Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Không biểu quyết" mang tính chất biểu hiện không rõ ràng, nó không cho thấy vị đại biểu kia đang nghĩ gì hoặc thể hiện chính kiến như thế nào, nó chỉ cho thấy sự vô dụng và bất lực của những đại biểu – vốn được "đảng cử" là chính, dân bầu là phụ. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm trong vai trò và vị trí của một người đại diện cho cử tri.

bieuquyet1

Đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua một dự luật trong một phiên họp của Quốc hội - Ảnh minh họa (Quốc hội Việt Nam)

Vừa qua, Quốc hội Việt Nam thảo luận và thông qua hàng loạt luật quan trọng, chi phối các khía cạnh đời sống quốc gia.

Bỏ qua những màn tranh tụng, điều có thể thấy là hầu hết các lần biểu quyết thông qua sẽ có những đại biểu không biểu quyết.

Luật Quản lý thuế sửa đổi có 4 đại biểu không biểu quyết, Luật Phòng, chống tham nhũng có 17 đại biểu không biểu quyết ; Luật quốc phòng có 1 đại biểu không biểu quyết, Luật an ninh mạng có 15 đại biểu không biểu quyết và mới nhất, vào sáng ngày 14.6 đã có 18 vị đại biểu không biểu thống thông qua quy định "đã uống rượu, bia là không lái xe".

Câu chuyện "không biểu quyết" tưởng chừng như thể hiện quyền tự do ý chí của đại biểu nhưng thực ra lại không hề đơn giản. Bởi khi một cá nhân mang chức danh Đại biểu quốc hội, ông (bà) ta phải đứng về phía tâm lý và nguyện vọng của cử tri. Hoặc ông (bà) ta đồng ý với điều đó, hoặc là không.

"Không biểu quyết" mang tính chất biểu hiện không rõ ràng, nó không cho thấy vị đại biểu kia đang nghĩ gì hoặc thể hiện chính kiến như thế nào, nó chỉ cho thấy sự vô dụng và bất lực của những đại biểu – vốn được "đảng cử" là chính, dân bầu là phụ. Nó thể hiện sự vô trách nhiệm trong vai trò và vị trí của một người đại diện cho cử tri.

Vào tháng 6/2018, trước câu hỏi liên quan đến việc Quốc hội có thể công bố danh tính của những đại biểu đồng ý, không đồng ý thông qua Luật an ninh mạng không, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong biểu quyết của Quốc hội Việt Nam hiện nay thực hiện theo hình thức công khai kết quả, nhưng không công khai danh tính trên bảng điện tử.

Nếu trên cơ sở của nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", thì quan điểm của ông Nguyễn Hạnh Phúc hoàn toàn sai. Vì thứ nhất, Đại biểu quốc hội dù "đảng cử", nhưng người dân vẫn phải bầu, nó mang tính chất trao quyền lực nhà nước và sự kỳ vọng của người dân vào chính con người đại diện của mình. Bên cạnh đó, một Đại biểu quốc hội phải thể hiện rõ ràng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, và cử tri cũng cần biết, nếu họ không thể đủ năng lực để tranh tụng công khai, thì họ làm gì ở hội trường Quốc hội với lá phiếu quyền lực trong tay. Thế nhưng đòi hỏi đó đã bị chối từ, vì nhiều cách giải thích quan quyền khác nhau.

Quay trở lại vấn đề, vì biểu quyết mang tính chính kiến, nên một cử tri sẽ thấy trọng vọng với một đại biểu tán thành hoặc không tán thành, bởi ít nhất nó cho thấy cử tri đó cũng đã làm được cái thao tác thể hiện họ là Đại biểu quốc hội chứ không phải thường dân. Còn "không biểu quyết" thì nghĩa là gì, tại sao không biểu quyết, vì lý do gì mà những đại biểu dám tước đi quyền lực nhà nước mà người dân trao cho họ, và tại sao họ lại thoái thác trách nhiệm mà cử tri trao cho đó. Không chỉ là Luật về an ninh mạng, mà ngay cả những luật liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội như Luật Phòng chống tác hại rượu bia với quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe", được kỳ vọng như một biện pháp ngăn chặn những ma men lái xe, xóa sổ nhiều gia đình trong thời gian vừa qua lại xuất hiện những vị đại biểu… không biểu quyết.

Liệu đây có phải là truyền thống đùn đẩy, chối bỏ vai trò trách nhiệm đại biểu cử tri do nhân dân giao phó ?.

Nếu Quốc hội không công khai danh tính người tán thành hay phản đối, thì hãy công khai ngay lập tức danh tính những người không biểu quyết, để thông qua đó, người dân có thể tranh tụng hoặc chất vấn vị đại biểu đó về vai trò và trách nhiệm của họ trong thực hiện lá phiếu cử tri của mình. Trên hết, việc không biểu quyết cho thấy tư cách vô dụng của vị đại biểu đó, và yếu tố này là thứ mà cử tri không cần.

Khi Quốc hội không chịu công khai danh tính những đại biểu bỏ phiếu, không bỏ phiếu thì Quốc hội đã nợ người dân sự minh bạch. Khi Đại biểu quốc hội không biểu quyết, thì Đại biểu quốc hội đó đã nợ người dân một trách nhiệm. Cả hai biến hình thức công khai bỏ phiếu trở thành một thứ phế phẩm về bỏ phiếu, bằng cách kín hóa tính danh đại biểu, trong khi các chỉ số lần lượt hiển thị trên màn hình. Nó tạo ra sự nghi ngờ, liệu con số khi thông qua ngân sách hay các văn bản luật, có hợp lệ hay không ?.

Tại Mỹ, đất nước mà nền dân chủ vẫn chưa phải là hình mẫu cho mọi quốc gia, thì tính dân trị của nước này thể hiện rõ ràng ngay trong cách thức thể hiện và giám sát cách thức thể hiện quyền lực của những đại diện cử tri, với công nghệ đếm tay nhằm đảm bảo sự minh bạch, dân chủ. Trong khi đó, với nút bấm hàng tỷ bạc, những vị đại biểu ở Việt Nam tha hồ bấm theo sở thích, thói quen, dẫn đến lười suy nghĩ, thậm chí có thể dẫn đến sự vận động hành lang của các doanh nghiệp mà không ít người đặt ra.

Để Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do Nhân dân bầu ra, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân,… thì trước hết phải xóa sổ những Đại biểu quốc hội không biểu quyết. Bởi người dân không thể tốn chi phí để những vị đại biểu đó ngồi đó, và không làm gì cả. Để từ đó, đi dần đến xóa sổ hình thức biểu quyết bằng nút bấm, quay trở lại hình thức đếm tay như một cách thể hiện trách nhiệm, minh bạch, chính kiến và sự dân chủ.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 15/06/2019

Published in Diễn đàn

Và sự gắn kết giữa Hà Nội với Washington dường như đem lại một không khí tích cực trên cộng đồng người dùng Facebook. Nhiều người dùng kỳ vọng mối quan hệ này sẽ phát triển, và Việt Nam sẽ thu đủ tiềm lực để trở nên độc lập và cứng rắn hơn trước Bắc Kinh, một quốc gia liên tục giao tranh và chiếm đóng Việt Nam trong suốt chu trình lịch sử.

nhay1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Donald Trump cùng vẫy cờ hai quốc gia nhân chuyến viếng thăm Việt Nam

Kể từ khi nắm giữ chức vụ Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump, một "nhà buôn tư bản" đã ưu ái Việt Nam trong ngôn từ, khi ông nhắc đến Việt Nam khi gợi mở sự hỗ trợ kinh tế với nhà nước cộng sản Bắc Triều Tiên, cũng như với Bắc Kinh trong cuộc chiến thương mại vừa qua.

Việt Nam ! Việt Nam luôn được ông Donald Trump "réo gọi", trong cả tweet lẫn khi trả lời phỏng vấn báo giới, và tất "kinh tế - thương mại" là trọng tâm mà người đứng đầu Nhà Trắng nhấn mạnh.

Hà Nội có vẻ "hiểu Donald Trump" nhanh hơn Bắc Kinh, là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào năm 2019, Hà Nội làm Trump hài lòng với lễ ký kết hợp đồng mua máy bay trị giá 15,7 tỷ USD, và 5,3 tỷ USD cho việc mua động cơ của hãng hàng không trong nước.

Vào năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Nhà Trắng, và có hẳn 13 giao dịch trị giá 8 tỷ USD.

Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng cũng ghi nhận dấu ấn 12 tỷ USD thỏa thuận.

Bằng cách ký kết các thỏa thuận thương mại, Hà Nội đã khiến Trump bớt lo lắng hơn về thâm hụt thương mại hai nước.

Hãng tin FT trong một bài viết ngày 6/6 đã thâu tóm toàn bộ mối quan hệ Việt – Mỹ cho đến thời điểm hiện tại bằng cụm từ, "mặc dù thặng dư thương mại 39,5 tỷ USD của Việt Nam trong năm 2018 với Mỹ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho đến nay dường như đã rất thích Việt Nam"…

Đó không phải là sự ngẫu nhiên, mà chính là những bước nhảy nhịp điệu đầy chiến lược của Hà Nội với Nhà Trắng, hay Hà Nội đã nhảy điệu nhạc mà ông Donald Trump ưa thích.

Mới đây, trong báo cáo tháng 5 của Bộ Tài chính, Việt Nam là một trong 5 quốc gia mới nhất nằm trong danh sách theo dỏi khả năng thao túng tiền tệ (hiện tại là 9 nước), một trong những lý do chính là do vấn đề thặng dư thương mại với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai. Đáp lại, thống đốc Ngân hàng Việt Nam tuyên bố sẽ "trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác, đồng thời tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ".

Nhưng để làm "hài lòng Mỹ", có lẽ chuyến thăm sắp tới của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ là chuyến thăm nặng ký về thỏa thuận thương mại, có thể vượt mức tỷ giá USD so với chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 5/2017.

