Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

12/11/2018

Ký kết CPTPP : Việt Nam có lợi gì ?

Đình Đạt

Ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết và thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (Hiệp định CPTPP).

AFP_12675M

Đối với nước đang phát triển như Việt Nam tham gia hiệp định TTP cũ hay CPTPP mới mang lại lợi ích đó là mở của thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi không tham gia hiệp định này, do đó lợi ích kinh tế của Việt Nam được khi tham gia hiệp định CPTPP này là không đáng kể.

Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, với TPP trước đây dự kiến với sự tham gia của Mỹ, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 6,7%, góp thêm 15-17% tăng trưởng về xuất khẩu. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP mới do Mỹ rút khởi, do đó GDP của Việt Nam ước tính tăng thêm chỉ đạt 1,32%, tăng trưởng về xuất khẩu chỉ thêm 4%.

Theo ý kiến người viết, Việt Nam thu được lợi ích kinh tế không đáng kể như đề cập ở trên, tuy nhiên cái giá phải trả cho việc tham gia Hiệp định CPTPP của Việt Nam là không hề nhỏ. Rất nhiều điều khoản trong hiệp định này có lợi cho những nước công nghiệp phát triển hơn là cho nước đang phát triển như Việt Nam.

Dưới đây là một số điều khoản như vậy :

Tự do về đầu tư

Theo hiệp định này, các nước buộc phải mở cửa thị trường cho các công ty và nhà đầu tư của các nước thành viên khác. Cụ thể hơn, các công ty của các nước thành viên có thể thâu tóm và nắm quyền kiểm soát kinh doanh một số doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nội địa.

Do đó, rất có thể sẽ có một làn sóng mua bán sáp nhập trong thời gian tới tại Việt Nam. Doanh nghiệp nội địa của Việt Nam sẽ bị thâu tóm và điều hành bởi tập đoàn nước ngoài. Khi ấy, rất nhiều doanh nghiệp trong những lĩnh vực quan trọng tại Việt Nam bị kiểm soát bởi các doanh nghiệp nước ngoài.

Bảo vệ nhà đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đưa chính quyền nước sở tại ra một toà án quốc tế do làm mất lợi nhuận hay giảm giá trị tài sản của họ. Nếu chính phủ nước sở tại đưa ra những chính sách kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của họ hoặc chỉ là ảnh hưởng tới lợi ích kỳ vọng của họ.

Mua sắm của chính phủ

Khi là thành viên của Hiệp định CPTPP, các công ty nước ngoài phải được đối xử bình đẳng trong việc mua sắm chính phủ nước sở tại. Nói cách chi tiết hơn, chính phủ các nước không được ưu đãi các công ty địa phương trong cấp dự án và mua sắm nguyên liệu và dịch vụ để thúc đẩy đối phát triển doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế. Không còn sự hỗ trợ của phía chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam có tiền lực hạn chế càng khó khăn hơn cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài.

Doanh nghiệp nhà nước

Đối với nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước có ảnh hưởng lớn đến điều tiết nền kinh tế và trách nhiệm xã hôi. Hiệp định CPTPP quy định cấm hoặc làm cho doanh nghiệp nhà nước khó khăn hơn để có được hỗ trợ tài chính hoặc các ưu đãi từ chính phủ, và ngăn không cho doanh nghiệp nhà nước ưu đãi cho các công ty địa phương. Mục đích là để cho phép các công ty nước ngoài cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp nhà nước.

Tóm lại, lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam thu được là không đáng kể, do những mặt hàng thế mạnh như may mặc, da giầy, nông sản không gia tăng được nhiều xuất khẩu, do Mỹ đối tác lớn nhất không tham gia. Trong khi đó doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, phải bị cạnh tranh mạnh mẽ ngay tại sân nhà, khi mở của kinh tế, để hàng hoá dịch vụ từ các nước ký kết hiệp định tràn vào.

Quay lại trang chủ
Read 569 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)