Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiện mỗi năm Việt Nam mất khoảng 600 ha đất chủ yếu do lượng phù sa từ sông Mê Kông đổ về giảm quá mạnh nên chỉ có sạt lở mà không có bồi.

satlo1

Nhiều ngôi nhà bị sụp đổ xuống sông do sạt lở - TPO

Đó là nhận định của ông Nguyễn Hoàng Hiệp, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được tờ Tiền Phong loan trong ngày 24/8.

Ông Hiệp cho biết sạt lở đang ngày càng mạnh hơn. Nguyên nhân là do lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long đã giảm khoảng 50% so với 20 năm trước, và dự báo đến năm 2050 giảm khoảng 70%. Ngoài ra, khi các thủy điện ở thượng nguồn được xây đầy đủ, lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 5% và xem như mất gần hết. "Lượng phù sa về càng ít, dòng chảy càng mạnh dẫn đến sạt lở cũng mạnh hơn", ông Hiệp nhấn mạnh.

Ngoài ra, vẫn theo ông Hiệp, sạt lở không chỉ xảy ra vào mùa lũ mà còn xuất hiện vào mùa khô hạn, do một số vùng tuy không có nước ngọt nhưng vẫn sản xuất lúa ; dẫn tới mực nước ngầm tụt đáy gây ra sạt lở như ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang… thời gian qua.

Để giải quyết tình trạng sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Hiệp cho biết đầu năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì xây dựng đề án chống chịu biến đổi khí hậu và chuyển đổi tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết những vấn đề căn cơ của Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó gồm : Sạt lở, sụt lún, xâm ngập mặn, lũ lụt và thiếu nước sinh hoạt.

Hiện Bộ đã lấy ý kiến các địa phương và bắt đầu viết dự thảo lần thứ 1. Sau đó dự thảo sẽ tiếp tục được chỉnh sửa và lấy ý kiến địa phương, chuyên gia song song với các bộ, ngành. Dự kiến bộ sẽ trình Chính phủ vào cuối năm nay.

Nguồn : RFA, 24/08/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Trong báo cáo gởi Quốc hội cho phiên chất vấn với nhóm lĩnh vực tài nguyên và môi trường vào ngày 4/6/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường cảnh báo lượng nước ngọt về Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) trong tháng 5 năm 2024 thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 19%, xâm nhập mặn đang có xu thế sớm hơn và mạnh hơn.

dbscl1

Ảnh minh họa chụp tại Sóc Trăng trước đây. AFP Photo

Cảnh báo này có khác với dự báo của chuyên gia trước đây ? Trong khi những ngày qua Đồng bằng sông Cửu Long đã phải gánh chịu hạn mặn nặng nề.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ, khi trả lời RFA hôm 4/6/2024, cho biết :

"Con số Bộ Tài nguyên Môi trường đưa ra phù hợp với dự báo của các chuyên gia trước đây. Bởi vì trước đó, mùa mưa của năm 2023 cho thấy lượng mưa giảm sút khá nhiều và dòng chảy trên sông Mekong cũng giảm, lúc đó các chuyên gia cũng đã dự báo rằng mùa khô 2024 mực nước lưu lượng sông Mekong sẽ giảm một khoảng trên dưới 10%, nhưng có những tháng gay gắt như tháng 3, tháng 4… thì lượng giảm khá cao, giảm nhiều so với những năm trước đó khoảng 20%".

Ông Lê Anh Tuấn đánh giá việc chuẩn bị đối phó hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long năm nay :

"Tôi thấy người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã rút kinh nghiệm hai đợt khô hạn gay gắt vào năm 2016 và 2020, cũng là thời điểm hiện tượng El Niño quay trở lại khu vực phía Tây biển Thái Bình Dương. Người nông dân đã thấy nguy cơ như vậy, cộng thêm những cảnh báo của các chuyên gia và cơ quan chức năng, nên họ chủ động xuống giống vụ đông xuân rất sớm khi mùa mưa mới chấm dứt và mực nước lũ bắt đầu giảm. Nhờ vậy phần lớn diện tích canh tác của vụ đông xuân đã kịp thu hoạch vào khoảng tháng hai".

Tuy nhiên theo ông Lê Anh Tuấn, hạn mặn vẫn gây thiệt hại một số diện tích trồng lúa, dù đã được cảnh báo :

"Có một số nông dân khi nghe tin giá gạo trên thị trường đang lên, nên họ đã làm thêm một vụ đông xuân muộn nữa, với hy vọng có gạo bán giá cao hơn… Nhưng rất tiếc, nguồn nước không như họ mong muốn khi mặn xâm nhập sâu hơn, nên một số nông dân bị thiệt hại. Nhưng số này không nhiều".

Từ tháng 3 năm 2024 đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long liên tục gánh chịu nắng nóng, khô hạn, và xâm nhập mặn. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng này có thể tác động đến nguồn nước ngọt, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, tại các tỉnh : Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng…

Một nông dân ở tỉnh Tiền Giang không nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết tình hình thực tế :

"Bây giờ đợi ông trời cho mưa xuống thêm… chứ nước mặn mà gieo thì 15 năm chưa có làm lúa lại được… đã nói mặn rồi là nó ngấm xuống đất… xạ rồi thì hạt giống nó lên… nhưng lên gặp mặn là nói quéo…"

Không chỉ trồng trọt, theo người nông dân này, hạn mặn thì gà vịt cũng nuôi không được, trừ khi nuôi nhỏ lẻ, chứ những người nuôi trại khoảng chừng 2.000 con vịt… thì ‘nước người không có uống, nói gì cho vịt’.

Hạn mặn không chỉ gây thiệt hại cho trồng trọt, chăn nuôi và ảnh hưởng đời sống người dân, theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, hạn mặn còn gây nhiều thiệt hại khác trong năm 2024 :

"Có thêm một số vấn đề của năm 2024 là có gia tăng hiện tượng sụp lún ở các tỉnh ven biển như tại Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang và một số tỉnh khác… Đồng thời cũng gia tăng hiện tượng cháy rừng ở An Giang, Kiên Giang… trong khi mấy năm trước không có hiện tượng này nhiều, nhưng năm nay cháy rừng nặng hơn".

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn giải thích nguyên nhân sụt lún và cháy rừng :

"Khi nguồn nước cung cấp cho vùng đồng bằng ít lại, thì đất trở nên co ngót, nên sụt lún nhiều. Hoặc thiếu nước thì công tác phòng chống cháy rừng sẽ khó khăn hơn, vì không có nguồn nước dự trữ trong rừng và rừng rất khô cộng thêm nhiệt độ cao nên nguy cơ cháy rừng rất lớn".

Bộ Tài nguyên và môi trường cho truyền thông nhà nước biết trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, tình hình hạn hán, thiếu nước thời gian qua ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang có xu thế gia tăng.

Tuy nhiên Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh thái học và là chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long, khi trả lời RFA vào tháng 3/2024 lại cho rằng :

"Thực tế tôi thấy sông Mekong năm nay không cạn kiệt, mà thọc sâu có thể là do năm nay các tỉnh đã đóng cống ngăn mặn quá sớm và có nhiều công trình cống ngăn mặn mới xuất hiện. Khi đóng bít hết rồi thì khi thủy triều lên, nước mặn chỉ còn vào dòng chính, đẩy sâu vào trong đất liền, do không còn đường nào để lan tỏa".

Còn Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn thì cho rằng, bây giờ hạn mặn càng ngày càng xuất hiện gần như là theo chu kỳ, do đó Đồng bằng sông Cửu Long nên có chiến lược điều chỉnh lại canh tác. Tức mùa khô không nên tập trung trồng quá nhiều lúa, bởi vì cây lúa là cây tiêu thụ nước rất nhiều. Ông Tuấn nói tiếp :

"Thứ hai là phải có kế hoạch dự trữ nước bằng cách nạo vét các ao hồ để trữ nước, hoặc là tậng dụng những nguồn nước vùng trũng để trữ nước, hoặc mở rộng diện tích chứa nước ở vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Ngoài ra cũng phải có một số chương trình đưa nước từ vùng phía trên xuống các vùng ven biển, để cấp nước sinh hoạt cho người dân qua những đường ống. Cái này mặc dù kinh phí lớn, nhưng về mặt lâu dài phải xác định tới cách đó, để đối phó với nguồn nước càng ngày càng khó khăn hơn".

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, dự báo được tất cả các khó khăn như vậy mới có chiến lược đối phó tốt hơn. Phải chấp nhận hy sinh, ví dụ như giảm bớt diện tích trồng lúa để trữ nước cho cây trồng khác, hoặc có những biện pháp sử dụng nước tiết kiệm trong sản xuất hay trong sinh hoạt.

Nguồn : RFA, 04/06/2024

Additional Info

  • Author Lê Anh Tuấn, RFA
Published in Diễn đàn

Trong những tuần gần đây, tôi thức dậy với tin tức về sự thiếu hụt nước nghiêm trọng của miền Tây Nam Việt Nam khiến nhiều địa phương ban bố tình trạng khẩn cấp. Truyền thông chính thống cho biết đợt xâm nhập mặn này đã lan vào hàng trăm cây số, dẫn đến việc thiếu nước ngọt tại nhiều địa phương đặc biệt là hai tỉnh Bến Tre và Cà Mau. Số người bị ảnh hưởng trực tiếp có thể lên tới 50.000 người. Tin tức này đã dấy lên một mối lo ngại dành cho một thiểu số những nhà hoạt động môi trường tại Việt Nam, những chuyên gia môi trường, các nhà xã hội học về tình hình xấu đi của Đồng bằng sông Cửu Long.

dbscl1

Đồng bằng sông Cửu Long đang bị xâm nhập mặn và thiếu nước trầm trọng.

Tôi có trao đổi với một số người trong thiểu số đó, họ bày tỏ sự thất vọng khi những thông tin như vậy đã không gây ra một xúc động hay mối quan tâm lớn nào trong xã hội Việt Nam. Dường như người ta nhìn nó như một vấn đề của một địa phương cụ thể, hơn là một vấn đề của quốc gia, hoặc tệ hơn nữa là một sự thờ ơ.

Tôi hỏi nhiều người hoạt động và công tác trong môi trường "sinh thái học" là gì ? Sinh thái học (ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp "oikos", nghĩa là "ngôi nhà". Chẳng hiểu trùng hợp hay ngẫu nhiên nhưng người Việt gọi "môi trường sống tập thể" của họ là "quốc gia" (tạm hiểu là "ngôi nhà chung"). Có lẽ vì vậy, một người có ý thức và quan tâm về môi sinh phải là một người yêu nước, sự thờ ơ về tình trạng kiệt quệ của Đồng bằng sông Cửu Long có lẽ là một biểu hiện của sự trống vắng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm của người Việt.

Nhưng sự lo lắng của một thiểu số đó cụ thể là gì ? Có lẽ vì dân tộc Việt Nam thiếu một hoạch định về tương lai, nên ngay cả một thiểu số có ý thức trong xã hội cũng không nhìn thấy được một nguy cơ to lớn, đó là sự sụp đổ của hệ sinh thái của Đồng bằng sông Cửu Long.

Khi chúng ta nghe về sự sụp đổ của hệ sinh thái, nhiều người thường liên tưởng đến những sự kiện được giới khoa học nhắc tới nhiều như sự biến mất hàng loạt của những loài động thực, vật quý hiếm trong môi trường tự nhiên, cụ thể bởi những yếu tố như biến đổi khí hậu, thay đổi tính chất của môi trường sống khiến cho nhiều loài vật trong tự nhiên, vốn có số lượng ít ỏi không thể tồn tại và trở nên tuyệt chủng. Sự biến mất này kéo theo sự sụp đổ của cả một hệ thống sinh thái mà chúng đã đóng vai trò như một trụ cột. Đó là cách hiểu theo một nghĩa hẹp của sự sụp đổ sinh thái của một môi trường trong tự nhiên.

Sự sụp đổ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa là một sự biến mất của bất cứ loài vật quý hiếm nào, nó cũng không khiến môi trường sống hoàn toàn biến mất ngay lập tức. Nhưng nó là một sự thay đổi toàn diện của môi trường sống theo một hướng tiêu cực mà những nếp sống, phương thức sinh hoạt của những "cư dân" trong hệ sinh thái đó không còn duy trì được cùng với sự xuống cấp trầm trọng của điều kiện môi sinh. Đây có thể không chỉ là sự sụp đổ của tự nhiên khi xét đến Đồng bằng sông Cửu Long mà người ta còn nhắc tới một di sản, một chiều dài lịch sử và một hạt nhân kinh tế của đất nước Việt Nam.

Có lẽ Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu trở nên ổn định nhờ sự bồi đắp liên tục của dòng sông Mekong vào thế kỷ thứ 4, những quần thể của con người bắt đầu xuất hiện và phát triển thành một nhà nước mà chúng ta vẫn biết đến là vương quốc Phù Nam. Có lẽ lúc đó Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa đạt sự ổn định và sự trù phú, hoặc cũng có thể người Phù Nam không có kỹ nghệ nông nghiệp nhưng họ được biết đến là những người đóng thuyền, đánh cá, buôn bán thông qua đường hàng hải.

dbscl2

Sự sụp đổ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long không có nghĩa là một sự biến mất của bất cứ loài vật quý hiếm nào - Ảnh minh họa : Khu Bảo tồn Thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng hiện có nhiều loài động vật quý hiếm

Chúng ta không có nhiều dữ kiện lịch sử để biết một cách rõ ràng về nền văn minh Ấn Độ hóa này, nhưng có lẽ đó là một nền văn hóa bạo lực và hiếu chiến, nó đã bị đế chế Khmer nổi lên và thôn tính vào thế kỷ thứ 6, để rồi khi đế chế Khmer sụp đổ thì nơi đây cũng rơi vào một tình trạng hỗn loạn và trống vắng của nhà nước. Trong nhiều thế kỷ tiếp xúc với đế chế Khmer và Champa, họ đứng trước một bước ngoặc diễn ra khi những người Hoa thuộc triều đại nhà Minh đặt chân đến đây để khai hoang và mang đến những văn minh đầu tiên. Nhiều thế kỷ ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ, mang ảnh hưởng và tương tác với Champa, rồi nằm trong đế chế Khmer, cuối cùng họ bị dừng lại ở thế kỷ 15 với sự sụp đổ của đế chế Khmer, cũng là thời đại mà các nền văn minh "tiểu Ấn" đều đi đến bờ vực sụp đổ.