Và đó tiếp tục là điệu nhảy phù hợp với Hà Nội.

Đổi lại, những tin tức thuận lợi về quốc phòng hai quốc gia cũng như biển đông, lẫn tác động tích cực từ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang đổ về Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông đang được Mỹ và các nước đồng minh can thiệp sâu, và điều này tạo thuận lợi cho Hà Nội tiếp tục giữ được hòa bình lẫn chủ quyền mà không rơi vào một cuộc xung đột nào với Bắc Kinh, ít nhất cho đến khi ông Donald Trump còn tại vị.

Đối với vấn đề thương mại, trong ba tháng đầu năm 2019, Mỹ đã tăng cường nhập khẩu ghẹ từ Việt Nam, trị giá 13 triệu USD, tăng 10 triệu USD so với cùng kỳ, và coi đây như một nguồn cung đảm bảo hạn chế thiếu hụt từ việc tăng mức thuế đối với mặt hàng này lên 25% đối với Trung Quốc. Một chỉ dấu cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi trong cuộc chiến Mỹ - Trung. Nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng, Business Standard mới đây đã đăng tải một báo cáo cho biết, Việt Nam, Đài Loan, Chile là ba quốc gia tăng trưởng mạnh nhất từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, trong đó Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất, đạt 7,9% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) từ chuyển hướng thương mại, tiếp theo là Đài Loan (2,1% GDP), Chile (1,5%), Malaysia (1,3%) và Argentina (1,2%) [1].

Về quân sự, chính quyền Trump thông báo đang bán máy bay không người lái giám sát vũ trang cho Việt Nam, và điều này đã khiến Trung Quốc phải chú ý. Và Thượng úy Đặng Đức Toại là phi công quân sự đầu tiên của nước Việt Nam cộng sản được không quân Mỹ được huấn luyện, đào tạo.

Tờ Washington Post trong bài báo ngày 6.6 nhận định, Việt Nam có thể kiềm chế tham vọng của Trung Quốc bằng con đường ngoại giao. Nhưng đúng hơn, bên cạnh ngoại giao là những thỏa thuận thương mại, và Hà Nội hoàn toàn hợp ý với chính quyền Trump về cả địa vị chính trị và những bước đi toan tính, ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại.

Một nghiên cứu của tác giả Małgorzata Pietrasiak, một nghiên cứu viên thuộc khoa Nghiên cứu quốc tế và chính trị Đông Á, thuộc Đại học Łódź mang tên, "trò chơi Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc", nhận định rằng, Việt Nam cố gắng ứng phó với sự thay đổi của quốc tế tình hình, trong khi cố gắng theo đuổi tham vọng của riêng mình.

Hà Nội đang có vẻ chủ động trong trò chơi nêu trên.

Và sự gắn kết giữa Hà Nội với Washington dường như đem lại một không khí tích cực trên cộng đồng người dùng Facebook. Nhiều người dùng kỳ vọng mối quan hệ này sẽ phát triển, và Việt Nam sẽ thu đủ tiềm lực để trở nên độc lập và cứng rắn hơn trước Bắc Kinh, một quốc gia liên tục giao tranh và chiếm đóng Việt Nam trong suốt chu trình lịch sử.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 09/06/2019

Tham khảo :

[1] https://www.business-standard.com/article/international/vietnam-taiwan-chile-three-biggest-gainers-from-us-china-trade-war-119060500392_1.html

Published in Diễn đàn

Và hàng ngàn m2, và hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho những khu biệt thự, biệt phủ và ngai vàng đã tồn tại một cách đúng quy trình của thể chế.

chuc0

Lâu đài như trong truyện cổ tích của đại gia Ninh Bình -Ảnh minh họa  

"Tôi biết cả đấy nhé"

Vào năm 2017, trong hội nghị liên quan đến xử lý vi phạm trật tự vỉa hè, lề đường ở những tuyến phố trung tâm Hà Nội, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cảnh báo : "Khi làm Giám đốc Công an thành phố, tôi thống kê trên 180 quán bia hơi vỉa hè thì 150 quán có công an đứng đằng sau. Nên chỉ cần quán triệt mấy ông công an là tốt hết".

Vào năm 2018, phát biểu kết luận Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh : "Không những 1 sân trước mà 4 - 5 sân sau. Có ông 14 - 15 cái sân sau, đừng nói Thủ tướng không biết".

Vào năm 2019, trong buổi thảo luận về công tác xây dựng pháp luật, Phó Chủ tịch quốc hội Tòng Thị phóng cảnh báo : "Làm luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, tôi không ngại gì cả. Tôi không quen biết doanh nghiệp kinh doanh rượu bia nào. Nhưng tôi cũng biết đằng sau chuyện xây dựng luật này có vấn đề lợi ích đấy".

Nhìn chung, các quan chức nhà nước, đều biết hoặc nắm được cái gì đang diễn ra trong thể chế, và càng tiêu cực thì họ càng nắm rõ. Vấn đề, họ nắm rõ (hay biết), nhưng họ xử lý qua "tuyên bố, cảnh báo, nhấn mạnh" tại các hội thảo, hội nghị… thay vì tiến hành thúc đẩy các cơ quan tố tụng, điều tra vào làm việc. Nhiều người cho rằng, đó không phải là chức trách của họ, nhưng thực tế, họ là lãnh đạo, và trước hết là một đại biểu quốc hội.

Ông Phúc, ông Chung và bà Phóng đều có quyền lực trong tay, và khi họ lên tiếng hay chỉ đạo thì những quan điểm đó cũng sẽ góp phần giải quyết các vấn nạn mà họ nắm bắt được. Nhưng họ đã không làm thế, có thể là bất lực trước cơ chế trong bối cảnh họ là một chìa khóa quan trọng của chính nó, hoặc cũng có thể họ nằm trong cái câu chuyện chướng tai gai mắt đó.

Có lẽ vì lý do đó, mà bà Chủ tịch quốc hội đã cẩn thận rào trước đón sau, theo phương thức biện bạch, rằng bà không "ngại gì cả, không quen biết doanh nghiệp kinh doanh rượu bia nào", và bà lên tiếng về cái lợi ích nhóm hay vận động hành lang dự luật rượu bia.

Bà Phóng thật thà, và sự thật thà của bà gợi nhớ về sự thật thà của Thủ tướng Phúc, và Chủ tịch thủ đô Chung.

"Tôi biết quan chức phè phỡn, nhưng không có số liệu"

Mới đây, hội trường Quốc hội nóng chuyện "đời sống phè phỡn" của quan chức thời nay. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho biết cán bộ, lãnh đạo cao cấp sống như chúa tể rừng xanh, vun vén, đi nước ngoài ăn chơi phè phưỡn bằng tiền ngân sách…, quan điểm này ngay lập tức khiến Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu Giám đốc Công an Nghệ An phản bác lại, vì cho rằng quan điểm của ông Nhưỡng là "chung chung", và vị đại biểu của tỉnh Nghệ An yêu cầu ông Nhưỡng phải cho biết, "hiện nay, có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn nước ngoài như quan lại ngày xưa ?".

Thực ra, quan điểm của ông Nguyễn Hữu Cầu là đòi hỏi đúng đắn, lý do, chúng ta không phải phủ đất nước bằng màu xám xịt với những ngôn ngữ chung chung, mà phải chỉ rõ ra, đó là ai, để cơ quan điều tra vào cuộc.

Giống như đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An, người viết cũng đòi hỏi Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng mạnh dạn và dũng cảm như chính ông tuyên bố là "không ngại động chạm", nhưng có vẻ ông chỉ dừng được đến đó, bởi khi rào đón "không ngại", thì ông chỉ tuyên bố chung chung là "có những cán bộ lãnh đạo cao cấp sống như thái tử, hoàng tử"…

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng có thể dẫn ví dụ về đời sống giản dị với "ngai vàng" của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh từng gây sóng gió mạng xã hội một thời.

Hoặc một cách "sống như thái tử, hoàng tử", là biệt phủ Yên Bái của một Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái.

Hoặc có thể theo cách của ông Nguyễn Xuân Phi, Bí thư thành ủy Thành phố Thanh Hóa, người chỉ còn 3 tháng nữa về hưu đã được đặc cách đi Hàn Quốc nghiên cứu, khảo sát thực tế về xây dựng đô thị thông minh.

Cũng có thể đề cập đến 2 lô đất vàng với tổng diện tích 1.200m2, mà vợ ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam) được đặc cách mua để xây biệt thự, đã được Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực III tại Thành phố Đà Nẵng đề cập trong báo cáo vừa qua.

Cũng có thể là căn biệt thự của ông Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Bí thư quận ủy quận Bình Thạnh, trên đường Bát Nàn, Biệt thự của Phó ban Nội chính Daklak Nguyễn Sỹ Kỷ gây rúng động dư luận năm 2017, biệt phủ của ông Phạm Thanh Hà, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Kon Tum - Ủy viên thường vụ tỉnh ủy ; căn biệt thự song sinh của Bí thư huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam). Những tài sản chưa bao giờ được giải trình một cách đầy đủ và bạch hóa.

Và hàng ngàn m2, và hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng cho những khu biệt thự, biệt phủ và ngai vàng đã tồn tại một cách đúng quy trình của thể chế.

Chuyện quan chức sơ, trung, cao cấp ở những vị trí "làm ra tiền" chưa bao giờ sống theo lương bổng, mà họ thực sự hóa thân thành "ông hoàng, bà chúa" là điều có thật. Có thể Đại biểu quốc hội Nguyễn Hữu Cầu chưa sâu sát với đời sống quan chức nên ông không biết, hoặc có thể là một người liêm chính nên ông hoàn toàn không tin được sự "đen tối" đó của giới quan chức ngày nay. Nhưng điều này có thể hiểu được, và việc đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An đòi hỏi bằng chứng rõ ràng hơn là sự đánh đố, lý do - giá như Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng độc tài và quyền lực như Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, thì ông đã có thể thẳng thắn chứng minh với đại biểu quốc hội tỉnh Nghệ An, bằng cách ban hành chế tài buộc các quan chức lớn nhỏ và thân nhân các vị ấy khai báo về tài sản cá nhân. Lúc đó, không chỉ có quan Yên Bái "buôn chổi đót", hay quan Daklak "chạy xe ôm", mà sẽ có hàng trăm quan chức lộ ra các ngành nghề phổ thông khác (thậm chí cả "bán dâm") để biện bạch về tài sản hàng chục đến hàng ngàn tỷ đồng của mình, hoặc đôi khi là vài triệu, nhưng là USD chứ không phải VND.

