Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trả lời cho câu hỏi, liệu Việt Nam sẽ hóa rồng theo định hướng "Tầm nhìn 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao" ? Thậm chí vượt Trung Quốc !?

kha1

Quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2018 (244,95 tỷ USD) thua quy mô nền kinh tế của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2017, với GDP khoảng 469 tỷ USD.

Hãy thử nhìn sang nền kinh tế Trung Quốc năm 2018, với GDP là 13.285,65 tỷ USD, mức tăng trưởng 6,6 được coi là thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, GDP Việt Nam năm 2018 đạt được 244,95 tỷ USD - mức tăng cao nhất 11 năm qua. Đối sánh một cách dễ hiểu, thì quy mô kinh tế của Việt Nam năm 2018, thua quy mô nền kinh tế của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) vào năm 2017, với GDP khoảng 469 tỷ USD.

Nhưng tại sao lại có thể đặt ra câu hỏi, kinh tế Việt Nam khá hơn so với Trung Quốc ? Liệu đây có phải là quan điểm viễn tưởng ? Có phải sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến câu hỏi trên đặt ra ?

Trung Quốc, với 80% bằng sáng chế về trí tuệ nhân tạo (tương đương 473 bằng trên tổng số 608 bằng) ; 850 triệu dân thoát nghèo ; dẫn đầu nhóm nền kinh tế mới nổi (BRIC - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) về chỉ số cạnh tranh ; chiếm 1/3 startup "kỳ lân" (giá trị trên 1 tỷ USD) trên thế giới.

Nhưng tất cả những điều thần kỳ về mặt kinh tế này lại xuất phát điểm từ năm 1978 với kiến trúc sư kinh tế là Đặng Tiểu Bình. Thẳng thắn, nếu không nhờ vào lộ trình tư tưởng và hợp pháp hóa cho cải cách và hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, thì Trung Quốc đã bị xóa sổ sau cuộc Đại Nhảy Vọt và Cách mạng văn hóa.

Nói cách khác, một lý thuyết kết hợp chủ nghĩa tư bản vào kế hoạch hóa tập trung để gia tăng năng suất, nâng cao văn hóa Trung Quốc và nâng cao lợi ích của người dân của Đặng Tiểu Bình đã làm cho Trung Quốc hồi sinh trở lại sau điêu tàn. Dù không có ý nghĩa tạo ra một xã hội tư bản, nhưng Đặng Tiểu Bình, bằng cách hấp thu chủ nghĩa thực dụng tối đa đã làm nên một Trung Quốc tư bản đỏ kết hợp.

Chủ nghĩa thực dụng đó là gì ?

Một là, không có vấn đề gì nếu một con mèo có màu đen hoặc trắng, miễn là nó bắt được chuột.

Hai là, có một lương tâm ở vị trí lãnh đạo.

Ba là, không e sợ áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng ở các nước tư bản, bởi (...) bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng và phát triển hệ thống sản xuất.

Nhưng để từ chủ nghĩa thực dụng đi đến một lộ trình cải cách, thì đó là bước đi cách mạng dựa vào đội ngũ cố vấn.

Trung Quốc đang trở nên kiêu ngạo hơn vào thời Tập Cận Bình. Khi mới đây, sự lo sợ về bất đồng chính kiến và tự do tư tưởng khiến Tập Cận Bình đã trở nên kiêng dè và e sợ trước cả những think-tank về kinh tế tự do (Unirule).

Theo chia sẻ của tác giả Phạm Sỹ Thành trên VCES, thì chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa thank-tank này, nhằm một mục đích tối đa hóa "sự kiểm duyệt, phục tùng ý kiến lãnh đạo, và nền kinh tế do nhà nước chi phối kể từ năm 2012". Tác phẩm của cha đẻ của cải cách kinh tế thị trường Trung Quốc và là đồng sáng lập think-tank, Mao Vu Thức đã bị cấm xuất bản. Người thứ hai là Thịnh Hồng bị cấm xuất cảnh năm 2018 với lý do "đe dọa an ninh quốc gia".

Cách Trung Quốc ứng xử với Unirule làm gợi nhớ về cái cách mà Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ứng xử với Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ với quyết định giải thể ban này vào tháng 7/2006.

Tổ tư vấn cải cách này từng phục vụ 2 đời Thủ tướng trước đó là ông Võ Văn Kiệt, và ông Phan Văn Khải. Kết quả, hàng loạt những thành viên và chuyên gia tư vấn của ban về sau này trở thành chuyên gia kinh tế - chính sách độc lập ở các cơ sở nghiên cứu, hoặc trở thành người bất đồng chính kiến (Nguyễn Trung, Trần Việt Phương ; Tương Lai). Vấn đề, sau khi giải tán ban, thì trong vòng 10 năm trời, nền kinh tế quốc gia đi xuống, và ngân khố gần như là cạn kiệt, ở mức 45.000 tỷ đồng theo lời của Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.

Lãnh đạo có lắng nghe tư vấn chính sách ? Câu hỏi này đặt ra trong thời điểm ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, và tiếp theo đó là ông Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, cần thừa nhận, thời điểm ông Phúc nắm quyền là kinh tế có phần khởi sắc, và điều đáng lưu ý lag ông Phúc đã tái thành lập Tổ tư vấn kinh tế sau một năm nắm quyền, với 5 thành viên, trong đó, có 5 thành viên là chuyên gia kinh tế từ Mỹ, Nhật, Pháp, và Singapore.

Điều này đồng nghĩa, chủ trương – chính sách kinh tế được điều hướng một cách cẩn trọng hơn, và tư duy sẽ phải thực dụng hơn. Nói một cách khác, Tổ tư vấn kinh tế có thể là một think-tank nằm trong bộ máy của Chính phủ Hà Nội. Việc tìm kiếm và ký kết các hiệp định thương mại không có ý nghĩa đơn thuần là một ký kết mang tính giai đoạn, mà nếu được chú trọng thực tế với sự giúp đỡ hết lực của chính trị, thì nó sẽ giải phóng và phát triển hệ thống sản xuất. Vấn đề đặt ra là, liệu ông Nguyễn Xuân Phúc có thực sự chú trọng và thực dụng hóa chính sách kinh tế thông qua Tổ tư vấn kinh tế hay không ? Và thực sự, ông Nguyễn Xuân Phúc có đủ lương tâm trách nhiệm lãnh đạo trong mạnh dạn áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến được áp dụng ở các nước tư bản, cũng như thúc đẩy tinh thần "tự do kinh tế" trong bối cảnh các tập đoàn nhà nước làm thiếu hiệu quả, trên tinh thần Chính phủ kiến tạo 4.0 hay không ?

Muốn thế, phải đặt Tổ tư vấn kinh tế trong vị trí như là một think-tank cổ vũ kinh tế tư do và được quyền chỉ trích các chính sách - chủ trương kinh tế sai lầm. Đây phải là đầu tàu trong đề xuất và hoạch định kinh tế, chứ không phải là nơi thực hành các quyết định kinh tế từ Đảng chỉ qua. Và đây cũng phải là hạt nhân tầm nhìn kinh tế và định hướng kinh tế Việt Nam, chứ không phải là Ban Kinh tế trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam đang có bước đi hẹp nhưng triển vọng. Bởi, trong bối cảnh Unirule bị giải tán bên Trung Quốc, và Việt Nam vẫn giữ lại Tổ tư vấn kinh tế, và kinh tế tư nhân được thừa nhận là "động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Viêt Nam" theo Nghị quyết khóa XII (6/2017), thì lộ trình cải cách sẽ xuất hiện, và câu chuyện, "Trung Quốc đi trước về sau" trong phát triển kinh tế so với Việt Nam sẽ hiện diện trên thực tế. Bởi thành tựu kinh tế không đến ngẫu nhiên, mà nó được thúc đẩy bởi tầm nhìn kinh tế, và tất nhiên bắt đầu tự Tổ tư vấn kinh tế.

Mọi giả thuyết đều phải được đặt ra, và kiến trúc sư nền kinh tế cần phải được nhận diện. Và "bước đi cách mạng dựa vào đội ngũ cố vấn", nâng cao lợi ích người dân cao hơn lợi ích quan chức và sự tồn vong của Đảng phải được chính ông Nguyễn Xuân Phúc hay Đảng viên Đcộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng ba người còn lại trong nhóm tứ trụ đặt ra nếu muốn chạm vào 4.0.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 04/09/2019

Tham khảo thêm :

https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp

https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=19041

Published in Diễn đàn

Trung Quốc có sự đột phá kinh tế như ngày hôm nay đến từ ngoại giao bóng bàn với Mỹ, vậy tại sao Việt Nam không tạo ra sự kiện ngoại giao hải quân với Washington (qua cảng Cam Ranh) để có tầm nhìn phát triển hơn ?

camranh1

Tàu ngầm Kilo thứ ba ở vịnh Cam Ranh.

Quan hệ ngoại giao của hai quốc gia Việt – Mỹ có những tiến triển về cơ bản tốt. Và có những dấu hiệu cho thấy, quan hệ quân sự đang nối bước theo sau.

Trong lời chúc mừng quốc khánh của Việt Nam, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đề cập đến "sự tăng trưởng vượt trội của quan hệ đối tác song phương", trong đó ông nhấn mạnh "mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và cam kết chung của chúng ta đối với hòa bình, an ninh, độc lập có chủ quyền và thịnh vượng trong khu vực".

Và cũng vào đúng ngày quốc khánh Việt Nam (2/9), cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên giữa Mỹ và khối ASEAN sẽ bắt đầu ở khu vực ngoài khơi Vịnh Thái Lan và mở rộng cho tới vùng Cà Mau ở cực nam của Việt Nam. Và Hà Nội sẽ tham gia cuộc tập trận này Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng xác nhận chiều 22/8.

Trong khi đó, theo một tin tức mới nhất từ SCMP ngày 30/8 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết, nước này muốn đầu tư vào nhiều căn cứ hơn ở Châu Á-Thái Bình Dương.

SCMP dẫn lời Patrick Cronin, từ Học viện Hudson, cho rằng, Mỹ có thể mở rộng sự hiện diện quân sự ở một số khu vực của Đông Nam Á. Bởi ngay cả Việt Nam, quốc gia theo đuổi chính sách quốc phòng không liên minh quân sự hay cho quân đội nước ngoài đóng quân trên đất liền, thì gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ trong bối cảnh tranh chấp leo thang với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hiện, Mỹ có hơn 40 căn cứ quân sự trong khu vực, nhiều trong số đó thuộc lãnh thổ của các đồng minh chủ chốt như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Nhưng nếu là căn cứ tạm thời nhằm điều động linh hoạt quân đội và phù hợp với chiến lược của Mỹ, thì ngoài Manila ra, Hà Nội là một điểm đến không tồi.