Nhưng bước ngoặc thực sự thay đổi vào thế kỷ 17, khi vùng đất này được khai mở bởi người Hoa đến sau khi triều Minh sụp đổ và họ đã đưa văn minh trở lại. Sau đó, số phận lịch sử đã đặt Đồng bằng sông Cửu Long trở thành một phần của đất nước Việt Nam. Cuộc di cư của người Việt vào Nam phần Việt Nam đã dừng lại ở Cà Mau và họ đã áp đặt được nhà nước ở đây. Ngày nay, Đồng bằng sông Cửu Long có đại đa số là người sắc tộc Kinh, một thiểu số người Khmer và người Hoa. Tuy nhiên, sẽ chẳng có Nam Phần Việt Nam ngày hôm nay nếu chúng ta loại bỏ bất cứ một sắc dân nào ra khỏi khối di sản đó. Những cư dân đầu tiên của vùng đất này hầu như không phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng Nam phần Việt Nam đã chứng tỏ nó là một tài sản quan trọng của quốc gia Việt Nam, với sự trù phú và nguồn lương thực dồi dào. Bằng cớ là nó đã là chỗ dựa khiến Nguyễn Ánh đánh bại vương triều Tây Sơn để rồi lần đầu tiên thống nhất Việt Nam về mặt địa lý với diện tích và lãnh thổ chúng ta biết như ngày hôm nay. Tôi không phải là một người có sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, nhưng đó là một chuỗi sự kiện tôi tóm tắt lại để đưa ra một cái nhìn tổng quan về Đồng bằng sông Cửu Long như chúng ta biết cho tới nay.

dbscl3

Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vào sự đa nguyên về văn hóa của dân tộc và nó là một động cơ thay đổi bộ mặt về địa lý và chính trị của đất nước Việt Nam. Giải Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV năm 2019 quy tụ khoảng 60 đội ghe từ các tỉnh, thành ĐBSCL đến tranh tài

Quần chúng Việt Nam không cảm thấy lo lắng và xúc động trước sự kiện trên vì họ hoàn toàn trống vắng một ý thức đầy đủ về quốc gia Việt Nam. Nếu ví Việt Nam là môt ngôi nhà chung, thì Đồng bằng sông Cửu Long đã là một không gian mới của dân tộc chúng ta, nó được khai phá như một gia tài của đất nước, đem đến của cải và vật chất mới. Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vào sự đa nguyên về văn hóa của dân tộc và nó là một động cơ thay đổi bộ mặt về địa lý và chính trị của đất nước Việt Nam.

Có lẽ sự sụp đổ về hệ sinh thái lớn nhất thời kỳ hậu Liên Xô mà chúng ta biết tới là phân mảnh và biến mất của Aral Sea (một biển hồ nội lưu), một thảm họa của quản lý tài nguyên nước dưới chế độ toàn trị Liên Xô khi môi trường bị khai thác một cách quá mức cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Những con sông huyết mạch để duy trì lượng nước cho Aral Sea bị sửa đổi để dẫn nước vào những cánh đồng sản xuất bông. Sự sụp đổ đó đươc mô tả là "đột ngột", khi mặt biển trở nên khô cằn, nó khô cằn nhanh chóng để lại những bãi cát và những con thuyền bỏ hoang, những cơn bão cát mang theo vị mặn của muối và tình trạng kiệt quệ của 3,5 triệu người. Sự sụp đổ của hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra nhanh chóng và "đột ngột" hơn chúng ta vẫn nghĩ ?

Dòng sông Mekong vốn mang theo nguồn phù sa bồi đắp vùng đất này gần như đã kiệt quệ vì hàng chục đập thủy điện lớn nhỏ trên thượng nguồn xuất phát từ miền Nam Trung Quốc, Lào và Cambodia. Có thể nó sẽ chính thức bị khai tử nếu dự án kênh nhân tạo Phù Nam của Cambodia được khởi công. Điều trớ trêu thay cái nôi của vương quốc Phù Nam có thể bức tử bởi một dự án cùng tên. Khi dòng sông Mekong không còn khả năng bồi tụ thì không gian sống của Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng trở nên thu hẹp, bởi xâm nhập mặn, bởi tình trạng khô hạn và sụt lún diễn ra. Nó được gia tốc bởi một hiện tượng toàn cầu mang tên biến đổi khí hậu, khiến mực nước biển tăng và sẽ nhấn chìm nhiều phần của Nam phần Việt Nam.

Nhiều chuyên gia nông nghiệp thường nói về việc "chống chịu và ứng phó" với biến đổi khí hậu, bằng cách thay đổi nuôi trồng thủy sản nước ngọt bằng những giống có thể sống trong môi trường nước lợ có độ pH cao hơn, hay thay đổi những loại cây trồng có khả năng chịu hạn. Chúng được coi là những "giải pháp bền vững" trong nền nông nghiệp. Họ làm nhiều người lầm tưởng rằng những thay đổi đó sẽ vẫn đem lại một sư trù phú và mức sống tương tự trước những thay đổi của môi trường. Nhưng rất có thể sẽ chẳng có một giải pháp nông nghiêp bền vững nào khi hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long  sụp đổ khiến môi sinh nơi đây không còn thích hợp để sản xuất nữa. Chúng ta không bi quan nhưng cũng không có gì đảm bảo điều đó đến nhanh hơn chúng ta tưởng. Những thiệt hại vừa rồi sẽ không bao giờ phục hồi được, cũng như chẳng có cách nào để trả lại phần diện tích bị xâm nhập mặn về hiện trạng nguyên vẹn.

Cũng chẳng có một nhân vật nào tại các cuộc họp thượng đỉnh Ủy hội sông Mekong đại diện cho dòng sông Mekong và người dân, di sản, sinh kế gắn liền với nó. Đa số các chính quyền góp mặt là những lực lượng độc tài toàn trị. Việt Nam là một nạn nhân chính nhưng cũng là chế độ đã để tình trạng phá rừng làm thủy điện, xây đập ngăn sông chặn dòng xảy ra ồ ạt ở khắp nơi trên chính quốc gia của mình. Những chính quyền đó có tư cách gì để đưa ra những giải pháp lớn hay đại diện cho đồng bào và quốc gia của họ ? Vấn đề của dòng sông Mekong là vấn đề thuộc thể chế độc tài, phi dân chủ với triết lý nhân danh nhà nước và "lợi ích chung" hủy hoại môi sinh và quyền sống của con người, hơn là một vấn đề môi trường thuần túy. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng đã từng phát triển điện than ồ ạt trong khi đó một phần của quốc gia Việt Nam sẽ là nạn nhân của tình trạng nước biển dâng và nóng lên toàn cầu.

dbscl4

Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100 cm, khu vực đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn : Bộ Tài nguyên và môi trường)

Trở lại câu hỏi sẽ ra sao nếu thực sự hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long sụp đổ ? Những người dân vốn dựa vào nguồn lực tự nhiên của khu vực sẽ vĩnh viễn mất đi sinh kế của mình và trở thành gánh nặng khổng lồ cho nền kinh tế, có thể sẽ là hàng triệu người. Nhưng trầm trọng hơn cả, có lẽ đó là sự xóa sổ của một bề dày lịch sử, văn hóa, những giá trị đã cấu thành nhà nước Việt Nam hiện đại. Chúng ta đang đứng trước một nguy cơ đổ vỡ về quốc gia, như dự án Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã phân tích : "Đất nước trước hết là đất và nước, nếu đất nước cằn cỗi và ô nhiễm đến độ không còn sinh sống được nữa thì chúng ta cũng chẳng còn gì để nói với nhau".

Tôi có một vài người bạn hoạt động trong lĩnh vực môi trường, họ là những người có khả năng đọc hiểu các kiến thức khoa học và có nhiều lý do để quan ngại về sự sụp đổ hệ thống của các hệ sinh thái trên quy mô toàn cầu. Khi nói đến Đồng bằng sông Cửu Long, họ lo lắng và cho rằng tình trạng đã "xấu đi nhiều", nhưng họ không dám kết luận một cách thẳng thắn đây là một sự bắt đầu cho một sự sụp đổ của một hệ thống sinh thái, với những nét văn hóa, di sản, giá trị kinh tế và những sinh kế gắn liền với nó. Có lẽ vì người Việt đang thiếu vắng một ý thức về tương lai chung, nếu chúng ta thấy cần phải hành động vì một tương lai chúng tốt đẹp hơn cho dân tôc Việt Nam, thì chúng ta phải có dũng khí để nhìn nhận sẽ có những hậu quả to lớn nào nếu chúng ta không hành động vì một tương lai đó.

Có lẽ điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là cùng nhau đưa đất nước ra khỏi chế độ độc tài, toàn trị hiện tại. Họ là một phần của những vấn đề hiện nay và tất nhiên không có khả năng để đất nước ra khỏi những thảm kịch chung của dân tộc. Đã có nhiều dự án mà chế độ bàn tới như dẫn nước từ sông Đồng Nai xuống Cà Mau. Nhưng với một bộ máy đã kiệt quệ và bất lực vì tình trạng tham nhũng, những dự án trên chỉ là ý tưởng sáo rỗng hơn là kế hoạch được quy hoạch và nghiên cứu về tính khả thi. Những người đấu tranh cho môi trường có lẽ không hoàn toàn ý thức được cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường thực tế trước tiên phải là một cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam. Một người đấu tranh cho môi trường chân chính chắc chắn phải là một người đấu tranh cho dân chủ. Tại sao ? Tại vì dưới chế độ dân chủ, những người đấu tranh cho môi trường mới được tự do hoạt động và có điều kiện để thực hiện những ước vọng.

Theo ý kiến cá nhân, tôi không đủ tự tin để khẳng định rằng chế độ dân chủ sẽ kịp cứu vãn sự sụp đổ của hệ sinh thái về mặt tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sự mất mát vĩnh viễn khả năng canh tác nông nghiệp và vị thế của Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lương thực của đất nước Việt Nam. Để giải quyết vấn đề sông Mekong, chúng ta cần có một không gian dân chủ rộng hơn tầm quy mô quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và các quốc gia cùng chia sẻ chung nguồn nước và lưu vực sông Mekong. Ngay cả vấn đề sông Mekong nếu được giải quyết cũng không có gì đảm bảo với thế giới rằng chúng ta có thể thực hiện được mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Ngay cả với cam kết của hiệp ước COP25 Paris về biến đổi khí hậu, nước biển có thể vẫn sẽ dâng lên 1 m vào năm 2300. Tuy vậy điều mà chế độ dân chủ có thể làm được là bảo vệ những cộng đồng dân cư sinh sống trên Đồng bằng sông Cửu Long khỏi sự sụp đổ về cấu trúc kinh tế, văn hóa và xã hội. Những kế sách dân chủ kế tiếp sẽ giúp Đồng bằng sông Cửu Long đạt được những bước tiến đáng kể về kinh tế và xã hội, ngay cả trong những điều kiện ngặt nghèo nhất. Có thể là những công trình nhà ở trên mặt nước, những con kinh và con đập nhỏ để bảo vệ những khu dân cư… Với những chính sách phục hồi lại sinh hoạt kinh tế và cấu trúc sinh thái xây dựng quanh các khu dân cư, chế độ dân chủ tương lai tích cực góp phần đáng kể trong chức năng khắc phục tình trạng khô hạn và nhiễm mạn trên Đồng bằng sông Cửu Long. Với những cố gắng cải tạo lại không gian sinh tồn và gắn kết quốc gia, với những chính sách phúc lợi xã hội bao dung, quyền con người được tôn trọng… đó là những cam kết mà chính quyền dân chủ đa nguyên tương lai sẽ thực hiện.

Sẽ không có tình trạng kiệt quệ của hàng triệu con người như những gì xảy ra sau thời kỳ hậu Liên Xô hay những gì có thể xảy ra trên quy mô lớn trên nhiều tỉnh thành lớn tại Trung Quốc trong những năm sắp tới. Dưới chế độ dân chủ đa nguyên, những nhà hoạt động cho dân chủ và môi trường sẽ không cô đơn, họ không những được khuyến khích trong công tác nghiên cứu và dẫn đường bảo vệ môi sinh mà còn được hỗ trợ một ngân sách thích hợp để có thể sinh hoạt lâu dài.

Đối với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đấu tranh để bảo vệ môi sinh và môi trường cũng là bảo vệ đất nước với ước mong để lại cho mai sau một tài sản mà những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và môi trường ngày hôm nay có thể tự hào.

Viễn Dương

(3/5/2024)

Additional Info

  • Author Viễn Dương
Published in Quan điểm

Là vựa lúa của Việt Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập mặn ngày càng trầm trọng và nông dân trong vùng này nay buộc phải thích ứng với tình trạng đó.

khoman1

Nông dân trên cánh đồng lúa khô hạn giữa đợt nắng nóng kéo dài ở tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/02/2024. AFP – Tan Dien

Tình trạng khô hạn và ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long lên đến mức mà tỉnh Tiền Giang vào ngày 06/04/2024 đã phải công bố "tình huống khẩn cấp" trong khu vực huyện Tân Phú Đông.

Trước đó, bên lề hội thảo Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên nước tại Hà Nội ngày 15/3, Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã công bố một nghiên cứu mới cho biết là bốn ngành lúa, thủy sản, cây ăn quả, hoa màu của đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm bị thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng, tương đương với khoảng 3 tỷ euro, do bị xâm nhập mặn. 

Báo cáo cũng dự đoán là thiệt hại do xâm nhập mặn sẽ tăng dần theo thời gian, với các kịch bản cho những năm 2030, 2040, 2050. Ông Trần Anh Phương, Viện Khoa học Tài nguyên nước, cho biết sự gia tăng của các dự báo tương ứng với kịch bản nước biển dâng, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cũng như khai thác tài nguyên nước thượng nguồn, đặc biệt là phát triển thủy điện và chuyển nước ra ngoài lưu vực.