Biết chính là không biết và ngược lại

Câu chuyện "nắm bắt" của ông Phúc, ông Chung, bà Phóng với câu chuyện tranh cãi qua lại giữa hai đại biểu quốc hội về "đời sống quan chức" tuy hai nhưng một. Đó là có những thứ xảy ra, họ nhận biết, nhưng họ không thể ngăn chặn hoặc chống lại. Và có những thứ, tồn tại một cách hiển nhiên, họ nhận biết, nhưng họ lại không thể chứng minh vì luật lệ có một khoảng trống.

Biết nhưng không thể làm gì được, thế nên "tôi biết cả đấy" trở thành phương ngôn của quan chức hết mực với công việc. Và đời sống quốc gia trở nên "bớt tối tăm" hơn, bởi lẽ, biết nhưng không phơi bày thì tình hình đất nước sẽ vẫn còn hồng hào lắm !

Liên quan đến "biết" và "thừa nhận" của con người và cơ chế xã hội chủ nghĩa, mới đây, ngân hàng trung ương Venezuela bất ngờ dũng cảm công bố dữ liệu về tăng trưởng kinh tế và lạm phát, với tăng trưởng âm 25%, và chính thức thừa nhận nền kinh tế sụp đổ sau vài năm "lên án thế lực thù địch bôi nhọ, tô đen chính quyền Maduro".

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 04/06/2019

Published in Diễn đàn

"Biển Đông" không phải là trò chơi của Bắc Kinh, sự cứng rắn của Hà Nội đem lại lợi thế của Washington và ngược lại. Tự do hàng hải hay bảo vệ chủ quyền giờ đây đứng cùng một chiến tuyến.

myviet1

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào cảng Đà Nẵng tháng 3 năm 2018.

Sự quyết đoán : Mỹ, Việt, và Trung Quốc ở Biển Đông

Thời kỳ của Tổng thống Mỹ Barack Obama là thời kỳ "trỗi dậy toàn diện" của Trung Quốc ở Biển Đông, khi mà nước này liên tục gây sự với các nước đang tranh chấp chủ quyền trong khu vực, chủ yếu là với Hà Nội. Và không phải ngẫu nhiên, khi gần đây, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lầu Năm Góc nhận định rằng, ngay cả việc Bắc Kinh chiếm giữ rạn san hô Scarborough vào năm 2012, "có lẽ có thể tránh được nếu Washington đóng vai trò tích cực hơn, quyết tâm hơn trước và trong cuộc khủng hoảng"...

Nhưng khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, thì 2 năm trong nhiệm kỳ đầu tiên, Mỹ đã có những động thái răn đe trở lại, khi 13 nghị sĩ Mỹ trình dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Theo đó, đạo luật sẽ cho phép Mỹ đóng băng thậm chí tịch thu tài sản và thu hồi thị thực của các cá nhân tham gia vào các chính sách đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Đạo luật này không chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan, mà bao trùm lên cả Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Việt Nam, quốc gia va chạm chủ quyền trực tiếp với Bắc Kinh cũng bắt đầu trỗi dậy, ít nhất trong ngôn ngữ ngoại giao, khi lên tiếng phản đối việc xây dựng 10 đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, cũng như "ủng hộ quyền tự do hàng hải" ở Biển Đông khi hai tàu chiến Mỹ áp sát 3 đảo ở Hoàng Sa. Đặc biệt, riêng trong tháng 4.2019, đã tố cáo Trung Quốc vi phạm chủ quyền khi lắp đặt thiết bị làm nhiễu sóng tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, vào năm 2018, Hà Nội đã đưa ra những yêu sách cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc đàm phán về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa Asean và Bắc Kinh, Reuters đưa tin. ngăn chặn Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên khu vực Biển Đông.

Quyết đoán Mỹ, Việt ?

Nhìn vào những động thái của hai nước Việt – Mỹ vào năm 2018 và nửa năm 2019, có thể nhận thấy sự quyết đoán của cả hai quốc gia liên quan đến vấn đề Biển Đông. Mặc dù, với Mỹ là "tự do hàng hải", với Việt Nam là "chủ quyền quốc gia", nhưng đích đến của cả hai nước là phản ứng lại với những gì mà Trung Quốc đã và đang đe dọa tại khu vực, nhất là xu hướng "quân sự hóa" vùng Biển Đông.

Sự trỗi dậy của Bắc Kinh trong nhiều năm qua, đặc biệt với sự nhu nhược ít nhiều của chính quyền Obama đã trở thành một gánh nặng cho chính quyền Hà Nội lẫn chính quyền Tổng thống Trump. Cả hai, dường như đã phải giải quyết bài toán trong việc cố gắng ngăn chặn những nỗ lực sau cùng (hoàn tất) của Bắc Kinh liên quan đến đường băng, đồn trú, bệnh viện và vũ khí tại các đảo nhân tạo.

Khó có thể đánh giá điều tiếp theo sẽ là gì, nhưng mối đe dọa của Trung Quốc đã trở thành một động lực lớn, thúc đẩy Mỹ-Việt gần nhau về tư duy và định hướng đối phó với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông. Và thực tế đã cho thấy, cả hai quốc gia dường như cùng 1 chiến lược, ngăn chặn sự trỗi dậy của Bắc Kinh bằng sự quyết đoán ở mỗi quốc gia.

Khi tại Mỹ, dự luật trừng phạt Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông đã khoáy động chính trường Mỹ, thì tại Việt Nam – nó ngay nóng bỏng ngay trên chuyên trang Tuổi Trẻ và làm nức lòng không ít người quan tâm đến việc bảo vệ chủ quyền. Lý do, Mỹ vẫn là quốc gia duy nhất hiện tại có thể ngăn chặn và kiềm chế "con rồng Bắc Kinh". Nhưng Việt Nam, với vị trí địa chiến lược, cũng như tính chất "kiên cường" trong bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ cũng là đối tác chiến lược của Mỹ trong triển khai những động thái "ngăn chặn trỗi dậy". Không phải nghiễm nhiên, mà trong quan hệ hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ, tăng cường năng lực hàng hải được coi là ưu tiên giữa hai quốc gia.

Việt – Mỹ đều hưởng lợi ?

Hãy thử hình dung mối đe dọa của Trung Quốc trong hai quốc gia ảnh hưởng nhiều nhất.

"Vài năm trước, là những tiền đồn nhỏ bé với sức chiến đấu bằng không - có lẽ vài chục binh sĩ hầu như không thể giữ chân họ khô ráo. Từ năm 2013, Trung Quốc đã biến chúng thành những căn cứ khổng lồ, một số có trạm không quân có thể chứa máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tiên tiến". – tướng Joseph F. Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Lầu Năm Góc chia sẻ trên The Washington Post.

Một "mặt trận chung" ngăn chặn dã tâm của Trung Quốc đã được hình thành.

Mới đây nhất, trong một ý kiến trên tờ Bưu Điện Hoa Nam, ông Lê Hồng Hiệp đã nhận định rằng, Việt Nam đang thúc đẩy khối ASEAN hình thành một COC cho Biển Đông. Và tất nhiên, hiệp ước này sẽ mang tính ràng buộc, khả năng ngăn chặn, và thiết lập một quy tắc mang tính chế tài hơn cho khu vực Biển Đông đầy sóng gió.

Không còn những phản đối mang tính "ước lệ", Việt – Mỹ đi vào trận chiến với sự chế tài nhiều hơn, cần thiết hơn. Và chính điều này, đã tạo ít nhiều "cảm hứng" cho các quốc gia còn lại trong khu vực.

Duterte của Philippines kêu gọi hành động để giảm nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông.

Trang tin CNBC ngày 1.6 đã dẫn tin cho biết Tổng thống Duterte của Philippines đã kêu gọi hành động để giảm nguy cơ xung đột quân sự ở Biển Đông, trong đó, ông Duterte nhấn mạnh "lỗi của Bắc Kinh liên quan đến yêu sách mở rộng ở vùng biển Đông".

Việt – Mỹ đã cho thấy một phản ứng thích hợp của hai nước trước việc Trung Quốc "thất hứa", "không cam kết đủ" về an ninh và hòa bình Biển Đông.

"Biển Đông" không phải là trò chơi của Bắc Kinh, sự cứng rắn của Hà Nội đem lại lợi thế của Washington và ngược lại. Tự do hàng hải hay bảo vệ chủ quyền giờ đây đứng cùng một chiến tuyến.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 02/06/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam sẽ phải chọn phe, thay vì tiếp tục chiến lược "đu dây", tất nhiên, lựa chọn phe không hề vội vã, mà sẽ là tiến trình vận động liên tục từ cấp chính phủ đến dân sự, nhưng bài học lịch sử cho thấy, khi Hà Nội chọn phe theo ý thức hệ, thì nó mở đầu cho thời kỳ kinh tế - xã hội đi xuống, gây tổn thất tiềm lực quốc gia và con người, như vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

chon1

Samsung đang hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi một cách gián tiếp

Trung Quốc vẫn duy trì một tinh thần AQ (Lỗ Tấn) khi mới đây, Bộ Thương mại Trung Quốc lên tiếng kêu gọi Washington sẽ thể hiện sự chân thành và có bước đi sửa sai, sau khi hai bên đều tuyên bố sẽ áp thuế lên hàng hóa của nhau.