25 năm bình thường hóa quan hệ với Mỹ trong năm 2020 sẽ là thời điểm tối ưu nhất để thúc đẩy mạnh điều này, và Cam Ranh sẽ một lần nữa được nhắc tên.

Căn cứ Cam Ranh vẫn là nơi đón tiếp các tàu hải quân chiến lược các nước khi ghé thăm Việt Nam, và Mỹ cũng không ngoại lệ.

Vào giữa tháng Tư, Đô đốc Philip Davidson, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã đến thăm tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, ông bày tỏ ý định muốn thấy tàu sân bay và lực lượng Hải quân Mỹ đến thăm tỉnh này trong tháng Chín. Điều này đồng nghĩa, sẽ có một tàu chiến sẽ ghé Cam Ranh trong năm nay. Trước đó, vào năm 2017, tàu chiến đổ bộ hải quân Mỹ USS San Diego đã ghé Cam Ranh. Nếu điều này xảy ra, thì đây là lần thứ hai, Mỹ được phép đưa tàu quân sự đi vào căn cứ Cam Ranh. Trước đó vào năm 2017, tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS John S. McCain và tàu ngầm ngầm lớp Emory S. USS Frank Cable đã đến vịnh Cam Ranh. Chuyến thăm của các tàu chiến Mỹ - chuyến thăm đầu tiên của các tàu chiến của Hải quân Mỹ tới Vịnh Cam Ranh kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 - diễn ra sau khi Hà Nội và Washington kỷ niệm 21 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 2016.

Rõ ràng, chừng nào Trung Quốc còn tỏ thái độ hung hăng tại vùng Biển Đông, và khi các đảo nhân tạo của Bắc Kinh bắt đầu được lấp đầy bởi trang thiết bị quân sự và lính thì Mỹ vẫn sẽ còn để mắt đến cảng Cam Ranh như là một thành phần trong mở rộng quân sự ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Không chỉ Washington, ngay cả Ấn Độ cũng đang dòm ngó Cam Ranh. Và với quan hệ song phương giữa Ấn Độ và Việt Nam đã phát triển đáng kể về các vấn đề an ninh và thương mại khu vực, cũng như là "đối tác chiến lược" của Hà Nội, thì khả năng sử dụng cảng quân sự này trở nên lớn hơn rất nhiều. Nhất là khi, vào năm 2010, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký với Ấn Độ một thỏa thuận liên quan đến việc, New Delhi sẽ hỗ trợ Hà Nội mở rộng khả năng hậu cần hải quân và huấn luyện quân đội trong chiến tranh.

Giống như Mỹ, Ấn Độ cũng thể hiện một vai trò lớn trong đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển và chia sẻ mối lo ngại với Hà Nội về việc Trung Quốc hành xử tiêu cực tại Biển Đông. Việt Nam nhìn thấy một đối tác ở Ấn Độ, cũng như Mỹ, trong kiềm chế Trung Quốc.

Việt Nam có thể mạnh dạn hơn, trong tiến hành hợp tác với các quốc gia trong khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông, và tất nhiên, không cần thiết phải lo sợ trước mối đe dọa của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi có một đồng minh quân sự thực tế. Cũng như Cam Ranh phải là biểu tượng của sự hợp tác cao nhất về mặt quân sự của Mỹ và Ấn Độ.

Cam Ranh phải nên được sử dụng như một hình thức ngoại giao hải quân để đạt được nhiều mục tiêu như thể hiện ý định, trấn an đối tác và răn đe kẻ thù. Và dịp kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang hành động vô pháp luật trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thì đón chào một tàu sân bay và đoàn hải quân Mỹ là một biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần ngoại giao, hợp tác an ninh giữa hai nước. Thể hiện đúng mực hình thức ngoại giao hải quân, mở đường cho sự hợp tác quốc phòng chuyên sâu hơn, tiến tới là đồng minh.

Lý do cơ bản cho sự cổ vũ Việt – Mỹ là đồng minh, vì cả hai có cùng chung một đối tượng cần phải kiềm chế. Và giống như Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đề cập sau Hội nghị Bộ trưởng Asean-Mỹ trước đây tại Bangkok. Thì, Washington không yêu cầu các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương chọn phe, và sự tham gia của Mỹ trong khu vực này chưa và sẽ không bao giờ là một trò chơi có tổng bằng không. Đó đơn giản là "hội tụ một cách tự nhiên với lợi ích chung của chúng ta".

Việt – Mỹ đã cùng tìm thấy một lợi ích chung đầy thực tế ở Biển Đông, trong duy trì chủ quyền theo luật pháp hàng hải quốc tế cũng như đảm bảo một tinh thần tự do hàng hải. Vậy thì không cứ gì Hà Nội phải từ chối chủ nghĩa thực dụng của Mỹ, cùng chơi trò chơi mà nơi đó, lợi ích sẽ được chia đôi.

Trung Quốc có sự đột phá kinh tế như ngày hôm nay đến từ ngoại giao bóng bàn với Mỹ, vậy tại sao Việt Nam không tạo ra sự kiện ngoại giao hải quân với Washington (qua cảng Cam Ranh) để có tầm nhìn phát triển hơn ?

Vịnh Cam Ranh có một vị trí đặc biệt thuận lợi trong quan sát toàn bộ Biển Đông, nó nằm ở vị trí cách các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và đảo Hải Nam tương ứng khoảng 323 hải lý, 430 hải lý và 462 hải lý. Gần với eo biển Malacca và Trung Quốc.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 01/09/2019

Published in Diễn đàn

Cuộc chiến đốt lò không giúp cho chính trị Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng về lâu dài, mà cần thiết phải thiết lập chính trị trách nhiệm ?

Cuộc chiến đốt lò của Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng không chỉ nâng cao uy tín của đảng cầm quyền trong dư luận nhân dân, mà còn dọn đường cho sự thiết lập tối đa nhất các nhánh quyền lực mà ông Trọng có thể tin tưởng được. Nhưng đồng thời tạo ra một thách thức quyền lực không nhỏ trong giai đoạn tiếp theo, nó cảnh báo khả năng tiềm ẩn những yếu tố rối loạn, đầy tính rủi ro về mặt chính trị.

cham1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Chiến lược rõ ràng phải gắn với chính trị trách nhiệm ?

Một phát biểu vào ngày 16/5 của ông Nguyễn Phú Trọng hầu hết lại là câu hỏi liên quan đến chiến lược phát triển, đổi mới chính trị và tình hình thế giới. Một cách gián tiếp, đã tạo ra áp lực nặng trên gánh vai của người kế nhiệm ông, hoặc phải tìm ra sự đổi mới về lý luận đảng, hoặc sẽ bị chôn vùi trong khủng hoảng.


Trung Quốc sắp kỷ niệm 70 năm thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân dưới sự kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc (1/10/1949) và Việt Nam cũng sẽ kỷ niệm 80 năm "đời ta có đảng" (3/2/1945 – 2025). Nhưng Trung Quốc đang gặp phải những thách thức không hề nhỏ, bất ổn xã hội đang được diễn ra trên đường phố Hồng Kông ; tăng trưởng kinh tế đã chậm lại; nợ có nguy cơ bùng nổ; cuộc chiến thương mại đang có nguy cơ leo thang ; vấn đề Biển Đông đang trở nên nghịch ý với Bắc Kinh, và câu chuyện người Duy Ngô Nhĩ đang khiến chính quyền Tập Cận Bình đau đầu.

Một số bài viết về Trung Quốc trên phương tiện truyền thông phương Tây đã đề cập, phải chăng Tập Cập Bình chưa chuẩn bị đầy đủ cho yếu tố "Chủ tịch suốt đời", cả về mặt ứng phó ngoại giao lẫn xã hội. Và cái cơn khủng hoảng đang hiện diện đầy thách thức, nghiêm trọng đối với chính bản thân vị Hoàng đế Trung Hoa?

Việt Nam sẽ không khác nhiều lắm, nếu vai trò và ý thức hệ hiện tại vẫn là cốt lõi, và học tập lý luận giữa hai cấp nhà nước vẫn là con đường duy nhất để "bổ sung và giữ vững chế độ" hiện tại.

Cơ sở về kinh tế - xã hội Việt Nam hiện tại không hoàn toàn bi đát như Trung Quốc, nhưng tiềm ẩn những cơn bão khủng hoảng ở trong nó, đó chính là cơ chế chịu trách nhiệm.

Tuyến Cát Linh-Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp, nhưng bao giờ hoạt động sẽ chẳng thể nào biết được, 1% liên quan đến ký nghiệm thu – khâu quan trọng nhất trong đánh giá và cho phép con tàu màu xanh lá cây được chạy trên công trình thế kỷ thủ đô sẽ là chữ ký nặng ký nhất về trách nhiệm và sự minh bạch, hiệu quả của dự án.

Đến nay, đường sắt trên cao ở Hà Nội vẫn là "kiểm tra và đôn đốc", những lời hứa hẹn chưa bao giờ có giá trị của quan chức cấp cao.

Một dự án tại thủ đô Hà Nội đã được vận hành trong một sự thiếu nghiêm túc như thế, và giờ đây, câu chuyện cao tốc Bắc - Nam hay thậm chí "khởi động lại dự án điện hạt nhân" đã đặt ra câu hỏi. Liệu tính trách nhiệm của các đại dự án này có tương tự như đường sắt trên cao Hà Nội, hay có phải nó sẽ là di sản nối tiếp của những "cú đấm thép" thế hệ hai ?

Không có "trách nhiệm" sẽ là rủi ro lớn nhất cho các rủi ro phát triển kinh tế và xã hội, nó sẽ làm giảm thiểu các yếu tố thuận lợi mà các hiệp định thương mại mang lại, và ở chừng mực nào đó, có thể trở thành một cơn lốc với các rủi ro chính trị đi kèm.

Mới đây, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Phạm Viết Muôn bị nhận kỷ luật vì vi phạm khuyết điểm trong việc tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông và vận tải. Nếu tính thời gian tại nhiệm của ông Muôn (2010 – 2015), thì ông đã phục vụ đời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, và Chủ nhiệm văn phòng hiện tại là Nguyễn Văn Nên. Nếu sai phạm của ông Muôn diễn ra như cách mà quyết định kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra trung ương nêu ra (Quyết định số 1214-QĐ/UBKTTW), thì trách nhiệm của Chủ nhiệm sẽ khó có thể tránh khỏi, thế nhưng, trách nhiệm của Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ở đâu ?

