Thái Lan và Việt Nam đã phải đóng cửa để bảo trì mà không đưa thêm thông tin chi tiết.

Chính phủ Việt Nam hiện cũng chưa đưa ra lời bình luận nào về diễn tiến mới.

Theo Reuters, các công ty pin năng lượng mặt trời Trung Quốc đổ vào Indonesia vì thuế đánh lên các sản phẩm từ Việt Nam. Một nhà máy có công suất 1GW của Trina tại Indonesia sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Công ty New East Solar của Trung Quốc vào năm ngoái cũng thông báo kế hoạch về nhà máy tấm pin năng lượng mặt trời 3,5 GW tại Indonesia.

Xuất khẩu pin năng lượng mặt trời từ Indonesia vào Mỹ đang tăng gần gấp đôi lên 246 triệu đô la tính đến tháng 8 năm 2024, theo số liệu của Chính phủ Mỹ.

Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng đổ vào Lào, Theo Reuters, Imperial Star Solar của Trung Quốc đã mở một nhà máy sản xuất tấm wafer vào tháng 3 vừa qua và có công suất 4 GW.

SolarSpace của Trung Quốc cũng đã mở nhà máy công suất 5 GW ở Lào vào tháng 9/2023. Tuy nhiên công ty này cho biết việc chuyển dịch sản xuất sang Lào không liên quan đến thuế của Mỹ.

Thuế là một chủ đề quan trọng trong bầu cử Tổng thống Mỹ. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump cho biết ông sẽ đánh thuế 60% lên tất cả hàng hóa từ Trung Quốc. Ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris cho rằng việc đánh thuế cao như vậy sẽ làm tăng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, dân biểu và nghị sĩ ở cả hai đảng chính trị lớn tại mỹ đều ủng hộ mức thuế cứng rắn hơn với các sản phẩm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc.

Nguồn : RFA, 05/11/2024

 

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Châu Á

Đất hiếm Việt Nam : phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc ?

BBC, 04/06/2024

Sáng 4/6, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh trả lời trước Quốc hội về các vấn đề liên quan đến việc quản lý, khai thác, bảo vệ tài nguyên biển quốc gia ; tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh nguồn nước cũng như các biện pháp chống hạn hán, xâm nhập mặn.

dathiem1

Khu vực mỏ đất hiếm ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Ông Khánh cũng được hỏi về tình trạng đất hiếm tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Cụ thể, đại biểu Trần Quang Minh từ đoàn tỉnh Quảng Bình nêu vấn đề liên quan đến quản lý, khai thác, chế biến và sử dụng đất hiếm đối với ngành công nghệ cao.

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường cho hay trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam là khoảng 2,7 triệu tấn, tài nguyên đất hiếm là khoảng 18 triệu tấn.

Ông Khánh khẳng định rằng việc khai thác và chế biến các khoáng sản có tính chiến lược như đất hiếm cần đặt mục tiêu chế biến sâu và tinh ngay tại Việt Nam. Điều này nhằm phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa, đặc biệt là ngành công nghiệp chip và bán dẫn đang thu hút đầu tư mạnh mẽ.

Tuy nhiên, theo vị bộ trưởng, hoạt động chế biến đất hiếm ở Việt Nam trước đây chưa được nghiên cứu một cách tổng thể và chưa có quy trình chế biến sâu. Do đó, việc thu hút đầu tư, liên doanh, chuyển giao công nghệ cho lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn.

Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường cho hay đất hiếm có đặc điểm phân bố phức tạp, một số khu vực quặng nằm sâu trong lòng đất nhưng cũng có khu vực phân tán nhỏ lẻ, rải rác trên bề mặt.

Có thể làm suy giảm sự độc tôn của Trung Quốc không ?

dathiem2

Thợ mỏ tại khu vực khai thác đất hiếm ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc

Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết Việt Nam là nơi có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Tuy nhiên, một bài viết trên trang Asia Times vào cuối tháng 5/2024 nhận định rằng Việt Nam vẫn đang chật vật để khai thác đất hiếm và đưa các khoáng sản này vào thị trường toàn cầu, trong bối cảnh Mỹ và đồng minh quan ngại về sự độc tôn của Trung Quốc với các khoáng sản quan trọng.

Trung Quốc đang thống trị thị trường đất hiếm với 70% sản lượng khai thác và 90% công suất chế biến toàn cầu, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Nhờ vị thế độc quyền này, Trung Quốc nắm quyền kiểm soát các khoáng chất thiết yếu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất điện thoại thông minh, xe điện đến chế tạo vũ khí quân sự.