Bắc Kinh vẫn tư duy nước lớn, dù Huawei đang có nguy cơ biến mất hoàn toàn trên bản đồ công nghệ thế giới sau khi bị Mỹ cấm cửa.

Báo Tuổi Trẻ sáng ngày 27/05 đã đăng tải bài viết với tiêu đề, "Trung Quốc hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua", trong đó đi từ Bill Clinton đến Barack Obama.

Nếu Bill Clinton trợ giúp Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) thì "thời kỳ của Tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ" (theo cuộc khảo sát do C-SPAN), Bắc Kinh đã nổi lên và liên tiếp "vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế, trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trên quy mô lớn ; mở rộng lực lượng quân sự nhằm đẩy Mỹ phân tán khỏi Nhật Bản và Philippines ; xây dựng và quân sự hóa Biển Đông, vi phạm luật quốc tế…".

Và xét trên thực tiễn những gì mà Trung Quốc đã làm với Mỹ và thế giới thời kỳ hai nhiệm kỳ của Barack Obama, nhiều người đã chế nhạo vị Tổng thống da màu đầu tiên này là vị "Tổng thống vĩ đại nhất mà Trung Quốc có được". Cũng trong giai đoạn này, sự trỗi dậy gắn với quân sự hóa Biển Đông cũng gây không ít tổn thương cho chính chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

Nhưng giờ đây, với nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, mọi thứ đã khác đi. Bằng nhiều sắc luật cứng rắn, vị Tổng thống này đã và đang làm cho nước Mỹ cứng rắn trở lại, khôi phục quyền lực của Mỹ tại Trung Đông, và Châu Á – Thái Bình Dương.

Ai hưởng lợi và lựa chọn phe nào ?

Cuộc chiến thương mại đã và đang diễn ra, và cụm từ "quy mô thâm hụt thương mại giữa Mỹ - Trung" luôn hiện diện. Tuy nhiên, bản chất của sự "thâm hụt" ở 2 quốc gia là khác nhau. Với 44% hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc là hàng điện tử, tổng thâm hụt thương mại là 215 tỷ USD/ 419 tỷ USD thâm hụt trong năm 2018. Nhưng vấn đề là số lượng lớn các sản phẩm điện đến từ Trung Quốc lại được công ty Mỹ sản xuất (Iphone là điển hình, với 40% số điện thoại thông minh được bán tại Mỹ).

Theo thị phần thiết bị điện tử thông minh (như điện thoại) thì Samsung, Iphone, là hai trong số những công ty sản xuất điện thoại chiếm thị phần lớn.

Mới đây, Samsung đã ra tuyên bố, bất cứ ai sở hữu điện thoại thông minh của Huawei và đang lo ngại về những rủi ro trong tương lai, giờ đây sẽ có thêm cơ hội để chuyển sang điện thoại của hãng này. Và hầu như, mặt sau của Samsung luôn được ghi nhận sản xuất ở Việt Nam.

Samsung đang hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi một cách gián tiếp (từ mở rộng sản xuất của Samsung và sự di chuyển của các doanh nghiệp từ Trung Quốc sang để né thuế quan của Mỹ).

Ông Chua Hak-bin, Kinh tế trưởng Tập đoàn Maybank Kim Eng, trong một bài phỏng vấn của báo điện tử VnEconomy đã nhấn mạnh : Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ việc chuyển hướng đầu tư do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi các công ty đang tìm cách thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng và chuyển bớt cơ sở sản xuất của họ từ Trung Quốc.

Nhưng, hưởng lợi từ cơ hội này nhiều hay ít phụ thuộc vào cách mà lãnh đạo Hà Nội chọn "phe".

Chiến tranh thương mại với hàng rào kỹ thuật số được dựng lên, tương tự như Chiến tranh lạnh với hàng rào Đông Đức.

Nếu lựa chọn Trung Quốc, Bắc Kinh không những trợ giúp xây dựng một hệ thống 5G hoặc nhiều hơn thế với sự hỗ trợ của Huawei, ZTE (mà đằng sau là chính phủ Trung Quốc). Rộng hơn là nguồn vốn và đầu tư đến từ sáng kiến "Vành đai và con đường" gắn với tuyến đường sắt tốc độ cao, các cảng và sân bay.

Nhưng nếu Hà Nội đồng ý với thiết lập mạng kỹ thuật số hoặc cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc, sẽ có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị Mỹ "chiếu cố đặc biệt" dưới vỏ bọc an ninh quốc gia Mỹ, Bangkokpost cho biết.

Và tin tức mới nhất gần đây do Bloomberg đăng tải, Mỹ chưa muốn đưa Việt Nam vào danh sách nước thao túng tiền tệ. Bên cạnh "Việt Nam còn rất nhỏ, chưa có thể đe dọa gây thiệt hại cho Mỹ" như chuyên gia Phạm Chi Lan nhận định, thì người viết kỳ vọng hơn vào sự "khác biệt với Trung Quốc" theo hướng "mong muốn gia tăng thiết lập quan hệ tốt với Mỹ", không chỉ theo hướng thương mại, mà còn là đổi mới chính trị.

Và bằng cách đó, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, khi Mỹ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Ngược lại, Hà Nội vẫn sẽ là đồng minh tự nhiên của Bắc Kinh, nhưng canh cánh nỗi lo trỗi dậy quyền lực của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, và với sự hấp dẫn từ đồng vốn của Bắc Kinh trong các dự án hạ tầng – phát triển.

Việt Nam sẽ phải chọn phe, thay vì tiếp tục chiến lược "đu dây", tất nhiên, lựa chọn phe không hề vội vã, mà sẽ là tiến trình vận động liên tục từ cấp chính phủ đến dân sự, nhưng bài học lịch sử cho thấy, khi Hà Nội chọn phe theo ý thức hệ, thì nó mở đầu cho thời kỳ kinh tế - xã hội đi xuống, gây tổn thất tiềm lực quốc gia và con người, như vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 28/05/2019

Published in Diễn đàn

Thay đổi chưa bao giờ là quá muộn, chỉ cái lạc hậu và cũ kỹ mới giết chết được quốc gia và đảng cầm quyền ; còn đổi mới và dân chủ lại đem lại giá trị và sức sống trường tồn cho cả hai.

danchu1

Cái lạc hậu và cũ kỹ mới giết chết được quốc gia và đảng cầm quyền

Đảng cộng sản Việt Nam thiết lập được cơ sở và nhân lực trên vùng từ giai đoạn 1930 đến trước năm 1954 chính là thức thời về mặt lý luận, bám sát hơi thở thực tiễn, và đề ra được những phương hướng sách lược – chiến lược có giá trị.

Những chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn này phản ảnh sự nhạy bén và trực quan về tình hình trong và ngoài nước, điều mà bản thân Đảng cộng sản Việt Nam dường như đã đánh mất sau giai đoạn năm 1975.

Đảng cộng sản Việt Nam hiện giờ vẫn là một lực lượng chính trị mạnh nhất và duy nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, và những đổi mới bên trong đảng cũng sẽ ít nhiều thúc đẩy sự đổi mới của quốc gia.

Mới đây, trên báo Lao động Nghệ An (cơ quan của Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An) có bàn về "thực hành dân chủ rộng rãi" nhân dịp 50 năm ra đời của di chúc Hồ Chí Minh. Toàn bộ bài viết đề cập đến những cụm câu mà được cho là có ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo đầy giá trị đối với đảng cầm quyền hiện tại, trong đó bao gồm, "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" và "chỉnh đốn đảng".

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang tiến hành hoạt động "chỉnh đốn đảng" qua chiến dịch đốt lò. Và có vẻ, ông cũng lưu tâm về câu chữ "tình đồng chí thương yêu lẫn nhau" khi nhấn mạnh trong xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm. Rất nhiều kỳ vọng ông sẽ "chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi" trong đảng, tất nhiên, thông qua "thực hành dân chủ rộng rãi".

Để đạt được cả hai yếu tố trên, xét trên cả ba mặt gồm : nội tại trong đảng, nội tại xã hội và vấn đề thế giới. Không thể "đổi mới trong đảng" khi thiếu một trong ba tác động này, và càng không thể "thực hành dân chủ rộng rãi" khi mà "cái mới mẻ, tốt tươi" chưa được xuất hiện.

Nhưng câu hỏi là : bao giờ !

Câu trả lời nằm ở tư duy và tầm nhìn của ông Nguyễn Phú Trọng đến đâu, khả năng nắm bắt dư luận xã hội của ông như thế nào, ông nắm được cái cơ hội mà sự kiện bên ngoài mang lại không, và cuối cùng ông nhìn nhận phương thức giải quyết vấn đề trong đảng (tham nhũng, lợi ích nhóm, lạm quyền) như thế nào.

Phạm vi bài viết này sẽ xét về cái tác động của sự kiện bên ngoài đối với đường hướng Đảng cộng sản Việt Nam. Rõ ràng, Đảng cộng sản Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới trong tiến trình thay đổi chính đảng và cả dân tộc này. Tám năm trước, thời kỳ nước Mỹ mà Obama còn tại nhiệm, vấn đề Biển Đông luôn là nguy cơ uy hiếp sống còn đến chế độ, quan hệ thương mại chênh lệch giữa hai nước Việt – Trung cũng tạo ra một "sức ép vùng biên" đối với nền kinh tế trong nước, tham nhũng tràn lan và niềm tin người dân bị sút giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, bước vào thời kỳ Tổng thống Mỹ Donald Trump, sự trỗi dậy quá lớn của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như cách thức làm kinh tế ngông cuồng của Trung Quốc với Mỹ (ăn cắp bản quyền, cấm cửa nhiều công ty Mỹ tại thị trường Trung Quốc,…) đã được Tổng thống Mỹ đặc biệt chú ý, và tiến hành các biện pháp ngăn chặn, trừng phạt thông qua cuộc chiến thương mại.