Cần nhớ, câu chuyện "khuyết điểm về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn hóa nhà nước", cũng có thể được coi là quá trình mà "sân sau" gắn liền tham nhũng, lợi ích nhóm hiện diện.

Xác lập chính trị trách nhiệm và đổi mới cơ chế?

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký ban hành Kết luận của Ban Bí thư về chấn chỉnh công tác cán bộ chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng khóa XIII. Kết luận này đề cập hiện tượng giữ mình, né tránh, ngại va chạm vì sợ mất phiếu.

Nhưng không phải "mất phiếu", mà cạnh đó, những cá nhân "nép mình chờ thời", trong tiến trình cận chuyển giao quyền lực. Ông Trần Quốc Vượng được xem là người có khả năng lớn nhất trong kế nhiệm chức vụ Tổng bí thư từ ông Nguyễn Phú Trọng, và với vị trí hiện tại trong đảng, dĩ nhiên ông Vượng sẽ nhìn nhận rõ nét hơn các thách thức và cơ hội quyền lực của mình.  

Cái hiện tượng mà ông Trần Quốc Vượng chỉ ra thực chất là một hình thức diễn ra trong chế độ mà trách nhiệm chính trị còn yếu kém, xuất phát từ thiếu sự cạnh tranh chính trị.

Trong một bài viết ngày 26/10/2018 của báo Nhân Dân với tiêu đề  " Vận hành chế độ trách nhiệm chính trị", tác giả tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng. Theo đó, bài viết xác lập "sự tín nhiệm của nhân dân là điều kiện quan trọng nhất đối với chế độ trách nhiệm chính trị." Đồng thời chỉ rõ ra rằng, cơ chế tín nhiệm hiện tại không có khả năng đảm bảo vận hành chế độ trách nhiệm chính trị.

"Sự tín nhiệm của các vị dân biểu chưa chắc đã là sự tín nhiệm của nhân dân; sự bất tín nhiệm của các vị dân biểu cũng chưa chắc đã là sự bất tín nhiệm của nhân dân".

Bài viết cũng đề cập đến vấn đề, Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện, người dân bầu cho thủ tướng.

Như vậy, cơ chế "trách nhiệm chính trị" còn chưa thực hành đầy đủ, hoặc tạo một hành lang pháp lý đầy đủ thông qua đổi mới bộ máy chính trị theo hướng "đảng cử dân bầu" hay "đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm cho nhau" thì khi đó tham nhũng vẫn sẽ còn phát sinh, lợi ích nhóm vẫn sẽ liên tục tạo dựng, và một cơn bão rối loạn trong tương lai được hình thành rõ ràng hơn.

Đó là vì sao, cơ chế một đảng lãnh đạo, nhưng rất khó xử lý các ung nhọt của xã hội, và còn tồn tại một ông Lê Thanh Hải vừa cười, vừa nói : "Giờ tôi nghỉ hưu rồi, có làm được gì mà trả lời".

Tham vọng của ông Trọng trong đổi mới và lấy lại uy tín đảng là không phủ nhận. Chiến dịch chống tham nhũng đưa các tướng lĩnh trong hệ thống cơ quan vũ trang và đảng viên chính trị trung cấp ra tòa. Thế nhưng, giống như Trung Quốc, tác động của chiến dịch chống tham nhũng sẽ tạo ra một số lượng lớn kẻ thù. Và khi ông rời chính trường hoặc người kế nhiệm ông không trong guồng tinh thần mà ông đặt ra, thì kẻ thù sẽ đưa ông vào thế mất mát.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 24/08/2019

Published in Diễn đàn

Vào năm 2013, trả lời các đại biểu quốc hội trong Phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Hà Hùng Cường khẳng định : "Ở Việt Nam không có chuyện vận động hành lang (lobby) trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật".

lobby1

Lobby luật do Quốc hội ban hành là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng - Ảnh minh họa

Lý giải điều này, ông Cường nhấn mạnh về sự khác nhau của chế độ chính trị. Còn tại Việt Nam, do có 1 Đảng lãnh đạo, nên luật do Quốc hội ban hành là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng.

Sáu năm sau, vào tháng 6/2019, trong cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14, trả lời phóng viên báo Thanh Niên liên quan về tình trạng vận động chính sách của nhóm lợi ích, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, khi có kiến nghị, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu sẽ xem xét có nên ban hành luật đó [lobby] hay không.

Việc ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, thừa nhận "quyền lobby", cũng như cách Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định "làm sao có thể lobby được tất cả đại biểu" đã cho thấy, lobby chính sách đã hiện hữu trong đời sống xây dựng pháp luật tại Việt Nam.

Chỉ tính riêng năm 2019, đã có hai sự kiện chứng minh lobby chính sách.

Một là, dự thảo TCVN 12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, có sự xuất hiện của Masan. Massan là doanh nghiệp sản xuất nước chấm công nghiệp. Và sau khi có sự tham dự của tập đoàn, ngay lập tức, "nội dung cuộc họp đầu tiên hoàn toàn bị xóa bỏ […] nhiều nội dung hoàn toàn được thay đổi so với cuộc họp tôi tham gia trước đó […] nội dung không giống với những gì đã bàn luận, có nhiều điểm làm khó cho NMTT (nước mắm truyền thống)" theo như ông Lê Trần Phú Đức - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết trả lời báo Bình Thuận.

Hai là, dự thảo luật Phòng chống tác hại rượu bia, theo như đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) thừa nhận trên báo giới, "luật càng vào vòng trong" lại càng yếu dần đi. Và trước đó, một nghi vấn nổi lên và được thừa nhận trên báo giới chính thống, "một số đại biểu được doanh nghiệp rượu bia mời đi Châu Âu nhằm đạt lợi ích nhóm". Ông Bùi Sĩ Lợi thậm chí còn thừa nhận một vấn đề rất thực tế là bản thân ông cũng được "người ta đặt trong danh sách nhóm vận động cho lợi ích của ngành bia rượu". Và rằng, "rất tiếc là dự thảo luật này lại giao cho một đồng chí khác chủ trì chứ không phải cá nhân tôi".

Lobby đó là chính đáng ?

Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc trong cơn bão của dự thảo luật luật Phòng chống tác hại rượu bia đã bày tỏ, "tại sao lại không lobby nếu việc đó là chính đáng".

Như vậy, lobby đã được thúc đẩy và gần như chính thức thừa nhận.

Mới đây, vào ngày 19/8, báo Người đô thị đưa tin, bà Hồ Ngọc Lâm, Trưởng Ban pháp chế của Tập đoàn Vingroup có tên trong danh sách nhóm chuyên gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, theo quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Và Tập đoàn Vingroup cũng là doanh nghiệp duy nhất có tên trong Quyết định 2080/QĐ-BTNMT.

Sẽ không có vấn đề gì, nếu như bản thân tập đoàn Vingroup lại là tập đoàn có gốc gác bất động sản, và tỷ suất lợi nhuận lớn của doanh nghiệp có đóng góp không nhỏ ở mảng đất đai, và chỉ tính riêng mảng chuyển nhượng bất động sản đóng góp trên 60% tổng doanh thu của Vingroup khi mang về 25.759 tỷ đồng. Các khu đất vàng tại các thành phố lớn được doanh nghiệp này "cắm sào" bằng trung tâm thương mại và hệ thống chung cư cao cấp.

Nội dung của sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật đất đai có liên quan sát sườn đến những mảng mà Vingroup tham gia, trong đó có tham vấn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ; chuyển mục đích sử dụng đất ; thu hồi đất ; tham vấn giá đất, hỗ trợ, tái định cư.

Hay lũng đoạn chính sách ?

Không thể không đặt dấu hỏi về khả năng "lũng đoạn chính sách" khi mà bản thân Vingroup là tập đoàn duy nhất (tập đoàn tư nhân) tham gia vào một quá trình sửa đổi luật, mà luật đó lại liên quan trực tiếp đến ngành nghề của Vingroup, cũng như chứa đựng những tác động sâu rộng đến đời sống nhân dân.

Nếu xét trên quan điểm của Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá về việc, nhiều doanh nghiệp trục lợi từ bất cập của Luật Đất đai, thể hiện ngay ở vấn đề giá đất, thì liệu sự tham gia của Vingroup có "hóa giá" Luật đất đai, trong bối cảnh dân ngày càng tăng cao, và đất đai ngày càng trở nên "vàng hóa, kim cương hóa" ?

Nguyên tắc "nghiêm túc, minh bạch" đối với quá trình sửa đổi, bổ sung Luật đất đai có gì chắc chắn khi mà chưa có gì để đảm bảo "quyền lobby" sẽ được kiểm tra và giám sát. Bởi lẽ, Việt Nam chưa ban hành luật lobby. Chính điều này khiến cho không ít người rùng mình về việc một tập đoàn trở thành một con "đĩa 2 vòi" [1], trong đó một để hút máu tài nguyên quốc gia, một để hút máu công nhân, người lao động trong nước.

Cần nhớ, Điều 62 Luật đất đai 2013, một điều luật "vấy máu", nơi trợ giúp và cất cánh không biết bao nhiêu "nhóm lợi ích" có thể trở thành một điều khoản biến thể "siêu vấy máu", khi mà bản thân một tập đoàn kinh tế tư nhân tham gia vào nhóm sửa đổi, bổ sung luật về đất đai.

Chúng ta chỉ chấp nhận một tập đoàn "công khai" lobby chính sách đất đai khi và chỉ khi có luật điều chỉnh. Còn nếu không, thì đó chỉ là sự mở đầu cho một hệ thống chính trị đi ngược lại quyền lợi người dân, nơi mà "đất đai là sở hữu toàn dân", nhưng lại bị nhà nước trao quyền lớn cho một nhóm, hoặc cá thể lợi ích nhóm đặc biệt trong xã hội.

Bản thân tập đoàn Vingroup cũng sẽ bị "tổn hại" hình ảnh, bởi việc lấn sân sang các ngành nghề khác nhằm hiện thức "giấc mơ quyền lực đa ngành của Vingroup" sẽ bị nghi ngờ, khi mà đất đai vẫn là "tui ba gang" vô tận mà tập đoàn này vẫn nhắm đến, một cách chủ chốt và trọng yếu.

