Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

08/02/2019

Từ thông điệp Liên bang đến thực trạng tự chuyển biến xã hội chủ nghĩa trong tương lai ?

Nguyễn Hiền

Vào sáng ngày 6/02 (mùng 2 Tết Vit Nam), Tng thng M - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union). Ông nhắc lại sự kiện 6/6/1944 khi quân nhân Mỹ "đổ bộ" vào Châu Âu để cứu nền văn minh khỏi sự chuyên chế ; về chiến thắng của chúng ta đối với chủ nghĩa cộng sản ; sự rúng động trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

state1

Tng thng M - Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng thường niên – Thông điệp Liên bang (State of the Union) trước lưỡng Viện Mỹ ngày 06/02/2019.

"Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, [đó] không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ. Chúng ta được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do. Tối nay, chúng tôi lặp lại một quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa."

Bài diễn văn của Tổng thống Mỹ gợi nhớ lại Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã đặt dấu chấm hết xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu. Người sẽ được kỷ niệm 108 năm ngày sinh, như là một người Tổng thống vĩ đại của Mỹ trong ngăn chặn sự "phi tự do, ép buộc, thống trị và kiểm soát".

Chính Ronald Reagan là người giúp các quốc gia, mà chủ yếu là Đông Âu tiến tới một "tương lai hòa bình, thịnh vượng và tự do hơn".

Trump, giống như Reagan, đều là các "ngôi sao" trước khi trở thành Tổng thống Nhà Trắng, đều từng là đảng viên Đảng Dân chủ, đều chịu những lời chỉ trích trong quá trình tranh cử, và đều vượt qua cuộc thăm dò ý kiến sau hai năm nắm quyền.

Khi Trump lên làm Tổng thống, ông nhận nhiều lời chỉ trích về việc tìm kiếm các giá trị thương mại, nhưng càng về sau, yếu tố dân chủ trong ông chính là tuyên bố thẳng thừng với sự chuyên chế, độc đoán trong các bài phát biểu, và dường như ở mọi nội dung, đều gắn với chủ nghĩa xã hội. Ông tuyên bố hỗ trợ Venezuela, một "tấm gương chủ nghĩa xã hội" đã giúp một quốc gia giàu bậc nhất trong khu vực đến một dân tộc phải lục thùng rác để tìm thức ăn. Ở nơi đó, những kẻ độc tài nhân danh lãnh đạo đã phong tướng và bổng lộc cho giới quân đội và cảnh sát để trấn áp quyền dân sự, sử dụng nguồn viện trợ nhân đạo để chi tiêu riêng cho bổng lộc, và tìm mọi cách để giữ ghế dưới danh nghĩa "giữ gìn chủ quyền quốc gia".

Nhìn Venezuela, người ta nhìn thấy Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc, và cả Việt Nam trong đó,... Các quốc gia này đều nằm trong trục "đồng chí", và chính vì vậy, những quốc gia đều rơi vào trạng thái èo uột, yếu đuối. Một anh hai xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, là tấm gương đầu để cho các nước xã hội chủ nghĩa còn lại noi gương theo trở nên yếu ớt trước sức mạnh thương mại của Mỹ.

Tại sao như vậy ?

Chính là bởi quốc gia "Đại Hán" đó chỉ thuần túy là kiểm soát bằng quyền lực và một nền kinh tế được vắt kiệt bởi môi trường lẫn lao động giá rẻ, dưới sự hỗ trợ của Mỹ thời kỳ đầu. Ở đó không có tự do, và càng không có sự sáng tạo, mọi giá trị thành tựu khoa học mà Bắc Kinh tự hào suy cho cùng là sự "sao chép công khai và thủ đoạn". Và sự bóc tách tập đoàn Hoa Vỹ - một tập đoàn công nghệ quốc phòng của Trung Quốc nhưng lại làm ăn với Iran (một quốc gia chịu sự cấm vận từ Liên Hiệp Quốc) lẫn đánh cắp sởhữu trí tuệ của tập đoàn Mỹ, giờ đây - với sự luận tội từ công tố viên Mỹ đã khiến Bắc Kinh phải im lặng.

