Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong thảo luận tại tổ về dự thảo luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào sáng ngày 11/11 cho hay : ‘Tôi nói nhiều lần, thể chế bây giờ rất quan trọng. Nếu gỡ được thể chế thì không khí đầu tư rất tốt’.

Ông cũng dẫn quan điểm của Nhà kinh tế học Robinson, ‘một quốc gia thịnh vượng hay không thì vấn đề đầu tiên chính là thể chế’.

theche1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh minh họa

Thể chế kinh tế ?

Căn cứ vào cách mà Thủ tướng Phúc diễn giải, thì đó mới chỉ là thể chế trong mảng kinh tế. Cụ thể là hệ thống pháp chế (hiến pháp, bộ luật, luật,..).

Thực trạng của Việt Nam là thời gian ra luật và điều chỉnh luật thời ngắn, các văn bản luật cho ra đời rất nhiều. Và bản chất hệ thống pháp chế Việt Nam là một ‘rừng luật’, nhưng hành xử lại theo ‘luật rừng’. Khả năng áp dụng pháp luật ở hệ thống cơ quan công quyền ngay trong mảng đầu tư là rất kém, xuất hiện nhan nhanr tình trạng mà độc giả báo Thanh Niên, Hoa Rừng chia sẻ : ‘Trên trải thảm dưới rải đinh’, các nhà đầu tư sợ nhất cái vụ này. Các ông ở dưới địa phương không ‘rải đinh’ thì sao có tiền bỏ túi riêng.

Thực tế, tình trạng càng ra luật thì nạn luật rừng không cải thiện mà còn diễn biến phức tạp.

Cơ chế ‘xin-cho’, tình trạng cửa quyền, lạm quyền, lợi ích nhóm trong lĩnh vực chính trị - quyền lực – kinh tế diễn biến theo hướng ‘thiên biến vạn hóa’ khiến ‘cải cách’ không theo đuổi được ‘cải lùi’.

Điều này xuất phát từ đâu, có phải là cơ sở xây dựng của nhà nước pháp quyền có vấn đề ? Mà trong đó, nguyên tắc không ai đứng ngoài hoặc trên pháp luật bị bẻ gãy ? Sự độc lập hoạt động của các cơ quan tư pháp, hành pháp và tư pháp được bảo chứng như thế nào từ trong hiến pháp ra ngoài thực tiễn ?

Xa rời và chắp vá ‘pháp quyền’ khiến cho toàn bộ nội dung thuộc về ‘thể chế kinh tế - xã hội’ trở nên u ám với nhà đầu tư, và ngay cả trong phát triển xã hội.

Phải là gỡ rối ‘thể chế chính trị’

Rất khó để điều chỉnh thể chế theo hướng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, khi mà thể chế chính trị vẫn giữ nguyên bản chất. Sự đổi mới từ năm 1986 trên thể chế kinh tế - xã hội đang cạn kiệt trước sức nóng và áp lực của hội nhập, phát triển kinh tế, trước cả sự tham nhũng nội tại và tinh thần pháp quyền đứng dưới đảng quyền.

Để trải thảm nhà đầu tư, thay đổi cơ chế chính trị chính là điều cần hướng đến. Chỉ khi chính trị thay đổi, thì khi cơ chế kinh tế - xã hội mới biến đổi theo hướng hòa hợp các lợi ích của cộng đồng với nhà nước và nhà đầu tư.

Hội nghị lần 6, Ban chấp hành Trung ướng Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VI) đã chỉ ra : Chúng ta tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới.

Tính đến thời điểm hiện nay là 33 năm, và thực tiễn cho thấy chiếc áo thể chế chính trị đã quá chật chội so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Và đây phải là ‘căn cứ’ để tiến hành cải cách hệ thống chính trị, đảm bảo mục tiêu – sự nghiệp đổi mới toàn diện, khách quan.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh trong bài trả lời phỏng vấn TheLeader cuối năm 2017 cũng đề cập đến kỳ vọng ‘cải cách thể chế để phát triển bền vững, tránh tụt hậu xa về kinh tế.’ Cải cách gì để có thể phát triển bền vững (xã hội) và tránh tụt hậu (kinh tế) nếu đó không phải là cải cách kinh tế.

Một quốc gia mà muốn thúc đẩy sự sáng tạo, chấp nhận sự tranh luận để thích nghi với cuộc cách mạng 4.0 chỉ khi và khi quốc gia đó lột chiếc áo thể chế chính trị cũ và mang vào chiếc áo mới phù hợp với thời đại hơn.

Có thể Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhóm ‘đồng chí’ của ông vẫn nhìn sang Trung Quốc và mong muốn học hỏi mô hình giữ vững chính trị trong khi tăng trưởng đều qua các năm. 

Đây chính là vấn đề !

Khó thịnh vượng kinh tế và ổn áp xã hội

Một số quốc gia được đánh giá ‘không tự do’ nhưng tạo thu nhập cao cho công dân.

Trung Quốc, quốc gia mà theo IMF dự đoán vào năm 2020, 1,8 tỷ dân nước này sẽ có thu nhập bình quân là trên 20.000 USD. Trung Quốc vẫn có thể duy trì một nền kinh tế thị trường cạnh tranh, trong khi giữ vững độc tài cai trị ?

Thế nhưng, nhà phân tích Edward Hadas của Reuters diễn giải điều này qua quan điểm dân chủ và thịnh vượng của Torben Iversen và David Soskice.

Một là, chính phủ dân chủ và thị trường cạnh tranh thực sự hòa hợp. Không phải ngẫu nhiên mà mọi nền kinh tế tiên tiến đều có một hệ thống đa đảng gồm chính phủ đại diện. Điều này đảm bảo rằng tất cả các tầng lớp kinh tế và các nhóm lợi ích đều có tiếng nói và khuyến khích các thỏa hiệp cần thiết để giữ hòa bình xã hội khi nền kinh tế phát triển

Hai là, dân chủ có thể được phát triển cùng với nền kinh tế. Sự phát triển của một tầng lớp ưu tú, phần lớn là thành thị trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông hiện nay đang mang đến những thay đổi chính trị hơn nữa.

Trong hai ý này, nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam có thể thấy nhà nước Việt Nam chưa điều hòa được các lợi ích thuộc các tầng lớp kinh tế, và thỏa hiệp gần như không có trong lĩnh vực đất đai.

Thứ nhất, vấn đề Thủ Thiêm không đơn thuần là tham nhũng, nó gắn liền với Điều 62 Luật đất đai 2013 (Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng), điều luật ưu ái lợi quyền cho nhà đầu tư sừng sỏ gắn liền với giới quan chức cao cấp, trong khi bỏ quên quyền lợi người dân và nhà đầu tư nhỏ lẻ. Thủ Thiêm trở thành sân chơi của những ông lớn và lợi ích đất đai (thuộc sở hữu toàn dân) chứ không còn là ‘lợi ích công cộng’ nữa.

Thứ hai, tầng lớp trung lưu Việt Nam theo dự báo của Ngân hàng Thế giới sẽ chiếm 50% dân số vào năm 2035 [1]. Điều này có nghĩa, Việt Nam phải đảm bảo môi trường làm ăn cho tầng lớp này, đồng thời thỏa mãn khả năng tìm kiếm tự do của tầng lớp trung lưu.

Vậy thể chế chính trị, cái đang cấm đoán xã hội dân sự, coi đa nguyên là điều ‘cấm kỵ’, coi biểu tình và tự do lập hội là ‘nhạy cảm’, coi ‘công đoàn độc lập’ là yếu tố nguy hại cho quyền lực đảng thay vì chấp nhận tất cả điều đó như là một trật tự tự nhiên của một nhà nước kiến tạo, giải quyết hài hòa các lợi ích của cộng đồng thì liệu đó có phải là nguồn gốc của mất trật tự và bất ổn chính trị, nền kinh tế trong tương lai ?

Chính phủ Việt Nam vào tháng 9.2019 vừa qua đã ‘phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc’, nhưng thể chế chính trị ‘sợ cạnh tranh’ đã khiến cho quyền dân sự và chính trị tồn tại rất hạn chế ở Việt Nam, chủ yếu trong những mảng ‘vô hại’ mà nhà nước Việt Nam hướng tới như LGBT, người khuyết tật.

Hãy nhìn sang Trung Quốc, ‘anh cả’ về đổi mới kinh tế không đi kèm thay đổi chính trị đã và đang vật vã như thế nào trong thương chiến Mỹ - Trung ? Khi mà giá trị nội tại của nền kinh tế và bền vững xã hội liên quan đến sự cạnh tranh (đảng phái) và giám sát xã hội (xã hội dân sự) – hai yếu tố góp phần dung dưỡng tính sáng tạo của nền kinh tế để tạo nên nội lực kinh tế - xã hội nói chung đã bị tước bỏ để phục vụ cho quyền lực cá nhân và độc tài toàn trị.

Trường hợp của Việt Nam cũng tương tự, dù Thủ tướng có ‘chuyên tâm’ đôn đốc và chỉ đạo ‘thể chế, thể chế, thể chế’, nhưng nếu là về mảng pháp chế thì vẫn sẽ tồn tại hiện tượng ‘trên nóng dưới lạnh’, trong tình cảnh ‘trên rải thảm, dưới rải đinh.’

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 19/11/2019

Chú thích :

[1] http://baochinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=321120

[2] http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Tang-cuong-thuc-thi-hieu-qua-Cong-uoc-ICCPR/20199/26583.vgp

Published in Diễn đàn

Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không làm ‘phức tạp’ tình hình tranh chấp Biển Đông bằng cách kiện ra tòa trọng tài quốc tế. Điều đó đồng nghĩa, Bắc Kinh đang ‘run sợ’ trước khả năng này.

cungran1

Trung Quốc cảnh báo Việt Nam không làm ‘phức tạp’ tình hình tranh chấp Biển Đông bằng cách kiện ra tòa trọng tài quốc tế.

Một tuyên bố mới nhất từ Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung, phát biểu tại một hội nghị, rằng Hà Nội sẽ xem xét kiện ra tòa trọng tài quốc tế nếu đàm phán với Trung Quốc không mang lại bất kỳ giải pháp nào.

Hòa giải tranh chấp, đàm phán tranh chấp và cuối cùng là các biện pháp tố tụng thuộc trọng tài quốc tế, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Cách mà Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo các hành động của Hà Nội sẽ làm phức tạp hay suy yếu hòa bình, ổn định Biển Đông và phương hại quan hệ với Bắc Kinh thực chất ra là một nỗi lo sợ.