"Làm sao có thể lobby được tất cả đại biểu", sự tự tin của ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc có thể sắp chấm dứt, khi mà tập đoàn Vingroup bằng tiềm lực chính trị và kinh tế hiện có của mình, nhúng tay vào.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 21/08/2019

Chú giải :

[1] Bài báo "Tâm địa thực dân" của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, người đã ví von rằng, chủ nghĩa đế quốc là con đỉa 2 vòi, một để hút máu nhân dân thuộc địa, một để hút máu công nhân, người lao động chính quốc.

Published in Diễn đàn

Khủng hoảng Tập Cận Bình và bài học nào cho cá nhân quyền lực Việt Nam ?

Tập Cận Bình vẫn là hình mẫu lý tưởng cho những cá nhân quyền lực Việt Nam hướng theo, và những quyết sách thời Tập Cận Bình được coi là "đá dò đường" cho chính thể Việt Nam hiện tại.

crisis1

Cặp bài trùng Trọng-Bình nâng ly chúc mừng nhân một ngày hội ngộ

Thế nhưng, Trung Quốc đang đối diện với khủng hoảng, trước con cáo già mang tên Donald Trump, những tổn hại từ cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ có vẻ đang khiến quyền lực của Tập Cận Bình suy yếu, và Trung Quốc không hề giàu mạnh như cách nhiều Việt Nam mường tượng.

Trong một bài viết ngày 8.8 của Nikkei, đã chỉ ra rằng, việc Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ xuống dưới mức 7 USD sau 11 năm đã tiếp tục nhận sự chỉ trích từ Washington.

Tổng thống Donald Trump và Bộ Tài Chính Mỹ ngay lập tức gọi đó là "thao túng tiền tệ". Và mục thao túng tiền tệ là nội dung quan trọng trong cuộc chiến tranh thương mại, nền của cuộc chiến tranh tiền tệ sắp tới (nếu nó diễn ra).

Chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm xuống dưới 2.900, mức được cho là tuyến phòng thủ của chính quyền Trung Quốc.

Điều thú vị, Nikkei đã lấy nhận định từ trong Trung Quốc, khi cho rằng, sự hỗn loạn của Trung Quốc đến từ Trump, nhưng thực chất, hiện tượng hỗn loạn hiện nay lại liên quan đến chính sách kinh tế của chính Bắc Kinh.

"Những gì đang xảy ra bây giờ dựa trên sự giằng xé trong chính trị Trung Quốc đã tiếp diễn trong một năm rưỡi qua".

Mấu chốt của sự tan vỡ các cuộc gặp hay đàm phán thương mại Trung – Mỹ, kể cả việc hai quốc gia hầu như chưa có ý định gặp nhau tại Mỹ vào tháng 9 tới, liên quan trực tiếp đến phiên họp toàn thể thứ tư của Ủy ban Trung ương XIX của Đảng cộng sản Trung Quốc, một cuộc họp chính đặt ra chính sách năm năm cơ bản về quản lý kinh tế, đã bị trì hoãn gần một năm. Và trong hoàn cảnh như vậy, "khó để Trung Quốc đưa cuộc đàm phán với Mỹ đi đến kết luận". Điều này đồng nghĩa, Trung Quốc đã thiếu vắng chính sách cơ bản về quản lý kinh tế trong gần một năm qua. Kể cả khi đến thăm di tích lịch sử Vu Đô (1934-1936) tại tỉnh Giang Tây, "tháng ba dài mới" cho cuộc chiến với Mỹ mà Tập Cận Bình đưa ra chỉ là một hành động khuất phục để che giấu thực tế rằng Trung Quốc không có chiến lược kinh tế dài hạn đối với Mỹ.

Lý do chính cho sự chậm trễ của một kế hoạch kinh tế dài hạn đối với Mỹ của Trung Quốc lại xuất phát từ một thực tế, Tập Cận Bình đã ưu tiên củng cố sức mạnh chính trị của ông ta qua các phiên họp thông qua sửa đổi Hiến pháp, dẫn đến bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch, hơn là chú trọng cho một sự phát triển kinh tế. Hay đúng hơn, xây dựng lực lượng chính trị bè phái chính là nòng cốt của Tập Cận Bình trong thời gian qua. Thậm chí, tính chất "tham ưu quyền lực" của Tập Cận Bình còn thể hiện qua việc, một phiên họp toàn thể thứ tư của Đảng cộng sản Trung Quốc đã bị trì hoãn một phần để giữ cho Thủ tướng Lý Khắc Cường, một đối thủ của Tập Cận Bình, không đóng vai trò lớn hơn trong việc quản lý nền kinh tế của Trung Quốc.

Chính từ yếu tố "trọng chính – khinh kinh" đã tạo ra sự chậm trễ trong chính sách của Bắc Kinh, cản trở khả năng đàm phán với Mỹ, và nếu Tập Cận Bình tiếp tục chiều hướng như trên, thì "Tập Chủ tịch" trọn đời sẽ tiếp tục gây thiệt hại thực sự cho nền kinh tế Trung Quốc.

Bài học nào cho Việt Nam ?

Cách Tập Cận Bình vun vén cho quyền lực cá nhân cũng được không ít cá nhân quyền lực Việt Nam học hỏi theo, trong đó nếu loại trừ ông Chủ tịch nước – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra sẽ là một thiếu sót.

Cách ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, "Về mặt chính trị, suy thoái còn nguy hiểm hơn cả kinh tế" cho thấy sự nhấn mạnh của ông về vấn đề chính trị, ưu tiên chính trị hơn là một sự lưu tâm đáng kể cho kinh tế, mặc dù lúc phát ngôn, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.

Thời ông Nguyễn Phú Trọng, đang thử nghiệm trò chơi quyền lực mới, trò chơi mà đến nay, cả thể chế vẫn dựa vào một ông lão ở độ 70.

Sự giàu mạnh sẽ được hoạch định bằng cách nào, khi mà nền chính trị chưa có gì chắc chắn về kiểm soát quyền lực vẫn đang tồn tại. Nơi mà những kẻ áp bức vĩ đại hoạt động như một hệ thống chính trị độc đoán, tham nhũng và tàn bạo. Những người cộng sản cao cấp của Việt Nam có thể tự hào vì những gì mà chiến dịch đốt lò mang lại, nhưng sâu thẳm họ biết nhà nước công an trị của họ rất dễ vỡ về mặt chính trị, đó là lý do tại sao Hà Nội tìm mọi cách học hỏi Trung Quốc trong phương cách trừng trị công dân, khi họ thách thức quyền lực trong nước của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chính trị Việt Nam trở thành một chính trị chỉ huy, mặc dù thừa nhận sự lưu tâm đáng kể của Đảng cộng sản Việt Nam đối với kinh tế, so với Tập Cận Bình, nhưng chừng đó là chưa đủ để đảm bảo Việt Nam tránh được một cuộc khủng hoảng, suy thoái về kinh tế - chính trị, khi Bắc Kinh suy thoái về chính trị - kinh tế.

Việt Nam không có hệ thống pháp lý độc lập, nền kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên nguồn tài nguyên và các ưu đãi thuế quan trong ký kết các hiệp định, và trên cả, một Chính phủ độc tôn gồng gánh con thuyền kinh tế - xã hội. Hoàn toàn thiếu vắng bóng dáng của xã hội dân sự, pháp quyền, và một sự chủ động kiểm soát quyền lực.

Thế nhưng, giống như Trung Quốc, cái thời kỳ "ổn định chính trị, phát triển kinh tế" sẽ chẳng thể bền lâu. Thực tế, chế độ độc tài của Trung Quốc đã ca ngợi sức mạnh kinh tế của nó như là dấu hiệu cho thấy sự vượt trội của chủ nghĩa độc đoán với các đặc điểm của Trung Quốc. Và rằng mô hình cai trị độc tài của Đảng cộng sản Trung Quốc hoạt động thành công đã chứng minh các thực tiễn của nó. Tuy nhiên, cái thời tăng trưởng cao, công xưởng thế giới đã qua đi, trong khi những khó khăn vô cùng lớn về kinh tế, năm 2018 và 2019, và các cuộc biểu tình đã và đang tiếp tục thách thức tính chính danh của Nhà nước Bắc Kinh. Và giờ đây, sự đình trệ kinh tế có thể phơi bày Trung Quốc như là một Nhà nước của sự kiêu ngạo, độc đoán. Tạo cộng hưởng do sụp đổ cả cơ chế chính trị.

Hình ảnh của Trung Quốc đang phản chiếu về Việt Nam.

Việt Nam, vẫn đang hấp thu nguồn đầu tư từ các hiệp định, nhưng Việt Nam phản ánh một nền kinh tế Trung Quốc trước năm 2018. Và cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang được Mỹ lưu tâm liên quan đến "vấn đề kinh tế - thương mại", nội lực kinh tế của Việt Nam cũng không bền vững và có phần giống như Trung Quốc trong sử dụng tăng trưởng Giáo dụcP để làm nền và biểu trưng cho sự phát triển. Trong khi chính trị ngày càng được siết chặt hơn.

Trung Quốc và sự lúng túng lẫn kiệt quệ trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, liệu có cho những nhà lý luận hàng đầu của Đảng cộng sản Việt Nam, lại là những người miền Bắc bài học đắt giá nào rút ra không ? Chỉ biết rằng, nếu ông Tập Cận Bình đang phải đối mặt với một nền kinh tế chậm lại, sự chỉ trích nhân quyền của phương Tây, và sự đe dọa quyền lực cá nhân, thì ông Trọng hay những người kế thừa quan điểm, phương thức xử lý các vấn đề của quốc gia qua đảng cũng sẽ đối mặt với điều đó tương tự.

Thời gian luôn là liều thuốc đắng, và bài học luôn cần được rút ra sớm hơn.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 11/08/2019

Published in Diễn đàn

Lợi thế lớn của Việt Nam bấy giờ là cách mà chính quyền Donald Trump lưu tâm đến Biển Đông, và chính lưu tâm này đã đưa Mỹ trở thành một "đồng minh quyền lực" của Hà Nội.

my1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh -Mỹ trở thành một "đồng minh quyền lực" của Hà Nội.

Hung hăng không có điểm dừng của Trung Quốc

Việt Nam đang đối diện với thực tế khắc nghiệt, Trung Quốc với chủ nghĩa bành trướng đang ngày một hung hăng, và không có điểm dừng.

Trong một bài viết về Biển Đông mới đây trên Asiatimes cũng đã bày tỏ quan ngại về cách mà Bắc Kinh tiến hành, một cách không kiểm soát trên Biển Đông. Theo đó, gần nhất là vào tháng 7/2017, và tháng 3.2018, Trung Quốc đã đe dọa hành động quân sự nếu Việt Nam không ngừng thăm dò dầu khí ở khu vực tranh chấp, kết quả Hà Nội đã ra quyết định nhượng bộ.