Chừng nào Donald Trump còn tại vị, thì người Việt lẫn các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác còn hy vọng vào sự ngăn chặn tính ác của lớp bọc thể chế này. Nơi mà buộc nhân phẩm và danh giá con người trở về một con súc vật. Nó buộc các quốc gia xã hội chủnghĩa, vốn tự hào với nền ngoại giao lắt léo và khôn lỏi phải nghiêm túc hơn trong giao tế. 

Và một Venezuela, với sự hỗ trợ từ Mỹ trở thành "tấm gương sáng ngời" cho chính các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, cảnh báo các xu hướng xã hội chủ nghĩa đang trỗi dậy ở các nước, đặc biệt là ngay trong lòng nước Mỹ.

Trong một chuyển biến, nhà ngoại giao Nguyễn Quang Dy đã có bài viết được đăng tải trên báo Giáo dục Việt Nam, với tựa đề "Tết Kỷ Hợi và bài học Venezuela", trong đó đề cập các từ khóa quan trọng : thoát Trung Quốc ; đa nguyên. Và nguyên lý của bài viết dẫn dắt là "thân Trung" do ngộ nhận về ý thức hệ nên đã biến một đất nước vốn giàu đẹp và có một hệ thống chính trị đa nguyên, thành đống đổ nát.

Những gì bài viết nêu ra, nếu đặt trong bối cảnh Thông điệp liên bang của Tổng thống Donald Trump, tình hình Venezuela sẽ là hoàn toàn hợp lý với Việt Nam. 

Nhưng có thêm một bài viết đáng chú ý hơn trên trang nghiencuuquocte, trong đó khẳng định trường hợp Venezuela xóa tan về nguyên tắc không can thiệp (một nguyên tắc mà các nước độc tài thường sử dụng để ngăn chặn việc các chính phủ, tổ chức nước ngoài tìm cách thúc đẩy dân chủ trong nước). Và giờ đây, với trường hợp Venezuela, với sự công nhận hàng loạt từ các nước phát triển với Tổng thống tự phong, đã cho thấy, "thế giới không nên quan tâm đến những đòi hỏi đó của họ nữa".

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu một trong các nước xã hội chủ nghĩa còn lại tiếp tục duy trì sự độc đoán và áp đặt, dựa vào một lực lượng tương hỗ để duy trì bộ máy đàn áp, cùng với nguyên tắc "không can thiệp" để bảo vệ cho sự đàn áp. Tất cả điều này sẽ sớm kết thúc !.

Vấn đề, đúng như Tổng thống Donald Trump nêu ra, người dân cần sự tự quyết, tự do, khi họ "được sinh ra trong tự do, và chúng ta sẽ sống với tự do." Và sự tự do thì cần được nắm lấy, đó là quy luật, bấp chấp các bộ máy trấn áp và luận điệu xảo quyệt từtập đoàn thống trị ở các nước độc tài.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 08/02/2019

***********************

Mỹ : 5 điểm chính trong Diễn văn Liên bang của Trump

BBC, 07/02/2019

Đó là điểm giữa của nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump tại Nhà Trắng, và - trong hơn một giờ - tổng thống đã thu hút sự chú ý của quốc gia.

state2

Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng

Bài phát biểu trước Quốc hội của ông được quảng cáo là lưỡng đảng, nhưng bên dưới những ngôn từ hoa mỹ là sự chia rẽ và bất đồng sắc nét cố hữu.

Dưới đây là những điểm chính trong bài diễn văn của tổng thống, cộng với phân tích về phản ứng của đảng Dân chủ.

Diễn văn mới, mâu thuẫn cũ

Khoảnh khắc tuyệt vời của Diễn văn Liên bang năm 2019 xảy ra khi tổng thống ghi nhận số phụ nữ kỷ lục phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, khiến các nhà lập pháp mặc áo trắng đứng dậy cổ vũ, biểu lộ một phấn khích ngẫu hứng không được dàn dựng trước.

Tuy nhiên, có lẽ tổng thống cũng kịp để ý rằng hầu hết những người cổ vũ thuộc đảng Dân chủ - và họ đã thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ gần đây bằng cách chống lại chính sách của ông.