Tác giả của bài viết cho rằng Việt Nam đang chế biến đất hiếm với công suất rất thấp. Cụ thể, nước này chỉ sản xuất được 600 tấn vào năm 2023, giảm đến 50% so với năm 2022.

Trong khi đó, Trung Quốc đã sản xuất 240.000 tấn vào năm ngoái, và ngay cả Myanmar, quốc gia kém phát triển đang bị chiến tranh tàn phá, cũng sản xuất được 38.000 tấn.

Asia Times nhận định chiến dịch chống tham nhũng tại Việt Nam đang làm chậm tiến độ phát triển của ngành khai thác và chế biến đất hiếm. Các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng và tạm dừng kế hoạch.

Cuối năm 2023, Bộ Công an khởi tố một loạt chủ tịch, tổng giám đốc, giám đốc, nhân viên doanh nghiệp vi phạm trong khai thác, bán trái phép, buôn lậu đất hiếm, trong đó có ông Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đất hiếm Việt Nam.

Nhiều người thắc mắc liệu ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có ưu tiên chiến dịch chống tham nhũng hơn là xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm không.

"Đất hiếm không hẳn là hiếm, các mỏ quặng ở khắp mọi nơi. Cái hiếm là công nghệ xử lý và phân tách. Hầu hết các nhà máy xử lý, phân tách lại đều nằm ở Trung Quốc", Asia Times dẫn lời Ian Lange - chuyên gia tại Trường Mỏ ở Colorado (Mỹ).

Trung Quốc trước đây từng tận dụng đất hiếm để "trừng phạt" các quốc gia khác. Năm 2010, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau tranh chấp trên biển.

Vào tháng 8/2023, Trung Quốc một lần nữa gây lo ngại khi hạn chế xuất khẩu germani và gali, hai thành phần thiết yếu của các sản phẩm công nghệ hiện đại.

Khối lượng gali khổng lồ của Việt Nam, nằm trong trữ lượng quặng bauxite ước tính khoảng 5,4 tỷ tấn và có nồng độ cao hơn trữ lượng của Trung Quốc, đem đến hy vọng phá vỡ sự kiểm soát của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) từng thừa nhận rằng hầu hết các cơ sở sản xuất đất hiếm trong nước đều thiếu công nghệ chiết xuất gali từ bauxite.

Mining Vietnam, một tổ chức triển lãm chuyên về công nghiệp khai thác, nhấn mạnh rằng Việt Nam đã nghiên cứu đất hiếm từ những năm 1970, nhưng chỉ tập trung vào lý thuyết mà không đi sâu vào thực hành.

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9/2023, hai nước đã ký thỏa thuận về đất hiếm. Các chuyên gia đánh giá bước đi này của Mỹ nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc như hiện nay.

Một số công ty nước ngoài chuyên tinh chế đất hiếm từ Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã tìm cách sản xuất tại Việt Nam.

Nguồn : BBC, 04/06/2024

******************************

Các nhà đầu tư Trung Quốc dẫn đầu số lượng dự án mới tại Việt Nam trong năm tháng đầu năm nay

RFA, 01/06/2024

dautu1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (phải) tiếp ông Vương Bân, Tổng Giám đốc Tập đoàn PowerChina (Trung Quốc) hồi tháng 2/2023 ở Hà Nội. VGP/Minh Khôi

Thông tấn xã Việt Nam ngày 30 tháng 5 loan tin dẫn số liệu của Vụ Đầu tư Nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư như vừa nêu. Cụ thể số dự án mới của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm chiếm 28,3% tổng số những dự án mới tại nước này.

Theo thống kê của FIA, từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua, các nhà đầu tư Trung Quốc chi 1, 126 tỷ USD cho 347 dự án mới tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tư đăng ký từ Trung Quốc và đặc khu Hong Kong vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 lên đến 8,2 tỷ USD ; tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số Cạnh tranh (PCI) và Chỉ số Xanh của các tỉnh, thành Việt Nam trong năm 2023 cho thấy từ năm 2019 các nhà đầu tư Trung Quốc tìm đến Việt Nam sau khi Bắc Kinh và Washington vướng vào cuộc căng thẳng thương mại, cũng như tình hình kinh tế thế giới chậm lại.