Trung Quốc đang trả giá cho sự ngông cuồng của mình, và biểu tượng của CNTT nước này là Huawei đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ từ sau lệnh cấm của Mỹ. Nên kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục sụp giảm và uy tín chính trị của Tập Cận Bình (người có tham vọng Made in China 2025) có khả năng đổ vỡ.

Và trong cuộc chiến thương mại này, Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi được lợi, ngay cả trong vấn đề mua bán đỗ tương giữa Trung – Mỹ.

Việt Nam cũng luôn được Tổng thống Mỹ ưu ái gọi tên trên Twitter.

Nhưng trên cả, "nước Mỹ trên hết" hay "không ai được đe dọa nước Mỹ" cũng tạo tiền đề đảm bảo sự sống còn của chế độ Việt Nam, điều này nghe ngược đời nhưng thực tế là như vậy.

Biển Đông – dù có nhiều nỗ lực trong giữ gìn chủ quyền biển đảo, cũng như chống lại những nguy cơ xâm lấn chủ quyền từ Bắc Kinh, nhưng khả năng "cải tạo đảo" cũng như tiềm lực quốc phòng của Việt Nam cho một trận chiến không hải quân với Bắc Kinh là hoàn toàn không tương xứng. Vấn đề Biển Đông không đơn thuần là quốc phòng, mà bản thân nó gây chia rẽ nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam về đường hướng giải quyết, cũng như đe dọa "đại hội đảng" nếu không giải quyết tốt đẹp.

Mới đây, Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm ở Hoàng Sa, và một sự kiện khác còn nóng hơn nữa, đó là Mỹ xem xét luật trừng phạt hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Cụ thể, "trừng phạt các cá nhân hoặc tổ chức Trung Quốc (thông qua tịch thu tài sản tại Mỹ, thu hồi và hủy bỏ thị thực Mỹ) có liên quan tới các hoạt động bị Washington coi là "bất hợp pháp và nguy hiểm" của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông".

Mỹ đang can thiệp vào Biển Đông và điều hướng theo quan điểm nước này là điều có thật. Và "điều hướng" này hoàn toàn có lợi cho Việt Nam, ít nhất đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả sự trỗi dậy đầy tính ngông cuồng của Bắc Kinh.

Vấn đề, Đảng cộng sản Việt Nam có nhận ra cái cơ hội như cách mà họ đã từng nhìn ra trong thời chiến, với tuyên bố "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" hay không ?

Câu trả lời nằm ở ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người vừa trải qua cơn bạo bệnh đợt vừa rồi, và sự kiện đó có đem lại cho ông "tư duy" mới về đảng và tính thời hạn của chiến dịch đốt lò (hay chỉnh đốn đảng) hay không ? Nếu có, thì ông phải như nội dung bài viết trên báo Lao động Nghệ an, đó là thừa nhận sự lạc hậu về mặt lý luận, hay nói cách khác, nhìn thẳng vào sự thật để thừa nhận rằng : "Chúng ta đang lạc hậu về lý luận để xây dựng Đảng cầm quyền"..

Chỉ khi nhận thức và thừa nhận được như vậy, thì cơ hội chỉnh đốn đảng đến từ đổi mới lý luận trong đảng, thực hành dân chủ rộng rãi mới có thể được trở thành hiện thực.

Chỉ khi nhận thức và thừa nhận được như vậy, thì tầm nhìn về các biến cố bên ngoài có thể mang lại lợi ích trong đảng, hay biến những sự kiện thế giới để đảm bảo một giá trị cầm quyền dân chủ hơn, lâu dài hơn mới có thể trở thành hiện thực.

Và chỉ khi thực hành dân chủ rộng rãi, đến từ đổi mới lý luận, thì bản thân Đảng cộng sản Việt Nam mới thực sự thức thời về cả lợi quyền của dân tộc và lợi ích của chính đảng cầm quyền.

Ông Nguyễn Phú Trọng cần nhìn nhận cơ hội gần Mỹ, và tạo ra một khoảng cách đủ để đảm bảo hòa bình với Trung Quốc điên cuồng không phải lúc nào cũng xuất hiện như hiện nay. Cũng như cơ hội để "chỉnh đốn đảng, thực hành dân chủ rộng rãi" không phải lúc nào cũng hiện hữu như hiện tại. Bởi nếu để cơ hội này đi qua, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội xây dựng tiềm lực quốc gia, tiềm lực chính đảng, và cũng chính là treo sinh mạng chính trị của ông trên giàn đài xử tử.

"Thực hành dân chủ rộng rãi" đơn giản là gần Mỹ, xa Tàu

Thay đổi chưa bao giờ là quá muộn, chỉ cái lạc hậu và cũ kỹ mới giết chết được quốc gia và đảng cầm quyền ; còn đổi mới và dân chủ lại đem lại giá trị và sức sống trường tồn cho cả hai.

Tất nhiên, đó là đổi mới thật và dân chủ không cuội.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 25/05/2019

Tài liệu tham khảo :

http://laodongnghean.vn/thoi-su/thuc-hanh-dan-chu-rong-rai-29298.html

https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/phan-doi-trung-quoc-to-chuc-dua-thuyen-buom-o-hoang-sa/811580.antd

https://dantri.com.vn/the-gioi/my-xem-xet-luat-trung-phat-hoat-dong-phi-phap-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-20190523152006354.htm

Published in Diễn đàn

Trở lại với kỳ họp Quốc hội lần này, dân không phải không tin lời bà Chủ tịch Quốc hội, khi bà tuyên bố rằng, "tạo sự thống nhất cao để Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân", nhưng sự xảo trá và bạo lực, sự răn đe phi pháp và liêm sỉ quan chức trong thực tiễn còn tiếp tục phô bày, trong khi Quốc hội dường như đứng ngoài lề các "vấn đề nóng của xã hội" đó. Và người dân đã không tin những lời hô hào đầy tính hoa mĩ, những "quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân" chỉ ở cửa miệng đó không phải là không có lý.

qh1

Vào sáng ngày 20 tháng Năm, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 tại Phòng họp Diên Hồng, tòa nhà Quốc hội, Hà Nội.

Trong bài phát biểu khai mạc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các đại biểu quốc hội thể hiện quan điểm rõ ràng về từng nội dung, tạo sự thống nhất cao để Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Kỳ họp thứ 7 diễn ra trong bối cảnh, cả hệ thống chính trị đã và đang tưng bừng thi đua thực hiện đạo đức và tác phong làm việc, nhân dịp "50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ". Trong bản di chúc được công bố năm 1969, đã ghi nhận rằng, về Đảng, "một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc".

Sở dĩ phải diễn giải như thế, bởi vì trong lần họp kỳ này, các vị Đại biểu quốc hội phải "cho ý kiến bước đầu về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), đồng thời xem xét, quyết định việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể nhằm nội luật hóa các điều ước quốc tế, bảo đảm sự tương thích với các cam kết trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)". Sửa Bộ luật Lao động, để áp dụng nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, công nhận và thực hành công đoàn độc lập (ngoài công đoàn nhà nước), chính là "một lòng một dạ phục vụ giai cấp" – mà chính xác chính là giai cấp công nhân. 

Thế nhưng, xem lại toàn bộ tiến trình thỏa thuận, thương lượng, ký kết về quyền thương lượng tập thể,… dễ dàng nhận ra rằng, đó là một quá trình thỏa hiệp một cách khéo léo các giá trị phổ quát, với cách giữ cho hệ thống công đoàn nhà nước tiếp tục cắm sâu trong đời sống công nhân và người lao động. Nhưng việc "cắm sâu" không hẳn phải để đảm bảo cho cải thiện đời sống công nhân và người lao động, hay lên tiếng về lợi quyền người lao động, mà chính là đảm bảo giữ lực lượng lao động hay công nhân trong khuôn khổ chịu sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của đảng. Chính vì vậy, xuất hiện một nguy cơ được gọi tên là "công đoàn cuội" (một công đoàn tiếp tục bị chi phối chính trị), hoặc giãn thời gian sửa đổi, áp dụng thương lượng tập thể trong tương lai.

Mặt khác, bản thân nhà nước vẫn dung dưỡng quan điểm cực đoan về "công đoàn độc lập, nghiệp đoàn độc lập", coi đây là chỉ "là những toan tính, mưu đồ chính trị, cũng như là vỏ bọc để đám "rận chủ" tiến hành các hoạt động, phá hoại quá trình Việt Nam thực hiện các cam kết TPP". Thay vì coi đó như là một cách thức thực hiện "Di chúc Bác Hồ" về "một lòng một dạ phục vụ giai cấp".

Kỳ họp thứ 7 diễn ra trong bối cảnh, chị Huệ Như, một công dân phản đối trạm thu phí bẩn BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài bị lực lượng công an huyện Sóc Sơn tấn công vật lý và bắt giữ vào sáng ngày 20 tháng Năm, cùng với 5 người khác. Trong khi, sự phản đối của chị và những người cùng chí hướng (phản đối BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài) hướng vào việc, họ đã không sử dụng công trình nhưng vẫn bị bắt trả tiền, một hành vi thu lợi – có sự cấu kết giữa nhóm nhà đầu tư với nhóm quan chức.

Khi Khá Bảnh, Phúc XO... xuất hiện trên diễn đàn Quốc hội qua báo cáo trước Quốc hội ngày 20 tháng Năm của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, thì vấn đề BOT bẩn gây bức xúc lớn trong dư luận xã hội, làm sụt giảm nhanh chóng niềm tin của nhân dân đối với nhà nước lại không hề được nhắc đến. Và trong mọi "cuộc chiến chống BOT bẩn", Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh lại được sử dụng nhiều nhất để xé toạc toàn bộ những luận điệu giả dối của nhà đầu tư lẫn chính quyền, trong đó, "Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. (…) Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý…".