Họ - cùng với hầu hết các thành viên đảng Dân chủ khác - dường như đã quyết định không cổ vũ cho phần còn lại của bài phát biểu của tổng thống. Mặt họ lạnh như tiền khi ông nói về chính sách di dân. Họ ngồi im không nhúc nhích khi ông thúc giục Quốc hội thông qua luật chống phá thai mới. Có những tiếng rên rỉ nghe rõ khi ông Trump cảnh báo rằng "các cuộc điều tra đảng phái lố bịch" về chính quyền ông có thể đe dọa "phép màu kinh tế" của Mỹ.

Trong khi tổng thống chen vào bài phát biểu của mình bằng những tràng pháo tay và những lời lẽ kính trọng dành cho cựu chiến binh trong Thế chiến thứ hai, bệnh nhân ung thư trẻ em và những người sống sót sau thảm họa diệt chủng, những chia rẽ sắc bén trong chính trị Hoa Kỳ cũng được thấy rất rõ ràng.

Bài diễn văn thậm chí bắt đầu với một chút cư xử không tinh tế. Tổng thống bắt đầu phát biểu mà không chờ lời giới thiệu chính thức từ Chủ tịch Hạ viện, và thành viên hàng đầu của đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi - một sự phá cách với truyền thống.

Văn phòng bà Pelosi tweet những phản hồi và chỉ trích bài phát biểu của tổng thống trong khi nó đang diễn ra, và nhiều lần tiếng vỗ tay của bà dường như giống như một lời quở trách sắc sảo hơn là một sự tán thành.

Hai đối thủ bắt đầu năm mới trong một trận chiến sinh tử, và Diễn văn Liên bang này không đưa ra dấu hiệu là xung đột giữa họ đã chấm dứt.

Chính sách di dân không lối thoát

Có lẽ vấn đề lớn nhất nổi lên trong Diễn văn Liên bang của ông Trump là cuộc đối đầu đang diễn ra giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về chính sách di dân và bức tường biên giới do ông Trump đề xuất. Bất đồng đó dẫn đến việc chính phủ phải đóng cửa hơn một tháng gần đây và, nếu hai bên không đạt được thỏa hiệp, có thể chính phủ lại phải ngừng hoạt động vào ngày 15 tháng 2 tới đây.

Tổng thống, người đã biến bức tường thành trọng tâm của chiến dịch tranh cử năm 2016, đã rút lại lời kêu gọi là bức tường phải kéo dài theo toàn bộ biên giới Mexico. Ông không còn nói rằng nó sẽ là một cấu trúc cụ thể, thay vào đó mô tả nó hôm thứ Ba là một "hàng rào thép thông minh, chiến lược, và xuyên suốt". Và không có đề cập nào đến lời cam kết của ông rằng Mexico sẽ phải trả tiền cho cấu trúc này.

Tổng thống nhấn mạnh, tuy nhiên, "bức tường rất hữu dụng và bức tường có thể cứu mạng". Đảng Dân chủ không cho thấy có dấu hiệu là họ sẽ cung cấp bất kỳ loại tài trợ nào cho việc xây tường.

Một cái gì đó phải thay đổi.

Tối thứ Ba, ông Trump đã không đưa ra được một lối thoát. Không có nguy cơ rằng tổng thống sẽ "tuyên bố tình trạng khẩn cấp," một động thái cho phép ông ra lệnh cho quân đội Mỹ xây dựng bức tường mà không cần sự chấp thuận của quốc hội. Không có dấu hiệu lùi lại.

Thay vào đó, ông Trump kết thúc phần nói chuyện về di dân khoảng 17 phút của mình với một chút kết thúc mơ hồ, đặt cái túi chính trị đầy rắn này vào lòng của các nhà đàm phán tại quốc hội.

"Chúng ta hãy cộng tác với nhau, thỏa hiệp và đạt được thỏa thuận sẽ thực sự làm cho nước Mỹ an toàn", ông nói.

Một quảng cáo tái tranh cử

Với các ứng cử viên Dân chủ - nhiều người ngồi trong Tòa nhà Quốc hội - đã xếp hàng để thách thức ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm tới, diễn văn này cũng có thể được xem là bài phát biểu lớn đầu tiên của tổng thống về chiến dịch tái tranh cử của mình.