Đồng bằng sông Cửu Long là phần hạ lưu giáp biển của sông Mekong, có địa hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cùng với 2 dòng chính là sông Tiền và sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt, cho nên dễ bị xâm nhập mặn do thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong xuống thấp. Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam, nhắc lại lịch sử hình thành của đồng bằng sông Cửu Long :

"Các nhà địa chất xác định tuổi carbon 14 của đồng bằng là được hình thành từ khoảng 10 ngàn năm trước. Khi đồng bằng sông Cửu Long mới hình thành, bờ biển nằm ở ranh giới Cam Bốt bây giờ. Qua những đợt nước biển lùi vài trăm năm rồi nước biển dâng trở lại vài trăm năm, cứ dâng và lùi như vậy, mỗi lần thay đổi mặt nước biển thì để lại vết tích là những dòng cát. Có hàng trăm dòng cát như vậy nằm song song với bờ biển hiện tại. 

Nói cách khác, đồng bằng sông Cửu Long không có lạ gì với hiện tượng nước biển dâng và lùi. Nhưng bây giờ các nhà khí tượng học dự đoán là những quy luật trước đây như vào thời "Năm Thìn bão lụt" thì bây giờ không còn như vậy nữa. Bây giờ muốn lụt lúc nào thì lụt, muốn hạn lúc nào thì hạn. Bên kia thì đang lụt, nhưng bên đây thì lại đang cháy rừng".

Thiếu nước ngọt trong mùa nắng nóng

Trong hơn một tháng qua, miền Nam Việt Nam phải đối mặt với đợt nắng nóng kéo dài bất thường. Các nhà khí tượng học cảnh báo hiện tượng này có thể tiếp tục kéo dài với hậu quả làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập của nước biển vào nước ngầm hoặc nước mặt. Hiện tượng, vẫn xảy ra hàng năm vào mùa khô, càng gia tăng do tác động của thời tiết nóng bức và mực nước biển dâng cao, cả hai đều chịu áp lực do biến đổi khí hậu. Độ mặn tăng ảnh hưởng đến cây trồng và khả năng tiếp cận nước sinh hoạt của người dân.

Trong số 13 tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Cà Mau có mức độ thiệt hại lớn nhất, tiếp đến là Bến Tre. Hãng tin Pháp AFP ngày 20/03/2024 đã có bài phóng sự tại Bến Tre, nơi đang bị một đợt nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn đe dọa nền kinh tế địa phương. Nói với AFP, nông dân Nguyễn Hoài Thương than thở : "Thật lãng phí khi bỏ ruộng lúa vì chúng tôi không có nước ngọt. Thay vào đó tôi phải nuôi bò".

Tại Bến Tre, các cánh đồng vốn được trồng lúa nay đã bị nứt nẻ do hạn hán, nắng nóng. Do thiếu mưa, gia đình nông dân Nguyễn Hoài Thương phải mua nước sinh hoạt của hàng xóm với giá gần 500.000 đồng (20 euro) vào tháng 2 vừa qua. Ông Nguyễn Hoài Thương giải thích : "Chúng tôi không có nguồn nước ngọt ngầm và nước mặt thì mặn". Nông dân Phan Thành Trung, người trồng lúa cùng làng với Nguyễn Hoài Thương, cho biết : "Tôi phải giảm vụ từ ba vụ xuống chỉ còn hai vụ một năm. Nước ở vùng tôi quá mặn nên không thể sử dụng được". Người hàng xóm Nguyễn Văn Hùng thì đã tận dụng đợt nắng nóng để kiếm thêm thu nhập từ nguồn nước ngọt dồi dào dưới lòng đất. Ông cho biết : "Khi có những đợt hạn hán, xâm nhập mặn, tôi bán nước ngọt cho hàng xóm, nhưng nói thật là tôi cũng không vui. Thời tiết bất lợi thực sự ảnh hưởng nặng nề đến chúng tôi".

Đa dạng hóa nông nghiệp để thích ứng

Gần đây, các tổ chức quốc tế và các chương trình của chính phủ đã khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm hướng tới khả năng phục hồi kinh tế và khí hậu tốt hơn. Cụ thể là nông dân nên duy trì các đồng lúa trong mùa mưa, khi sông Mekong có thể cung cấp đủ nước ngọt, sau đó chuyển những cánh đồng đó sang nuôi tôm hoặc nuôi tôm vào mùa khô. 

Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng đưa ra khuyến cáo tương tự :

"Những vùng nào mà mình biết đã nhiễm mặn thì đừng ngăn mặn và đem nước ngọt về "ngọt hóa" để trồng lúa làm gì, đã có nhiều lúa lắm rồi. Bây giờ mình làm theo nghị quyết của chính phủ năm 2017, nghị quyết mà tôi đã hết sức đấu tranh để nhà nước chấp nhận thả ra, không còn ép buộc trồng lúa mọi lúc, mọi nơi. Sau nghị quyết 2017, nông dân được hướng dẫn là ở vùng ven biển không trồng lúa trong mùa nắng, trong mùa nước mặn nữa, mà chỉ trồng lúa trong mùa mưa thôi. Sau khi hết mưa rồi, thu hoạch lúa xong thì mình cho nước mặn vào rồi nông dân bắt đầu nuôi tôm, cua biển, hoặc cá kèo. Khi mùa mưa tới nữa thì mình lại trồng lúa.

Mình cũng khuyến cáo bà con nông dân rất kỹ : Khi vừa thu hoạch lúa xong, đất ruộng còn ướt, đưa nước mặn vào thì nước mặn chỉ nằm bên trên thôi. Tức là khi đưa nước mặn vào thì đất ruộng phải còn ướt, còn sình lầy, như vậy đất sẽ không bị nhiễm mặn, mùa tới khi mưa trở lại thì có thể trồng lúa như bình thường.

Ở vùng giữa ( đồng bằng sông Cửu Long ), bây giờ bà con được khuyến cáo là chỉ trồng một vụ lúa thôi, còn lại thì trồng những loại cây trồng cạn, như cây bắp, cây sorgho, cây mía...Có vùng thì họ lên liếp hết, trồng cây ăn quả ở trên, còn ở dưới mương thì nuôi cá hay dùng giống như hồ chứa nước trong mùa mưa để tưới cho cây trồng trong mùa nắng. 

Còn nguyên một vùng nằm dọc theo biên giới Cam Bốt, nơi mà sông Cửu Long bắt đầu đến Việt Nam, thì mình lấy nước ở đoạn sông đó để dẫn vào hệ thống thủy lợi dọc theo vùng phía trên Đồng Tháp Mười để phân bổ nước ngọt của sông Hậu Giang cho vùng Tứ Giác Long Xuyên. Diện tích tổng cộng của vùng này là khoảng 1 triệu 500 ngàn hecta, là vùng luôn luôn có nước ngọt, nước mặn không bao giờ lên đến đó. Đây là vùng mà tôi gọi là "sống chung với biến đổi khí hậu", tức là không bị ảnh hưởng".

Mô hình "không bền vững" ?

Trong một bài viết trên trang mạng The Diplomat của Nhật Bản ngày 09/02/2024, bà Quinn Goranson, một nhà nghiên cứu về khí hậu và chuyển đổi năng lượng ở Canada, đã cảnh báo về những hậu quả của mô hình nói trên, vì theo bà, người ta ít chú ý đến các tác động tiêu cực đến môi trường của quá trình chuyển đổi hàng loạt sang nuôi tôm, một hành động mà thật ra theo bà là "không bền vững". Giáo sư Võ Tòng Xuân trấn an về cảnh báo nói trên :

" Đất ruộng để nuôi tôm không bao giờ sử dụng hóa chất, cho nên loại múa ST25 là loại gạo ngon nhất Việt Nam được trồng ở những ruộng tôm này là tốt nhất, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế, vừa an toàn cho người dân ăn. Đó là tại vì người ta biết là xài hóa chất cho lúa thì sẽ ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn khi nuôi tôm thì bây giờ người ta cũng sản xuất tôm giống rất là kỹ. Khi nuôi trong ruộng nếu tôm bệnh thì người ta dùng các loại thuốc vi sinh, tức là probiotique, chứ không phải là antibiotique".

Tuy nhiên, trong bài viết nói trên, nhà nghiên cứu Quinn Goranson lo ngại một cái vòng luẩn quẩn của tác động tiêu cực từ mô hình đó :

"Nông dân theo mô hình trồng lúa/nuôi tôm đã bắt đầu nhận thấy tác động lâu dài của các ao nuôi tôm đối với chất lượng đất, vì biến đổi khí hậu hạn chế khả năng xả muối của sông Mê Kông, khiến đất kém màu mỡ. Cuối cùng, khi tình trạng xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn do mực nước biển dâng cao và sụt lún mặt đất liên tục, độ mặn sẽ vượt quá mức có thể chấp nhận được ngay cả đối với những loài tôm này. Cho nên người ta đã khuyến khích việc khai thác nước ngầm để làm loãng độ mặn của ao nuôi tôm. Sự suy giảm tầng chứa nước đã góp phần gây ra tình trạng sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long trong nhiều thập kỷ, đẩy nhanh tốc độ sụt lún chưa từng thấy của đồng bằng ở mức 18 cm trong 25 năm qua".

Tình trạng sụt lún đất cũng chính là một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến xâm nhập mặn. Cho nên nhà nghiên cứu Quinn Goranson đề nghị cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác động lên hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 08/04/2024

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Việt Nam

Nuôi tôm trên sông Mê Kông có thể mang lại lợi ích kinh tế trong ngắn hạn nhưng cuối cùng lại không bền vững.

dbscl1

Một mảnh ruộng canh tác lúa tại Trà Vinh sẽ trở thành ao nuôi tôm sau mùa gặt – Ảnh Quinn Goranson

Ở vùng đồng bằng miền Nam Việt Nam, nơi sông Mê Kông chảy vào Biển Đông, người dân lo sợ rằng nguồn nước của họ sắp chết. Họ nhìn thấy bờ sông phình lên và sụp đổ ; muối xâm nhập cao hơn và xa hơn bao giờ hết. Sông Mê Kông đang chìm dần.

Sông Mê Kông trải dài 4.350 km, chảy từ sông băng Tây Tạng qua sáu quốc gia và cuối cùng qua Việt Nam ra biển. Tên của dòng sông xuất phát từ Mae Nam Khong, một cụm từ tiếng Thái và tiếng Lào có nghĩa là "Nước mẹ". Điều này là phù hợp vì nó mang lại nguồn tài nguyên quan trọng cho hơn 70 triệu người trên khắp lục địa Đông Nam Á. Bờ sông Mê Kông trong lịch sử đã tạo điều kiện hoàn hảo cho sản xuất lúa gạo, được các tỉnh đồng bằng phía Nam được trìu mến gọi là "vựa lúa" của Việt Nam.

Giờ đây, biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường do sự phát triển của con người gây ra là mối đe dọa hiện hữu đối với sông Mê Kông. Xâm nhập mặn vào sông nước ngọt, mực nước biển dâng cao, sụt lún đất, khai thác cát, dòng chảy cơ bản thấp hơn và xây đập ở thượng nguồn đều góp phần làm giảm năng suất nông nghiệp trong những năm gần đây. Năm 2020, nông dân trồng lúa ở các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi xâm nhập mặn dự kiến ​​s mt ít nht 30% sn lượng thu hoch do thiếu nước ngt.

Gần đây, các tổ chức quốc tế và các chương trình của chính phủ đã khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm hướng tới khả năng phục hồi kinh tế và khí hậu tốt hơn. Đối với nhiều người, điều này là việc duy trì các cánh đồng lúa truyền thống vào mùa mưa, khi sông Mê Kông có thể cung cấp đủ nước ngọt để duy trì mùa màng, sau đó chuyển sang nuôi tôm vào mùa khô. Sau khi cho thấy thành công ban đầu, mô hình cụ thể này đang được chào hàng như một "chiến thắng" chuyển thể từ sách giáo khoa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Thật không may, người ta ít chú ý đến các tác động tiêu cực đến môi trường của quá trình chuyển đổi hàng loạt sang nuôi tôm, một động thái cuối cùng không bền vững.

Một dòng sông cổ xoay vòng từ người ban sự sống đến trách nhiệm

Trong hơn một thế kỷ, đồng bằng sông Cửu Long là không gian tranh chấp toàn cầu, với việc các chính phủ tại Việt Nam và các cường quốc bên ngoài coi đây vừa là một nguồn tài nguyên đáng mơ ước vừa là một chiến trường. Quan điểm của thực dân Pháp ưu tiên "làm chủ thiên nhiên" thông qua các công trình thủy lợi rộng rãi và việc Mỹ sử dụng mạnh tay các loại thuốc diệt cỏ có arsenic và dioxin trong Chiến tranh Việt Nam đã khiến Đồng bằng sông Cửu Long dễ bị tổn thương nghiêm trọng về môi trường, điều mà rất ít cường quốc quốc tế chịu trách nhiệm.

Cùng với sự quản lý yếu kém hiện nay, tình trạng tham nhũng của chính phủ và những lỗi phát triển, sông Mê Kông không được trang bị đầy đủ để thích ứng. Diện mạo của đồng bằng đã thay đổi đáng kể qua nhiều thế kỷ, trong thời gian đó nó đã chứng kiến ​​quá trình đô th hóa nhanh chóng, thâm canh nông nghip và tàn phá môi trường tàn khc. Mi đây, Th tướng Phm Minh Chính phát biu trước Quc hi rng mi lo ngi ln nht khu vc Đồng bng sông Cu Long là st lún đất, l đất, hn hán và xâm nhp mn.

Đất sụt lún là do nén của đất giảm sụt do sức nặng của cơ sở hạ tầng và/hoặc tác động gây mất ổn định của việc cạn kiệt nguồn nước ngầm. Điều này cản trở việc thoát nước, dẫn đến lũ lụt và xói mòn gia tăng. Xâm nhập mặn do ô nhiễm nguồn nước ngọt vì nước mặn có thể chảy ngược lên thượng nguồn. Hiện tượng tự nhiên này đã gây ra một vấn đề nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long, một vấn đề đang trở nên trầm trọng hơn do khai thác cát trái phép và cản trở việc xả sông từ các đập thượng nguồn, kết hợp với mực nước biển dâng ở hạ lưu và nước dâng do bão dữ dội.