Dự án phát triển dầu khí trị giá 200 triệu USD với công ty Repsol của Tây Ban Nha nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) bị rút lại do áp lực của Trung Quốc.

Bắc Kinh tiếp tục lấn tới khi cho tàu thăm dò địa chất đến khu Bãi Tư Chính, cũng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng lần này Hà Nội có vẻ đã cứng rắn hơn, bằng loạt hành động đáp trả từ khiếu nại công khai bởi Bộ Ngoại giao đến kêu gọi quốc tế hỗ trợ.

Bài viết nhận định của Carl Thayer, một giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc, cho biết, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam đã bị tấn công bởi các vòi rồng công suất cao và bị các tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cắt ngang mặt. Mức độ căng thẳng gia tăng vào ngày 3/8, khi "một nguồn tin của Việt Nam" đã tiết lộ cho ông Carl Thayer biết, số tàu mà Bắc Kinh điều động đã lên 80.

Lý do Hà Nội cứng rắn đáp trả hơn đã thể hiện rằng, sau các sự cố trong năm 2017 và 2018, việc xoa dịu nhu cầu của Trung Quốc chỉ trải đường cho các hành vi hung hăng hơn sau đó.

Điều khá thú vị, bài viết sử dụng cụm từ "đồng minh quyền lực" trong mô tả mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ. Chưa dừng tại đó, Hà Nội cũng đã ký một thỏa thuận quốc phòng mới với EU, và Nga – một quốc gia cũng đang có những "dấu hiệu ám chỉ" trong hỗ trợ Hà Nội liên quan đến thăm dò và hợp tác khai thác dầu mỏ.

Mối liên hệ "bạn bè quốc tế" như trên đã hình thành một đối sách của chính Hà Nội, trong đó liên kết ngành công nghiệp dầu mỏ với chính trị cường quốc có thể là cơ hội tốt nhất để giữ được sự cương quyết và chủ quyền. Và cũng vì vậy, Hà Nội đã đưa "quốc gia ngoài khu vực" vào trong khu vực, đặt dấu gạch cho quan điểm của Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người đã tuyên bố các quốc gia bên ngoài như Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề Biển Đông.

Chủ nghĩa dân tộc và "đồng minh quyền lực" Mỹ

Nhưng Biển Đông còn có một câu chuyện sâu xa hơn, đó là chủ nghĩa dân tộc.

Cũng theo Asiatimes, sự quyết đoán của Trung Quốc được thúc đẩy, một phần, bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan do Chủ tịch Tập Cận Bình dung dưỡng. Nhưng không giống như ở Bắc Kinh, những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đang thua về khía cạnh này, khi tìm cách chặn đứng lại "nhân danh tình đoàn kết xã hội chủ nghĩa và hữu hảo láng giềng", cũng như duy trì tốc độ tăng trưởng, vốn được góp sức một phần bởi thương mại Trung Quốc.

Và ngày 6/8, một cuộc biểu tình của một nhóm nhỏ nhà hoạt động đã diễn ra trước đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và nhanh chóng bị công an giải tán, tạo chỉ dấu lớn, chủ nghĩa dân tộc vẫn đang tiếp tục nguội lạnh.

Lợi thế lớn của Việt Nam bấy giờ là cách mà chính quyền Donald Trump lưu tâm đến Biển Đông, và chính lưu tâm này đã đưa Mỹ trở thành một "đồng minh quyền lực" của Hà Nội.

Mới đây, Mỹ đã cho tàu sân bay USS Ronald Reagan đi vào Biển Đông như một cam kết về tự do hàng hải cho khu vực biển này. Đáp trả lại, Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa (đang xung đột chủ quyền giữa các quốc gia ở Biển Đông) vào thứ ba và thứ tư.

Trước đó, trong sách trắng quốc phòng được phát hành lần đầu tiên trong nhiều năm vào tháng trước, Trung Quốc đã nhấn mạnh một điểm nhấn mới về sự sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện quân sự trong điều kiện chiến đấu thực tế và các khả năng chiến đấu mới của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Và lần này, nội dung tập trận bao gồm cả lực lượng không quân tuần tra và chiến đấu ở Biển Đông.

Sự tham vọng lẫn khả năng quân sự hóa vùng Biển Đông gây cho Mỹ nhiều lo ngại, và mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser tuyên bố rằng ông muốn huy động tên lửa tầm trung đến các địa điểm ở Châu Á – Thái Bình Dương trong vài tháng tới. Một kết quả được cho là nảy sinh từ khi Mỹ rút khỏi hiệp ước INF mà Trung Quốc cho rằng, đã "cố tình rút ra để đánh Bắc Kinh".

Và cách mà Washington thực hiện đối với khu vực Biển Đông đang cho thấy, quan điểm "hòa bình thông qua sức mạnh" đang được thực hành một cách tuần tự và chặt chẽ. Chuẩn Đô đốc tàu sân bay Ronald Reagan, ông Karl Thomas, nói với các nhà báo trong chuyến đi qua vùng Biển Đông rằng, sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp cung cấp an ninh và ổn định, thúc đẩy các cuộc đàm phán ngoại giao giữa các quốc gia yêu sách đối thủ.

"Chúng tôi chỉ nghĩ rằng mọi người nên tuân theo luật pháp quốc tế và sự hiện diện của chúng tôi cho phép chúng tôi cung cấp sự an toàn, ổn định mang tính nền tảng cho những cuộc thảo luận này diễn ra", ông Thomas nói.

Quan điểm này của ông Thomas cực kỳ phù hợp với đối sách của Hà Nội, trong đó tìm kiếm sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế nhằm thúc đẩy cuộc chiến pháp lý về chủ quyền biển đảo vẫn đang diễn ra (đặc biệt là Bộ ứng xử quy tắc vẫn đang trong tiến trình đàm phán). Đảm bảo một bối cảnh an ninh và ổn định cần thiết trong tiến hành đàm phán, và hạn chế thấp nhất các cuộc xung đột quân sự diễn ra giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Đây cũng là cơ sở, để Hà Nội tiếp tục sử dụng các tàu dân sự và bán quân sự để loại bỏ tàu khảo sát của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế tại Bãi Tư Chính.

Khi Bắc Kinh càng tỏ ra ngược ngạo và hung hăng, thậm chí biểu hiện hiếu chiến như cách mà Chuẩn đô đốc Trung Quốc Luo Yuan thể hiện, với tuyên bố "cho thấy Mỹ sợ hãi như thế nào", bằng việc đánh chìm các tàu sân bay Mỹ để thống trị Biển Đông càng đẩy Mỹ trở thành "đồng minh quyền lực" của Việt Nam, và gia tăng quyết tâm phản ứng cứng rắn với Trung Quốc trong nội bộ Đcộng sản Việt Nam.

Bản thân Mỹ cũng ứng xử một cách khéo léo, để tạo một sự an tâm nhất định cho phía Hà Nội, thay vì lo ngại bị cuốn vào "trò chơi của các nước lớn".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo mới đây nói rằng, Washington sẽ không yêu cầu bất kỳ quốc gia Châu Á nào đứng về phía họ khi họ tham gia vào khu vực mà Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng và tích cực mở rộng yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Chỉ cần "lợi ích hội tụ một cách tự nhiên", trong đó chặn đứng các tham vọng mở rộng của Bắc Kinh, thì quan hệ Việt – Mỹ sẽ đi dần đến "đồng minh" cần thiết.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 08/08/2019

Published in Diễn đàn

Tất nhiên, chúng ta không cố gắng bi kịch hóa tiến trình nhân quyền hóa, dân chủ hóa tại Việt Nam, bởi lẽ xu hướng này dù chậm, nhưng nó vẫn sẽ tiến triển như một quy luật. Vấn đề là thời gian. 

eu1

Những tù nhân lương tâm hiện đan bị giam giữ ở Việt Nam (cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn vừa được trả tự do sau 8 năm ngồi tù)

"Việt Nam sắp ký thỏa thuận quốc phòng với Liên minh Châu Âu", một bài viết trên soha vào ngày 2/8, trong đó mô tả từ nguồn tin Asia Times rằng, EU và Việt Nam sẽ ký kết một thỏa thuận quốc phòng mới vào ngày 5/8 tới, mở đường cho mối quan hệ hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn giữa hai phía tại Biển Đông.

Bản tin này sau đó bị rút mà không có lời giải thích.

Liên quan đến bản tin mà Soha dẫn, nguồn tin gốc là bài của tác giả David Hutt, một "Việt Nam học" về mặt báo chí của Asia Times. Bài này cho biết, vào ngày 5/8, nhà ngoại giao trưởng của EU, Federica Mogherini sẽ ký một thỏa thuận quốc phòng mới với Việt Nam, thỏa thuận an ninh đầu tiên như vậy Brussels sẽ có với một quốc gia Đông Nam Á.

Và Biển Đông chỉ là một phần trong phạm vi tác động của Thỏa thuận tham gia khung (FPA).

"Ký Thỏa thuận tham gia khung (FPA), điều này sẽ khiến Việt Nam trở thành một phần của hoạt động quản lý khủng hoảng của EU", theo xác nhận của EU đối với Asia Times. Rõ ràng, địa chính trị đem lại cho Hà Nội một thời vận mới, đó là xác lập vai trò tiên phong và trung tâm trong giải quyết cơn đau đầu của các lãnh đạo EU và thậm chí là cả Mỹ, liên quan đến vấn đề Trung Quốc. Và chừng nào Trung Quốc vẫn còn là một chủ đề gây nóng với sự trỗi dậy của chính nó, thì khi đó, Việt Nam vẫn còn tồn tại giá trị nhất định và then chốt.

"Quan trọng hơn, Việt Nam là trung tâm chiến lược địa lý của Đông Nam Á, vì đây vẫn là đối thủ duy nhất chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề an ninh nóng bỏng nhất của khu vực."

Về mặt thương mại, Việt Nam cũng tiếp xúc gần gũi với EU hơn.

Trong một bài viết trên The Diplomat ngày 12.7, tác giả Stuart Brown đã chỉ ra rằng, chính sự ưa chuộng yếu tố bảo vệ chủ nghĩa đa phương của EU đã trao cho Đông Nam Á, hay ở đây là VIệt Nam nhiều cơ hội hơn. Và Việt Nam là quốc gia thứ 2 của ASEAN, sau Singapore ký được Hiệp định thương mại và thỏa thuận bảo hộ đầu tư với EU.