Bộ Công thương, "con cưng" của Chính phủ tiếp tục chà đạp dư luận xã hội khi tuyên bố "Giá điện đáng lẽ còn tăng cao hơn", với "báo cáo Thủ tướng giá điện không bất thường", và với "Bộ Công thương đề nghị xử lý cá nhân xuyên tạc về giá điện". Thay vì minh bạch hóa, thay vì lắng nghe người dân, thay vì sử dụng một đoàn thanh tra độc lập về giá điện, thì Bộ Công thương lại vừa đá bóng vừa thổi coi để hoàn tất cái gọi là "đúng quy trình, cũng như thời điểm" về tăng giá điện đột biến, đòi xử lý "dư luận" dưới lớp màn bọc đầy mơ hồ nhưng mang tính thị uy của nhà nước : kích động, gây rối trật tự, an toàn xã hội.

Nếu đặt BOT bẩn và Bộ Công thương lên bàn cân, thì độ bẩn của cả hai sẽ ngang bằng nhau. Và chính độ bẩn này, đã đi ngược lại với lời Di chúc, trong đó "phục vụ nhân dân". Một khi nhân dân gào thét đòi quyền lợi, các bộ ngành bỏ ngoài tai và sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt và răn đe, thì chính quyền đó đã phá nốt cái yếu tố cuối cùng trong lời Di chúc để lại : phục vụ tổ quốc.

Trở lại với kỳ họp Quốc hội lần này, dân không phải không tin lời bà Chủ tịch Quốc hội, khi bà tuyên bố rằng, "tạo sự thống nhất cao để Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân", nhưng sự xảo trá và bạo lực, sự răn đe phi pháp và liêm sỉ quan chức trong thực tiễn còn tiếp tục phô bày, trong khi Quốc hội dường như đứng ngoài lề các "vấn đề nóng của xã hội" đó. Và người dân đã không tin những lời hô hào đầy tính hoa mĩ, những "quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân" chỉ ở cửa miệng đó không phải là không có lý.

Phải chăng, Quốc hội họp phòng máy lạnh, nên sức nóng xã hội đã không đi đến được tâm trí đại biểu Quốc hội ?

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 21/05/2019

Published in Diễn đàn

Bẫy thu nhập trung bình vẫn luôn được nhắc đến trong các buổi tọa đàm liên quan đến kinh tế.

average0

Cảnh báo về nguy cơ Việt Nam chưa giàu đã già được các thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại buổi làm việc hôm 22/12/2018.

Vào tháng 1/2019, trong chương trình Chia sẻ tầm nhìn 2019, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người chỉ ngang mức của Malaysia cách đây 20 năm, Thái Lan 15 năm.

Sau 30 năm đổi mới, theo ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với quy mô, tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh. Tuy nhiên ông Dũng cũng cho hay, để tránh bẫy thu nhập trung bình thì cần cải cách thể chế.

"Khó lắm các đồng chí ạ"

Liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế, gần đây, trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ sự quan ngại về tiến trình và mục tiêu cải thiện đời sống kinh tế quốc gia.

"Từ năm 2001, chúng ta đã xác định đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, giờ đã trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa ?".

Từ "khó" được ông Nguyễn Phú Trọng nhắc 8 lần trong bài phát biểu của mình, và "khó lắm" được ông diễn giải như một cách để đòi hỏi sự "hiểu biết rất sâu sắc cả lý luận và thực tiễn, cả trong nước và quốc tế"trong định hình tương lai của các "đồng chí".

Trở lại với vấn đề thu nhập bình quân đầu người. Nó là gì ?

Đây là khái niệm chỉ trạng thái một nền kinh tế vượt qua mốc thu nhập thấp (1.025 USD/người) để trở thành quốc gia có thu nhập trung bình (từ 1.025 USD đến 12.475 USD/người), nhưng sau đó bị dừng lại ở khoảng thu nhập này. Lý do xuất phát từ các lợi thế vươn lên từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình đã không còn hoặc bị bỏ qua, hoặc không bổ sung thêm, cụ thể là về trình độ nhân công giá rẻ, dân số vàng, ưu thế về cơ sở hạ tầng, trình độ nhân lực cao.

Việt Nam, giai đoạn 2001-2005 đã vượt qua khỏi quốc gia có "thu nhập thấp" để gia nhập thu nhập trung bình, thời điểm đó, cơ chế và lợi thế quốc gia (dân số vàng, nhân công giá rẻ,…) được mở rộng. Đến năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587 USD/người.

Nếu lấy tiến trình từ 2005 – 2018 thì sau 13 năm, tốc độ gia tang thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là quá chậm chạp. Và căn cứ vào phân loại thu nhập bình quân đầu người của Ngân hàng thế giới, thì hiện tại Việt Nam vẫn là quốc gia nằm trong thu nhập trung bình thấp (từ 1.036 USD - 4.085 USD/người).

Trong buổi phát biểu vào đầu năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, với tốc độ tăng trưởng tương tự như mức tang trung bình của 3 thập niên qua, thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt 18.000 USD (tức là nằm trong thu nhập cao) vào năm 2045. Nếu đặt yếu tố "tốc độ tang trưởng" trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đang tái diễn những gì đã từng diễn ra vào năm 2007 -2008, theo đó là bong bóng bất động sản, lạm phát và hạ tầng giao thông bị tắc nghẽn. Nói cách khác, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là một nền kinh tế liên quan đến tài nguyên cố định (đất đai), và chủ yếu là đầu tư bất động sản hơn là các kỹ nghệ trong sản xuất – kinh doanh. Việt Nam có thể được thúc đẩy bởi nguồn vốn đầu tư FDI, nhưng nó phải gắn liền với nguồn nhân lực, cải thiện chính sách, cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính hiệu quả - và những yếu tố này cho đến nay mới chỉ được sắp xếp lại, chứ chưa đi vào hướng cải thiện. Một ví dụ như năng suất lao động của toàn nền kinh tế dù có cải thiện theo hướng tăng qua các năm (năm 2017 tăng 6% so với 2016), nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực (mức tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng bằng 17,6% của Malaysia ; 36,5% của Thái Lan ; bằng 42,3% của Indonesia,…). Và về trình độ của lao động, thì cuối năm 2017, mới chỉ có 21,5% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 13%.

Tất cả những con số nêu trên cho thấy, để đạt mức 18.000 USD/người trong năm 2045 (tức 25 năm nữa), là một thách thức không nhỏ nếu Việt Nam vẫn duy trì mô hình kinh tế - chính trị như hiện nay.

Cải cách thể chế : nhanh và luôn

Trong một bài viết trên brookings [1] liên quan đến câu hỏi, làm thế nào để Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, Sebastian Eckardt (Chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam - Ngân hàng Thế giới) và Vũ Viết Ngoạn (Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc) cũng đã thừa nhận, để trở thành một quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam sẽ cần duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình ít nhất 7% trong 25 năm tới. Và "dù Việt Nam có tiềm năng đáp ứng nguyện vọng này, nhưng không có cải cách, quốc gia này có thể gặp phải sự tăng trưởng chậm lại và thiếu đi khát vọng của chính mình".

Do đó, để đạt được mục tiêu nêu trên trong bối cảnh dân số đang già hóa cũng như sự chậm chạp trong chính sách đầu tư và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, thì theo hai tác giả, Việt Nam cần phải làm ngay những việc sau :

Đầu tiên là, đẩy nhanh đầu tư sản xuất, qua đó đòi hỏi một hệ thống tài chính hiệu quả hơn, giúp giảm chi phí tài chính và phân bổ các khoản tiết kiệm đáng kể vào khu vực sản xuất tư nhân và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Thứ hai, thúc đẩy một lực lượng lao động sản xuất với các kỹ năng của thế kỷ XXI. Bởi ngày nay, hơn ½ các doanh nghiệp ở Việt Nam cho biết, họ gặp những khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân có kỹ năng. Và Việt Nam sẽ cần một cải cách lớn để xây dựng hệ thống đào tạo nghề toàn diện và cạnh tranh ; các trường đại học đẳng cấp thế giới.

Thứ ba, thúc đẩy đổi mới. Sự đổi mới sẽ cần trở thành động lực quan trọng hơn để tăng năng suất, cả thông qua việc nâng cấp các quy trình, công nghệ và sản phẩm của các doanh nghiệp hiện tại, nhằm thoát khỏi các doanh nghiệp năng suất thấp. Kèm theo đó, là bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, cũng như sự cởi mở trong thương mại và đầu tư.

Cuối cùng và quan trọng nhất, theo hai tác giả là thể chế, bao gồm khu vực nhà nước vẫn còn lớn, thể chế thị trường chưa hoàn chỉnh và môi trường đầu tư rườm rà tiếp tục cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam. Nếu không được giải quyết, những điểm yếu về quản trị này có thể trở thành lực cản cho sự phát triển trong tương lai.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 19/05/2019

Chú thích :

[1] https://www.brookings.edu/blog/future-development/2019/05/16/how-can-vietnam-avoid-the-middle-income-trap/

Published in Diễn đàn

Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ thuộc thôn Châu Trúc (xã Mỹ Lợi, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) có diện tích 60 ha, với tổng vốn 1.440 tỉ đồng do Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, Dự án này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người dân địa phương !

trao1

Đầm Trà Ổ

Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, sự phản đối của bà con địa phương bắt đầu từ tháng 4/2019 đến nay, bởi theo người dân, Trà Ổ là cái đầm lớn thứ hai của Bình Định – nơi mưa sinh thủy sản của bà con, và dự án năng lượng mặt trời có thể "che lại hết không thể nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và làm nông nghiệp !".