Biến đổi khí hậu hay suy thoái môi trường ?

Có một sự tương phản thú vị ở đây. Ở miền Bắc, nơi cố chính quyền trung ương và trong nhiều diễn đàn quốc tế, mối đe dọa lớn nhất đối với hệ sinh thái sông Mê Kông là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ở miền Nam, và những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất do môi trường thay đổi, vấn đề là suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển và khai thác như khai thác cát trái phép và đánh bắt cá không được kiểm soát gây ra.

Khi nói đến biến đổi khí hậu, Việt Nam có thể coi mình là nạn nhân thụ động. Việt Nam chỉ đóng góp 0,8% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, tuy nhiên vẫn phải gánh chịu cả những quyết định và lượng phát thải hiện tại cũng như trong quá khứ của Bắc bán cầu (và nước láng giềng Trung Quốc). Ngược lại, suy thoái môi trường đề cập đến việc Việt Nam tích cực lạm dụng hệ sinh thái thông qua khai thác không kiểm soát, đầu vào gây ô nhiễm và phát triển nhanh chóng, không bền vững khi chính phủ ưu tiên tăng trưởng kinh tế và đạt được vị thế quốc gia có thu nhập trung bình vào năm 2030 về vấn đề môi trường.

Mặc dù Việt Nam đã cam kết giảm khí carbon vào năm 2050 nhưng lượng khí thải lớn nhất của lại do ngành năng lượng sinh ra. Nhiều nhà hoạt động môi trường và lãnh đạo dân sự, chỉ trích những ưu tiên mâu thuẫn của Việt Nam, gần đây đã bị bắt và bỏ tù vì tội trốn thuế. Trong khi sự chú ý ngày càng tăng của Việt Nam đối với việc giảm thiểu và thích ứng với khí hậu trên phạm vi quốc tế phản ánh nhận thức sâu sắc về cái giá kinh tế của việc khai thác tài nguyên không bền vững, thì những người lên tiếng lo ngại về ngành năng lượng nặng của Việt Nam phụ thuộc vào than (49,7%) có lý do chính đáng để lo sợ bị bắt giữ.

Điều này phản ảnh bầu không khí căng thẳng quanh các vấn đề về giáo dục môi trường và tính minh bạch ở Việt Nam, từ đó làm ảnh hưởng đến các chính sách chuyển đổi nông nghiệp và khí hậu. Điều này sẽ đảm bảo gây thêm thiệt hại cho hệ sinh thái đồng thời khiến việc thích ứng lâu dài trở nên khó khăn hơn.

Trong khi bối cảnh tài trợ ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn manh mún, đặc biệt liên quan đến các vấn đề nông nghiệp, nông dân và các viện nghiên cứu như Đại học Cần Thơ đang nhận được hỗ trợ từ Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và viện trợ song phương từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Hà Lan. Phần lớn nguồn tài trợ này hỗ trợ việc áp dụng các mô hình sinh kế mới trên toàn vùng đồng bằng, bao gồm mô hình luân canh lúa tôm (PRRC).

Mô hình PRRC cho thấy nông dân trồng và thu hoạch lúa trong mùa mưa, khi sông Mê Kông dồi dào nước ngọt và chuyển đổi sang các loại cây trồng không bị ảnh hưởng xấu bởi nước mặn vào mùa khô, khi xâm nhập mặn xâm nhập vào đồng bằng. Tôm là loài nuôi trồng thủy sản phổ biến nhất vì chúng có thể sống sót ở độ mặn lên tới 45 gram/lít.

Năm 2020, khi nước mặn xâm nhập vào đất liền tới 40 km và kéo dài nhiều tháng so với dự kiến ​​trong mùa khô, 240.000 ha lúa đã b phá hy. K t thm ha này, mt s nông dân đã chuyn sang nuôi tôm độc quyn, vì 45% đất nông nghip khu vc Đồng bng sông Cu Long hin có độ mn trên 4 g/l, mc chu đựng trung bình trên ca cây lúa.

Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích quá trình chuyển đổi này và nghiên cứu ban đầu đã mô tả những mô hình này là những thành công về khí hậu. Một tỉnh ven sông, Bạc Liêu, đang đặt mục tiêu tăng sản lượng tôm xuất khẩu lên 1,3 tỷ USD chỉ riêng vào năm 2025, đưa ngành này đóng góp 95% tổng doanh thu xuất khẩu vào thời điểm đó. Các báo cáo cho thấy trung bình, thông qua việc mở rộng công nghiệp và xuất khẩu nhanh chóng, nông dân PRRC đạt được lợi nhuận hàng năm cao hơn 65% so với nông dân trồng lúa truyền thống.

Các nghiên cứu về những quá trình chuyển đổi này chỉ tập trung vào các động lực kinh tế và khả năng thích ứng thay vì các tác động môi trường lâu dài.

Cái giá thực sự của quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh lợi

Nuôi tôm không chỉ tốn nhiều tài nguyên hơn trồng lúa ; mà cũng tạo ra lượng khí thải nhà kính nhiều hơn đáng kể, ở mức 13 kg CO2e/kg so với 0,9 kg CO2e khi trồng lúa gạo. Nhiều nông dân vẫn đang sử dụng hệ thống sục khí bánh guồng cường độ năng lượng cao, hiệu suất thấp để quản lý chất lượng nước hồ nuôi tôm, thường đưa nhiều mầm bệnh vào không khí hơn là phân phối oxy và chất dinh dưỡng. Ở các trang trại phi hữu cơ lớn hơn, hóa chất và kháng sinh được sử dụng để ngăn ngừa bệnh tật và tăng năng suất, gây ô nhiễm nước ngầm và dòng chảy, làm ô nhiễm các hồ nuôi trồng thủy sản hữu cơ và hệ sinh thái xung quanh. Nông dân PRRC đã bắt đầu nhận thấy tác động lâu dài của các hồ nuôi tôm đối với chất lượng đất, vì biến đổi khí hậu hạn chế khả năng xả muối của sông Mê Kông, khiến đất kém màu mỡ.

Cuối cùng, khi tình trạng xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn do mực nước biển dâng cao và sụt lún đất liên tục, độ mặn sẽ vượt quá mức có thể chấp nhận được ngay cả đối với những loài tôm này. Quan sát này đã khuyến khích việc khai thác nước ngầm để làm loãng độ mặn của ao nuôi tôm. Sự suy giảm tầng chứa nước đã góp phần gây ra tình trạng sụt lún đất ở đồng bằng sông Cửu Long trong hàng chục năm nay, đẩy nhanh tốc độ lún của đồng bằng lên mức chưa từng thấy ở mức 18 cm trong 25 năm qua. Điều này kéo dài một vòng tuần hoàn tiêu cực trong đó xâm nhập mặn khuyến khích đa dạng hóa nông nghiệp sang nuôi tôm, làm cạn kiệt tầng ngậm nước bên dưới đồng bằng. Điều này càng góp phần gây ra tình trạng sụt lún đất, một trong những nguyên nhân ban đầu dẫn đến xâm nhập mặn.

dbscl2

Phà chở du khách tham quan đảo Cồn Chim tại Trà Vinh – Ảnh Quinn Goranson

Tiến về phía trước : Đặt nhu cầu của hệ sinh thái làm trung tâm

Cần có những nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác động lên hệ sinh thái đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, các chính sách thích ứng với khí hậu được đề xuất nhằm khuyến khích chuyển đổi mạnh mẽ nền nông nghiệp sang các mô hình như PRRC, tuy mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng lại không bền vững về mặt môi trường về lâu dài. Mặc dù khó khăn nhưng điều quan trọng là chính quyền trong nước và cộng đồng quốc tế phải thừa nhận sự bất hòa giữa các ưu tiên kép. Trước những mối đe dọa hiện hữu đối với vựa lúa Mê Kông, sự dao động giữa các ưu tiên thịnh vượng kinh tế và sự tồn tại của môi trường, cần phải khám phá các giải pháp thay thế chính sách cho nền nông nghiệp bền vững hơn.

Một số điểm sáng trong phát triển nông nghiệp đến từ việc Trường Đại học Trà Vinh nghiên cứu công nghệ làm ướt và sấy luân phiên, cho phép sản xuất lúa truyền thống sử dụng ít nước hơn 20%. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các công ty như Rynan Technologies đang phát triển các giải pháp cải tiến về cung cấp chất dinh dưỡng và cường độ năng lượng với Thiết bị hấp phụ xoay áp suất.

Thông qua thực thi chính sách, nghiên cứu và phát triển cũng như đầu tư vào các sáng kiến ​​trong nước, Vit Nam có th đạt được các mc tiêu đồng thi là tăng trưởng kinh tế và ng phó vi biến đổi khí hu, đồng thi đa dng hóa và thâm canh ngành nông nghip. Nhưng phi nh rng nước sông Mê Kông là si dây quan trng gn kết mi s sng dc theo dòng sông : s tôn trng và khiêm nhường trước mt ngun sinh lc to ln như vy s hướng dn mi mc tiêu.

Quinn Goranson

Nguyên tác : Vietnam’s Climate Solutions Are Decimating the Mekong Delta, The Diplomat, 09/02/2023

Anh Khoa biên dịch

Nguồn : VNTB, 13/02/2024

Additional Info

  • Author Quinn Goranson, Anh Khoa
Published in Diễn đàn

"Nước đi về đâu : mùa khô Mekong năm 2024" là chủ đề của hội thảo được diễn ra hôm 25/01/2024, tại Stimson Center ở Washington DC. 

dbscl1

Bản đồ vùng nước nổi dọc theo hạ lưu sông Mekong ở Campuchia và Việt Nam - Stimson Center

Nhiều chuyên gia và nhà hoạt động môi trường hàng đầu về sông Mekong có mặt tại hội thảo, đưa ra nhiều phân tích liên quan đến diễn biến lưu lượng nước trên sông Mekong, lượng nước mưa, hoạt động của các đập thủy điện, hiện tượng El Nino, sự phình to của hồ Tonlesap trong các năm gần đây… nhằm dự đoán về tình hình sông Mekong trong năm tới. 

Thủy điện ở thượng nguồn

Tiến sĩ Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Chương trình Giám sát các đập sông Mekong, đã chỉ ra ảnh hưởng của các đập thủy điện thượng nguồn đến dòng chính của sông Mekong. Khu vực này, ngoài các đập của Trung Quốc còn có nhiều đập của Lào và Thái Lan.

Hiện một vài khu vực của dòng sông Mekong, mực nước đã xuống thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các năm qua, theo Tiến sĩ Brian Eyler.

Trong mùa khô, một số đập như Tiểu Loan của Trung Quốc đang xả nước và nó chiếm 23% lượng nước có thể sử dụng được cho khu vực sông Mekong. Việc xả lũ của đập Tiểu Loan khiến làm dâng nước ở một số khu vực của Thái Lan. Tiến sĩ Brian Eyler cho biết có thể thấy mỗi lần đập Tiểu Loan xả nước, lượng nước này kết hợp với lượng nước tích dồn khác, có thể làm tăng dòng chảy của dòng sông. Điều đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đời sống xã hội ở lưu vực sông Mekong.

Ông Alan Basist, chủ tịch của tổ chức "Eyes on Earth" (tạm dịch là "Quan sát trái đất") đã trình bày một bức tranh chung về nhiệt độ và lượng mưa hàng tháng của khu vực. Căn cứ trên số liệu các năm trước, ông dự đoán lượng nước vùng hạ lưu sông Mekong có được trong đầu mùa mưa năm nay sẽ thấp hơn mức trung bình các năm qua. 

Đồng bằng sông Cửu Long dường như sẽ chịu ảnh hưởng từ một nguồn khác là hồ Tonlesap ở Campuchia. Đó là nhận định của ông Alan.

Ông Alan nói rằng so sánh với 30 năm trước thì có thể thấy xu hướng biến đổi khí hậu đã khá rõ ràng. 

Trong năm năm qua, các đập ở hạ nguồn có xu hướng chung là khá khan hiếm nước.

Các đập thủy điện Trung Quốc ở thượng nguồn cũng có dấu hiệu giảm lượng nước như vậy. Đập Tiểu Loan và Nọa Trát Độ của Trung Quốc khá là khan hiếm nước, trong khi hai đập này chiếm 50% lượng nước của tất cả các đập thủy điện thượng nguồn. Ông Alan cho rằng các nước hạ lưu cần theo dõi mức độ tích lũy nước của các hồ này. 

Do đó, có một câu hỏi được đặt ra là liệu các đập lớn ở thượng nguồn Mekong có đang thực hiện đúng chức năng của nó hay không. Vị chủ tịch của "Eyes on Earth" còn nói các dòng chảy tự nhiên của Mekong bị bóp méo nên tác động xấu đến khu vực. Trong năm 2022, đôi khi tháng 2, tháng 3 nước lại nhiều hơn mức cần thiết, gây ngập lụt tiêu cực, nhưng đôi khi nước lại thiếu, không đủ phục vụ nhu cầu. Trong năm 2023, tháng 4 và 5 thì nước cũng thấp hơn dòng chảy thông thường, cũng có thể một phần do hạn hán. 

Ngoài các đập thượng nguồn thì các đập còn lại ảnh hưởng thế nào đến mực nước sông Mekong ? Ông Alan lấy một ví dụ ở khu vực thượng nguồn Lào, các đập đã thay đổi dòng chảy của dòng sông Mekong. Năm 2023 hạ lưu Mekong đã không thấy lũ mặc dù có mưa. Những vùng trước đây có mùa nước nổi thì năm 2023 không còn nữa.

Biển hồ Tonlesap

Ông Alan Basist nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng chảy ngược từ sông Mekong vào hồ Tonlesap ở Campuchia đối với vùng hạ lưu. Vào cuối mùa mưa, tức là khoảng cuối tháng 10, 11 và 12, sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonlesap. Theo ông Alan, khi mực nước sông Mekong cao hơn hồ Tonlesap, nước sông khi đó có lúc thậm chí cao hơn mực nước biển. Khi đó sẽ có dòng chảy ngược vào hồ Tonlesap. Trong hàng ngàn năm, điều đó tạo ra môi trường cho canh tác, nuôi trồng thủy sản. Khi dòng chảy ngược này không còn, nó sẽ có tác động lớn đến an ninh lương thực, xã hội. 