Nguồn : RFA, 01/06/2024

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam công bố trong 10 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch COVID, số vốn đầu tư nước vào Việt Nam chỉ đạt 23,4 tỷ USD, giảm 5,7 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, số vốn đầu tư từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hong Kong) được đánh giá vẫn duy trì ở mức ổn định với khoảng 4,86 tỷ USD trong 10 tháng.

Tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong vào Việt Nam từ trước đến nay đã đạt trên 76 tỷ USD, vượt qua Hàn Quốc (70,4 tỷ USD) và Nhật Bản (gần 60 tỷ USD)…

Trao đổi với RFA về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh rằng thay vì mừng, bà cảm thấy lo lắng khi dòng đầu tư từ Trung Quốc "tăng tốc" vào Việt Nam.

---------------------

Phạm Chi Lan : "Thực sự thì lâu nay mọi người vẫn mong muốn là có dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nay có dịch Covid-19 làm ảnh hưởng nhiều đến dòng đầu tư toàn cầu. Cũng ở trong khó khăn chung với các nước khác thì Việt Nam rất mong có được đầu tư nước ngoài. Bởi vì xưa nay, đối với Việt Nam, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu luôn luôn là hai động lực quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai nữa là trong bối cảnh nhiều nước đang thay đổi, sắp xếp lại chuỗi giá trị của mình, và đang chuyển hướng kinh doanh, làm sao để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc và có thể chuyển một phần sản xuất từ Trung Quốc đi các nơi khác.

Việt Nam cũng rất mong là mình có nhận được một phần cơ hội đó, khi mà các nước họ chuyển hướng. Đặc biệt là với những đối tác chiến lược của Việt Nam, ví dụ như các thành viên của EVFTA, Khối Liên Hiệp Châu Âu, hay là các đối tác quan trọng khác…

Bây giờ, dòng đầu tư từ Trung Quốc, cộng với Đài Loan và Hong Kong tăng lên mạnh như vậy thì làm cho tôi lo, bởi vì lâu nay đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam thường đi kèm với hàng loạt các vấn đề cho kinh tế Việt Nam".

Cao Nguyên : Vì sao dòng đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng lên lại là mối lo ngại ?

Phạm Chi Lan : Ở Việt Nam, trên thực tế nói thật là khả năng kiểm soát các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Trung Quốc là kém. Bởi vì thường là dựa vào những cái mà nhà đầu tư Trung Quốc họ hứa hẹn hơn là những cái mà chính bản thân mình có thể thẩm định được, đánh giá được chất lượng của nhà đầu tư đó như thế nào, quá trình họ thực hiện làm sao, mình sẽ giám sát như thế nào.

Thứ nhất là các dự án có thể gây ô nhiễm rất cao. Formosa là một ví dụ. Formosa mang danh nghĩa đầu tư Đài Loan nhưng thực tế là một công ty của Trung Quốc mang đầu tư thiết bị vào thực hiện đầu tư ở Việt Nam. Nó đã gây nên vụ tai họa, thảm họa, bi kịch ảnh hưởng rất lớn, đến bây giờ vẫn còn tác động xấu tới các tỉnh ở miền Trung.

dautu1

Công ty Formosa gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung Việt Nam hôm 1/5/2016 ở Hà Nội - AFP

Những dự án như nhiệt điện chẳng hạn. Nhiệt điện Vĩnh Tân gây ra biết bao nhiêu vấn đề về môi trường, về xử lý những chất xỉ than ấy như thế nào, hay là đem đổ xuống biển. Tất cả những vấn đề đó đã gây ra biết bao nhiêu vấn đề cho Việt Nam.

dautu2

Hình chụp hôm 23/4/2019 : Nhiệt điện Vĩnh tân ở tỉnh Bình Thuận do Trung Quốc đầu tư - AFP

Rồi Ià điển hình của những con đường mà Trung Quốc tham gia xây dựng như là đường sắt Cát Linh Hà Đông, 13 cây số kéo dài đến gần 10 năm nay mà cũng không xong, tăng vốn lên gấp mấy lần, tạo thành một gánh nặng nợ lớn cho Việt Nam. Đồng thời, đó là một sự bôi xấu Việt Nam.

dautu3

Dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông do công ty Trung Quốc thực hiện bị trì hoãn 10 năm, đội vốn hàng trăm triệu đô la - AFP

Hay là việc họ tham gia vào làm con đường cao tốc từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, chỉ mới một tháng sau là hỏng. Khi hư hỏng thì người dân ở đấy tố cáo là bao nhiêu cái làm giả mạo chứ không phải thật, chất lượng rất kém.