Bắc Kinh vẫn đang ráo riết tiến hành các hoạt động nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bò trên Biển Đông, từ các thủ đoạn chèn đường lưỡi bò vào các hàng hóa xuất sang Việt Nam đến thực hiện thăm dò địa chất tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trường hợp nếu tòa án trọng tài quốc tế đưa ra một phán quyết có lợi cho Việt Nam, tương tự phán quyết vào tháng 7/2016, thì Hà Nội nên duy trì hiệu lực và theo đuổi áp dụng phán quyết đó, thay vì bỏ ngang như cách mà chính quyền Durtete đang tiến hành.

Theo đuổi con đường pháp lý là một trong số nhiều giải pháp mà Hà Nội có thể tiến hành, và trong số đó bao gồm cả phát triển "bậc cao" với Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper sẽ thăm Việt Nam và sau đó gặp gỡ người đồng cấp có vẻ sẽ là cơ hội để Việt-Mỹ có tầm nhìn chung và thực hiện các hoạt động chung nhằm ngăn ngừa sự đe dọa đến từ Trung Quốc. Các quyết sách quyết đoán từ Bắc Kinh đã đặt Hà Nội vào trạng thái đe dọa chủ quyền lãnh thổ, trong khi Mỹ sẽ mất tầm ảnh hưởng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khi quyền tự do hàng hải bị co thắt bởi đường chín đoạn của Trung Quốc.

Trang Nationalinterest.org trong một bài viết gần đây đã đặt câu hỏi, liệu ‘Việt Nam có thể là đồng minh mới của Mỹ chống lại Trung Quốc ?’ ?

Bài viết chỉ rõ ra rất nhiều những rạn nứt quan hệ và mối hiểm họa về chủ quyền của Việt Nam đến từ Bắc Kinh.

Và đặt giả thuyết rằng, nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược, thì Việt Nam có thể tổn thương về nhân mạng lẫn lãnh thổ. Và điều này đã đặt ra vấn đề, Hà Nội có thể cải thiện an ninh rất nhiều nếu liên minh với Mỹ, quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng thắng nếu một đối một với Trung Quốc. Hẳn nhiên, Mỹ cũng hưởng lợi từ chính mối quan hệ liên minh này.

Nhưng làm sao để thiết lập chính sách liên minh ? Đầu tiên, Hà Nội phải gỡ bỏ ‘lời nguyền quốc phòng’ bằng cách dở bỏ chính sách ba không, trong đó không liên minh với quốc gia thứ ba, và mở đường cho Mỹ thiết lập căn cứ tại Việt Nam (Cam Ranh là một ví dụ rõ ràng nhất).

Đó chính là đóng lại quá khứ, và hướng đến hiện tại, với một kẻ thù chung là Trung Quốc.

Điều này nên được Hà Nội nghiêm túc đặt trên bàn nghị sự, bởi nếu Trung Quốc thành công trong việc tuyên bố Biển Đông là chủ quyền ‘không thể tranh cãi’ thông qua đường chín đoạnthì Việt Nam cùng với các nước yêu sách khác sẽ mất quyền đánh bắt cá và khai thác nguồn dầu khí có giá trị trong phạm vi EEZ.

Ngoài câu chuyện liên minh với một quốc gia như Mỹ, thì một yếu tố mang tính chiến lược với Hà Nội chính là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền nhằm khuyến khích liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc (như Ấn Độ, Nga, Úc).

Mới đây, vào ngày 5/11, đài VOA cho biết, ‘Việt Nam sắp công bố sách trắng quốc phòng lần đầu tiên sau 1 thập kỷ’. Và dịp này chính là thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo Hà Nội đến đâu, chủ động, tự tin hay là rụt rè trước Trung Quốc. Và nếu mở ra con đường phá vỡ chính sách ba không, thì đồng nghĩa vị thế của Việt Nam và cơ hội mở rộng quân sự lẫn kinh tế quốc gia là một ‘bước ngoặt lịch sử’, phù hợp với đường hướng chủ động tích cực ‘trong bối cảnh tình hình an ninh thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, thời cơ và thách thức đan xen’.

Việt Nam đang có cơ hội vàng, khi Bắc Kinh gia tăng xác lập ‘chủ quyền chín đoạn’ thì vào năm 2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch ASEAN 2020. Với chức vụ này, Việt Nam có thể thiết lập chương trình nghị sự có lợi cho lập trường Biển Đông trong năm tới, trong đó tìm kiếm sự thống nhất lớn hơn giữa các thành viên Asean về vấn đề Biển Đông.

‘Hà Nội sẽ bước đi rất cẩn thận và khéo léo’, nhưng bối cảnh chủ quyền quốc gia bị đe dọa thì táo bạo và chủ động về ngoại giao, quốc phòng là điều cần thiết.

Việt Nam phải tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc dựa trên hợp tác với các ‘đối tác chiến lược’ như Mỹ để tạo ra hiệu quả rõ ràng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, tương tự như cách Hà Nội cấm hoàn toàn bộ phim hoạt hình ‘Abominable’ của DreamWorks vì có đường lưỡi bò trên bản đồ Biển Đông.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 13/11/2019

Published in Diễn đàn

Đại học tinh hoa của Vin : hiểu thế nào cho đúng ?

Nguyễn Hiền, VNTB, 14/11/2019

VinUni - dự án đại học trực thuộc Vingroup - công bố định hướng tuyển sinh cho năm học 2020 – 2021 cho 3 ngành : Kinh doanh Quản trị, Khoa học sức khỏe, Kỹ thuật và Khoa học máy tính. Chỉ tuyển sinh viên tinh hoa, chi phí đào tạo dự kiến 35.000 - 40.000 USD.

vin1

Phối cảnh trường Đại học VinUni

Để tiệm cận với thuật ngữ ‘tinh hoa’, Vin công bố có hai đối tác chính là Đại học Cornell và Đại học Pennsylvania, thuộc nhóm Đại học Ivy League và trong Top 20 Đại học tốt nhất toàn cầu. Bên cạnh đó, VinUni cũng mở rộng hợp tác với các Đại học Tinh hoa tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Úc… nhằm đặt nền tảng cho hệ thống quản trị đại học tinh hoa, đặc biệt trong tuyển sinh, tuyển dụng, chương trình, phương pháp cũng như cơ sở vật chất, công nghệ.

Nhưng liệu tinh hoa có thể được hiểu là học phí cao ngất, chỉ tuyển lớp tinh hoa và có các đối tác tinh hoa ?

Ở chừng mực nào đó, thì Vin đang theo đuổi đúng bản chất của một trường đại học tinh hoa, bao gồm học phí và trình độ tuyển sinh đầu vào.

Trên thế giới hiện nay, nhóm trường đại học tinh hoa có 70 trường với nguồn tuyển sinh hạn chế. Nhưng ở các trường đại học tinh hoa, thì đặc trưng chung vẫn là đa dạng tầng lớp sinh viên, nơi chứa đựng hoàn cảnh kinh tế từ thượng lưu đến hạ lưu. Và điều để thuyết phục hội đồng trường cho phép những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được đặt chân vào khuôn viên trường chính là khả năng học tập tinh hoa.

Học phí cao, sinh viên thông minh, giáo sư hàng đầu, cơ sở vật chất hiện đại, đó là những gì có thể thấy ở The Ivy League, The Little Little Ivies, The Seven Sister School, MIT, Stanford, và những trường khác ở Mỹ.

Học phí dự kiến của Vin là 40.000 đô-la Mỹ là cao, nhưng so với ‘nhu cầu’ mà tầng lớp trung lưu và thượng lưu đề ra thì con số này rất nhỏ. Bởi một trường đại học ‘tinh hoa’ sẽ đào tạo ra những con người ‘lãnh đạo’ (hoặc thống trị) trong các ngành nghề xã hội, thậm chí là cả mặt chính trị.

Đường hướng chiến lược của Vin trong mảng ‘tinh hoa’ là thông minh, dựa trên dự báo năm 2035 có 30% dân số là trung lưu, và một lịch sử quốc gia ‘khoa bảng’ vẫn ngự trị trong tâm lý người Việt. Một cách tiếp cận đầy tính kinh doanh dựa trên thế hệ X giàu có.

Điểm cần phải thừa nhận, nếu mô hình đại học tinh hoa của Vin theo sát chương trình tinh hoa thế giới, và ngăn ngừa sự tham nhũng hay lạm quyền để đưa ‘COCC’ vào trong môi trường này thì thượng tầng kiến trúc của Việt Nam trong tương lai cũng có nhiều có sự thay đổi theo hướng ‘chính khách’ có tầm nhìn và khả năng lãnh đạo hơn. Và Vin trở thành cái nôi, hưởng lợi từ một chiến lược chính trị tiệm cận, dễ dàng chi phối trong một hệ sinh thái chính trị mà lợi ích nhóm quyền - tiền đan xen lẫn nhau thông qua giáo dục tinh hoa.

Thế nhưng, khi xác lập được các cơ sở ban đầu để đào tạo ‘tinh hoa’, thì chất lượng và nội dung giảng dạy cũng phải ‘tinh hoa’. Ba cốt lõi của nền giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa gồm ‘khai phóng – dân tộc – nhân bản’ phải được áp dụng để cho ra lò tầng lớp tinh hoa thực sự, nơi mà người dạy có tinh thần giáo chức, và sinh viên có đạo đức. ‘Chủ nghĩa cách mạng, Chủ nghĩa xã hội’ phải được đặt bên ngoài chương trình đào tạo. 

Đại học tinh hoa : vì sao chỉ có mỗi Vin ?

Tại Việt Nam, khi đề cập đến yếu tố tinh hoa về mặt giáo dục, kể cả đào tạo các sản phẩm tinh hoa để giữ các vai trò chủ chốt trong nền kinh tế - xã hội thì không thể không đề cập đến Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ; Đại học Bách Khoa, và Đại học Y - Dược (Hà Nội, Tp. HCM).

Khi Vin hướng tới đại học tinh hoa để đào tạo những công dân toàn cầu thì Vin cũng đang góp một phần trong tỷ lệ dốc sức cho sự thay đổi của nền kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam trong tương lai. Thế nhưng, để đạt được một kết quả mang tính tổng lực hơn như thế, thì Vin sẽ phải là một phần của kế hoạch tinh hoa thuộc nền giáo dục Việt Nam.

Tại Trung Quốc, xuất hiện Liên minh C9, là nhóm liên kết 9 trường đại học có tiếng của nước này, được bảo trợ bởi dự án 985 của Chính phủ Bắc Kinh nhằm phát triển giáo dục đại học. Liên minh C9 chiếm 3% nhà nghiên cứu của toàn Trung Quốc, nhưng ấn hành 20% sản phẩm học thuật quốc gia và được trích dẫn lại 30%, được hưởng 10% chi phí nghiên cứu khoa học của quốc gia này.