Cũng theo chia sẻ trên trang cá nhân, Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cũng dẫn quan điểm của lãnh đạo huyện Phù Mỹ, theo đó, đầm Trà Ổ rộng 1.200 ha và dự án chỉ được cấp phép trên 60 ha ; các tấm pin chỉ che phủ 35 ha. Việc xây dựng Nhà máy điện mặt trời sẽ giúp cho địa phương phát triển kinh tế, đóng góp ngân sách tỉnh và đặc biệt tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Hệ thống năng lượng mặt trời được xem là một nguồn năng lượng không tạo ra ô nhiễm không khí, nước hoặc hiệu ứng nhà kính. Và hiện nay, năng lượng mặt trời đã bùng nổ ở nhiều nơi, khi chi phí lắp đặt đã giảm hơn 70% kể từ năm 2010. Sự tăng trưởng này được Hiệp hội Công nghiệp quang điện Châu Âu ghi nhận bằng dự đoán rằng, năng lượng mặt trời có thể cung cấp từ 7% đến 11% nhu cầu điện của EU vào năm 2030.

trao2

Người dân xã Mỹ Lợi trình bày ý kiến tại buổi đối thoại

Dù là một loại năng lượng sạch, nhưng điện năng mặt trời không tuyệt đối, bởi nó chứa đựng những yếu tố gây hại.

Đầu tiên, về việc sử dụng đất đai, bởi các tấm pin mặt trời quy mô càng lớn thì diện ích chiếm càng nhiều, và điều này có thể dẫn đến suy thoái môi trường và mất môi trường sống. Cụ thể hơn, các trang trại năng lượng mặt trời bao phủ một lượng lớn đất đai có khả năng có tác động đến hệ động vật và thực vật địa phương, đặc biệt là các loài chim. Bản thân khu vực triển khai dự án điện mặt trời cũng ức chế sự phát triển của thảm thực vật và làm hỏng nông nghiệp. Không giống như năng lượng gió, các tấm pin mặt trời không thể chia sẻ vùng đất mà chúng chiếm dụng cho các mục đích sử dụng khác. Theo The Guardian, với việc triển khai các dự án năng lượng mặt trời thì khí hậu là một yếu tố được biết đến và thay đổi mạnh mẽ bản chất của đất cũng như các mối quan hệ loài thực vật có thể phát triển ở đó. 

Nghiên cứu được thực hiện tại các trang trại phong điện và công viên năng lượng mặt trời cho thấy những thay đổi trong sử dụng đất này có thể dẫn đến thay đổi khí hậu vi mô. Ví dụ, làm việc trên các trang trại gió tác động cục bộ về nhiệt độ, thay đổi độ ẩm thông qua nhiễu loạn, nồng độ khí sinh học cao hơn (CO2, metan và oxit nitơ) và thay đổi mô hình che phủ của mây và lượng mưa. Trong khi đó, với các tấm năng lượng mặt trời có thể gây ra bóng râm và thay đổi lưu lượng gió, và về nguyên tắc có khả năng thay đổi nhiệt độ, thay đổi sự phân bố lượng mưa (tác động đến độ ẩm của đất) và lưu lượng gió trên đất. Cụ thể, đất là nhân tố quan trọng nhất trong việc lưu trữ carbon - chứa nhiều hơn thực vật và bầu khí quyển - và sự tương tác giữa đất và thực vật điều chỉnh việc lưu trữ carbon và giải phóng khí nhà kính. Vì vậy, việc mở rộng các công viên năng lượng mặt trời ảnh hướng quan trọng đối với chu trình carbon, tốc độ tăng trưởng của thực vật, lượng carbon bị giữ lại trong đất, khả năng giải phóng khí thải nhà kính vào khí quyển và các loại loài có thể sống trong điều kiện mới. Sử dụng hàng loạt các trang trại năng lượng mặt trời theo thời gian sẽ làm tăng các khu vực bị ảnh hưởng và quy mô ảnh hưởng.

Thứ hai, về sử dụng nước. Tạo năng lượng với các tấm quang điện mặt trời là một quá trình tốn nhiều nước. Mặc dù các pin mặt trời không sử dụng nước để tạo ra điện, quá trình sản xuất lại cần nước. Tại Mỹ, sản xuất điện chiếm hơn 40% lượng nước ngọt hàng ngày. Mặc dù một phần nước này có thể được tái sử dụng, sự phong phú của các tấm pin mặt trời trong một khu vực có thể gây căng thẳng cho tài nguyên nước địa phương. Chưa kể, sự bao phủ một diện tích đất cũng tạo ra nguy cơ khủng hoảng sinh thái ảnh hưởng đến mức độ thoát nước và lượng mưa của khu vực.

Thứ ba, hóa chất độc hại. Quá trình sản xuất các tấm năng lượng mặt trời đã sử dụng các hóa chất độc hại như axit hydrochloric, axit sulfuric, axit nitric, hydro florua, acetone… Nếu các nhà sản xuất có thể không tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và các quy định nhằm tiết giảm chi phí sản xuất. Trong khi đó, nếu các tấm pin mặt trời không được xử lý đúng cách, những hóa chất độc hại này có thể là mối nguy hại cho môi trường. Các tấm pin mặt trời tạo ra chất thải độc hại gấp 300 lần trên mỗi đơn vị năng lượng so với các nhà máy điện hạt nhân. Và hiện nay, các tấm năng lượng mặt trời sau khi thải loại, đã tạo thành một cụm hóa chất độc hại tại các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Ghana. Đó là chưa kể, trong quá trình sử dụng, các tấm năng lượng mặt trời phát ra các chất ô nhiễm. Nếu các chất này vô tình được giải phóng trên nước ngầm và đất nông nghiệp trong quá trình sản xuất, thì nó cũng tạo ra những rủi ro cao. Mà cụ thể, cadmium có thể bị rửa trôi khỏi các tấm năng lượng mặt trời bởi nước mưa đang ngày càng trở nên phổ biến.

Đó là chưa kể, có thể các tấm năng lượng mặt trời có xuất xứ từ Trung Quốc, bởi giá thành rẻ hơn. Trong một bài viết của Tiến sĩ Alona Armstrong, giảng viên năng lượng tại Trung tâm Môi trườngLancaster, Đại học Lancaster trên trang nationalgeographic cho biết. Một nghiên cứu được phát hành vào tháng Năm bởi Đại học Tây Bắc và Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne cho thấy lượng khí thải carbon của một tấm năng lượng mặt trời từ Trung Quốc gấp đôi so với Châu Âu, bởi vì Trung Quốc có ít tiêu chuẩn môi trường hơn và nhiều nhà máy nhiệt điện than hơn. Bản thân những nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời cũng bị phản ứng dữ dội, ví dụ Jinko Solar, khi doanh nghiệp này đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình và hành động pháp lý kể từ khi một trong những nhà máy của nó, ở tỉnh phía đông Chiết Giang, bị buộc tội thải chất thải độc hại xuống một con sông gần đó.

Tiếp đó, việc tái chế pin mặt trời gặp phải vấn đề, không có đủ nơi để tái chế các tấm pin mặt trời cũ và không có đủ các tấm pin mặt trời đủ đáp ứng khả năng để tái chế chúng (về mặt kinh tế). Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế (IRENA) năm 2016 ước tính có khoảng 250.000 tấn chất thải từ pin mặt trời trên thế giới vào cuối năm đó. IRENA dự kiến số tiền này có thể đạt tới 78 triệu tấn vào năm 2050.

Câu chuyện người dân phản đối dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ có thể mở đầu cho hàng loạt những cuộc phản đối khác, khi các dự án "năng lượng sạch" kiểu này đang được thúc đẩy ở các tỉnh thành khác tại Việt Nam. Và người dân có quyền đặt câu hỏi : liệu năng lượng mặt trời có sạch như cách mà các chủ đầu tư quảng bá ?.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 10/05/2019

******************

Dự án điện mặt trời đầm Trà Ổ mới chỉ phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư

Ngọc Oai, Sài Gòn Giải Phóng online, 03/07/2018

Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết, dự án điện mặt trời ở đầm Trà Ổ (gọi tắt là dự án) chỉ mới được phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư nên chưa thể công khai đến người dân sớm.

Mới phê duyệt chủ trương, chủ đầu tư đã cắm cọc, khoan...

trao3

Trong sáng 3/7, tại UBND xã Mỹ Châu (Phù Mỹ), lãnh đạo huyện Phù Mỹ (Bình Định) đã có buổi sinh hoạt với ban chấp hành mở rộng Đảng ủy xã Mỹ Châu. Dự kiến, trong chiều cùng ngày các bên sẽ tiến hành sinh hoạt với chi bộ thôn Châu Trúc và người dân.

trao4

Đã 5 ngày qua, người dân thôn Châu Trúc dựng rạp canh giữ 3 ô tô (trong đó 2 xe công vụ) để mong được đối thoại với lãnh đạo tỉnh về dự án điện mặt trời

trao5

3 xe ô tô của đoàn khảo sát (2 xe công vụ) bị "nhốt" 5 ngày qua tại đầm Trà Ổ

Trao đổi với PV SGGPO, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ Nguyễn Văn Dũng cho biết : "Trong ngày 2/7, huyện đã thành lập tổ công tác. Sáng 3/7, tiến hành sinh hoạt với Ban chấp hành mở rộng Đảng ủy xã Mỹ Châu rồi mới xuống sinh hoạt chi bộ. Sau khi đã đi đến thống nhất thì chúng tôi sẽ sinh hoạt với dân".

Theo Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, dự án này chỉ mới phê duyệt chủ trương báo cáo đầu tư, chứ chưa phải là phê duyệt đầu tư. Ở đây mới chỉ là báo cáo phê duyệt các bước, để hoàn chỉnh dự án nên không thể công khai được.  

Ông Dũng cũng cho biết, trước đó, khi có phê duyệt chủ trương dự án UBND huyện đã họp với các ngành của huyện. Trong đó, có mời cả Bí thư, Chủ tịch mặt trận các xã ven đầm Trà Ổ để nghe nhà đầu tư báo cáo sơ lược về dự án, để cán bộ nắm trước.