Ông Alan cho biết trong năm 2023, đến tháng 11 thì dòng chảy ngược không còn nữa mà nước từ Tonlesap đổ ra lưu vực xung quanh. Ngoài ra, mùa mưa làm hồ Tonlesap phình to hơn. Lượng nước cung cấp cho dòng chảy ngược năm 2022 vào hồ Tonlesap chủ yếu từ các nhánh sông. Mực nước xung quanh hồ cao hơn hồ và chảy vào hồ làm hồ Tonlesap phình to ra. Đây là sự phình to lành mạnh, có ích cho nghề cá, xã hội, môi sinh. 

Bà Chea Seila, Điều phối viên dự án của Chương trình "USAID Wonders of the Mekong" cho biết hơn 30% ngành đánh bắt cá ở Campuchia là đánh cá di cư. Một số rối loạn của dòng chảy Mekong đã ảnh hưởng đến đường di cư của cá. Cá đã thay đổi hướng di cư của chúng. Điều này ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội và môi trường trong khu vực.

Tiến sĩ Brian cho biết hiện tượng biến đổi khí hậu còn tác động tới các loài chim trong khu vực. Các loài chim có thể mất tổ mà phải di cư sang vùng khác. Sự biến động của môi trường tự nhiên trở thành cú sốc đối với một số loài chim.

El Nino và xâm nhập mặn 

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Chuyên gia tư vấn của tổ chức ISET International, nói về ảnh hưởng của xu hướng Elnino tới khí hậu trong khu vực năm 2024. Ông dự báo nhiệt độ tăng 1,9 độ C, thấp hơn so với năm 2015 và 2016 (2,5 độ C.) Xu hướng Elnino sẽ gần giống như 2018 và 2019. Hiện tượng El Nino sẽ dừng lại vào khoảng tháng 3/2024 và có thể chuyển thành hiện tượng Elso, sau đó là La Nina. Chúng sẽ gây ra mưa lớn ở khu vực thượng lưu và hạ lưu Mekong. Nếu có hạn hán thì chỉ ngắn chứ không kéo dài.

Tiến sĩ Huy cho biết từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024 lượng mưa theo tháng đã giảm mạnh ở Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu. Nó tạo ra khô hạn ở hạ lưu Mekong ở Việt Nam. Do đó, sẽ có hạn hán ngắn hạn trong vùng. Đồng thời, có thể sẽ có xâm nhập mặn vào khoảng tháng 2 và sẽ tiếp tục vào tháng 3. 

Nguồn : RFA, 27/01/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Vit Nam đng th 12 trong 20 nước có tăng trưởng kinh tế nhanh nht thế gii

An Tôn, VOA, 18/12/2023

Vit Nam, Trung Quc và mt lot nước Châu Á nm trong s 20 nước có mc tăng trưởng kinh tế nhanh nht thế gii trong vòng 10 năm tr li đây, theo s liu được yahoo!finance và BusinessNews đăng ti hôm 16/12.

tangtruong01

Năm 2024, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.

Theo hai trang này, s liu được s dng có ngun là Qũy Tin t Quc tế (IMF). Các nhà phân tích xem xét mc tăng trưởng ca Tng Sn phm Quc ni thc (GDP thc) da vào d liu gn đây nht là ca năm 2022 và đi ngược li 10 năm, t đó tính ra mc tăng trưởng trung bình trong 10 năm qua, yahoo !finance và BusinessNews cho biết.

Vi mc tăng trưởng GDP thc trung bình là 6,1% trong mt thp niên tr li đây, Vit Nam nm trong s các nước có tc đ tăng trưởng kinh tế cao, yahoo !finance và BusinessNews đưa ra đánh giá.

Hai trang này viết rng ngành nông nghip ca Vit Nam là tr ct quan trng ca nn kinh tế, va đóng góp cho GDP va to công ăn vic làm.

Điu được yahoo!finance và BusinessNews đúc kết cũng trùng vi mt phát biu ca Th trưởng B Nông nghip và Phát trin nông thôn Vit Nam Phùng Đc Tiến, được Thông tn xã Vit Nam (TTXVN) trích dn li hi tháng 7 năm nay, khng đnh vai trò ca ngành nông nghip không ch dng mc mt "tr đ" mà chính là ng lc tăng trưởng quan trng đi vi nn kinh tế đt nước".

Kim ngch xut khu ngành nông nghip ca Vit Nam ln đu đt ti 53,22 t đô la vào năm 2022, tăng 9,3% so vi năm 2021, theo TTXVN.

Giá tr xut khu nông, lâm, thy sn k trên mang li thng dư thương mi là 8,5 t đô la, chiếm hơn 75% tng giá tr xut siêu ca nn kinh tế Vit Nam.

Trong s đó, có 8 sn phm hoc nhóm sn phm đt kim ngch xut khu hơn 2 t đô la, bao gm c cà phê, cao su, go, rau qu, điu, tôm, cá tra, sn phm g. Bên cnh đó là 7 mt hàng có kim ngch hơn 3 t đô la, các s liu được TTXVN dn li cho hay.

Riêng v go, Vit Nam đã xut khu gn 7,3 triu tn vi giá tr là 3,54 t đô la trong năm 2022, tăng gn 7% v giá tr so vi năm 2021, là kim ngch xut khu go cao nht t trước ti nay do giá tăng cao. Giá go xut khu bình quân ca Vit Nam mc 485 đô la/tn, cao nht thế gii, hơn n Đ, Thái Lan.

TTXVN viết rng tư duy ca các doanh nghip xut khu nông, lâm, thy sn Vit Nam đã thay đi, "t ch tp trung vào sn lượng chuyn sang quan tâm ti cht lượng, tăng giá tr sn phm, hướng ti th trường cp cao hơn đ doanh nghip và người nông dân cùng có li".

S liu ca Vit Nam cho thy M vn là th trường ln nht cho hàng nông, lâm, thy sn xut khu ca Vit Nam vi kim ngch là 13,3 t đô la, tương đương 25% th phn, tiếp đến là Trung Quc vi hơn 10 t đô la (18,9% th phn) ; Nht Bn vi 4,2 t đô la (7,9% th phn) ; Hàn Quc vi 2,5 t đô la (4,7% th phn).

cp đ châu lục, Châu Á chiếm 44,7% th phn, Châu M 27,4%, Châu Âu 11,3%, Châu Đi Dương 1,7% và Châu Phi1,7%, TTXVN cho biết.

V vic làm trong ngành nông, lâm nghip và thy sn, Tng cc Thng kê ca Vit Nam công b d liu cho thy trong quý IV năm 2022, có 14,1 triu người làm vic trong ngành này, so vi gn 20 triu người trong ngành dch v và gn 17 triu người trong ngành công nghip.

Theo yahoo !finance và BusinessNews, 5 nước đng đu danh sách 20 nn kinh tế có tc đ tăng trưởng nhanh nht trong 10 năm là Guyana (Nam M) v trí s 1 vi mc tăng GDP trung bình là gn 15%, Ireland (Châu Âu) s 2 vi hơn 9%, tiếp đến là Ethiopia (Châu Phi) vi 8,43%, Tajikistan (Trung Á) vi hơn 7% và Côte dIvoire (Tây Phi) vi hơn 6,8%.

Bangladesh và Trung Quc đng cao hơn Vit Nam trong bng xếp hng, ln lượt các v trí s 7 và 10, trong khi n Đ và Campuchia ln lượt đng th 15 và 18, thp hơn Vit Nam v tc đ tăng trưởng kinh tế trong 1 thp niên tr li đây.

An Tôn

Nguồn : VOA, 18/12/2023

*****************************

Nn tht nghip Đng bng sông Cu Long luôn duy trì mc cao nht Vit Nam

An Tôn, VOA, 18/12/2023

Vùng Đng bng sông Cu Long vn được xem là nơi có điu kin t nhiên thun li đ phát trin kinh tế, nhưng ít nht t đu năm đến nay, nơi này luôn có t l tht nghip cao nht Vit Nam, báo chí trong nước đưa tin.

thatnghiep0

Theo thống kê hiện có hơn 1 triệu lao động mất việc làm

Gn đây nht, các trang tin ca Tui Tr và Nhà Đu Tư hôm 12/12 trích li tiến s Vũ Thành T Anh nói trong hi ngh công b Báo cáo Kinh tế Thường niên Đng bng sông Cu Long 2023 rng t l tht nghip, thiếu vic làm ca Đồng bằng sông Cửu Long "vn cao nht nước", vì thế thu nhp bình quân ca Đồng bằng sông Cửu Long luôn thp hơn bình quân c nước.

Ông T Anh, thuc Trường Chính sách công và Qun lý, Đi hc Fulbright Vit Nam, là trưởng nhóm nghiên cu son ra bn báo cáo được Liên đoàn Thương mi và Công nghip Vit Nam (VCCI) công b hôm 12/12 thành ph Cn Thơ, Tui Tr, Nhà Đu Tư và mt s t báo trong nước cho biết.

Theo tìm hiu ca VOA, k t đu năm nay, báo chí Vit Nam đã nhiu ln đưa tin, dn s liu ca Tng cc Thng kê, nói rng t l tht nghip cao nht trong đt nước luôn thuc v Đồng bằng sông Cửu Long trong các quý.

T l này ca vùng đt mc 2,64% vào quý 1 năm nay, đng nghĩa vi gn 220.000 người tht nghip ; sang quý 2, t l này tăng lên thành 3,01% ; và quý 3 là 2,87%.

Bn báo cáo v kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long mi được công b nêu ra thc tế rng vùng này có lượng người lao đng di dân đến các khu vc khác thuc hàng cao ca c nước. Phn ln người trong đ tui lao đng t 18-35 hin nay ca vùng đu tp trung ti các đa phương phát trin công nghip như thành ph H Chí Minh, Bình Dương, Đng Nai... theo bn báo cáo.

Tuy nhiên, tiến sĩ T Anh lưu ý rng ngay c khi có tình trng di dân ri, lc lượng lao đng còn li "vn tht nghip cao, vn thiếu vic làm" Đồng bằng sông Cửu Long và điu đó có nghĩa là ang thiếu cơ hi ni sinh ca nn kinh tế" khu vc này.

"Đây là điu đáng suy nghĩ đi vi các nhà làm chính sách", ông T Anh nhc nh.

Bn báo cáo cũng ch ra mt nguyên nhân na khiến tình trng tht nghip khu vc này luôn mc cao là t l doanh nghip/nghìn dân ca Đồng bằng sông Cửu Long "ch bng 40% c nước".

Cũng tường thut v bn báo cáo, báo Nhân Dân ca Đảng cộng sản Vit Nam viết rng "vòng xoáy đi xung" v ngun nhân lc Đồng bằng sông Cửu Long "vn đang tiếp din".

T báo này trích ni dung bn báo cáo nêu ra thc trng là "cht lượng lao đng, t l lao đng qua đào to ca vùng tuy có ci thin song vn luôn là mt quan ngi ln".

Đi vào c th, báo cáo cho hay trong năm 2022, t l này ti Đồng bằng sông Cửu Long ch đt 15%, thp hơn c Tây Nguyên (17%) và thp hơn nhiu so vi c nước (26%). "S lượng và cht lượng lao đng thp đã làm suy gim đáng k tính cnh tranh ca vùng", báo cáo nhn mnh.

Theo bn báo cáo, hai thp niên trước, Đồng bằng sông Cửu Long còn đóng góp khong 16% GDP ca Vit Nam nhưng nay t trng này ch còn 12%. Điu này cho thy Đồng bằng sông Cửu Long đang đng trước nhiu thách thc nghiêm trng mà nếu không được gii quyết tha đáng s có nguy cơ y vùng đt trù phú và giàu tim năng này ra bên l hành trình phát trin ca đt nước", bn báo cáo phát đi tín hiu cnh báo.

Có 6 nhóm nguyên nhân trc tiếp dn đến các thách thc hin nay Đồng bằng sông Cửu Long, bn báo cáo đúc kết, đó là điu kin t nhiên ; công ngh ; vn nhân lc ; kết cu h tng ; môi trường đu tư-kinh doanh ; và cơ chế qun tr-hp tác-liên kết vùng.

Bn báo cáo nhn mnh rng nút tht th chế đang làm cn tr phát trin kinh tế vùng trong hin ti và nếu không được điu chnh, c trong dài hn, vùng này s khó phát trin nhanh và bn vng.

An Tôn

Nguồn : VOA, 18/12/2023

Additional Info

  • Author An Tôn
Published in Diễn đàn

Con sông huyết mạch của Đông Nam Á

Mekong là con sông huyết mạch trọng yếu ở khu vực Đông Nam Á. Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, với chiều dài xấp xỉ 4.800 km. Sông Mekong khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua sáu quốc gia (bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam) và đổ ra Biển Đông. Tiểu vùng sông Mekong mở rộng là khu vực kinh tế tự nhiên bao quanh sông Mekong, có diện tích 2,6 triệu kmvới dân số khoảng 339 triệu người. Tổng diện tích lưu vực sông Mekong là 795.000 km2, là nơi sinh sống của khoảng 60 triệu người, sinh kế của 80% trong số họ phụ thuộc vào dòng sông này. Được coi là một trong những lưu vực sông đa dạng sinh học nhất trên thế giới, lưu vực sông Mekong cũng là một trong những khu vực đất canh tác màu mỡ nhất.

mekong1

Người bán trái cây trên chợ nổi ở sông Mekong ở Cần Thơ hôm 2/4/2016 - Reuters

Mực nước sông Mekong thời gian gần đây đã xuống thấp tới mức chưa từng có trong lịch sử, khiến kinh tế và nông nghiệp các nước hạ lưu chịu tác động nghiêm trọng. Năm 2019, một đợt hạn hán kéo dài ở miền Nam Trung Quốc và lục địa Đông Nam Á đã khiến mực nước ở sông Mekong hạ xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua.