Tất nhiên, không phải liên minh là nhằm 'thành lập một cộng đồng để giữ cho tinh thần và ngọn lửa của chủ nghĩa cộng sản tồn tại', mà là nhằm tối đa hóa trong chiến lược phát triển quốc gia phù hợp với tinh thần hội nhập quốc tế. Và đó mới chính là phát huy tính chất triệt để của tinh hoa.

Vin có thể làm tốt, nếu như Vin có đường hướng đầu tư giáo dục tốt, vượt ra khỏi khuôn khổ của nền giáo dục Việt Nam hiện tại, nơi tư tưởng học thuật được coi trọng, tinh thần dân tộc được khai mở và nhân bản là nền tảng cốt lõi. Tất nhiên, như đã đề cập ở trên, để tạo ra một sự chuyển biến lớn cho Việt Nam, thì Vin phải nằm trong một liên minh giáo dục với tư tưởng tương đồng với sự hỗ trợ từ chính Chính phủ Việt Nam. Còn ngược lại, nếu chỉ là cuộc chơi một mình do Vin đề ra, thì VinUni chỉ thuần túy là một sản phẩm kinh doanh đóng góp vào hệ sinh thái Vingroup, với sản phầm đầu vào là tiền và đầu ra là cai trị đám đông.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 14/11/2019

*****************

VinUni liệu có cô đơn và tự do ?

Tâm Don, VNTB, 15/11/2019

Tập đoàn Vingroup của tỉ phú giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, đang bộc lộ rất nhiều tham vọng. Vào giữa tháng 11/2019, báo chí nhà nước truyền đi thông tin gây rúng động : đại học VinUni sẽ tuyển sinh trong năm học 2020- 2021 với mức học phí 35.000- 40.000 USD/năm học.  Bà Lê Mai Lan, Phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, cho rằng "VinUni không phải là đại học của những người giàu. Đại học VinUni theo mô hình tinh hoa mới mà nội hàm của từ tinh hoa chính là tài năng". Khát vọng của VinUni liệu có được thỏa mãn hay vỡ vụn ?

vin2

Bài viết này không phân tích về mức học phí cao ngất mà VinUni đưa ra, chỉ đề cập đến nguồn gốc tạo nên giá trị của một trường đại học. Không như kỳ vọng của các nhà giáo dục đến từ Mỹ, Đại học Fulbright đã thất bại. Một sự thất bại vì sự áp đặt vô lý đến từ phía Việt Nam, và sự thất bại này có lẽ là bài học quý giá để VinUni soi chiếu cho các quyết định của mình. Vào tháng 5-2016, sau khi công bố chính thức thành  lập Đại học Fulbright Vietnam (FUV), nhiều nguồn tin ở Việt Nam và nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho biết, FUV đã từ  chối các  môn  học  Marx-Lenin và tư tưởng Hồ  Chí Minh. Khóa học đầu tiên  của FUV khai  giảng vào tháng 9-2016 đã không có các môn học này. FUV với những nhà sáng lập người Mỹ vốn tôn trọng tự do học thuật không hề muốn các môn học vô bổ Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh xuất hiện trong FUV, làm mỏi mệt các sinh viên, qua đó nâng cao tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của sinh viên. Nhưng ước muốn của những người sáng lập FUV đã nhanh chóng bị chặn đứng.

Trong hai ngày 04 và 05/8/2017, nhiều tờ báo ở Việt Nam loan tải thông tin : Trường Đại học Fulbright (FUV) sẽ dạy triết học Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Báo Thanh Niên cho biết : "Ngày 4/8, phát biểu tại hội thảo về Giáo dục khai phóng ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Trường Đại học Fulbright Việt Nam Đàm Bích Thủy cho biết trường sẽ dạy triết học Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình học nhưng cách dạy sẽ khác biệt so với các trường khác.  Những nội dung này sẽ nằm chung trong lịch sử của triết học hoặc lịch sử, văn học Việt Nam.

Bà Thủy cho biết đặt Karl Marx cùng những nhà triết học khác của Đức để nhìn thấy sự phát triển tư tưởng triết học của Đức, để xem dòng chảy (tư tưởng) là như thế nào, tại sao đến lúc đó thì chủ nghĩa Marx xuất hiện. Đó là cách Trường Đại học Fulbright sẽ dạy". 

Báo Thanh Niên dẫn tiếp lời bà Đàm  Bích Thủy :  "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần trong lịch sử VN, đặt tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong lịch sử Việt Nam hoặc văn học Việt Nam thì tôi hy vọng rằng trong vài năm tới, đó không còn là môn bắt buộc nữa mà sinh viên sẽ cảm thấy rất thú vị".

VinUni liệu có biết FUV đã từ chối các môn học Marx- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng sau đó đã buộc phải giảng dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh? VinUni liệu có biết rằng, chỉ vì phải bắt buộc giảng dạy các môn này, uy tín của FUV đã giảm sút rất nhiều?

Điều gì tạo nên giá trị của một trường đại học? Có giáo viên giỏi và có sinh viên giỏi? Có giáo viên giỏi và sinh viên giỏi chỉ là một yếu tố của giá trị, điều làm nên tất cả các giá trị chính là tự do.

Hệ thống đại học của nước Đức vào cuối thế kỷ 18 đã trở nên quá thua kém hệ thống đại học Anh rất giàu tính nhân văn. Vào đầu thế kỷ 19, hai nhân cách lớn của nước Đức là hai anh em Wilhelm và Alexander von Humboldt đã xác lập một hướng đi mới cho đại học đức, đó là, CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO. Giá trị của trường phái đại học Đức, hay còn gọi là đại học Humboldt có thể được tóm tắt như sau: " Đó là một định chế trong đó những người giảng dạy và người đi học quy tụ lại như những người nghiên cứu bình đẳng trong sự thống nhất của nghiên cứu và giảng dạy để truy tìm khoa học thuần túy trong sự cô đơn và tự do, và qua quá trình này đạt tới sự hoàn thiện về tinh thần và đạo đức. Hai trụ cột chính của các nguyên lý là nghiên cứu và tự do học thuật. Khoa học trở thành hình thức của cuộc sống, triết lý sống và là nòng cốt của giáo dục"(Nguyễn Xuân Xanh, Đại học- định chế giáo dục cao thay đổi thế giới, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố HCM, năm 2019, trang 24).

Với nguyên tắc sống còn CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO- được đi trên con đường mình lựa chọn, được dạy những điều mình muốn dạy, được học những điều mình muốn học, được tự do nghiên cứu, đại học Đức- đại học Humboldt đã nhanh chóng trưởng thành, qua đó góp phần tạo nên sự thịnh vượng của nước Đức. Vào đầu thế kỷ 20, các giải thưởng khoa học Nobel đa phần lọt vào tay các nhà khoa học Đức. Ngay từ giữa thế kỷ 19, sinh viên Anh, Mỹ, Pháp và nhiều nước khác đã kêu gọi: Hãy học tiếng Đức và đến Berlin học đại học!

Ngay từ giữa thế kỷ 19, Mỹ và Anh đều nhận ra giá trị của đại học Đức là tự do và nghiên cứu, và nhận ra sự tụt hậu của hệ thống đại học của mình. Và cũng ngay lập tức, Mỹ và Anh đã áp dụng các nguyên tắc của đại học Đức vào hệ thống đại học của mình để tạo nên giá trị nhân văn và nghiên cứu của đại học Anh, giá trị nhân văn- nghiên cứu và dịch vụ của đại học Mỹ. Nhờ áp dụng các nguyên tắc của đại học Đức, các đại học Anh và đặc biệt là đại học Mỹ đã có được những giá trị sáng chói và tiếp tục giữ vững danh hiệu hai nền giáo dục đại học hàng đầu của thế giới.

Cũng ngay từ cuối thế kỷ 19, hai quốc gia ở Châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc đã áp dụng mô hình đại học Đức và cũng đã tạo được những thành tựu rực rỡ.

Không như các quốc gia khác đang rùng rùng chuyển mình về phía trước, Việt Nam vẫn đang tự bó buộc mình trong những điều cũ càng, bẩn thỉu. Nền đại học của Việt Nam cũng bị bó mình trong những điều cũ càng, bẩn thỉu ấy. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Xanh, người chuyên nghiên cứu về đại học, trong cuốn Đại học- định chế giáo dục cao thay đổi thế giới, có những dòng viết cay đắng: " Nền đại học Việt Nam hiện nay đang thua thiệt so với đại học trong khu vực một cách "bất bình thường" và khó hiểu. Các nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước đã rất bức xúc từ vài thập niên qua về tình trạng suy thoái của đại học Việt Nam. Có điều gì không ổn giữa tiềm năng trí tuệ và hiện thực đại học Việt Nam. Thiếu định hướng, thiếu mạnh dạn, quyết tâm, thiếu ý thức về sứ mạng và sức mạnh của đại học như chìa khóa trong việc canh tân đất nước, thiếu hiểu biết tổ chức một đại học nghiên cứu hiện đại, thiếu những đòn bẩy như một chế độ trọng đãi nhân tài, thêm vào đó một bộ máy hành chính nặng nề, sự quan tâm chưa đúng mức từ phía những người có trách nhiệm cao nhất, quản lý đại học thiếu tinh thần khai sáng, đó có lẽ là những cái đã ngăn chặn sự phát triển đại học Việt Nam mấy thập niên qua"(trang 142).

Từ nhiều năm qua, nhiều nhà khoa học, nhiều giáo viên đại học đã cho rằng, nguyên nhân khiến đại học Việt Nam ngày càng lạc hậu chính là bị chính trị hóa nặng nề, không có tự do học thuật, không có quyền tự chủ. Chỉ riêng việc vào năm 2017 đại học Fulbright Việt Nam đã phải ngậm đắng nuốt cay giảng dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trước sức ép quá lớn của chính quyền Việt Nam, đã nói lên rằng,  không hề có tự do học thuật, tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy cho đại học Việt Nam dù đó là một trường đại học có yếu tố nước ngoài.

VinUni là một trường đại học của doanh nghiệp Việt Nam, liệu có can đảm tiếp thu tinh thần CÔ ĐƠN VÀ TỰ DO của đại học Đức? VinUni liệu có dám chối bỏ các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không cho dạy các môn này trong ngôi trường của mình? Nếu VinUni không có tinh thần cô đơn và tự do, nếu VinUni cho dạy các môn Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, VinUni cũng chỉ là một đại học tự bó buộc mình trong những điều cũ càng và bẩn thỉu.

Tâm Don

Nguồn : VNTB, 15/11/2019

Published in Diễn đàn

Vào những ngày tháng 6 năm 2007, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã khánh thành Đài tưởng niệm nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản tại một khuôn viên thuộc thủ đô Washington, với mục đích "để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai", sự tàn bạo đó bao gồm 100 triệu nạn nhân đã chết vì chủ nghĩa đó. 

congsan1

Tổng thống Mỹ George W. Bush đã khánh thành Đài tưởng niệm nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản tại một khuôn viên thuộc thủ đô Washington ngày tháng 6 năm 200

Vào chiều ngày 7/11, Blogger Mẹ Nấm cùng 3 "đại diện" nạn nhân khác của chế độ cộng sản đã hội kiến với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. 

