Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

07/03/2017

Có "cuộc đổi mới lần hai" hay không ?

Trương Nhân Tuấn

Các bạn facebooks có nghĩ rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành "cuộc đổi mới lần hai" hay không ? Một số bài viết của các trí thức tiêu biểu trong nước vừa lên tiếng về sự cần thiết của một cuộc "đổi mới lần hai". Mục đích để "bảo vệ thành quả phát triển" đã đạt được từ 30 năm đổi mới đang bị đe dọa tan thành bọt biển.

Cá nhân tôi cho rằng sẽ không có cuộc "đổi mới lần hai", mà chỉ có một cuộc "đổi cũ" trở lại, như chưa bao giờ có "đổi mới".

doimoi2

Thời bao cấp trước Ðổi mới: xếp hàng, chợ trời, tem phiếu…  Ảnh T.L

Dấu hiệu của việc "đổi cũ", trước hết là ngừng việc "xây dựng một nhà nước trên nền tảng luật lệ" (mà trong nước gọi là "nhà nước pháp quyền hiện đại). Tức là lãnh đạo nhà nước sẽ không sử dụng luật lệ để quản trị đất nước, mà sử dụng các biện pháp "cách mạng".

Thí dụ trong việc "giải phóng vỉa hè" tại Q1 Sài gòn. Báo chí nói về "cuộc cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh".

Thực ra cách tổ chức nhà nước Việt Nam hiện nay không giống với tổ chức của các quốc gia "bình thường" trong khu vực hay trên thế giới. UBND các cấp của thành phố ở Việt Nam quả thực là "không giống ai".

UBND là "cơ quan chấp hành" của Hội đồng nhân dân và do cơ quan này bầu ra. Nó là "cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân".

Vậy thì quyền lực của các UBND thuộc về "hành pháp", "tư pháp" hay "lập pháp" ?

doimoi1

Chiến dịch giành lại vỉa hè ở Sài Gòn - Ảnh minh họa

Nếu nó là "cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương" thì nó thuộc về "hành pháp". Nhưng nếu nó "đại diện cho ý chí, nguyện vọng" của nhân dân thì quyền lực của UBND thuộc về "lập pháp", tức quốc hội. Và khi nó "đại diện cho quyền làm chủ" của nhân dân thì UBND vừa có quyền "hành pháp" lẫn "lập pháp".

Tức là UBND vừa có quyền của công an, của quân đội (đại diện quyền lực của nhà nước), có quyền của quốc hội (đại diện ý chí, nguyện vọng của người dân).

Tức là UBND là một hình thức của "chính quyền cách mạng" mà hình thức sinh hoạt là "dân chủ tập trung". Việc gì cũng nói là ý chí của "nhân dân" nhưng thực ra là "ý chí" của lãnh đạo.

Ông phó quận ra "lệnh miệng " cẩu những chiếc xe đậu trái phép. Ông này đã "vượt" qua thẩm quyền của công an. Vì chỉ có công an giao thông mới có thẩm quyền lập văn bản vi phạm. Ông phó quận cũng ra "lệnh miệng" để "hốt của" của những người bán hàng lấn vỉa hè. Ông này đã "vượt" qua thẩm quyền của tư pháp, nơi duy nhứt có thẩm quyền "truất quyền sở hữu" của cá nhân. Ông cũng ra lệnh đập phá tứ tung những công trình xây dựng lấn vỉa hè, bất kể có phép hay không có phép, bất kể thuộc diện "an ninh quốc phòng" ...

Không ai phản đối việc lấy lại trật tự đường phố, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Người ta phản đối là cách làm của ông phó quận.

Ông phó quận đã làm việc theo "tinh thần cách mạng" chớ không tuân theo luật lệ.

Mô hình phân bổ quyền lực của Việt Nam, như cái gọi là UBND, là một hình thức của "chính quyền cách mạng".

Hình thức "chính quyền" này tưởng rằng đã dẹp bỏ từ đầu thập niên 90, lúc Quốc hội xây dựng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" để Việt Nam vào WTO. Vì khi vào WTO, Việt Nam phải tuân thủ "luật chơi quốc tế", trong đó quan trọng hơn hết là "nhìn nhận quyền tư hữu" của cá nhân.

Hiến pháp và Luật dân sự Việt Nam sau này nhìn nhận "tư hữu" là một "quyền" được pháp luật bảo vệ.

Nếu theo đà "cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh", lan ra ở các tỉnh thành khác, thì điều chắc chắn là Việt Nam trở về thời "chính quyền cách mạng". Ý chí của lãnh đạo là ý của trời.

Vấn đề là Hà Nội làm khác Sài gòn. Lãnh đạo Hà Nội làm việc "có lý có tình", đề ra hết những khó khăn "nội tại" của Hà Nội, sau đó lần lượt giải quyết "theo pháp luật".

Vấn đề "lấn vỉa hè", nhờ lãnh đạo Hà Nội lên tiếng, ta biết nguyên nhân là do "bảo kê" của các thế lực "đen". Vì người dân nào dám lấn vỉa hè, "giỡn mặt" với chính quyền cách mạng ?

Ở Hà Nội, 187 quán bia thì có 150 quán có bảo kê của công an. Có nói ra mới biết được nguyên nhân. Biết được "bệnh" ở đâu thì nặng mấy cũng có phương pháp chữa trị.

Còn Sài gòn, ai bảo kê?

Thì ra những chuyện ở Sài gòn là chuyện "tranh giành" để "bảo kê". Phe này lên thì muốn "hạ" phe kia xuống. Chớ chẳng có đổi mới đổi cũ gì. Nhưng từ luật pháp xuống xài "luật rừng", rõ ràng Sài gòn đi khác đường Hà Nội trong vấn đề "đổi cũ" trở lại.

Sài gòn cương quyết không "đổi mới" cái gì hết.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : facebook : nhân tuấn trương, 06/03/2017

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trương Nhân Tuấn
Read 6872 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)