Chuyện con đường Cát Linh Hà Đông là đã quá rõ là họ được quyền chỉ định thầu. Chỉ định cho một công ty không có năng lực để làm, kéo dài bao nhiêu lâu nay. Đến lúc ông Đinh La Thăng lên làm Bộ trưởng giao thông, ông đã kêu rằng phải bỏ nhà thầu đó đi, tước quyền không cho thầu nữa. Nhưng cuối cùng có làm được đâu. Bởi vì quyền chọn nhà thầu là quyền của phía cung cấp Trung Quốc, chứ không phải là của phía Việt Nam.

Một loạt những cái khác cũng vậy. Những vấn nạn ví dụ như mang danh là trồng rừng nhưng thực ra là phá rừng nguyên thủy đi để trồng lại những cây công nghiệp mới lên. Làm sao mà cây mới trồng có thể thay thế được cho rừng nguyên sinh. Những cái như thế rất là tệ. Trên danh nghĩa có vẻ là tốt đẹp, nhưng thực chất lại là phá rừng. Ở Việt Nam tình trạng lụt lội thời gian vừa qua cũng may mọi người tỉnh ngộ ra được phần nào là phá rừng như vậy rất tệ hại so với cái gọi là trồng rừng mới.

Tất cả những chuyện đó đã là quá nhiều bài học cho Việt Nam về chất lượng đầu tư của Trung Quốc. Cho nên, thực sự thấy đầu tư Trung Quốc tăng vọt lên trong năm nay thì tôi không mừng một chút nào mà tôi chỉ thấy lo mà thôi.

Cao Nguyên : Là chuyên gia kinh tế, bà có đề xuất giải pháp nào để Việt Nam có thể tăng khả năng giám sát những nhà đầu tư nước ngoài ?

Phạm Chi Lan : Việt Nam trong thời gian vừa rồi cũng đã điều chỉnh Luật đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị, đưa ra một nghị quyết về đầu tư nước ngoài đã có những chỉ đạo rất đúng đắn.

Trong đó nhấn mạnh đầu tư trước hết là phải quan tâm đến các vấn đề an ninh quốc phòng, không để cho bất cứ nhà đầu tư nào, kể cả Trung Quốc đến những địa điểm nhạy cảm về quốc phòng an ninh của Việt Nam. Bởi vì cái nước mà mình đang cần phải lo hàng đầu về an ninh quốc phòng chính là Trung Quốc. Cho đến bây giờ không có một nước nào khác nhòm ngó biên giới hay là lãnh hải, chủ quyền biển đảo với Việt Nam như Trung Quốc cả, mà Trung Quốc làm việc đó một cách công khai.

Thứ hai là cũng trong nghị quyết ấy của Bộ chính trị cũng nhấn rất mạnh đến việc môi trường phải đảm bảo đối với các dự án đầu tư nước ngoài, không chấp nhận những dự án đầu tư bẩn gây ô nhiễm môi trường. Đó là việc rút kinh nghiệm từ những vụ như Formosa mới có quyết định như thế.

Rồi yêu cầu về những việc như không được đút lót, đầu tư theo kiểu ẩn danh. Các nước khác họ vào đàng hoàng bằng tên của họ chứ họ không mang danh nhờ một người Việt Nam nào đó đứng tên để cho họ làm.

Những chủ trương như thế tôi cho là đúng đắn".

Nhưng mà vấn đề ở Việt Nam bây giờ là năng lực về giám sát từ đầu cũng như năng lực để kiểm soát còn hạn chế. Ở Việt Nam 63 tỉnh thành thì nói thẳng là không phải ở đâu cũng đủ trình độ, đủ năng lực về mặt cán bộ, về mặt con người để nhận thức và hiểu được các vấn đề đó".

Cao Nguyên : Người dân có thể làm gì để được tham gia giám sát các dự án đầu tư nước ngoài ?

Phạm Chi Lan : Trước hết phải là trách nhiệm từ phía chính quyền. Bởi vì chính quyền là nơi cho phép thì họ phải có trách nhiệm trước người dân. Họ nhận lương từ tiền thuế của người dân để bảo vệ cho đất nước, bảo vệ cho quyền lợi kinh tế thì họ phải chịu trách nhiệm đầu tiên, chứ không thể đổ trách nhiệm đó cho người dân được.