Trung Quốc, Venezuela, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba... vẫn đang là những mẫu hình nhà nước thuộc về cộng sản, với bản chất "công hữu" và sự thống trị của một giai cấp đại diện của tầng lớp công nông.

100 triệu người chết vì lý do cộng sản không phải là con số cuối cùng, những đặc trưng của thể chế cộng sản tiếp tục buộc người dân tìm đường vượt biên dưới nhiều hình thức. Nếu Cuba, Triều Tiên là đánh đổi tính mạng để vượt biên, thì Trung Quốc và Việt Nam sẽ là những suất định cư tại đất nước tư bản, còn Venezuela là những đoàn người dài chạy trốn khỏi quốc gia mà lạm phát 50.000% - tính đến ngày 14/10. 

Tất cả những quốc gia từng và đang bị chủ nghĩa cộng sản ngự trị đều có điểm chung là người dân tìm cách "đào thoát".

Bức tường Berlin được dựng nên vào 1962, nơi mà người dân Đông Berlin đã tìm cách vượt qua các bức tường để tìm thấy sự tư do, và rất nhiều người trong đó đã bị bắn bởi đội ngũ biên phòng Đông Đức, bỏ mặc họ chảy máu hàng giờ đến chết. 

Theo bài viết "East Germans kill man trying to cross Berlin Wall" từ website History.com, "giới quan chức Đông Berlin luôn tuyên bố rằng bức tường được dựng lên để bảo vệ chế độ cộng sản khỏi những ảnh hưởng nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, trong gần 30 năm bức tường tồn tại, đã chẳng có ai bị bắn khi cố gắng vào Đông Berlin".

Những cảnh tượng bị bắn và bỏ mặc đến chết, dựng bức tường để chống lại chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây ngày nay còn hiện diện không ?

Tại Triều Tiên, người dân tiếp tục bị bắn nếu tìm cách vượt biên sang Hàn Quốc ; Cuba có những thuyền nhân bị chết và chủ nghĩa tư bản vẫn bị chỉ trích ; Việt Nam và Trung Quốc dựng nên những "bức tường lửa kỹ thuật", chống lại các tác phẩm tư tưởng Tây phương, hạn chế sự nảy nở của các tổ chức xã hội dân sự để chống lại "chủ nghĩa tư bản và văn hóa phương Tây".

Năm 2018, Giáo sư Chu Hảo, người đương vị Tổng biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức đã bị Ủy Ban kiểm tra trung ương kết luận "đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng", trong đó "năm 2005 - 2009, ông đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành". Và một trong 5 cuốn có "Đường về nô lệ" của F.A. Hayek.

F.AHayek đã tập hợp gần như đầy đủ trong tác phẩm các từ khóa để đặc tả một quốc gia áp dụng chủ nghĩa cộng sản : giấc mơ địa đàng ; kế hoạch hóa ; kiểm soát kinh tế ; toàn trị ; phát xít.

Trung Quốc, vào năm 2015, Bộ trưởng giáo dục Trung Quốc Yuan Guiren tuyên bố : Không bao giờ để cho loại sách giáo khoa cổ súy giá trị phương Tây vào các lớp học của chúng ta.

Điều đó cho thấy một thực tế, không có loại trừ nào về "bài trừ văn hóa Tây phương và chủ nghĩa tư bản" ở các quốc gia mà chủ nghĩa cộng sản ngự trị, chỉ có là sự khác nhau về mặt hình thức dựa trên điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia.

Nước Nga, nơi "đào tạo nguồn" của cán bộ trung và cao cấp cho các Đảng Cộng sản các nước vào thế kỷ XX đã chấm dứt chủ nghĩa cộng sản độc tài cai trị. Nhưng chủ nghĩa cộng sản vẫn là một bài học lớn lao cho các lãnh đạo quốc gia này. Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 102 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917), Thủ tướng Liên bang Nga Medvedev tuyên bố : Đối với nước Nga, tất nhiên sẽ tốt đẹp hơn nếu không xảy ra cuộc cách mạng nào. Không phải tôi không nhận thấy điều hay trong những tư tưởng đã nuôi dưỡng các nhà cách mạng của chúng ta. Nhưng khách quan mà nói, đây là bước lùi trong sự phát triển của đất nước, của xã hội, dẫn đến những mất mát vô cùng to lớn về con người. Hậu quả là nước Nga đã mất trọn thế kỷ 20 và gạch bỏ nó ra khỏi sự phát triển của mình".

Cách mà Thủ tướng Nga đánh giá vẫn đang vẫn là luận điểm lý luận chính trị vững chắc mà không ít nhà lãnh đạo đảng-nhà nước ở các nước cộng sản còn lại bám chặt vào, sử dụng nó để "tiến lên xã hội chủ nghĩa". Và thực thể phát triển ở mỗi quốc gia chỉ cho thấy, bào mòn nhân cách và đạo đức con người, lạm dụng quyền lực, tự do tư tưởng bị đóng khung, và nguồn phát triển quốc gia bị bỏ rơi một cách tàn độc.

Tại Việt Nam, cơ hội để hoàn tất công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã bị vuột mất vào năm 2020, trong tình hình "rừng vàng, biển bạc, dân số trẻ" đang co hẹp trở lại.

Chủ nghĩa cộng sản là tốt, ít nhất trong lĩnh vực giải phóng dân tộc và vệ quốc, nhưng nó trở nên tồi tàn và đầy xấu xa trong thời bình là điều không thể phủ nhận. Có vẻ chủ nghĩa cộng sản thích hợp trong chiến tranh và nền dân trí còn mù chữ, nơi mà người dân sẵn sàng hiến dâng máu để hòa vào màu đỏ của lá cờ, và sử dụng búa liềm để cắt phăng đầu những ai chống đối mà không cần biết tương lai hòa bình sẽ phải làm gì (?)

Giấc mơ địa đàng chưa từng hiện diện, nhưng thực tiễn toàn trị đã luồn lách vào mọi ngõ ngách xã hội, bằng chế độ hộ khẩu, bằng cả hệ thống camera giám sát bằng AI. 

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 11/11/2019

Published in Diễn đàn

‘Trong ba thời kỳ ta đã trãi qua thời kỳ nay ác nhất. Thời Pháp và Mỹ chúng đốt nhà phá ruộng của mình nhưng mình vẫn còn có đất. Thời nay minh không còn cái gì : trắng tay.’

https://www.facebook.com/mactuyet0936771226/videos/2443924959179743/?t=0

Facebooker Mạc Tuyết đăng tải video ghi nhận người dân ở tập thể nhân dân tổ 12, quận Hải An (Hải Phòng) đang kêu đòi công lý tại số 1 Hùng Vương, Hà Nội.

Những khuôn mặt già trẻ, nam nữ và những huân chương kháng chiến, bằng Tổ quốc ghi công được trưng ra cùng với banner ‘Tập thể nhân dân tổ 12 – quận Hải An đăng ký gặp trực tiếp Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng’.

Ông Lê Minh Cường, người tự giới thiệu trong video là ‘sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam’ lên tiếng 3 cấp chính quyền ‘tổ chức ăn cướp đất của dân, phá nhà người dân, lấy tài sản của dân mà không có biên bản cụ thể, không có quyết định thu hồi đất, không có phương án đền bù. Hành vi này là biểu hiện của giặc ngoại xâm, đề nghị Tổng bí thư - Chủ tịch nước có biện pháp xử lý khẩn cấp để xây dựng đảng, xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân’.

"Nó" ám chỉ chính quyền ba cấp tại hải phòng, và ‘ăn cướp đất của dân’ ám chỉ quyết định thu hồi, cưỡng chế đất trái pháp luật.

Trong bài chia sẻ của mình, Facebooker Mạc Tuyết trích dẫn bài thơ :

‘Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay

Được dọn bằng xương máu của các chiến sĩ’.

Cách thức kêu đòi công lý ở số 1 Hùng Vương, hay khu vực dân oan Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) đã trở thành chuyện thường ngày ở… thủ đô. Nơi mà hàng ngàn câu chuyện, và hàng triệu mảnh đời vẫn tiếp tục lầm lũi ngày qua ngày cầu vọng sự anh minh, sáng suốt và công bằng của trung ương, của người đứng đầu đảng và nhà nước Việt Nam – ông Nguyễn Phú Trọng.

cuop1

Tập thể nhân dân tổ 12, quận Hải An (Hải Phòng) đang kêu đòi công lý tại số 1 Hùng Vương, Hà Nội

Câu chuyện của tập thể nhân dân tổ 12 đem lại nhiều hoài niệm, rằng trong một cơ chế tham nhũng, những kẻ tận dụng được lợi ích nhóm mới là kẻ sống còn, còn các huân huy chương thuộc về cách mạng không còn quá giá trị như cách mà chúng hiện diện vào thế kỷ XX về trước.

Liệu ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có một lần nhìn qua vườn hoa dân oan ngày càng nở rộ ở thủ đô, đối diện với những người thân ‘chiến sĩ cách mạng’ một thời, những người là đảng viên đảng cộng sản bị ‘cướp đất tại cơ sở’ để suy ngẫm rõ rệch hơn về cái gọi là ‘cuộc chiến đốt lò’, cái cuộc chiến chưa hồi kết và nạn nhũng nhiễu bạo quyền ngày càng manh nha nở rộ khi sức khỏe ông yếu đi ?

Liệu người dân tập thể nhân dân tổ 12, hay ông Lê Minh Cường, người tự xưng là ‘sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam’ có hiểu rằng, họ đang sống trong một hệ sinh thái, mà ở đó, ‘cướp đất, bọn nó’ sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi hệ sinh thái đó có sự thay đổi. Đời ông không bị ‘cướp’, thì đời cháu ông sẽ ‘bị cướp’.

Hệ sinh thái đó có cả Điều 62 thuộc Luật đất đai 2013, điều luật mà nhà báo Hoàng Hải Vân gọi là ‘điều luật vấy máu’.

"Điều 62. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng".

Và Điều 62 xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà bản thân chính ông Nguyễn Phú Trọng và hàng vạn đảng viên, trong đó có ông Lê Minh Cường tìm cách bảo vệ và phục tùng nó. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng ở trong địa vị của ông Lê Minh Cường, thì kết cục của hệ sinh thái mà ông luôn tuân phục và bảo vệ bằng mọi giá cũng sẽ phải ra đứng kêu oan tại… số 1 Hùng Vương.