"Lộ trình tiếp theo, trước hết là họp Đảng bộ các xã sau đó công khai dự án đó cho dân biết. Rồi tiến hành họp trong dân để công khai dự án. Trước khi công khai dự án phải làm rõ vị trí, địa điểm ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động của người dân ở đó hay không" - ông Nguyễn Văn Dũng nói.

trao6

Người dân đặt lều, chặn giữ 3 ô tô của đoàn khảo sát

Tuy vậy, thông tin PV  nhận được từ phía người dân và cán bộ thôn Châu Trúc là trước đó có đoàn đã về khảo sát cắm cọc, khoan thăm dò. Việc này đã làm cho hầu hết người dân lo lắng. Sau đó, 9 giờ ngày 28-6, có đoàn ra để khảo sát đường điện, thì người dân mới ra chặn và giữ xe.

Trong khi đó, ông Trương Minh Út, Phó Chủ tịch HĐND xã Mỹ Châu cho biết : "Sự việc xảy ra khá bất ngờ nên địa phương cũng khá lúng túng. Ban đầu, đoàn công tác xuống khoan thăm dò dự án, nhưng không thông qua địa phương, nên Đảng ủy, UBND xã Mỹ Châu không biết. Bây giờ dự án cũng chưa thông qua, địa phương cũng chẳng biết gì !".

Việc công ty cắm cọc, khoan Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho hay, chưa nghe thông tin về việc này.

"Nhưng có thể đơn vị hôm đó họ đi trước để khảo sát xem được ở đó có đáp ứng đủ ánh sáng hay không", ông Dũng nói.

Dân lo dự án bít lối ra đầm

Ngày 3/7, ông Bùi Xuân Bộ, trưởng thôn Châu Trúc thông tin nhanh : "Lãnh đạo nói sẽ vận động người dân trở về. Nhưng điều người dân mong muốn là đơn vị chức trách hoặc chủ đầu tư phải giải thích cho họ về dự án".

Theo tìm hiểu, bức xúc của người dân đứng ra chặn giữ xe công vụ trên đầm Trà Ổ chủ yếu xoay quanh các vấn đề: người dân lo mất sinh kế; lo ô nhiễm môi trường, dự án làm cá, tôm trên đầm chết; người dân ra phản đối trước, không để dự án triển khai rồi "sự đã rồi" thì không còn can thiệp được ; có 350 hộ (1.600 nhân khẩu) thôn Châu Trúc trước nay thiếu đất sản xuất, chủ yếu dựa vào đầm Trà Ổ để mưu sinh, giờ dự án đặt trước thôn này sẽ bít lối ra đầm làm ăn của dân…

trao7

350 hộ dân (1.600 nhân khẩu) vô cùng lo lắng sợ mất sinh kế, bít lối làm ăn nếu dự án điện mặt trời thi công trên đầm Trà Ổ

"Dự án điện mặt trời có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ? Có ai giải thích cho đâu ? Khi làm dự án thì cá, tôm trên đầm Trà Ổ có chết hay không ? Dân chúng tôi được cái gì ? Chúng tôi không có chuyên môn nên lo lắng vô cùng ! Yêu cầu đơn vị nào ký phê duyệt dự án, đơn vị chuyên môn phải ra đối thoại giải thích cho dân", một người dân lo lắng cho biết.

Ông Trương Minh Út thông tin : "Nhiều người dân nói rằng, công ty họ dàn trải phao nổi trên mặt nước, từ Cù Lao đến hết thôn Châu Trúc. Làm thế chiếm hết diện tích của dân rồi, bít lối ra đầm của dân, người dân phải đi vòng qua các xã khác để đi làm. Khi đó, lưới cụ của họ sẽ bị dân vùng khác phá hỏng, hư hại nên họ không yên tâm đánh bắt trên đầm nữa".

Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ tiếp tục khẳng định : "Quan điểm của địa phương, nếu dự án đưa vào trong quá trình thực hiện ảnh hưởng đến đời sống của người dân thì dĩ nhiên, chính quyền sẽ can thiệp để nhà đầu tư trích một khoản kinh phí để hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng ; thứ 2, phải có kinh phí để hỗ trợ hạ tầng cho người dân. Những vấn đề trên, địa phương đang đặt ra cho nhà đầu tư để họ chuẩn bị trước. Làm cái gì cũng phải đặt lợi ích của người dân lên trên hết…".

Theo kế hoạch, trong chiều nay 3/7, lãnh đạo huyện Phù Mỹ và xã Mỹ Châu sẽ sinh hoạt với chi bộ thôn Châu Trúc và người dân về dự án này.

100% Đảng viên chi bộ thôn không đồng tình

Trao đổi với báo chí, ông Trương Văn Quý, Bí thư chi bộ thôn Châu Trúc cho biết : Người dân và cán bộ thôn Châu Trúc vẫn chưa hay biết gì về thông tin có chủ trương đầu tư dự án. Tất cả đều thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí.

Giữa tháng 6/2018, khi có phản ánh của người dân, chi bộ thôn đã tổ chức họp thì tất cả 100% Đảng viên chi bộ thôn đều không đồng tình triển khai dự án trên đầm Trà Ổ. Hầu hết, người dân thôn Châu Trúc đều sinh sống dựa vào đầm này.

Ngọc Oai

Nguồn : Sài Gòn Giải Phóng online, 03/07/2018

Published in Diễn đàn

"Đừng nghe, hãy nhìn" vẫn chạm đến những "nỗi đau" giản dị của người cộng sản.

Trong hệ thống sách lịch sử, người dân Việt Nam sau 1975 đến nay hay đọc và được giảng dạy về những mảnh đời cộng sản giản dị. Nhưng dần dần, khi thông tin bắt đầu đa chiều, và những mảnh khất của đời sống lãnh đạo cộng sản được hé lộ, thì sự… giản dị được hiểu theo định nghĩa rất… cộng sản.

giandi0

Xuôi về Hà Nam, Ninh Bình theo quốc lộ 1A, nhiều người không khỏi lấy làm lạ với những tòa lâu đài mang phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp, tân cổ giao duyên mọc bên đường…

"Đơn sơ và giản dị, nhà sàn… và dinh thự"

Cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh mất đi để lại nhiều dư âm dư luận, xấu có, tốt có. Và hẳn nhiên, sự từ trần của ông lại làm nổi lên những bài báo với nội dung phản ánh đời sống, quan điểm của cố Chủ tịch nước, trong đó, đức tính được nhấn mạnh là… sự giản dị (hay cần-kiệm-liêm-chính).

Facebooker Trương Huy San, trong một chia sẻ về cái chết của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã cho biết, trong bài báo "Cái bắt tay của Chủ tịch nước trong giờ giải lao" có ghi lời của Thiếu tướng Hoàng Kiền, mà theo đó, cố Chủ tịch nước đã từng chia sẻ với ông Kiền rằng, "Tôi sống trong một căn hộ ở đây. Tôi không có biệt thự nào".

Nhưng sự thật, theo ông Trương huy San cho biết, các con của Cố chủ tịch nước Lê Đức Anh từ Bắc chí Nam về nhà cửa không thau kém ai. Bản thân Cố chủ tịch nước cũng có một dinh thự tại Pasteur (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh) và đang tiếp tục ở nhà công vụ số 5A Hoàng Diệu (Thành phố Hà Nội) cho đến khi mất đi.

Căn dinh thự có địa chỉ 240 Pasteur của cố Chủ tịch nước theo thời giá cho thuê trên trang dichvubds.vn là 418 triệu đồng Việt Nam/tháng (tương đương 18.000 đô-la Mỹ-tháng). Nếu so với thu nhập bình quân mà giai cấp công nhân đạt được, theo công bố của Viện Công nhân Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) vào tháng 7/2018 là 5 triệu đồng Việt Nam/tháng, thì để đạt được ngưỡng 1 tháng của lãnh đạo "giản dị", người công nhân phải làm việc liên tục trong 7 năm trời, không ăn và không mặc.

Và đó mới chỉ là căn dinh thự cho thuê.

Trong khi đó, căn nhà công vụ tại đường Hoàng Diệu được tính hàng trăm tỷ đồng Việt Nam, bởi nơi đây là khu an ninh nhất, xanh và mát nhất của thủ đô Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nếu Cố chủ tịch nước Lê Đức Anh thực sự "giản dị" thì đáng lý ra, ông phải trả lại nhà công vụ sau thời gian đương nhiệm, ít ra như nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.

Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh xứng đáng được hưởng như thế, bởi ông là trải qua ba cuộc chiến, và là "anh hùng trong chiến tranh" ? Có lẽ vậy, hoặc nói trong tư thế của người ở phe thắng trận thì, ta thắng và ta có quyền.

Nhưng "quyền hưởng thụ" thành quả của cuộc chiến không nên trở thành một chỉ dấu cho sự "giản dị", bởi bằng cách đó, nó khiến sự giản dị của người cộng sản hoàn toàn thoát khỏi những từ điển thông thường. Sự "giản dị" của người cộng sản sẽ được định nghĩa bằng việc có hàng ngàn mét vuông đất và con cháu cũng tương tự như thế.

Người cộng sản mà ở tầm lãnh đạo chưa bao giờ nghèo, ít nhất về mặt bằng thu nhập chung của quốc dân, chỉ là họ không biết che giấu khéo léo cái giàu của mình đi. Nhưng cũng như sự "tất yếu của dòng thác cách mạng", thì dòng thác của thông tin sẽ phơi bày các kẻ hở, chân tướng và những câu chuyện "giản dị" nhuốm màu truyền thuyết, hư ảo, làm nên tính chất thánh thần của những nhà lãnh đạo cộng sản. Nó dìm chết những kẻ bồi bút, nô bút tìm cách che giấu sự thật trần trụi về những ông bà hoàng, những lãnh chúa thời hiện đại, và khoác lên vai họ những tấm áo rách giả tạo của dân nghèo.

Sẽ không che giấu được, trừ phi không có. Và câu chuyện của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ là bài học cảnh giác của người dân trước những thông tin "ca tụng" người lãnh đạo cộng sản.

Không chỉ lãnh đạo cộng sản thời cuộc chiến, mà cả lãnh đạo thời hòa bình.

"Đừng nghe, hãy nhìn" vẫn chạm đến những "nỗi đau" giản dị của người cộng sản.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 26/04/2019

Published in Diễn đàn