"Chúng tôi tin vào thương mại", cách mà bà Cecilia Malmström đề cập được cho là đã "thể hiện tham vọng lấp đầy khoảng trống của Mỹ tạo ra, liên quan đến việc là quốc gia ủng hộ thương mại tự do hàng đầu".

Một lập luận được tác giả Stuart Brown đặt ra khá hay, heo đó, chừng nào mà cuộc xung đột thương mại Trung – Mỹ vẫn tiếp diễn, thì Việt Nam vẫn sẽ còn được hưởng lợi thông qua chuyển hướng thương mại (lên đến 7,9% GDP). Và khi Việt Nam còn được hưởng lợi, thì khi đó, mối quan hệ EU-Việt sẽ tiếp tục siết chặt về mặt thương mại.

Nhà giáo Trần Hữu Dũng trong một bình tin trên trang viet-studies của mình, đã cảnh tỉnh rằng.

"Để ý đến những lợi ích cho EU. Nhiều người ở Việt Nam thường có mặc cảm tự ti, dường như cho rằng thỏa hiệp này là EU ‘bố thí’ cho Việt Nam !". Nhưng thực chất đây là mối quan hệ cùng có lợi.

Những nhà lãnh đạo Hà Nội đã chứng minh rõ ràng nhất về quy trình "hội nhập quốc tế" thông qua củng cố mối quan hệ với Mỹ và EU.

Vậy nhân quyền là gì trong sự "tương tác" đầy sâu rộng này ?

Cho đến nay, ngoài một lần "trục trặc kỹ thuật" trong tiến trình ký kết, mà nhiều người dự đoán rằng, nó liên quan đến yêu cầu cải cách nhân quyền, thì EU vẫn chưa có một động thái nào rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn. Và mặc dù "phái đoàn EU tại Hà Nội vẫn chẳng có một bước tiến đáng chú ý nào về điều kiện nhân quyền cho Việt Nam mà Nghị viện Eu đang ra công đòi hỏi" như nhà báo Phạm Chí Dũng bày tỏ, thì các hiệp định thương mại lớn vẫn được ký kết.

Nhưng nếu lãnh đạo nòng cốt EU không gật đầu chấp thuận cho sự nhượng bộ nhân quyền để đổi lấy thương mại, với áp lực thương mại được tạo ra bởi Mỹ, và niềm tin vào thương mại như bà Cecilia Malmström bày tỏ, thì phái đoàn EU tại Hà Nội đã không đến nỗi thờ ơ đến thế.

Đó là điều mà bản thân những nhà hoạt động nhân quyền cần nhận diện rõ ràng hơn, để tránh một sự kỳ vọng quá lớn. Và cũng tránh cả niềm tin rằng, "EU đã ngây thơ tin vào Hà Nội".

Trong một bài viết trên Việt Nam Thời Báo ngày 27/6 với tiêu đề "Thỏa thuận EVFTA ngày 30/06 : chấp nhận và chờ đợi giám sát !", cũng chính tác giả đã nhận định, chúng ta đã không còn đường nào hết ngoài cách, "chứng kiến sự đổi thay và thực tâm cam kết [nhân quyền] của Việt Nam, […] ảnh hưởng của EU đến đâu trong hỗ trợ nhân quyền và vấn đề môi trường". Và đến nay, yếu tố quan sát thụ động này vẫn còn nguyên giá trị. Nói một cách khác, với con bài về chủ quyền Biển Đông và thương mại chuyển hướng, cái "thời" và "lợi" (trong Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa) đã tạo một sự chủ động từ chính phía lãnh đạo Việt Nam đang hiện nay. 

Và khi đó, tiếng nói nhân quyền của EU sẽ tiếp tục rơi vào trạng thái mờ nhạt, và người Việt Nam sẽ khó có thể "vận động" chủ động nhân quyền Việt Nam trong lòng EU, khi họ chỉ hướng tới những giá trị cốt lõi hơn và cần kíp hơn. Và những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam khó có thể tránh khỏi một sự tham khảo và quan tâm mang tính chiếu lệ, trong khi đó, những cá nhân và tổ chức hoạt động trong mảng nhân quyền (với các vấn đề mà Việt Nam cấp phép như LGBT, môi trường) sẽ tiếp tục hưởng lợi khi nhận nguồn tài sợ và quan tâm của EU, mảng nhân quyền nhạy cảm (báo chí, lập hội, quyền biểu tình, tra tấn, tử hình) dường như sẽ vẫn duy trì một hiện trạng như xưa.

Tất nhiên, chúng ta không cố gắng bi kịch hóa tiến trình nhân quyền hóa, dân chủ hóa tại Việt Nam, bởi lẽ xu hướng này dù chậm, nhưng nó vẫn sẽ tiến triển như một quy luật. Vấn đề là thời gian.

Và trong khi chưa thể trông một thái độ nhân quyền cứng rắn hơn từ EU, chúng ta có thể nhìn về lại Mỹ, với những chỉ dấu tích cực nhân quyền hơn một chút, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón hai đại diện tôn giáo độc lập Việt Nam tại phòng bầu dục. Thêm vào đó, tự lực cánh sinh là tinh thần không thể thiếu ở các nhà hoạt động, và vận động nhân quyền - kêu gọi mở rộng lương tâm con người ở các đảng xanh tại EU cũng là một phương thức không hề tồi, tính đến thời điểm này.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 05/08/2019

Published in Diễn đàn

Nếu coi đây là một "chiến thắng ngoại giao" của đoàn Việt Nam, dựa trên sự nhượng bộ của Việt Nam với Trung Quốc, thì đây cũng là một "thất bại" khi đánh thẳng vào lòng tự tôn, nhu cầu minh bạch, và yêu cầu sự cứng rắn của Chính phủ Việt Nam, cũng như khát khao đồng minh với Mỹ nhằm bảo vệ toàn vẹn, lâu dài chủ quyền quốc gia Việt Nam.

asean1

Kỳ họp Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 52 diễn ra từ 29/7 đến 3/8/2019 tại Bangkok

ASEAN đã không ra được tuyên bố chung liên quan đến sự kiện Bãi Tư Chính, không quá khó hiểu khi trong nhóm quốc gia thành viên có những quốc gia "hữu hảo" với Bắc Kinh như Campuchia.

Trong khi đó, Tân Hoa Xã đã tường thuật về cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Việt – Trung vào ngày 1/8, trong đó dẫn lời ông Vương Nghị rằng, hai bên đã đạt những đồng thuận dựa trên lãnh đạo hai đảng cầm quyền, với những lợi ích chiến lược chung và Việt Nam "sẵn sàng thực hiện các đồng thuận".

Đồng thuận và nguyên tắc không cả tin

Từ khi thiết lập hai chính đảng cộng sản ở hai quốc gia, Việt – Trung luôn nhấn mạnh nguyên tắc "đồng thuận" dựa trên ý thức hệ (thời chiến tranh) và lợi ích giữa hai quốc gia (thời bình). "Đồng thuận" càng trở nên rõ nét hơn khi hai bên sử dụng trong giải quyết các tranh chấp, căng thẳng về mặt quân sự.

Sau sự kiện 1979, là sự đồng thuận của hai chính đảng, với Hội nghị Thành Đô được họp bên Trung Quốc.

Sau sự kiện 2019, là sự đồng thuận của hai chính đảng, với cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng hai nước.

Điểm chung giữa hai sự kiện đó chính là không ai biết đồng thuận đó có nội dung như thế nào, ngoài những ngôn từ ngoại giao mang tính khái quát. Và bản thân nội dung thỏa thuận cũng được hiểu là dựa trên "đại cục" giữa tính đảng hai quốc gia, trong khi yếu tố nhân dân dường như là mờ nhạt.

Thiếu sự minh bạch, giải quyết trên cơ sở lợi ích hai đảng là tối đa, vẫn đã và đang là phương cách ngoại giao của hai đất nước cộng sản.

Nhưng lần này, khác với Trung Quốc, và khác với thời điểm năm 1979, lượng thông tin trở nên đa chiều hơn, và với mạng xã hội Facebook, nhiều người dân cũng đặt ra câu hỏi : đồng thuận ấy thực sự là đồng thuận về cái gì, và như thế nào ?

Trong tình huống, nhà nước Việt Nam tuyên bố công khai những nội dung mà họ đã cam kết sẽ thực hiện với Trung Quốc trên cơ sở đồng thuận, thì điều này sẽ dễ dàng được người dân đón nhận hơn rất là nhiều, mặt dù nó cũng xuất hiện những cảm xúc xã hội tiêu cực. Ngược lại, nếu nhà nước Việt Nam vẫn giữ lượng thông tin "đồng thuận" đó trong vòng bí mật, hoặc bản thân chưa thể công bố trong 5 hoặc 10 năm, thì đồng nghĩa với khả năng xuống dốc về hình ảnh, và tổn hại tính chính danh của Đảng cộng sản Việt Nam ở mức độ "rất nhiều" trong dân.

Thực tế đã cho thấy, người dân không tin những ngôn từ của báo chí Trung Quốc về mặt chính trị, vốn bị kiểm duyệt và định hướng chặt chẽ. Họ càng không tin những ngôn từ do lãnh đạo Trung Quốc phát ra, vốn bị coi là "văn hóa nhưng đầy trơ trẽn và dối trá". Tuy nhiên, nếu thông tin về những đồng thuận không được đưa ra, hoặc không bị phủ nhận bởi nhà nước Việt Nam thì chính yếu tố "sẵn sàng thực hiện các đồng thuận" sẽ gieo mầm niềm tin về sự ngờ vực "đi đêm" giữa hai chính đảng, nhằm làm dịu tình hình, và quan trọng hơn, hy vọng về cơ sở kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sẽ chính dứt, và chính Đảng cộng sản Việt Nam, trong đó nổi bật là vai trò của ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ bị tổn hại.

Chủ quyền quốc gia là tối thượng, nhưng giải quyết cái tối thượng bằng biện pháp lâu dài là điều mà mỗi người dân đều mong muốn. Chính Đảng cộng sản Việt Nam, với tầng lớp "tinh hoa cộng sản" và sự độc tài (từ trên xuống) đã nhiều lần ra các quyết sách "đồng thuận" về mặt ngoại giao, nhưng hệ quả mà nó đem lại thực sự chỉ là ngắn hạn.