Người có quyền lực chỉ chăm chăm giữ quyền lực, họ nhân danh ‘thành quả cách mạng’ và vì ‘nhân dân’ để bảo vệ cái ngai vàng được dựng nên từ máu xương của nhân dân. Họ chỉ thẳng mặt những ai phê phán sở hữu toàn dân, Điều 62 hay chế độ là ‘kẻ phản động, kẻ bất hảo, kẻ mưu đồ chính trị’. Còn những người dân, họ vẫn lang thang và kêu oan tại địa chỉ đã gây ra nỗi oan trái của chính cuộc đời họ.

Nếu chính quyền 3 cấp tại Hải Phòng là ‘cướp’ như cách người dân tập thể nhân dân tổ 12 tố cáo, thì chính quyền của các tỉnh thành còn lại cũng không khác gì. Và nạn ‘cướp’ vẫn ngày đêm diễn ra như một hiện tượng bình thường của chế độ.

Nhưng người dân tổ 12 hãy lạc quan lên, vì họ không cô đơn, hàng vạn người dân khác ở khắp mọi miền tổ quốc, với các giai tầng khác nhau vẫn đang đòi quyền lợi ‘nhà đất’ của mình. Trong đó có cả cán bộ báo Công An Nhân Dân, những người đã nộp 95% số tiền nhà cho chung cư của báo, và kết quả là giờ sau 9 năm vẫn đứng đường với banner đòi nhà, trong khi Tổng biên tập báo hiện giờ là Thiếu tướng Phạm Văn Miên vẫn chưa ‘hồi đáp’.

Một hệ sinh thái mà quyền lực là thứ ngự trị tuyệt đối, thì tất yếu sản sinh ra ‘người ăn thịt người’, bất kỳ ai, kể cả đảng viên, lẫn những người từng phục vụ trong bộ máy. Không khác gì thành ngữ cuối thời Xuân Thu ‘Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt ; chim bay cao hết, cung tốt vất bỏ ; nước địch phá xong mưu thần bị giết’.

Facebooker Menras André, người từng hiến dâng cả máu và đời mình cho cách mạng Việt Nam cũng ngao ngán trước tình trạng ‘cướp đất’ tại Việt Nam, và trong một chia sẻ, ông trích vài lời của một nông dân Bình Dương đã nuôi giấu cách mạng, ‘Trong ba thời kỳ ta đã trãi qua thời kỳ nay ác nhất. Thời Pháp và Mỹ chúng đốt nhà phá ruộng của mình nhưng mình vẫn còn có đất. Thời nay minh không còn cái gì : trắng tay.’

Đó không phải bịa đặt, càng không phải xuyên tạc, càng không là kích động, mà đó chính là thực tế cuộc sống, thanh âm của hệ sinh thái đầy nhiễu nhương.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 12/11/2019

Published in Diễn đàn

Khi Trung Quốc rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, câu chuyện chưa dừng tại đó. Nhiều quan điểm được bảo tồn rằng, Bắc Kinh sẽ sớm trở lại, nhưng không phải là một tàu thăm dò địa chất, mà sẽ là dàn khoan dầu. Điều này không khó để nhận ra, khi ngay sau động thái rút đội tàu khảo sát về nước, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố, đội tàu đã hoàn thành nhiệm vụ.

coc1

Cuộc họp của 10 thành viên ASEAN tổ chức tại Thái Lan vào đầu tháng 11 sẽ là một "cuộc chiến pháp lý" mà Hà Nội cần dốc hết sức. Ảnh minh họa 

Hà Nội sẽ ứng xử như thế nào ? Tăng cường quốc phòng ? Kiện hay sẽ theo đuổi một cuộc chiến pháp lý liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử COC ?

Việt Nam "mua 24 xuồng tuần duyên" của Mỹ, nhằm hỗ trợ các hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam, theo tuyên bố của Đô đốc Karl L. Schultz, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ, nói trong một cuộc họp báo ở Philippines hôm 22/10. Nhưng nỗ lực liên quan đến tăng cường năng lực tự vệ hàng hải là quá nhỏ so với sức mạnh quân sự từ Bắc Kinh.

Trong bối cảnh này, COC nổi lên như một giải pháp tiếp theo mà Việt Nam đang cần đẩy mạnh.

Cuộc họp của 10 thành viên ASEAN tổ chức tại Thái Lan vào đầu tháng 11 sẽ là một "cuộc chiến pháp lý" mà Hà Nội cần dốc hết sức. Lý do, 5/10 quốc gia đang có xung đột lãnh thổ với Trung Quốc, và nhóm ASEAN đang tìm kiếm một bộ quy tắc nhằm giảm nguy cơ xung đột vũ trang trên vùng Biển Đông.

Điều này càng trở nên khẩn cấp sau màn "rượt đuổi" nhau trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

"Một khi các bên bắt đầu điều động tàu chiến thì sẽ thành vấn đề. Điều đó có thể dẫn đến chiến tranh’, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói tại hội nghị Malaysia Beyond 2020 ở Kuala Lumpur hôm 21/10.

Tuy nhiên, vấn đề ra đời của COC phải dựa trên lòng tin và sự chân thành của các bên tham gia, trong đó có Trung Quốc.

David R. Stilwell, người điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho hay : Trung Quốc nếu "hợp pháp hóa hành vi nghiêm trọng của mình và yêu sách hàng hải bất hợp pháp", thì một bộ quy tắc ứng xử ra đời sẽ có hại cho khu vực và tự do hàng hải.

Vì sao ông Stilwell lại bày tỏ quan điểm như vậy đối với COC ?

Bà Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Junever Mahilum-West mới đây cho biết trong cuộc họp báo rằng : sẽ không có cuộc đàm phán chuyên sâu nào về quy tắc ứng xử trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN với Trung Quốc.

Nhưng, Bắc Kinh sẽ không còn muốn trì hoãn việc thông qua COC. Bởi lẽ, COC sẽ giúp Bắc Kinh hoàn tất phần còn lại của quân sự hóa và tiền đồn hóa trên vùng Biển Đông.

Cựu Phó thẩm phán cấp cao Philippines, ông Antonio Carpio lý giải động cơ nào đằng sau tuyên bố trước đó của Trung Quốc rằng họ muốn COC ký vào năm 2022, mà không phải là 2019 hay 2020.

Trong một phỏng vấn với Philstar biết vào ngày 28/10, Antonio Carpio khẳng định, đó là "quy trình" mà Bắc Kinh đang tìm kiếm. Và điều này đang thể hiện qua cách Bắc Kinh giải quyết vấn đề liên quan đến bãi cạn Scarborough.

Bắc Kinh đã lên kế hoạch đòi lại bãi cạn Scarborough vào đầu năm 2016 khi nước này gửi tàu nạo vét đến ngư trường truyền thống ngoài khơi bờ biển của tỉnh Zambales của Philippines. Nước này chỉ lùi bước khi thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo ông Tập Cận Bình rằng Washington sẽ có biện pháp nếu Bắc Kinh đòi lại bãi cạn.

"Trung Quốc chưa hoàn thành việc xây dựng hòn đảo của mình và sẽ đòi lại bãi cạn Scarborough, từ nay đến khi ký kết Bộ quy tắc ứng xử hình thành vào năm 2022", ông Antonio Carpio tuyên bố.

Và xây dựng một căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát hoàn toàn Biển Đông.

Ông Carpioe tuyên bố, vì Tổng thống Duterte "bật đèn xanh" để Bắc Kinh làm vậy, nên sẽ không có cơ hội cho bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào của Trung Quốc vào tàu hoặc máy bay quân sự của Philippines, và do đó, Philippines không thể thực hiện Hiệp ước phòng thủ lẫn nhau giữa Philippines và Mỹ.

Và Trung Quốc sẽ phải có động thái trước khi nhiệm kỳ của Duterte kết thúc vào năm 2022 vì không chắc liệu chính quyền tiếp theo có áp dụng chính sách tương tự với Biển Đông như thời kỳ Tổng thống Duterte. Điều này đồng nghĩa, sau khi Trung Quốc hoàn thành căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough, Trung Quốc sẽ tuyên bố sẵn sàng ký Bộ quy tắc ứng xử.

Nhưng vấn đề không dừng tại đó. Vào thời điểm ASEAN và Trung Quốc ký kết COC, sẽ không xây dựng đảo mới trong phạm vi lãnh thổ hoặc các khu vực hàng hải đang tranh chấp ở Biển Đông. Và tất cả các lần khai hoang trước đây và xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ được công nhận bởi các quốc gia tranh chấp.

Do vậy, Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario cho biết phán quyết của trọng tài quốc tế trước đó (theo hướng có lợi cho Manila), đã vô hiệu hóa yêu sách rộng lớn của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, nên là một phần không thể thiếu trong bộ quy tắc COC.

Đó là lý do vì sao để giải thích, COC kéo dài trong nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ được hoàn thành. Nhưng gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ hoàn thành bộ luật trong ba năm. Điều này thể hiện "mưu đồ" rõ ràng của Bắc Kinh ngay trong vấn đề pháp lý đối với nhóm nước ASEAN.

Năm tới, Hà Nội sẽ nắm giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN, và COC sẽ là cuộc chiến tiếp theo mà Hà Nội cần theo đuổi. Bởi nếu một COC "công nhận" nhóm đảo nhân tạo và là tiền đồn của Bắc Kinh trên Biển Đông thì đồng nghĩa, cơ hội kháng cự lại của Việt Nam và các nước liên quan với Bắc Kinh chỉ là con số 0 tròn trĩnh.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 29/10/2019

Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo xác nhận tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam và đồng thời yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam và không tái diễn sự vi phạm. Như vậy, sau 3 tháng tiến hành khảo sát ngang dọc vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tàu Hải Dương 8 cùng nhóm tàu hộ tống đã rút về nước.

haiduong1

Tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng biển Việt Nam - Ảnh minh họa

Thế nhưng, theo Ian Storey, một thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, nói với SCMP rằng việc rút tàu lần này chỉ có thể thể tạm thời. Và bản thân Trung Quốc ngay sau đó đã tiếp tục củng cố "chủ quyền" của mình qua vùng khảo sát, cũng như đề cập gián tiếp rằng, Hà Nội nên đình chỉ hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí.

Điều này đồng nghĩa, đó không "thể hiện một thất bại đáng xấu hổ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình" như cách mà Charlie Bradley nhận định đầy chủ quan [1].

Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam, phía nam thành phố Quảng Châu, nói rằng việc rút tàu của Trung Quốc dường như không liên quan gì đến những phản đối ngoại giao của Việt Nam. Mà theo ông, ông bày tỏ, rút về đơn giản vì "nó đã hoàn thành công việc của mình", và trong bối cảnh, Bắc Kinh đang nhằm giảm bớt căng thẳng [của Trung Quốc] với Mỹ. Tầm quan trọng đối với mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là tối thiểu, ông nói, khi hai quốc gia đang tham gia vào một trong những tranh chấp lãnh thổ phức tạp nhất thế giới. Sự ảnh hưởng đến mối quan hệ Trung-Việt sẽ bị hạn chế vì đã có quá nhiều tranh chấp như thế này, ông nói.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng có tuyên bố trong hội trường Quốc Hội, theo đó, Hà Nội sẽ không bao giờ đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào.

Nhưng đội tàu Hải Dương 8 ra về trong bối cảnh mà các chính trị gia "không khoan nhượng" trong đấu tranh chủ quyền quốc gia là cơ hội cho Hà Nội ở nhiều khía cạnh. Đầu tiên là giảm nhiệt Biển Đông trong bối cảnh mà Đảng cộng sản Việt Nam đang bàn về nhân sự cho kỳ Đại hội tới, và thứ hai là thời gian vàng cho Hà Nội có thể "dự báo tình hình Biển Đông" theo như chỉ đạo của ông Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhưng "tham vọng" của Tập Cận Bình không phải là điều dễ dàng dự báo, đặt trong hoàn cảnh mà ý thức hệ chính trị của hai bên giống nhau, cũng như Việt Nam đang thâm hụt thương mại với Bắc Kinh. Điều đó cho thấy, "xử lý đúng đắn" các vấn đề liên quan đến chủ quyền Biển Đông hiện nay trong nội tại Đảng cộng sản Việt Nam là một bài toán khó, và không dễ tìm ra một câu trả lời đúng nhằm đảm bảo về kinh tế, chính trị, nhưng đồng thời thể hiện được sự cương quyết trong gìn giữ chủ quyền quốc gia.

Một Hội nghị lần thứ 9 về Hợp tác hành lang kinh tế của 4 tỉnh thành Việt Nam (Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh) với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là minh chứng rõ nét về mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa hai quốc gia. Và cơ chế hợp tác hành lang năm 2004 cũng được xem xét và mở rộng phạm vi, lĩnh vực trao đổi. Xác lập như là một cơ sở "khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, xây dựng vùng biên hai quốc gia hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển".

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra, cho biết thông điệp của ông Trọng đề cập đến "Biển Đông" gần đây có thể báo hiệu rằng Hà Nội khó có thể lùi bước trước cuộc đối đầu với Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, khi bối cảnh cả hai quốc gia cương quyết không mất một cm đất do "tổ tiên để lại" thì bàn cờ quyết định phần thắng lợi cho quốc gia nào đảm bảo khả năng quốc phòng và quốc tế vận cao nhất. Và trong cuộc chơi này, dù Hà Nội tuyên bố cứng rắn "không bao giờ thỏa hiệp", nhưng cách thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong 3 tháng vừa qua vừa cho thấy sự chênh lệch khả năng quân sự, vừa cho thấy sự đơn độc của chính Việt Nam trong ván bài giữ gìn chủ quyền.

Trong nước, sự "ngang ngược" của Trung Quốc tại chủ quyền quốc gia Việt Nam cũng đặt ra một bài toán khó cho chính Hà Nội, liên quan đến phản ứng của dư luận xã hội đối với chủ quyền.

Đảng cộng sản Việt Nam – tổ chức duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện không muốn xuất hiện bài học "biểu tình, bạo loạn" của năm 2014 khiến các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan sợ hãi. Nhưng Hà Nội cũng hiểu rằng, sự nguội lạnh trong cung cách xử lý vấn đề Biển Đông cũng gia tăng sự trấn áp người dân về quan điểm và những lần xuống đường về Biển Đông có thể khiến cho người dân đánh mất sự tin tưởng về chính sách và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam. Và điều này, có vẻ còn nguy hiểm hơn cả sự "rạn nứt trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam".

Thỏa thuận với EU về hợp tác quốc phòng (FPA) có thể đem lại cho Hà Nội sự tự tin trong tránh "cô đơn hóa" trong cuộc chiến Biển Đông. Và Hà Nội cũng sẽ triển khai các tàu chiến hiện đại nhất tham gia lễ duyệt binh quốc tế diễn ra tại Nha Trang, Khánh Hòa cùng đối tác khách mời trong năm 2020.

Thế nhưng, những cách thức liên kết đó không hỗ trợ cho Hà Nội về mặt quân sự, mà hướng chủ yếu về mặt ngoại giao thể hiện. Ngoại giao này quá nhỏ bé trước sức phức tạp của vấn đề Biển Đông, dù bản thân thúc đẩy Hà Nội tiến tới kiện Bắc Kinh tại tòa án quốc tế về luật biển. Nhưng suy cho cùng, khi mà Hà Nội vẫn đơn độc về mặt "liên minh", thì yếu tố ngoại giao cũng không khiến cho khả năng Trung Quốc sẽ cử một giàn khoan dầu đến khu vực mà Hải Dương 8 đã thực hiện các cuộc điều tra địa chấn giảm đi mức thấp nhất.

Và viễn cảnh Việt Nam "ứng phó" đầy chật vật trong 3 tháng vừa qua sẽ tiếp tục tái diễn trong thời gian tới, trong khi "dự báo" vẫn sẽ tiếp tục. Và kiện hay liên minh quân sự vẫn bị bỏ ngỏ.

Trong một diễn biến có liên quan, một quan chức từng phục vụ trong ngành Tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam, ông Vũ Ngọc Hoàng trong trả lời phỏng vấn RFI đã nhấn mạnh : chỉ có dân chủ mới tập hợp được cả dân tộc này để bảo vệ Tổ quốc và phát triển quốc gia.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 26/10/2019

Tham khảo :

[1] https://www.express.co.uk/news/world/1195630/South-china-sea-crisis-china-humiliated-vietnam-withdrawal-philippines-boosts-defence-spt

Published in Diễn đàn

Tình hình Biển Đông hiện nay đang xuất hiện ba xu hướng : Trung Quốc tăng cường xâm lấn chủ quyền của Việt Nam ; Hà Nội lúng túng ; và người dân Việt phần lớn bày tỏ sự lãnh đạm.

khonglo0

Gấu sao Trung Quốc độc chiếm Biển Đông - Tranh biếm họa

Trung Quốc và an ninh năng lượng dầu khí

Vào ngày 22/9, Global Times xuất bản nội dung bài viết, cho biết thành công của một tập đoàn năng lượng nước này trong làm chủ công nghệ để tìm kiếm, thăm dò dầu khí nước sâu ở Biển Đông. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã thiết lập một lý thuyết về tích tụ khí đốt tự nhiên ở vùng nhiệt độ và áp suất cao của lưu vực Ying-qiong, một khu vực khí mới được phát hiện ở vùng biển gần đảo Hải Nam.

Bài viết dẫn lời ông Lin Boqiang, Giám đốc trung tâm nghiên cứu kinh tế năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, ca ngợi những bước đột phá là một đóng góp quan trọng cho an ninh năng lượng và phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc.

Lin Boqiang khẳng định, phát triển công nghệ khai thác biển ở Biển Đông là một trong những giải pháp khả thi để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Như vậy, những tiến triển trong công nghệ thăm dò của Trung Quốc có thể trở thành một trong những nền tảng cơ sở để Bắc Kinh tiến tới thăm dò và khai thác dầu khí mở rộng tại vùng Biển Đông. Và điều này, cùng với đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng đã khiến vùng Bãi Tư Chính trở nên phức tạp hơn lệ thường.

Trong một thông tin có liên quan, Alexia Frangopoulos trong một bài viết trên Harvard Politics, cho biết, Trung Quốc đang tiến hành hiện đại hóa nhanh quân đội như là một bước tiến nhanh đạt được tham vọng bá quyền của nước này. Ngoài hạm đội tàu ngầm, Bắc Kinh sở hữu hành lang dài 5.000km, với hàng trăm ICBM hạt nhân.

Năm 2019, ngân sách quốc phòng hàng năm của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc là 177,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với ngân sách quốc phòng năm ngoái. Trung Quốc đang phân bổ số tiền ngày càng tăng cho các chương trình và sáng kiến làm tăng số lượng và chất lượng vũ khí quân sự. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố rằng một trong những phát triển gần đây nhất của nước này chính là tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mới - gần giống với tàu khu trục biển của Washington.

Ngoài ra, PLA đang phát triển kho dự trữ vũ khí hạt nhân. Dean Cheng, một chuyên gia trong quân đội Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn với HPR rằng lực lượng ICBM của Trung Quốc hiện đang rất hạn chế, ở ngưỡng 50. Nhưng có những báo cáo cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa để mở rộng số lượng vũ khí hạt nhân mà nó khai thác.

Vào tháng 4/2017, Bắc Kinh tuyên bố rằng một trong những tàu sân bay của nước này đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, và hai chiếc tương tự đang được sản xuất. Điều đó sẽ mang lại cho Trung Quốc tổng cộng bốn tàu sân bay vào năm 2022.

Một phần lý do của tiến trình quân sự hóa PLA là nhằm duy trì quyền lực ở Biển Đông.

Biển Đông là con đường trung gian nối kết Bắc Kinh với châu Phi và Âu châu, và nước này có hơn 40% lượng hàng hóa thương mại được vận chuyển qua khu vực này. Đây cũng là tuyến đường giúp Bắc Kinh nhập dầu vào Trung Quốc, với hơn 80% lượng dầu nhập khẩu.

Biển Đông không chỉ hỗ trợ thương mại - nó cung cấp một nguồn tài nguyên quý giá mới như khí đốt và dầu mỏ. Các nhà khoa học ước tính rằng có từ 11 đến 22 tỷ thùng dầu dưới biển.

Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân, nhằm mục đích kiểm soát phần còn lại của Biển Đông.

Trong khi đó, Mỹ với vai trò trở lại ở Châu Á – Thái Bình Dương đã tìm cách duy trì các căn cứ quân sự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singapore. Căn cứ hải quân Singapore, nằm cạnh bờ Biển Đông, đảm bảo Mỹ duy trì một vị trí thường trực trong khu vực, ngăn chặn tốc độ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Nước này cũng có căn cứ tương tự tại Nhật Bản, nơi có 54.000 quân đồn trú.

Quay trở lại với vấn đề hiện đại hóa quân đội Trung Quốc. Vào năm 2017, Tập Cận Bình cam hiện đại hóa quân sự vào năm 2035. Đến năm 2050, Tập mong đợi một quân đội có khả năng chiến thắng các cuộc chiến tranh trên nhiều mặt trận, đặc biệt là thông qua công nghệ quốc phòng.

Trung Quốc đang tiến dần hoạt động ra phía Bắc ?