Chính quyền Việt Nam cũng nên tạo điều kiện cho người dân biết thông tin và tham gia giám sát ngay từ đầu. Phải tin tưởng lời phản ánh của người dân và tạo điều kiện cho người dân được lên tiếng.

Cao Nguyên : Xin cảm ơn bà đã dành thời gian trả lời phỏng vấn.

Cao Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 21/11/2020

Additional Info

  • Author Phạm Chi Lan, Cao Nguyên
Published in Diễn đàn

Trung Quốc đang đứng đầu các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (RFA, 24/04/2019)

Trung Quốc hiện giữ vị trí số một về số vốn đăng ký cấp mới vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký cấp mới là 1,3 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2019. Số dự án cấp mới là gần 190 dự án.

vn1

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Ảnh minh họa.  AFP

Báo chí trong nước dẫn số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư như vừa nêu. Theo đó thì một số dự án lớn của các nhà đầu tư Trung Quốc ở Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay có thể kể ra như Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR ở Tây Ninh, Dự án sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan ở Tiền Giang.

Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là hơn 14 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.

Cũng theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hồng Kông đứng đầu, Trung Quốc đứng thứ 4 sau Singapore và Hàn Quốc.

Một vài dự án hiện đang gây bức xúc trong dư luận do thi công kém chất lượng, thực hiện chậm tiến độ mà các nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện ở Việt Nam là dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội.

Cũng tin liên quan, kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương với các cú sốc va áp lực trên thị trường tài chính. Đây là nhận định mà Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra trong báo cáo vừa công bố ‘Vượt qua trở ngại.’

Báo cáo này cập nhật tình hình kinh tế tại các quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Dù trong năm 2017, GDP của Việt Nam đạt 6,8% và năm 2018 lên đến trên 7% ; tuy vậy bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp và các hộ gia đình có tỷ lệ đòn bẩy ngày càng cao hiện rơi vảo khoảng 135%.

Do đó Ngân hàng Thế giới kết luận nền kinh tế Việt Nam để bị tổn thương bởi các cú sốc và nguy cơ gặp áp lực trên thị trường tài chính, đặc biệt khi nợ xấu trước đây chưa xử lý hết và tỷ lệ an toàn vốn còn mỏng ở một số ngân hàng.

Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam cam kết tăng cường kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhằm có thể duy trì những nội dung đầu tư quan trọng về hạ tầng và chi tiêu cho các dịch vụ công thiết yếu.

Mai Vân

*******************

Việt Nam : Lại xảy ra tai nạn với máy bay quân sự Su-22 (VOA, 23/04/2019)

Một máy bay quân s ca Vit Nam va b tai nn trượt khi đường băng vào chiu 23/4 trong lúc h cánh xung sân bay thuc xã Nga Quán, huyn Trn Yên, tnh Yên Bái.

vn2

Hiện trường v tai nn máy bay quân s tnh Yên Bái.

Truyền thông trong nước dn thông tin t B Quc phòng Việt Nam cho biết chiếc máy bay Su-22M4, s hiu 5858, đã gp nn trong lúc đang bay hun luyn. Nguyên nhân là do dù hãm đà b đt khi phi công th càng khn cp, vì càng máy bay không bt ra trong lúc h cánh.

Tin cho hay chiếc máy bay đã tiếp đt và trượt ra ngoài bãi hãm cui đường băng, b hư hng nh, còn phi công thì nhy dù ra an toàn.

Năm ngoái, 2 chiếc máy bay Su-22 ca quân đi Vit Nam cũng đã gp nn, đâm vào núi và bc cháy trong lúc bay hun luyn, khiến 2 phi công thit mng.

Su-22 là loại máy bay cường kích do Liên Xô sn xut và vin tr cho Vit Nam t năm 1979. Sau khi khi Đông Âu và Liên Xô sp đ, Vit Nam bt đu mua các máy bay Su-22 cũ t các nước Đông Âu như Ba Lan, Cng hòa Séc và ký tha thun nâng cp các máy bay này vi Ukraine, theo một tài liu nghiên cu ca Giáo sư Carlyle A. Thayer ca Hc vin Quc phòng Úc.

Sau khi xảy ra nhiu v tai nn liên quan đến máy bay Su-22, Vit Nam đã bt đu nâng cp loi máy bay này lên các phiên bn mi hơn, song tai nn vn tiếp tc xảy ra trong những năm gn đây đi vi loi máy bay được cho là đã li thi trong nhim v cường kích.