Đầu tiên, ông liệt kê thành tích. Ông nói về một "sự bùng nổ kinh tế chưa từng có", tự hào về mức lương tăng, 5,3 triệu việc làm mới, 600.000 việc làm trong ngành sản xuất mới và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Những thành quả này, ông nói, là nhờ việc cắt giảm thuế và giảm quy định của chính phủ của chính phủ ông. Và lần đầu tiên kể từ năm 1955, ông lưu ý, Mỹ là nước xuất khẩu năng lượng ròng, điều ông cũng nói là do công của ông (mặc dù các xu hướng này đã có từ thời kỳ bùng nổ của Obama).

Ông Trump cũng đề cập đến một vài thành công lập pháp khác, bao gồm cải cách tư pháp hình sự và luật cho phép bệnh nhân mắc bệnh nan y thử dùng thuốc thử nghiệm. Nhưng nếu nền kinh tế vẫn tốt, kinh tế sẽ là trọng tâm của cuộc tái tranh cử của ông.

Tuy nhiên, một chiến dịch tranh cử tổng thống không chỉ gồm việc đánh bóng ứng cử viên. Nó còn là về việc thuyết phục công chúng rằng dồn phiếu cho ứng cử viên đối thủ là một sự lựa chọn sai lầm. Và trong một vài câu tối thứ Ba, tổng thống cũng cho thấy trước việc tấn công đối thủ sắp tới sẽ ra sao.

Sau khi nói về "sự tàn bạo" của chính phủ Venezuela dưới chế độ Nicolas Maduro, ông Trump đã xoay quanh cuộc tấn công vào các đối thủ chính trị của mình.

"Ở đây, tại Hoa Kỳ, chúng ta hoảng hốt trước những lời kêu gọi mới về việc áp dụng chủ nghĩa xã hội vào nước ta," ông nói. "Nước Mỹ được thành lập dựa trên tự do và độc lập, không phải sự ép buộc, thống trị và kiểm soát của chính phủ."

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ngày càng nhiều đảng Dân chủ áp dụng quan điểm tích cực hơn về "chủ nghĩa xã hội" so với chủ nghĩa tư bản - mặc dù, trong trường hợp này, họ đang hỗ trợ các chính sách phù hợp hơn với chủ nghĩa xã hội của châu Âu chứ không phải chế độ độc tài Venezuela.

Tuy nhiên, tổng thống không thấy sự khác biệt nào, và thay vào đó, dường như sẵn sàng phác họa hình ảnh những thành viên đảng Dân chủ đang hy vọng được đề cử là ứng cử viên tổng thống là những người có khuynh hướng cực tả về các vấn đề như y tế, giáo dục và bất bình đẳng thu nhập để được dân tin tưởng trao quyền lực.

"Chúng tôi hâm nóng lại quyết tâm rằng Mỹ sẽ không bao giờ là một quốc gia xã hội chủ nghĩa", ông Trump kết luận với những tràng pháo tay rền vang như sấm từ những người Cộng hòa trong phòng.

Không khó để dự đoán là cử tri sẽ được nghe những lời tương tự được lập đi lập lại từ giờ cho đến tận ngày bầu cử tháng 11 năm 2020.

Chương trình nghị sự còn lại

Các trận chiến chính trị về bức tường trong hai tháng qua đã làm lu mờ những cuộc thảo luận về các ưu tiên khác của tổng thống. Trong bài phát biểu tại Quốc hội, tổng thống đã cố thổi sức sống vào một số ưu tiên chính sách khác của mình, bao gồm các lĩnh vực có thể - trong thời gian ít phân cực hơn - được sự hỗ trợ của lưỡng đảng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, một mục tiêu tổng thống hứa hẹn từ lâu nhưng không bao giờ được chính thức đề xuất, một lần nữa lại được hô hào. Ông khoe thỏa thuận thương mại mới được đàm phán với Canada và Mexico, mặc dù ông chưa bao giờ kêu gọi Quốc hội phê chuẩn thỏa thuận này một cách rõ ràng, và đây là điều ông phải làm vào một lúc nào đó. Ông cũng nói vài câu về việc giảm giá thuốc theo toa bác sĩ và loại bỏ được việc lây truyền HIV và ung thư của trẻ em.