Trong khi đó, theo Dự án Đại sự ký Biển Đông, nhóm Hải Dương Địa Chất 8 thì vẫn đang đan áo sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thường lệ, và đang dịch dần lên hướng bắc. Điều này càng gia cố quan điểm, Bắc Kinh đang tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bất ổn và Biển Đông là khu vực được lựa chọn. Và những diễn biến ở Bãi Tư Chính với hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 càng đưa Hà Nội vào thế khó xử. Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài những phản đối về mặt ngoại giao có liên quan, với mức độ ‘mạnh mẽ’ hơn so với trước đó (bao hàm yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông của Phó Thủ tướng Việt Nam - Vũ Đức Đam), Hà Nội vẫn chưa cho thấy những động thái kế tiếp.

Ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, và Nhà nước Việt Nam vẫn giữ 'quyền im lặng' cho đến hiện nay.

Facebooker Ngọc Trần bày tỏ : chính quyền Việt Nam đang được đưa vào thế khó xử, bởi chính chính sách đu dây của mình. Chính sách đã khiến cho Mỹ và các quốc gia Tây phương trở nên dè dặt trong hợp tác trong những trường hợp mà chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.

Quan điểm của Ngọc Trần phản ánh quan điểm chung của người dân, đặc biệt là giới trí thức Việt Nam hiện tại, đó là Việt Nam đang cô đơn trên mặt trận quốc tế, nơi mà Việt Nam không có một đồng minh thực tế hỗ trợ mình trước mối đe dọa của Bắc Kinh. Những đồng minh truyền thống như Nga, Cuba,… thực sự ‘vô dụng’ trong trường hợp này, khi một ‘cường quốc lỗi thời’ như Nga chỉ thuần túy là con buôn vũ khí, còn Cuba – người anh em thân thiết Tây Bán Cầu vẫn chật vật với nền kinh tế yếu ớt, và tiếng nói không có trọng lượng trên trường quốc tế. Còn đối với những quốc gia lên tiếng mạnh mẽ nhất như Úc, Nhật, Mỹ, Anh,… lại là những quốc gia chưa bao giờ được Hà Nội coi là đồng minh. Và đó là lý do vì sao, chuyến thăm lịch sử của Thủ tướng Úc Scott Morrison đến Hà Nội, vấn đề Biển Đông chỉ thể hiện qua tuyên bố mang tính chung chung, và cái tên Trung Quốc đã không được nhắc đến. Bắc Kinh – đồng minh của Hà Nội trong quá khứ, mối quan hệ đặc biệt trong cấp độ ngoại giao của Việt Nam, và quốc gia đồng ý thức hệ lại đang gia tăng ‘quấy rối, xâm lấn’ chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Điều đáng báo động hơn cả những đe dọa từ bên ngoài là vấn đề cảm xúc của xã hội Việt Nam về sự kiện nay. Khi dư luận Việt Nam cũng thể hiện sự lãnh đạm với sự kiện Bãi Tư Chính, một trong những biểu hiện liên quan đến điều này bao gồm lời kêu gọi nhà nước Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên biển đông do trang Bauxite tiến hành đến nay chỉ thu hút được 9 tổ chức tham gia, và 683 cá nhân ký tên. Hiện tượng này được cho là đến từ phản ứng đối với những chính sách và chủ trương của Hà Nội trong ứng xử chủ quyền trước đó. Cụ thể là bưng bít về mặt thông tin liên quan đến tình hình Biển Đông và những hoạt động xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc, và điều động lực lượng vũ trang, bán vũ trang trong trấn áp người biểu tình. Đó là lý do vì sao, một bài viết với nội dung rất bình thường của báo Tuổi Trẻ ngày 22/9, với tiêu đề ‘Cảnh Sảng, đừng ngụy biện nữa !’, lại được ‘hoan hô’ như một bài viết thẳng thắn bởi ‘công khai thông tin để người dân thấy bộ mặt thật của Trung Quốc’.

Phải chăng, Việt Nam đang chết dần bởi chính sách duy ý chí của mình về ngoại giao - quốc phòng, với chính sách ba không ? Và việc giữ gìn chủ quyền quốc gia vẫn dựa vào yếu tố mang tính thiếu bền vững - ‘đại cục quan hệ tốt đẹp’ ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 24/09/2019

Published in Diễn đàn

Trong một cập nhật vào ngày 9/9/2019, Twitter Martinson cho thấy mô hình di chuyển của tài khảo sát Hải Dương 8 (Trung Quốc), theo đó, ngày càng tiến sát vào vùng biển Phan Thiết. Chính xác, chiến thuật ‘tằm ăn dâu’ (lát cắt salami) đang được nhà cầm quyền Bắc Kinh tiến hành một cách ngang nhiên và trắng trợn trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

cung0

Khu vực Bãi Tư Chính (khoanh tròn màu đỏ). Hình : Wikimedia Commons

Việt Nam đang đối diện trước những bất lợi mang tính thường trực từ Biển Đông. Một là Trung Quốc vẫn tăng cường tiếp diễn các hành động phi pháp đến mức báo Tuổi Trẻ ngày 10/9 gọi đó là ‘sự bình thường mới’ của Bắc Kinh. Thứ hai, những hệ lụy về chủ quyền biển đảo kéo theo những áp lực về mặt kinh tế, khi mới đây, một thông tin chưa được chính quyền Việt Nam xác nhận cho biết, Exxon Mobil rút khỏi mỏ khí đốt Cá Voi xanh. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là trong một thông tin đăng vào lúc chiều muộn ngày 9/9/2019 trên Zing cho biết, Phó bí thư Đảng ủy PVN Nguyễn Xuân Cảnh cho biết một số dự án dầu khí như Cá Voi Xanh, Lô B vì vướng cơ chế mà chậm trễ, từ đó hiệu quả dự án không còn như trước.

‘Các dự án như Cá Voi Xanh, Lô B như nồi cơm của PVN, nồi cơm của tăng trưởng GDP và thu ngân sách’, Ông Nguyễn Xuân Cảnh, Phó bí thư Thường trực Đảng ủy PVN.

‘Vướng cơ chế không hiệu quả’ được đặt ra trong bối cảnh thông tin Trung Quốc tăng cường gây sức ép đến mức, buộc các tập đoàn dầu khí nước ngoài ngưng hợp tác trong khai thác mỏ năng lượng trên vùng Biển Đông, thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam.

Việt Nam đang cạn kiệt sự lựa chọn, chính sách không lựa chọn đồng minh đang gây khó dễ cho đối sách của nhà cầm quyền. Nhưng dường như, đã có những dấu hiệu cho thấy, Hà Nội đang hướng đến một lựa chọn tất yếu hơn, nghiêng về phía Mỹ.

VOA ngày 9/9 dẫn lời một quan chức hải quân Mỹ cho biết, Hà Nội đã ‘cung cấp tàu chiến’ cho cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN. Chuẩn đô đốc Murray Joe Tynch, Tư lệnh Nhóm Hậu cần Tây Thái Bình Dương khẳng định, giữa Việt – Mỹ đang có ‘kế hoạch lớn trên biển để cùng nhau làm việc về an ninh hàng hải, nhận thức chung’.

Báo Tuổi Trẻ, cơ quan ngôn luận trực thuộc Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong một bài báo sáng ngày 10/9 cũng dẫn lại quan điểm của ông Gregory B. Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (Mỹ). Theo đó, ‘Washington muốn cho các nước thấy họ nghiêm túc với những cam kết đảm bảo tự do hàng hải, họ sẽ cần tiến hành ngay một chiến lược ngoại giao và kinh tế mạnh mẽ cùng với các nước đối tác khác’.

Có vẻ như, Việt Nam cũng đang chờ đợi một sự nghiêm túc thực tiễn của Mỹ trong vấn đề tự do hàng hải, và Hà Nội sẵn sàng hơn cho sự nghiêm túc đó. Vận động hành lang cho chuyến thăm Mỹ vào tháng 10 sắp tới của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ có ý nghĩa về mặt tìm kiếm niềm tin bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải quốc gia, mà cả đối với ngân sách quốc gia, trong bối cảnh, khai thác năng lượng ở Biển Đông vẫn là nguồn thu đáng kể trong ngân sách nhà nước.

Vấn đề giữa Mỹ - Việt không còn là hệ thống chính trị, mà đó là niềm tin thực tế dựa trên xu hướng thực tâm trong quan hệ chính trị. Việt Nam có thể cùng ‘chí hướng’ trong an ninh hàng hải với các quốc gia dân chủ, thậm chí nằm trong Đối thoại an ninh tứ giác (Qua, Mỹ, Ấn Độ, và Nhật Bản) nếu như xác định chắc chắn hơn về một liên minh có thật, trong bảo đảm tự do an ninh hàng hải. Đồng nghĩa, Hà Nội có thể ‘bỏ mặt’ sự giận dữ của Bắc Kinh, trong tiến hành cuộc tập trận với Mỹ.

Hà Nội cũng có thể hướng tới Ấn Độ, quốc gia có chiến lược ‘Hành động hướng Đông’ (Act East East), vốn được thiết kế để làm sâu sắc thêm mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa nước này với các quốc gia ASEAN. Và điều này càng trở nên rõ ràng hơn, khi mới đây, một quan chức của ONGC Videsh (Ấn Độ), chia sẻ với Press Trust [1], rằng tập đoàn dầu khí đã gia hạn giấy phép để thăm dò khối dầu của Việt Nam ở vùng Biển Đông trong 2 năm sắp tới (2021). Và giấy phép này sớm được Hà Nội chấp thuận, bởi ‘trong khi Ấn Độ muốn duy trì mối quan tâm chiến lược ở Biển Đông, thì Việt Nam muốn một công ty Ấn Độ chống lại sự can thiệp của Trung Quốc vào vùng biển bị tranh chấp’.

Hà Nội cần rõ ràng, mạnh dạn và kiên quyết lựa chọn một ưu tiên quan hệ mà Mỹ và Ấn Độ đang đặt ra. Để trở thành trung tâm và điển hình hóa của sự phản hồi trước những nỗ lực của Washington và New Delhi trong đảm bảo hòa bình và củng cố sự thịnh vượng’ Thái Bình Dương, trực tiếp qua con đường tự do hàng hải Biển Đông, gián tiếp thông qua phản ứng cứng rắn đến mức đối đầu với chiến lược gia tăng không ngừng của Trung Quốc trong khu vực. Bởi nếu không, Hà Nội sẽ mất mát nhiều thứ, từ chủ quyền cho đến nguồn thu ngân sách, và trên cả là niềm tin của người dân đến với đối sách trong bảo vệ lãnh hải quốc gia.

Tập Cận Bình từng lên tiếng cảnh báo quân đội nước này về ‘căn bệnh hòa bình’, ám chỉ lực lượng vũ trang nước này chưa từng thực chiến trong nhiều thập kỷ, kể từ năm 1979. Và theo Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của tập đoàn RAND, lập luận rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, thì lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam [2].