Published in Việt Nam

Trong thời gian qua báo chí đã nói về bẫy nợ của Trung Quốc đối với một số quốc gia. Nay phải chăng sắp đến lượt Việt Nam cũng sẽ sập chiếc bẫy nợ này ? Hiện giờ, chúng ta chưa đi đến tình trạng đó, nhưng trước mắt rõ ràng là Việt Nam đang đối diện với nhiều nguy cơ từ các dự án đầu tư của Trung Quốc.

nguy1

Tuyến tầu điện Cát Linh - Hà Đông do chủ thầu Trung Quốc xây dựng ở Hà Nội. Ảnh minh họa.CC/shansov.net

Trong một báo cáo vào tháng 08/2018 gởi thủ tướng Việt Nam về Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn viện trợ phát triển ODA và vốn vay ưu đãi, bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nợ Trung Quốc. Theo báo cáo này, vốn gọi là "ưu đãi" của Trung Quốc cho Việt Nam thật ra cũng tương tự các khoản vay tín dụng xuất khẩu, tức là các khoản vay có điều kiện (chỉ định thầu cho các doanh nghiệp Trung Quốc) và có điều kiện vay kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài trợ khác tại Việt Nam.

Cụ thể, bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vốn vay Trung Quốc có lãi suất là 3%/năm, cao hơn vốn vay của Nhật Bản (0,4 - 1,2%), Hàn Quốc (0-2%) hoặc Ấn Độ (1,75%). Chưa kể phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%. Thời hạn vay vốn của Trung Quốc là 15 năm và thời gian ân hạn là 5 năm, cả hai đều thấp hơn so với các nhà tài trợ khác. Các khoản vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc được cấp qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank).

Báo cáo nói trên của bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt nhấn mạnh là một số dự án sử dụng vốn vay, nhà thầu, thiết bị Trung Quốc "thường xuyên chậm tiến độ, không đảm bảo chất lượng, tăng tổng mức đầu tư... ảnh hưởng hiệu quả đầu tư".

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, việc Việt Nam vay nợ nhiều từ Trung Quốc đang góp phần khiến quan hệ giữa hai nước ngày càng bất đối xứng :

"Quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc hiện đang xuất hiện sự bất bình đẳng, bất đối xứng với Trung Quốc, tức là Việt Nam vay nợ của Trung Quốc rất nhiều, vay nợ trong lĩnh vực điện, xây các nhà máy điện than với công nghệ Trung Quốc, gây ô nhiễm và gây phản ứng không hài lòng, tiêu cực trong dân chúng. Ngoài ra, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc rất lớn. Đấy là hai yếu tố tạo nên sự bất bình đẳng và không cân bằng trong quan hệ giữa hai nước.

Việt Nam không được hưởng chính sách lãi suất vay nợ ưu đãi về lãi xuất và các điều kiện chi trả. Các dự án mà Việt Nam nhận đầu tư của Trung Quốc chủ yếu là do tập đoàn điện lực EVN ký kết, theo phương thức "chìa khóa trao tay" và công nhân Trung Quốc thực hiện xây lắp các công nghệ Trung Quốc, hoàn thành và chuyển giao cho Việt Nam. Sự giám sát của Việt Nam đối với các dự án này cũng không được thực hiện, mà việc giám sát là do các cơ quan của Trung Quốc thực hiện.

Cho nên đã có nhiều sự lo ngại về việc các dự án đó không bảo đảm về mặt kỹ thuật, cũng như gây ô nhiễm môi trường".

Theo báo chí trong nước, báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy trong số 19 dự án nhiệt điện đầu tư theo phương thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao ), có 3 dự án có sự tham gia của nhà đầu tư Trung Quốc với cổ phần chiếm đa số chi phối. Đó là dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Vũng Áng 2 và Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, tuy không góp mặt với tư cách chủ đầu tư, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã trúng thầu các dự án nhiệt điện ở Việt Nam. Chẳng hạn như nhà thầu KAIDI đã lần lượt trúng thầu các dự án như Nhà máy điện Thăng Long, Nhà máy điện Hải Dương và Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3, Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.