Năm 2019 và 2020, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long, mực nước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 100 năm trở lại đây. Lượng nước chảy vào đồng bằng ít đi trong khi mực nước biển lại dâng cao, làm tăng độ mặn của đất trồng trọt. Do đó, diện tích dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Mực nước thấp là vấn đề nguy hiểm đối với các quốc gia thuộc khu vực hạ lưu như Việt Nam và Campuchia. Mực nước thấp tác động tiêu cực đến các khu vực phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các vùng trồng lúa. Hậu quả là năng suất lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long đã suy giảm rất lớn. Trong khi đó, Đồng bằng Sông Cửu Long là "vựa lúa" lớn nhất và quan trọng nhất của Việt Nam, 17,3 triệu dân của vùng đồng bằng sông Cửu Long sản xuất hơn một nửa số gạo của Việt Nam ; gần 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đến từ vùng này.

Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission - MRC) ngày 7/8/2020 công bố một bản báo cáo, trong đó nêu rõ tình trạng khô cạn và hạn hán trên sông Mekong trong năm có liên quan đến lưu lượng xả nước ở mức thấp của các con đập thủy lợi và sự vận hành của các nhà máy thủy điện trên sông Mekong.

Do các đặc điểm trên, khu vực này đang ở trong tình trạng rất dễ bị tổn thương. Các con đập mà Trung Quốc, Lào và Campuchia đang xây dựng ở thượng nguồn đã chặn nước, giữ lại phù sa và cản trở sự di chuyển của cá. Các quốc gia hạ lưu theo truyền thống lấy khoảng 40% lượng nước của họ từ phần sông của Trung Quốc trong mùa khô và 18% trong mùa mưa, nhưng tỷ lệ đó đã giảm mạnh do các con đập ở thượng nguồn.

Sau năm 2020, lượng phù sa đổ vào đồng bằng sông Cửu Long ước tính chỉ còn khoảng 1/3 của năm 2007. Theo một nghiên cứu năm 2018, các con đập cũng ngăn chặn sự di cư của cá và dự kiến sẽ gây ra sự sụt giảm thu nhập từ nghề cá ở các quốc gia phía Nam Trung Quốc lên tới 22,6 tỷ USD trong vòng 24 năm.

mekong2

Một cô gái đi trên một con kênh cạn nước do hạn hán ở Long Phú, Sóc Trăng vào tháng 3/2016. AFP

Chiếc đinh cuối cùng cho cỗ quan tài chôn vùi đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, Campuchia đã quyết định cho đào một con kênh mang tên Phù Nam Techno.

Con kênh này dự kiến sẽ là tuyến đường thủy nối thủ đô Phnom Penh với tỉnh Kampot, qua sông Bassac. Tỉnh Kampot nằm ở phía nam Campuchia, có một mặt giáp với tỉnh Kiên Giang của Việt Nam, và một mặt giáp với vịnh Thái Lan. Dự án này sẽ vận chuyển hàng hóa đến và đi từ cảng Phnom Penh ra biển mà không cần phải trung chuyển qua Việt Nam.

Hôm 17/10, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Ủy ban liên bộ Campuchia do Phó thủ tướng Sun Chanthol đứng đầu đã ký kết thỏa thuận với đại diện Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC) về dự thảo khung xây dựng kênh đào nối ra biển Phù Nam Techo.

Thỏa thuận này sẽ cho phép CRBC tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về tất cả các khía cạnh của dự án trong vòng tám tháng. Dự án kênh đào Phù Nam Techo ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 1,7 tỷ USD và mất bốn năm để hoàn thành. 

Campuchia cũng thông báo rõ ràng là các nghiên cứu thực hiện dự án kênh đào này sẽ do các công ty Trung Quốc thực hiện.

Theo nhận định ban đầu của các chuyên gia, việc Campuchia xây dựng kênh đào Phù Nam Techno này ra biển sẽ làm giảm lưu lượng nước trên dòng sông Hậu, điều này sẽ tác động đến đồng bằng sông Cửu Long, khu vực đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn…

Brian Eyler - Một chuyên gia về Mekong và cũng là tác giả của cuốn sách "Những ngày cuối cùng của một dòng Mekong hùng vĩ", đã nhận xét về tác động của kênh đào Phù nam Techno như "một chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài đồng bằng sông Cửu Long".

mekong3

Kênh Phù Nam, Funan Techo Canal. Nguồn : Mekong River Commission. (Ảnh và chú thích : Kỹ sư Phạm Phan Long.)

Chính phủ Việt Nam làm gì để cứu đồng bằng sông Cửu Long ?

Theo đánh giá sơ bộ, dự án sẽ gây tác động xuyên biên giới đến tài nguyên nước, môi trường, thủy sản, đa dạng sinh học, giao thông thuỷ, nông nghiệp, sinh kế, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lo lắng trước những hậu quả tồi tệ cho dòng Mekong và đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nhà trí thức hải ngoại đã lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Chính phủ Việt Nam cần có hành động cần thiết để cứu vãn tình thế.

"Với những hậu quả đã hiện rõ trước mắt nếu như giới chức Việt Nam vẫn tiếp tục thái độ bàng quang, duy trì các chính sách nông nghiệp, thủy lợi duy ý chí và lạc hậu, không cho người nông dân quyền tự quyết về việc "nuôi con gì, trồng cây gì" như hiện tại thì ngay khi "Đế chế Phù Nam" hoàn thành, người ta sẽ tận mắt chứng kiến sự tàn lụi của một vùng châu thổ giàu có đồng bằng sông Cửu Long chỉ trong vài năm tới. đồng bằng sông Cửu Long đang gánh vác trách nhiệm an ninh lương thực, đảm bảo diện tích trồng lúa lớn. Người dân không có quyền trên thửa ruộng của họ và ngay cả việc bán sản phẩm lúa gạo cũng phải thông qua các công ty lương thực nhà nước hoặc các chủ vựa là người nhà của giới chức chính quyền".

Mới đây, Học viện Ngoại giao đã tổ chức một Diễn đàn về Mekong tại Thành phố Hồ Chí Minh. Diễn đàn này được cho là : "bên cạnh nỗ lực của kênh ngoại giao chính thức, các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp của giới chuyên gia, học giả sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện các mục tiêu này. Hợp tác liên cơ chế, hành động tập thể, chia sẻ kiến thức và phối hợp chính sách là chìa khóa để thúc đẩy hợp tác hướng tới tương lai bền vững của tiểu vùng Mekong…".

Thêm nữa, báo chí cũng cho biết : Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giao Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thu thập thông tin chi tiết về dự án, triển khai đánh giá tác động xuyên biên giới của dự án kênh đào Phù Nam Techno tới vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam thời gian qua đã bất lực trước việc Lào xây các con đập trên cả dòng chính và dòng nhánh sông Mekong. Và giờ đây chính phủ Việt Nam cũng sẽ bất lực trước dự án kênh đào này của Campuchia. Tuy nhiên điều đáng nói là không phải là Việt Nam không thể cứu vãn, mà chính vì chính sách bất nhất của chính phủ Việt Nam cùng với các nhóm lợi ích "tranh thủ lợi dụng" đã khiến Việt Nam tuyệt vọng trong vấn đề này như vậy.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Từ khi Lào quyết định xây một loạt đập thủy điện trên dòng chính Mekong, nổi bật trong đó là các đập Xayaburi, Donsahong… Đã nhiều nhà khoa học trong nước và thế giới cùng lên tiếng, yêu cầu Lào phải tôn trọng quy trình "Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận" (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement - PNPCA) được quy định rõ ràng trong Hiệp định Mekong 1995 mà Lào là một thành viên ký kết. Thế nhưng báo chí trong nước luôn giữ im lặng khi nhắc tới Lào, do Ban Tuyên giáo Trung ương có chỉ đạo là không được làm ảnh hưởng tới tình bạn với Lào. Trong khi Lào sẵn sàng phớt lờ lợi ích của hơn 20 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long khi bất chấp mọi ngăn cản để xây dựng các con đập thủy điện, và các công ty xây dựng các con đập này đều từ Trung Quốc.

Thêm nữa, mặc dù một số ban ngành ra sức kêu gọi can thiệp vào các dự án xây đập hoặc kênh đào Phù Nam Techno, nhưng Việt Nam thực sự không đủ sức mạnh và uy tín khiến Lào và Campuchia phải đắn đo khi thực hiện các dự án này, đơn giản là vì Việt Nam luôn tiếp tay cho các dự án này của Lào và Campuchia. Chính Việt Nam đã phớt lờ các quy định PNPCA của Hiệp định Mekong 1995 và lợi ích của hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long thì cớ gì mà yêu cầu họ cân nhắc.

Năm 2019, dư luận Việt Nam bàng hoàng khi một tập đoàn lớn thuộc loại doanh nghiệp nhà nước lớn nhất nhì Việt Nam lại tham gia một dự án thủy điện trên dòng Mekong của Lào.

Đây cũng không phải là trường hợp duy nhất. Đầu năm nay, dư luận lại rúng động khi một tập đoàn tư nhân Việt Nam đã bí mật tham gia một dự án xây đập Sekong A tại Lào. Brian Eyler đã nhận xét : "Tôi gọi dự án này là một hồi chuông báo tử cho nghề cá trên sông Mekong. Và theo nhiều cách, Việt Nam đang tự bắn vào chân mình bằng cách xây dựng con đập này ở Lào". 

Nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi Việt Nam dừng các dự án này lại, nhưng các nhóm lợi ích cứ phớt lờ tất cả.

Và như mọi khi, các thông tin thực tế về tác hại của các dự án này sẽ không bao giờ tìm thấy trên báo chí Việt Nam.

Một mặt, một số ban ngành ở Việt Nam tìm cách can thiệp vào các dự án đập thủy điện ở Lào, tuy nhiên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn vô tư mua điện từ các dự án đập thủy điện đã tham gia vào việc bức tử đồng bằng sông Cửu Long.

Tranh thủ lợi dụng

Không chỉ "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" trong hoạt động chính sách, nhiều nhóm lợi ích còn ngang nhiên lợi dụng tình trạng khó khăn, đã vẽ ra các dự án ma để trục lợi. Đơn cử như trường hợp đập Xayaburi. Bất lực khi không yêu cầu được Lào ngừng dự án. Theo quy định của Luật pháp quốc tế về sử dụng các nguồn nước, cũng như quy định tại Hiệp định Mekong 1995, Lào có nghĩa vụ phải thực hiện một báo cáo Đánh giá tác động môi trường (Environmental Impact Assessment - EIA) trước khi thực hiện dự án xây đập. Tuy nhiên, Lào chỉ thực hiện EIA một cách qua loa, và chỉ đánh giá tác động môi trường cách đập Xayaburi chưa đầy 3 km, trong khi đồng bằng sông Cửu Long mới là nơi bị tác động nhiều nhất thì lại không được đánh giá.

Ủy ban Sông Mekong Việt Nam cùng với Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam đã đề nghị với Chính phủ Việt Nam thuê một bên nước ngoài thực hiện EIA với kinh phí gần năm triệu USD. Phía Ủy ban Sông Mekong Việt Nam và Bộ Tài nguyên và môi trường khẳng định đây là nghiên cứu quan trọng để xác định tác động đến môi trường của đồng bằng sông Cửu Long trước các dự án thủy điện của Lào.

Thế nhưng, kết quả đánh giá thì hỡi ôi. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân đã nêu rõ vấn đề này : "Trong hai lần phản biện của mình, tôi đã chỉ rõ năm điểm yếu cơ bản của nghiên cứu của Tập đpàn Đan Mạch DHI (phương pháp luận, mô hình hóa, số liệu, chế độ vận hành, hiểu biết thực tế) và đi đến kết luận là các kết quả và kết luận của công trình là không đáng tin cậy và tiềm ẩn hậu quả bất lợi khôn lường nếu được Chính phủ Việt Nam phê duyệt".

Nói một cách ngắn gọn, đây chỉ là dự án Bộ Tài nguyên và môi trường cùng với Ủy ban Sông Mekong Việt Nam vẽ ra để trục lợi mà thôi.

Với những chính sách "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" như vậy, cộng với việc tham nhũng chính sách, thì đồng bằng sông Cửu Long sẽ chết chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

Hà Lệ Chi

Nguồn : RFA, 30/11/2023

Tham khảo :

1. https://vnexpress.net/chuyen-gia-my-trung-quoc-co-the-giu-50-nuoc-mekong-vao-mua-kho-4059158.html

2. https://vietnambiz.vn/an-ninh-luong-thuc-ha-luu-song-me-kong-bi-de-doa-vi-han-han-hay/11/dap-thuy-dien-cua-trung-quoc-20200511162721745.htm

3. http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/Situation-report-Jan-Jul-2020.pdf

4. https://cuoituan.tuoitre.vn/du-an-kenh-dao-phu-nam-techo-duong-ra-bien-cua-campuchia-20231124100137904.htm

5. http://m.en.freshnewsasia.com/index.php/en/localnews/41715-2023-10-18-02-08-54.html

6. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/funan-canal-in-cambodia-the-final-nail-in-the-coffin-of-the-mekong-delta-10032023123358.html

7. https://saigonnhonews.com/thoi-su/van-de-hom-nay/kenh-dao-de-che-phu-nam-hay-tieng-chuong-bao-tu-cho-dong-bang-song-cuu-long/

8. https://baoquocte.vn/cho-mot-tuong-lai-ben-vung-hon-o-tieu-vung-song-mekong-251230.html

9. https://plo.vn/bo-tnmt-danh-gia-tac-dong-toi-dbscl-khi-campuchia-lam-kenh-dao-ra-bien-post753795.html

10. https://thanhnien.vn/dbscl-se-suy-thoai-va-tan-ra-neu-xay-dung-dap-thuy-dien-luang-prabang-185891024.htm

11. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sekong-a-hydroelectric-dam-a-mysterious-project-02222023102347.html

12. https://www.iucn.org/news/viet-nam/202109/viet-nam-should-save-sekong-its-own-benefit

13. https://danviet.vn/vi-sao-evn-thuc-mua-hang-nghin-mw-dien-tu-lao-20230925181945149.htm

14. https://tiasang.com.vn/dien-dan/mot-van-de-can-duoc-chat-van-10222/

Additional Info

  • Author Hà Lệ Chi
Published in Diễn đàn
jeudi, 26 octobre 2023 15:24

Đất "guộng" phương Nam

"Chao ôi chợ gì mà lạ lùng vậy ? Một con ba ba to gần bằng cái nong, đặt lật ngửa, cứ ngọ nguậy bơi bơi bốn chân trước ông cụ già ngồi lim dim đôi mắt. Những con rùa vàng to gần bằng cái tô, đều tăm tắp như đổ cùng một khuôn ra, nằm rụt cổ trong mấy chiếc giỏ cần xé. Đây là một con nai người ta vừa xẻ thịt ra bán, cái thủ còn nguyên chưa lột da bày giữa đống thịt đỏ hỏn trên một tấm lá chằm. Cua biển cũng có, ếch cũng có nghêu sò cũng có. Còn cá tôm thì nhiều lắm, đủ các loại tôm, không kể xiết. Tôi bước thêm mấy bước qua những đống trái khóm chín vàng tỏa thơm mùi mật, thấy hai con trút nằm khoanh, vảy xếp lại như những đồng hào lấp lánh. Có tiếng chim gì mổ nhau kêu quang quác trong chiếc lồng kẽm chỗ tối tối : ngọn đèn vừa bị cánh chim quạt tắt và người chủ bán chưa kịp thắp lên. Một chú khỉ con cứ nhảy qua nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô".

dat1

Một nông dân làm ruộng ở Cần Thơ hôm 28/2/2023 - AFP

"Vườn cau, vườn dừa ở Bến Tre, nơi người đi có thể bước suốt ngày dưới những vườn dừa tàu lá ken nhau, trên đầu không lọt xuống một bóng nắng…"

"Đứng trên các cánh đồng, nhìn bốn mặt chân trời, chỉ thấy lúa vàng gợn lên mênh mông như biển…".

"Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui tấp nập".

(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam, tác giả Đoàn Giỏi)

Ruộng vườn dưới lòng sông

Trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi, đất rừng phương Nam mà cụ thể là xứ Cà Mau, rừng, cánh đồng, ruộng lúa và sông nước U Minh hiện ra sừng sững lồng lộng, khoáng đạt và vạm vỡ, giàu có trù mật, dữ dội quyết liệt nhưng kiến nghĩa hào hiệp, hoang dã nhưng ôm ấp chở che. Khoảng không bát ngát đó, những làn hơi thở của sông nước và đất rừng đặc biệt đó quyến rũ đến mê hoặc. Nó đã phà vào trái tim ai một lần thì người đó như đã được khảm con dấu chói bỏng lên da thịt, dù đi đâu cũng nhớ đau đáu, nhớ đến khát thắt trong từng tế bào.

Gần 100 năm trôi qua, đất rừng U Minh vẫn còn đó, những câu chuyện kỳ lạ mãnh liệt như phảng phất hơi thở truyền kỳ của đồng bằng sông nước vẫn còn sống động trên từng trang giấy, cuốn hút mạnh mẽ người đọc nơi xa.

Nhưng…

Đất "guộng" phương Nam (ruộng, theo phát âm của hầu hết xứ phương Nam) từng được lúa vàng phủ kín mênh mông như biển, ở một số nơi từ nhiều năm nay đã không còn nuôi nổi nhiều con người.

Căn nguyên của tình trạng bi đát mà nhiều người vẫn còn chưa lường nổi đó không chỉ nằm trong biên giới Việt Nam. Xưa, chín khúc Cửu Long Giang nặng trĩu trườn trên châu thổ ấp ôm, đắp bồi cho ruộng vườn miền Tây tươi tốt. Nhưng từ khi Trung Quốc và các nước thượng nguồn sông Mê Kông chặn dòng để khai thác triệt để các đập thủy điện lớn nhất thế giới thì dưới hạ nguồn, mùa nước nổi ngày càng hiếm hoi và có những năm trở thành lũ dữ. Các hồ thủy điện cao trên vùng thượng lưu sông khiến cho không còn cát và phù sa thường xuyên bồi đắp lòng sông như trước, thay đổi triệt để cả hệ sinh thái và môi trường sống của các loài thủy sản trong sông. Con nước sống vốn no nê phù sa bị rút nguồn sinh khí từ tận thượng nguồn, giờ càng xuôi dòng càng cạn kiệt.

Thêm vào đó, những nỗ lực khai thác cát suốt hàng chục năm qua của các địa phương Việt Nam ven sông, gồm cả khai thác chính thức của Nhà nước và khai thác cát lậu đã cùng chung lưng đấu sức hút cạn nguồn sống của dòng sông. Trong suốt vài chục năm, hút cát lậu dễ vô cùng, và ngon như ăn gỏi. Chỉ cần một chiếc xà lan chạy ì ì, một hoặc nhiều cái vòi hút cát cắm xuống lòng sông và máy bơm mạnh là làm giàu. Thoắt một cái chiếc xà lan đã đầy ắp. Chạy tới nơi mua, lại thò vòi ra phun cát thẳng vô những nền nhà đang chuẩn bị xây, là xong. 

Theo các chuyên gia sông ngòi, dòng sông bị hút sạch cát nhưng không có gì bù lại thì chỉ còn là dòng nước đói (từ dùng của các chuyên gia về sông ngòi) trống rỗng. Nước đói rất dữ, hung hãn gặm khoét lòng và bờ sông để bù đắp lượng cát nó đã bị lấy mất. Khắp nhiều tỉnh Nam Bộ, ruộng vườn, nhà cửa của người dân rơi nhào xuống lòng sông, mép nước lấn vô đất, vô vườn đến hàng trăm mét. Có những người lùi đất cất nhà mới đến ba lần chỉ vỏn vẹn trong vòng vài năm, nhưng lần lượt cả ba ngôi nhà đều không thoát khỏi nạn cúng cho Hà Bá.

Nước gặm sụp chân móng nhà êm ái hồi nào không ai hay, rồi tới hôm định mệnh, bất thình lình ầm một tiếng như đại bác, toàn bộ ngôi nhà và mảnh vườn quanh nó sụp biến xuống lòng sông âm lặng.

dat2

Tàu chở cát trên sông Mekong ở Cần Thơ hôm 16/12/2018. Reuters

Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2016 đến nay, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện đến gần 800 điểm sạt lở với tổng chiều dài gần 1.200 km. Trong đó có 281 điểm với 528 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Về Long An, Bến Tre, Tiền Giang… mà nghe kể chuyện của dân hút cát hay dân bị mất nhà mất đất thì triền miên. Câu chuyện chung là dân hút cát lậu ai cũng phất thật lẹ, giàu nhất vùng. Nhưng cái quả nhận được cũng khủng khiếp. Dân mấy ấp Tân Phú, Tân Bắc (huyện Châu Thành, Bến Tre) chỉ ngôi nhà của người hút cát lậu cũng chính là dân ấp này, kể rằng ông ta giàu nhất ở đây. Nhưng một bữa, vợ đi theo ghe hút cát của chồng rồi không biết cách sao mà té xuống sông chết đuối. Người dân kể với một thái độ đặc biệt, ám chỉ rằng nghề hút cát lậu là cái nghề thất đức, gây hậu quả mất nhà mất ruộng vườn của người khác. Nên nhân quả có thừa, gia đình họ phải lãnh hậu quả mất người kinh khủng như vậy. Mà đó chưa phải là hết !

Quay lại chuyện của dòng sông.

Từ mấy chục năm trước, từ khi Mê Kông chưa bị chặn dòng trên thượng lưu thì chính sách sai lầm của nhiều đời lãnh đạo các tỉnh đồng bằng cũng đã dẫn đến những hệ lụy đến ruộng đất miền Tây không tưởng tượng được.

Đê bao chặn mùa nước nổi

Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nguyên chủ nhiệm dự án Quy hoạch kiểm soát lũ Đồng bằng sông Cửu Long viết trong một bài báo từ năm 2014 : "Quy hoạch kiểm soát lũ đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng phê duyệt năm 1999 (thời điểm đó Thủ tướng Chính phủ là ông Võ Văn Kiệt-người viết). Trong quy hoạch nói rõ chỉ tập trung phát triển hai vụ lúa đông xuân và hè thu (đó là cách gọi miền Bắc đã bị áp đặt vào mùa lúa miền Nam, bởi ai cũng biết Nam Bộ không có mùa đông, mùa xuân, mùa hè, mùa thu gì cả. Một đàn anh miền Tây rặc ri nói tôi hay, nông dân Nam Bộ trước kia gọi là lúa mùa sớm và lúa mùa muộn, chỉ có hai mùa lúa một năm-người viết). Không khuyến khích làm vụ ba vì nhiều rủi ro do lũ về và đất cũng như người nếu khai thác quanh năm sẽ dễ kiệt quệ, làm đê bao sẽ không lấy được phù sa, vệ sinh đồng ruộng v.v… Nói cho công bằng, lúa vụ ba (còn gọi thu đông) cũng là phát kiến của người dân từ thập niên 80 nhưng chỉ làm ở những nơi chủ động được công tác thủy nông".

Ông Trường cho rằng đê bao và bờ bao mà các tỉnh đồng bằng xây nên là "một trong các chiến lược khôn khéo để thích ứng với biến đổi do các hoạt động phát triển ở thượng lưu sông Mê Kông, sự biến đổi do thay đổi khí hậu toàn cầu, và chủ động phát triển bền vững cho đồng bằng".

"Mục đích của đê bao và bờ bao là bảo vệ triệt để các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, đồng thời phải lợi dụng được lũ (từ dùng của ông Trường, còn dân Nam Bộ gọi là mùa nước nổi-người viết) lấy phù sa, tăng nguồn thủy sản, vệ sinh đồng ruộng. Đê bao nhằm bảo vệ các khu dân cư, công nghiệp, còn bờ bao chỉ bảo vệ lúa hè thu cho tới tháng tám lại cho nước lũ vào đồng lấy phù sa và vệ sinh đồng ruộng. Đó là một chiến lược khôn khéo vừa phù hợp với chiến lược chung của cả lưu vực vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ dân sinh, phát triển sản xuất.

Nhưng khi một số nơi "phá rào" đẩy mạnh việc làm lúa vụ ba, làm đê bao tràn lan số nơi không có trong quy hoạch, đáng nhẽ phải tuyên truyền ngăn chặn vì "lợi bất cập hại" thì chính quyền địa phương, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã sai lầm chạy theo phong trào tự phát, biến lúa vụ ba thành chính vụ. Đây là sai lầm, cần phải sửa, không có gì phải bàn cãi".

Đồng bằng sông Cửu Long bằng phẳng và đồng nhất đến nỗi một người quen với phong cảnh đồi núi, biển cả, đồng ruộng hay trảng cát liên tiếp xen nhau ở miền Bắc, miền Trung sẽ thấy cặp mắt mình nặng trĩu vì nhàm chán khi chiếc xe chạy đều đều qua các tỉnh miền Tây. Đâu cũng là lúa, đâu cũng là sông, kinh, rạch, vườn, cầu khỉ… Bằng phẳng tưởng chừng cả đồng bằng là một cái dĩa khổng lồ. Nên trước kia khi chưa có đê bao, mùa nước nổi về, nước dâng dần dần lên khắp đồng bằng (vì vậy mới gọi là nước nổi, nổi dần lên chứ không chảy từ trên cao xuống thấp cuồn cuộn như đặc thù sông ngòi các tỉnh phía Bắc và miền Trung). Nước nổi tràn ngập khắp đồng ruộng mấy tháng liền, cuốn trôi sâu bệnh, rửa sạch thuốc trừ sâu và phân bón hóa học thừa, và bồi đắp phù sa màu mỡ dày đậm khắp ruộng vườn. Mùa nước nổi là mùa vui rộn rã vì cá tôm, nguồn lợi thủy sản quá nhiều. Qua mùa nước nổi, thả hạt giống gì xuống cũng lên cây tươi tốt mà không cần thêm phân bón hay thuốc trừ sâu.

dat3

Người dân bắt cá tại một con kênh cạn nước ở Sóc Trăng hôm 8/3/2016. AFP

Nhưng hệ thống đê điều áp đặt khắp các tỉnh đồng bằng đã chặn con nước nổi lan tràn ruộng đồng. Hệ thống đê tràn lan gây chênh lệch độ cao trên khắp đồng bằng, tạo ra dòng chảy mạnh gây xói lở, cuốn quét mọi thứ trên đường đi mà không còn ôm ấp đắp bồi. Miền Tây mà có lũ ! Con lũ lạ lẫm và bất ngờ với dân xứ đồng bằng vốn quen với mùa nước hiền lành no ấm. Sai lầm nối tiếp sai lầm, thiệt hại của lũ bị gán vào mùa nước nổi khiến nhiều đời lãnh đạo địa phương-như ông Trường nhận xét trên kia- càng ráo riết xây nhiều đê điều. Phù sa không vào được ruộng, không có nước rửa sạch mầm bệnh và phân bón thừa. Nên đất đai ngày càng kém màu mỡ, sâu bệnh nhiều kéo theo việc phải bón thêm nhiều phân bón hóa học, phun thêm nhiều lượng và nhiều loại thuốc trừ sâu. Cái vòng luẩn quẩn kéo dài nhiều năm dẫn đến một kết quả mà những thế hệ nông dân trồng lúa truyền thống trước kia của Nam Bộ không thể tưởng tượng được : chi phí phân bón và thuốc trừ sâu mỗi mùa còn lớn hơn cả giá trị lúa thu hoạch được.

Báo Tuổi trẻ ngày 19/5/2022 dẫn điều tra của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long : chi phí đầu tư vật chất vào sản xuất chiếm tới 71,7% trong tổng chi phí sản xuất lúa (tỷ lệ còn lại chi phí nhân công). So với năm 2021, con số này tăng đến 5,3%. Trong đó chi phí phân bón là 33,1%, thuốc bảo vệ thực vật là 14,6%. Nông dân càng làm càng lỗ. Thế tất họ phải tìm cách bỏ ruộng để tìm nghề khác sinh nhai.

Vườn : được mùa mất giá

Dân xứ vườn thì đối phó với cảnh hết được giá mất mùa thì đến được mùa mất giá, điệp khúc trồng-chặt lặp lại liên tục. Không chết đói nhưng sống lay lắt. Vốn liếng dành dụm được hoặc đi mượn nợ đổ vô vườn hết sạch để thay giống và chăm sóc cây trồng những năm chưa có thu hoạch. Mà vẫn trường kỳ phập phồng với thị trường : không cầm chắc được có lợi nhuận/lợi nhuận lâu dài hay không.