Từ bỏ chính sách ba không, thiết lập đồng minh với Mỹ và Ấn Độ là điều cần thiết trong hoàn cảnh lúc này. Tiếp tục một mối quan hệ bị bỏ lỡ gần 1 thế kỷ qua [3].

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 12/09/2019

Tham khảo :

[1] https://www.hindustantimes.com/business-news/ovl-seeks-2-yr-extension-for-exploring-vietnamese-oil-block-in-south-china-sea/story-JrzUhxkfbKEyEeV4hlk5eP.html

[2] https://www.asiatimes.com/2019/09/article/why-china-is-picking-a-fight-with-vietnam/

[3] Vào năm 1945, ‘Hồ Chí Minh là một người cộng sản nhưng ông và Hoa Kỳ lúc đó (1945) là đồng minh, không phải là kẻ thù như hôm nay’

Published in Diễn đàn

Và Việt Nam có thể bị lôi kéo vào ‘vận mệnh tương quan’ với Bắc Kinh là điều khó tránh khỏi. Khát vọng ‘hóa rồng’ vào năm 2045, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam cũng sẽ cùng với ‘giấc mộng Made in China 2025’ đi vào dĩ vãng.

20200

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói về những rủi ro so sánh với thiên nga đen và tê giác xám trong bài phát biểu hồi tháng 1. (Nikkei / Hình ảnh Getty / Reuters)

Nikkei [1], trong một bài bình luận thú vị ngày 31/1/2019, đã nhận định, Tập Cận Bình chuẩn bị cho một năm đầy biến động. Bởi vì con số số 9, lại là con số mang tính ‘vĩnh cửu’, nhưng nó gắn với các sự kiện lịch sử đầy tính chất ‘bạo loạn, chiến tranh, đàn áp’ của Trung Quốc.

Thực tế đã cho thấy, năm 2019, Trung Quốc đã thực hành những bước chiến tranh, bằng cách gây hấn trên vùng Biển Đông.

Con số 9 đang đẩy Trung Quốc vào thế khó, khi mà mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng đến 58 lần cụm từ ‘đấu tranh’ chỉ trong một bài phát biểu. Báo Tuổi Trẻ ngày 7.9 đã thâu tóm tình hình Trung Quốc bằng tiêu đề bài báo, ‘Mộng Trung Hoa gặp 'sóng lớn', trong 1 phát biểu, ông Tập 58 lần nói 'đấu tranh'.

Tác giả Hoa Nghi trong bài nhận định liên quan, đã cho rằng [2], ‘ con số 9 của Việt Nam lại gắn liền với yếu tố tấn công và tự vệ, thiên tai hơn. Cụ thể, năm 1959 là sự phát động tấn công vũ trang ở miền Nam của Xứ uỷ Nam Bộ ; 1969 là năm tấn công của quân Giải phóng miền Nam vào Nam Việt Nam ; 1979 là cuộc tự vệ trước cuộc chiến Biên giới do Trung Quốc phát động ; đại hồng thủy năm 1999 và 2009’.

Và Việt Nam, thực tế đang ‘tự vệ’ trước chiêu trò này của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông nhằm giữ cho bằng được chủ quyền quốc gia.

Vận mệnh tương quan với Bắc Kinh ?

Những gì diễn ra trong 6 tháng cuối năm 2019 đã từng bước vẽ bức tranh hai quốc gia, và nếu dựa trên phương châm 16 chữ vàng trong định hình mối quan hệ Việt – Trung, thì Việt Nam có thể bị lôi kéo vào ‘vận mệnh tương quan’ với Bắc Kinh.

Tập Cận Bình đang tìm cách ổn định tư tưởng trong nước, đề cập đến nguy cơ ‘nổi dậy’ do tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung mang lại, trong khi tình hình Hồng Kông đang trở thành điểm nóng – dễ dẫn đến sự phá vỡ nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’. Theo cách thức mà chính quyền Trung Quốc thường tiến hành để ổn định nội trị thì ‘xuất khẩu bất ổn’ ra ngoài luôn là một phương pháp không tồi, và Biển Đông với Đài Loan là một trong hai địa điểm để làm điều đó.

Đối với Đài Loan, Trung Quốc đang muốn đẩy nhanh hiện thực hóa thống nhất lãnh thổ giữa đại lục với hòn đảo này. Vào tháng 1/2019, ông Tập Cận Bình đã lên tiếng về sự cần thiết chuẩn bị thống nhất, ngoài yếu tố hòa bình thì ông Tập còn cảnh báo, sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ lực. Từ Hồng Kông và Ma Cao đã tái gia nhập Trung Quốc đại lục vào năm 1997 và 1999, Trung Quốc kỳ vọng rằng Đài Loan sẽ tiếp nối theo sau. Hồng Kông đang bất ổn trong mắt giới lãnh đạo Bắc Kinh, và đang cổ vũ cho phong trào ‘độc lập hoàn toàn’ ở Đài Loan. Và Tập Cận Bình hoàn toàn không mong muốn điều này kéo dài để tránh những hệ lụy liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Câu chuyện 2020, Bắc Kinh sử dụng bạo lực để thống nhất tiếp tục được đặt ra, khi mới đây, lực lượng thủy, lục, không quân Trung Quốc đồng loạt tập trận đổ bộ gần Đài Loan, đưa ra ‘cảnh bắc sắc lạnh’ đến lãnh đạo hòn đảo này.

Tại vùng Biển Đông, Bắc Kinh cũng tìm kiếm các thời điểm tốt để nhích dần tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Và dường như, Bắc Kinh đang làm bất cứ điều gì cần thiết để khẳng định chủ quyền ‘đường 9 đoạn’ đầy phi lý của mình. Đánh giá về sự kiện này, Lye Liang Fook và Ha Hoang Hop cho rằng [3], Việt - Trung cho đến nay dường như đã thực hiện sự kiềm chế. Một lý do có thể là Trung Quốc đang bận tâm với những thách thức cấp bách hơn như Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và phong trào phản đối chính phủ ở Hồng Kông. Trong khi đó, Việt Nam sẽ làm chủ tịch Asean vào năm tới. Lý do thứ ba, là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều không muốn thấy mối quan hệ của họ xấu đi đến mức làm phức tạp vai trò của Việt Nam khi năm 2020, Việt - Trung đánh dấu kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ.

Cứng rắn và mạnh dạn lựa chọn đồng minh ?

Những nhận định nêu trên có thể vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho Hà Nội. Bởi nhìn vào đó, có thể nhận thấy, bối cảnh bên ngoài khiến Trung Quốc không thể tiếp tục tạo ra mặt trận thứ ba tại vùng Biển Đông. Nhưng nếu câu chuyện Hồng Kông và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung trở nên tồi tệ hơn, thì Biển Đông chính là khu vực để Trung Quốc đẩy bất ổn ra bên ngoài. Chính vì vậy, những xung đột ngoài tầm kiểm soát sẽ hiện diện, nếu như Hà Nội không có hành động cứng rắn và lựa chọn một đồng minh phù hợp hơn so với ý thức hệ.

Trong khi đó, về mặt kinh tế, dù Việt Nam hứa hẹn về việc nhập khẩu hàng Mỹ nhiều hơn để tránh cái nhìn bất lợi của Tổng thống Donald Trump, tuy nhiên, theo Alexander Hitch [4], ‘hiếm ai có thể nín thở chờ rằng Việt Nam sẽ được tha’. Và bản thân Hà Nội chỉ có thể tạo ra sự khác biệt nếu như có những bước đi cần thiết hơn, và gần gũi hơn với tư duy an ninh – lợi ích nước Mỹ, ngay trong cách ứng xử Biển Đông. Điều làm nên sự khác biệt giữa Việt Nam với Trung Quốc trong mắt Washington.

Facebooker Osin Huy Đức trong một chia sẻ vào ngày 9.9 cho biết : Exxon Mobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga 16, Tây Ban Nha (2018)... Xoay trục về đâu ?

Nếu sự kiện trên là có thật, thì Hà Nội cần nghiêm túc nhìn lại chính sách đối ngoại – quốc phòng của mình, đặc biệt là chính sách ba không và sự nghiêm túc trong quan hệ với Mỹ.

Facebooker Hoang Nguyen bày tỏ : Nên nhớ, họ xoay trục cho quyền lợi của họ, chứ không phãi xoay trục để giứ biển cho anh. Chỉ khi nào quyền lợi của họ trùng với quyền lợi cúa anh, thì anh mới đuợc hưởng.

Điều đó càng cho thấy rằng, lựa chọn một đồng minh, xác lập một căn cứ quân sự trên vùng lãnh thổ có thể sẽ trở nên hiệu quả hơn so với tiến hành mua nhiều hàng hóa hơn từ Mỹ. Trong bối cảnh, Mỹ đang xem xét mở lại một số căn cứ tại vùng Đông Nam Á, cũng như chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong phân bổ viện trợ nước ngoài, ưu tiên viện trợ tiền cho các đồng minh, quốc gia bạn bè, quốc gia hỗ trợ những mục tiêu của Mỹ và xem lại các khoản viện trợ cho những nước quay lưng với Mỹ.

Trong khi chờ một chuyển biến chính sách đặc biệt trong bối cảnh đặc biệt như hiện nay, thì ‘tự cường quốc gia’ là điều nên làm, thông qua dung dưỡng lòng yêu nước và tinh thần phản vệ trong nhân dân.

Facebooker Xuân Hưng Đào nhấn mạnh.

‘Đáng buồn ! Tầm này thì chỉ có xoay về Hà Nội, không có gì bằng nội lực. Hà Nội còn chưa thể hiện quyết tâm (công bố rộng rãi trên truyền thông) thì ai mà thèm giúp !’.

Nếu không, năm 2019 là năm khởi đầu khó khăn của Bắc Kinh, thì năm 2020 sẽ là năm bước đầu khó khăn của Hà Nội. Và Việt Nam có thể bị lôi kéo vào ‘vận mệnh tương quan’ với Bắc Kinh là điều khó tránh khỏi. Khát vọng ‘hóa rồng’ vào năm 2045, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam cũng sẽ cùng với ‘giấc mộng Made in China 2025’ đi vào dĩ vãng.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 10/09/2019

Tham khảo :

[1] https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/The-cursed-year-Xi-and-China-brace-for-a-wild-2019

[2] http://www.vietnamthoibao.org/2019/02/vntb-nam-ang-nguyen-rua-cua-trung-quoc.html

[3] https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3025882/can-beijing-and-hanoi-overcome-their-latest-south-china-sea

[4] https://thediplomat.com/2019/08/the-next-battleground-in-trumps-trade-war-vietnam/

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5