Lấy ví dụ, tại Hội nghị Thành Đô, Việt Nam đã có sự nhượng bộ lớn, và "động lực nhượng bộ ở Thành Đô nhằm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vừa là chính sách thực dụng (bù đắp cho sự thiếu hụt hỗ trợ từ Liên Xô và thừa nhận thực tế là vị thế chiến lược của Trung Quốc đã cải thiện) vừa mang tính ý thức hệ (duy trì và tăng cường số lượng giảm sút của các nước cộng sản nòng cốt)".

Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch qua Hồi ký "Hồi ức và suy nghĩ" đã cho rằng : "Đây là một thất bại ngoại giao đối với Việt Nam, Việt Nam đã tự huyễn hoặc mình bằng cách bám vào niềm tin rằng Trung Quốc có quan tâm đến một liên minh ý thức hệ".

Nếu xét trên tinh thần và bối cảnh của Hội nghị Thành Đô, đặt trong lòng Biển Đông hiện nay, thì "nhượng bộ", "chính sách thực dụng", "bình thường hóa", "tự huyễn hoặc", "liên minh ý thức hệ"… đã hình thành như là nhóm từ khóa chủ chốt để người dân có thể liên tưởng đến "sự đồng thuận", nhất là trong bối cảnh, Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đang tới gần, nhu cầu "ổn định chính trị" để tổ chức là vô cùng cần thiết.

Đó là lý do vì sao, một khi không công bố nội dung đồng thuận hay phủ nhận ngôn từ của Tân Hoa Xã, Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi, là thất bại trong chiến lược dân vận – vốn là tối cần thiết trong bảo vệ chủ quyền quốc gia về mặt lâu dài.

Nếu coi đây là một "chiến thắng ngoại giao" của đoàn Việt Nam, dựa trên sự nhượng bộ của Việt Nam với Trung Quốc, thì đây cũng là một "thất bại" khi đánh thẳng vào lòng tự tôn, nhu cầu minh bạch, và yêu cầu sự cứng rắn của Chính phủ Việt Nam, cũng như khát khao đồng minh với Mỹ nhằm bảo vệ toàn vẹn, lâu dài chủ quyền quốc gia Việt Nam.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 03/08/2019

Published in Diễn đàn

Một quốc gia thống nhất, không phải là một quốc gia luôn tìm cách "đồng thuận 100%", mà quốc gia đó phải biết cách lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt trong chính kiến xã hội. Lòng yêu nước sẽ luôn tồn tại trong mỗi người dân, nhưng lòng yêu nước cũng cần được dung dưỡng qua thời gian thay vì tìm cách đè nén nó và dập tắt nó.

bieutinh1

"Biểu tình để hô hào sướng miệng" ? Ảnh minh họa

Trong một phản hồi đối với bài viết về "biểu tình" trên VNTB, Facebooker Hung Nguyen bày tỏ : Chúng mày yên tâm đi, những người dân yêu Tổ quốc này họ hoàn toàn yên tâm về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng phát triển và đặc biệt là khả năng bảo vệ đất nước Việt Nam. Tình yêu đất nước đâu cần đi biểu tình để hô hào cho sướng miệng, và nhất mấy cái loại Rận chủ như chúng mày tốt nhất là câm miệng lại và nghĩ xem Cộng sản Việt Nam bảo vệ Tổ quốc trước Pháp, Mỹ, Trung Quốc như thế nào.

Quan điểm này thường trực ở không ít người. Có ba phương diện quan điểm được nêu ra trong một phản hồi, bao gồm : người dân yêu Tổ quốc hoàn toàn yên tâm về đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong phát triển, đặc biệt bảo vệ đất nước ; tình yêu nước đâu cần đi biểu tình hô hào cho sướng miệng ; và cuối cùng là những "rân chủ" nên câm miệng lại và xem Đảng cộng sản Việt Nam đã bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh chống Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

Người dân yêu Tổ quốc, và hoàn toàn yên tâm ?

"Người dân yêu Tổ quốc" là một cụm từ chung, nhưng "hoàn toàn yên tâm" là biểu lộ thái độ đồng thuận. Sẽ thật tuyệt vời khi Facebooker Hung Nguyen có thể dẫn được số liệu về lượng "người dân yêu Tổ Quốc" trong trường hợp này, bởi đó sẽ là số liệu sắt bén để đè nát mọi luận điệu "vu khống" của các "thể lực thù địch". Thế nhưng sẽ rất khó để Hung Nguyen làm được điều đó, bởi tính đến thời điểm hiện nay, không có bất kỳ một con số cụ thể nào được đưa ra để đo đếm lượng người đồng thuận với các chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam. Cái mà Nhà nước hiện nay làm được là những luận điểm mang tính chung chung khi đề cập đến sự đồng thuận, trong đó bao gồm việc, những "người dân", "đại đa số nhân dân", "nhân danh nhân dân". Mặc dù kỳ vọng cho sự áp dụng có hiệu lực về mặt thực tiễn của Luật trưng cầu dân ý, trong đó có lấy quan điểm và nguyện vọng của người dân về tính "đúng đắn" của chủ trương, chính sách Nhà nước Việt Nam hiện tại, nhưng suy cho cùng, những vấn đề mang tính "nhạy cảm" đó sẽ chẳng bao giờ được chính đảng thực hiện, bởi có thể nó cho ra tác dụng ngược.

Do đó, cái gọi là "người dân yêu Tổ quốc" sẽ không bao giờ được đo đếm bằng con số chính xác, mà chỉ thuần túy là ngôn từ mang tính áp đặt không hơn, không kém. Và khi không có con số được biểu lộ, thì đồng thời, cái gọi là "hoàn toàn yên tâm" cũng vô nghiệm.

Nhưng con số "không hoàn toàn yên tâm" có thể hiện diện ở một bộ phận không nhỏ người dân, và điều này có thể được nhận thấy trên mạng xã hội Facebook, nơi người dân thường có xu hướng phản ứng tiêu cực đối với các chính sách, chủ trương của tổ chức và lãnh đạo Nhà nước, Đảng cộng sản Việt Nam trong quá khứ lẫn hiện tại.

Tình yêu nước đâu cần đi biểu tình hô hào ?

Tình yêu nước là khái niệm rộng, và cách thể hiện nó vô vàn ở nhiều phương cách, đôi khi "im lặng" cũng là một phương cách. Tuy nhiên, để biểu lộ tinh thần yêu nước công khai và trực diện, thì biểu tình chính là phương pháp được ưu tiên nhất ở các quốc gia, ngay cả ở Việt Nam. Lấy một ví dụ điển hình, vào giai đoạn 1936 – 1939, Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động phong trào Đông dương đại hội, trong đó, ngoài việc thành lập các ủy ban khẩn cấp, thì còn tiến hành phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, biểu tình, thảo luận,… nhằm đưa ra một thông điệp gửi đến phái đoàn Chính phủ Pháp khi đến Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt, riêng trong giai đoạn 1937 – 1939, nhiều cuộc biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra, mà tổ chức chủ chốt chính là Đảng cộng sản Việt Nam.

Nếu theo luận điểm của Facebooker Hung Nguyen, thì chính Đảng cộng sản Việt Nam đã là tổ chức kích động quần chúng nhân dân "biểu tình hô hào cho sướng miệng" đầu tiên, và đáng bị phê phán nhất, chứ không phải là những người "rân chủ".

Thế nhưng, trong các bài viết hoặc chủ đề về lịch sử đảng cộng sản, thì "biểu tình, mít tinh, bãi khóa" lại là những hình thức thể hiện lòng yêu nước sôi nổi, triệt để, và được công khai ủng hộ.

Facebooker có thể không thích hình thức biểu tình, nhưng facebooker này không thể phủ nhận những gì mà biểu tình mang lại trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, nhất là từ khi "có đảng ra đời và soi sáng con đường dân tộc Việt Nam". Biểu tình biểu lộ thái độ của chính quốc dân, đồng bào đối với các sự kiện chính trị, trong đó, chủ quyền là một trong những chủ đề cần được ưu tiên biểu tình như thể hiện sự đồng lòng và kết nối giữa người dân với chính quyền với một chủ thể khác được gọi là "ngoại bang". Phủ nhận vai trò biểu tình, cho rằng biểu tình là không thể hiện tình yêu nước, và "hô hào sướng miệng" chính là bôi bác lịch sử của chính Đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam đã bảo vệ Tổ quốc trong chiến tranh ?

Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức đảng phái chính trị duy nhất tại miền Bắc thời kỳ chiến tranh Mỹ-Việt, là tổ chức có lực lượng đông đảo thời kỳ Pháp-Việt, và là tổ chức chính trị duy nhất về thực tế của Việt Nam sau sự kiện năm 1975.

Nếu xét yếu tố "bảo vệ Tổ Quốc", thì phải xét sau năm 1975, vì lúc này, Tổ quốc trở thành một hình thức "non liền non, sông liền sông" với hai miền Nam-Bắc nối liền một dải. Tổ quốc lúc này là tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và với tính chất là Đảng cộng sản duy nhất, đảng phải chính trị duy nhất, Đảng cộng sản Việt Nam phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Bởi nếu không đảm đương bảo vệ tổ quốc, thì chính Đảng cộng sản Việt Nam tự đào thải chính vai trò của mình.

Trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc, xét Đảng cộng sản Việt Nam là xét về vai trò tổ chức và lãnh đạo, và nhân dân là thực thể duy nhất và cơ bản nhất để đảm bảo khả năng thắng lợi, dựa trên lòng yêu nước nồng nàn. Trong khi đó, không có Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ xuất hiện một đảng phái chính trị khác đảm nhận nhiệm vụ và vai trò đó, và tất nhiên, lúc đó người dân sẽ không xem "Đảng cộng sản Việt Nam bảo vệ tổ quốc", mà sẽ xem một tổ chức bất kỳ nào đó còn tồn tại sau 1975 để đảm nhận điều đó.

Thực tế, bằng các thủ thuật chính trị khôn ngoan, Đảng cộng sản Việt Nam đã xóa sổ các đảng phái, và độc quyền cai trị từ đó đến nay.

Bàn về "vai trò và nhiệm vụ" bảo vệ Tổ quốc, thì bản thân yếu tố này cần phải khách quan nhìn nhận, với vai trò và chính sách trong quá khứ không phải lúc nào cũng đúng trong hiện tại và tương lai. Và người dân, với vai trò chủ thể xã hội, có quyền và nghĩa vụ giám sát chủ trương-chính sách, phê phán nó và lên tiếng khi mà những chủ trương-chính sách đó không phù hợp với lợi ích quốc gia.