Khi ông chuyển sang chính sách đối ngoại - chủ đề cuối cùng trong bài phát biểu trước Quốc hội - danh sách những việc phải làm tiếp tục. Ông quảng bá việc rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung với Nga và cảnh báo rằng nếu không đạt được thỏa thuận mới, Mỹ sẽ "đầu tư nhiều hơn và đổi mới hơn" tất cả những quốc gia khác trong phát triển vũ khí hạt nhân.

Ông khoe khoang về các cuộc đàm phán đang diễn ra với Triều Tiên, bao gồm hội nghị thượng đỉnh mới với Kim Jong-un vào cuối tháng này. Ông cũng nói về việc kết thúc "những cuộc chiến bất tận", một lần nữa khẳng định rằng Mỹ sẽ rút quân đội khỏi Syria và đàm phán hòa bình ở Afghanistan. Tuy nhiên, ông không đưa ra mốc thời gian nào cho quá trình này.

Về chính sách đối ngoại, tổng thống có quyền hạn khá rộng. Nếu ông Trump có thể bỏ qua những lời chỉ trích từ các nhà lập pháp và thỉnh thoảng sự không chấp thuận trong chính quyền của mình, ông có thể thực hiện một số mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, khi nói đến chính sách đối nội, các đề xuất của ông thực sự đã chết cứng. Chính sách đối nội, vì thế là điểm phụ trong bài diễn văn, được phát biểu không nhiệt tình lắm. Vào ngày mai, hầu hết những điều ông nói sẽ bị lãng quên, khi cơn lốc của chính trị Mỹ hiện đại tiếp tục kéo qua.

Phản ứng của đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ đang gặp khó khăn trong việc tìm được một tiếng nói cho đảng từ một người không chứa chấp, bí mật hoặc công khai, tham vọng làm tổng thống.

Thay vì nhường sự chú ý cho một thành viên đang muốn thành ứng cử viên tổng thống, đảng Dân chủ đã chọn một người mà cuộc tranh cử gần đây nhất kết thúc trong thất bại, bà Stacey Abrams của tiểu bang Georgia.

Mặc dù bà Abrams hiện không phải là một dân cử, chiến dịch tranh cử cho ghế thống đốc tiểu bang Georgia của bà đã phản ánh vị trí của Đảng Dân chủ ngày nay - đa dạng về sắc tộc, và tiến bộ về chính trị.

Trong khi bài phát biểu của tổng thống ít có những đề xuất chính sách mới, bài diễn văn phản hồi của đảng Dân chủ do bà Abrams đọc dầy đặc với chính sách. Trong khoảng năm phút, bà nói đến kiểm soát súng, học phí đại học cao, biến đổi khí hậu, cải cách y tế và quyền bầu cử.

Bà đổ lỗi cho đảng Cộng hòa về việc chính phủ đóng cửa, chỉ trích dự luật cải cách thuế của tổng thống là "bất lợi và chống lại" ''người dân lao động "và ca tụng sự đóng góp của người di dân vào xã hội Hoa Kỳ.

Đảng Dân chủ không phải là không có những bất đồng nội bộ. Có những câu hỏi về cách thực hiện chính sách y tế phổ cập và hạ thấp học phí đại học, làm thế nào để giải quyết bất bình đẳng thu nhập, phân biệt chủng tộc, và những loại thuế nào phải cắt giảm và phải tăng.

Họ cũng có những cuộc tranh luận riêng về chính sách đối ngoại, điều này được thấy rõ khi một số ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong phòng Hạ viện hoan nghênh câu nói của ông Trump về các cuộc chiến tranh nước ngoài bất tận.

Tuy nhiên, phản hồi của bà Abrams đã làm dịu đi những chia rẽ đó và đưa ra hình ảnh của Đảng Dân chủ như chọn lựa cho những chính sách từ bi hơn so với chính sách của ông Trump và đảng Cộng hòa.

"Sự tiến bộ của chúng ta luôn được tìm thấy trong sự che chở, trong bản năng cơ bản của chính sách Mỹ, để làm những điều tốt cho người dân của chúng ta," bà Abrams nói.

Tuy nhiên, khi cuộc tranh cử tổng thống của đảng Dân chủ nóng lên, sự khác biệt trong đảng - và giữa những cử viên chạy đua để trở thành người được đảng đề cử - sẽ trở thành hiển nhiên.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 07/02/2019

Quay lại trang chủ
Read 753 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)