Đến cùng, khi những mùa cây trái không còn đủ lo cho những chi phí của cuộc sống thì người ta bán.

Nguyên nhân khác là cùng với quá trình đô thị hóa, giá đất ruộng màu mỡ ngày càng tăng cao. Truyền thống chia đất cho con cái (mà không có khả năng mua thêm vào) của nhiều thế hệ/gia đình nông dân khiến mảnh đất nhiều đời trước dư sức nuôi được gia đình thì giờ chỉ còn nhỏ xíu manh mún, thậm chí chỉ còn đủ làm cái nền nhà chứ chưa kể đến trồng trọt. Những thế hệ này nếu không được học hành lên cao hoặc có nghề nghiệp khác tốt hơn để có thể nuôi sống mình thì chỉ còn cách đi làm công nhân.

Ở khắp đồng bằng, có những xóm dân hầu như chỉ còn vườn không nhà trống, hoặc vài người trung niên ở lại làm ruộng vườn cầm chừng, trông nom mấy đứa cháu để cha mẹ chúng rảnh tay xa xứ làm ăn. Cả gia đình đều đi lên những tỉnh có khu công nghiệp lớn và nhiều nhà máy như Long An, Bình Dương, Đồng Nai làm công nhân. Những nhà không có ruộng vườn ở quê thì cha mẹ lớn tuổi cũng đi theo để giữ cháu và cơm nước cho con cái. Họ chỉ về quê một năm đôi lần vào Tết hoặc giỗ lớn, vì chi phí đi lại và thời gian của công nhân đều eo hẹp.

Những gì làm nên một miền Tây Nam Bộ trù phú ắp đầy như đất vàng đất bạc của những thế kỷ trước giờ chỉ còn khá phảng phất và tượng trưng. Biển lúa vàng vẫn mênh mông gợn sóng nhưng ngồi sụp ngay cạnh đó là gương mặt bạc đi của người nông dân.

Hồ Kim Kha

Nguồn : RFA, 26/10/2023

Tham khảo : 

https://kinhtedothi.vn/gan-40-nam-moi-duoc-mot-vu-boi-thu-duoc-mua-duoc-gia.html

https://danviet.vn/lam-cho-dat-song-de-nong-dan-mien-tay-trong-lua-co-thu-nhap-cao-20230828171416235.htm

https://tuoitre.vn/nong-dan-mien-tay-bo-ruong-vi-phan-bon-20220518230542438.htm

https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/05/thong-cao-bao-chi-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-2022/

https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-phat-trien-nong-nghiep-nong-dan-nong-thon-n.html

https://vneconomy.vn/xep-hang-trinh-do-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-cac-tinh-den-nam-2021.htm

https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/tang-truong-grdp-cua-63-tinh-thanh-quy-i-2023-45-dia-phuong-cao-hon-binh-quan-chung-ca-nuoc.html

https://tuoitre.vn/thu-nhap-cua-nong-dan-gioi-o-an-giang-tang-32-so-voi-nhiem-ky-truoc-20230724110033808.htm

Additional Info

  • Author Hồ Kim Kha
Published in Diễn đàn

Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không còn cát vào năm 2035

RFA, 05/10/2023

Tình trạng khai thác cát ồ ạt và cá đập thuỷ điện tại thượng nguồn sông Mekong sẽ khiến vựa lúa của Việt Nam ở Đồng bằng Sông Cửu Long cạn kiệt cát vào năm 2035, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người. Một báo cáo mới của Quỹ Động vật hoang dã quốc tế - WWF- cho biết như vậy.

cat1

Cần cẩu chuyển cát khai thác lên tầu ở Hậu Giang năm 2018 - Reuters

Theo báo cáo của WWF, các đập thuỷ điện ở thượng nguồn sông Mekong đã làm giảm lượng cát đổ về hạ nguồn sông, trong khi nhu cầu về xây dựng ở Việt Nam lên cao khiến việc khai thác cát tăng nhanh thời gian qua cũng làm giảm đáng kể lượng cát ở sông.

Theo báo cáo, một năm Việt Nam khai thác khoảng từ 35 đến 55 triệu mét khối cát. Điều này sẽ khiến trữ lượng cát ở đáy sông cạn kiện chỉ sau khoảng một thập niên.

Sepehr Eslami - đồng tác giả của báo cáo nói với hãng tin AFP rằng nếu hết cát, khoảng 10% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị nhiễm mặn, tình trạng vốn đã và đang gây ảnh hưởng đến các loại cây trồng ở đây.

Tác giả của báo cáo này cũng nói rằng việc cạn kiệt cát sẽ dẫn tới sạt lở bờ sông nhiều hơn, triều cường lớn hơn và điều này cuối cùng dẫn tới ngập lụt, xói mòn đất.

WWF cảnh báo, vào khi Đông bằng Sông Cửu Long đang đối mặt với nguy cơ biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, việc mất cát sẽ là một đe doạ sống còn cho khu vực này.

Khu vực Đồng bằng Mekong có ước tính trữ lượng khoảng 550 triệu mét khối cát có thể khai thác. Nghiên cứu mới cho thấy chỉ có khoảng bốn triệu mét khối cát đổ về hạ nguồn vào năm qua, thấp hơn con số trung bình hàng năm là bảy triệu mét khối.

Lượng cát bị khai thác hàng năm ở Việt Nam được đưa ra trong báo cáo có thể thấp hơn nhiều con số thực tế vì tình trạng khai thác cát lậu vào ban đêm không bị phát hiện.

Hồi tháng 8 vừa qua, Bộ Công an cho biết Bộ này đã ra quyết định khởi tố và bắt giam ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh An Giang với cáo buộc nhận hối lộ từ công ty khai thác cát.

Nguồn : RFA, 05/10/2023

*************************

Trữ lượng cát cạn kiệt sẽ ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào ?

RFA, 03/10/2023

Trữ lượng cát của Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) chỉ tồn tại tối đa một thập kỷ nữa, nếu duy trì tốc độ khai thác như hiện nay.

cat2

Tàu khai thác trên sông. Ảnh minh họa. RFA

Thông tin vừa nói được Tiến sĩ Sepehr Eslami - Trưởng nhóm tư vấn Liên doanh Deltares công bố tại ‘Hội thảo về xây dựng ngân hàng cát cho Đồng bằng sông Cửu Long’ do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cùng Cơ quan Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam – WWF tổ chức ngày 29/9/2023.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ khi trả lời RFA hôm 3/10/2023, cho biết :

"Báo cáo của nhóm Deltares dự báo cát ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ cạn kiệt sau 10 năm nữa nếu tốc độ khai thác hiện nay. Có nghĩa là với mức mình lấy cát lên thì cát không bù đắp nổi, nên phải có một giải pháp khác. Một khi lượng cát ở Đồng bằng sông Cửu Long ít đi nó sẽ gây ra nhiều tác hại, thứ nhất sẽ gây ra sạt lở bờ sông và vùng ven biển trầm trọng ; Thứ hai sẽ thiếu nguồn để bù cho cao trình mặt đất bị lún, rồi các công trình bị ảnh hưởng rất nhiều… Đây là mối nguy cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong báo cáo đó họ không đưa ra một giải pháp nào cụ thể, ngoài chuyện sử dụng một số nguồn thay thế, nhưng những nguồn này rất là hạn chế".

Theo kết quả nghiên cứu năm 2022 của Tiến sĩ Sepehr Eslami được truyền thông nhà nước đăng tải hôm 29/9/2023, lượng cát đổ về từ thượng nguồn Mekong vào Việt Nam qua sông Tiền (Tân Châu, An Giang và Hồng Ngự, Đồng Tháp) và sông Hậu (Châu Đốc, Đồng Tháp) ước tính 2-4 triệu m3. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính trước đây là 6,8-7 triệu m3. Trong khi đó, lượng cát đổ ra cửa Biển Đông là 0-0,6 triệu m3, và lượng cát khai thác hàng năm trong giai đoạn 2017-2022 từ 35-55 triệu m3. Như vậy, trữ lượng ngân hàng cát ở miền Tây hiện âm 42,3 triệu m3.

Tuy nhiên, nghiên cứu không nói rõ lượng cát khai thác hàng năm trong giai đoạn 2017-2022 đã tính khai thác cát lậu chưa ?

Một người dân ở An Giang không muốn nêu tên vì lý do an toàn, chia sẻ với RFA :

"Ở vùng này bị cấm tuyệt đối nên không khai thác cát được, nhưng mà nó khai thác lậu, nó khai thác lén vì lợi nhuận cao quá. Một ngày có thể khai thác 2 xà lan. Nó khai thác bằng máy hút, nó hút rồi nó đổ lên xà lan. Nó hút ở giữa sông nên bị bọng hai bên hông, dần dần nó sụt xuống".

Không đợi những công bố từ Deltares, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết, trước đó ông và các nhà khoa học cũng đã có những đề xuất mang tính giảm bớt thiệt hại. Ông nói tiếp :

"Thí dụ như phải đánh giá lại một cách đầy đủ trữ lượng cát và đưa ra một chiến lược sử dụng cát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, không để xảy ra lãng phí cát khi xây dựng, không chọn những công trình phải sử dụng quá nhiều cát, hoặc nghĩ tới những giải pháp nhập cát từ miền Đông hay miền Trung tới Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng có những nghiên cứu sử dụng tro xỉ trong nhà máy hoặc sử dụng các biển, nhưng không được ủng hộ lắm. Hoặc phải sử dụng những vật liệu xây dựng khác, ví dụ như làm nhà thay vì đổ bê tông thì dùng sắt thép hoặc nhôm kính để giảm bớt lượng cát. Khi làm đường cao tốc thì có rất nhiều nhà khoa học đề xuất làm những đường trên cao, tức những cái cầu, thay vì làm đường dưới đất phải đổ cát rất nhiều…"

Nếu như vậy thì theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn sẽ tiết kiệm cát nhiều hơn. Tuy nhiên ông Tuấn cho rằng, những cái này chỉ là những giải pháp mang tính giảm thiểu, chứ không giải quyết được hoàn toàn vấn đề.

Những đề xuất của giới khoa học được chính phủ và xã hội quan tâm như thế nào ? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho biết :

"Thật ra nhà nước cũng lúng túng trong chuyện này, bởi vì nguồn cát đi vô đã hết. Nhà nước cũng kêu gọi các nhà khoa học hiến kế, các doanh nghiệp cũng đã tìm cách mua cát từ Campuchia hoặc nhập các từ miền Trung, miền Đông… Các nhà khoa học cũng tìm cách sử dụng các vật liệu khác thay thế ở mức độ nào đó để giảm bớt sự thiếu hụt về cát. Còn những giải pháp trông chờ vào sự vận hành các đập thủy điện ở thượng nguồn, thì theo tôi là gần như vô vọng. Mình không thể nào yêu cầu các đập thủy điện xả lũ để đẩy bùn cát lắng ở dưới hồ chứa để trở về đồng bằng. Nếu có thì để về cũng mất nhiều năm, phải đợi những trận lũ lớn để trở về, nên những hy vọng này là khó".

cat3

Sạt lở đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. RFA.

Sạt lở bờ sông, bờ biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày một nghiêm trọng hơn cả về quy mô lẫn tần suất, gây lo ngại cho sự an toàn vùng này. Tại Buổi Tọa đàm với chủ đề ‘Quản lý cát bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long’ hôm 19/12/2022, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam - WWF Việt Nam cho biết đã phát hiện dưới sông Tiền có hố sâu gần 50m cách cầu Mỹ Thuận 1,2km.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, trả lời RFA khi đó cho biết, việc phía thượng lưu của cầu Mỹ Thuận có một hố sâu do khai thác cát, làm cho ông lo ngại :

"Vì khi con sông như vậy thì đáy sông luôn luôn tái phân phối để mang vật liệu chỗ khác đến lắp và như vậy nó sẽ khỏa lấp, làm cho đáy sông bị sâu đều. Thêm nữa, gần đây phía dưới cầu Mỹ Thuận là chỗ sạt lở gần đây ở cù lao Minh, đối diện thành phố Vĩnh Long ở phía hạ lưu… nó làm cho mình phải suy nghĩ đến cầu Mỹ Thuận. Có nghĩa là ở phía thượng lưu đã có hố sâu như vậy thì chắc chắn hạ lưu đáy sông sẽ hạ sâu, như vậy thì ngay dưới cầu Mỹ Thuận sẽ như thế nào ?"

Hiện chưa có con số thống kê bao nhiêu đất đai của người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã biến mất do sạt lở trong nhiều năm qua. Thống kê từ chi cục thủy lợi các địa phương được báo nhà nước trích dẫn cho thấy, bình quân mỗi năm khu vực này mất đi khoảng 500 ha đất. Cụ thể, chỉ từ năm 2018 đến 2022, sạt lở đã làm sập, cuốn trôi ít nhất 2.500 căn nhà ở các tỉnh, thành An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, làm thiệt hại hơn 304 tỉ đồng. Có khoảng 20 ngàn hộ dân ở 5 địa phương này đang phải sống trong vùng sạt lở, cần phải di dời.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện lo ngại trong tương lai sẽ còn khó khăn hơn :

"Bây giờ chúng ta đã rơi vào thế rất là khó, cát ở phía thượng lưu chắc chắn là không về nữa. Bởi vì cát là vật liệu nặng, đi ở dưới đáy sông từ phía thượng nguồn về tới Đồng bằng sông Cửu Long hết mấy chục năm. Trong khi cát mình nhận được trong mấy năm vừa qua là cát đã khởi hành trong quá khứ rất lâu rồi. Những cát nào chưa khởi hành thì nó đang nằm phía trên những cái đập thì không cách nào có thể qua được. Bây giờ có xả đập thì cũng không đi xuống".

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết ông khẳng định trong tương lai sẽ không có cát về nữa, Đồng bằng sông Cửu Long đã rơi vào thế thiếu cát, nhưng việc xây dựng nhà cửa, đường xá không thể dừng được nên vẫn phải cần cát. Cho nên theo ông Thiện, tình hình bây giờ rất khó khăn và cần biết rằng lấy cát để xây dựng phải trả giá rất đắt.

Nguồn : RFA, 03/10/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
Trang 1 đến 7