Bản thân một đảng phái chính trị lãnh đạo, cần phải biết "lắng nghe" nhân dân muốn gì, cần gì, và phê phán gì đối với chủ trương – chính sách, chứ không phải là tìm cách dập tắt tiếng nói của người dân và dùng yếu tố quá khứ để bao biện. Vì điều đó chỉ thể hiện tính giáo điều và sự độc tài trong quản trị nhà nước, điều không hợp trong thời đại hiện nay.

Kết

Một quốc gia thống nhất, không phải là một quốc gia luôn tìm cách "đồng thuận 100%", mà quốc gia đó phải biết cách lắng nghe và chấp nhận sự khác biệt trong chính kiến xã hội. Lòng yêu nước sẽ luôn tồn tại trong mỗi người dân, nhưng lòng yêu nước cũng cần được dung dưỡng qua thời gian thay vì tìm cách đè nén nó và dập tắt nó. Bản thân mọi ý kiến khác biệt nhưng cách Facebooker Hung Nguyen bày tỏ cũng cần được lắng nghe, nhưng ý kiến đó không trái với những giá trị phổ quát của loài người, trong đó cần đảm bảo quyền được biểu đạt quan điểm như là một cam kết dân sự - chính trị mà nhà nước Việt Nam đã từng tán thành.

Biểu tình, bản chất là một hoạt động yêu nước, bền bỉ, lâu dài và có ý nghĩa đặc trưng trong bảo vệ chủ quyền quốc gia,thể hiện sự thống nhất lòng người và đoàn kết giữa người dân với Chính phủ quốc gia.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 29/07/2019

Published in Diễn đàn

Sẽ chẳng có cuộc biểu tình nào xảy ra. Và bài học, "chỉ sợ lòng dân không theo" của cái thời nhà Hồ, một nhà nước cải cách với quân đội mạnh, nhưng sớm bại vào tay quân Minh (Trung Quốc) lại được tái diễn sinh động trong những ngày tháng 7.

lo1

Tàu Hải Dương 8 thăm dò địa chất ở Bãi Tư Chính

Nhưng "chỉ đạo" đó trở nên thừa thãi, bởi không có cuộc biểu tình nào xảy ra, khác xa với diễn biến của các năm trước đó.

Nhà nước và truyền thông náo nhiệt !

Nhà nước Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam tiếp tục sử dụng hình thức ngoại giao, thông qua việc trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời hoan nghênh đóng góp tích cực của cộng đồng quốc tế.

Báo chí trong nước được Ban Tuyên giáo bật đèn xanh "chỉ trích Trung Quốc" và khơi gợi lòng tự tôn dân tộc.

Báo Tuổi Trẻ đanh thép với quan điểm bài viết : Không để Trung Quốc 'viết luật' ở Biển Đông.

Trang tin Zing cũng cập nhật thời sự với loạt tin về Biển Đông với cách tiếp cận từ các học giả và chính khác Mỹ như, Trung Quốc tạo ra cảnh 'bình yên giả tạo' trên Biển Đông ; Đô đốc Mỹ : Quốc tế cần phản đối hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông ; 'Trung Quốc sẽ trả giá nếu đẩy cao căng thẳng Biển Đông ; Căng thẳng ở Biển Đông : Mỹ, Anh, Nhật có trách nhiệm đối với hòa bình.

Và riêng với Vietnamnet, Bãi Tư Chính được liệt vào sự kiện nóng với loạt bài chỉ trích thẳng mặt Bắc Kinh : GS Dukakis : Trung Quốc đang phá hoại hòa bình và an ninh khu vực ; Xung đột vũ trang trên Biển Đông sẽ là thảm họa ; Trung Quốc dồn 'dân quân biển' trong căng thẳng Tư Chính ; Không gian sinh tồn của dân tộc đang bị thách thức ; Trung Quốc không hề có vùng biển nào ở bãi Tư Chính ! ; Mưu đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Dân lãnh đạm trước sức nóng Bãi Tư Chính ?

Điều bất ngờ là bài viết trên trang Vietnamnet, "Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc" đã bị gỡ bỏ sau khi bị giễu nhại bởi không ít quan điểm.

"Việt Nam cần có cơ chế phát huy cao nhất sức mạnh tổng lực của 96 triệu người đầy nhiệt huyết, có tinh thần quật khởi bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ phẩm giá dân tộc. Đó chính là sức mạnh lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc đang làm điều tệ hại là xâm phạm quyền, chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông ?".

Phóng viên Mai Quốc Ấn ngay sau đó bày tỏ trên Facebook cá nhân.

"Nếu 2007, 2012, 2014, 2016, 2018 mà báo chí cũng kêu gọi như vầy tôi tin nhân dân sẽ chung lòng. Nhưng những trận đòn của cảnh sát cơ động, trật tự đô thị, thanh niên xung phong, an ninh chìm nổi,... và luận điểm "mọi việc có Đảng và Nhà nước lo" hay cách mạt sát, doạ nạt những người yêu nước chân chính, đã khiến cho tình hình tệ đi".

Quan điểm của phóng viên Mai Quốc Ấn nhận được nhiều sự tán đồng. Trước đó, trong một chia sẻ có liên quan, nhà báo Mạnh Kim trên Facebook cá nhân cũng đã chia sẻ rằng.

"Có bao giờ trong lịch sử Việt Nam mà chính quyền lại bị người dân "đối xử" ra mặt như vậy ? Có giai đoạn nào trong lịch sử mà sự yêu nước của người dân đã không hề song hành với việc "yêu" cái chính quyền mà theo lẽ mặc định là nơi để họ nương tựa vào giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia ?"

Chỉ sợ lòng dân không theo

Nhà nước Việt Nam thực hành một chiến lược đối phó với Trung Quốc trên vùng Biển Đông dựa vào sự hữu hảo của ý thức hệ, về chiến lược tự vệ qua mua sắm vũ khí từ các nước khác nhau, hay thậm chí là kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè mà trong đó, Mỹ là trụ cột.

Thế nhưng, rõ ràng, chính quyền đã thua một cách cay đắng nhất, trong một hoàn cảnh bất ngờ nhất mà bản thân những nhà lãnh đạo cao nhất đã không hề lường trước được.

Trong buổi gặp với các cán bộ công đoàn, vào ngày 20/7, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.

"Tuyệt đối không để các thế lực thù địch lợi dụng lòng yêu nước chân chính của công nhân, người lao động, kích động, lôi kéo biểu tình, tụ tập gây rối, làm mất an ninh, trật tự, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc".

Nhưng "chỉ đạo" đó trở nên thừa thãi, bởi không có cuộc biểu tình nào xảy ra, khác xa với diễn biến của các năm trước đó.

Trả lời cho hiện tượng không biểu tình khi Bãi Tư Chính bị xâm phạm, nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm trong phỏng vấn của BBC Việt Ngữ đã khẳng định :

"Người dân không xuống đường vì họ cảm thấy lòng yêu nước của họ đã từng bị chính quyền lợi dụng và ‘phản bội’ thể hiện qua các sự kiện biểu tình phản đối HD-981 năm 2014 hay biểu tình phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang Việt Nam năm 2015".

Nhưng thực tế, "lợi dụng và phản bội" phải kể từ năm 2007, khi cuộc biểu tình vì chủ quyền biển đảo nổ ra. Với tâm thế của người yêu nước chân chính, những người biểu tình năm đó đã bị câu lưu về đồn và hạch sách. Các năm kế tiếp theo là hiện tượng bị chia tách, bị đánh đập, đe dọa, sỉ nhục, hạch sách, quái nhiễu. Và một hình ảnh đặc trưng nhất của cách nhà nước ứng xử với những người biểu tình vì tự tôn và yêu nước chính là hình ảnh một công an viên đạp thẳng vào mặt ông Nguyễn Chí Ðức, vào tháng 7/2011 tại Hà Nội vì phản đối chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh.

Từ đó đến nay, những người biểu tình đã bị đối xử như những kẻ lạc lối, kẻ bất trị, và những "con vật", thay vì là công dân, đồng bào, và người quan tâm đến hiện tình quốc gia. Thế nên Facebooker trong một chia sẻ vào ngày 25/7, cũng đã mỉa mai đầy chua chát : đèn xanh với chả đèn đỏ […] đi biểu tình mà bị còng tay, bị nhốt chung cùng gái mại dâm, giam luôn một lèo sáu ngày thế đấy.

Nếu có một nhà viết sử, thì cách mà nhà nước ứng xử với công dân đi biểu tình là làm cho họ "sáng mắt, sáng lòng" về cái gọi là nhà nước của dân, do dân, và vì dân.

Cách mà nhà nước ứng phó với công dân như thế đã gián tiếp đẩy sự vô cảm chủ quyền biển đảo về phía người dân, và bằng cách đó Bắc Kinh đã chiến thắng. Chiến thắng vì từ nay, người dân đã khoanh tay đứng nhìn sự nóng hổi biển đảo, khoanh tay với lời kêu gọi của chính quyền trong "bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc".

Đó là điều ông Nguyễn Phú Trọng không hề hay biết, hoặc chưa bao giờ nghĩ tới. Cái ông nghĩ vẫn là "dập biểu tình", trong khi lòng yêu nước nguội lạnh của người dân sẽ là cái khiến cho số phận đảng mà ông đang cố gắng cứu vãn sớm đi vào hồi kết hơn.

Câu chuyện không có biểu tình khi bãi Tư chính bị xâm phạm, trong khi nhà nước phải kêu gào sự hỗ trợ của quốc tế đã biến chính quyền Việt Nam trở thành một chính quyền đơn độc.

Nhà nước Việt Nam không thể biểu tình phản đối Trung Quốc vì lo ngại "bẻ gãy ngoại giao", nhưng một nhà nước sẽ mất chính danh nếu người dân không có một sự lên tiếng chung (thông qua biểu tình), dù đó là biểu tình tự phát. Chính vì vậy, ở một góc độ nào đó, chính quyền Hà Nội đang rất mong mỏi một "biểu tình phản đối Trung Quốc" xảy ra ở các tỉnh thành, nhưng có vẻ đó là điều mong mỏi hão huyền bởi những trò "côn đồ, tàn bạo" mà Đảng và nhà nước ứng xử với những người biểu tình.

Sẽ chẳng có cuộc biểu tình nào xảy ra. Và bài học, "chỉ sợ lòng dân không theo" của cái thời nhà Hồ, một nhà nước cải cách với quân đội mạnh, nhưng sớm bại vào tay quân Minh (Trung Quốc) lại được tái diễn sinh động trong những ngày tháng 7.

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 27/07/2019

Published in Diễn đàn