Trong một bài báo đăng trên mạng ngày 02/12/2018, tờ Dân Trí cho biết chính bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã nhìn nhận rằng trong thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, nhưng trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như : thi công chậm tiến độ, chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, công trình xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành... Nhiều chủ đầu tư đã buộc phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu lên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu. Đó là những dự án đó sử dụng vốn vay của Trung Quốc, mà để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.

Trước đây, vào năm 2016, Trung Quốc cũng đã đề nghị cho Việt Nam vay 300 triệu đôla để thực hiện dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái. Nhưng chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã từ chối. Tháng 10/2018, Sở Giao thông Vận tải tỉnh này vừa thông báo đã giao cho 3 nhà đầu tư Việt Nam thực hiện dự án, với mức vốn gần 500 triệu đôla. Theo dự kiến dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 12.

Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Trung Quốc đã tỏ ra "hào phóng" với dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chính vì đây là một dự án có lợi cho Trung Quốc, nhất là vì Vân Đồn rất có thể sẽ là một đặc khu kinh tế dành riêng cho Trung Quốc :

"Dự án Vân Đồn - Móng Cái rõ ràng là mang lại lợi ích lớn cho Trung Quốc. Nếu có dự án này thì hàng hóa Trung Quốc, du khách Trung Quốc sẽ có thể sang Việt Nam một cách dễ dàng. Dự án luật đặc khu, mà đã bị người dân phản đối rất gay gắt và chính phủ đã phải tạm dừng trình Quốc Hội, có dự trù là công dân Trung Quốc có thể vào Việt Nam mà không cần visa để kinh doanh, đầu tư tại Vân Đồn. Tôi hy vọng là nếu dự luật được trình ra, những điều mà người dân đã có phản ứng sẽ được xem xét một cách thận trọng và thỏa đáng".

Hy vọng là dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sẽ không rơi vào tình trạng giống như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội, một dự án vay vốn của Trung Quốc, vừa bị chậm trễ, vừa bị đội giá rất nhiều. Tờ Tiền Phong trong một bài báo đăng trên mạng ngày 30/10/2018 cho biết công trình này theo dự kiến lẽ ra đã hoàn thành từ tháng 6/2015, nhưng cho đến nay vẫn chưa được đưa vào sử dụng. Còn vốn đầu tư cho dự án ban đầu được dự kiến là 552 triệu đôla, nhưng nay đã tăng lên tới gần 900 triệu đôla, tức là tăng gần 40%.

Với 552 triệu đôla tiền vay ODA Trung Quốc để thực hiện dự án Cát Linh - Hà Đông và với lãi vay thương mại ưu đãi trung bình 3%/năm, nhiều chuyên gia cho rằng, mỗi năm phía Việt Nam phải trả khoảng 240 tỷ đồng tiền lãi (tương đương 600 triệu đồng/ngày).

Còn với khoản lãi vay tăng thêm do dự án bị đội giá, Việt Nam phải trả nợ trong vòng 9 năm cho ngân hàng China EximBank của Trung Quốc từ tháng 01/2016 đến 15/11/2025. Cộng cả hai khoản vay, mặc dù dự án chưa hoàn thành, nhưng mỗi ngày phía Việt Nam đang phải trả cho Trung Quốc cả lãi lẫn gốc khoảng 2,4 tỷ đồng.

Nhưng làm thế nào để tránh cho các nhà thầu Trung Quốc liên tục thắng thầu ? Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, biện pháp cần thực hiện là Việt Nam "phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều".

Tiến sĩ Lê Dăng Doanh thì đề nghị chính phủ phải xét lại các quy định, luật lệ về đầu tư và đấu thầu :

"Thủ thuật của Trung Quốc là lợi dụng luật đầu tư và luật đấu thầu của Việt Nam là người nào bỏ thầu giá thấp nhất thì sẽ được chấp nhận. Các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp cho nên luôn thắng thầu. Sau khi họ thắng thầu và tiến hành xây dựng thì công trình đó đội giá lên gấp nhiều lần, như dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông của Hà Nội hiện nay, đang gây sự chú ý của dư luận.

Cho nên, Việt Nam cần phải điều chỉnh quá trình xét duyệt các dự án của Trung Quốc và điều chỉnh các điều kiện của luật đất thầu, để tránh rơi vào cái bẫy của Trung Quốc, tức là chào thầu rất rẻ, nhưng cuối cùng Việt Nam phải trả một cái giá rất đắt, với một công nghệ rất kém, với nhiều yếu tố môi trường mà người dân rất quan tâm".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 10/12/2018

Published in Diễn đàn